Thuyết Minh Về Đặc Điểm Các Thể Thơ Lục Bát

Thuyết minh về đặc điểm các thể thơ Lục Bát.

Bài làm:

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.

Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:

Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. (Việt Bắc – Tố Hữu)

Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.

Ví dụ:

Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng, Uống nước cầm chừng, để dạ thương em. (Ca dao)

Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng, Về sông ăn cá, về đồng ăn cua. (Ca dao)

Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.

Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.

Bần thần hương huệ thơm đêm b t b Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn B t b b Chân nhang lấm láp tro tàn b t b Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào. b t b b (Mẹ và em – Nguyễn Duy)

Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.

Ví dụ:

Khi tựa gối, khi cúi đầu, t b b Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày. (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ:

Vì mây / cho núi / lên trời, Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay:

Gió sao / gió mát / sau lưng Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này ? (Ca dao)

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan, Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều Ị

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước.

Tổng Hợp Cách Làm Thơ Lục Bát. Các Mẫu Thơ Lục Bát Về Tình Yêu Lãng Mạn Nhất 2023

4.5

/

5

(

2

bình chọn

)

Trong đời sống của người dân Việt Nam hiện nay, chắc hẳn thơ lục bát đã trở nên rất gần gũi và quen thuộc vì tính chất của những bài thơ được làm theo thể thơ lục bát này rất dễ để thuộc, để nhớ đối với những tầng lớp nhân dân có trình độ học vấn chưa cao.

Vì vậy, ATP Academy tin rằng sau khi bạn hiểu rõ về cách làm thơ lục bát và các luật trong thể thơ này thì bạn cũng có thể viết được những câu thơ hay và độc đáo.

Định nghĩa thể thơ lục bát

Lục bát là một thể thơ của dân tộc ta nhưng thời điểm chính xác thơ lục bát ra đời từ bao giờ và bắt nguồn từ đâu vẫn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên các nghiên cứu tới thời điểm hiện tại thường nghiêng theo hướng lục bát bắt nguồn từ văn học dân gian.Thơ lục bát ngay từ tên gọi đã cho ta biết số tiếng trong mỗi câu. Thơ gồm các cặp, mỗi cặp lục bát sẽ bao gồm hai câu, một câu sáu chữ (tiếng) và một câu tám chữ (tiếng). Về cách gieo vần, thơ lục bát vừa gieo vần chân cũng vừa gieo vần lưng. Tiếng cuối của lục sẽ vẫn với đến thứ sáu của bát và tiếng cuối của câu bát sẽ vần với tiếng cuối của câu lục bên dưới. Một bài thơ lục bát thường sẽ có số câu chẵn. Thơ lục bát có tuân thủ theo luật bằng trắc, tức có sự quy định về thanh. Giữa các tiếng 2, 4, 6 của câu lục sẽ lần lượt mang thanh (bằng – trắc- bằng), còn đối với các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 của câu bát thường sẽ là (bằng – trắc – bằng -bằng):

Cách làm thơ lục bát – Luật thanh – Cách gieo vần

Luật thanh trong thơ lục bát

Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau: Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân  B – T – B Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều B-T-B-B

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể. Ví dụ:

Có sáo thì sáo nước trong T-T-B

Đừng sáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

hay:

Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát

Thơ lục bát cí cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thiw lụch bát tính linh hoạt về vần. Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Và tiếng thứ tám câu bát đó lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp. Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Trong thể thơ lục bát biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó. Ví dụ:

Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Tiểu đối trong thơ lục bát

Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) cảu câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát

Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3. Nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn.

Tổng hợp các bài thơ lục bát về tình yêu

Thơ lục bát hay về tình yêu lãng mạn gây thương nhớ nhất

1, Lòng Yêu Đương Yêu yêu yêu mãi thế này! Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu Cao bao nhiêu thấp bấy nhiêu Một hai ba bốn năm chiều rồi… thôi Nơi này chán vạn hoa tươi Để yên tôi hái đừng mời tôi lên Một đi làm nở hoa sen Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai Hương thơm như thể hoa nhài Những môi tô đậm làm phai hoa đào Nõn nà như thể hoa cau Thân hình yểu điệu ra màu hoa lan Ai yêu như tôi yêu nàng Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh Chung nhau dựng một trường đình Thờ riêng một vị thần linh là Nàng… —————————

