Soạn Bài Sóng Lớp 12

SOẠN BÀI SÓNG LỚP 12. I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Xuân Quỳnh sinh năm 1942, quê ở Hà Tây những tuổi thơ gắn bó với Hà Nội. Trước khi chuyển hẳn sang hoạt động văn học, Xuân Quỳnh từng là diễn viên của đoàn Ca múa Trung ương

Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lào cát trắng (1974)….

Xuân Quỳnh còn viết một số tập truyện cho thiếu nhi: Bến tàu trong thành phố, Bầu trời trong quả trứng…

Thơ Xuân Quỳnh mang đậm vể đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.

2. Tác phẩm

Được sáng tác cuối năm 1967 và in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)

Cùng với “Thuyền và biển”, bài thơ Sóng được coi là một trong hai bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nới riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Bài thơ là sự khám phá, giãi bày những khát vọng tình yêu của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, giàu khao khát mà tự nhiên hồn hậu và đầy những trăn trở.

Hình tượng sóng trong bài thơ là sự sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh tìm được một hình ảnh của “thiên đại đa tình” để phô diễn tình yêu dào dạt, mãnh liệt, trưởng cửu của người phụ nữ.

3. Bố cục

Gồm 3 phần

Hai khổ đầu: sóng và tình yêu

Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ

Còn lại: tình yêu và khát vọng

II. Hướng dẫn soạn bài Sóng đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng được tạo bởi:

Câu thơ ngắn, đều 5 chữ

Nhịp thơ thường thuận, gợi dư âm sóng biển

Dữ dội / và dịu êm (2/3)

Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)

Sông / không hiểu nổi mình (1/4)

Sóng / tìm ra tận bể (1/4)

Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau

Câu 2 trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Hình ảnh bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng.

ở lớp nghĩa tả thực, hình tượng sóng được diễn tả chân thực, sinh động. Nó như có tâm hồn, tính cách, tâm trạng. Sóng lúc thì dữ dội và dịu êm, có khi lại “ồn ào và lặng lẽ”. Hành trình của sóng là từ sông “sóng tìm ra tận bể”.

Trong bài thơ tình của Xuân Quỳnh, sóng là hình ảnh thiếu nữ đang sống trong một tình yêu nồng nàn. Sóng bể muôn trùng, tình yêu vô tận. Sóng nhớ bờ còn em thì nhớ đến anh – “cả trong mơ còn thức”. Sóng “con nào chẳng tới bờ” cũng như tình yêu sẽ cập bến hạnh phúc. Và sóng sẽ tan ra trên đại dương, vỗ mãi đến ngàn năm, muôn đời. Cũng như tình yêu đẹp sống mãi trong lòng người và cuộc đời, đó là “biển lớn tình yêu”. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dào dạt khát vọng

Kết cấu bài thơ là kết cất liền mạch của suy nghĩ và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, nhân quan sát song biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thức tình yêu cũng như sóng, đa dạng và biến hóa, mạnh mẽ và thủy chung. Rồi cô ước ao hóa thành sóng nhỏ để ngan năm cùng hát “biến lớn tình yêu”

Câu 4 trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Đó là một tâm hồn chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu. Tâm hồn ấy mạnh dạn thành thực tự bộc lộ nhưng vẫn đầy nữ tính và rất thủy chung, nhạy cảm với cái hữu hạn của cuộc đời nên khao khát tình yêu vĩnh hằng.

III. Luyện tập bài Sóng

Một số bài thơ viết về biển, sóng có liên hệ đến tình yêu:

Nguồn Internet

Cảm Nhận Bài Thơ Việt Bắc Lớp 12

Trung tâm tìm gia sư tại tphcm thấy rằng văn học là bức tranh phản ánh chân thực cuộc sống. Điều đó có lẽ được thể hiện rõ nhất trong những tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu. Đối với ông, sáng tác văn chương không chỉ ghi lại những sự kiện trong đại của dân tộc mà còn khơi dậy tình yêu nước, lòng đoàn kết ở nhân dân. Điều đó đã trở thành nét nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Tố Hữu. Đến với tác phẩm “Việt Bắc”, người đọc chúng ta càng hiểu rõ hơn.

