Các Bài Thơ Về Mưa Xuân / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Các Bài Hát Về Mưa Cho Trẻ Mầm Non

2. Hạt mưa và em bé

Lời 1: Này anh giọt mưa ơi! Anh từ đâu tới đây? Mà không chịu ngừng rơi cho bầy chim hót vui! Đốp đi đốp đi độp độp! Đốp đi đốp đi độp độp… Tiếng mưa rơi đi độp. Anh cứ mưa mưa hoài

Lời 2: Rồi anh về nơi đâu? Anh giọt mưa mến yêu! Mà thân hình anh rơi tan tả tơi khắp nơi Đốp đi đốp đi độp độp! Đốp đi đốp đi độp độp.. Tiếng anh rơi “đi độp” anh có đau không nào?

3. Mưa Rơi

Mưa rơi cho cây tốt tươi, búp chen lá trên cành. Rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió, bướm tung cánh bay vờn Bên nương ríu rít tiếng cười bao trai gái đang nô đùa. Đầu sàn có đôi chim cu đua gáy, thách đôi én cùng múa vui.

Mưa rơi chim ướt cánh bay nó sa bẫy trong rừng. Dập dìu ai đi đơm cá bên suối, nước xô nước ven bờ Trên nương hương thơm nếp vàng măng cười hé vươn lên cùng. Ngọt ngào hương thơm bay bay theo gió. Những chim nướng cùng nếp thơm nhìn mà no.

4. Trời Mưa

Cô giáo gọi mây đến Giơ tay đứng thành hàng Ông mặt trời buồn lắm Chiều nay phải ngủ sớm thôi Ông sấm giận ai thế Điếc tai bé quá trời Ho cái lâu một hồi Và thế là mưa rơi rơi

5. Mưa Bóng Mây

Có cơn mưa nào lạ thế Thoáng mưa rồi tạnh ngay Em về nhà hỏi mẹ Mẹ cười! Mưa bóng mây Mưa ơi! cơn mưa rơi nho nhỏ không làm ướt tóc ai Tay em che trang vở Mưa đừng ướt chữ em Mưa ơi! mưa rơi trên sân nhỏ Như em đang đùa vui Mưa cũng làm nũng mẹ vừa khóc xong đã cười Mưa cũng làm nũng mẹ vừa khóc xong đã cười

6. Tia Nắng Hạt Mưa

Hình như trong từng tia nắng có nét tinh nghịch bạn trai. Hình như trong từng hạt mưa có nụ cười duyên bạn gái. Hình như trong từng tia nắng hát lên theo từng tiếng ve. Hình như trong từng hạt mưa có dòng lưu bút đọng lại. Tia nắng, hạt mưa! Tia nắng, hạt mưa trẻ mãi. Màu hoa phượng đỏ vô tư. Bạn hỡi bạn ơi Đừng trách, đừng buồn vô cớ làm buồn tia nắng, hạt mưa. Đừng trách, đừng buồn vô cớ làm buồn tia nắng, hạt mưa.

La la la la la la la la la la la la. Cỏ non mỉm cười khi em ướt áo Hè về có mưa, mùa hè có mưa.

Hè về, mưa rơi rơi tí tách mưa rơi Chim Sơn Ca trong tiếng véo von Ngân nga bài ca mùa hè Chim Sơn Ca trong khóm lá xanh bài ca mùa hè Mưa rơi rơi tựa như tiếng nhạc Em khẽ hát một bài hát mưa rơi.Thu

8. Cho Tôi Đi Làm Mưa Với

9. Trời nắng Trời Mưa

Trời nắng ,trời nắng Thỏ đi tắm nắng. Vươn vai, vươn vai Thỏ dùng đôi tai. Nhảy tới ,nhảy tới đùa trong nắng mới.

Trời nắng ,trời nắng Thỏ đi tắm nắng. Vươn vai ,vươn vai Thỏ dùng đôi tai . Nhảy tới ,nhảy tới đùa trong nắng mới . Bên nhau ,bên nhau ta cùng chơi . Mưa to rồi ,mưa to rồi mau mau mau chạy thôi. Bên nhau ,bên nhau ,bên nhau ta cùng chơi.

11. Mưa mùa hè

Này anh giọt mưa ơi, anh từ đây tới đây Mà không chịu ngưng rơi cho bầy chim hót vui Đốp đí độp đì độp độp độp Đốp đí độp đì độp độp độp Tiếng mưa rơi đì độp anh cứ rơi rơi hoài

Này em nhỏ kia ơi, ta từ xa tới đây Để đem màu xanh tươi cho ngàn hoa lá cây Tách tí tách tí tạch tạch tạch Tách tí tách tí tạch tạch tạch Lá hoa rung rinh cười vui đón khi mưa rơi

Rồi anh về nơi đâu, anh giọt mưa mến yêu Mà thân hình anh rơi tan tả tơi khắp nơi Đốp đí độp đì độp độp độp Đốp đí độp đì độp độp độp Tiếng rơi đì độp vui thật là vui

Rồi anh về nơi đâu, anh giọt mưa mến yêu Mà thân hình anh rơi tan tả tơi khắp nơi Đốp đí độp đì độp độp độp Đốp đí độp đì độp độp độp Tiếng anh rơi đì độp anh có đau không nào

12. Cơn mưa xấu tính

Một ngày trời đẹp trong vắt có mây và ánh nắng vàng Anh trai hăng hái muốn ra ngoài chơi đá banh Một trận mưa lớn bỗng nhiên làm cô nắng buồn Người anh chẳng còn hăng hái chẳng ra ngoài chơi đá banh

13. Ôi mưa rồi!

