Cảm Nhận Bài Thơ Tự Tình Lớp 11 / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình Của Hồ Xuân Hương

Cảm nhận về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Câu thơ gợi nên sự vắng lặng, tĩnh mịch của đêm khuya trong âm điệu buồn thương. Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian. Trong thời gian và không gian đó, tác giả cay đắng nhận ra sự bẽ bàng của thân phận, được thể hiện qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ tinh tế, độc đáo. Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” đặc trưng cho phong cách nghệ thuật vừa trữu tình vừa trào phúng của tác giả, gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận. Bi kịch về tâm trạng càng được xoáy sâu thêm. Câu thơ: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” vừa miêu tả ngoại cảnh vừa diễn tả tâm cảnh, thể hiện sự thống nhất giữa thiên nhiên và con người. “Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn, thậm chí chỉ là sự dang dở.

Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá. “Rêu” và “đá” là những sinh vật vô tri vô giác, bé nhỏ nhưng vẫn không chịu khuất phục mà vẫn hiên ngang tồn tại một cách mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”. Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu đã làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây, cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả. Nữ sĩ tuy nhận ra sự ngang trái, éo le của phận mình nhưng không hề cam chịu mà luôn muốn vùng vẫy, vượt lên trên hoàn cảnh bằng những hành động phản kháng.

Bài thơ mở đầu bằng cảm thức về thời gian: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”, và kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Hai câu thơ tiếp tục thể hiện tài năng trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả. “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm. Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời luôn lặp đi lặp lại theo quy luật tuần hoàn: xuân, hạ, thu, đông nhưng với con người thì tuổi xuân chỉ đến một lần duy nhất, và không bao giờ trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại. Tất cả đã làm nổi bật ý thức sâu sắc về bi kịch của bản thân và nỗi chán chường khi phải sống trong cuộc sống eo le, ngang trái.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ “Mảnh tình- san sẻ- tí- con con” nhấn mạnh bi kịch tình duyên éo le của nhân vật trữ tình. Mảnh tình vốn nhỏ bé lại còn không trọn vẹn, thậm chí là phải “san sẻ”. Câu thơ đã gợi lên hoàn cảnh đầy ngang trái của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khi phải sống trong cảnh chung chồng, và mang thân đi làm lẽ.

Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

Cảm Nhận Bài Thơ Chiều Tối Lớp 11 (Mộ) Của Hồ Chí Minh

[Văn mẫu lớp 11] – Anh chị hãy nêu cảm nhận về bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh

Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác luôn luôn quan niệm rằng “Văn chương phải là thứ vũ khí chiến đấu trên mặt trận văn hóa văn nghệ”. Bác luôn trăn trở rằng viết cho ai , viết cái gì, viết như thế nào, viết để làm gì.

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Nói đến sự nghiệp sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta biết đến ngoài việc là Bác là Bác Hồ kính yêu của chúng ta, là chủ tịch vĩ đại của đất nước Việt Nam. Khi nói đến tên Người – Hồ Chí Minh có một sự nghiêp sáng tác vô cùng đồ sộ và Bác có rất nhiều tác phẩm phục vụ cho cách mạng, phục vụ cho kháng chiến. Nói đến văn chính luận, ta biết đến những tác phẩm đặc sắc như: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Di chúc của Bác” “Tuyên ngôn độc lập”…những tác phẩm này được ra đời trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” của dân tộc. Nói đến “Truyện và kí” , ta biết rằng những bài báo được đăng lên trên những tờ báo của Pháp, đó là việc Bác sử dụng rất nhiều những tác phẩm viết theo cách châm biếm, đả kính, phê phán, lên án…Bác viết những bài này để vạch trần những bộ mặt quỷ dữ và khát máu của Pháp trước toàn thể cộng đồng quốc tế. Với những tác phẩm như là “Những trò lố như là Va-ren và Phan Bội Châu”, “Vi hành” ,…Khi nói đến thơ ca của Hồ Chí Minh, gồm hai mảng chính: Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Tiêu biểu là bài thơ “Chiều tối” viết về cảnh chuyển lao , khi Bác bị áp tải đi bộ trong một buổi chiều.

Trong bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt thì kết cấu của nó bao giờ cũng là “Khai – thừa – chuyển – hợp” . Đọc tác phẩm ta thấy có sự kết hợp nhuần nhị, đó là vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ phương Đông và ở đó là chất thép cao thường của một người tù cộng sản. Đó là sức chiến đấu trong thơ ca của Bác.

