Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Mẹ vắng nhà ngày bão – Tiếng việt 3. Mẹ vắng nhà ngày bão

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt

Nhưng chị vẫn hái lá

Cho thỏ mẹ, thỏ con

Em thì chăn đàn ngan

Sáng lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại.

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

(Đặng Hiển)

Cách đọc

Đọc chậm rãi, giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết. Chú ý ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, chú ý ngắt nhịp ở những chỗ sử dụng dấu câu. Khổ cuối đọc với giọng vui tươi, tràn ngập hạnh phúc vì cả gia đình được vui vầy, đoàn tụ.

Gợi ý cảm thụ

Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của nhà giáo – nhà thơ Đặng Hiển được in lần đầu ở tạp chí Văn nghệ Hà Tây năm 1980, được đưa vào Tuyển tập thơ thiếu nhi. Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học trong nhiều năm.

Khổ 1: Tình huống mẹ vắng nhà ngày bão

Tác giả kể lại sự việc đã diễn ra như một thước phim về cảnh mưa bão kéo dài và mẹ phải đội mưa suốt dọc đường về quê. Từ chỉ số lượng “mấy” cho thấy mẹ về quê không phải chỉ một ngày mà là mấy ngày. Nỗi nhớ mẹ vì thế nhiều lên, sự trống trải dường như cũng theo đó mà nhân lên.

Khổ 2, 3, 4: Cảnh bố con ở nhà trong những ngày mưa bão

Nếu khổ 1 nói về hình ảnh mẹ trên con đường về quê thì khổ 2 lại là hình ảnh bố con nằm ngủ trong đêm mưa bão, trong một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ, nghèo nhưng thanh sạch mà yên ấm, hạnh phúc. Nhà dột đến mức “hai chiếc giường ướt một”, ba bố con “nằm ấm mà thao thức” vì nhớ mẹ. Cả nhà luôn không lúc nào thiếu vắng một ai, giờ mẹ về quê, căn nhà vắng mẹ, lại là những ngày mưa bão, nên dù thế nào, vẫn thật trống trải. Ba bố con nằm một giường mà “vẫn thấy trống phía trong” chỗ mẹ vẫn nằm vì thiếu hình bóng của mẹ. Ngôi nhà vắng đi tiếng cười của mẹ, bóng dáng thân yêu của mẹ, dù chỉ là một ngày cũng làm cả nhà trống vắng, ngẩn ngơ, nữa là những ngày mưa bão.

Nhưng đâu phải chỉ có bố con nghĩ đến mẹ, chắc hẳn, mẹ cũng lo cho bố con vì “vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Khi không có mẹ, bữa cơm trong những ngày mưa bão cũng thật lúng túng từ củi lửa, bếp núc đến việc nấu nướng, chế biến món ăn. Am áp và cảm động thay tình cảm gia đình: bố con thao thức, trống trải, nhớ mẹ ; mẹ thương bố con. Khi mẹ đi vắng, nhà cửa sẽ thế nào, cơm cháo liệu có được tươm tất không? Nhà thơ đã diễn tả thật cảm động và chính xác nỗi thương lo của người chồng dành cho vợ, của người mẹ dành cho các con, của người phụ nữ dành cho tổ ấm nhỏ bé của mình.

Khổ thơ thứ ba nêu tâm trạng của ba bố con hướng về mẹ ở quê xa, hẳn mẹ cũng biết bố con lúng túng như thế nào. Khổ thứ tư bắt đầu với quan hệ từ “nhưng” để khẳng định rằng, dù có lúng túng, ba bố con vẫn ai vào việc nấy, bố đi chợ, chị chăm thỏ, em chăm đàn ngan. Mẹ vắng nhà, ba bố con đêm nằm thao thức nhớ mẹ, nhưng sớm mai tỉnh dậy, mặt trời vẫn mọc, vẫn là những công việc thường ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn, bố con chăm chút nhau, vui vầy, ấm áp trong niềm vui lao động. Những khoảnh khắc thường nhật, công việc thường nhật mà sao chan chứa yêu thương, tin tưởng. Nỗi lo của người mẹ, người vợ ở khổ thơ trên đến đây đã mờ nhạt đi, nhường chỗ cho sự vững vàng, ấm áp, tin cậy khi có một người chồng, người cha đầy trách nhiệm, biết chăm chút con cái, nhà cửa khi người phụ nữ vắng nhà. Hạnh phúc đời thường thật bình dị, thanh cao, đáng để cho con người ta nâng niu, gìn giữ.

