Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Nhàn.

Bài làm

Cảm nhận về bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam. Ông là người có học vấn uyên thâm, từng ra làm quan nhưng chán cảnh quan trường nhiều bất công thối nát nên đã từ quan về ẩn ẩn, sống một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Những sáng tác của ông bao gồm cả thơ chữ Hán và chữ Nôm, trong đó bài thơ Nhàn được rút ra từ tập Bạch Vân quốc ngữ thi, một trong hai tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bài thơ Nhàn được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm. Được sáng tác vào khoảng thời gian ông rút về ở ẩn. Bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ về một cuộc sống nhiều niềm vui, có sự an nhàn, thảnh thơi. Có thể nói xuyên suốt bài thơ là một tâm hồn tràn ngập niềm vui, sự thanh tịnh trong chính con người tác giả.

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Câu thơ đầu bằng việc lặp lại số từ “một” để diễn tả cuộc sống dân dã của mình khi ở ẩn. Quan trường xô bồ, đen tối mà cuộc sống thì mệt mỏi trong sự ganh đua nhau, không biết nay sống mai chết mà lòng người thì đầy toan tính dối trá. Chính vì thế Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn nơi thôn dã để lánh đời. Đó là sự hưởng thụ thú vui tao nhã, Ông đã học tập những bậc hiền triết xưa, những vị quan trước kia như lời trong thơ ca cổ. Đó là nói đến con người là nói đến “Ngư, tiều, canh, mục” và nhà thơ cũng đã lựa chọn thú hưởng nhàn cao quý theo hình tượng con người tượng trưng trong thơ ca. Sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu là những vật dụng quen thuộc của những người lao động, người nông dân. Tác giả hiện lên như một lão nông dân bình dị, quen thuộc như bao người khác. Ông sống một cuộc sống trái ngược với cuộc sống trước kia, thảnh thơi, an nhàn. Sống lao động bằng chính đôi tay mình đó là cầm cuốc, cầm mai và thú vui tao nhã đó là câu cá, làm vườn. Có thể nói đây là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người trong thời kỳ phong kiến mà đặc biệt là những vị quan thanh liêm nhưng không được vua trọng dụng nhưng cũng không dứt khỏi chốn quan trường được.

Câu thơ thứ hai đã góp phần tạo nên nhịp điệu khoan thai, nhẹ nhàng cho người đọc: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Có thể mỗi người có một quan điểm sống khác nhau, mỗi người có một thú vui khác nhau nhưng đối với ông không quan trọng. Nhà thơ cho rằng ngoài kia người ta có thể vui vẻ với một thú vui có thể là giản dị, có thể là xa hoa nào đó nhưng với ông thì điều đó chẳng ảnh hưởng gì. Sống mặc kệ sự đời, bỏ qua những xa hoa, phù phiếm để “an phận” với cuộc sống với thú vui của mình trong hiện tại. Chính vì thế nên cuộc sống của ông khi đó được nhiều người ngưỡng mộ, mơ ước.

Từ đó cũng trở thành cơ sở để tác giả một lần nữa khẳng định quan niệm và thái độ sống của chính bản thân:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người không người đến chỗ lao xao”

Hai câu thơ tiếp chứa đựng một phép đối rất chỉnh nói lên sự khác biệt giữa “ta” với “người” hay của chính nhà thơ với những người khác. Có thể nhiều người cho rằng đang sống làm quan mà bỏ về làm lão nông chi điền là “dại” và ông cũng tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ để ở mà bỏ quan công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên cái “dại” này khi người ta nhìn nhận rõ sẽ cảm thấy ghen tỵ và ngưỡng mộ. Trái lại ông coi những người còn ở lại trốn quan trường là những người “khôn” tuy khen mà trong đó bao hàm cái sự chê cười. Ông coi quan trường là cái “chốn lao xao” mà ông không hợp với nó từ đó đối lập với nơi vắng vẻ. Từ đó cho thấy một cốt cách thanh cao và một tâm hồn đáng ngưỡng mộ dám nghĩ, dám làm của tác giả.