2, Giá Như Nhớ xưa em bảo cùng anh: Nếu mai hai đứa chúng mình chán nhau Thì đời buồn biết bao nhiêu… Vô tư anh chẳng nghĩ điều ấy đâu Ngày vui thấm thoắt qua mau Bây giờ mình đã xa nhau thật rồi Người xưa đã vắng bên trời Lời xưa đã hoá thành lời tiên tri Tình yêu đến, tình yêu đi Biết chăng thì cũng làm gì được đâu Giá ngày ấy chẳng gặp nhau Chẳng trao ánh mắt, chẳng trao nụ cười Thản nhiên hai cái mặt người Dửng dưng đi giữa cuộc đời dửng dưng Rồi ra mỗi đứa một đường Không xao xuyến, chẳng vấn vương trong lòng Chẳng buồn, chẳng nhớ, chẳng mong Đêm không mộng mị, ngày không đợi chờ… Giá như hai đứa… ngày xưa Chán nhau ngay lúc mới vừa gặp nhau… ————————–

3, Áo Xanh Lên mù sương xuống mù sương Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu Tuổi thơ em có buồn nhiều Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua Biển dâu sực tỉnh giang hà Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh —————–

4, Yêu Đời Em ơi! Dẫu sống trăm năm Đến khi chết xuống, anh nằm không yên Bởi đời đẹp quá đi, em! Yêu rồi, yêu mãi, yêu thêm chẳng thừa Yêu đời biết mấy cho bưa Cả khi cay đắng đời chưa hết tình… Tiếng gà lại giục bình minh Đã yêu cuộc sống, nằm thinh được nào! Giản đơn chiếc áo mặc vào, Cởi ra còn nhớ, huống bao năm trường Yêu đời trong máu, trong xương Lòng anh hạt muối đại dương bồi hồi Quê anh cà nhút mặn mòi Sinh anh muối mặn yêu đời, đó em… —————————

Thơ tình lục bát về tình yêu buồn

Em ơi! Dẫu sống trăm nămĐến khi chết xuống, anh nằm không yênBởi đời đẹp quá đi, em!Yêu rồi, yêu mãi, yêu thêm chẳng thừaYêu đời biết mấy cho bưaCả khi cay đắng đời chưa hết tình…Tiếng gà lại giục bình minhĐã yêu cuộc sống, nằm thinh được nào!Giản đơn chiếc áo mặc vào,Cởi ra còn nhớ, huống bao năm trườngYêu đời trong máu, trong xươngLòng anh hạt muối đại dương bồi hồiQuê anh cà nhút mặn mòiSinh anh muối mặn yêu đời, đó em…—————————

1, Xin Đừng Tim em hóa đá lâu rồi Anh còn chăm chút đầy vơi lửa lòng Mắt em lệ đã cạn dòng Anh đem giông bão xoay vòng làm chi Em từ hát khúc biệt ly Máu tim như đã có đi không về Tơ trời bao lượt kết se Đò tình bao chuyến nặng nề từ khi … Lỡ làng hai chữ vu quy Thân em gửi cửa từ bi nửa vời ———————–

2, Mưa Sầu Mưa buồn hoa lá tả tơi Em buồn em khóc cho vơi cuộc tình ! Trăm năm là cuộc hành trình Bao năm bóng nỡ xa hình người ơi Díu dan chi một góc đời Thương vay khóc mướn một thời đắng cay Bóng chiều tóc phủ màu mây Ráng chiều chầm chậm đưa ngày vào đêm Quanh co cỏ ướt mi mềm Bao thu ta đã lụy phiền trong nhau Mưa buồn mưa suốt canh thâu Em buồn anh cũng sầu đau bến tình Chung riêng duyên phận chúng mình Như hình với bóng nửa tình nửa ta Con đường hoa gấm đi qua Người ơi sao chằng nhạt nhòa trong em Giọt sầu nhẹ lướt qua tim Nghe câu lục bát nổi chìm trong tôi Bây giờ hai đứa hai nơi Mình em một bóng cuối trời buồn tênh

Thơ tình lục bát ngọt ngào

Thơ: Trần Kim Anh

Sao ôm lần cuối hoá khờ Hãy ôm em mãi em mơ thật nhiều Tình yêu với những phiêu diêu Ngọt ngào thắm thiết dẫu nhiều đa đoan