Khổ cuối: Mẹ trở về làm cả ngôi nhà toả rạng ánh sáng của niêm vui, niềm hạnh phúc

Cơn bão đến rồi đi, mẹ đi rồi trở về nhà. Hình ảnh đẹp nhất của bài thơ là giây phút mẹ bước về ngôi nhà thân yêu. Hình ảnh so sánh “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà” là hình ảnh giàu sức gợi, nhiều ý nghĩa. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng, rạng ngời. Mẹ về, cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, tươi vui lạ thường. Nếu ở đầu bài thơ là cảnh huống mang tâm trạng trống vắng, bâng khuâng vì mẹ vắng nhà và vì bão nên giường ướt, mưa lạnh thì đến đây là cảnh tượng mới mẻ, tràn ngập ánh sáng của niềm vui khi mẹ về. Điều đó chứng tỏ người vợ, người mẹ cũng là người nuôi dưỡng

XEM THÊM BÀI 9: NGƯỜI MẸ – TẠI ĐÂY

Tags:Văn 3

Theo Nguồn: chúng tôi

Từ khóa tìm kiếm:

cảm thụ văn học trong bài mẹ vắng nhà ngày bão

Tiễn Biệt Tác Giả Bài Thơ “Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão”

1. Ba năm học chuyên Văn khóa 10 (1992 – 1995) tại trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), tôi may mắn được là học trò của thầy Đặng Hiển. Lớp chúng tôi có gần 30 học sinh, các bạn ở các huyện của tỉnh Hà Tây (cũ) lên Hà Đông học phải trọ trong ký túc xá của trường.

Do nhà chúng tôi phần lớn đều nghèo nên chúng tôi gầy gò, xanh xao, lên lớp bữa đói, bữa no. Nhưng trong những năm tháng học hành vất vả đó, chúng tôi luôn cảm thấy bình an và thấy mình thật “giàu có” bởi chúng tôi luôn có thầy Đặng Hiển ở bên.

Cho đến bây giờ, khi đã ra trường được 25 năm – tôi vẫn tự hỏi, vì sao lại có một người thầy yêu thương học trò của mình đến vậy? Vì sao thầy Đặng Hiển lại luôn làm chúng tôi thổn thức đến vậy?.

Ba năm đèn sách cùng các đội tuyển đi thi học sinh giỏi, chúng tôi có lúc mệt mỏi (phần vì đói), những lúc ấy thầy thường động viên chúng tôi bằng mọi cách như pha trò cho chúng tôi vui hoặc cho chúng tôi tiền đi ăn gì đó.

Thầy quan niệm, chúng tôi chăm chỉ học hành là “chung thủy” với thầy. Làm sao tôi có thể quên được những đêm tối lạnh cắt da cắt thịt, thầy đạp xe lọ mọ tìm đến nhà từng bạn, mang từng quyển sách chỉ cho chúng tôi cách đọc sao cho hiệu quả nhất.

Làm sao tôi có thể quên những buổi chiều, thầy xuống khu ký túc xá tạm bợ, xem học trò của mình ăn uống ra sao. Tôi đã từng thấy thầy gỡ kính lau nước mắt khi bữa cơm của học trò sống xa nhà chỉ có rau xanh ngăn ngắt.

Sau đó, thầy thường bỏ tiền ra mua thức ăn cho các bạn trọ học cải thiện. Làm sao tôi có thể quên được đến giờ sau 25 năm chúng tôi ra trường, những bài văn hay của chúng tôi vẫn được thầy lưu giữ, nâng niu như báu vật. Rồi có lần thầy lên lớp trả bài – đề bài thầy cho học sinh viết về kỷ niệm gia đình.

Thầy xúc động vì biết có học trò đã trải nỗi buồn trên trang vở khi mẹ mất sớm hay bố mẹ không hạnh phúc.

Và thầy khóc. Chúng tôi cũng khóc. Lũ học trò non nớt ngu ngơ co cụm lại như đàn chim nhỏ run rẩy, nhưng giữa lúc hoang mang, buồn bã đó, thầy đã ở bên cạnh chúng tôi, vỗ về chúng tôi như một người mẹ dang tay che chở cho đàn con bé bỏng.