Gia sư dạy tiếng anh tphcm thấy rằng bài thơ “Việt Bắc” rất tiêu biểu cho phong cách sáng tạo nghệ thuật của văn chương Tố Hữu. Nói về hoàn cảnh sáng tác, bài thơ được khơi nguồn cảm hứng khi nhà thơ cùng đồng đội phải rời xa căn cứ Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội sau chiến thắng trọng đại của dân tộc. Trước khung cảnh chia tay người dân nơi đây, những kỷ niệm sống và chiến đấu lâu dài, Tố Hữu bằng nỗi nhớ niềm mong và tình yêu thương chân thành sâu nặng đã viết nên tác phẩm này như để lưu giữ những tình cảm khó phai. Có lẽ chính vì lẽ đó, toàn bộ bài thơ là những dòng chữ giản dị nhưng chân thật của người đi xa dành cho người ở lại. Đại từ xưng hô “mình – ta” vốn dĩ chỉ dùng trong ca dao, là cách mà những người vợ và chồng gọi đáp với nhau lại được vận dụng một cách thuần thục hơn cả. Hơn cả tình cảm đôi lứa hay gia đình, tình cảm ở đây là nỗi lòng giữa người lính và người dân. Đó là tình yêu, sự thân thiết gắn bó trong những tháng ngày đất nước gian khổ giữa nạn ngoại xâm xâm lược. Cuộc sống dù có thiếu thốn trăm bề, bom rơi đạn nổ nhưng họ vẫn đồng lòng, đùm bọc cùng nhau vượt qua từng bước từng bước một để kết thành một sức mạnh to lớn và mạnh mẽ hơn cả phá tan quân thù muôn nơi. Ở đó, ta còn thấy niềm tin, niềm lạc quan của tất cả mọi người về tương lai chiến thắng của dân tộc. Đó còn là sự chuyển đổi mạnh mẽ, từ những ngày đầu bị động yếu thế thành những ngày sau chủ động kiên quyết. Không chỉ một cá nhân nhỏ bé đơn lẻ nào mà là những bà, những mẹ, những đoàn dân công, những người lính muôn nơi cùng nhau cùng nhau hoàn thành tốt từng nhiệm vụ đặt ra của cách mạng. Đọc từng dòng từng chữ mà cảm tưởng như ta được trở về với một giai đoạn lịch sử để hòa cùng không khí khẩn trương hào hùng của dân tộc. Đó là những trang sử vàng của Việt Nam mến yêu mà đời đời kiếp kiếp vẫn còn khắc ghi mãi mãi. Bởi đó là tinh thần, là vẻ đẹp, là giá trị của chúng ta.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận bài thơ việt bắc lớp 12 cảm nhận về nỗi nhớ trong bài thơ việt bắc cảm nhận của anh chị về bài thơ việt bắc cảm nhận về khổ 10 trong bài thơ việt bắc cảm nhận về khổ 6 trong bài thơ việt bắc cảm nhận về khổ 7 trong bài thơ việt bắc cảm nhận của em về khổ thơ hay nhất của bài thơ việt bắc cảm nhận vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích bài thơ việt bắc cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người việt bắc đoạn thơ ta về mình có nhớ ta Các bài viết khác…

Soạn Bài Thơ Sóng Lớp 12 Của Xuân Quỳnh

(Soạn văn lớp 12) – Em hãy soạn bài thơ Sóng lớp 12 của Xuân Quỳnh . (Bài soạn văn của bạn Nguyễn Minh Tú học sinh lớp 12).

– Xuân Quỳnh (1942-1988) quê ở làng lụa Hà Đông.

– Cuộc đời nữ thi sĩ chịu nhiều thiệt thòi, mất mẹ từ nhỏ, ở với bà, bởi vậy nhà thơ luôn khao khát tình yêu thương, mái ấm gia đình và đặc biệt là nhạy cảm với tình mẫu tử.

