Các Bài Thơ Lục Bát Hay / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Thuyết Minh Về Đặc Điểm Các Thể Thơ Lục Bát

Thuyết minh về đặc điểm các thể thơ Lục Bát.

Bài làm:

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.

Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:

Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. (Việt Bắc – Tố Hữu)

Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.

Ví dụ:

Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng, Uống nước cầm chừng, để dạ thương em. (Ca dao)

Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng, Về sông ăn cá, về đồng ăn cua. (Ca dao)

Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.

Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.

Bần thần hương huệ thơm đêm b t b Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn B t b b Chân nhang lấm láp tro tàn b t b Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào. b t b b (Mẹ và em – Nguyễn Duy)

Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.

Ví dụ:

Khi tựa gối, khi cúi đầu, t b b Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày. (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ:

Vì mây / cho núi / lên trời, Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay:

Gió sao / gió mát / sau lưng Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này ? (Ca dao)

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan, Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều Ị

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước.

Thơ Lục Bát Biến Thể

* Trong bài “Có một Hoàng Sa trong đất liền” đăng trên báo Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 20-3 vừa qua có câu: “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây”. Về thơ lục bát tôi chỉ biết đến Truyện Kiều của Nguyễn Du nên thấy hai câu này hơi lạ, không biết có phải phạm luật thơ lục bát không? (Phan Phan, Sơn Trà, Đà Nẵng).

* Thơ lục bát có mấy loại biến thể? (Tập thể những người yêu thơ ở Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

– Hai câu thơ “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây” đã được viết theo thể thơ lục bát biến thể.

Nhà thơ Nguyễn Đình Trọng (Đại diện của website chúng tôi tại thành phố Hồ Chí Minh) trong bài “Biến thể vần bằng, trắc trong thơ Lục Bát?” đăng trên trang này ngày 10-3-2010 đã định nghĩa: Biến thể nghĩa là thể văn có biến đổi đi. Thể này tức cũng là thể lục bát, nhưng thỉnh thoảng có xen vào một ít câu mà cách hiệp vần và luật bằng trắc khác với thể lục bát thông thường.

Theo nhà thơ, có hai cách biến thể trong thơ lục bát như sau: 1- Biến thể vần bằng: Thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu Lục cùng vần với chữ thứ tư của câu Bát thay vì vần với chữ thứ sáu (như luật thông thường). Theo lối biến thể này, các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu Bát phải chuyển sang thanh trắc thay vì thanh bằng theo luật gieo vần. Ví dụ: Khâu rồi anh sẽ trả công/ Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho (bài ca dao “Tát nước”) 2- Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu Lục và chữ thứ sáu của câu Bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao: Tò vò mà nuôi con nhện/ Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?. Một số tác giả khác đưa ra 3 loại lục bát biến thể như sau:

1- Biến đổi cấu trúc bằng trắc: a. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi chữ thứ hai thành thanh trắc: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (ca dao). b. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi chữ thứ hai thành thanh trắc: Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con (ca dao). 3- Biến đổi cách gieo vần: Chữ thứ tư câu Bát hiệp vần với chữ cuối câu Lục: a. Câu Lục giữ nguyên, câu Bát biến đổi cấu trúc bằng trắc: Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao). (Tương tự Biến thể vần bằng của nhà thơ Nguyễn Đình Trọng nói trên). b. Cả câu Lục và câu Bát đều biến đổi cấu trúc bằng trắc: Cưới vợ thì cưới liền tay/ Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha (ca dao)

Nói thêm, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là không có những câu lục bát biến thể. Ví dụ: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” (câu 17); “Đau đớn thay, phận đàn bà!/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (câu 83).

ĐNCT

+268 Bài Thơ Lục Bát Mùa Thu Hay Bất Hủ

Những bài thơ lục bát mùa thu hay

THƠ LỤC BÁT: MÙA THU Tác giả: Lãng Du Khách

Thu sang gọi nắng hanh vàng Thu sang bàng đỏ xen hàng me xanh Thu sang giọt nắng buông mành Thu sang gọi gió khô cành bơ vơ

Thu về ngơ ngác nai tơ Thu về em gái mộng mơ bên thềm Thu về nhẹ gót son êm Thu về lá rụng thảm mềm rơi rơi