Sau này, trong bài thơ “Lời không ghi trong giáo án”, thầy đã viết: “Trong đời dạy học của tôi/ Tôi đã nói nhiều về sự hy sinh của những người cha/ Sự thủy chung của những người mẹ/ Nhưng tại sao tôi chưa nói về sự cô đơn của những đứa trẻ/ Nỗi nhớ cha và lòng thương mẹ/ Cứ chất đầy lên vai nhỏ dường kia/ Và từ phút đó trở đi/ Thầm cất lên trong tôi/ Lời gì thiêng liêng, trang trọng lắm/ Lời không ghi trong giáo án/ Còn cao hơn cả trách nhiệm người thầy”…

Cứ như thế, chúng tôi đã miệt mài học hành vì có thầy Đặng Hiển ở bên chắp cánh ước mơ. Thầy đã cho chúng tôi những năm tháng êm đềm, dịu ngọt nhất.

Nhấn để phóng to ảnh

Thầy Đặng Hiển bên các học sinh chuyên Văn khóa 10

Chúng tôi kiêu hãnh khi được là học trò của thầy. Thầy đã thắp lên trong chúng tôi một tình yêu văn chương tha thiết. Thầy dạy tôi biết vị tha, bao dung với cuộc đời, và đặc biệt, trong mọi hoàn cảnh, thầy dạy chúng tôi phải luôn hết mình tận tụy với công việc, vì đã “l àm con chim chiếc lá thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh”.

Chúng tôi (và cả các anh chị, các em chuyên văn khóa trước, khóa sau) đều trở thành một phần cuộc sống quan trọng của thầy. Niềm vui nỗi buồn, sự thành đạt, những chặng đường đời của chúng tôi chiếm lĩnh tâm hồn thầy, chiếm lĩnh phần lớn sáng tác của thầy.

Nhiều lần tôi lại tự hỏi, thầy còn bao việc, bao mối bận tâm lớn lao, sao thầy cứ lo lắng, nghĩ cho cho chúng tôi nhiều đến vậy? Chỉ cần một bờ vai gầy của học trò nghèo rung lên dưới lớp, cũng làm thầy thổn thức trắng đêm.

Trước những học trò không may qua đời, tim thầy như dao cắt, thầy phải thốt lên: ” Ngủ đi Nga, ngủ đi con! “, thì nỗi đau đó mới vợi bớt. Từng câu thơ được thầy chưng cất từ thẳm sâu nhân ái của tâm hồn mình để dành tặng học trò:

“Đời tôi là một dòng sông/Những khi có sóng, trong lòng vẫn êm/ Đời em là một cánh chim/ Những ngày lặng gió vẫn nghiêng đất trời/ Em là bão táp – trong tôi” (Dòng sông và cánh chim) “Ba mươi năm/Ta nhìn nhau nước mắt rưng rưng/Tóc em đốm hoa, tóc ta bạc nửa/Duy ánh mắt vẫn ngời, trái tim càng thắm đỏ” (Về lại trái tim). “Em nằm lại, nấm mồ chưa đắp trọn/Hoàng hôn rồi, trời mờ mịt mây bay/Bình minh của ta ơi, sao sớm tắt/Cỏ chưa mọc trên mồ, sương xuống buốt lòng ai” (Tưởng nhớ 1 – Gửi hương hồn Bùi Thị Nga)…

Nhà thơ Hữu Thỉnh, khi nhận xét về tập thơ “Mái trường mến yêu” của thầy Đặng Hiển, đã viết rằng: “Tôi thực sự xúc động vì lâu nay chỉ thấy trò viết về thầy, rất ít khi thầy viết về trò, nhưng với nhà giáo Đặng Hiển, tình cảm thầy dành cho học trò dường như vô điều kiện, vô bờ bến. Đọc tập thơ, ta thấy một không gian giáo dục, một môi trường sư phạm trong trẻo đã tràn vào thi ca với tình thầy trò chân thành nhất”.

Nhấn để phóng to ảnh

Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển vẫn say mê sáng tác, chắt chiu những trải nghiệm trong cuộc đời dạy học để gửi gắm vào những trang viết

2. Hơn 40 năm dạy học và sau này, khi rời bục giảng, thầy sáng tác không ngừng nghỉ. Đến nay, NGƯT Đặng Hiển đã có một “gia tài” tác phẩm khá đồ sộ với 15 tập thơ và trường ca, 5 tập kịch, 4 tập truyện kí và 9 tập lý luận phê bình văn học.

