Các Truyện Cổ Tích Lớp 6 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Truyện Cổ Tích Sọ Dừa Văn Học Lớp 6

Đề 2: Đóng vai bà mẹ Sọ Dừa, hãy kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa

Đề 3: Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyện “Sọ Dừa”.

Đề 4: Cảm nhận về nhân vật Sọ Dừa qua truyện cổ tích “Sọ Dừa”mà em đã học.

Đề 5: Cảm nghĩ của em về nhân vật bà mẹ và nhân vật phú ông trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”

Đề 1: Kể lại truyện cổ tích “Sọ dừa”.

Ngày xưa, một bà nghèo khổ vào rừng hái củi. Khát nước quá, bà thấy một cái sọ dừa đựng đầy nước mưa, bà bưng lấy uống, về nhà, thụ thai, bà đẻ ra một cục thịt có mắt, có mũi, nhưng không mình mẩy tay chân. Bà buồn lắm, đặt tên là Sọ Dừa. Mấy năm sau. Sọ Dừa cũng chỉ lăn theo mẹ mà chẳng biết làm được việc gì. Mẹ già càng buồn. Bỗng một hôm Sọ Dừa thưa với mẹ muốn sang nhà phú ông đi ở chăn bò. Phú ông ngẫm nghĩ rồi ưng thuận. Sọ Dừa chăn bò giỏi lắm, con nào cũng được ăn no và béo tốt. Phú ông có ba cô con gái xinh đẹp vẫn thay nhau đem cơm nước cho Sọ Dừa. Bữa nọ, cô út vào đến bãi chăn bò bỗng nghe tiếng sáo véo von. Cô lắng tai nghe và rón rén sau một bụi cây nấp rình xem thì thấy một chàng trai tuấn tú đang ngồi trên võng đào say sưa thổi sáo. Nghe tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm dưới gốc cây. Cô út đem lòng thương mến và hết lòng săn sóc Sọ Dừa.

Mấy tháng sau, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi cô gái phú ông làm vợ. Thương con nên mẹ phải đi mà lòng băn khoăn lắm. Phú ông cười mỉa:

“Sọ Dừa muốn làm cơn rể nhà này cũng được thỏi. Hui mẹ con bà sắm đủ mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm, và… một chĩnh vàng cốm đem sang làm lễ vấn danh!”.

Ngày hôm sau, hai mẹ con Sọ Dừa mang đủ lễ vật sang. Ngạc nhiên quá, phú ông cho gọi ba cô con gái lại. Hai cô chị bĩu môi, nguýt dài. Cô út e lệ, cúi mặt tỏ ý bằng lòng. Sau ngày cưới vợ, Sọ Dừa hiện thành một thư sinh dùi mài kinh sử. Năm ấy, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên, làm quan, được vua sai đi sứ. Trước lúc lên đường, Sọ Dừa đưa cho vợ một hòn đá lửa, hai quả trứng gà, một con dao, và dặn phải mang theo người để phòng thân. Hai chị gái đã rủ em út đi thuyền rồi bất ngờ đẩy em xuống biển cho chết đuối để chiếm chồng em! Một con cá kình nuốt chửng cô út vào bụng. Sẵn dao, cô đâm chết cá, cá nổi lên dạt vào một hải đảo. Vợ Sọ Dừa mổ bụng cá chui ra, bước lên hoang đảo. Cô đánh lửa nướng cá ăn. Hai quả trứng nở thành đôi gà rất đẹp. Một hôm gà cất tiếng gáy vang:

“O…ó…o!…Ò…ó…o…

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về…”

Tức thì, một con thuyền cắm cờ đuôi nheo cập đảo. Quan trạng lên đảo. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Sọ Dừa mở tiệc ăn mừng đi sứ về. Bà con họ hàng kéo đến đông lắm. Có cả hai cô chị… Cuối bữa tiệc, Sọ Dừa đưa vợ ra chào hai họ, bà con anh em. Hai cô chị vội lén ra về, sau đó đi đâu không ai biết.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Các Bài Văn Kể Chuyện Hay Lớp 6

Các bài văn kể chuyện hay lớp 6 với những đề tài phong phú như: kể tóm tắt câu chuyện Thánh Gióng; Kể về kỷ niệm sâu sắc thời thơ ấu; Kể tiếp theo câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng…

Bài 1. Các bài văn kể chuyện hay lớp 6: Hãy kể tóm tắt truyện Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Bài 2: Các bài văn kể chuyện hay lớp 6: Hãy kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên.

Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: “Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em”. Tôi nhất quyết “Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này”. Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: “Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó”. Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: “Anh có đau không?” anh gượng cười, nói: “Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm”. Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân…

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: “Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ”. Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

Bài 3: Các bài văn kể chuyện hay lớp 6: Viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Ông lão đi về thấy mụ vợ ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ. Đôi mắt ông lão buồn thăm thẳm nhìn chằm chằm vào mụ vợ. Thời gian dường như lắng lại trong phút chốc. Ông lão lặng lẽ quay đi về phía bờ biển. Từng con sóng trắng xóa đập vào vách đá vỡ tan. Ông lão ngạc nhiên khi thấy bầu trời vẫn xanh trong như mọi ngày và nắng vẫn vàng tươi.