– Từng là diễn viên múa nhưng niềm đam mê của Xuân Quỳnh là thơ ca, vì vậy chị bỏ sân khấu để trọn đời với thơ.

– Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam, tên tuổi tiêu biểu cuả lớp nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

– Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn người phụ nữ gắn bó tha thiết với cuộc đời, với con người, khao khát tình yêu và hạnh phúc đời thường. Thơ tựa như là cuộc sống của chị.

– Thơ tình yêu là mảng đặc sắc và tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh – một tiếng thơ sôi nổi, mạnh liệt, mà đằm thắm, lắng sâu, tha thiết, dịu dàng, hồn nhiên mà chân thực.

– Bài thơ Sóng ra đời vào năm 1967 tại biển Diêm Điền , nằm trong tập thơ Hoa dọc chiến hào .

– Bài thơ được đánh giá lầ hay nhất của Xuân Quỳnh bởi nó hội tụ những nét phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh.

– Sóng là một bài thơ tình yêu , một bài thơ về tình yêu giũa thời kì chống Mỹ ác liệt.

– Xuân Quỳnh đã lấy sóng để biểu hiện tình yêu một thi đề khá bổ biến thời xưa xong viết về tình yêu nhưng nữ thi sĩ không ca tụng một chiều mà diễn đạt những khát vọng tình yêu như nhu cầu tự nhân thức, khám phá cái tôi bản thể.

– Bài thơ được xây dựng từ hai hình tượng là “Sóng” và “Em”.

– Bài thơ được viết theo thể năm chữ ,chia khổ nhưng không ngắt nhịp , cùng với sự trở đi trở lại của hình tượng “Sóng” gợi lên một âm hưởng nhịp nhàng và dạt dào.

– Hình tượng ” Em” – người con gái đang yêu. “Em” là chủ thể trữ tình, còn “Sóng” là đối tượng.

– Nhờ “Sóng” mà nhân vật trữ tình bộc lộ những khát khao mãnh liệt của mình.

– Hai khổ đầu: Sóng- Khát vọng tình yêu của người con gái.

– Hai khổ tiếp: Sóng – Khởi nguồn của tình yêu.

– Ba khổ tiếp: Sóng- Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu.

– Còn lại: Những suy tư về cuộc đời và khát vọng trong tình yêu.

-Nói về sóng, Xuân Quỳnh không miêu tả những đường nét, màu sắc , âm thanh mà chú ý đến những trạng thái gần , phát hiện chúng có những nét đối cực: ” Dữ dội” – “dịu êm”.

-Chữ “và” nối kết các cặp tính từ để diễn tả những trạng thái đối cực song hành.

→ Trong một không gian chật hẹp nhỏ bé như vậy, sóng không thể bộc lộ hết mình , sóng phải tìm ra tận bể rộng. Bởi lẽ sông cũng có sóng nhưng có lẽ phải ra đến bể lớn thì sóng mới thực sự là chính mình.

-Đó là khát vọng vươn ra bể rộng cũng như em phải đến với tình yêu, với anh em mới được là em.

→Khổ thơ diễn tả khát vọng muôn đời của tình yêu đó là khát vọng tìm hiểu không cùng.

-Tiếp tục khẳng định tình yêu qua những con sóng.

-Ra đến biển rộng, thi sĩ mới phát hiện ra rằng những con sóng muôn đời vẫn luôn tồn tại trong trạng thái đối cực như thế, những trạng thái đối cực như vậy.

– Và tình yêu cũng vậy, nó luôn thường trực trong trái tim của con người.

→ Đây là khát vọng của muôn đời, muôn người, một khát vọng vĩnh hằng cho hôm nay và mai sau.

-Đứng trước sóng , đối diện với sóng, Xuân Quỳnh suy ngẫm về tình yêu.

-Câu hỏi truy tìm khởi nguồn của tình yêu thật tự nhiên: từ nơi nào sóng lên?

-Câu hỏi của nhà thơ cùng những băn khoăn day dứt của chị cũng là nỗi băn khoăn day dứt của muôn đời, muôn người.