Từ cuộc đời dạy học, thầy đã rút ra được nhiều bài học bổ ích về lí luận và thực tiễn dạy học bậc phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Văn trong nhà trường.

Thầy đã được trao tặng giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng nhiều giải thưởng của các cơ quan báo chí, tổ chức chính trị, xã hội địa phương và trung ương…

Trong đó, thầy đạt 2 giải C (về thơ và về kịch) của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và gần đây nhất là Giải Khuyến khích của Hội đồng Phê bình lí luận văn học nghệ thuật Trung ương 2023 với tập tiểu luận – phê bình “Văn chương người cùng thời” (NXB Hội Nhà văn, 2023).

Ngay cả khi bệnh nặng, thầy vẫn sáng tác, để lại hàng ngàn trang viết chưa xuất bản về lí luận dạy học sâu sắc… NGƯT Đặng Hiển là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.

Thầy được trao tặng huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huy chương “Vì thế hệ trẻ”, Huy chương “Vì sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam”, Huy chương “Vì sự nghiệp Giáo dục”…Thầy từng là thành viên soạn thảo SGK môn Văn của Bộ GD &ĐT.

Từ 2013 đến 2023, thầy tham gia biên soạn, biên tập cuốn Bách khoa thư Hà Nội, được Thành ủy Hà Nội tặng Bằng khen.

Hơn 40 năm đứng trên bục giảng, nhiều học trò của thầy đã thành đạt. Có 4 học trò của thầy được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều học sinh là cán bộ cao cấp trong quân đội, có người đã hy sinh anh dũng trong chiến trường. Nhiều học trò của thầy sau này còn trở thành các giáo sư tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, bác sĩ, kỹ sư, nhà văn, nhà báo chân chính…

Nhấn để phóng to ảnh

Thầy Đặng Hiển và học trò – Tiến sĩ, Nhà báo Thu Phương, Báo CAND, tác giả bài viết.

Khi tôi viết những dòng này, ngoài trời mưa rất lạnh, lá cây xào xạc bên khung cửa sổ. Tôi biết có một chiếc lá đã theo gió bay về nơi cuối trời, như thầy tôi đã từng viết: ” Đời tôi năm tháng đã từng/ Vẽ cho người lá cuối cùng không rơi/Bây giờ lại đến lượt tôi/ Vẽ cho mình lá chưa rơi cuối cùng “…Nhưng tôi cũng biết, sức sống của chiếc lá đó vẫn vương đọng mạnh mẽ trong tất cả tâm hồn chúng tôi – đó là sức sống của thầy, tinh thần của thầy và tình yêu học trò của thầy sẽ mãi mãi theo chúng tôi.

Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển – thầy đã sống một đời trọn vẹn ân tình. Cuộc đời dâng hiến của thầy chính là bài học sâu sắc nhất dành cho chúng tôi…Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển vẫn say mê sáng tác, chắt chiu những trải nghiệm trong cuộc đời dạy học để gửi gắm vào trang viết.

Nhấn để phóng to ảnh

Thầy Đặng Hiển cùng người bạn đời – cô giáo Trần Kim Quyên và các học trò chuyên văn Khóa 7 trong buổi gặp mặt với các thế hệ học trò, kỷ niệm thầy tròn 80 tuổi.

Trở lại bài thơ nằm lòng các thế hệ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của thầy Đặng Hiển. Từ khi là học trò của thầy, chúng tôi đã được nghe thầy kể và đọc bài thơ này biết bao lần, lần nào đọc, mắt thầy cũng lấp lánh.

Thầy kể, đó là vào mùa hè năm 1980, vợ của thầy – cô giáo Trần Kim Quyên trong một chuyến về thăm quê ở Nam Định không may gặp bão, chưa trở về với thầy và các con ở Hà Đông được.

Trong những ngày “mẹ vắng nhà”, mấy bố con phải tự xoay sở, lo cơm nước. Thầy kể, ngày thường rất vụng về việc bếp núc, nhưng vì “vợ vắng nhà” nên thầy phải đội mưa đi chợ “mua cá về nấu chua”. Và bài thơ ra đời trong hoàn cảnh thú vị đó.