Không chỉ dừng lại ở đó hai câu tiếp theo đã nói về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của nhà thơ khi sống ở vùng thôn dã:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Chỉ bằng cặp thơ đã lột tả được hết thảy cuộc sống sinh hoạt thường ngày khi về ở ẩn của tác giả. Sánh với “Ngư, tiều, canh, mục” chính là “Xuân, hạ, thu đông”. Bốn mùa tạo nên một năm trọng vẹn mà mùa nào thức ấy, tuy không phải những sơn hào hải vị như khi còn ở quan trường nhưng lại khiến nhà thơ cảm thấy hài lòng. Cuối cùng tác giả còn đúc kết cốt cách thanh cao đó là:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Đây cũng chính là những triết lý của tác giả trong quãng thời gian ở ẩn. Đó là thái độ thờ ơ trước công danh, phú quý. Tất cả nó giống như một giấc chiêm bao để rồi khi tỉnh dậy sẽ tan biến vào hư vô

Qua bài thơ ta có thể thấy con người, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một con người luôn hướng về “nơi vắng vẻ”, tránh xa nơi quan trường “lao xao”. Một người gần gũi với thiên nhiên, với cuộc sống của những người bình dân mà không ham vinh hoa, phú quý. Đây quả thật là một bậc đại tài đáng ngưỡng mộ khi dám nghĩ, dám làm trong thời đại xã hội phong kiến suy đồi, triều đình thối nát.

Mai Du

Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn

Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Ông là một nhà thơ lớn đã có những đóng góp rất nhiều cho nền văn học nước nhà. Khi ông mất đã để lại hai tập thơ nổi tiếng đó là: “Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân Quốc ngữ thi”. Trong đó, bài thơ để lại ấn tượng nhất đó chính là bài thơ “Nhàn” được trích từ tập “Bạch Vân Quốc ngữ thi”. Bài thơ đã ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn đồng thời qua đó ta có thể thấy được triết lí sống và nhân cách tốt đẹp của nhà thơ.

Ngay đầu bài thơ, tác giả giới thiệu cho người đọc về hoàn cảnh, cuộc sống của mình ở Bạch Vân Am.

Một mai một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

“Mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” – đây đều là những vật dụng rất quen thuộc với đời sống nhà nông. Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một quan lớn triều Mạc, được phong tới tước Trình Quốc công, vậy mà bây giờ qua về cuộc sống dân dã, tự cung tự cấp. Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ “một” thêm vào những công cụ trên. Cách đếm rất rành rọt cho thấy tất cả mọi thứ đã được thi nhân chuẩn bị sẵn sàng chu đáo cho cuộc sống nông điền này. Đến với cuộc sống mới với sự ung dung, thanh thản. Đồng thời từ ” thơ thẩn” trong câu thơ thứ hai càng nhấn mạnh, khắc họa rõ nét hơn dáng vẻ, tư thế của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn. Và từ ” vui thứ nào” cũng 1 lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có bon chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn muốn chọn cho mình sống nhàn không màng lợi danh. Thức ăn cuộc sống hằng ngày của nhà thơ vô cùng đạm bạc, sinh hoạt dân dã theo mùa: “thu ăn măng trúc”, “đông ăn giá” Trước mắt người đọc hiện ra là một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa xuân – hạ – thu – đông, có mùi vị, có hương sắc, có nước trong, có hương thơm thanh quý. Cuộc sống tuy đạm bạc, giàn dị nhưng lại vô cùng thanh cao. Cuộc sống này gợi cho ta nhớ cuộc sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn qua bài thơ “Côn Sơn ca”. Có thể tóm tắt nội dung “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi bằng một chữ “nhàn”. Chữ ấy hơn một trăm năm sau lại trở thành một phương châm, một lẽ sống, một thi đề của một lớp nhà nho mà Nguyễn Bỉnh Khiêm là một đại diện tiêu biểu. Hai nhà thơ sống cách nhau gần hai thế kỉ nhưng lại có một hoàn cảnh, một quãng đời, một tấm lòng, một lẽ nhân sinh rất gần nhau.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người dến chốn lao xao