-Nỗi nhớ của sóng được diễn tả thật da diết :

+Những cặp từ đối lập: “ngày” -“đêm”, “trên”- “dưới” như muốn gợi lên sự trăn trở của những con sóng nhằm diễn tả một nỗi nhớ da diết, đằm sâu, nó chiếm cả tầng sâu, bề rộng và rất đỗi khắc khoải.

-Nỗi nhớ của em được diễn tả mãnh liệt hơn:

+Nếu như sóng nhớ bờ thì em nhớ anh – nỗi nhớ thường trực, da diết.

+Nếu con sóng nhớ bờ trong không gian và thời gian thì lòng em nhớ anh thì thức cả trong giấc mơ kia, nỗi nhớ ấy đâu chỉ có trong ý thức mà còn tồn tại trong cả tiềm thức.

-Tình yêu của em dành cho anh :

+Cách nói” xuôi bắc ngược nam” diễn tả một nỗi nhớ trong không gian rộng lớn và dù có đi muôn nơi tình yêu của em vẫn có một đích hướng về : về anh và về tình yêu đôi ta.

+Người ta thường nói “xuôi nam ngược bắc”- cách nói có phần khác thường này minh chứng cho điều rằng: dẫu cho vũ trụ có những biến động khác thường thì em vẫn luôn hướng về anh.

-Tình yêu của sóng với bờ: Con sóng ngoài biển khơi, biển dẫu có dài rộng nhường nào thì sóng vẫn tìm đến vỗ bờ dẫu trải qua muôn nghìn cách trở cũng giống như tình yêu.

→ Sóng và em được thể hiện sóng đôi vào nhau để làm nổi bật nỗi nhớ đằm sâu da diết của người con gái.

– Một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với thời gian : Năm tháng trôi qua như mây bay đi về xa và dẫu biển có dài rộng đến nhường nào rồi cũng có bờ, có giới hạn:

-Cuộc đời người cũng cũng vậy, nó dài nhưng chẳng là mãi mãi.

-Khổ thơ bộc lộ những bâng khuâng khó tả , sự mong manh khó bền chặt của hạnh phúc trước cái vô tận của vũ trụ.

-Là niềm khát khao được sống hết mình cho tình yêu và trong tình yêu.

-Ước muốn được hóa thân thành những con sóng cũng như ước muốn được sống trọn vẹn trong tình yêu- một khát khao đầy mãnh liệt và táo bạo , mong muốn được tình yêu của mình là vô hạn và bền vững muôn đời.

-Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất sinh động những khát khao suy tư về khát vọng của tình yêu và khát vọng bất tử hóa tình yêu của người con gái.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Sóng

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Sóng.

Tình yêu là một thứ mà chúng ta khó lòng định nghĩa, nắm bắt trọn vẹn được. Có biết bao nhà thơ ví tình yêu với nhiều thứ trên đời để dễ hình dung, với Xuân Quỳnh tình yêu giống như con Sóng vậy và bà cũng đã lấy chính hình tượng đó làm nhan đề cho bài thơ. Ngay ở khổ đầu tiên của bài thơ tác giả đã cho thấy tâm trạng băn khoăn, bất ổn của mình:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Từ câu hỏi về bản thân, tác giả đã thực hiên cuộc hành trình đi tìm hiểu, tìm tòi căn nguyên của những cung bậc cảm xúc thất thường đó mà qua việc tìm hiểu về sóng:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?”

Đi tìm hiểu Xuân Quỳnh lý giải được quy luật tự nhiên và mối quan hệ giữa sóng và gió. Tuy nhiên nhà thơ lại không thể giải thích được “Gió bắt đầu từ đâu” hay chính là tình yêu, tình cảm đối với người khác bắt đầu từ đâu cả. Từ đó bà đã thốt lên rằng “em cũng không biết nữa”, một câu thơ như thể hiện sự thoảng thốt, bối rối vì không thể lý giải được. Qua đó còn là nỗi lòng trăn trở của nhà thơ khi loay hoay đi tìm định nghĩa về tình yêu, về nguồn cội của nó. Trước tình cảnh bấy giờ Xuân Quỳnh chỉ biết thốt lên một câu hỏi: “Khi nào ta yêu nhau?”.