Mình nghe sấm rền, mình nghe sấm rền Bạn nghe không, bạn nghe không Tí tách ôi mưa rơi rồi, tí tách ôi mưa rơi rồi Che dù mau, che dù mau

14. Mưa Hè

Mưa nhẹ nhàng chợt về trên phố em Mưa hiền hoà một chiều qua sân trường em Mùa hè lắng tiếng hát của tuổi thơ Bên những hàng cây xanh theo tháng năm Phố trẻ lại vì chiều nay có mưa Khắp lối về phượng hồng vui trong thơ ngây Mùa hè đến hát trong niềm yêu thương Để nụ cười vẫn nở theo em từng ngày Cơn mưa hè về cùng những nhớ mong Cơn mưa hè đợi chờ trong thiết tha Mưa trở lại cùng niềm vui đã xa Cơn mưa về gọi em ngân vang khúc nhạc Cơn mưa hè về cùng những nhớ mong Cơn mưa hè đợi chờ trong thiết tha Mưa trở lại cùng niềm vui đã xa Cơn mưa về gọi em ngân vang khúc nhạc.

16. Cái Cò Đi Đón Cơn Mưa

Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về Cò về thăm quán cùng quê, thăm cha thăm mẹ, Cò về thăm anh

18. Cơn mưa hè

Mưa nhẹ nhàng chiều về trên phố em Mưa êm đềm một chiều qua sân trường em Mùa hè lắng tiếng hát của tuổi thơ Bên những hàng cây xanh theo tháng năm.

Sau mưa núi bỗng trẻ ra. lá xanh thêm mắt. bông hoa thêm hồn. Em thương bố giữa bờ chơn, cong đòn gánh lúa, gánh luôn nước trời Chủ đề các bài về mưa cho trẻ mầm non vô cùng đa dạng và dễ thuộc. Với những ca từ gần gũi đối với trẻ em ở ngay cuộc sống thường ngày. Qua những ca từ đơn giản, gần gũi những bài hát về chủ để sẽ giúp các bé giúp thêm những hiểu biết về thiên nhiên, cuộc sống.

Nguồn: Tổng hợp

Các Bài Thơ Hay Cho Bé Về Mùa Xuân

THƠ CHÚC TẾT

Xuân sang tết đến mọi nhàCon chúc ông bà sức khỏe, an khangChúc cô chú bác giàu sangMột năm sung túc cười vang mỗi ngàyChúc anh chúc chị học hayCon ngoan trò giỏi đợi ngày công danhChúc cho vạn sự tốt lànhKỷ Hợi năm mới bức tranh xuân ngời.

THƠ CHÚC TÊT ÔNG BÀ

Xuân đến hy vọngẤm no mọi nhà.Kính chúc ông bà,Sống lâu trăm tuổi

CÂY ĐÀO

Cây đào đầu xómLốm đốm nụ hồng.Chúng em chỉ mongMùa đào mau nở.Bông đào nho nhỏCánh đào hồng tươi.Hễ thấy hoa cườiĐúng là Tết đến.

( Sưu tầm)

MÙA XUÂN

Dung dăng dung dẻDẫn trẻ đi chơi.Mùa xuân đến rồiÁnh xuân tươi sáng.Đám mây bông trắngNổi giữa trời xanh.Gió đưa bồng bềnhCao vời lồng lộng.Vườn thênh thang rộngCỏ non xanh rờn.Hoa đào tươi thắmVườn xuân đầm ấmRíu rít chim ca.

( Sưu tầm)

TẾT ĐANG VÀO NHÀ

Hoa đào trước ngõCười vui sáng hồngHoa mai trong vườnRung rinh cánh trắngSân nhà đầy nắngMẹ phơi áo hoaEm dán tranh gàÔng treo câu đốTết đang vào nhàSắp thêm một tuổiĐất trời nở hoa.

( Sưu tầm)

MÙA XUÂN ĐẾN

Xuân sang tết đến mọi nhàCon chúc ông bà sức khỏe, an khangChúc cô chú bác giàu sangMột năm sung túc cười vang mỗi ngàyChúc anh chúc chị học hayCon ngoan trò giỏi đợi ngày công danhChúc cho vạn sự tốt lànhĐinh Dậu năm mới bức tranh xuân ngời.Xuân đến với mọi gia đình

( Sưu tầm)

BƯỚM XUÂN

Con dốc vàng nắng xuân

Núi bừng hoa ngũ sắc

Chị em bướm bâng khuâng

Đến soi mình bên thác .

Chị tinh khôi áo trắng

Em biêng biếc áo xanh

Rồi áo hồng, áo đỏ

Một đàn bướm xinh xinh.