Tình em xin tặng trao chàng Ngọt ngào em mãi tào khang tình này Đâu là ảo mộng gió mây Đâu là hư ảo hao gầy mông lung

Mối tình duyên thắm trùng phùng Một đời ngóng đợi cảm rung chờ chàng Xin đừng dệt mộng lang thang Để em hoang lạnh chờ chàng đêm đêm

Gửi chàng má thắm môi mềm Gửi chàng điệp khúc ấm êm nồng nàn Gửi chàng thân ngọc đài trang Gửi chàng tay nhẹ điệu đàng của em

Chờ chàng mòn mỏi sau rèm Chờ chàng một bước chân êm đi về Chờ chàng ru một cơn mê Chờ chàng giấc mộng đêm hè đu đưa

Ta cùng hạnh phúc sớm trưa Ta cùng chung bước lối xưa đã từng Mây chiều trải rộng rưng rưng Chân ai dạo bước em mừng đợi trông.

GIÓ VÀ CÁT Thơ: Trần Kim Anh

Em là cát dưới phù sa Anh sẽ là gió thổi qua biển trời Em là một ánh ban mai Anh là mây trắng ca bài biển xanh

Em mơ mây trắng bồng bềnh Anh nghe tiếng nhạc những thanh bổng trầm Một ngày nắng tắt lặng câm Mây đen vần vũ thâm trầm trắng tan

Ta buồn than khóc dở dang Nhọc nhằn lê lết giữa hàng phi lao Mặc cho gió quất biển gào Tấm thân nhức mỏi ta vào hư không…

Thu qua cho một mùa đông Bàng kia đỏ lá mưa giông thôi dần Khẳng khiu khô khốc trơ thân Cánh diều lạc lõng bần thần vi vu

Dìu nhau vào cõi mộng du Mơ làn gió thoảng trong mù mịt sương Mệt nhoài trong kiếp yêu đương Khát khao thêm một cung đường có nhau

Tình yêu có ngọt có đau Có thương có nhớ có sầu đắng môi Trọn niềm thương nhớ bồi hồi Vẫn nghe tê tái đơn côi một mình.

Kết bài

Chỉ từ một vài ví dụ mà ATP Academy kể trên, soi vào thơ lục bát mà mình đã viết, chắc hẳn chúng ta cũng đã thấy: thơ lục bát rất dễ viết, rất dễ ghép vần. Chính vì thế, đây là một thể thơ phổ biến trong đời sống nhân dân lao động và mãi lưu truyền đến đời sau.

Tư vấn về các khóa học Content, SEO, Digital Marketing… liên hệ:

SĐT/Zalo: 039.8466.445 (Miss Dung)

Facebook: Thanh Dung

Soạn Bài Làm Thơ Lục Bát Ngắn Gọn Lớp 7

Các bài soạn trước đó:

Soạn bài Điệp ngữ ngắn gọn lớp 7

Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI LÀM THƠ LỤC BÁT NGẮN GỌN LỚP 7 I. Luật thơ lục bát

1. Đọc kĩ câu ca dao2. Trả lời câu hỏi

a. Cặp câu thơ lục bát : câu đầu có sáu tiếng (lục), câu sau có tám tiếng (bát).

b. B- B- B- T- B- B(V)

T- B- B- T- T- B(V)- B- B(V)

T- B- B- T- B- B(V)

T- B- T- T- B- B- B- B

c. Nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm) thì tiếng thứ 8 sẽ là thanh ngang (bổng) hoặc ngược lại.

d. Luật thơ lục bát:

Số câu : tối thiểu là 2, câu lục có 6 tiếng, câu bát có 8 tiếng.

Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :

Câu lục : B – T – B

Câu bát : B – T – B – B

Các tiếng lẻ : 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.

Vần :

Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

Nhịp :

Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3

Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6

II. Luyện tập Làm thơ lục bát

1. Câu 1/157 sgk văn 7 tập 1

(1): như là

(2): vững bền mai sau

(3): cây xòe bóng nắng cùng em trốn tìm

Lý do điền từ:

Hợp về nghĩa

Hợp về vần

2. Câu 2/157 sgk văn 7 tập 1

Hai câu lục bát sai vì không đúng nguyên tắc hiệp vần, và luật bằng trắc.