Nếu Xuân Diệu khi định nghĩa về tình yêu mang một màu sắc nhẹ nhàng, đơn giản:

“Đố ai định nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

Thì Xuân Quỳnh vốn tâm tư của một người phụ nữ không hời hợt mà sâu sắc, cháy bỏng yêu thương:

“Trước muôn trùng sóng bể

Em vẫn nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên”

Với nhà thơ thì tình yêu đích thực luôn vượt qua thời gian và không gian, tình yêu sống mãi với thời gian. Trước “muôn trùng sóng bể” hay chính là tất cả những khó khăn, những chướng ngại vật trong tình yêu nhưng chủ thể trữ tình “em” vẫn vượt qua nó để nghĩ về “anh”. Điệp từ “em nghĩ” càng thêm nhấn mạnh nỗi băn khoăn, thao thức để tìm tòi, để đặt ra những câu hỏi nhằm hiểu hơn về tình yêu. Bởi xưa nay nhiều người chỉ biết yêu, yêu đến mù quáng, yêu mà quên mất chính bản thân mình, không có suy nghĩ cho riêng mình. Xuân Quỳnh nhắc đến nhiều vấn đề để “nghĩ” chính là sự khẳng định về cách thể hiện tình yêu của mình, trong tình yêu cần có thời gian ngẫm lại, suy nghĩ. Nghĩ không chỉ về người mình yêu mà còn với chính bản thân mình. Điều này được thể hiện trong hai cặp hình ảnh sóng đôi nhau đó là “anh” với “em” và “biển” với “sóng”.

Ai đã từng yêu, từng nghe nói về tình yêu chắc hẳn sẽ biết rằng tình yêu càng thêm nồng nàn, sâu đậm chính bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ, những mong đợi về người mình yêu luôn thường trực mọi nơi, mọi lúc, là những nỗi nhớ cồn cào, da diết:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Nỗi nhớ được ví như những con sóng triền miên, vô tận. Sóng không yên một chỗ mà xuất hiện ở rất nhiều nơi. Con sóng “trên mặt nước” giống như những nỗi nhớ được biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài còn “Con sóng dưới lòng sâu” thì như nỗi nhớ thầm kín, sâu lắng không muốn cho ai biết. Con sóng nhớ tới bờ còn em thì nhớ tới anh, nhớ đến thao thức, không ngủ được. Tiếp đó còn là lời khẳng đinh “hướng về anh” trong mọi hoàn cảnh, ngược xuôi, qua đó khẳng định sự thủy chung, son sắt.

Trong khổ thơ cuối giống như một lời tổng kết về tình yêu, là khát vọng được thổi bùng lên tình yêu, khát vọng được yêu và tình yêu ấy bền vững đến ngàn năm:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh như một lời tuyên ngôn về tình yêu, nó khắc họa tâm trạng và nỗi nhớ của người con gái đang yêu. Qua đó cho thấy khát vọng về tình yêu và sự kiếm tìm nguồn gốc, nơi xuất phát của tình yêu trong cuộc sống của mỗi người.