Thơ Thiếu Nhi Chọn Lời Bình: Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão

Trong gia đình Việt Nam, người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời, đó là: trung hậu, đảm đang, thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, chăm lo cuộc sống hàng ngày chu đáo… Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Văn nghệ Hà Tĩnh hân hạnh giới thiệu bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão qua lời bình của nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú.

MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO. .

Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối

Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức

Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt

Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà . .

Trong gia đình Việt Nam, người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời, đó là: trung hậu, đảm đang, thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, chăm lo cuộc sống hàng ngày chu đáo… Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: “Hai chiếc giường ướt một – Ba bố con nằm chung”. Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: “Vẫn thấy trống phía trong – Nằm ấm mà thao thức”. Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: “Nghĩ giờ này ở quê – Mẹ cũng không ngủ được”. “Cơn mưa dài” ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa.

Ngóng đợi ( Ảnh: Phạm Chiến)

Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: “Thương bố con vụng về – Củi mùn thì lại ướt”. Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa – thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được. Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất. Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: “Bố đội nón đi chợ – Mua cá về nấu chua”. Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con – Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh “Bố đội nón” thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người. Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: “Thế rồi cơn bão qua – Bầu trời xanh trở lại”. Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà” là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ. Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối “đòn bẩy” để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của nhà thơ vốn là một nhà giáo góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động. . .

. . . . .

Bài Thơ Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão Mang Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Nhà Thơ Đặng Hiển

Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua… Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Ấm áp cả gian nhà

Trong gia đình Việt Nam, người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời, đó là: trung hậu, đảm đang, thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, chăm lo cuộc sống hằng ngày chu đáo…

Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: “Hai chiếc giường ướt một – Ba bố con nằm chung”.

Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức.

Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: “Vẫn thấy trống phía trong – Nằm ấm mà thao thức”. Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: “Nghĩ giờ này ở quê – Mẹ cũng không ngủ được”.

“Cơn mưa dài” ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: “Thương bố con vụng về – Củi mùn thì lại ướt”. Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa – thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được.

Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.

Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: “Bố đội nón đi chợ – Mua cá về nấu chua”. Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con – Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh “Bố đội nón” thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.

Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố.

Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: “Thế rồi cơn bão qua – Bầu trời xanh trở lại”. Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà”. Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối “đòn bẩy” để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.

Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Khi Mẹ Vắng Nhà

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Khi mẹ vắng nhà – Tiếng việt 3. Khi mẹ vắng nhà

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng. Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ. Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế! – Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu! Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan! Trần Đăng Khoa

Cách đọc

Đọc chậm rãi, giọng đọc vui vẻ, hồ hởi, tình cảm, nhẹ nhàng, xúc động. Chú ý ngắt nhịp ở chỗ đánh dấu câu. Nhấn giọng ở điệp khúc “Khi mẹ vắng nhà”, Chú ý thể hiện cảm xúc ở 6 câu thơ cuối bài.

Gợi ý cảm thụ

Trần Đăng Khoa từng tâm sự: “Tôi chỉ có thể viết được về cái gì tôi đã thực sự thấy bằng mắt, chỉ rung cảm về cái gì thực sự tôi đã trải trong tâm trí mình. Có thể tìm thấy trong thơ tôi những sự việc hoàn toàn có thực của bản thân tôi, gia đinh tôi, làng quê tôi và những nơi tôi sống…”(1). Bài thơ Khi mẹ vắng nhà viết về một kỉ niệm của tuổi thơ, đây là một trong những bài thơ thật sự xúc động về tình cảm gia đình, cụ thể hơn là tình yêu thương của một em bé đối với người mẹ lam lũ, vất vả, nhọc nhằn.

Trần Đăng Khoa cũng từng tự hào nói: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”, “Tôi mãi mãi chỉ là anh nông dân làng Điền Trì”, ở những bài thơ như Mẹ ốm, Tiếng võng kêu, Hạt gạo làng ta, Buổi sáng nhà em, Trần Đăng Khoa đều viết về mẹ, nhắc đến mẹ với tất cả lòng biết ơn, kính trọng và sự cảm thông sâu sắc. Bài thơ Khi mẹ vắng nhà được Trần Đăng Khoa viết năm 9 tuổi, độ tuổi mà một em bé đã bắt đầu biết giúp cha mẹ làm việc nhà. Bài thơ được kết cấu theo trình tự thời gian.