Thu đến mơ mộng yêu đời Thu đến thiếu nữ buông lơi ái tình Thu đến đón nắng bình minh Thu đến dìu bước cõi tình vườn yêu

Thu gọi bay tóc gió chiều Thu gọi tình ái lãng phiêu cõi bồng Thu gọi ân ái mặn nồng Thu gọi buông nắng má hồng vuốt ve

Thu bước chân kế tiếp hè Thu bước nhè nhẹ tiễn ve âu sầu Thu bước chân đệm đông đâu Thu bước trong gió qua cầu áo bay

Thu ru tình khúc men say Thu ru ngọn gió lắt lay gọi mời Thu ru ca khúc tình đời Thu ru phiêu lãng gọi đời cõi mơ!

BÀI THƠ: CHIỀU THU NHỚ Tác giả: Hoàng Trọng Lợi

Chiều thu vàng nắng không em Đem tình phơi mãi chẳng quên được người Xa xa văng vẳng tiếng cười Gió ru lả lướt ngỡ người đâu đây

Lá vàng rơi rụng rải đầy Lối mòn xưa cũ hàng cây lạnh lùng Buồn vương khóe mắt rung rung Sao tình không thể cùng chung một đường

Để cho còn mãi vấn vương Bờ môi ánh mắt lời thương ngọt ngào Hay vì tại lão trời cao Già rồi lẩn thận duyên trao giữa chừng.

THƠ LỤC BÁT: TÀN THU Tác giả: Nguyên Ngọc Thiên Băng

Thu tàn rụng gió heo may Vàng son chiếc lá rơi ngày xanh xao Tình yêu thuở ấy ngọt ngào Sao giờ hiu quạnh lối vào trái tim.

Nắng non kém sắc đi tim Xa nhau lá đổ đêm chìm vào đêm Mắt ai lệ rớt ướt thềm Tháng mười mưa trút nỗi niềm chênh vênh.

Hồn phơi khô héo buồn tênh Thân gầy đưa tiễn bồng bềnh tuổi xanh Tóc mây nhuộm bạc cũng đành Mắt sầu nhỏ giọt chòng chành cõi hoang.

Khép hờ môi ,mắt , mi ngoan Cho thôi thoang thoảng không còn hờn ghen Hửng hờ thổn thức đan xen Trào dâng uất nghẹn ánh đèn hắt hiu.

Lạc hồn giữa chốn cô liêu Liêu xiêu ngã quỵ những chiều tàn Thu.

BÀI THƠ: HẸN HÒ THU SAU Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Mùa thu quay gót lạnh lùng Để cho tôi cứ nhớ nhung lá vàng Lệ thu thánh thót hai hàng Chia tay thu đón đông sang gió lùa

Thu đi bỏ lại chát chua Mối tình dang dở cuối mùa lá rơi Bỏ tôi cùng với chơi vơi

Thu về chốn ấy thanh cao Vui cùng mây tím khát khao trời chiều Bỏ tôi đau khổ vì yêu Đón mùa đông giá cô liêu bẽ bàng

Dù sao thu cũng đã tàn Có muốn níu kéo đông hàn đâu cho Tiễn thu cất bước qua đò Mong ngày tái ngộ hẹn hò thu sau

Chia ly ta nhớ về nhau Nhớ heo may nhớ một màu thu xưa Có lá vàng rớt trong mưa Nhớ người con gái vẫn chưa có chồng.

BÀI THƠ: TRÁCH THU Tác giả: Hoàng Đức Dương

Trách thu sao nỡ qua nhanh Để rơi hạt nắng mong manh bên thềm Lá thu ướt đẫm sương đêm Bâng khuâng ai bước, gót mềm mong manh…

Trách thu sao nỡ qua nhanh Để mây giăng phủ trời xanh, nắng hồng. Tình thu có hết mặn nồng, Ái ân chưa trọn để lòng ai đau?

Trách thu sao nỡ qua mau Để đông về lại rót sầu vào thơ. Để buồn con nhện giăng tơ, Để hồn lữ khách bơ vơ cuối trời.

Trách thu sao chẳng một lời Đưa tôi về gặp lại người trong mơ… Giao mùa giăng mắc cơn mưa Miền thùy dương ấy đến chưa…hay là…?

Trách thu sao nỡ đi qua Để mình tôi nhớ xót xa một người…!