Từng hàng cây phi lao rì rào trong gió. Gió thổi từ biển vào đêm theo hơi nước mát rượi. Mặt Trời khuất dần sau dãy núi xa. Ánh tà dương đỏ rực bao nhiêu thì lòng ông lão lại buồn bấy nhiêu. Trái tim ông đau như cắt. Ai có ngờ đâu người vợ chung thủy của mình trong phút chốc lại bị mờ mắt bởi cảnh xa hoa, mỹ lệ trong cung điện vàng son. Trời bỗng đổ mưa tầm tã. Mưa nặng hạt dần, ông lão vẫn ngồi dưới gốc cây dừa bên bờ biển. Dường như ông lão muốn cơn mưa rửa trôi hết bao ưu tư, phiền muộn trong lòng. Trong tâm trí ông giờ đây chỉ có duy nhất một suy nghĩ, đó là có nên tha thứ cho mụ vợ hay không. Ông lão đứng dậy, hước đi, mặc cho cái lạnh tê tái dưới cơn mưa. Con đường quen thuộc về nhà sao hôm nay ông lại muốn nó dài, dài mãi. Nhưng không! Túp lều rách nát xưa đã hiện ra trước mắt ông. Mụ vợ vẫn đang ngồi nhìn trời mưa tầm tã, hy vọng ông lão sẽ tha thứ cho mình. Ông lão lẳng lặng bước vào trong túp lều. Túp lều tuy rách nhưng xưa kia nó ấm áp biết chừng nào, giờ tại sao lại trở nên hiu quạnh, trống vắng. Mưa ngoài trời đã ngớt. Ông lão nằm trong túp lều mà lòng lo lắng, không biết mụ vợ làm gì giữa trời giá rét. Ông trăn trở, suy nghĩ và thiếp đi lúc nào không biết. Bình minh thật đẹp! Ánh nắng ban mai chiếu xuống khoảng sân trước túp lều của vợ chồng ông lão. Lúc này, ông lão đã tỉnh giấc và bước ra ngoài sân. Đôi mắt ông lão ánh lên vẻ hốt hoảng, lo sợ. Mụ vợ đã ngất lịm trước sân. Đôi môi mụ tim tái. Chân tay lạnh ngắt. Đôi mắt ông lão đỏ hoe. Nhìn mụ vợ mà ông lão lại thấy thương. Ông lão chạy ra bờ biển và hét to:

– Cá vàng ơi! Hãy cứu mụ vợ của tôi với! Đời này, kiếp này tôi sẽ không quên ơn cá vàng đâu! Cá vàng ơi cá vàng! Mụ ta đã hối cải rồi. Cá vàng ơi! Tôi xin cá vàng!

Tiếng kêu tuyệt vọng của ông đã làm cá vàng nổi lên. Cá vàng nói:

– Ông lão! Đây là lần cuối cùng tôi giúp ông. Hy vọng từ sau vụ việc này mụ vợ ông lão sẽ làm ăn lương thiện. Còn bây giờ, ông lão hãy về đi! Mụ vợ ông lão đã được cứu sống rồi!

Vừa dứt lời, cá vàng đã lặn xuống lòng biển sâu. Ông lão đi về nhà. Mụ vợ đã được cứu sống. Như lời cá vàng nói, từ đó trở đi mụ vợ ông lão đã làm ăn lương thiện, đối xử tốt với ông lão. Sự cố gắng lao động của hai vợ chồng ông lão đã được đền đáp. Rồi gia đình ông xây được một căn nhà thay cho lúp lều xưa và sống hạnh phúc đến hết đời.

Ông Bụt Trong Các Truyện Cổ Tích

Đề bài: Em đã gặp hình ảnh ông Bụt trong các truyện cổ tích nào? Em có càm nghĩ gì về nhân vật này?

– Giới thiệu hình ảnh ông Bụt trong các truyện cổ tích Việt Nam.

– Cảm nghĩ chung: Bụt giúp đỡ người hiền lành chiến thắng kẻ ác.

1. Bụt trong các truyện cổ tích nào?

Truyện Tấm Cám, truyện Cây tre trăm đốt.

2. Cảm nghĩ về nhân vật Bụt:

Trong xã hội cũ, Tấm bị hãm hại, bóc lột: trút trộm tôm tép, giết bống, trộn thóc với gạo bắt cô ngồi nhặt… Anh Khoai bị bóc lột, lừa dối, trở mặt nuốt lời, bị bắt phải tìm ra cây tre trăm đốt, tuyệt vọng ngồi khóc hu hu trong rừng vắng. Nhân dân ta đã sáng tạo ra hình ảnh ông Bụt đề giúp đỡ kẻ khó người hiền thắng bọn hung ác.

Ngày nay nhân dân không còn mong chờ ở Bụt mà tin tưởng vào đường lối cách mạng, tổ chức và luật pháp cách mạng nghiêm minh để xã hội công bằng phát triển.