Sửa lại là:

(1) thay bòng bằng xoài

(2) thay tiến lên hàng đầu thành trở thành trò ngoan

Các bài soạn tiếp theo:

Soạn bài Một thứ quà của lúa non Cốm ngắn gọn lớp 7

Soạn bài Chơi chữ ngắn gọn lớp 7

Cách Làm Thơ Lục Bát

Bạn đang quan tâm tới cách để có thể tự học & làm thơ lục bát. Chỉ cần đọc hết bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thể thơ lục bát nổi tiếng của Việt Nam. Cách gieo vần, có những luật thanh như thế nào? Từ đó tự mình có thể sáng tác ra những đoạn thơ, gieo vần với từng con chữ…

Thơ Lục Bát Là Gì?

Theo tiếng Hán, Lục = 6 (sau âm tiết một câu), Bát = 8 (8 âm tiết một câu). Từ đó ghép lại tại thành thể thơ lục bát.

Thể thơ lục bát (六八) là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu 6 âm tiết và 1 câu 8 âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Niêm, luật, vần của thể thơ lục bát?

Các tiếng mang thanh huyền và thanh ngang được gọi là thanh bằng; mang thanh sắc, hỏi, ngã, nặng được gọi là thanh trắc. Quy tắc cơ bản của cặp câu lục bát là các tiếng thứ 2, 6, 8 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 mang thanh trắc, còn lại có thể tùy ý. Đuôi câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát, đuôi câu bát vần với đuôi câu lục sau. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang (dương bình) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (âm bình) và ngược lại.

Vần của thơ lục bát cũng giống như vần trong thơ nói chung, bao gồm hai loại là vần chính (giống nhau phụ âm cuối, khác phụ âm đầu) và vần thông (âm na ná nhau).

Ví dụ câu 3241-3244 trong truyện Kiều:

Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Các biến thể của thơ lục bát?

Biến thể lục bát rất đa dạng, có thể chia làm ba loại là sai khác về số âm tiết, về niêm luật và về vần hoặc tổ hợp của 2, ba loại trên.

Ví dụ sai khac số âm tiết: Câu thơ của Hồ chủ tịch thừa một tiếng ở câu bát.

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.

Ví dụ về sai khác niêm luật: Câu ca dao có âm tiết thứ 2 và thứ 4 sai luật bằng-trắc

Lươn ngắn lại chê trạch dài,

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

Ví dụ về sai khác phối vần: Hình thức phối vần ở đuôi câu sáu và giữa câu 8 khá phổ biến.

Con vua thì được làm vua

Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.

Cách làm thơ lục bát, tìm hiểu về cách gieo vần?

Luật thanh

Hai câu lục và câu bát là không thể thiếu để có thể tạo nên một bài thơ lục bát chuẩn chỉnh. Giống thể thơ Đường luật nó rất cần được được tuân hành luật thanh giống như sau: nhất, tam, ngũ bất bàn luận, nhị, tứ, lục phân minh.

Trong các số đó các tiếng thứ một, ba và năm có thể là những tiếng chính còn tiếng thứ hai, bốn, sáu phải làm theo quy tắc. Quy luật: Tại câu lục: ta gieo theo trình tự những tiếng hai – bốn – sáu là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng Tại câu bát: ta gieo theo trình tự các tiếng hai – bốn – sáu – tám là Bằng -Trắc -Bằng -Bằng (BTBB).

Ví dụ:

Tháng ba nhớ người quân nhân  Bằng – Trắc – Bằng Ruột đau như cắt, thương thân chiều buồn Bằng -Trắc -Bằng -Bằng

Quy tắc

 về gieo vần

Mẹo gieo vần của thể thơ này khác hoàn toàn so với những thể thơ khác. Ta rất dễ dàng gieo nhiều vần trong câu chứ không nhất thiết là chỉ được gieo một vần duy nhất.

Đây được cho là một trong những phần linh hoạt của thể thơ này, không trở nên đặt nặng chủ đề gieo vần mà còn làm bài thơ hay hơn và rất dễ nghe hơn.

Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Trong thể thơ biến thể vẫn gieo vần như thế, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục bên trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.

Hướng dẫn

 ngắt nhịp

Thơ phổ biến được ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng thỉnh thoảng để nhấn mạnh nên người đọc đổi thành nhịp lẻ là 3/3.

