Chủ Đề Của Bài Thơ Ngắm Trăng / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Cảm Nhận Bài Thơ Ngắm Trăng

Những trung tâm gia sư uy tín ở tphcm nhận ra Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri âm với nhà thơ. Trăng mang nỗi niềm nhớ cố hương vào thơ của Lí Bạch. Trăng mang niềm thương cảm Nho sĩ nghèo trong thơ Đỗ Phủ. Và trăng trong thơ Hồ Chí Minh là sự hòa quyện giữa chất thép và chất thơ. Ánh trăng muôn đời chỉ có một thế nhưng đi vào thế giới thi ca lại hiện lên muôn nghìn hình thái. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện ánh trăng tri kỉ, ánh trăng bầu bạn cùng con người trong những ngày gian lao làm cách mạng.

Ngắm trăng trích trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ bị giam vào nhà ngục Tĩnh Tây do bị chính quyền Trung Quốc nghi là gián điệp. Cuộc sống trong tù thiếu thốn, khốn khổ. Cách mạng Việt Nam lại vào thời kì sục sôi nhất, căng thẳng nhất. Trong lòng Bác hẳn nhiều bộn bề, lo toan. Trong hoàn cảnh ấy, nơi ngục tù tối tăm lại ánh lên một vầng trăng dịu nhẹ. Ấy là vầng trăng suy tư, vầng trăng của tâm hồn người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn thi nhân.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà”

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Trung tâm gia sư tphcm thấy hoàn cảnh là giam cầm, trói buộc, kìm hãm con người. Nhưng sức sống vẫn vô hạn, vẫn rạo rực, dồi dào chỉ trực biến thành hành động. Con người có bản lĩnh không bao giờ đầu hàng trước số phận. Bút pháp đường thi nói “không” để chỉ “có” là cách thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. “Không rượu”, “không hoa” – không có cảnh đẹp, chất liệu để làm thơ – nhưng một bài thơ về trăng vẫn ra đời. Bởi tiếng thơ đâu phải chỉ từ ngoại cảnh, mà xuất phát từ trong tâm hồn con người. Cái ung dung của người tù thể hiện trong việc ngắm trăng trong cảnh tù. Thường để làm thơ, thi nhân xưa phải chuẩn bị hoa, rượu, bạn hữu. Không khí ấy phàm tục đến khô khốc, chẳng chút thuận lợi nào chứ nói gì đến thanh tao.

Gia sư tphcm thấy bài thơ bắt đầu bằng nhiều cái “không”. Trong cái không ấy ngụ ý cái “có” – tấm lòng con người rung cảm trước thiên nhiên. Câu thơ thứ hai một tiếng thốt ngỡ ngàng như phát hiện ra một cảnh tuyệt sắc. Không có rượu và hoa thì ánh trăng cũng không hề tiêu bớt đi vẻ đẹp. Ngược lại nó càng khiến ánh trăng thêm sáng tỏ, chiếu soi vào tận nơi của nhà thơ. Câu thơ ấm ủ sự tình tứ, rạo rực, muốn yêu thương, chan hòa, thưởng thức ánh trăng. Xưa kia thi nhân đối diện với ánh trăng như gặp người tri kỉ: “Cửu bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân.” (Lí Bạch). Nhân vật trữ tình trong Ngắm trăng lại chỉ lặng lẽ; ánh trăng cũng lặng lẽ.

Cảnh thưởng trăng thu lại trong một hành động không hơi không tiếng, người thưởng trăng qua khung cửa sổ và trăng từ khe cửa nhìn nhà thơ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tong song kích khan thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm cửa sổ ngắm nhà thơ.)

Gia sư luyện thi đại học tphcm nhận thấy nếu phân tích theo nguyên tác của bài thơ, “hướng” và “tòng” vẫn thể hiện sự im lặng. Còn “khán” là cử động của đôi mắt, không dùng một cử chỉ cơ thể nào khác. Cái nhìn ấy chứa đựng sự giao cảm với cái đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của tâm hồn lắng đọng bao nhiêu âu lo để trở nên thuần khiết, trong sáng, hướng hoàn toàn vào nghệ thuật. Chính vì thế, người tù đã trở thành thi nhân. Lao ngục đã không còn hiện diện, mở đầu bài thơ là “ngục” nhưng kết thúc bài thơ lại là hình ảnh một con người tự do, bình thản thưởng thức ánh trăng. Những thứ xấu xa, dơ bẩn đã bị gạt bỏ hết thảy, chỉ còn lại là trái tim biết rung cảm với thiên nhiên.