Có một hình ảnh nhân vật mà trong đời sống thường ngày xưa nay, mọi người chưa hề được gặp, nhưng lại rất quen thuộc trong các truyện dân gian của chúng ta. Nhân vật này đã từng biết bao lần giúp đỡ cô Tấm hiền lành, siêng năng, chăm chỉ trong truyện Tấm Cám và anh Khoai chân thực, chất phác trong truyện Cây tre trăm đốt. Đó là Bụt mỗi lần xuất hiện là mồi lần Bụt cứu khổ cứu nạn cho người hiền lành chiến thắng kẻ ác giúp cho cái tốt đẩy lùi cái xấu.

Hình ảnh nhân vật Bụt trong truyện cổ tích đúng là dấu ấn của một thời xa xưa cho thấy khát vọng lớn của nhân dân ta khi ấy

Ngày nay chính quyền nằm trong tay nhân dân, đấu tranh cho quyền lợi những người lao động nghèo khổ. Cả pháp luật cũng đứng về phía giới người này. Người xấu và kẻ ác dù giòi tài lừa dối, tráo trở đến đâu trước sau gì cũng bị toà ăn kêu đúng tên, trị đúng tội mà thôi. Đó là chuyện thời nay chứ còn thời xưa cô Tấm và anh Khoai đau đớn ức oan còn biết kêu ai nữa nếu không phải là nhờ đến Bụt, một hình ảnh nhân vật do trí tưởng tượng của nhân dân đã sáng tạo nên. Ta thử nhớ lại: mẹ con Cám trong truyện Tấm Cám trước đã dùng mọi hành động nhó nhen độc ác để hãm hại cô Tấm. Họ đã trút lén giỏ tép, giết con Bống vô tội, lại trộn thóc với gạo bắt cô ngồi nhặt để không có thời gian dự hội ướm giày. Khó mà kể xiết những tội ác khó dung tha của bọn họ. Làm sao mà nhớ xuể hết biết bao lần cô Tấm một mình ngồi khóc, nước mắt giọt ngắn giọt dài thảm thiết. Hoàn cảnh của anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt nào khá chi hơn. Anh bị lão phú nông lừa dối lường công. Hắn hứa gả con gái. út cho anh rồi tráo trở nuốt lời. Sau đó lại lừa gạt bắt anh phải vào rừng tìm cho ra cây tre trăm đốt thì việc cưới hỏi mới thành. Nhưng làm gì có cây tre trăm đốt mà hòng kiếm tìm? Phải chăng là biết như vậy nên anh ngồi lại trong rừng vắng mà khóc hu hu một mình. Anh khóc cho vơi đi nỗi đau khổ cho riêng mình. Làm chi đây? Đâu lẽ kẻ ác cứ hoành hành mãi để cho người hiền lành, chân thật cứ khốn khổ mãi sao. Đâu chỉ riêng anh mà cả đông đảo nhân dân đều mơ ước một xã hội công bằng, tốt đẹp. Muốn có sự thay đổi để đạt đến ước mơ vừa nói nhưng nhân dân ngày xưa không có điều kiện biến ước mơ thành hiện thực. Biết làm sao hơn ngoài việc kí thác tâm tư, nguyện vọng của mình vào lời ca, truyện kế trong đó có truyện cổ tích. Nhân dân đã sáng tạo nên hình ảnh ông Bụt đầy phép nhiệm màu có thể làm thay đổicuộc đời của mỗi nhân vật trong hiện thực đời sống chưa thể có điều kiện đổi thay. Do đó mà trong truyện Tấm Cám, mỗi lần cô Tấm lên tiếng khóc vì bị ức hiếp đau khổ là mỗi lần Bụt hiện lên an ủi và giúp đỡ. Bụt đã cho gà bới tìm xương bống rồi bảo cô cho vào lọ chôn dưới chân giường. Bụt cũng đã cho đàn chim xuống nhặt thóc giúp cô để cô còn kịp giờ đi dự hội. Từ chiếc xương bống, Bụt đã biến giúp cho cô Tấm có đầy đủ cả quần áo đẹp, giày thêu, ngựa hồng các thứ “lễ bộ” để cô thêm xinh đẹp, có điều kiện gặp gỡ nhà vua và trở thành hoàng hậu. Trong truyện Cây tre trăm đốt cũng thế, khi anh Khoai một mình ngồi khóc hu hu thì Bụt cũng đã kịp thời hiện ra giúp anh phép lạ có thể nhập trăm đốt tre lại thành cây tre trăm đốt và ngược lại cũng có thể tách rời cây tre “vô tiền khoáng hậu” ấy thành ra trăm đốt tre rời, đủ để trừng phạt lão phú ông, khiến lão một phen khiếp vía đành phải gả cô út cho anh. Bụt, như vậy, đã hồ trợ người hiền lành, chân thật, giúp cho Thiện thắng Ác và công lí được thực hiện dầu chỉ là thực hiện bằng tưởng tượng và mơ ước.

Hình ảnh nhân vật Bụt trong truyện cổ tích đúng là dấu ấn của một thời xa xưa cho thấy khát vọng lớn của nhân dân ta khi ấy.

Ngày nay, nhân dân ta tuy vẫn mong muôn một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ, trong đó người hiền lành, chân thật được biếu dương, khen ngợi, kẻ gian ác bất nhân bị lên án và bị trừng phạt. Duy có điều khác xưa nhân dân ta không còn mong chờ vào lực lượng siêu hình mà tin tưởng vào hiện thực với đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, tổ chức trong sạch, pháp luật nghiêm minh nhất định từng bước xã hội tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người.