Mai Du

Giáo Án Môn Ngữ Văn Lớp 12: Sóng

Xuân Quỳnh A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”. Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở. Kĩ năng: Giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ. Đọc – hiểu 1 bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. Thái độ: Từ nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân: trân trọng tình cảm thủy chung, có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu và cuộc sống, B/ PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, Thiết kế dạy học, Tài liệu HD TH chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 12, Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn. C/ PHƯƠNG PHÁP: Đọc sáng tạo, hỏi trả lời, động não, trao đổi nhóm, trình bày 1 phút. D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Bài cũ: Bài mới: Trong thiên nhên, vũ trụ những hình ảnh như biển, sóng thường gợi cho người ta ý tưởng về sự vô biên, vĩnh hằng. Có lẽ vì thế mà các nhà thơ tình thường lấy làm thi ảnh để biểu đạt cho xúc cảm thơ của mình. Và “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh là một biểu hiện cụ thể cho điều đó. Hoạt động của GV Nội dung cần đạt * GV nhấn mạnh 2 ý cơ bản và cho HS ghi vở ? Cho biết hoàn cảnh sáng tác và đề tài của tác phẩm I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: – Cuộc đời bất hạnh; luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử. – Đặc điểm hồn thơ: Tiếng nói của người phụ nữ: + giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị. + nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu 2. Tác phẩm: – Sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). – Một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho p/c thơ XQ – Bài thơ rút trong tập Hoa dọc chiến hào. * GV lưu ý cách đọc: + Đọc với âm hưởng thiết tha để diễn đạt tâm trạng trữ tình. + Khổ thứ nhất đọc giọng kể; khổ thứ hai có tính chất hồi tưởng nên đọc chậm hơn khổ thứ nhất + Đoạn cách hết khổ thơ thứ ba và khổ thứ bảy ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn cách các khổ thơ khác. + Chú ý ngắt nhịp phù hợp * Gọi 1 HS đọc văn bản * Nhận xét cách đọc * Yêu cầu HS chú ý đoạn văn bản: “từ đầu muôn vời cách trở” ? Phát hiện nhanh những hình tượng trữ tình được tác giả khắc họa trong 7 khổ thơ (sóng và em) ? Dưới ngòi bút của XQ, hai hình tượng này như thế nào? (có những nét tương đồng) * Yêu cầu HS chú ý tiếp 2 khổ cuối ? Hai khổ cuối bộc bạch tâm sự gì của nhà thơ? (những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc sống và khát vọng tình yêu) ? Từ sự cảm nhận ban đầu ấy, xác định bố cục của bài thơ? (2 phần: – Sóng và em – những nét tương đồng – Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc sống và khát vọng tình yêu.) * GV định hướng: sẽ khai thác bài thơ theo bố cục 2 phần ? Cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu? Phát hiện nét tương đồng thứ nhất giữa sóng và em? ? “Sông không hiểu ngực trẻ” Em hiểu 6 câu thơ này như thế nào? ? Nét tương đồng thứ 2 giữa sóng và em là gì? ? Chỉ ra nét mới trong quan niệm về tình yêu của XQ ? BPNT chủ đạo được dùng để thể hiện tâm tư và cảm xúc của tác giả trong K3,4? ? Tác giả đặt ra câu hỏi về điều gì? Và lí giải ra sao? ? Phát hiện nét tương đồng giữa sóng và em từ cách thể hiện của tác giả? ? Đồng hành với tình yêu là nỗi nhớ Thống kê các BPNT được sử dụng để thể hiện nỗi nhớ qua các khổ 5,6,7? ? Nỗi nhớ được diễn tả như thế nào? ? “Dẫu xuôi về cách trở” ý thơ hướng người đọc đến một kết luận giản dị nào? ? Giữa sóng và em còn có nét tương đồng nào khác? ? Nhận xét về kết cấu của bài thơ? * Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào? * Gọi HS đọc 2 khổ cuối. ? Bằng cảm nhận của mình, thử diễn xuôi đoạn thơ “Cuộc đời về xa” ? Khổ thơ cho thấy XQ ý thức được điều gì? ? “Làm sao sóng nhỏ” Vì sao nhà thơ lại ước muốn tan ra thành trăm con sóng nhỏ? (Để được yêu, yêu một trăm lần hơn. Bởi năm tháng đang đi qua, bởi cuộc đời quá ngắn ngủi) ? Em có suy nghĩ gì về việc nhà thơ sử dụng con số “ngàn năm” trong khi cái “ngưỡng” của đời người là trăm năm? ? Tóm lại, vì ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc nên XQ gửi gắm trong trang thơ của mình khát vọng nào? ? Điểm lại những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? ? Phát biểu ý nghĩa của văn bản – Tìm những bài thơ sử dụng hình ảnh sóng và biến để diễn tả tình yêu. – Bài thơ được kết cấu theo cách triển khai hai hình tượng sóng đôi là sóng và em. Hãy nhận xét về ý nghĩa và hiệu quả của cách kết cấu ấy II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Sóng và em – những nét tương đồng * Khổ 1,2: – Dữ dội / dịu êm Ồn ào / lặng lẽ (Những trạng thái đối cực nhưng lại thống nhất trong một chỉnh thể “sóng”. Tâm hồn người con gái đang yêu cũng không khác gì sóng, cũng có lúc dữ dội, cũng có lúc dịu êm, cũng ) – Sông không hiểu tận bể Con sóng vẫn thế Nỗi khát vọng ngực trẻ (Hãy hình dung hướng đi của sóng: Tất cả các con sông đều đổ về biển cả. Những con sóng từ lòng sông cũng theo đó mà tìm ra biển lớn. Trái tim người con gái đang yêu cũng như sóng, không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình. Mặt khác, sóng mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Ngày xưa sóng đã thế và ngày sau cũng sẽ vẫn thế. Không khác gì sóng, từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi vẫn cứ đến với tình yêu. Nỗi khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời của nhân loại, nhất là của tuổi trẻ. ) ( Nét mới trong quan niệm về tình yêu: người con gái khao khát yêu đương nhưng không nhẫn nhục, cam chịu. Nếu “sông ko hiểu ” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để “tìm ra tận bể”, để đến với cái cao rộng, bao dung). * Khổ 3,4: – Sóng đâu? (Sóng biển, gió trời … – những thứ có trong thiên nhiên, vừa tự nhiên, hồn nhiên, vừa khó hiểu, nhiều bất ngờ. Tình yêu cũng như sóng biển, như gió trời, làm sao hiểu hết được? làm sao có thể giải thích được câu hỏi về khởi nguồn của nó, về thời điểm bắt đầu của nó?. Xuân Diệu từng băn khoăn: “Làm sao … tình yêu?”). * Khổ 5,6,7: + bao trùm cả ko gian và thời gian + thường trực cả khi thức, cả khi ngủ + ko chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ. (Dù ở bất kì nơi đâu, “sóng” cũng chỉ hướng về một phương duy nhất là bờ. Còn em? nhà thơ không chọn cho mình một phương nào trong bốn phương của trái đất : Đông , Tây, Nam , Bắc mà xác định : phương anh. Bằng tình yêu, bằng tiếng nói của trái tim Xuân Quỳnh đã phát hiện ra một phương thật lạ. Có lẽ chính cái mới lạ, cái độc đáo ấy làm cho bài thơ trở nên dễ thương hơn, mang đậm nữ tính hơn) * Sơ kết: 2. Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc sống và khát vọng tình yêu. * Khổ 8: – Cuộc đời ngắn ngủi – Biển dẫu rộng vẫn có giới hạn là bờ – Mây không thể ngừng trôi (Cuộc đời “tuy dài thế” nhưng thật ra rất ngắn ngủi vì “năm tháng vẫn đi qua”. Biển mênh mông đấy nhưng biển cũng có bờ. Mây không thể ngừng trôi Mà đã thế thì tình yêu cũng trở nên mong manh, hạnh phúc chỉ là những phút giây ngắn ngủi)) * Khổ 9: (Điều này ngẫu nhiên trùng hợp với những vần thơ của thi sĩ Đức Hai-rích Hai-nơ: “Chỉ một ước mơ thôi Ngày ngày anh lặp lại Sau khi anh chết rồi Tình yêu còn mãi mãi”) III. Kết luận: – Nghệ thuật: + Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết + Thể thơ 5 chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng (âm điệu của những con sóng trên biển cả) – Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người. IV. Hướng dẫn tự học: – Những bài thơ sử dụng hình ảnh sóng và biển để diễn tả tình yêu. + Truyện Kiều – Nguyễn Du “Sóng tình dường đã xiêu xiêu” + Thuyền và biển – Xuân Quỳnh + Biển – Xuân Diệu + Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh – Ý nghĩa và hiệu quả: + Ý nghĩa: từ cái trường tồn, bất biến của “sóng” thấy được những vẻ đẹp trong tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu luôn là những giá trị vĩnh hằng. + Hiệu quả: diễn tả thành công sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.