Các Bài Thơ Về Trăng Của Lý Bạch / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Lý Bạch Đứng Ở Đâu Ngắm Trăng Trong Bài “Tĩnh Dạ Tư?”

LÝ BẠCH ĐỨNG Ở ĐÂU NGẮM TRĂNG TRONG BÀI “TĨNH DẠ TƯ”?

Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Đê đầu tư cố hương.

Đây là bài thơ đã gắn liền với tên tuổi của Lý Bạch, được bao thế hệ độc giả mến mộ. Sử cũ ghi chép, năm 726 (Đường Thái Tông niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 14), theo lịch cũ khoảng vào ngày rằm tháng 9, Lý Bạch mới 26 tuổi đang du ngoạn Dương Châu. Trong một đêm trăng sáng, Lý Bạch ngửa mặt lên ngắm ánh trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, bất giác nhớ nhà, tức cảnh sinh tình rồi viết nên bài thơ thiên cổ ngàn năm sáng rọi.

Lý Bạch sinh năm 701 tại Thanh Liên hương, Quảng Hán, Tứ Xuyên. Nơi đây vốn dĩ tên là Thanh Liêm hương, nhưng vì sau này Lý Bạch lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ nên đổi thành Thanh Liên hương. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Trường Canh. Vì sao này có tên là Thái Bạch nên bà đặt tên con là Bạch, ông mang họ Lý, nên gọi là Lý Bạch.

Lý Bạch ngay từ khi còn nhỏ đã bác học tinh thâm, ngoài kinh điển của Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo, văn ký nổi tiếng cổ đại ra còn học cả thi thư của bách gia, kiếm thuật. Ngay từ khi rất sớm, Lý Bạch đã chuyên tâm tu Đạo, thích ẩn cư nơi sơn cốc cầu Tiên tìm Đạo. Ông vân du sơn thuỷ, khổ cầu thuật đạo tu Tiên. Lý Bạch bản tính phóng khoáng, không thích sự gò bó, câu thúc nên được người ca ngợi gọi là “Thi Tiên”. Đỗ Phủ từng nhận xét về ông như sau: “Bút lạc kinh phong vũ, thơ thành khấp quỷ thần”, ý rằng khi Lý Bạch hạ bút thì kinh động cả mưa gió, cảm động cả quỷ thần khiến tất cả phải rơi lệ. Hạ Tri Chương, một thi nhân nổi tiếng khác thời Đường từng tán thán rằng: “Lý Bạch là bậc Trích Tiên trên trời”, ý rằng nhà thơ là Tiên trên Trời bị giáng xuống cõi phàm trần.

“Tĩnh dạ tư” là một bài thơ nhuốm đầy u hoài. Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông lên đường ngao du sông biển, rời xa quê nhà, từ đó cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay chưa từng một lần trở lại. Cứ mỗi lần ngắm mảnh trăng trong treo trên bầu trời, họ Lý lại nhớ quê da diết.

Câu đầu trong bài thơ chính là câu thơ bị hiểu lầm trong suốt hơn ngàn năm.

Sàng tiền minh nguyệt quang, chữ “sàng” đã bị hiểu lầm là giường ngủ. Trong khi đó, theo khảo chứng của nhiều học giả, chữ “床 – Giường” có tới 5 kiểu giải thích:

1. Là nói về “Đài giếng” (井台), tức là mặt bệ thành giếng.

2. Là nói về Thành giếng (井栏). Thời cổ đại thành giếng còn được gọi là “Ngân giường” (银床). Căn cứ theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, vào thời Trung Quốc cổ đại, khi đào giếng nước, người ta thường dùng gỗ để ghép lại làm thành giếng. Hơn nữa, thành giếng được làm cao hơn 1 mét, giống như một cái tủ gỗ hình vuông vây quanh miệng giếng, đề phòng không may có người ngã xuống. Ngoài ra về cách thiết kế thành giếng này cũng có phần giống với giường ngủ đương thời. Chính vì vậy mà nó còn được gọi là “Ngân giường”.

3. Là một cách gọi thông thường để chỉ “Cửa sổ” (窗).

4. Là cách gọi của “Chõng tre” (坐卧).

5. Là cách gọi của “Hồ sàng” (胡床), một loại ghế ngồi có thể gấp lại thời xưa. Nó còn một tên gọi khác nữa là “Giao sàng” (交床) hay “Giao kỷ” (交椅). Cho đến tận thời nhà Đường chữ “床 – Giường” vẫn được mọi người hiểu là “Hồ sàng” (胡床).

Do vậy, đa số các học giả đều nhận định chữ “床 – Giường” trong thơ Lý Bạch nên hiểu là “Mặt thành giếng”. Vậy nên, ý nghĩa chính xác của câu thơ này là trong một đêm trăng thu sáng tỏ, thi nhân đứng bên giếng nước ngẩng đầu ngắm ánh trăng, tức cảnh sinh tình viết ý thơ.