Tác giả tự nhận mình là người “dại” bởi đã tìm tới “nơi vắng vẻ” trái hẳn với mọi người thông thường thích tìm tới chỗ “lao xao”. Chỗ “lao xao” mà nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn nhắc tới ở đây chính là chốn quan trường, đường danh huyên náo. Nơi con người chen chúc xô đẩy, vì giành giật những lợi danh mà không từ thủ đoạn hãm hại lẫn nhau, nhiều nguy hiểm khôn lường. Tác giả tự nhận mình là “dại” nhưng thực chất đó chính là cách nói ngược với giọng nói mỉa mai. Ông tự nguyện làm người “dại”, mặc kệ những ai cho mình “khôn”. Họ cứ lao mình bất chấp hiểm nguy vì những thứ danh lợi phù phiếm còn riêng tác giả vừa tỉnh táo vừa thông tuệ. “Dại” ở đây lại hóa thành “khôn” còn “khôn” ở đây lại hóa thành “dại”. Cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng có nhiều người nghĩ lối sống của nhà thơ là lối sống xa đời và vô trách? Thật sự có phải như vậy không? Điều đó là không đúng. Nếu như đặt mình trong hoàn cảnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta có thể hiểu được điều này. Do Nguyễn Bỉnh Khiêm có hoài bão muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang đấu đá tranh giành quyền lực không màng tới cuộc sống của dân chúng. Nhân dân đói khổ lầm than, cơ cực. Còn tất cả các ước mơ hoài bão của ông mong sẽ giúp dân không được xét tới.Vậy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết rời bỏ ” chốn lao xao ” là điều đáng trân trọng, là việc làm rất đúng đắn.

Hai câu thơ kết:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

Nhà thơ đã rất taì tình khi sử dụng điển tích, điển cố với giọng điệu thơ nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng thâm thúy. Tác giả nhận thức được công danh, của cải, phú quý chỉ là giấc mộng phù phiếm. Tư tưởng này của ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng của Lão Trang, ở cái vô vi của nó. Ở trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cuộc đời ông thì quan niệm sống ấy là tích cực, là cách chống lại chế độ đương thời. Cảm nhận quy luật của cuộc đời một cách tỉnh táo, uyên thâm để chọn cho mình một lẽ sống nhàn.

Bài thơ là những trải lòng của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm về chiêm nghiệm cuộc sống, về triết lí “nhàn” – triết lí sống tìm yên vui, lạc thú cho bản thân tránh những sự đấu tranh, giành giật danh lợi phù phiếm xa hoa. Bài thơ cho người đọc cảm nhận được một nhân cách đẹp, một trí tuệ thông tuệ khiến cho người khác phải ngưỡng mộ.

Họa Tâm

Từ khóa tìm kiếm:

cam nhan cua em ve bai tho nha cua nguyen binh khiem

cảm nhận bài thơ nhàn

cam nhan em ve bai tho nhan

suy cua em bai nhan

cảm nhận bài nhàn

Cảm nhận của ảnh chỉ về bài thơ nhàn

Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm Hay Nhất

Cảm nhận về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trước thế cuộc đảo điên, không ít người tài ba rời bỏ chốn quan trường lui về ở ẩn, một trong số đó phải kể đến Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không chỉ là một người tài hoa kiệt xuất với những tác phẩm để đời, những lời sấm truyền nổi danh mà còn là người có nhân cách cao thượng. Cũng bởi thế bài thơ “Nhàn” được ông sáng tác khi lui về ẩn cư đã để lại triết lý sâu xa về cuộc đời con người.

Từ “Nhàn” đặt cho tiêu đề bài thơ không phải là sự rảnh rỗi, vô công rỗi nghề mà là cái nhàn của tâm thức, của con người lánh xa thế sự hỗn loạn, cái nhàn của người nhìn đời bằng cái nhìn thấu đáo. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm có viết

Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Trước hết, tác giả sử dụng điệp từ “một” với nghệ thuật liệt kê các sự vật “mai, cuốc, cần câu.” Đó là những vật dụng quen thuộc gắn với cuộc sống người nhà nông bình dị. Tuy rằng đó là những sự vật gợi nhắc đến công việc nặng nhưng qua ý thơ của thi nhân, nó như trở thành những món đồ để phục vụ cuộc sống bình đạm thường ngày. Cuộc sống của người thi nhân nơi thôn dã như trừ bỏ những thứ ồn ào, phiền loạn của thế giới xung quanh, yên bình với việc cày cấy, câu cá để tận hưởng sự an nhàn của tâm thức. Từ láy “thơ thẩn” xuất hiện đầu câu thứ hai như thả ý thơ vào trạng thái ung dung, tự tại, thoải mái và êm ái của cuộc sống. Khung cảnh yên bình nơi xóm núi hiện ra với sự vật, con người ở đó như một bức tranh cổ phong đẹp đẽ, thoáng đãng và phóng khoáng. Con người nơi ấy “thơ thẩn”, thơ thẩn trước thời cuộc, biến động và yên tâm với thú vui nhàn tản nơi thôn quê. “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”, câu thơ toát lên một sự thanh tao không nhuốm ý niệm của trần thế. Đó cũng là nghệ thuật đối lập đầy độc đáo được sử dụng, trong này người “thơ thẩn” ung dung mặc kệ cuộc sống ngoài kia phù phiếm, xa hoa, chìm đắm trong những hoan vui tầm thường, xa xỉ. Hai câu đề mở ra khung cảnh điền viên ấm cúng, con người nổi bật với thế giới ung dung, lạc quan và thanh thản nơi tâm hồn.

Tiếp đó, hai câu thực khái quát rõ nét triết lý nhân sinh của thi nhân về cuộc đời về con người

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao

Nghệ thuật tiểu đối, đối từ, đối ý, đối câu đã được thi nhân sử dụng tinh tế chỉ trong hai câu thơ “dại – khôn”, “vắng vẻ – lao xao”. Người với ta, hai đại từ xuất hiện ở hai câu thơ phân biệt đã là sự đối lập rõ ràng về tư tưởng. Người với ta khác biệt, cũng như quan niệm sống của hai phía không thể tương đồng. Nơi ta tìm tới là “nơi vắng vẻ” với thú vui điền viên, cuộc sống nhàn tản không tranh đoạt, nơi con người với thiên nhiên hòa cùng một nhịp. Còn nơi người đến là “chốn lao xao”, chốn quan trường tranh đua, cướp giật, của những danh lợi ghen ghét hãm hại lẫn nhau. Lối nói ngược của tác giả đã làm nên tiếng cười của sự châm biếm, mỉa mai, dại mà hóa khôn mà khôn lại thành dại. Khôn đâu mà tìm đến phiền não, khổ sở, suốt ngày đắm chìm trong những toan tính thiệt hơn để rồi nhúng bản thân vào những thói hư tật xấu, tham lam dục vọng không kể xiết, không biết đâu là đủ. Dại gì mà có thể an nhiên tự tại, không cần phiền não, không tính thiệt hơn, gột sạch được bản thân, đắm chìm với thiên nhiên không chút bùn nhơ thế tục. Hai câu thơ nhẹ nhàng mà thấm thía, như sự cảnh tỉnh con người trước những dục vọng của bản thân và lôi cuốn của cuộc đời. Đó còn là sự khẳng định cách sống thanh cao, xa lìa cám dỗ của danh lợi chốn quan trường, là triết lý sống nhàn thực sự mà thi nhân muốn gửi gắm.

Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.

Nhắc tới “măng trúc, giá, sen, ao” người ta sẽ liên tưởng đến cuộc sống nơi thôn quê bình dị êm đềm. Những vật có sẵn, những hình ảnh đã ăn sâu vào cuộc đời của người nông thôn trở nên quen thuộc, là biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình của con người. Xuân, hạ, thu, đông bốn mùa luân chuyển, mùa nào thức nấy. Mùa thu ăn măng trúc, mùa đông ăn giá. Cuộc sống “nhàn” yên bình nhẹ nhàng là thuận theo tự nhiên, không đòi hỏi về thức ăn, chốn ở, sinh hoạt hàng ngày. Dù tắm hồ sen hay tắm ao, sự thanh bạch của lòng người cũng không vì thế mà biến mất. Việc hòa nhập với thiên nhiên không chỉ hoàn thiện sự an nhàn trong cuộc sống mà con trong tư tưởng, không mong cầu, vu lợi, không đòi hỏi, sân si. Ý thơ nổi bật sự đồng điệu về tâm thức của con người với thiên nhiên. Bốn mùa tươi đẹp với những thức ăn bình dị là cuộc sống chan hòa với trời đất của con người. Hiếm ai có thể bỏ qua cám dỗ của kinh thành lui về ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng vì thế mà cuộc sống “nhàn” không phải là thứ ai cũng dễ dàng làm được. Điều đó đã khẳng định nhân cách tuyệt vời của con người đang hướng tới một triết lý sống thanh cao, tự tại.

