Chủ Đề Bài Thơ Bầm Ơi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Bầm Ơi

Đề bài : đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới … Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn. Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Mạ non bầm cấy mấy đon, Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân, Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu… (Trích Bầm ơi – Tố Hữu, tập thơ Việt Bắc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2005) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của  văn bản ? (0,25 điểm) Câu 2: Nội dung của văn bản ? (0,25 điểm) Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả của những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong đoạn thơ?  (0,5 điểm) Câu 4: Anh/chị  hãy viết một đoạn văn ngắn từ  5 -7 dòng thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? (0,5 điểm) Đáp án : Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ Nghệ thuật .   1. Nội dung của đoạn thơ: Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ. 2. Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ: Bầm run, chân lội dưới bùn, ướt áo tứ thân. 3. Hiệu quả: Diễn tả chân thật, sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả. 4. Học sinh viết đoạn văn thể hiện được tình cảm và thái độ đối với mẹ. Các em có thể tham khảo đoạn văn sau: “Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy  hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về  đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng   tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bầm Ơi!

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bầm ơi!

Xã Gia Điền là một miền quê nghèo của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ), là nơi mà người dân quê gọi mẹ là bầm, là bủ. Và ở chính mảnh đất nghĩa tình này, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bầm ơi” nổi tiếng.

Vào những năm 1947, 1948, đoàn văn nghệ sỹ trong hành trình “nhận đường” đã chọn Gia Điền làm nơi dừng chân và hoạt động văn học nghệ thuật. Khi ấy, các nhà văn, nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân đã ở lại thôn Gốc Gạo xã Gia Điền. Ngôi nhà mà các nhà văn chọn để ở trọ là nhà bà cụ Nguyễn Thị Gái. Khi các văn nghệ sỹ đến ở, bủ Gái đã dọn xuống bếp để nhường giường và không gian nhà trên cho khách. Cũng từ chính ngôi mà mái cọ bình yên này, vào khoảng thời gian ấy, bài thơ Bầm ơi được “khai sinh”.

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm!

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.

Con đi xa cũng như gần

Anh em đồng chí quây quần là con.

Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí

Bầm quý con, bầm quý anh em.

Bầm ơi, liền khúc ruột mềm

Có con có mẹ, còn thêm đồng bào

Con đi mỗi bước gian lao

Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!

Bao bà cụ từ tâm như mẹ

Yêu quý con như đẻ con ra.

Cho con nào áo nào quà

Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Mẹ già tóc bạc hoa râm

Chiều nay chắc cụng nghe thầm tiếng con…

1948

Những Bài Thơ Hay Chủ Đề “Tết

TẾT ĐANG VÀO NHÀ

Tết đang vào nhà

Hoa đào trước ngõ

Cười vui sáng hồng

Hoa mai trong vườn

Rung rinh cánh trắng

Sân nhà đầy nắng

Mẹ phơi áo hoa

Em dán tranh gà

Ông treo câu đối

Tết đang vào nhà

Sắp thêm một tuổi

Đất trời nở hoa

(Nguyễn Hồng Kiên)

CÂY ĐÀO

Cây đào đầu xóm

Lốm đốm nụ hồng

Chúng em chỉ mong

Mùa đào mau nở

Bông đào nho nhỏ

Cánh đào hồng tươi

Hễ thấy hoa cười

Đúng là tết đến (Nhược Thủy)

MÙA XUÂN

Dung dăng dung dẻ

Dẫn trẻ đi chơi

Mùa xuân đến rồi

Ánh xuân tươi sáng

Đám mây bông trắng

Nổi giữa trời xanh

Gió đưa bồng bềnh

Cao vời lồng lộng

Vườn thênh thang rộng

Cỏ non xanh rờn

Hoa đào tươi thắm

Vườn xuân đầm ấm

Ríu rít chim ca

MÙA XUÂN VỀ ĐÂU

Hoa đào nở đỏ

Hoa mơ trắng ngần

Búp non nhu nhú

Cùng chào mùa xuân

Rồi cánh mơ rụng

Đào phai hết màu

Cành xanh lá biếc

Mùa xuân về đâu?

A em biết rồi

Mùa xuân rất lạ

Ú tim nắng hè

Ẩn vào chùm quả

Các Bài Hát, Bài Thơ, Truyện Chủ Đề ” Quê Hương

I. Bài thơ, câu chuyện: 1.Thơ: “ về quê” “ Nghỉ hè bé lại thăm quê   Được đi lên rẫy, được về tắm sông   Thăm bà rồi lại thăm ông   Thả diều câu cá sướng không chi bằng   Đêm về bé ngắm ông trăng   Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa   Bà rang đậu lạc thơm chưa   Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò”                   ( Nguyễn Thắng)   2.Thơ: “ Ảnh Bác”   Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên là một lá cờ Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Em nghe như Bác dạy lời Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau, quét bếp, đuổi gà Thấy tàu bay Mĩ nhớ ra hầm ngồi * Bác lo bao việc trên đời Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em…   Trần Đăng Khoa   3.Thơ: “ bác Hồ của em”   Khi em ra đời Đã không còn Bác Chỉ còn tiếng hát Chỉ còn lời ca Chỉ còn câu chuyện Chỉ còn bài thơ Mà em vẫn thấy Bác sao rất gần Năm điều Bác dạy mãi còn vang ngân   4.Truyện: “ Thánh Gióng”   Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn).Thánh Gióng về nhà dập đầu lạy mẹ, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại,cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy .   II.Bài hát:   1. Bài hát : “ em yêu thủ đô”.   Nhạc và lời: Bảo Trọng   “ Yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội, yêu mẹ cha yêu mái nhà thân thiết. Bạn bè vui cô giáo hiền. Nơi đây có bao nhiêu điều cháu yêu.    Ra bờ Hồ có tháp Rùa xinh, sông Hồng reo cho bốn mùa tươi thắm. Vào trong lăng, thăm Bác Hồ, nơi đây có bao nhiêu người cháu yêu”   2. Bài hát: “ Đêm pháo hoa”  Nhạc và lời: Phạm Tuyên   Đêm pháo hoa, là đêm pháo hoa Pháo đỏ xanh vàng tím hoa cà Đêm pháo hoa mừng ngày toàn thắng Vỗ tay ca múa mừng đón pháo hoa.   3. Bài hát : “ nhớ ơn Bác”  Sáng tác Phan Huỳnh Điểu   Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng A,có Bác Hồ đời em được ấm no Chúng em múa ca càng nhớ công ơn Bác Hồ Hứa với Bác Hồ rằng cháu sẽ chăm ngoan Cháu xin kính dâng ngàn đoá hoa lên Bác Hồ   4. Bài hát “ em mơ gặp Bác Hồ”   Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, râu bác dài tóc bác bạc phơ, em âu yếm hôn đôi má bác em vui múa em vui hát bác mỉm cười bác khen em ngoan, bác gật đầu bác khen em ngoan Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ,em thức rồi ngỡ vẫn còn mơ, em mơ ước hôn đôi má bác vui bên bác em múa hát, hát bài Hồ Chí Minh muôn năm, hát bài Hồ Chí Minh muôn năm.