Trong thơ Lý Bạch, hình ảnh ánh trăng xuất hiện dày đặc, đến nỗi người đời sau cứ mỗi khi nhắc đến Lý thì lại nhớ đến trăng, mỗi khi nhìn thấy trăng thì nhớ ra Lý. Viết về trăng hay nhất chính là Lý Bạch vậy. “Tĩnh dạ tư” ngập tràn một màu hoài niệm, ngập tràn ánh trăng. Trăng soi tỏ khắp cả bài thơ, trên trời, dưới đất, trăng soi cả vào lòng thi nhân, chiếu lên nỗi niềm tha hương của người khách tang hải nhớ quê mà chẳng thể trở về.

“Ngẩng đầu ngắm trăng sáng

Hai hành động chắc chỉ cách nhau một khoảnh khắc nhưng lại là hai trạng thái hoàn toàn khác biệt. Ngẩng đầu ngắm trăng là vui, là say cảnh đẹp. Cúi đầu nhớ quê là buồn, là u hoài, là thương tiếc. Ngẩng đầu – cúi đầu thoạt nhìn có vẻ chỉ là vài cử động giản đơn nhưng bên trong chất chứa tình ý sâu xa, là quan hệ nhân quả: Vì ngẩng đầu ngắm trăng mà chợt nhớ quê nhà.

Mà cái chợt nhớ ấy cũng không phải vô duyên vô cớ, bất thình lình. Chỉ khi trong lòng lúc nào cũng chất đầy một nỗi niềm nhớ thương đến thế thì khi bất ngờ gặp cảnh mới lại sinh tình làm vậy. Trong lòng người có tình, trăng chỉ là cái cớ, là chất xúc tác để thi hứng vút bay mà thôi. Thơ Lý Bạch tinh tế đến thế, thanh thoát đến thế, trong cảnh có tình, trong thơ có họa, thực làm người ta nghìn năm đọc hoài chẳng chán.

(Theo Minh Vũ – Văn Nhược/ ĐKN)

Đọc Lại Thơ Đường: Tương Tiến Tửu Của Lý Bạch

Nguồn: Đặc San Lại Giang 2010

Tôi muốn mượn bài thơ Đăng U Châu Đài Ca của Trần Tử Ngang thời Sơ Đường bên Trung Hoa để nói lên sự vận hành của vũ trụ do luật tuần hoàn chi phối:

Tiền bất kiến cổ nhân Ngoảnh lại trước: người xưa chẳng thấy Trông về sau: quạnh vắng người sau Ngẫm hay trời đất dài lâu Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan Sông Hoàng Hà lưng trời tuôn nướcNgô Tất Tố (dịch) Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai Nước non nặng một lời thề Nhân sinh đắc ý tu tận hoan Mạc sử kim tôn không đối nguyệt Việc đời tựa giấc chiêm bao Nhân sinh hữu tài tất hữu dụng Thiên kim tán tận hoàn phục lai Phanh dương tể ngưu thả vi lạc Ta về trên lưng rượu Trừu đao đoạn thủy, thủy tự lưu Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu Đến đâu thì đến đâu Chung cổ soạn ngọc bất túc quý Cổ nhân thánh hiền giai tịch mịch Lý Bạch nhất đấu thi bách thiên Triều hồi nhật nhật điển xuân y Khỏi bệ vua ra cố áo hoài Tản Đà(dịch) Bên sông say khướt tối liền mai Nợ tiền mua rượu đâu không thế Sống bảy mươi năm đã mấy người Mỗi nhật giang đầu tận túy quy Tửu trái tầm thường hành xứ hữu Nhân sinh thất thập cổ lai hy Trường An thị thượng tửu gia miên Thiên tử hô lai bất thượng thuyền Tự xưng thần thị tửu trung tiên Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh Đản nguyện trường túy bất nguyện tinh. Có ai say để quên sầu Lòng ta lảo đảo càng sâu vết buồn Hội tu nhất ẩm tam bách bôi … Dữ quân ca nhất khúc Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thinh Làm chi cho phải lao đao nhọc nhằn Vậy nên say suốt hôm mai Bên cây cột lớn nằm dài khểnh chân Nước đi đi mải không về cùng non Bôn lưu đáo hải bất phục hồi Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát. Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết. Xuống biển rồi có ngược lên đâu Lầu cao, gương xót mái đầu Sớm còn tơ biếc, tối hầu tuyết pha Vui cho trọn khi ta đắc ý Dưới vầng trăng đừng để chén không Sinh ta trời có chỗ dùng Nghìn vàng tiêu hết lại trông thấy về Chén đi đã trâu dê cứ giết Ba trăm ly phải hết một lần Khâu, Sâm hai bác bạn thân Rượu vào xin chớ ngại ngần ngừng thôi Ta vì bác hát chơi một khúc Bác vì ta hãy chúc bên tai Ngọc vàng chuông trống mặc ai Tỉnh chi ? chỉ muốn cho dài cuộc say Bao hiền thánh đến nay ai rõ Phường rượu ta tên họ rành rành Trần Vương bữa tiệc quán Bình Mười phần đấu rượu thỏa tình đùa vui Chủ nhân chớ ngậm ngùi tiền ít Mua rượu ta chén tít cùng chau Ao cừu, ngựa gấm để đâu ? Gọi con đem đổi vài bầu rượu ngon Hậu bất tri lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc sảng nhiên nhi thế hạ