 ( Sưu tầm)

Bài Văn: Phân Tích Bài Thơ “Mưa Xuân”

Câu chuyện về mưa xuân nhưng mở đầu bài thơ không phải mưa, không phải cảnh xuân, mà là sự xuất hiện trực tiếp của con người. Một người con gái:

Em là cô gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già. Lòng trẻ còn như vuông lụa trắng Mẹ già chưa bán chợ làng xa

Đó là một cô gái trẻ làm nghề dệt lụa. Chắc hẳn đây là một cô gái đẹp, tấm lòng cô trong sáng, thuần khiết, được tác giả so sánh như một “vuông lụa trắng” vẫn chưa được mẹ già “bán chợ làng xa” tức là chưa có chồng. Cách nói thật lạ, thật hay! So sánh giản dị, giàu tính tượng hình mà cũng đầy tinh tế. Cô gái trẻ này chính là mẫu người thiếu nữ thôn quê trong trắng, thuần khiết, nét đẹp giản dị thường xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính. Nhắc đến sự quen thuộc, tôi chợt nhớ đến “Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông” từng xuất hiện trong “Tương Tư”. Sở dĩ có sự liên tưởng này, bởi vì trong 4 câu thơ tiếp theo, hình ảnh Thôn Đoài lại xuất hiện, trong một chiều mưa xuân:

Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay, Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy. Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

Đến đây, sau khi tả người, Nguyễn Bính đã kể đến chuyện mưa xuân, mưa xuân vào một buổi chiều. Cảnh nhà đơn chiếc chỉ có hai mẹ con bỗng trở lên vui tươi ở khổ thơ này. Bởi một bữa “mưa xuân phơi phới bay”. Đọc câu thơ, ta có cảm giác từ “phơi phới” như làm sống động cả khổ thơ, khiến cho mùa xuân cũng trở nên thật có hồn. Cảm giác như không phải mưa xuân phơi phới mà chính là lòng “em” đang “phơi phới” sắc xuân thì. Mùa xuân như thổi sắc “phơi phới” vào hồn “em” tươi trẻ, khiến hoa xoan cũng nở rộ đẹp xinh, “phơi phới” báo hiệu mùa xuân về. Rồi “hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ” đã làm cho khung cảnh yên bình bị phá vỡ. Tiếng trống hội làng thúc giục, với tiếng loa của “hội chèo” cộng thêm “mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.làm cho “vuông lụa trắng” khấp khởi khi ngồi dệt bên khung cửi hay chính tấm lòng thiếu nữ đang mong ngóng nên khấp khởi? Khấp khởi vì sao? Phơi phới vì sao? Phải chăng bởi bởi cái gọi là “gió mưa là chuyện của trời. Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”? Qủa thật vậy:

Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ tới anh

Ba câu trước miêu tả tâm trạng bối rối xen lẫn chờ đợi, khấp khởi nhưng cũng ngại ngùng e lệ điển hình của cô gái mới biết yêu. Không biết là do “mưa xuân phơi phới”, “hội chèo đi ngang ngõ” hay lời nói của mẹ đã làm cho “vuông lụa trắng” phải “ngừng thoi lại”. Không biết có phải tay xinh ngừng dệt là do lòng “giăng tơ một mối tình”? Lòng mới chỉ “giăng tơ” mà sao “hai má em bừng đỏ”? Tất cả câu hỏi đều được trả lời bằng câu thơ cuối, là do anh, tại anh, là vì nghĩ đến nha: “Có lẽ là em nghĩ tới anh”. Câu chuyện mưa xuân lại được kể tiếp như nối tiếp tâm trạng bâng khuâng, khấp khởi nhớ đến anh của cô thôn nữ:

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn Em ngửa bàn tay trước mái hiên, Mưa chấm tay em từng chấm lạnh, Thế nào anh ấy chẳng sang xem

Bóng tối bao phủ lấy làng quê, nhà nhà đồng loạt lên đèn. “Em” ra trước mái hiên ngửa bàn tay ra đón lấy những hạt mưa, chính là những hạt “mưa xuân phơi phới”. Dường như khi biết yêu, tâm hồn con người cũng trở nên lãng mạn hơn! Có điều, em đưa tay ra hứng mưa mà chẳng để ý lắm đến mưa, trong lòng “giăng kín” chỉ nghĩ tới Trời đã buông màn nhung tối đen xuống, bao phủ làng quê. Nhà nhà đã lên đèn, em lúc này mới để ý và ra “trước mái hiên”,làm một hành động rất đẹp “ngửa bàn tay” ra đón “mưa xuân phơi phới bay”. Mặc dù “mưa chấm tay em từng chấm lạnh”. Nhưng em không cảm thấy mưa lạnh đang rót vào tay mình từng hạt, mà em chỉ nghĩ tới “thế nào anh ấy chẳng sang xem”. Lòng người biết yêu thổi vào mùa xuân cũng có hồn hơn hẳn, bởi “vuông lụa trắng” khấp khởi trong lòng khi nghĩ tới “anh ấy”nên không ngần ngại dẫu ngoài trời đang mưa:

Em xin phép mẹ, vội vàng đi Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe, Mưa bụi nên em không ướt áo, Thôn Đoài cách có một thôi đê

Từ “vội vàng” xuất hiện trong khổ thơ thật đúng lúc, thật kịp thời, rất đúng với diễn biến tâm trạng của cô gái đang yêu. Đọc đoạn thơ này, nhịp thơ cũng vì từ “vội vàng” mà nhanh hơn một nhịp; có cảm giác như thể em đang vội vàng để đến Thôn Đoài, nhưng đi xem hát đấy mà chẳng phải vì hát đâu, mà là vì anh, vì muốn gặp anh. Em đi nhanh như thế, đến nỗi cách một thôi đê mà mưa bụi cũng chẳng thể làm ướt áo em. Thế cũng đủ hiểu trong lòng em đang vội vã, khấp khởi đến thế nào. Vậy mới nói, không phải phơi phới tại mưa xuân, mà tại lòng xuân:

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm Em mải tìm anh chả thiết xem Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em

Em đi xem hát chèo, người ta hát thâu đêm, chắc hẳn phải vui lắm, hay lắm, nhộn nhịp lắm nhưng em chẳng quan tâm. Với tâm trạng của một thiếu nữ mới biết yêu, điều em quan tâm nhất chỉ có anh. Mặc kệ lời mẹ dặn “xem về kể mẹ nghe”, mải tìm kiếm anh nên em “chẳng thiết xem”. Vậy em có tìm thấy hay không? Giữa chốn đông người đi xem hát ấy, chưa biết. Chỉ thấy phía trước và ngay đêm nay, nơi căn nhà ấm cúng của em và Mẹ sẽ có “giường cửi lạnh”. Em không ngủ cũng không dệt nên “thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”. Thoi ngà nhớ người, hay em đang nhớ anh?