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”

Ở câu thơ thứ nhất, sức mạnh của văn chương dồn đổ lên từ “quyện” thể hiện sự mệt mỏi, sống như những nhà thơ phương Đông Bác Hồ cũng sử dụng hình ảnh “cánh chim” để gọi về buổi chiều . Thế nhưng sự khác biệt ở đây đó là từ “quyện” nó thể hiện sự mệt mỏi.

“Là một trái tim yêu từ ngọn cỏ nhành hoa

Chỉ biết quên mình cho tất cả

Như dòng sông chảy nặng phù sa”

Ở đây Bác nhìn thấu vào trong từng sự vật hiện tượng, đó là sự mệt mỏi sau một ngày dài lam lũ kiếm sống. Cánh chim của chủ tịch Hồ Chí Minh rất khác trong thơ ca phương Đông. Trong thơ ca phương Đông luôn luôn là hình ảnh bầy chim bay về nơi vô định để gợi tả cảnh buổi chiều. “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” . Cánh chim trong tác phẩm lại không bay về chỉ để đơn thuần gợi tả cảnh chiều mà lại bay về rừng đang “quy lâm” để “tầm túc thụ”, đang bay về rừng để tìm chốn ngủ. Đó cũng là khát vọng được đoàn viên của Bác. Bác chạnh lòng nhớ nhà trong một ngày dài bị áp tải ở nơi đất khách quê người. Đó là vẻ đẹp của câu thơ thứ nhất, vừa cổ điển lại rất hiện đại.

“Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Ở đây , “cô vân” là chỉ sự cô đơn , cô quạnh trong một ngày dài buổi chiều bị áp tải. Từ nhà lao này sang nhà lao khác, năm ba cây số một ngày. “Mạn mạn” có nghĩa là chậm chậm nó mang hai dấu nặng đi liền keeff, không chỉ đơn thuần là miêu tả chòm mây bay mà ở đây nó thể hiện bước đi nặng trịch của người cộng sản. Cổ đeo gong, chân tay vướng xiềng xích trong một ngày dài bị áp tài. Vì vậy mà ở đây tác giả viết “Cô vân mạn mạn độ thiên không” một chòm mây trôi châm chậm giữa một bầu trời cao rộng.

Khi ta đọc bài thơ này, ta sẽ thấy một nghịch lý, nghĩa là Bác luôn luôn phê phán thơ xưa:

“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”

Bác thường lên án , phê phán thơ xưa vì thơ xưa “thiên nhiên” bao giờ cũng là chủ thể còn con người thì nhỏ bé côi cút

“Lang thang trên núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Vậy mà nay trong thơ của Bác cũng có hình ảnh “cánh chim” hình ảnh “khu rừng” “bầu trời cao rộng” và cả hình ảnh “chòm mây” . Vậy rõ ràng, điều này có gì là nghịch lý không? Mới nghe qua ta tưởng là nghịch lý, nhưng đọc kĩ ngẫm nghĩ lại thì nó vô cùng hợp lí. Bởi, hai câu trên là viết về thiên nhiên thì hai câu thơ sau lại viết về con người. Vậy, thiên nhiên và con người là song hành , ngang bằng nhau. Thậm chí, thiên nhiên chỉ là nền cảnh để con người xuất hiện. Bác Hồ khép lại cảnh trời chiều và mở ra đó là cảnh trời tối

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Mới nghe qua ta tưởng câu thơ ấy là trong sáng, trong trẻo. Một người tù cộng sản, cổ đeo gong, chân tay vường xiềng xích. Vậy mà lại dành tình thương của mình cho người khác, thế nhưng, khi đọc kĩ, ta thấy đây là một sự phê phán lớn. “Ma bao túc” “Bao túc ma hoàn” ở đây nó thể cái vòng quay đều đặn và luẩn quẩn của cái cối xay ngô. Tối rồi mà vẫn còn phải lao động vất vả, đó thể hiện là một xã hội áp bức bất công dưới chế độ Tưởng Giới Thạch. Ta tưởng rằng, bài thơ này mở ra là cảnh buổi chiều và khép lại là cảnh buổi tối. Nhưng không, nhãn tự của bài thơ này chính là hình ảnh “lô dĩ hồng” . Trời đã tối đi thì lò than càng bừng sáng. Một nửa đánh bật bóng đen thui, một nửa cân bằng cả hai âm tiết còn lại. Phải chăng Bác là người tay nắm chắc chân lí, mắt nhìn thấu cõi tương lai. Mặc dù bài thơ này được viết vào những năm 1942 – 1943 của thế kỉ trước, nhưng Bác nhìn thấy màu hồng, thấy cuộc cách mạng tháng Tám ở Việt Nam nhất định thành công thắng lợi. Đó là vẻ đẹp chất thép cao thường của người cộng sản. Đó cũng là lí do khi người ta nói đến chất thép trong thơ Bác, người ta nói rất rõ ra rằng:

“Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép”

Hay Hoàng Trung Thông đã từng viết

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

Rõ ràng, không một loại nhạc cụ nào có thể giam cầm được trái tim, tâm hồn của người tù cộng sản. Đó chính là sức chiến đấu trong thơ Bác. Bác không nói chuyện thép, không lên giọng thép. Thế nhưng trong thơ của Bác ngập tràn “tinh thần thép” .

Văn Lớp 11: Phân Tích Cảm Nhận Đoạn 3 Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu

PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU “ Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu trích trong tập thơ “Thơ và Thơ” của nghệ sĩ tài năng Xuân Diệu. Bài thơ là tiếng nói tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, thiết tha với tuổi trẻ của Xuân Diệu. Mười câu thơ cuối bài chính là khúc hát khép lại bài thơ với những quan niệm nhân sinh sâu sắc.

“Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn””

Nhấn để mở rộng…

Nếu như ở những vần thơ trên tác giả dùng “tôi” thì ở đây Xuân Diệu lại dùng “Ta”. Theo như Chu Văn Sơn lý giải: “Ở trên, tác giả xưng ”tôi” để đối thoại với đồng loại, ở dưới lại xưng “ta” để đối diện với sự sống”. Dưới con mắt của tác giả, sự sống hiện lên “mơn mởn”. Từ láy “mơn mởn” miêu tả sức sống căng tràn, tươi mới. Chính cái “mơn mởn” của sự sống khiến tác giả như tham lam “muốn ôm” lấy tất cả. Sự sống ấy rộng lớn lắm, bao la lắm nhưng nghệ sĩ ấy vẫn muốn ôm lấy, giữ chặt lấy.

Nhịp thơ như gấp rút, giọng thơ như dồn dập, cảm xúc như dâng trào bật lên thành những ước nguyện cao đẹp:

“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, “

Nhấn để mở rộng…

Những gì thi sĩ muốn là được giao cảm với thiên nhiên, với sự sống: từ mây, gió, cánh bướm đến tình yêu, cỏ cây, non nước. Mức độ giao cảm cũng dần mãnh liệt hơn: từ “ôm”, “riết”, đến “say”, “thâu”, và sau cùng là “cắn”. Từng lần từ “ Ta muốn” vang lên là từng ước nguyện được nói lên. Nhân vật trữ tình như muốn ôm hết vào lòng mình “mây đưa và gió lượn”, muốn đắm say với “cánh bướm tình yêu”, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy “một cái hôn nhiều”. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Điệp từ “ta muốn” cùng nhịp thơ dồn dập như diễn tả hơi thở gấp gáp của thi nhân và nhịp điệu hổi hả của trái tim vội vàng. Phải chăng thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta đang nồng nhiệt đối rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình? Phải chăng sống vội vàng, sống hối hả, sống nhiệt huyết như thế với Xuân Diệu mới được gọi là sống trọn vẹn?

Lí giải cho những ham muốn của mình, thi nhân có viết:

“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi”

Nhấn để mở rộng…

Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến diễn tả Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy”. Trong cảm xúc dạt dào, trước cuộc sống “mơn mởn” ấy, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời chỉ đẹp khi sống hết mình, khi đam mê hết mình, khi hoà hết mình vào cái khoảnh khắc tươi đẹp nhất của tuổi đời con người – tuổi trẻ.

Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn và rồi đến cuối cùng, tác giả phải thốt lên:

“– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”

Nhấn để mở rộng…

“ Xuân hồng” hai từ thôi mà nghe sao mềm mại thế, nghe đằm thắm thế. Mùa xuân không chỉ còn là tên gọi mà mùa xuân trong thơ Xuân Diệu trở nên có hồn, có sức sống. Mùa xuân ấy đẹp, ngọt ngào như đôi môi người thiếu nữ khiến “ Ta muốn cắn vào ngươi”. Mùa xuân là cái hữu hình, làm sao thi nhân có thể cắn? Đúng thi nhân không thể cắn nhưng thi nhân có thể hoà mình vào mùa xuân, có thể say đắm trong cơn tình dịu ngọt của mùa xuân.