Nghĩa:

Đất trời dài lâu man mác ‘thiên địa chi du du‛ mà đời người thì giới hạn ‘doanh hư, tiêu trưởng‛. Những bài thơ Đường đã vượt cả không gian và thời gian để tồn tại đến ngày nay. Bao thế kỷ đã trôi qua, bao triều đại hưng vong, bao lớp người đã sinh ra rồi mất đi. Bất chấp tất cả, những bài thơ Đường mãi mãi là những bông hoa tươi đẹp nhất chẳng những những trong vườn văn học Trung Hoa mà còn cả văn học thế giới.

Trong quyển ‘ Vang Bóng Một Thờ i‛ nhà văn Nguyễn Tuân có kể chuyện về một khách phong lưu ngày xưa nhà rất nghèo mà không chừa được thói quen thắp nến bạch lạp trong đêm khuya thanh vắng để đọc Đường Thi in thạch bản. Trên thế giới ít có quan hệ văn chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt, chỉ có thơ Đường chứ không phải toàn bộ thi ca Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu xa, phong phú và lâu dài đối với thơ Việt, không phải chỉ ngày xưa mà đến cả ngày nay. Có thể nói không một nhà thơ lớn nào của nước ta lại không cưu mang một món nợ tâm hồn ít nhiều thơ Đường. Người ta đã nói đến ‘nguồn Đường‛, ‘hồn Đường‛, ‘giọng Đường‛ trong thơ Việt như một hệ lụy dài lâu.

Đọc lại thơ Đường để mà nhớ lại những gì tổ tiên chúng ta đã từng mến yêu trân trọng. Tâm hồn Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan … đều có dấu ấn thơ Đường. Rồi đến những nhà thơ cận đại như Tản Đà, Quách Tấn … chịu ảnh hưởng thơ Đường quá rõ rệt. Hồn thơ Đường vẫn ẩn hiện ở những nhà thơ Tây học không thông thạo chữ Hán như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Chế Lan Viên… Có thể nói rằng thiếu kiến thức thơ Đường, chúng ta sẽ không hiểu thấu đáo thi ca Việt Nam cả cổ điển lẫn hiện tại.

Đọc lại thơ Đường để tâm hồn rung cảm với ‘sắc liễu bên bờ sông Dương Tử‛, những ‘nhành mai đợi tuyết ở núi Cô Sơn‛, ‘tiếng chuông khuya của chùa Hàn Sơn‛, ‘chòm mây trắng trên lầu Hoàng Hạc‛… Hôm nay đọc lại thơ Đường là tìm về cái say của Lý Bạch trong Trương Tiến Tửu để suy niệm về thời gian trôi qua trong mỗi sát-na của nhà Phật, nước chảy như thế nầy đây ngày đêm không dứt của Khổng Tử và người ta không tắm hai lần trong một giòng nước của một triết gia Tây Phương. Thơ Lý Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng rất đặc biệt. Phong cách ấy gắn liền với nội dung tư tưởng các bài thơ mà cũng gắn liền với nhân cách của nhà thơ. Lời thơ của ông không sắp đặt, trau chuốt nhưng đẹp một cách tự nhiên. Ông là người chống khuynh hướng hình thức chủ nghĩa của thời Tề Lương, một khuynh hướng thi ca chỉ chú trọng về thanh luật, đối ngẫu còn nội dung thì ủy mị, vô vị. Ông đã thực hiện được chủ trương trên vào thi ca của mình, bởi ông là người có thực tài nên đã làm cho chủ trương đó thắng lợi. Sống vào thời Thịnh Đường mà ông ít sáng tác các bài thơ theo thể Đường Luật. Thơ ông chủ yếu là nhạc phủ, ca hành, cổ phong nghĩa là thể thơ không gò bó theo một khuôn khổ nào, câu dài câu ngắn xen nhau. Dài hay ngắn tùy ý thơ, tùy cảm hứng chứ không lệ thuộc vào vần điệu. Qua bài thơ Tương Tiến Tửu của ông, chúng ta đã thấy được điều nầy

Quân bất kiến, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai. Bôn lưu đáo hải bất phục hồi Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết. Nhân sinh đắc ý tu tận hoan Mục sử kim tôn không đối nguyệt Nhân sinh ngã tài tất hữu dụng Thiên kim tán tận hoàn phục lai Phanh dương, tể ngưu thả vi lạc Hội tu nhất ẩm tam bách bôi Sàm phu tử Đan Khâu sinh Tương tiến tửu Bôi mạc đình Dữ quân ca nhất khúc Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thinh Chung cổ soạn ngọc bất túc quý Đản nguyện trường túy bất nguyện tinh Cổ nhân thánh hiền giai tịch mịch Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh Trần Vương tích thời yến Bình lạc Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền Kính tu cô thủ đối quân chước Ngũ hoa mã Thiên kim cừu Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu

Dịch :

‘Sắp Mời Rượu‛ là tên một ca khúc cổ, Lý Bạch đã mượn ca khúc nầy làm tựa đề cho bài thơ của mình. Quách Mạt Nhược nhận xét : ‘Hầu hết những bài thơ hay của Lý Bạch phần lớn được làm trong khi say‛. Khi say con người như vượt thoát mọi kiềm chế, lời nói chếnh choáng sa đà. Trong những lời nói đó có những thành ý mà lúc tỉnh người ta không muốn nói ra hoặc không thể nói ra. Tương Tiến Tửu là một bài thơ lớn vì nó đã phơi bày một cách chung nhất của một đời người ngắn ngủi, hiện hữu trong một vũ trụ bao la bất di bất dịch. Bài thơ mở đầu bằng một hình ảnh, một ẩn dụ sinh động triết lý :

Nước sông Hoàng Hà từ trên trời chảy lại rồi chảy xuôi về biển và không bao giờ trở lại, và nếu có trở lại chăng thì đâu có còn nguyên vẹn dòng nước ban đều. Trong bài thơ Thề Non Nước, Tản Đà đã viết :

Hai nhà thơ Việt và Hoa đã có những tư duy giống nhau về giòng chảy của thời gian bởi cuộc đời qua tháng năm mới buổi sáng mái tóc còn tơ xanh, buổi chiều đã ngã màu tuyết trắng để rồi đi vào cõi già, cõi chết. Những ai đã bước vào tuổi năm mươi trở đi mà Khổng Tử đã định vị ‚ngũ thập nhi tri thiên mệnh‛ chắc hẳn đã giác ngộ sâu sắc điều nầy để từ đó mọi người nên nhìn lại cách sống đẹp hơn, vị tha hơn :

Người xưa nói rằng : ‘Kẻ sĩ vì người tri kỷ mà chết‛ (sĩ vị tri kỷ giả tử). Tri kỷ có thể là ‘bằng hữu tri kỷ‛, có khi là ‘hồng nhan tri kỷ‛. Trong Tương Tiến Tửu, Lý Bạch đã cùng hai người bạn tâm đắc Sàm Phu và Đan Khâu ngồi uống rượu, và xem cuộc đời chỉ là một giấc mộng lớn :

Dịch

Vốn là một người cuồng phóng, Lý Bạch không chịu một sự trói buộc nào. Vào đời ông theo một con đường hết sức đặc biệt. Các nhà thơ thời nhà Đường thường tiến thân bằng khoa bảng để ra làm quan. Nhưng Lý Bạch mặc dù học rất giỏi, mười lăm tuổi đã học hết sách Bách Gia Chư Tử và các loại kỳ thư, ông không chịu vào kinh ứng thí, chỉ ở nhà luyện kiếm rồi lên núi cầu tiên phỏng đạo. Ong tin rằng nếu người ta có thực tài thì sẽ được trọng dụng, và nghìn vàng nếu có mất đi rồi sẽ có trở lại :

Hơn một nghìn tám trăm bài thơ của Lý Bạch được in thành ba mươi quyển, hầu hết nhà thơ đều lấy đề tài uống rượu, du tiên, ca tụng cảnh thiên nhiên, ca vịnh nhân vật lịch sử, về tình bằng hữu …

Rượu đối vơi thi nhân là một chất kích xúc tác (stimulant) để làm thơ. Rượu vào thi ra (tửu nhập thi xuất), và những bài thơ làm trong lúc say là những thi phẩm hay nhất, vi diệu nhất. Cái say của Lý Bạch là cái say của chừng mực, chứ không phải sa đà, trụy lạc, mặc dù từ say tới trụy lạc rất gần. Với tư tưởng phù sinh nhược mộng, nhân thế vô thường không phải là nhân sinh bi quan, yếm thế của nhà thơ, ông đã dùng nó như một phương tiện để phản kháng uy thế của bọn quyền thần hầu đạt được cứu cánh sống trong một chế độ tự do nhân bản. Ong đã từng xác định ‚ông không bỏ đời, mà đời đã bỏ ông‛ (ngã bản bất khí thế, thế nhân tự khí ngã). Tiếc thay xã hội mà ông đang sống đầy bất công, không được như ý nên ông đã ‚xỏa tóc ngồi trên thuyền cho bay theo gió‛ (nhân sinh tại thế bất xứng ý, minh triêu tản phát lộng biên chu). Nếu đời không đạt được những gì mình mong ước, nhà thơ hoặc ngồi dưới trăng uống rượu một mình (nguyệt hạ độc chước) hoặc đồng ẩm với bạn bè khi gặp cuộc vui:

Dĩ nhiên khi say người ta nói quá lời, nhưng không vì thế mà ta phải câu nệ từng lời, từng chữ đối với người say. ‘Kỵ hổ nan hạ‛ mà ‘kỵ tửu‛ thì càng khó xuống hơn. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã bày tỏ ý niệm đó qua những câu thơ :