THƠ LỤC BÁT: THU ĐAU Tác giả: Trang Kiệt

Em về nhặt lá vàng bay Giữa mùa thu ấy nghiêng say đất trời Em về nhặt lại …thu rơi Bao mùa rụng xuống chơi vơi giữa dòng

Hồn thu khắc khoải bên lòng Tình thu phai dấu … mặn nồng còn đâu Người đây … kẻ đấy âu sầu Gần chi vẫn mãi hai đầu cách xa

Ái ân kia dẫu mặn mà Duyên tình bao thuở vẫn là hư vô Vì đâu duyên nợ ta trao Vẫn không đến được …khỏi rào cách ngăn

Cho mùa thu chết vụn tan Rụng rơi lả chả giữa đời hanh hao.

BÀI THƠ: THU XƯA Tác giả: Cao Hằng

Thu vàng nhè nhẹ rơi rơi Đung đưa cành lá trong trời nhớ mong Hoàng hôn phủ kín đôi dòng Chiều buông ráng đổ nước long lanh vàng.

Lẻ buồn dạo bước lang thang Tơ trời ai để lỡ làng thế kia Rớt rơi cành lá chia lìa Cành khô trơ trụi bên tia nắng chiều.

Lần tìm khoảnh khắc tim yêu Mà sao chỉ thấy thêm nhiều xót xa Thu ơi sao lỡ nhạt nhoà Để cho niềm nhớ trong ta cuộn trào.

Nhớ nhung xa vắng cồn cào Nắng vờn ngọn gió lao xao trên cành Xa rồi ngày đó bến anh Chiều xưa hương sữa ngọt lành anh trao.

THƠ LỤC BÁT: THU ĐÃ SANG MÙA Tác giả: Cỏ Hoang Tình Buồn

Trăng tàn rớt xuống rừng hoang Bỏ mây trắng lại gánh ngàn nỗi đau Gió ôm chiếc lá bạc màu Đang thờ thẫn khóc ôm đau thương sầu.

Anh giờ ở tận nơi đâu? Còn thương nhớ đứng bên cầu đợi em! Lệ rơi khóe mắt ướt mềm Bởi mòn mỏi khóc trắng đêm ngồi chờ.

Tình mình nay chết bơ vơ Người xưa đã phụ hửng hờ câu duyên Bỏ em gánh trọn lụy phiền Trăm năm thề hẹn chao ngiêng giữa đời.

Giọt sầu…giọt nhớ…chợt rơi Mình nay còn chỉ những lời chát chua Thu sang! Đông sắp giao mùa Mà tình biền biệt…duyên chưa thấy về.

THƠ LỤC BÁT: THU BUỒN Tác giả: Hồng Hoa

Em về lối cũ tìm anh Bao năm cách biệt phải đành chia đôi Anh ơi Thu cũng về rồi Mà sao vẫn mãi đơn côi một mình

Thác cuồn cuộn đổ trắng tinh Ôm con dốc đá đứng nhìn ngẫn ngơ Tóc buông từng sợi thẩn thờ Lá vàng rơi rụng lòng bơ vơ buồn

Khóe mi từng giọt sầu tuôn Mặn môi đứng lặng nghe buồng tim đau Rừng hoang xanh ngắt một màu Anh đi bỏ lại em đau thương sầu

Đưa tay hứng trọn giọt Ngâu Mà nghe chua xót tình đầu dở dang Thương cho duyên phận bẽ bàng Nợ duyên không trọn tình tan nát tình.

THƠ LỤC BÁT: THU TÀN Thơ: Đức Trung – TĐL

Thương nàng thơ thẩn chiều nay Mắt buồn nhìn lá thu bay cuối đường Bao nhiêu nỗi nhớ, niềm thương Trong tim giấu kín vấn vương tơ lòng

Những ngày hẹn ước chờ mong Mà sao chưa gặp để lòng tái tê Nhớ nhau xin hẹn ngày về

Trách trời, trời ở trên cao Trách sông, sông chảy đổ vào biển Đông Mong ai đừng có thay lòng? Để cho nỗi nhớ bềnh bồng mây trôi.