Chờ mãi anh sang, anh chả sang, Thế mà hôm nọ hát bên làng,

Năm tao bẩy tiết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng

Vậy là em không tìm thấy anh, buồn làm sao! Em đã trông mong nhiều như thế, trái tim em thuần khiết như thế. Bốn câu thơ diễn tả tâm trạng cũng như những lời trách rất thật, rất nhẹ nhàng của cô gái thôn quê. Hoá ra không dưng mà đầu câu chuyện Mưa xuân, em lại “hai má bừng đỏ” khi “nghĩ tới anh”. Hoá ra họ đã gặp nhau ở đám “hát bên làng” hôm nọ. Anh chàng đã “năm tao bảy tiết” hò hẹn. khiến cô gái “lòng còn như vuông lụa trắng” đã tin tưởng và hôm nay thì lại thấy “cả mùa xuân cũng bẽ bàng”. Anh đã hẹn nhưng rồi anh không đến, khiến hồn Em – một cô gái ngây thơ chờ đợi, tìm kiếm đến buồn bã, bơ vơ. Em thất vọng vì tìm không gặp anh, phải lủi thủi “bẽ bàng” và có cảm giác rằng mùa xuân tươi mới kia, mới đó còn “phơi phới” giờ cũng đã trở nên thật “bẽ bàng”, em lẻ loi, tội nghiệp trở về:

Mình em lầm lũi trên đường về, Có ngắn gì đâu một dải đê Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt Lạnh lùng em tủi với canh khuya

Đám hát tan nhưng đêm chưa tàn. Nếu như ở khổ thơ trước, với tâm trạng “phơi phới”, khoảng cách đến thôn Đoài chỉ ngắn ngủi có một thôi đê, đến nỗi mưa xuân cũng không làm em ướt áo; thì giờ đây, một thôi đê cũng trở nên dài bất tận. Đám hát đã tan, và “em mải tìm anh” trong vô vọng. Anh đã không đến hay là em tìm không gặp?hay là bởi không duyên?. Bao nhiêu câu hỏi không lời giải đáp. Chỉ biết rằng giờ đây “mình em lầm lũi trên đường về”! “Mình em tủi với canh khuya”! Có lẽ em là người sau cùng rời đám hát, nên đường về chỉ có mình em. Khi đi, em khấp khởi vui bao nhiêu thì bây giờ về là đoạn đường lê thê. “Mưa nặng hạt” và chỉ có “áo mỏng che đầu” khiến em bị “mưa nặng hạt” làm ướt áo. Thấm lạnh từ mưa và cả cái lạnh từ trong “vuông lụa trắng”, làm em tê tái bước chân trên đường về cô độc.

Bữa ấy, mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giầy Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”

Đúng là “Cảnh nào cảnh chẳng đeo tình. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, mưa xuân giờ đã biết vui. Biết buồn theo em. Mưa “phơi phới” giờ cũng ngại bay, hoa xoan vẫn rụng nhưng không lớp lớp dày” nữa mà giờ thì “hoa xoan đã nát” dưới chân giầy”. Bởi “hội chèo làng Đặng về ngang ngõ”. Thôn Đoài đã hết hội rồi. Còn mẹ lại bảo “Mùa xuân đã cạn ngày”. Em buồn, Xuân buồn, bởi hội tan, gánh chèo rời đi, em đâu còn cơ hội để tìm anh nữa. Hình ảnh hoa xoan bị đạp dưới chân giày cũng giống như sự ngóng trông, khắc khoải và hy vọng của em vỡ vụn theo trong chiều mưa nặng hạt ấy. Hy vọng không còn em chỉ còn biết tự thầm thì với lòng mình, như đang nói với anh thôi:

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ Để mẹ bảo rằng: “Hát tối nay!”

Em không gặp được anh, em lủi thủi một mình, em tủi với canh khuya nhưng em không hề mất hết hy vọng. Cô gái trẻ ngây thơ, thuần khiết như “vuông lụa trắng” vẫn chờ đợi, vẫn tin tưởng đó chỉ là chưa gặp, có nghĩa là sẽ gặp, có điều không biết là bao giờ. Bởi biết đâu, hội sau em vẫn sẽ lại không may mắn, lại sẽ không gặp được anh?

Bài thơ Mưa xuân được Nguyễn Bính viết theo thể thơ tứ tuyệt trường thiên. Đó là mùa xuân ở vùng quê bắc bộ những năm nửa đầu của thế kỷ 20. Trong Mưa xuân có bức tranh làng quê ngày xuân, có hội làng, có nỗi lòng của một thôn nữ ở tuổi cập kê. Mưa xuân như một câu chuyện được thi sĩ kể bằng thơ. Đó là một câu chuyện về tình yêu, về nỗi nhớ mong, tương tư của một cô gái trẻ nơi thôn quê thuần khiết. Câu chuyện chưa kết thúc, cứ khiến người đọc vừa hy vọng, lại vừa man mác buồn.