Và rồi thi nhân kết lại hai câu với giọng thơ nhẹ tênh và sảng khoải

Rượi đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Mượn điển tích về giấc mộng Nam Kha, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định một triết lý sâu xa về cuộc đời con người. Vạn vật phù phiếm, của cải, vật chất, công danh, quyền quý đều chỉ như một giấc mộng hoàng lương, đẹp đẽ đến mấy, rực rỡ đến mấy có được rồi cũng có lúc chúng phải suy tàn. Cũng như cuộc đời con người khi khi chết rồi không mang được thứ gì theo hết. Trải qua cả cuộc đời, cảm nhận được những được mất mà quan trường, phồn hoa đem lại, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới có thể có một cái nhìn đầy khách quan về cuộc đời như vậy. Mấy ai thoát được cám dỗ của thế gian mà thấu rõ lẽ đời, giữ được sự thanh khiết thuần túy của mình. Tìm đến cái say để có thể tỉnh lại, đó không chỉ là cái tài của thi nhân mà còn là nghệ thuật đặc sắc khi kết lại bài thơ. Những chiêm nghiệm trong cuộc đời muốn có được phải trải qua rồi ngộ ra, triết lý sống “nhàn” không phải là trốn tránh thế sự mà là sự mong mỏi tìm được lối thoát đúng đắn, sự “nhàn” thật sự trong tâm tưởng của con người.

Cả bài thơ toát lên một vẻ đẹp hoàn mỹ trong thế giới của tao nhân mặc khách, triết lý nhân sinh hướng tới việc thoát khỏi vòng luẩn quẩn trong cám dỗ cuộc đời. Tác giả đã vô cùng thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập, ngôn từ giản dị nhưng không kém phần tinh tế, nhịp thơ linh hoạt, điển tích điển cố… đã làm nên cái riêng rất hoàn mỹ của bài thơ.

Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang theo tư tưởng cá nhân và thế giới quan đầy mới lạ trong hàng loạt những tác phẩm thi ca trung đại hướng đến lòng yêu nước, trung thành… Đó là một hơi thở mới về triết lý sống thanh tao, giản dị trước thời cuộc hỗn loạn, đảo điên. Khép lại bài thơ, dư âm của nó vẫn âm vang đến muôn đời về quan niệm của một bậc đại trí, vinh hoa làm nhiễm bẩn nhân cách chỉ là phù du, phải biết tìm lấy hướng đi đúng giữ lại sự trong sạch cho chính mình.

Ngọc Huyền

Cảm Nhận Về Vẻ Đẹp Trong Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI, giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp, nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, nhân dân lầm than đói khổ trong cảnh “nồi da nấu thịt”. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện thái độ phê phán những thói đời bạc bẽo, ham danh lợi mà bỏ đi tình nghĩa, là một biểu hiện thanh cao của một tấm lòng thiết tha với dân tộc.

Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ ? An nhàn ngã thị địa trung tiên ! (Kẻ sĩ trong thiên hạ ai là người trong sạch, thanh cao? Yên vui nhàn nhã, ta đây đích thực là tiên trong đời!)