Bây giờ xa cách người ơi! Thu tàn ngắm lá vàng rơi thêm buồn…

THƠ LỤC BÁT: THU VỀ BÊN EM Thơ: Đức Trung – TĐL

Tiếng thu trong gió xôn xao Để anh lạc lối bước vào hồn em Lá thu xào xạc bên thềm Dáng em tha thướt tóc mềm xoã vai.

Sắc thu trong đáy mắt ai Hàng mi chớp chớp mắt Nai mơ màng Chiều thu ngập lối lá vàng Em vui dạo bước dịu dàng bên anh.

Lắng nghe chim hót trên cành Nhìn anh say đắm long lanh mắt cườm. Thu về khoác áo vàng ươm Hoàng lan nở rộ trong vườn đón thu…!

Vẳng nghe một khúc hát ru Trong làn sương khói chiều thu đượm buồn Chân trời đã tím hoàng hôn Bên nhau tha thiết…thả hồn trong thu !

BÀI THƠ: THU SẦU Thơ: Cỏ Hoang Tình Buồn

Dù cho ngang trái giăng đầy Trăm năm bia miệng còn đây lời nguyền Má hồng phận bạc vô duyên Mười hai bến nước mà thuyền không neo.

Trời sinh em kiếp bọt bèo Gió đưa cuốn đẩy trôi theo sóng chiều Đường đời còn lại bao nhiêu Mà sao oan trái lắm điều thương tâm.

Đành thôi lặng lẽ âm thầm Hành trang gói trọn…dư âm một thời Bước từng bước giữa chơi vơi Ôm theo đau đớn một đời không nhau.

Hè sang phượng đã phai màu Thu buồn đến vội gieo đau thương sầu Mai này biết phải về đâu? Còn thương hãy đến giang đầu tìm nhau.

BÀI THƠ: THU NHỚ Tác giả: Hằng Thịnh

Thu về gửi gió heo may Lá khô rơi rụng lòng này xót xa Nhìn anh ở đó quê nhà Lặng nghe thấy nhớ người ta thật rồi

Bây giờ còn nữa hay thôi Mà sao tim bảo rung hồi nhủ thương Đêm khuya lạnh hết canh trường Thoảng như đâu đó mùi hương đóa nhài

Mây bồng cứ tưởng hình ai Một mình đơn chiếc miệt mài ngắm trăng Nằm mơ tới được cung hằng Rồi xem sương phủ kéo giăng khắp trời.

THU VÀNG Thơ: Chử Văn Hòa

Mùa thu nay đã về rồi Thu ơi xao xuyến bồi hồi trong ta Thu về đến với mọi nhà Nắng thu mang đến sắc hoa thơm nồng

Trời thu dịu mát mênh mông Trăng thu soi bóng trên sông mơ màng Mùa thu đến thật nhẹ nhàng Yêu mùa thu bởi thu vàng nên thơ.

THU NHỚ GÌ KHÔNG? Thơ: Diệp Ly

Thu sang chiếc lá lìa cành Khói sương nhòa nhạt mong manh tơ trời Hắt hiu từng hạt mưa rơi Lạnh len góc khuất rã rời niềm đau.

Vườn yêu giờ đã phai màu Rêu phong lối cỏ hanh hao ngõ hồn Người đi mộng cũng vùi chôn Tim thôi thắp lửa não nùng tàn canh.

Gió thu than khóc bên mành Lời thương tiếng nhớ đã thành mênh mông Hỏi rằng thu nhớ gì không ? Hay thuyền yêu đã lạc dòng tương tư…

NGẪM THU Thơ: Hạnh Kim

Đường quê bóng nắng chiều xiên…. Rặng dừa xanh rợp che nghiêng mái đầu Ngắm nhìn vạt nắng trên cao Thoảng nghe hương mới ngọt ngào nhẹ bay

Thênh thang lối mộng nơi này Em mơ một giấc nồng say bên đời Hình như thu đã về rồi? Nên thêu dệt sắc màu trời vàng hanh

Nắng khô lá úa rụng cành Cho mùa sang đến tiễn chân hạ buồn Em gom nhặt những yêu thương Đan tay kết mảnh vô thường mà vui

Cho môi luôn nở nụ cười Cho đời bình dị thả trôi ưu phiền Đường quê bóng nắng chiều xiên…. Ôm thời hoa mộng cõi riêng ngẫm mình

Trần gian đâu chốn vô minh? An nhiên – tự tại- yên bình bao lâu? Thu vàng vương mắt em sầu Dòng đời phai nhạt theo màu thời gian.