Mẹo đơn giản để làm thơ lục bát

Bước 1 – Phương pháp Gieo Vần – Chữ: Mẹo Gieo Vần-Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Cứ mỗi hai câu thì đổi vần, & bao giờ cũng gieo vần bằng (còn gọi là bằng hoặc bình, tức có dấu huyền hoặc không dấu).

Ví dụ: hòn, non, mòn, con… Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận.

Bước 2 – Luật Bằng Trắc: Luật Bằng Trắc-Cách sử dụng mẫu tự & viết tắt giống như sau: B là Bằng, T là Trắc, V là Vần.

Câu 6: B B T T B B Câu 8: B B T T B B T B

Ví dụ: (Kiều)

Ghi chú: Chữ là và đau là yêu vận (tức là vần đặt ở trong câu); chữ nhau và lòng là cước vận (tức là vần đặt ở cuối câu). Chữ thứ 6 của câu 6 (ta) hiệp vận (V) với chữ thứ 6 của câu 8 (là), chữ thứ 8 (nhau) của câu 8 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (dâu) của câu 6, chữ thứ 6 (dâu) của câu 6 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (đau) của câu 8.

Bước 3 – Thanh: Thanh bao gồm Trầm Bình Thanh & Phù Bình Thanh. Trầm Bình Thanh là các tiếng hay chữ có dấu huyền. Ví dụ: là, lòng, phòng… Phù Bình Thanh là những tiếng hay chữ không có dấu. Ví dụ: nhau, đau, mau…

Trong câu 8, hai chữ thứ 6 và thứ 8 luôn luôn ở vần Bằng, nhưng không được có cùng một thanh. Có như thế, âm điệu mới êm ắng và dễ nghe. Nếu chữ thứ 6 thuộc Phù Bình Thanh thì chữ thứ 8 phải thuộc Trầm Bình Thanh, & trái lại.

Ví dụ: Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. (Ghi chú: là thuộc Trầm Bình Thanh, nhau thuộc Phù Bình Thanh). Các điều trông thấy mà cực khổ lòng. (Ghi chú: đau thuộc Phù Bình Thanh, lòng thuộc Trầm Bình Thanh).

Bước 4 – Phá Luật: Phá Luật – nhiều lúc bọn họ gặp người sử dụng thơ like phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như tầm thường lệ. Câu 6 cũng rất được ngắt ra sử dụng hai vế.

Tổng hợp các bài thơ lục bát hay nhất

Hạ Về Nhớ Anh

Chiều nay nhìn phượng đỏ cây Ngoài hiên gió thoảng lắt lay bên thềm Ve ngân bất chợt lặng im Tim nghe giá buốt rũ mềm mi cay

Sao anh không đến chốn này Cho em hờ hững vòng tay dại khờ Anh đừng nhốt gió vào thơ Chua cay em cứ thẫn thờ đan xen

Thơ say đem ủ thành men Ngu ngơ uống cạn đời đen mất rồi Ngoài kia phượng đỏ rực trời Lao xao tim cứ bồi hồi quặn đau (Hoàng Mai)

Biết

Biết anh đã có vợ nhà Biết mình không thể yêu mà vẫn yêu Biết lòng rồi khổ đau nhiều Biết ngang trái đó vẫn liều nhớ nhung

Biết vô duyên thế là cùng Biết có son sắt cũng chung chồng người Biết tình qua phút si mê Biết nhau bởi những hẹn thề vu vơ

Biết sầu rối nhịp đường tơ Biết sau say đắm mộng mơ sẽ tàn Biết mưa có tạnh, trời quang Biết chắc chắn bão lại tràn qua tim

Biết càng yêu, luỵ từng đêm Biết càng nhớ sẽ càng thêm đoạ đày Biết không đi trọn ngày mai Biết trăm năm chỉ ván bài… em thua! (Trường Phi Bảo)

Giấc Mơ Hoa

Đêm qua trong giấc mộng vàng Bóng anh nhẹ lướt nhẹ nhàng giấc say Chúng mình tay lại cầm tay Mắt môi chờ đợi bao ngày dấu yêu

Đan tay đi giữa rừng chiều Heo may lạnh buốt đìu hiu nắng tàn Giật mình nuối giấc mơ tan Ngoài kia nắng đã ươm vàng rồi anh (Hoàng Mai)