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa của đôi lứa hẹn hò, trao nhau những lời hẹn ước. Mùa xuân cũng là mùa của cảm xúc thơ ca, thăng hoa trong tâm hồn các thi sĩ. Nếu như mùa xuân trong thơ Xuân Diệu đẹp đến vô thực, nồng cháy đến khiến ta say mê, điên cuồng muốn chiếm hữu thì mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lại hoàn toàn khác. Với Mưa xuân , mùa xuân của Nguyễn Bính cũng đậm chất giản dị, thanh bình của làng quê Việt Nam như chính tâm hồn ông vậy!Câu chuyện về mưa xuân nhưng mở đầu bài thơ không phải mưa, không phải cảnh xuân, mà là sự xuất hiện trực tiếp của con người. Một người con gái:Đó là một cô gái trẻ làm nghề dệt lụa. Chắc hẳn đây là một cô gái đẹp, tấm lòng cô trong sáng, thuần khiết, được tác giả so sánh như một “vuông lụa trắng” vẫn chưa được mẹ già “bán chợ làng xa” tức là chưa có chồng. Cách nói thật lạ, thật hay! So sánh giản dị, giàu tính tượng hình mà cũng đầy tinh tế. Cô gái trẻ này chính là mẫu người thiếu nữ thôn quê trong trắng, thuần khiết, nét đẹp giản dị thường xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính.Nhắc đến sự quen thuộc, tôi chợt nhớ đến “Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông” từng xuất hiện trong “Tương Tư”. Sở dĩ có sự liên tưởng này, bởi vì trong 4 câu thơ tiếp theo, hình ảnh Thôn Đoài lại xuất hiện, trong một chiều mưa xuân:Đến đây, sau khi tả người, Nguyễn Bính đã kể đến chuyện mưa xuân, mưa xuân vào một buổi chiều. Cảnh nhà đơn chiếc chỉ có hai mẹ con bỗng trở lên vui tươi ở khổ thơ này. Bởi một bữa “mưa xuân phơi phới bay”. Đọc câu thơ, ta có cảm giác từ “phơi phới” như làm sống động cả khổ thơ, khiến cho mùa xuân cũng trở nên thật có hồn. Cảm giác như không phải mưa xuân phơi phới mà chính là lòng “em” đang “phơi phới” sắc xuân thì. Mùa xuân như thổi sắc “phơi phới” vào hồn “em” tươi trẻ, khiến hoa xoan cũng nở rộ đẹp xinh, “phơi phới” báo hiệu mùa xuân về. Rồi “hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ” đã làm cho khung cảnh yên bình bị phá vỡ. Tiếng trống hội làng thúc giục, với tiếng loa của “hội chèo” cộng thêm “mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.làm cho “vuông lụa trắng” khấp khởi khi ngồi dệt bên khung cửi hay chính tấm lòng thiếu nữ đang mong ngóng nên khấp khởi?Khấp khởi vì sao? Phơi phới vì sao? Phải chăng bởi bởi cái gọi là “gió mưa là chuyện của trời. Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”? Qủa thật vậy:Ba câu trước miêu tả tâm trạng bối rối xen lẫn chờ đợi, khấp khởi nhưng cũng ngại ngùng e lệ điển hình của cô gái mới biết yêu. Không biết là do “mưa xuân phơi phới”, “hội chèo đi ngang ngõ” hay lời nói của mẹ đã làm cho “vuông lụa trắng” phải “ngừng thoi lại”. Không biết có phải tay xinh ngừng dệt là do lòng “giăng tơ một mối tình”? Lòng mới chỉ “giăng tơ” mà sao “hai má em bừng đỏ”? Tất cả câu hỏi đều được trả lời bằng câu thơ cuối, là do anh, tại anh, là vì nghĩ đến nha: “Có lẽ là em nghĩ tới anh”.Câu chuyện mưa xuân lại được kể tiếp như nối tiếp tâm trạng bâng khuâng, khấp khởi nhớ đến anh của cô thôn nữ:Bóng tối bao phủ lấy làng quê, nhà nhà đồng loạt lên đèn. “Em” ra trước mái hiên ngửa bàn tay ra đón lấy những hạt mưa, chính là những hạt “mưa xuân phơi phới”. Dường như khi biết yêu, tâm hồn con người cũng trở nên lãng mạn hơn! Có điều, em đưa tay ra hứng mưa mà chẳng để ý lắm đến mưa, trong lòng “giăng kín” chỉ nghĩ tới Trời đã buông màn nhung tối đen xuống, bao phủ làng quê. Nhà nhà đã lên đèn, em lúc này mới để ý và ra “trước mái hiên”,làm một hành động rất đẹp “ngửa bàn tay” ra đón “mưa xuân phơi phới bay”. Mặc dù “mưa chấm tay em từng chấm lạnh”. Nhưng em không cảm thấy mưa lạnh đang rót vào tay mình từng hạt, mà em chỉ nghĩ tới “thế nào anh ấy chẳng sang xem”.Lòng người biết yêu thổi vào mùa xuân cũng có hồn hơn hẳn, bởi “vuông lụa trắng” khấp khởi trong lòng khi nghĩ tới “anh ấy”nên không ngần ngại dẫu ngoài trời đang mưa:Từ “vội vàng” xuất hiện trong khổ thơ thật đúng lúc, thật kịp thời, rất đúng với diễn biến tâm trạng của cô gái đang yêu. Đọc đoạn thơ này, nhịp thơ cũng vì