Gia sư tiếng anh tại nhà tphcm thấy câu thơ sóng đôi hai hình ảnh “song nhân” và “nguyệt”, “song tiền” với “song kích”, “minh nguyệt” và “thi gia” cùng hòa tan trong một cái nhìn. Câu thơ đăng đối nhịp nhàng cả về thanh điệu lẫn hình ảnh. Trăng xứng với người, người thấu hiểu trăng. Tâm hồn người nhờ trăng mà càng sáng, trăng nhờ người mới trở thành thơ và bất tử với thời gian. Và bên nhau, trăng sáng đượm chất thơ và tâm hồn người cũng ngập tràn ánh trăng. Hai mà một, hòa quyện cùng nhau trong cái nhìn lặng lẽ.

Xưa nay, nói về trăng có biết bao nhiêu lời thơ đẹp. Ánh trăng của Bác Hồ lại chứa đựng vẻ đẹp ung dung, bản lĩnh bất khuất. Dù trong hoàn cảnh gong xiềng, ngục tù, người vẫn dành tấm lòng để thưởng thức và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên. Nếu trăng tượng trưng cho những gì tốt đẹp, mơ ước lãng mạn thì ngục tù là bao khổ đau, trói buộc. Trong tù mà ngắm được trăng, đang trong cơn bĩ cực mà vẫn thấy được ánh sáng của niềm tin. Đó là phong thái của người chiến sĩ hòa quyện cùng tâm hồn của thi nhân tạo nên một chất thép lãng mạn, một nhân sinh quan tích cực trong thơ Bác.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ ngắm trăng

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng ngắn nhất

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng ngắn gọn

cảm nhận bài thơ ngắm trăng ngắn

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng của bác

cảm nhận về bài thơ ngắm trăng hay nhất

cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của bác qua bài thơ ngắm trăng

Các bài viết khác…

Phân Tích Bài Thơ Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh

Bác Hồ là một người yêu trăng và trong nhiều sáng tác của Người thì ánh trắng chính là nguồn cảm hứng chủ đạo để người bày tỏ tâm trạng, nỗi lòng của mình. Bài thơ Ngắm Trăng chính là một trong số đó.

Bài thơ được rút ra từ tập thơ Nhật Ký Trong Tù, một tập thơ được viết trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó chính là Người bị chính phủ Tưởng Giới Thạch bắt giam. Chính vì thế hoàn cảnh Ngắm Trăng ở đây cũng rất đặc biệt đó chính là ở trong tù. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt với ngôn từ hàm súc đã cho ta thấy được vẻ đẹp trong thơ ca và phong cách sống của chủ tịch Hồ Chính Minh. Bài thơ được viết bằng chữ Hán và bản dịch hay nhất đó chính là:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Mở đầu bài thơ Bác đã giới thiệu về hoàn cảnh của mình lúc bấy giờ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

Nhà thơ đang sống trong cảnh tù đày nhưng vẫn không thể ngăn cản thi hứng của Người. Bác đã giới thiệu cho người đọc thấy đực hoàn cảnh đó là trong tù, là nơi chẳng có rượu cũng chẳng có hoa thơm. Ấy nhưng tất cả những điều đó không hề ảnh hưởng gì tới chủ thể thể trữ tình. Đứng trước cảnh đẹp thì Bác vẫn thấy lòng mình bồi hồi, xúc động. Đặc biệt đó là ánh trăng, một người bạn tri kỷ với Người từ bấy lâu nay. Đối với một người thi sĩ thì trăng, rượu, hoa là những tri kỷ gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Đó là ngắm trăng, là thưởng hoa, uống rượu là những thú vui tao nhã của những vị ẩn sĩ nơi thôn dã. Với Bác Hồ thì ngay cả đang ở trong hoàn cảnh cơ cực, mất tự do nhưng Người vẫn có cảm hứng làm thơ.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng ra bên ngoài để ngắm vầng trăng đang tỏa sáng trên cao. Dù chỉ ngắm trăng qua ô cửa sổ nhỏ xíu nhưng cũng không ngăn được thi hứng và không làm giảm bớt được vẻ đẹp của vầng trăng. Dù cho nhà giam lạnh lẽo với những bức tường ngăn cách nhưng cùng không thể ngăn cách hai người bạn tri kỷ. Qua song cửa sắt nhà thơ ngắm vầng trăng đồng thời vầng trăng cũng đang nhòm qua khe cửa để nhìn ngắm nhà thơ. Phòng giam chật hẹp dường như được bừng sáng bởi ánh trăng và không gian lạnh lẽo như được sưởi ấm. Nỗi lòng của người xa quê hương, của một người đang chịu cảnh tù đày nhưng tâm hồn vẫn lo lắng chuyện quốc gia, đại sự. Có lẽ do chính nỗi lòng chứa đầy tâm sự nên trong đêm khuya Người mới thao thức không ngủ được. Cũng qua đó ta thấy được tấm chân tình của Người với ánh trăng, thấy được niềm lạc quan, yêu cuộc sống, yêu tự do của Bác Hồ.