Từ khóa tìm kiếm

Các Kiểu Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Việt

Truyện cổ tích phản ánh trí tưởng tượng lạc quan của người bình dân, họ tin rằng mọi khó khăn đều có thể vượt qua và những người chăm chỉ, hiền lành, lương thiện sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, còn những kẻ gian ác, tham lam thì phải chấp nhận sự trừng phạt. Vì thế, khác với truyền thuyết, truyện cổ tích không xây dựng trên những sự kiện lịch sử. Ở một số truyện, nhân vật chính vượt qua những ranh giới để tìm đến cuộc sống có tình yêu. Nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú, đa dạng, có nhiều kiểu nhân vật khác nhau: nhân vật quan lại, người giàu, người anh, người dì ghẻ, người mẹ chồng; nhân vật người em, nhân vật mồ côi, nhân vật mang lốt, nhân vật người con dâu… Nhân vật thường được chia thành hai tuyến: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Các loại nhân vật này khác nhau về cảnh ngộ, phẩm chất, tài năng và kết cục số phận. Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi truyện đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Ở đây, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất quyết liệt nhưng bao giờ cái thiện cũng chiến thắng. Để khắc hoạ nhân vật và cấu trúc nên cốt truyện, dân gian rất quan tâm, chú trọng đến các hành động của nhân vật chứ không quan tâm mô tả ngoại cảnh, ngoại hình và tâm lý nhân vật. Hành động nhân vật là mấu chốt, tổng thể các hành động của nhân vật tạo thành cốt truyện, vì thế, nhân vật suy tư, trăn trở, day dứt như thế nào người đọc cũng không thể biết. Với đặc điểm dùng hình thức kỳ ảo làm phương thức chuyển tải nội dung, các truyện cổ tích có sức hấp dẫn mọi lứa tuổi, mọi thế hệ.

1. Kiểu nhân vật quan lại, người giàu

Không chỉ những kẻ có quyền chức lợi dụng người dân nghèo hiền lành, lương thiện để làm giàu, phục vụ mục đích cá nhân mà ngay cả những phần tử giàu có cũng tàn ác và tham lam không kém, họ nắm trong tay nhiều tiền của từ đó tác oai, tác quái khiến dân nghèo phải điêu đứng, suốt đời làm kẻ hầu người hạ cho chúng. Người Việt có truyện Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột, Sự tích con khỉ, Mũi dài… đã cho thấy tính cách của những kẻ nhà giàu: tham lam, keo kiệt, giả dối, tính cách này được tiếp nối ở cả thế hệ con, cháu trong những gia đình trọc phú, trưởng giả; ngay cả những người con là phận gái cũng dùng nhan sắc để lừa gạt nhằm chiếm đoạt gia tài người khác, coi rẻ tình nghĩa vợ chồng, ham phú quý. Các gia đình phú ông hay đưa ra mưu kế: hứa gả con gái cho người ở của mình khi người ở thực hiện xong tất cả các công việc nặng nhọc, khó khăn và gian khổ hoặc đưa ra những thách đố hay thách cưới cao sang ngoài khả năng của những chàng trai nghèo. Đó là phú ông trong truyện Cây tre trăm đốt, Lấy chồng dê, Chàng ngốc được kiện, “Giận mày tao ở với ai” hay là truyện phượng hoàng đất. Hình ảnh nhân vật nhà giàu ở các truyện cổ tích Hàn Quốc như truyện Chú rể cóc cũng rất giống với những phú ông, trưởng giả trong truyện cổ tích của người Việt, đó là lão nhà giàu rất giận giữ khi hai ông bà đánh cá nhà nghèo sang nhà lão hỏi vợ cho con trai mình. Truyện không nói nhiều tới hành động của lão nhà giàu như các truyện của người Việt nhưng qua những đoạn kể ngắn về kiểu nhân vật này ta cũng nhận ra sự phân biệt giàu nghèo luôn song hành với sự phân biệt đối xử, từ đó tính cách của nhân vật bộc lộ rõ ràng.