Giáo Án Ngữ Văn 11: Văn Bản Tự Tình (Bài Ii) Hồ Xuân Hương

NS: NG: Văn bản TỰ TÌNH (Bài II) Hồ Xuân Hương. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs cảm nhận Tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước cảnh ngộ éo le & khát vọng sống hạnh phúc của HXH. Tài năng nghệ thuật thơ nôm của HXH: thể thơ đường luật viết bằng chữ nôm, cách dùng từ ngữ , h/ả giản dị, giàu sức biểu cảm táo bạo mà tinh tế. Chuẩn bị Thầy: Soạn giáo án, bảng phụ. Trò: soạn bài. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ1: Kiểm tra bài cũ. P/tích quang cảnh trong phủ chúa Trịnh để thấy được ngòi bút kí sự sắc sảo của Lê Hữu Trác. HĐ 2: GT bài mới. Nữ sĩ HXH là người nổi tiếng với tài thơ nôm & được mệnh danh là: “Bà chúa thơ nôm”. Thơ của bà không chỉ là tiếng nói thể hiện niềm khát khao hạnh phúc, ca ngợi người phụ nữ, mà có khi còn là tâm trạng buồn tủi phẫn uất trước cảnh đời éo le. Bài thơ Tự tình II là một bài như vậy. HĐ 3: Bài mới. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt ? Qua tìm hiểu văn bản & tiểu dẫn, em hãy nêu những nét cơ bản về t/g HXH? ? Em hãy cho biét xuất xứ của văn bản? ? Văn bản được sáng tác theo thể loại nào? Gv hướng dẫn cách đọc văn bản & đọc mẫu. Em hãy cho biết kết cấu của văn bản? ? Hai câu thơ đầu HXH đã chọn thời gian, không gian nào để bộc bạch nỗi niềm? ? Em có nhận xét gì về kg, tgian NT đó? Tâm trạng của nhân vật trữ tình ntn? Kg, tgian đó cho thấy HXH đang thao thức trằn trọc trong nỗi cô đơn, lẻ loi, đối diện với lòng mình & thấy buồn thương cho bản thân. Trong thời điểm đó, xuất hiện âm thanh gì? ? Âm thanh đó có tác dụng ntn đến tâm trạng của nhân vật. ? Em hãy cho biết t/g đã sử dụng NT ? ? Phân tích ý nghĩa của từ “trơ” & “cái hồng nhan” trong câu hai? So sánh: “ Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”. Bà HTQ( Thăng Long thành hoài cổ) Hồng nhan là một vế gợi vế còn lại là bạc mệnh. Vì vậy càng xót xa thấm thía đau xót hơn. ? Qua sự ptích trên em hãy cho biết tâm trạng của nvtt trong hai câu đầu. ? Trong hoàn cảnh đó nhà thơ đã tìm đến cách giải sầu ntn? NVTT đã tìm đến với rượu. ? Hai câu thơ trên t/g đã sử dụng NT gì ? ? T/dụng NT đó là gì ? ? Nhìn ra TN xung quanh, TN có mối qhệ ntn với con người? ? Kq lại ND, NT của hai câu 3, 4? ? Qua sự ptích trên em hãy cho biết ND, NT của 4 câu đầu? ? Hai câu 5,6 sử dụng NT gì? T/d NT ntn? Từng đám rêu tuy mềm yếu & nhỏ bé là vậy mà cũng không chụi khuất phục số phận, nên phải mọc xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn để đâm toạc chân mây. ?, Hai câu thơ không hề thể hiện sự lên gân hoặc gồng mình lên trên số phận, mà vẫn thấy được tính cách mạnh mẽ của HXH. Kq lại ND, NT của hai câu 5, 6? Hai câu 7, 8 cách sử dụng từ có gì độc đáo? Nghĩa của các từ Xuân & lại ntn? Gv: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn. Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. ( Vội vàng- XDiệu). NT tăng tiến: Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ được một tí, lại là tí con con. ? Với sự ptích trên em hiểu thêm điều gì về ttrạng của nvtt? Lhệ c/đ của HXH ? Qua cuộc đời số phận của HXH em có cảm nhận gì về số phận của những người con gái khác trong XH xưa? Kq lại NT, ND của bốn câu cuối? Kq lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ? Gv hướng dẫn: Hai bài “ Tự tình” đều thể hiện một nội dung: nỗi lòng HXH với tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận. – Cách sử dụng từ đa nghĩa, giàu h/ả, giản dị thể hiện cá tính độc đáo của HXH. Khác nhau: Tự tình 1 yếu tố phản kháng thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn. HSTL HSTL HSTL HSđọc vbản HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL Đọc- tiếp xúc văn bản 1, Tác giả. HXH (?