Phải chăng nhà thơ họ Vũ đã ảnh hưởng sâu đậm ý thơ của Lý Bạch tiên sinh :

Lấy dao chém nước, nước vẫn chảy, nâng chén giải sầu, sầu vẫn sầu. Ô hay! ‘Dục phá thành sầu khiển dụng tửu‛ đã không còn hiệu nghiệm! Lý Bạch là một người có bản tính bộc trực, khi ghét ông dám nói thẳng rằng : ‘triều đình đã lấy châu ngọc mà mua tiếng cười điệu hát và lấy tám cám nuôi dưỡng hiền tài‛ ( châu ngọc mãi ca tiếu, tao khang dưỡng hiền tài ), và trong thời phong kiến, cũng chỉ có Lý Bạch mới gan dạ đặt Đạo Chích cạnh Nghiêu Thuấn trong cùng một vần thơ :

Thế vô tẩy nhĩ ông Thùy tri Nghiêu dữ Chích ( Đời mà thiếu Hứa Do, Nghiêu và trộm nào ai rõ).

Do đó mà ông xem thường bọn quyền qúy, quan lại, xem thường tiếng chuông, tiếng trống ầm ĩ trong những cuộc đại yến ở triều đình :

‘Tỉnh chi chỉ biết cho dài cuộc say‛! Say để hòa nhập với đời khi hoài bảo chưa thành. Nhà thơ không muốn mình làm kẻ ngu trung như một Khuất Nguyên khi mà mọi người đều say chỉ có mình ta tỉnh (chúng nhân giai túy, ngã độc tỉnh). Người đời đều say mình phải ăn luôn cả hèm, nuốt luôn cả bã rượu để cùng say thì mới là người thức thời.

Uống rượu mà danh lưu thiên cổ thì cũng đặc biệt, đem người uống rượu mà so sánh với bậc thánh hiền lại càng đặc biệt hơn. Phải chăng khi say lời nói cường điệu, thái độ ngông nghênh điều nầy dành cho kẻ phàm phu tục tử. Với Lý Bạch, một đấu rượu làm thơ cả trăm thiên, vua gọi về triều chẳng lên thuyền và cho mình là một trong tám vị tiên trong rượu. Bài ‚Tửu Trung Bát Tiên Ca‛ của Đỗ Phủ đã đề cập và minh chứng điều nầy :

Ngựa ngũ hoa và áo hồ cừu giá nghìn vàng từ xưa vốn là của quý. Nhà thơ đã gọi trẻ đem đổi lấy rượu ngon để cùng với các bạn uống cho tiêu sầu vạn cổ. Bốn câu cuối của bài thơ đã đồng điệu với Đỗ Phủ trong bốn câu đầu của bài Khúc Giang :

Dịch :

Hai nhà thơ, hai tư tưởng đã gặp nhau như chia xẻ những bức bách cơm áo của đời thường, những bon chen danh lợi nơi Xuân Canh Dần 2010 70 Đặc San Lại Giang triều chính. Rượu như một phương tiện giải tỏa chăng những tiêu sầu khiển muộn mà còn thể hiện cái hào khí của mình trong một xã hội đầy ắp bất công khi mà đời sống dân chúng bị bào mòn đến rã rời từ thể xác đến tinh thần.

Viết về Lý Bạch chỉ một bài thôi không đủ bởi trong cái thế giới thi ca của ông mênh mông quá. Đọc thơ ông khó biết ông sáng tác trong hoàn cảnh nào, ông để trí tưởng tượng, tình cảm của mình bao trùm lấy cảnh vật. Có người ví thơ Lý Bạch như ‚con ngựa trời bay trên mấy từng mây‛ (thiên mã hành không), có người ví thơ ông như ‘sóng dữ vỗ bờ‛ (nộ đào hồ lãng). Nhưng có lúc thơ ông êm ả dịu dàng với những ‚âm thanh ngoài dây tơ‛, ‘mùi vị ngoài mùi vị‛ (huyền ngoại âm, vị ngoại vị) mà các nhà thơ đương thời và sau nầy khó mà bắt chước.

Một người tài hoa học rộng, giỏi kiếm cung như ông mà đến khi say khướt vẫn không quên được mối sầu vạn cổ. Mối sầu đó chính là nỗi bất mãn khôn ngui với một xã hội đầy dẫy bất công, bất hợp lý: tài năng bị coi rẻ, người hiền bị chèn ép, kẻ tầm thường dựa quyền thế lộng hành, tác oai, tác quái.

Là vóc dáng thi sĩ lớn thời Đường Huyền Tông, ông đã để lại cho đời sau, qua bao thế hệ, những bài thơ không có tuổi thọ, trong đó bài ‚Tương Tiến Tử‛ đã làm cho tên tuổi ông danh lưu thiên cổ.