từ “vội vàng” mà nhanh hơn một nhịp; có cảm giác như thể em đang vội vàng để đến Thôn Đoài, nhưng đi xem hát đấy mà chẳng phải vì hát đâu, mà là vì anh, vì muốn gặp anh. Em đi nhanh như thế, đến nỗi cách một thôi đê mà mưa bụi cũng chẳng thể làm ướt áo em. Thế cũng đủ hiểu trong lòng em đang vội vã, khấp khởi đến thế nào. Vậy mới nói, không phải phơi phới tại mưa xuân, mà tại lòng xuân:Em đi xem hát chèo, người ta hát thâu đêm, chắc hẳn phải vui lắm, hay lắm, nhộn nhịp lắm nhưng em chẳng quan tâm. Với tâm trạng của một thiếu nữ mới biết yêu, điều em quan tâm nhất chỉ có anh. Mặc kệ lời mẹ dặn “xem về kể mẹ nghe”, mải tìm kiếm anh nên em “chẳng thiết xem”. Vậy em có tìm thấy hay không? Giữa chốn đông người đi xem hát ấy, chưa biết. Chỉ thấy phía trước và ngay đêm nay, nơi căn nhà ấm cúng của em và Mẹ sẽ có “giường cửi lạnh”. Em không ngủ cũng không dệt nên “thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”. Thoi ngà nhớ người, hay em đang nhớ anh?Vậy là em không tìm thấy anh, buồn làm sao! Em đã trông mong nhiều như thế, trái tim em thuần khiết như thế. Bốn câu thơ diễn tả tâm trạng cũng như những lời trách rất thật, rất nhẹ nhàng của cô gái thôn quê. Hoá ra không dưng mà đầu câu chuyện, em lại “hai má bừng đỏ” khi “nghĩ tới anh”. Hoá ra họ đã gặp nhau ở đám “hát bên làng” hôm nọ. Anh chàng đã “năm tao bảy tiết” hò hẹn. khiến cô gái “lòng còn như vuông lụa trắng” đã tin tưởng và hôm nay thì lại thấy “cả mùa xuân cũng bẽ bàng”. Anh đã hẹn nhưng rồi anh không đến, khiến hồn Em – một cô gái ngây thơ chờ đợi, tìm kiếm đến buồn bã, bơ vơ. Em thất vọng vì tìm không gặp anh, phải lủi thủi “bẽ bàng” và có cảm giác rằng mùa xuân tươi mới kia, mới đó còn “phơi phới” giờ cũng đã trở nên thật “bẽ bàng”, em lẻ loi, tội nghiệp trở về:Đám hát tan nhưng đêm chưa tàn. Nếu như ở khổ thơ trước, với tâm trạng “phơi phới”, khoảng cách đến thôn Đoài chỉ ngắn ngủi có một thôi đê, đến nỗi mưa xuân cũng không làm em ướt áo; thì giờ đây, một thôi đê cũng trở nên dài bất tận. Đám hát đã tan, và “em mải tìm anh” trong vô vọng. Anh đã không đến hay là em tìm không gặp?hay là bởi không duyên?. Bao nhiêu câu hỏi không lời giải đáp. Chỉ biết rằng giờ đây “mình em lầm lũi trên đường về”! “Mình em tủi với canh khuya”! Có lẽ em là người sau cùng rời đám hát, nên đường về chỉ có mình chúng tôi đi, em khấp khởi vui bao nhiêu thì bây giờ về là đoạn đường lê thê. “Mưa nặng hạt” và chỉ có “áo mỏng che đầu” khiến em bị “mưa nặng hạt” làm ướt áo. Thấm lạnh từ mưa và cả cái lạnh từ trong “vuông lụa trắng”, làm em tê tái bước chân trên đường về cô độc.Đúng là “Cảnh nào cảnh chẳng đeo tình. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, mưa xuân giờ đã biết vui. Biết buồn theo em. Mưa “phơi phới” giờ cũng ngại bay, hoa xoan vẫn rụng nhưng không lớp lớp dày” nữa mà giờ thì “hoa xoan đã nát” dưới chân giầy”. Bởi “hội chèo làng Đặng về ngang ngõ”. Thôn Đoài đã hết hội rồi. Còn mẹ lại bảo “Mùa xuân đã cạn ngày”. Em buồn, Xuân buồn, bởi hội tan, gánh chèo rời đi, em đâu còn cơ hội để tìm anh nữa. Hình ảnh hoa xoan bị đạp dưới chân giày cũng giống như sự ngóng trông, khắc khoải và hy vọng của em vỡ vụn theo trong chiều mưa nặng hạt ấy. Hy vọng không còn em chỉ còn biết tự thầm thì với lòng mình, như đang nói với anh thôi:Em không gặp được anh, em lủi thủi một mình, em tủi với canh khuya nhưng em không hề mất hết hy vọng. Cô gái trẻ ngây thơ, thuần khiết như “vuông lụa trắng” vẫn chờ đợi, vẫn tin tưởng đó chỉ là chưa gặp, có nghĩa là sẽ gặp, có điều không biết là bao giờ. Bởi biết đâu, hội sau em vẫn sẽ lại không may mắn, lại sẽ không gặp được anh?Bài thơđược Nguyễn Bính viết theo thể thơ tứ tuyệt trường thiên. Đó là mùa xuân ở vùng quê bắc bộ những năm nửa đầu của thế kỷ 20. Trongcó bức tranh làng quê ngày xuân, có hội làng, có nỗi lòng của một thôn nữ ở tuổi cập kê.như một câu chuyện được thi sĩ kể bằng thơ. Đó là một câu chuyện về tình yêu, về nỗi nhớ mong, tương tư của một cô gái trẻ nơi thôn quê thuần khiết. Câu chuyện chưa kết thúc, cứ khiến người đọc vừa hy vọng, lại vừa man mác buồn.