2. Kiểu nhân vật người anh

3. Kiểu nhân vật người mẹ ghẻ

Dưới con mắt của dân gian, những người mẹ ghẻ thường đối xử bất công với con chồng còn bao điều tốt đẹp nhất đều dành riêng cho con mình. Bằng những hành động bất lương, người mẹ ghẻ trong các truyện của người Việt như truyện Tấm Cám đã cướp đoạt cả sự an ủi và giết chết niềm hy vọng nhỏ nhoi nhất của Tấm, đánh lừa Tấm bằng những hành động không thể tha thứ: lừa Tấm phải đi chăn trâu xa, trộn thóc lẫn gạo bắt nàng nhặt để nàng không thể đi trẩy hội, hơn nữa người gì ghẻ còn âm mưu giết chết Tấm để cho con mình vào cung làm vợ vua thay thế. Ngay cả khi Tấm chết hoá thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi cũng không thoát khỏi giã tâm của gì ghẻ, việc mẹ con Cám đốt khung cửi thành tro bụi chứng tỏ tác phẩm văn học dân gian đã sáng tạo được một hình tượng rất sắc nét để biểu hiện sự tàn bạo cùng cực của dì ghẻ đối với con chồng. Hình tượng người gì ghẻ độc ác không bao giờ vắng mặt trong các truyện cổ tích khi xã hội còn tồn tại hôn nhân đa thê. Nạn nhân của những gia đình một chồng nhiều vợ không phải ai khác mà trước hết chính là người con của vợ cả, đây cũng là vấn đề làm nhức nhối xã hội, khiến cho nhân tính con người suy thoái, tội ác nảy sinh. Truyện Người dì ghẻ ác nghiệt đã lấy bản chất, tính cách của nhân vật người dì ghẻ làm tên truyện góp thêm một tiếng nói lên án và tố cáo tội ác của hạng người này trong xã hội một cách quyết liệt, mạnh mẽ; người dì ghẻ coi Văn Linh – đứa con trai của người vợ cả như kẻ thù, chỉ mong Văn Linh chết đi để chiếm lấy tất cả gia tài nhưng cuối cùng chính mụ ta lại tự đưa mình đến cái chết. Ta cũng bắt gặp hình ảnh người dì ghẻ độc ác khi đến với các truyện kể của người Hàn, đó là người mẹ kế trong truyện Chim Pul-kuc. Hết lần này đến lần khác người mẹ ghẻ đều che mắt được người chồng về những tội ác của mình đối với người con của chồng với vợ trước đã qua đời. Tuổi thơ của em gắn với những công việc nặng nhọc, thiếu thốn cả về tình thương và vật chất, với dáng vẻ “ngồi thu lu trong một góc buồng” đủ thấy cô bé Y-Pư-Ni đáng thương biết nhường nào. Thân phận em nhỏ bé và sự sống đối với em cũng quá mong manh, cuối cùng cô bé Y-Pư-Ni tội nghiệp đang ở cái tuổi hồn nhiên đã phải chết một cách bi thương dưới bàn tay người mẹ kế. Người mẹ là người chịu tần tảo nuôi con, vất vả, khó khăn, thiếu thốn nhận lấy vào mình để cho con có tuổi thơ hồn nhiên, no ấm và luôn cảm nhận được bầu không khí hạnh phúc trong gia đình nhưng chỉ có những người mẹ đẻ mới tự nguyện hy sinh vì con cái mình còn người mẹ kế xuất hiện ở truyện cổ tích các nước hầu như mang bản chất độc ác, ích kỷ.

4. Kiểu nhân vật người mẹ chồng

Nhân vật người mẹ chồng cũng là một trong những kiểu nhân vật mang bản tính tham lam, gian ác. Người Việt với truyện Quan Âm Thị Kính (song song với chèo Quan Âm Thị Kính) đã nói lên muôn vàn khổ đau, oan ức mà người con dâu phải chịu đựng bởi người chồng và mẹ chồng gian ngoa, vốn không ưa gì nàng dâu nên khi có chuyện xảy ra người mẹ chồng một mực đổ lỗi cho con dâu dù cho con dâu có hết lời phân trần, giãi bày. Hành động đuổi người con dâu ra khỏi nhà của mẹ chồng đã khiến cuộc đời của một con người bị dang dở, nhất là dưới thời phong kiến những người con dâu ấy không thể trụ nổi bởi những cái nhìn soi mói và sự khinh miệt của người đời. Người mẹ chồng trong các truyện cổ tích Hàn Quốc: Nguồn gốc chim Pơ-khu-ky, Tiếng kêu của chim Kuckoo đã trực tiếp gây nên cái chết của người con dâu. Sự xuất hiện của nàng dâu trong gia đình khiến bà mẹ chồng luôn canh chừng mọi việc từ việc nhỏ nhất, kể cả miếng ăn. Vì miếng ăn mà họ mất hết nhân tính, nhìn con dâu bằng ánh mắt trợn trừng với những tiếng rít lên dữ dằn, đánh đập người con dâu đến chết. Gia đình là nền tảng của xã hội, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội, đất nước đến một tương lai tươi sáng, phồn vinh nhưng muốn vậy phải loại trừ tội ác đang tồn tại ở mỗi gia đình, đem lại quan hệ tốt đẹp đến các thành viên, đây là mơ ước, khát khao của con người ở mọi thế hệ, thời đại.

Xây dựng nhân vật quan lại, nhà giàu, người anh, người mẹ ghẻ, người mẹ chồng, dân gian đã đặt những nhân vật này trong một địa vị, hoàn cảnh thuận lợi với cuộc sống sung sướng, giàu có, từ đó bóc trần bộ mặt xấu xa của những nhân vật này. Sự có mặt của các kiểu nhân vật với tính cách tham lam, bản chất gian ác đã đóng vai trò thử thách phẩm hạnh của nhân vật chính diện. Kết thúc truyện, những nhân vật có hành động trái với luân thường đạo lý đều bị trừng phạt và thường phải trả giá bằng cái chết bởi “gieo nhân nào gặp quả nấy” là lẽ tất yếu. Dân gian cũng thường nhấn mạnh sự đối lập giữa tính cách của những quan lại, người giàu, người anh, người mẹ ghẻ với những nhân vật thuộc về tầng lớp những người dân nghèo hiền lành lương thiện. Khi nghiên cứu về truyện cổ tích, các nhà nghiên cứu đã gọi những nhân vật này là nhân vật chính diện, đó là những người em, người xấu xí, người mồ côi, người con dâu… Nhân vật chính diện hay còn gọi là nhân vật tích cực, là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ và những hành vi cao quý được tập trung miêu tả, khẳng định và ngợi ca trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tưởng xã hội-thẩm mỹ nhất định. Văn học thời nào cũng có những nhân vật chính diện thể hiện lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại mình.