Khổ 1: Khi mẹ vắng nhà

Điệp khúc “Khi mẹ vắng nhà” vang lên năm lần trong khổ thơ đầu. Tác giả không chỉ sử dụng biện pháp lặp từ ngữ mà còn lặp lại cả kết cấu ngữ pháp của câu để nhấn mạnh những công việc mà em bé hăng hái làm để giúp bố mẹ vì “mẹ cha bận việc ngày đêm”. Các câu thơ chỉ khác nhau ở việc liệt kê các hoạt động của em bé: luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng. Cách kết cấu rất lạ, chỉ là một động tác liệt kê đơn thuần, cũng chưa hề thể hiện một thái độ rõ ràng của em bé đối với công việc.

Khổ 2: Khi mẹ đi làm đồng về

Việc nhà nông bận rộn, giờ nào việc ấy, mẹ đi về sớm tối, không ngoi tay, không hết việc: “sớm mẹ về”, “buổi mẹ về”, “trưa mẹ về”, “chiều mẹ về”, “tối mẹ về”. Mẹ về không có nghĩa là mẹ đã kết thúc công việc của một ngày, mà mỗi lần mẹ về chỉ có thể là mẹ đã giải quyết xong một đầu việc. Và lúc nào mẹ đi làm về cũng thấy mọi việc con đã làm xong đâu vào đấy: khoai đã chín, gạo đã giã trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ quang vườn, cổng nhà được quét dọn sạch sẽ,… Đến đây, tứ thơ mới được hé mở. Năm câu ở khổ 1 và năm câu tiếp ở khổ 2 như một sự đăng đối hài hoà, hô ứng nhịp nhàng: mẹ đi làm ngoài đồng, con ở nhà giúp mẹ những việc bếp núc, sân vườn. Ở những câu thơ này, tác giả đã sử dụng những tính từ để mô tả thành quả công việc. Mọi việc chỉn chu, được sắp đặt đến nơi đến chốn bởi bàn tay cần cù, chăm chỉ, khéo léo. Bạn nhỏ say sưa kể về công việc mình đã làm: khoai chín, gạo được trắng tinh, cơm dẻo canh ngọt, sân vườn, cổng nhà sạch sẽ quang quẻ.

Đối thoại ngắn của mẹ và con chỉ diễn ra trong vài câu thơ mà khiến cho chúng ta thật vui và cũng thật cảm động. Khi được mẹ khen, Khoa vội vàng, rối rít không dám nhận lời khen ấy: “Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!”. Cách lí giải của một em bé 9 tuổi thật sâu sắc:

Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Nếu năm câu trên chỉ đơn thuần là kể, năm câu tiếp là kể xen với tả, thì bốn câu thơ cuối bài, Trần Đăng Khoa đã tả lại hình ảnh của mẹ trong nỗi vất vả, khó nhọc. Phải là đứa con rất ngoan mới thấy áo mẹ bạc màu vì mưa, đầu mẹ cháy tóc vì nắng. Cần chú ý biện pháp đối ở hai câu thơ:

Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc.

Biện pháp đối đã khắc sâu hình ảnh người mẹ của Trần Đăng Khoa, người mẹ tần tảo, lam lũ, chịu thương chịu khó cũng như bao người mẹ khác ở làng quê Việt Nam. Nhà thơ như nói hộ chúng ta lòng biết ơn vô hạn của những người con đối với các bà mẹ Việt Nam nghèo, suốt đời gắn bó với đồng ruộng, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Thật cảm động biết bao trước tình thương yêu, lòng hiếu thảo của một người con – một cậu bé chưa đầy 10 tuổi. Sức nặng và giá trị của bài thơ nằm ở bốn câu thơ cuối. Cảm xúc cũng theo lời thơ mà vỡ oà, giọng thơ tràn đầy niềm vui và rưng rưng những giọt nước mắt của yêu thương. Bằng câu chữ, hình ảnh thơ giản dị, bài thơ đã làm xúc động lòng người bởi niềm thương lo, lòng biết ơn, kính yêu của một em bé đối với mẹ.

XEM BÀI 3: AI CÓ LỖI – TẠI ĐÂY

Tags:Văn 3

Theo Nguồn: chúng tôi

Từ khóa tìm kiếm:

phân tích bài khi mẹ vắng nhà cua trân đăng khoa