Những bài thơ lục bát mùa thu tâm trạng

CHỚM THU – Thơ Lục Bát: Đoàn Nam

Tiết trời đang chớm vào thu Sớm mai vãng chút sương mù lang thang Rừng xanh lá điểm vạt vàng Nắng rơi dìu dịu mỏng tang lạnh vờn

Mây dường như cũng cao hơn Bồng bềnh tản mạn như hờn dỗi ai Rong chơi gió đỏng đảnh hoài Thả hương hoa sữa bờ vai em mình

Ánh ngà đêm rõ lung linh Thoảng nghe khúc nhạc tơ tình dịu êm Lòng ta phút chốc bỗng mềm Tâm hồn trẻ lại được thêm mấy phần

Thu theo bóng ngọc về sân Lộc vừng sắc đỏ tần ngần cười duyên Ngập ngừng bến đã neo thuyền Câu thề còn giữ y nguyên ban đầu.

VỀ ĐÂY EM NHÉ, NÀNG THU! – Thơ Lục Bát: Nguyễn Thị Thắm

Ta ngồi chọn ý tìm câu Mượn vần thơ để bắc cầu tương tư Gửi về em đấy, nàng Thu Mà sao em mãi xa mù chân mây!?

Ở đâu em hãy về đây Lửa hồng đã tắt trên cây phượng già Ve sầu cũng chẳng hát ca Chỉ còn lão Gió bê tha say hoài.

Hôm rồi lão giận hờn ai Mà gọi bè bạn từ ngoài biển Đông Kéo về bão tố, cuồng phong Khiến cho nhà cửa, ruộng đồng tan hoang.

Nắng thì gay gắt chói chang Cuối mùa, mà nắng vẫn đang hoành hành Cây non héo cả mầm xanh Ở đâu em hãy nhanh nhanh trở về!?

Tháng Tám âm đã cận kề Mà em còn mãi mải mê chốn nào Nhớ em tôi nhớ biết bao

Vần thơ theo cánh chim trời Gửi về em tấm lòng tôi chân thành Về đây dệt ước mơ xanh Cho bao khát vọng kết thành mùa vui!

KHÚC GIAO MÙA – Thơ Lục Bát: Xuân Hùng

Thu về gõ cửa tim yêu. Giọt mưa đánh thức sớm chiều bóng mây. Lá vàng rớt xuống đong đầy. Không còn tia nắng xum vầy quanh ta.

Yêu thương giờ đã nhạt nhòa. Giao mùa vội vã hạ qua thu về. Dạ buồn cảm giác tái tê. Nỗi sầu tỉnh thức não nề ruột gan.

Còn đâu phượng vĩ ngập tràn. Bằng lăng hoa tím chứa chan lệ tình. Bóng mây vờn cõi điêu linh. Cơn mưa xé nát lòng mình xuyến xao.

Bao nhiêu kỷ niệm ngọt ngào. Chìm trong giấc mộng cuộn vào giọt mưa. Tiếng lòng khúc dạ tiễn đưa. Hè qua thu đến sao vừa nồng ân.

Ngày ngày sống cảnh phong trần. Tháng năm hiu quạnh bần thần dở dang. Mỗi lần hạ lại sang trang. Nắng hồng dĩ vãng muộn màng phai đi.

Để thu câm lặng thầm thì. Nghe mưa chảy suối rầm rì bên tai. Tâm hồn sầu vắng mệt nhoài. Bước chân lạc lõng lòng hoài nhớ mong.

NỖI BUỒN MÙA THU – Thơ Lục Bát: Lăng Thủy

Thu ơi sao cứ bâng khuâng Bầu trời tím ngắt, mặt trăng thì buồn Mưa đêm như lệ ai tuôn Gửi mưa nỗi nhớ ta buồn mưa ơi .

Đêm nằm nghe tiếng mưa rơi Thì thầm nức nở cuộc đời nàng ngâu Mong chờ ô thước bắc cầu Hai đầu nỗi nhớ âu sầu đợi nhau .

Thu về để trái tim đau Tình xa có lẽ nhạt mầu phải không? Người có nhớ tới phố đông Ta cùng ngồi ngắm bóng hồng lướt qua.