5. Kiểu nhân vật người em, người mồ côi

Dân gian hai nước Việt – Hàn đã dành rất nhiều sự quan tâm đến những người lương thiện hiền lành, cần cù nhưng phải chịu nhiều đau khổ. Hàng ngũ nhân vật trong truyện gồm nhiều độ tuổi, nhiều thành phần xã hội, nhiều nghề nghiệp khác nhau. Trong xã hội, phần lớn họ là những người lao động nghèo khổ, không có thế lực, địa vị: những người làm thuê, đi ở, những người mồ côi, người xấu xí… Trong gia đình họ là những người em, người con riêng, người con dâu luôn luôn phải chịu sự chi phối, điều khiển của những người “bề trên” trong gia đình phụ quyền. Cuộc đời của những nhân vật ấy thường có sự thay đổi, đối lập nhau. Ban đầu là cuộc đời đen tối, bất hạnh nhưng về sau sự sung sướng, giàu sang, hạnh phúc lại đến với những nhân vật này khiến cuộc đời họ tươi sáng hơn xứng đáng với tính cách chân thật, hiền lành và bản tính lương thiện vốn có của các nhân vật chính diện. Đó là nhân vật người em ở các truyện của người Việt: Hà rầm hà rạc, Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong, Hai anh em và con chó đá, Bính và Đinh và truyện Cây gậy của những con Tokkaebi, Hưng Pu và Non Pu, Bắt hổ bằng chó lông tẩm dầu vừng của người Hàn. Mặc dù bị người anh tham lam đối xử tàn nhẫn nhưng người em trước sau  không hề oán thán anh mà ngày ngày chăm chỉ lao động bằng chính sức lực của mình để tự lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Tuy nghèo khó nhưng người em với lòng nhân hậu đã giúp những người nghèo khổ hơn mình, ngay cả những con vật cũng nhận được  tình thương từ người em. Khi sự may mắn đến, đứng trước những núi vàng, núi bạc, người em cũng chỉ nhận lấy phần nhỏ đủ để trang trải cho cuộc sống. Với bản chất thật thà, người em chia sẻ niềm vui với mọi người về sự may mắn của mình, kể cho anh và xóm làng biết nguyên nhân dẫn tới sự đổi thay trong cuộc đời. Có truyện còn xuất hiện chi tiết: người em khi giàu có lại càng không quên người anh của mình, ngược lại còn ra sức an ủi, giúp đỡ gia đình người anh vượt qua khó khăn hoạn nạn.

Cuộc sống ghèo khó đã khiến con người vất vả nhưng bất hạnh hơn nữa lại có những số phận không nơi nương tựa, mồ côi cha mẹ, một thân một mình bươn trải, lo toan tất cả. Sự thiếu thốn về vật chất và tình thương luôn bám diết lấy những con người tội nghiệp. Tuy nhiên trong hoàn cảnh khắc nghiệt, những nhân vật mồ côi vẫn sáng ngời vẻ đẹp  nhân cách: chân thật, hiền lành và đức độ. Người Việt đã xây dựng thành công những nhân vật mồ côi như Tấm (Tấm Cám), Văn Linh (Người dì ghẻ ác nghiệt hay là sự tích con dế). Tấm và Văn Linh cả hai đều mồ côi cha mẹ và luôn bị người mẹ kế hãm hại, nếu như Tấm được Bụt giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn thì nhân vật Văn Linh lại nhận được sự giúp đỡ của người em cùng cha khác mẹ và được người mẹ đã chết hoá thân thành chim che chở, chăm sóc. Kết thúc truyện là hình ảnh cô Tấm xinh đẹp hơn xưa cùng hạnh phúc bên nhà vua yêu nàng tha thiết còn Văn Linh hạnh phúc bên người vợ hiền và chàng thi đỗ tiến sĩ trở về làng trong niềm vui khôn xiết. Nhưng không phải nhân vật mồ côi nào cũng may mắn có được cuộc sống tươi đẹp sau khi trải qua những gian khó, khổ đau. Nhân vật người cháu trong truyện Sự tích chim hít cô mồ côi cha mẹ nên ở với người cô, cái đói, cái nghèo cùng với sự vô tâm của người cô đã cướp đi sinh mạng người cháu nhỏ tuổi. Bên cạnh đó còn có nhân vật em bé mồ côi cha ở truyện Sự tích chim đa đa bị người cha ghẻ độc ác lừa gạt bỏ mặc ở rừng sâu, cậu bé chết hoá thành chim đa đa với những tiếng kêu thảm thiết. Trong truyện cổ tích, motif người mồ côi là một trong những motif mà sự xuất hiện của nó khá phổ biến và thường có mặt ngay ở phần mở đầu câu chuyện. Người Hàn có truyện Shim Ch’ong người con gái hiếu thảo nói tới nhân vật Shim Ch’ong mồ côi mẹ, cô ở với người cha già mù loà và tần tảo làm thuê, làm mướn sớm hôm nuôi cha. Lòng hiếu thảo của cô được mọi người biết đến, hơn nữa Shim Ch’ong còn hy sinh cả tính mạng để giúp cha thoát khỏi cảnh mù loà. Khi trở thành hoàng hậu, Shim Ch’ong lúc nào cũng nghĩ đến cha mình, hạnh phúc lớn nhất đối với nàng là tìm thấy cha và khi đôi mắt của cha sáng trở lại. Shim Ch’ong mồ côi mẹ nhưng nàng còn nhận được tình thương yêu của cha mình vì thế cuộc sống của Shim Ch’ong ấm áp và ý nghĩa hơn, còn em bé Y-Pư-Ni ở truyện Chim Pul-kuc mồ côi mẹ, ở với cha nhưng lại phải chịu thêm nỗi bất hạnh và đau khổ là phải sống với người mẹ kế độc ác nên em đã chết khi đang ở cái tuổi hồn nhiên-cái tuổi luôn cần sự nâng niu, yêu chiều.