Phân Tích Bài Thơ Mưa Xuân Của Nguyễn Bính

Nguyễn Bính là nhà thơ được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Nhắc tới ông, có người nhận xét: “Nguyễn Bính là làn mưa xuân rắc mình lên chốn hương thôn, là lá dâu xanh dập dờn bướm vàng cuối bãi. Nguyễn Bính là chiếc lá lìa cành đầu ngõ, là chiếc mo cau rụng vội góc vườn. Nguyễn Bính là sắc nắng chiều man mác trên mỗi thân cau, là ngọn mồng tơi ngập ngừng nơi lưng giậu…”. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Bính phải kể đến bài thơ ” Mưa xuân”- một bức tranh làng quê thấm đượm nỗi lòng cô thôn nữ. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

“Em là con gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo: “Thôn Ðoài hát tối nay”.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của một cô gái thôn quê bên chiếc khung cửi nhỏ. Cô gái hiện lên với công việc dệt lụa quanh năm, ngày ngày gắn liền với chiếc khung cửi tảo tần. Đây là một hình ảnh rất đẹp, thể hiện sự chăm chỉ chịu thương chịu khó của những cô gái làng quê nói riêng và những người nông dân nghèo nói chung. Họ tần tảo sớm hôm tận tuỵ với công việc của mình, không mảy may toan tính với người, với đời. Cô gái như một điểm nhấn trong bức tranh đẹp dịu dàng, được nhà thơ cẩn trọng tô vẽ bằng vần thơ. Ta thấy tấm lòng của người con gái ấy còn ngây thơ trong trắng như tấm lụa trắng trong, chưa vương chút bụi đời. Bên cạnh cô là chân dung của người mẹ già khuya sớm chạy chợ tảo tần. Họ sống nương tựa vào nhau, chở che cho nhau qua những tháng ngày dài.

Người mẹ “chưa bán chợ làng xa” có nghĩa là cô vẫn còn độc thân, chưa được gả bán cho ai cả. Cô gái chính là đại diện cho vẻ đẹp thập toàn thập mỹ, đầy đủ công dung ngôn hạnh của một người con gái thôn quê thật thà. Nguyễn Bính đã dành rất nhiều sự ưu ái cho nhân vật cô gái, ông ví von cô giống như một “vuông lụa trắng” thuần khiết và sang trong hơn ngọc.

Tiếp đến, nhà thơ nói về khung cảnh đất trời trong tiết xuân mưa bay. Dường như không gian mờ mờ ảo ảo bởi làn mưa nhẹ bay, lan toả khắp không gian như màn sương khói mỏng manh nhẹ nhàng. Những cánh hoa xoan tím ngắt rụng rơi đầy dưới gốc cây, lớp lớp chồng lên nhau như một sự cựa quậy lột xác. Tối đó bên thôn Đoài có hội chèo thi hát- một sự khuấy động cả về không gian, thời gian và con người. Có lẽ tiếng trống chèo rộn rã đang phá vỡ cái tĩnh lặng yên ắng của cuộc sống hai mẹ con cô gái. Cô gái háo hức, phơi phới mong chờ đến giây phút đi xem hội hát chèo.

“Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn

Em ngửa bàn tay trước mái hiên

Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh

Thế nào anh ấy chả sang xem!”

Cô gái thấy lòng mình khấp khởi, mong ngóng lạ thường. Đó chính là do cô đang tương tư một mối tình, một chàng trai trong lòng. Phải chăng mưa xuân bay bay làm lòng cô phơi phới? hay tiếng trống chèo thúc giục khiến tim cô rộn rã nhanh hơn? Hay tiếng gọi tình yêu đang thôi thúc một trái tim lần đầu rung động bởi tình yêu đôi lứa? Tất cả hoà quyện lại thành một tâm trạng rất bâng khuâng, rất khấp khởi nhưng cũng rất e lệ ngại ngùng. Đôi bàn tay xinh xắn đã ngừng lại bên khung cửi, nghĩ về chàng trai khiến hai má cô gái “bừng đỏ” hết sức dễ thương và chân thật. Câu thơ cuối của khổ thơ đã trực tiếp đưa ra câu trả lời cho tất cả những gì đang diễn ra: “Có lẽ là em nghĩ tới anh”. Vâng, một câu trả lời hết sức ngắn gọn, chân thành và thẳng thắn. Cô gái đối diện với lòng mình, không một chút giấu giếm hay lấp lửng.