Bài thơ Ngắm Trăng chính là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ phóng khoáng, tự do của Bác Hồ. Qua bài thơ ta thấy được một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mãnh liệt. Chính nhờ tình yêu ấy khiến Người có động lực vượt qua mọi hoàn cảnh tăm tối để thực hiện ước mơ, khát vọng của mình.

Loan Trương

Phân Tích Bài Thơ Ngắm Trăng Của Tác Giả Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của tác giả Hồ Chí Minh

Bài làm

Được đánh giá chính là một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Có thể thấy được rằng trong chính cuộc đời cách mạng như cũng thật đầy gian truân nữa thì trăng với Bác như một người bạn tri kỷ, tri âm. Bài thơ “Ngắm trăng” cũng chính là một trong những bài thơ hay khi Bác cũng thể hiện được những tâm tư tình cảm của Bác.

Bài thơ “Ngắm trăng” được Bác Hồ viết trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó chính là giữa chốn lao tù, dưới chế độ Tưởng Giới Thạch, thì Bác đã thanh thản và viết lên những hồn thơ thật đẹp biết bao nhiêu:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

(Trong tù không rượu cũng không hoa)

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).

Ngay ở câu thơ mở đầu trong bài thơ thì Hồ Chính Minh cũng lại tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt và thiếu thốn trăm bề “Trong tù không ruợu cũng không hoa”. Bác không tả những bức tường giam thật lạnh lẽo và những bộ mặt của cai ngục, thế nhưng mà hai chữ “ngục trung” mà Bác sử dụng nghe mới chua xót làm sao!. Đã ở trong tù thì làm gì có rượu và hoa cơ chứ. Nhắc đến rượu và hoa là người ta như cũng luôn là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ. Và hình ảnh hoa rượu như đã gắn liền với người thi sĩ ngày xưa đó là việc uống rượu và thưởng trăng. Hiện thực hiện ra vô cùng khắc nghiệt và thiếu thốn nơi ngục tù cũng không ngăn nổi trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, và như nồng đượm khiến Người phải thốt lên rằng:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Trong cảnh ngục tù đó thì người chiến sĩ và nói chính xác chính là người thi nhân đã quên đi hiện thực để có thể ngắm trăng. Trong tâm trí của người thi nhân này đây tay, chân đeo gong và xiềng xích nhưng vẫn cứ hướng qua song sắt của nhà tù để hỏi thăm người bạn tri kỷ – ánh trăng sáng. Thế rồi ánh trăng cũng không quên như cũng đã nhòm lại khe cửa kia để có thể ngắm nhà thơ.

Khi đứng trước sự hiện diện của trăng đẹp của cái đẹp đến thanh cao và vô ngần như cũng đã soi chiếu chính cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xóa nhòa hết. Tất cả dường như cũng đã lại nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và khung cảnh thiên nhiên đẹp đến vĩnh cửu. Bác Hồ cũng đã lại hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục kia như biết bao nhiêu lần khác đó chính là một hoàn cảnh sống cực kỳ gian khổ. Đau khổ là vậy thế cho nên Người luôn luôn biết hướng đến những cái cao cả, những cái đẹp đẽ nhất trong cuộc đơig. Độc giả như cũng nhận thấy được trong suốt bài thơ không hề có một âm thanh hay một tiếng động nhỏ nào như đã làm tôn lên được cái sâu thẳm vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà thơ.

Qủa thật bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ. Bài thơ như đã tôn lên một tâm hồn, một nghị lực hàm chứa tuyệt vời sâu sắc và đạo đức và hơn hết chính là nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ. Dù trong đau khổ, khó khăn Bác vẫn luôn luôn tin tưởng vào tương lai, luôn hướng đến ánh sáng đẹp đẽ, ánh sáng của tự do.

Minh Tân

Cảm Nhận Của Em Về Bác Hồ Qua Bài Thơ Ngắm Trăng

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,…Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),…Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.