Là tiên khách bởi được thoải mái cả về thân xác và tinh thần:

Nội đắc tâm thân lạc, Ngoại vô hình dịch luỵ. (Bên trong được thú vui của tâm, của thân, Bên ngoài khỏi phải chạy vạy để phục dịch cho hình xác)

Thú vui nhàn dật, tránh xa khỏi vòng danh lợi là một đề tài khá quen thuộc của văn học thế kỉ XVI. Nhiều tác giả ca ngợi cuộc sống miền thôn dã với thú vui điền viên sơn thuỷ:

Yêu thay miền thôn tịch; Yêu thay miền thôn tịch! Cư xử dầu lòng; Ngao du mặc thích. Khéo chiều người mến cảnh sơn hà; Dễ quyến khách vui miền tuyền thạch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Cuộc sống tự nhiên, thanh tao miền tịch cư đã giúp các nhà nho tránh được những phiền phức chốn quan trường. Cuộc sống nhàn tịch miền thôn dã được tác giả miêu tả ở hai câu đề và hai câu thực:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu thực được tạo nên bởi một lối đối rất chỉnh giữa quan niệm “dại” và “khôn”. Một lối nói chứa hàm ý mỉa mai, thể hiện sự kiên định của nhà thơ với lối sống nhàn dật. Tự nhận “ta dại” là một sự ngông ngạo của người ở ẩn, đó là cái dại của bậc đại trí trong thiên hạ. Cái dại của những người như Mạnh Hạo Nhiên, Đào Tiềm, Nguyễn Trãi:

Cầm một chương, thơ mấy quyển, đủ tháng ngày ngâm ngợi, ấy thú mầu ông Mạnh Hạo Nhiên; Lan chín khóm, cúc ba hàng, dõi hôm sớm bù trì, này của báu ông Đào Bành Trạch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Họ tự hào với cuộc sống ấy bởi đó là cuộc sống thanh cao. Và họ kiên định với cách lựa chọn ấy:

Dù ai cười thơ thẩn ngẩn ngơ; Thì ta cũng ngô nghê ngốc nghếch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Những bậc đại trí ấy tìm đến “vắng vẻ”, trước tiên không phải là trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời, mà họ đều đến nơi thôn tịch khi họ đã không thể cứu nước cứu dân, họ chọn cuộc sống giữa thiên nhiên cây cỏ khi họ phải lựa chọn giữa lối sống luồn cúi và cuộc sống thanh sạch mà nghèo cực. Dù luôn nói đến cái thảnh thơi của một người nhàn tâm thản trí nhưng thực ra trong lòng họ vẫn mang những day dứt về cuộc đời. Về ở ẩn, họ dễ tránh được “chốn lao xao”, bởi theo nhà thơ, là nơi mọi người phải đua chen trong vòng danh lợi:

Thành thị vốn đua tranh giành giật (Thơ Nôm, bài 19)

Không nơi nào không có đua chen, tranh giành: “ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì giành nhau cái lợi” (Bài bi kí quán Trung Tân). Ở câu thơ kết, một lần nữa tác giả khẳng định quan điểm sống của mình, đó là một cách thể hiện thái độ với cuộc đời của một nhà Nho:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Phú quý ở đời chỉ là chuyện phù du. Câu thơ cuối có cách ngắt nhịp khác hẳn các câu thơ còn lại. Thủng thẳng nói về cái thú nhàn dật rồi buông ra một câu kết như thế, nhà thơ đã thể hiện một cách dứt khoát thái độ của mình đối với chuyện công danh phú quý. Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn nhưng khi được vời lại sẵn sàng ra giúp vua, giúp nước bởi tấm lòng luôn “cuồn cuộn nước triều dâng” khiến ông không thể yên tâm hưởng thanh nhàn nơi thông reo bốn mùa. Để rồi ông đã không thoát được cái án oan khiên thảm khốc. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm, với một thế thời khác đã kiên định lối sống ở ẩn. Trong một chừng mực nào đó, cách lựa chọn của Trạng Trình chưa hẳn đã là đúng. Song vì thế thời, để giữ gìn phẩm giá thanh sạch của mình, việc lựa chọn cách sống ấy cũng là một điều đáng để chúng ta trân trọng họ – những nhà nho chân chính.

Bài thơ nói về cái chí. Trước hiện thực xã hội rối ren thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cách sống nhàn dật, đó chính là một cách thể hiện thái độ của nhà thơ đối với cuộc đời.