Tập Hợp Những Bài Cảm Tác Thơ Lý Bạch

MỜI RƯỢU

Diễn ý thơ Lý Bạch

Người có nghe: Hoàng Hà cuộn sóng ầm ầm chảy xuôi. Mông mênh tiếc nuối Sông nước ngậm ngùi. Trong đời ai tắm hai lần một sông? Thời gian trôi, cũng về không…. Hồng trần sắc sắc không không mit mù… Thời xuân sắc má hồng môi thắm. Thấm thoắt thoi đưa, mây bạc phủ mái đầu…. Thôi buồn chi, bãi bể hóa nương dâu. Ngất ngưởng men say, hưởng mầu cực lạc. Mang mang hồn phách Bàng bạc trăng mờ. Cái lợi danh đã chẳng phải ước mơ. Quăng túi thơ, say ôm bầu nghiêng ngả. Trong lâng lâng… Thánh hiền xưa đi đâu mất cả. Chỉ còn ta nâng chén trả nợ trần. Trời sinh ta giữa thế nhân. Hẳn cũng có nghĩa gì chăng chớ?. Nếu không say chắc chẳng còn chi nữa. Này bác Đan Khâu. Kìa người Sâm tử. Uống đi chứ cho quên sầu lữ thứ. Chúa vua xưa đâu lạc thú hơn ta. Nơi Bình Lạc, Trần Vương ban yến. Ruợu ngàn vàng cũng chỉ đến ngất ngây say. Đừng tiếc làm chi của cải thế gian này. Hãy đổi hết, lấy cơn say, trong đường trần mê loạn. Cho quên đi Man mác vạn cổ sầu.

*

Thiên thu vẳng tiếng tiêu sầu. Ai ôm bóng nguyệt giang đầu vấn vương….

4 – NGUYỆT DẠ ĐỘC CHƯỚC

Cảm tác ý thơ Lý Bạch.

Ngổn ngang kim cổ chất sầu. Làm sao gom hết một bầu rượu đây? Lượng rượu tuy ít thật! Nhưng hương nồng men cay. Nghiêng bầu ta uống cho say. Sầu kim cổ hoá hương bay ngập trời… Rượu đây! Thuốc thánh trên đời. Uống đi! Ngây ngất tâm hồn thanh cao. Thánh nhân không uống rượu. Vẫn lưu danh trong đời. Kìa Nhan Hồi đói meo trên đống sách. Hay Bá Di nhịn gạo Chu Công. Ấy vì bình hết rượu không! Lấy đâu ra uống để mà thấm say? Bây giờ ngào ngạt hương cay. Nem công chả phượng, ngà nghiêng hương tình. Say đi quên hết u minh.. Thiên Thai chốn cũ một mình rong chơi. Dòng sông Ngân, sóng chơi vơi. Thuyền trăng ta dạo thảnh thơi ru tình.

3 – NGUYỆT HẠ ĐỘC CHƯỚC

Cảm tác ý thơ Lý Bạch

Xuân về trong tiết tháng Ba

Lung linh sắc thắm muôn hoa khoe màu. Trong Xuân tươi, một người sầu. Ngất ngây trời đất nghiêng bầu sắc không. “Cùng tắc biến. Biến tắc thông”. Vần xoay con Tạo. Một lẽ biến thông. Đầy vơi Trời Đất Trong chén rượu nồng. Biết ai hiểu lẽ huyền không trong đời? Thôi đành ngày tháng dong chơi. Say ôm gối ngủ, một đời thong dong. Lâng lâng với chén rượu nồng. Mặc hồn ta với mênh mông đất trời.

2 – NGUYỆT HẠ ĐỘC CHƯỚC

Cảm tác ý thơ Lý Bạch

Trời sinh rượu làm chi? Cho hương men ngất ngây. Đất sinh rượu làm chi? Cho đời tràn mê say. Đất trời trong chén rượu này. Thiên thu cũng ngắn, chưa đầy ly bôi… Ngả nghiêng giữa đất trời Dương thăng thành trí Thánh. Âm tụ chính sinh hiền. Bồng Lai là chỗ thánh tiên. Rượu Quỳng ai đổ xuống miền trần gian? Ngọc tuyền buông ánh trăng tan. Không duyên tiên cũng rượu tràn hương cay. Ba ly vừa tam thế Một cốc Thái cực đầy. Hương men ngây ngất trời mây. Nhân gian cứ tỉnh, ta say một mình.

.

1 – NGUYẾT HẠ ĐỘC CHƯỚC

Cảm tác ý thơ Lý Bạch.

Đình núi sườn non, đường lối cũ….

Tìm trăng, Uống rượu, khách trăng ơi!…. Lãng đãng bên trăng ..hình bóng ấy. Cố tri muôn thưở….Bóng ta đây! Nghiêng bầu rươu ta mời. Nâng ly Bách hoa tửu.. Rượu quí nhất trần gian . Chưa có trên Quảng Hàn. Hương men Nguyệt lão mơ màng…. Lung linh ánh Nguyệt, ngỡ ngàng trăng say. Còn ta với bóng ta đây. Cùng nhau nâng chen, ngất ngây xuân tình… Ta người như bóng với hình. Khi say ngây ngất, còn mình ta thôi… Ánh trăng ơi. Bóng hình ơi. Chúng ta hãy kết duyên đời bên nhau.. Cùng nâng chéu rượu giải sầu. Nghêu ngao mây Hán, non Tần rong chơi….