Tình yêu như thế mới là Nhìn nhau chan chứa, thế mà phải xa Giờ ta chỉ với mình ta Nghe mùa thu đến người xa ta rồi.

Xin thời gian sẽ dần trôi Để ngày gặp gỡ mỉm cười vui tươi Bên nhau ta lại mỉm cười Yêu nhiều nhớ lắm người ơi ta chờ.

MÙA THU CŨ – Thơ Lục Bát: Lê Tiến Toàn

Cuộn tròn lá ủ chiều khi Thu về bên ấy đợi chi nắng vàng Gió lùa trải bước mênh mang Dòng sông lờ lững thông hàng đứng soi

Tâm tư trỗi phút mặn mòi Ở nơi hoang vắng lẻ loi bóng kiều Ngõ hồn gọi giấc mộng phiêu Thu tàn năm cũ gửi điều nhớ nhung.

MÙA THU NĂM ẤY – Thơ Lục Bát: Huỳnh Thông

Thu xưa mình nói tiếng yêu, Trao nhau thương nhớ, những chiều đợi trông. Hứa là ..dù cách mấy sông, Năm non, bảy núi… lòng không đổi dời…

Nhưng vì hoàn cảnh người ơi, Gượng sầu lấp thảm xa rời cố hương. Nén lòng giả biệt người thương, Nên thu vàng úa, ngập đường lá rơi…

Chia tay trong dạ rối bời, Tạ từ mà nước mắt rơi nhạt nhòa. Hôm nào tươi thắm như hoa, Hôm nay từ biệt, cách xa nhau rồi !

Mộng vàng đành khép lại thôi, Chờ ngày tương ngộ để rồi được vui. Chân đi, mà dạ muốn lui, Chòm mây viễn xứ bùi ngùi tiễn đưa…

Phương trời xứ lạ xa đưa, Lòng đầy thương nhớ, vẫn chưa nguôi sầu. Nhớ người yêu buổi ban đầu, Cùng tôi kết tóc, nói câu hẹn thề…!

Dù cho cách mấy sơn khê, Lòng này vẫn nhớ hiền thê đợi chờ. Thu qua, tan hết sương mờ, Trăng thề tỏa sáng, mộng mơ ngọt ngào..!

Là ngày hạnh phúc dâng trào, Người ngoài vạn lý hôm nào biệt ly… Sẽ về nối mộng xuân thì, Mà mình dang dở từ khi thu về!

THU NHỚ – Thơ Lục Bát: Nguyễn Binh

Lá vàng rơi rụng khắp sân Thu về gõ cửa tần ngần đợi ai Bóng thu sắc ánh trang đài Lá vàng rơi rụng nhớ hoài năm xưa

Nhớ ngày xưa buổi tiễn đưa Rượu hồng pháo nổ người xưa lấy chồng Bây giờ em bước sang sông Để cho con sáo sổ lồng bay đi

Bay đi sao chẳng nói gì Mùa thu năm ấy còn ghi nặng lòng Để cho hết đợi lại mong Để cho duyên phận long đong bẽ bàng

Hôm nay thu lại bước sang Vương trên khung cửa nhà nàng tiếng thơ Ngỡ ngàng ôm trọn giấc mơ Người đi nay chẳng bao giờ về đâu.

Những bài thơ lục bát về mùa thu xao xuyến

BÀI THƠ: BỒI HỒI SẮC THU Tác giả: Thanh Trần

Sương mai níu cánh lá vàng Nửa đêm thu đến ngỡ ngàng xác ve Phượng hồng rực rỡ mùa hè Những ngày hạ nắng ..nhường nghe thu về Mùa thu neo đậu thôn quê Trải vàng thảm cỏ triền đê nương đồi Thu về vẽ nét em ngồi Ngày qua đêm tới bồi hồi trăng lên Mây hồng lặng lẽ nhường bên Gió như ngừng thổi bỏ quên chị Hằng Dập dìu sóng nước đêm trăng Sương rơi mờ ảo …nghe rằng thu sang.