Để làm nổi bật phẩm chất, tính cách, số phận của các nhân vật mồ côi, dân gian đã đặt các nhân vật này trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, bất hạnh vì thế truyện thường mở đầu bằng việc giới thiệu gia cảnh với những cụm từ quen thuộc: “Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ” hay “mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé”… Nguồn gốc xuất thân và cuộc đời của các nhân vật đều sống lẻ loi, không tài sản, không nơi nương tựa, luôn bị ức hiếp. Nhân vật thiếu một cuộc sống gia đình bình thường, bị đẩy vào cảnh sống côi cút, bị bóc lột sức lao động, hơn nữa còn bị giết hại. Truyện cổ tích đã mô tả rõ rệt những gì mà nhân vật mồ côi phải chịu đựng và nguyên nhân xã hội làm cho các nhân vật không thể thoát khỏi đau khổ và oan trái.

6. Kiểu nhân vật xấu xí

Khác với nhân vật mồ côi, những nhân vật với hình dạng xấu xí hầu hết lại có cuộc sống về sau rất hạnh phúc và những nhân vật này trở thành chàng trai hay cô gái xinh đẹp tài năng. Các nhân vật xấu xí với vẻ ngoài dị dạng như con cóc, con dê, con ếch… có sự đối lập với vẻ xấu xí bên ngoài là vẻ đẹp bên trong của các nhân vật với tính cách hiền lành, chân thật, cao thượng và có một tâm  hồn trong sáng, tình yêu chân thành. Nhưng những nhân vật với hình thức xấu xí, quái lạ bao giờ cũng bị cộng đồng xa lánh, phải sống trong sự miệt thị, coi khinh của mọi người; đặc biệt luôn bị các cô gái khinh thường, ghê sợ, chỉ duy nhất có cô em út có cách đánh giá hoàn toàn khác với các cô chị và chấp nhận hôn nhân, cùng chung sống và chia sẻ mọi khó khăn. Xây dựng chi tiết những nhân vật xấu xí muốn lấy cô gái đẹp con nhà giàu, thuộc tầng lớp trên hay những người có học thức, nho nhã, dân gian đã gửi gắm ước mơ cuộc sống hạnh phúc không có sự phân biệt giàu nghèo và những người khi sinh ra phải mang hình dáng xấu xí sẽ có được sự đánh giá, nhìn nhận đúng về phẩm chất, đạo đức, tính cách và tài năng. Người Việt đã xây dựng nhân vật cô gái cóc ở truyện Người lấy cóc, chàng trai dê trong truyện Lấy chồng dê và cô gái ếch trong truyện Người lấy ếch. Những nhân vật này vượt qua mọi thử thách và lấy được người vợ, người chồng đẹp cả về hình thức và tâm hồn, vợ chồng sống hạnh phúc bằng chính sức lao động và tài năng của mình. Từ đó nhân vật xấu xí trút bỏ vĩnh viễn cái lốt dị dạng phải mang trên mình từ trước tới nay để trở thành những người có nhan sắc tuyệt đẹp và một tương lai tươi sáng. Người Hàn cũng có cái nhìn, đánh giá về nhân phẩm con người thông qua nhân vật xấu xí đó là nhân vật mang lốt trong truyện Chàng rể cóc. Cóc tự nguyện đi theo và sống cùng đôi vợ chồng người đánh cá, khi trưởng thành Cóc muốn lấy vợ nhưng lại là một trong số những cô gái con nhà giàu có. Dưới con mắt của những người trong gia đình nhà giàu, Cóc bị coi khinh và hai cô chị kiên quyết không lấy Cóc làm chồng nhưng cô gái út không một chút ngần ngại, cô đã nhận lời ngay và trở thành vợ Cóc. Với vẻ ngoài dị dạng, nhân vật Cóc bị mọi người xa lánh nhưng Cóc lại có niềm tin vào cuộc sống, mạnh dạn, dũng cảm đón nhận tất cả khó khăn, sự ghẻ lạnh của xã hội. Cái lốt hình dạng con cóc bên ngoài của nhân vật cũng là thử thách đối với những người xung quanh và các cô gái nhưng những cô gái tốt bụng, hiền lành sẽ không sợ vẻ xấu xí bên ngoài của người mình sẽ lấy làm chồng bởi vẻ đẹp bên trong con người là quan trọng và quyết định tất cả.  Sau khi lấy được vợ đẹp cả về hình thức và phẩm chất, đạo đức nhân vật Cóc mới trút bỏ cái lốt và lộ nguyên hình là chàng trai xinh đẹp, khôi ngô, tuấn tú, cùng người bạn đời sống hạnh phúc mãi mãi.