-?) -Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhưng bà sống chủ yếu ở Thăng Long. – HXH có c/đ lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: 2 lần lấy chồng nhưng đều làm lẽ, cuối cùng bà vẫn sống cô độc. – HXH xinh đẹp thông minh đi nhiều giao thiệp rộng( có nhiều người nổi tiếng như NDu). – Con người phóng túng, tài hoa, cá tính mạnh mẽ sắc sảo. -T/p còn lại: Tập thơ lưu hương ki gồm 24 bài chữ hán & 26 bài chữ Nôm. -ND: thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ là sự khẳng định và đề cao vẻ đẹp khát vọng của họ. -NT: Ngôn ngữ thơ đa dạng , táo bạo và tinh tế. -P/cách thơ HXH vừa trào phúng vừa trữ tình vừa đậm đà chất văn học dg. 2, Văn bản. Tự tình bài II nằm trong chùm thơ tự tình gồm 3 bài của HXH. Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 3, Đọc- giải thích từ khó. 4, Kết cấu. 4 câu đầu: nỗi buồn trong cảnh cô đơn trơ trọi. 4 câu cuối: thái độ bứt phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng cô đơn khao khát hạnh phúc. II- Đọc –hiểu văn bản. 1, Bốn câu đầu a, Hai câu đầu. + (t): đêm khuya + Kg : rộng lớn ( nước non), yên tĩnh, thanh vắng. + Âthanh: tiếng trốngvăng vẳng dồn dập vọng lại. -NT: Đảo ngữ trơ( đtừ) đặt ở đầu câu. Nhịp ngắt1/3/3( bất thường). Cách sử dụng từ ngữ đặc sắc( trơ cái hồng nhan) Trơ: sự trơ trọi cô đơn. – Là sự bẽ bàng tủi hổ( trơ trơ) -Là sự thách thức của HXH với c/đ khi từ “ trơ” kết hợp với từ “ nước non”. – Cái: Từ chỉ đi cùng với dtừ chỉ đồ vật. – Hồng nhan: nhan sắc vẻ đẹp của người con gái Cái hồng nhan: thể hiện sự rẻ rúng mỉa mai.Hơn thế lại là cái hồng nhan trơ với nước nonkhông chỉ là sự dầu dãi mà còn là sự cay đắng. b, Hai câu tiếp Ẩn dụ: vầng trăng bóng xế.- con người đã không còn trẻ. 2, Bốn câu cuối a, Hai câu 5, 6 NT: đảo ngữ: xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây. Đối & ĐTừ mạnh( xiên ngang, đâm toạc). Hai câu thơ gợi cảnh TN có sức sống mãnh liệt. Qua NT tả cảnh ngụ tình, ta thấy ttrạng Nvttkhông chỉ là phẫn uất mà còn là sự phản kháng vùng vẫy quyết liệt với số phận. Thể hiện cá tính mạnh mẽ không chụi khuất phục số phận của HXH. b, Hai câu 7, 8 NT: Điệp từ “ xuân” S/d từ ngữ tăng tiến: Mảnh tình san sẻ tí con con. Xuân- Mùa xuân( quay lại theo vòng tuần hoàn ) Tuổi xuân( tuổi trẻ) Lại – Thêm một lần nữa. Trở lại. – Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Ttrạng nvtt: Cảm nhận sâu sắc về tgian kéo theo nỗi đau về thân phận, nên đọng lại trong hai câu cuối là nỗi ngao ngán chán chường bi thương trước duyên phận éo le. -Đây cũng chính là nỗi đau chung của những người con gái trong XH xưakhi hạnh phúc chỉ là chiếc chăn quá hẹp. Đây chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. III-Tổng kết 1, Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm giàu màu sắc, nt tả cảnh ngụ tình đặc sắc… 2, Nội dung/Ghi nhớ/SGK/19 IV- Luyện tập Bài tập 1/SGK/20 HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà: HS học thuộc lòng bài thơ, phân tích được bài thơ, nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản. Soạn bài “Câu cá mùa thu”của Nguyễn Khuyến theo hệ thống câu hỏi SGK.