.

HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG

Cảm tác ý thơ Lý Bạch

Chiều buông bóng ngả Hoàng Hạc lâu. Tiễn người biền biệt cõi Dương Châu. Cánh buồm khuất nẻo chân trời tím. Sóng biếc Trường Giang mãi gợn sầu.

.

TRƯỜNG TƯƠNG TƯ

Cảm tác ý thơ Lý Bạch.

Giữa chốn kinh kỳ gửi nhớ thương. Mộng về nơi cũ chất sầu vương. Dế nỉ non kêu buồn kim các. Sương thu buông lạnh cảnh thê lương. Ngậm ngùi lệ nến năm canh nhỏ. Thăm thẳm mây buồn ánh trăng buông. Người ơi! Đất trời xa cách mãi. Ôm mộng tương tư, khóc đoạn trường.

.

CỔ PHONG

Cảm tác ý thơ Lý Bạch

Mang mang ở giữa đất trời. Trông vời bốn biển mịt mù trùng khơi. Sương thu buốt lạnh hồn lữ thứ. Non sông một giải tuyết buông rơi. Mộng vượt trùng khơi. Sầu ôm đất trời. Mit mù khói bụi dâng cao. Ngàn thu mấy độ, sóng trào bãi dâu? Một thời danh tướng, công hầu. Giờ đây sương gió ươm màu thời gian… Ngô đồng cây đã nát tan. Phượng hoàng thu cánh thở than bên trời. Thôi đành muôn sự tại trời. Buông chèo ngồi ngắm dòng đời nổi trôi..

.

KIM LĂNG TỬU TỨ LƯU BIỆT

Cảm tác ý thơ Lý Bạch

Lơ thơ tơ liễu bên đường. Xiêu xiêu quán nhỏ bay hương mặn mà. Người đâu cá lặn nhạn sa. Tay ngà nâng rượu, khách là đà say. Kim Lăng quân! Ta đi đây. Cùng nhau cạn chén rượu đầy nhớ nhau. Trường giang sóng cuộn bạc đầu… Ai đem sông nước đo sầu thiên thu…..

.

CHUỐC RƯỢU

Cảm tác diễn ý thơ Lý Bạch

Uống đi chứ! Quên sầu nhân thế! Rượu còn đầy, đâu thể ngừng thôi… Uống đi! Hoa cũng mỉm cười. Tiếng oanh ngơ ngác, trăng rơi ánh vàng… Uống cho lắng đọng trần gian. Thiên thu một khắc, ngỡ ngàng gió sương. * Kìa Thạch Hồ cỏ gai ngơ ngác…. Hươu nhởn nhơ lầu các Cô Tô…. Vàng son rêu cũng phủ mờ. Lợi danh trong thoáng bụi mờ trần ai. Rượu nồng men ngầm Tuyền đài. Hương say trong cõi Thiên thai mơ màng….

.

XUÂN NHẬT TÚY KHỞI NGÔN CHÍ.

Cảm tác ý thơ Lý Bạch

Đời như mộng lớn ngất ngây say Còn ta, mộng nhỏ ru men cay. Danh lợi nấu nhừ kê chưa chín . Tình giấc Nam kha chẳng nhớ ngày. Thềm trước, gió buồn nghe oanh hót. Trong sân ta cạn chén rượu đầy. Tang bồng hồ hải đời cực nhỉ. Nâng ly đối ẩm với trăng say.

Thiên Sứ

Bài Thơ Tuyệt Tác Kinh Điển Của Lý Bạch, Xưa Nay Chưa Ai Dám Học Theo

Lý Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, được đánh giá là một trong những ngôi sao chói lọi nhất của thi ca thời Đường. Ông được người đời sau tôn kính gọi là “Thi Tiên”, đã làm hàng ngàn bài thơ. Thơ Lý Bạch thấm đẫm phong cách lãng mạn, trữ tình, phong thái siêu trần, thoát tục, từ hàng ngàn năm qua đã in sâu vào lòng độc giả Á Đông. 

Lý Bạch được người đời gọi là Trích Tiên Nhân (ông Tiên bị giáng đày xuống trần gian), cũng được ca ngợi là Thi Tiên (ông Tiên thơ ca), được Đỗ Phủ miêu tả trong bài “Ẩm trung bát Tiên ca” (bài ca 8 vị Tiên đang uống rượu):

Tuý trung vãng vãng ái đào thiền. Lý Bạch nhất đấu thi bách thiên, Trường An thị thượng tửu gia miên. Thiên tử hô lai bất thướng thuyền.

Dịch thơ:

Trốn thiền khi rượu đã say, Lý Bạch một đấu thơ ngay trăm bài. Trường An quán rượu ngủ ngay, Lên thuyền vua gọi nằm dài không lên.