7. Kiểu nhân vật người con dâu

Trong các truyện cổ tích về nhân vật xấu xí, nhân vật mang lốt, ta thấy nhân vật có cuộc sống hạnh phúc bởi có được người vợ tốt, hiền lành, nhân hậu. Nhưng khi đến với các truyện về cuộc sống gia đình có vợ chồng sống cùng cha mẹ thì hạnh phúc vợ chồng lại chịu chi phối nhiều yếu tố, nổi bật nhất là quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng, qua quan hệ này, tính cách người con dâu được thể hiện rõ nét. Nhân vật người con dâu trong truyện cổ tích của người Việt và người Hàn đều có điểm chung về tính cách đó là ngoan hiền, chăm chỉ. Mọi việc trong gia đình đều lo lắng chu toàn nhưng số phận lại không mỉm cười với họ bởi những người mẹ chồng tham lam, gian ác. Sự vất vả của người con dâu không được mẹ chồng cảm thông, chia sẻ, hơn nữa những người con dâu thường sống trong sự rụt rè, không có tự do, bị mẹ chồng giám sát trong mọi việc làm, hành động, kiểm soát kể từ miếng ăn, thức uống… Nhân vật Thị Kính ở truyện Quan Âm Thị Kính của người Việt là một người vợ yêu thương chồng và biết lo lắng cho việc đèn sách của chồng nhưng nàng lại phải chịu bất hạnh và oan trái; tình yêu, sự chung thuỷ, nết ngoan hiền ở nàng lẽ ra đáng được hưởng cuộc sống tràn đầy tình yêu thương thì ngược lại cái nàng nhận được lại là sự bội bạc của chồng và mẹ chồng. Thị Kính bị xua đuổi khỏi cái gia đình mà nàng hết mực chăm lo. Còn nhân vật người con dâu trong truyện Tiếng kêu của chim kuckoo của người Hàn với đức tính chăm chỉ, cần cù lại phải chết thật thảm thương bởi sự đối xử tàn nhẫn của mẹ chồng.

Kết luận

Truyện cổ tích là tiếng nói ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của những con người lao động hiền lành, chân thật, sống với lòng hiếu thảo, tình yêu tha thiết và sự chung thuỷ qua các kiểu nhân vật người em, người mồ côi, người xấu xí, người con dâu… Đồng thời, truyện cổ tích còn là những giấc mơ đẹp của người thời xưa về một xã hội công bằng, con người được sống khoẻ mạnh, no ấm và hạnh phúc. Xây dựng nhân vật chính diện, truyện cổ tích luôn đặt nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ và vô vàn thách thức khắc nghiệt để từ đó khẳng định phẩm chất, tính cách đáng quý của kiểu nhân vật này. Mỗi nhân vật là một vẻ, một tính cách và số phận khác nhau. Tính cách được bộ lộ qua hành động, trong suốt các truyện hầu hết tính cách nhân vật không thay đổi. Các kiểu nhân vật: quan lại, người giàu có, người anh, người dì ghẻ, người mẹ chồng luôn luôn đối lập với nhân vật người em, người mồ côi, người xấu xí, người con dâu về tính cách, số phận. Nếu như trong diễn biến câu chuyện, các nhân vật chính diện bị nhân vật phản diện ức hiếp, bóc lột, hãm hại thì khi kết thúc truyện hầu như các nhân vật chính diện lại được hưởng cuộc sống hạnh phúc, giàu sang, no đủ, được dân gian đề cao, ca ngợi còn các nhân vật phản diện bị trừng phạt thích đáng: mất hết của cải, mất cả tính mạng và bị lên án, phê phán mạnh mẽ.

LƯU THỊ HỒNG VIỆT

(Đại học Đà Lạt)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trịnh Huy Hoá (biên dịch) (2004), Đối thoại với các nền văn hoá Triều Tiên, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.

Đại học Quốc gia Hà Nội-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Khoa Đông Phương học (2006), Tập hợp các bài giảng chuyên đề Hàn Quốc học, Hà Nội.

Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Jeon Hye Kyung (2005), Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm hiểu sự tích động vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

Đặng Văn Lung (2002), Tiếp cận văn hoá Hàn Quốc, Nxb Văn hoá –Thông tin, Hà Nội.

Lê Hồng Phong (2001), Văn học dân gian Việt Nam (Bài giảng tóm tắt), (lưu hành nội bộ), Trường Đại học Đà Lạt.

Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc (2003), Hàn Quốc đất nước – con người, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

Lưu Thị Hồng Việt (2007), So sánh truyện cổ tích Việt – Hàn (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn), Trường Đại học Đà Lạt