Khi người ta đang yêu, đang mong đợi thì thời gian có lẽ là chiếc thước đo hơi dài cho nỗi nhớ. Cô gái mong đợi giây phút được gặp người trong mộng, mong sao cho trời nhanh tối để tìm đến với người thương của mình. Khi nhà nhà đã lên đèn, cô ra trước mái hiên nhà để đưa tay đón những hạt mưa xuân nhẹ nhàng. Những hạt mưa cũng giống như nỗi niềm trong lòng cô, nhẹ nhàng, phơi phới. Phải chăng khi trái tim biết rung động thì con người ta thường yêu đời, yêu mưa, yêu sự lãng mạn lung linh nhiều hơn? Dù cho những giọt mưa bay bay rơi làm tay cô gái ướt lạnh thì trái tim cô gái vẫn thấy ấm áp vô cùng khi nghĩ: ” Thế nào anh ấy chẳng sang xem”. Cô đoán chắc rằng người cô thương sẽ đến và cô sẽ được gặp anh, sự mong mỏi đó thật sự rất đáng yêu.

“Em xin phép mẹ, vội vàng đi

Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Ðoài cách có một thôi đê

Thôn Ðoài vào đám hát thâu đêm

Em mải tìm anh chả thiết xem

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”

Cuối cùng thì thời khắc cô mong ngóng cũng đã đến, cô gái xin phép mẹ để đi sang thôn Đoài. Thái độ “vội vàng” khẩn trương như một minh chứng chứng minh cho tâm trạng vội vã của những trái tim đang yêu. Nhịp thơ trở nên nhanh hơn, dồn dập hơn theo bước chân của cô gái. Trái tim lúc này là tấm bản đồ dẫn đường nhanh nhất, chuẩn xác nhất đưa cô chạm đến với yêu thương và nhung nhớ. Câu chuyện vẫn là một bản tình ca dài khi cô đến nhưng không tìm thấy hình bóng người thương đâu cả. Cô gái cứ mải miết đưa ánh mắt kiếm tìm hình bóng chàng trai, “chẳng thiết xem” những điệu hát câu hò nữa. Chưa biết có tìm thấy người cô thương hay không, nhưng có một điều chắc chắn rằng đêm nay khung cửi sẽ trở nên lạnh giá, thoi ngà đơn độc nhớ ngón tay nhỏ xinh của cô rất nhiều. Vật nhớ em, em nhớ anh, còn anh đang ở nơi nào?

“Chờ mãi anh sang anh chả sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

Mình em lầm lụi trên đường về

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt

Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya”.

Vậy là cuối cùng thì chàng trai cũng không tới, cô gái không thể gặp được người cô thương. Suốt cả một ngày dài mong ngóng trông chờ, để đến lúc này cô mang trong lòng sự thất vọng khi không thấy hình bóng người yêu đâu cả. Trước đó, họ đã từng gặp nhau và chàng trai hẹn hò ước nguyện. Cô gái tin vào lời hứa đó, xem như lời hẹn ước cho tới buổi gặp hôm nay. Vậy nhưng người lại không đến, khiến lòng cô “bẽ bàng” buồn tủi. Cô trở về lầm lũi một mình trên con đường quen thuộc mà lòng vẫn chưa nguôi nỗi buồn. Con đường lúc đi là sự khấp khởi mừng vui, khi trở về lại não nề và dài vô tận. Lúc đi mưa bay bay không khiến em ướt áo, lúc cô gái về mưa lại nặng hạt nhiều hơn. Mưa thương cô hay cô thương chính bản thân mình nhiều hơn? Tâm trạng của người con gái lạnh buốt như trời đêm, não nề như những hạt mưa xuân tí tách lăn dài.

“Em giận hờn anh cho đến sáng

“- Thưa u họ hát…” rồi em thấy

Nước mắt tràn ra, em ngoảnh đi

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Hoa xoan đã nát dưới chân giày

Hội chèo làng Ðặng về ngang ngõ

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”.

Khi cô gái mang tâm trạng buồn bã thì những hạt mưa xuân lúc này cũng chẳng buồn bay nữa. Cánh hoa xoan tím ngắt cũng héo úa tàn phai, “nát dưới chân giày” như nỗi long buồn đau của cô gái vậy. Hội đã tan, mùa Xuân cũng cạn ngày rồi, nghĩa là cô đâu còn cơ hội để tìm gặp lại người cô thương nữa. Bao mong ngóng trông chờ bây giờ cũng giống như những hạt mưa chảy dài biến mất. Cô tự nhủ với lòng mình hay cũng chính là những tâm tư muốn gửi gắm cho chàng trai:

“Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày

Bao giờ em mới gặp anh đây?

Bao giờ chèo Ðặng đi ngang ngõ

Ðể mẹ em rằng hát tối nay?”

Cô buồn bã khi ngày xuân đã qua sắp hết, cô không được thấy hình bóng người con trai trong lòng mình. Nhưng với tâm hồn trắng trong, sự thơ ngây của trái tim vuông lụa trắng ấy, cô vẫn mang hy vọng vào mùa xuân tới, cô lại có cơ hội được gặp anh. Thế nhưng cô không chắc chắn rằng đến khi nào thì sẽ được gặp lại, và nếu không còn duyên gặp lại thì cô sẽ ra sao? Điệp ngữ “bao giờ” được lặp lại như một sự ngóng trông vô vọng, sự tiếc nuối và mong đợi vào chữ duyên đôi lứa.

Tóm lại, bằng một hồn thơ chân chất bình dị, Nguyễn Bính đã khắc hoạ một bức tranh quê hương đầy màu sắc và tình cảm. Cô gái với tấm lòng trắng trong là đại diện cho tình yêu thuần kiết, mong chờ. “Mưa xuân” như một cơn gió mang theo những hạt mưa, trĩu nặng một nỗi buồn khó tả cứ khắc khoải mãi trong lòng độc giả.