Các tuyệt tác thi ca xưa thường được coi là kinh điển, được người đời sau mô phỏng học tập. Nhưng Lý Bạch có một bài tuyệt tác kinh điển mà xưa nay không ai dám học, vì không thể học theo nổi.

Đây là bài thơ tống biệt nổi tiếng nhất của ông, cũng là một trong những bài tiễn biệt bằng hữu nổi tiếng nhất trong lịch sử thơ ca Á Đông.

Chữ Hán:

贈汪倫  

李白乘舟將欲行,

忽聞岸上踏歌聲。

桃花潭水深千尺,

不及汪倫送我情

Âm Hán Việt:

Tặng Uông Luân

Lý Bạch thừa chu tương dục hành, Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh. Đào hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình.

Dịch nghĩa

Lý Bạch ngồi thuyền chuẩn bị khởi hành, Bỗng nghe thấy tiếng hát và tiếng giậm chân theo điệu “Đạp ca” trên bờ. Nước đầm hoa đào sâu nghìn thước, Cũng không sâu bằng tình cảm Uông Luân đến tiễn biệt tôi

Dịch thơ

Lý Bạch lên thuyền sắp khởi hành, Bỗng nghe giọng hát đạp ca thanh. Hoa đào đầm nước sâu ngàn thước, Uông Luân đưa tiễn chứa chan tình.

Đây là bài thơ Lý Bạch viết tặng lúc tiễn biệt người bạn thân Uông Luân vào năm Thiên Bảo thứ 14 (năm 755) khi du ngoạn Kinh huyện (phía nam An Huy ngày nay). Uông Luân là huyện lệnh huyện Kinh, Lý Bạch đến thăm, Uông Luân khoản đãi, lưu luyến không lỡ từ biệt. Sau này Uông Luân từ quan về ở bên đầm hoa đào huyện Kinh, Lý Bạch đến thăm bạn và sáng tác bài này.

Bài thơ này đối với Lý Bạch mà nói, là một sự hiểu lầm. Uông Luân biết Lý Bạch là nhã sỹ phong lưu, nên gửi thư rằng “Tiên sinh thích du ngoạn à? Ở đây có mười dặm đào hoa. Tiên sinh thích uống rượu à? Ở đây có vạn gia tửu điếm (vạn quán rượu)”. Lý Bạch xem thư cho rằng đó là nơi rất đáng đi ngao du, nên nhận lời mời đến nơi. Đến nơi, Uông Luân mới cho biết, cái gọi là “mười dặm đào hoa” là đầm nước có tên đầm hoa đào (Đào hoa đàm), cái gọi là “vạn gia tửu điếm” (vạn quán rượu) chỉ là một quán rượu có tên “Vạn gia” mà thôi. Lý Bạch phóng khoáng thong dong, vui cười ha hả, Uông Luân giữ lưu lại mấy hôm, tặng 8 con tuấn mã và 10 súc gấm. Lý Bạch cảm động thành ý bạn, sáng tác bài thơ tuyệt cú này.

Trong thơ, đầu tiên miêu tả tình cảnh Lý Bạch lên thuyền chuẩn bị xuất phát, Uông Luân hát điệu Đạp ca (vừa đi vừa hát vừa giậm chân làm nhịp phách) đến tiễn đưa, tình cảm thuần phác chân thành.

Hai câu cuối nhà thơ đầu tiên dùng “thâm thiên xích” (sâu ngàn thước) khen đầm hoa đào nước trong sâu thẳm, sau đó tiếp bằng hai chữ “bất cập” (không bằng), lấy tình bạn vô hình so sánh với đầm nước sâu ngàn thước hữu hình, biểu đạt tình bạn Uông Luân đối với ông. Cả bài thơ, ngôn ngữ mới mẻ, trong trẻo, tự nhiên, làm cho người đọc suy ngẫm vô cùng. Tuy chỉ 4 câu 28 chữ, mà lại sảng khoái lòng người, là một trong những bài được lưu truyền rộng rãi của thi nhân họ Lý.

Ngôn từ bài thơ rất dung dị, mộc mạc, như lời nói vẫn gặp thường ngày, nhưng qua tay Lý Bạch, nó đã trở thành bài thơ kinh điển, được người đời ca ngợi là “Không gọt không giũa, tự nhiên thành vần điệu, lời nói từ tình cảm hết sức chân thành, cho nên trở thành tuyệt diệu”.

Phép tắc thơ cổ đại là “Lời kỵ thẳng, ý kỵ nông, mạch kỵ lộ, vị kỵ ngắn”. Nhưng với bài thơ này, Lý Bạch “phạm”  các kiêng kỵ phép tắc thơ ca : thẳng thắn, dung dị, bộc lộ. Ông “lời thẳng”,  “mạch lộ”, nhưng “ý chẳng nông”, “vị càng nồng”. Cũng chính vì “Phạm kỵ húy” như thế này mà người đời sau không ai dám bắt chước học theo, vì có học có lẽ cũng chẳng thành.

Triêu Lộ