BÀI THƠ: MÙA THU ĐẾN Tác giả: Tiến Nguyễn

Thu về ươm hạt nắng mai Cho mầm bông cúc từng ngày sinh sôi Hương thơm tỏa ngát vào đời Tình yêu nồng ấm đâm chồi nở hoa Cho em hương sắc mặn mà Ngất ngây màu nắng chan hòa yêu thương Hạt sương lóng lánh vấn vương Vỗ về hơi thở mộng thường đắm say Ngỡ ngàng luồng gió heo mai Đem làn nắng ấm tháng ngày rong chơi Đong đưa chiếc lá vàng rơi Khắc lên cuộc sống một thời lãng quên.

BÀI THƠ: THU ĐẾN MUỘN Tác giả: Thanh Trần

Thu ơi sao đến muộn màng Để cho hạ vẫn nặng mang nỗi buồn Nửa đêm giọt lệ rơi tuôn Căn nhà quạnh vắng luôn luôn nhớ người Giờ đây một nửa chân trời Để lại một nửa lệ rơi đêm dài Mây buồn che ánh sao mai Ở nơi xa đó còn ai nhớ về Nhớ mùa thu ở thôn quê Ánh trăng mờ ảo triền đê riêng mình Nhớ sao đôi mắt đưa tình Đêm về thao thức nhớ hình bóng xưa Trời buồn trời đổ cơn mưa Gió buồn thổi khẽ đu đưa lá vàng Một mùa thu lại sắp sang Nhớ về kỷ niệm….đò ngang.. tiễn người.

BÀI THƠ: CẢM XÚC THU VỀ (LỤC BÁT) Tác giả: Nam Huân

Gió đưa thoang thoảng thu về Không gian trống trải bốn bề đìu hiu Mùa này thương nhớ luyến lưu Mùa này đôi lứa dập dìu bên nhau Lá vàng rớt rụng hiên sau Người đi để lại hàng cau đợi chờ Trăng kia khi tỏ khi mờ Người đi để lại hững hờ nhớ mong Thu về cây cối khô cong Gió se…se lạnh khiến lòng nôn nao Cuộc tình tựa cánh Diều chao Bỗng nhiên ngừng gió lật nhào đứt dây Thu về mờ mịt làn mây Lòng buồn hiu quạnh chốn đây thẫn thờ Dáng xưa nay đã xa mờ Đành ôm trọn nỗi mong chờ vấn vương Thu về ngắm những giọt sương Tối đêm trải ướt con đường em đi Lẽ nào Thu của chia ly Thu về đọng lại những gì trong ta.

BÀI THƠ: MÙA THU VỀ Tác giả: Liên Phạm

Thu về êm dịu trong chiều Mỏng manh dáng lụa yêu kiều thướt tha.. Thu về nắng dải lụa là Gió mơn man toả thiết tha mặn nồng Thu trên mái tóc mây bồng Đôi môi mọng đỏ, má hồng xuyến xao Thu cho tình cảm ngọt ngào Yêu thương nhung nhớ ta trao duyên nồng Thu về thoả nỗi ngóng trông Tay trong tay lại say nồng khát khao Thu về trang nhã, thanh tao Dệt hương dấu ái ngọt ngào đắm say Thu cho dịu ngọt tràn đầy Thu cho quyện chặt ngất ngây tình nồng Thu đẹp như giấc mơ hồng Long lanh, tha thiết, mênh mông đất trời…!!!

BÀI THƠ: THU VỀ Tác giả: Thầy giáo Hải

Hòa vào trong gió làn hương, Thoảng mùi hoa sữa con đường ta qua. Giao mùa mới lốm đốm hoa, Nơi nào tình ngỏ vỡ òa con tim. Hạ đi thu mãi trốn tìm, Heo may se lạnh, lũ chim vội vàng. Tiết trời đang kéo thu sang, Làm cho cảnh vật ngỡ ngàng đổi thay. Buổi sớm sương nhè nhẹ bay, Lá xanh mùa hạ, giờ thay lá vàng. Mây che làm nắng mơ màng. Tất cả hội tụ để mang thu về. Không gian nới rộng bốn bề, Lẽ nào thu đã tìm về chẳng hay!