Bài Quê Hương – Nguyễn Đình Huân Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu Quê hương là tiếng sáo diều Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê Quê hương là phiên chợ quê Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa Quê hương là một tiếng gà Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón lá liêu siêu đi về Quê hương nhắc tới nhớ ghê Ai đi xa cũng mong về chốn xưa Quê hương là những cơn mưa Quê hương là những hàng dừa ven kinh Quê hương mang nặng nghĩa tình Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời Quê hương ta đó là nơi Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Bài Quê Hương Nỗi Nhớ – Hoàng Thanh Tâm Trở về tìm mái nhà quê Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho Tìm đàn trâu với con đò Áo bà ba mẹ câu hò trên sông Nón lá nghiêng nắng nước ròng Miền quê khó nhọc con còng con cua Lục bình tim tím mùa mưa Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo Khói lên cháy bếp nhà nghèo Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi Heo gà chạy ngược chạy xuôi Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê Cánh cò trắng xóa vọng về Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên Đậm đà ký ức giao duyên Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao Con dù biền biệt phương nào Quê hương một dạ dạt dào khó phai.

Bài Thơ Lục Bát Miền Quê – Đức Trung Tôi thầm nhớ một miền quê Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ Đồng xanh bay lả cánh cò Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều Vi vu gió thổi sáo diều Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ? Dòng sông, bến nước, con đò Có người lữ khách bên bờ dừng chân Xa xa vẳng tiếng chuông ngân Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim Tuổi thơ thích chạy trốn tìm Cây đa giếng nước còn in trăng thề Xa rồi nhớ mãi miền quê Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…

Nguồn bài viết: cách làm thơ lục bát

Thơ Lục Bát Biến Thể

* Trong bài “Có một Hoàng Sa trong đất liền” đăng trên báo Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 20-3 vừa qua có câu: “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây”. Về thơ lục bát tôi chỉ biết đến Truyện Kiều của Nguyễn Du nên thấy hai câu này hơi lạ, không biết có phải phạm luật thơ lục bát không? (Phan Phan, Sơn Trà, Đà Nẵng).

* Thơ lục bát có mấy loại biến thể? (Tập thể những người yêu thơ ở Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

– Hai câu thơ “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây” đã được viết theo thể thơ lục bát biến thể.

Nhà thơ Nguyễn Đình Trọng (Đại diện của website chúng tôi tại thành phố Hồ Chí Minh) trong bài “Biến thể vần bằng, trắc trong thơ Lục Bát?” đăng trên trang này ngày 10-3-2010 đã định nghĩa: Biến thể nghĩa là thể văn có biến đổi đi. Thể này tức cũng là thể lục bát, nhưng thỉnh thoảng có xen vào một ít câu mà cách hiệp vần và luật bằng trắc khác với thể lục bát thông thường.

Theo nhà thơ, có hai cách biến thể trong thơ lục bát như sau: 1- Biến thể vần bằng: Thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu Lục cùng vần với chữ thứ tư của câu Bát thay vì vần với chữ thứ sáu (như luật thông thường). Theo lối biến thể này, các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu Bát phải chuyển sang thanh trắc thay vì thanh bằng theo luật gieo vần. Ví dụ: Khâu rồi anh sẽ trả công/ Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho (bài ca dao “Tát nước”) 2- Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu Lục và chữ thứ sáu của câu Bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao: Tò vò mà nuôi con nhện/ Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?. Một số tác giả khác đưa ra 3 loại lục bát biến thể như sau:

1- Biến đổi cấu trúc bằng trắc: a. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi chữ thứ hai thành thanh trắc: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (ca dao). b. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi chữ thứ hai thành thanh trắc: Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con (ca dao). 3- Biến đổi cách gieo vần: Chữ thứ tư câu Bát hiệp vần với chữ cuối câu Lục: a. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi cấu trúc bằng trắc: Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao). (Tương tự Biến thể vần bằng của nhà thơ Nguyễn Đình Trọng nói trên). b. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi cấu trúc bằng trắc: Cưới vợ thì cưới liền tay/ Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha (ca dao)

Nói thêm, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là không có những câu lục bát biến thể. Ví dụ: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” (câu 17); “Đau đớn thay, phận đàn bà!/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (câu 83).

ĐNCT