BÀI THƠ: CẢM XÚC MÙA THU Tác giả: Hương Nam

Thu về cánh lá nghiêng chao, Mang theo nỗi nhớ xuyến xao vào lòng. Thu về nhớ cốm làng Vòng, Nhớ hương hoa sữa nhớ bông cúc vàng. Thu về ta nhớ đến nàng, Gió heo may thổi ta càng nhớ thêm. Thu về cho nắng nhẹ êm, Trời xanh biêng biếc mây mềm nhẹ bay. Thu về khao khát đắm say, Được quay lại tuổi thơ ngây ngày rằm. Thu về để đón chị Hằng, Ngắm sư tử múa ngắm trăng ngoài trời. Thu về tuyệt lắm bạn ơi,

THƠ LỤC BÁT: THU VỀ Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Thu về cho gió mênh mang Cho em say đắm lá vàng rơi rơi Lá thu rơi xuống dòng đời Em đi gót ngọc… mây trời bay theo Trời thu mây trắng trong veo Gió thu man mác lá reo trên cành Lá vàng trước gió mong manh Ngày mai thôi lá lìa cành bay xa Thu về cho cúc đơm hoa Dịu dàng thanh khiết như là mùa thu Thu về mang nỗi tương tư Cho ta thổn thức giống như ngày nào Bên nhau hạnh phúc ngọt ngào Nụ hôn nồng ấm ta trao cho mình Ửng hồng đôi má em xinh Đắm say ta có mối tình như mơ Thu về ta lại ngẩn ngơ Nhặt lá rơi để làm thơ tặng nàng Thu về ta vẫn mơ màng Nhớ em nhớ cả lá vàng thu xưa.

Những bài thơ lục bát về mùa thu bất hủ

1, Tiếng Thu (Lưu Trọng Lư)

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?

2, Sang Thu (Hữu Thỉnh)

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.

3, Đây Mùa Thu Tới (Xuân Diệu)

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh; Những luồng run rẩy rung rinh lá… Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ… Non xa khởi sự nhạt sương mờ… Đã nghe rét mướt luồn trong gió… Đã vắng người sang những chuyến đò…

Mây vẩn từng không, chim bay đi, Khí trời u uất hận chia ly. Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

4, Thu (Xuân Diệu)

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu; Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì. Hư vô bóng khói trên đầu hạnh; Cành biếc run run chân ý nhi.

Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa, Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà. Buồn ở sông xanh nghe đã lại, Mơ hồ trong một tiếng chim qua.

Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm, Hây hây thục nữ mắt như thuyền. Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu, Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.

5, Thu Điếu (Nguyễn Khuyến)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối, buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

6, Cuối Thu (Hàn Mặc Tử)

Lụa trời ai dệt với ai căng, Ai thả chim bay đến Quảng Hàn, Và ai gánh máu đi trên tuyết, Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

Mây vẽ hằng hà sa số lệ, Là nguồn ly biệt giữa cô đơn. Sao không tô điểm nên sương khói, Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ, Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ. Cây gì mảnh khảnh run cầm cập, Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.

Thu héo nấc thành những tiếng khô. Một vì sao lạ mọc phương mô? Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ? Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

7, Tình Thu (Hàn Mặc Tử)

Đêm qua ả Chức với chàng Ngưu Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu Kể lể một năm tình vắng vẻ Sao em buồn bã suốt canh thâu?

Đêm ấy trăng thu vui vẻ lạ! Người ta cười nói đến nhân duyên Sao ta không dám nhìn nhau rõ Gặp gỡ bên đường cũng thản nhiên?

Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông Con trăng mắc cỡ sau cành thông Buồn buồn ta muốn về, trăng hỏi: Thu đến lòng em có lạnh không?

Đêm nay ta lại phát điên cuồng Quên cả hổ ngươi, cả thẹn thuồng Đứng rũ trước thềm nghe ngóng mãi Tiếng đàn the thé ở bên song…

Và được tin ai sắp bỏ đi Chẳng thèm trở lại với Tình Si Ta lau nước mắt, mắt không ráo Ta lẫy tình nương, rủa biệt ly!

8, Sang Thu (Anh Thơ)

Gió may nổi bờ tre buồn xao xác! Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây; Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.

Trên đê cỏ dựt diều sa đứt sợi, Gã mục đồng chán nản lắng tai nghe Trong thôn xóm hóa vàng nghi ngút khói Gió vang âm tiếng trống cúng ra hè.

Bên bến nước đò ngang chưa ghé tới, Khói lam chiều đã thoảng tiếng chuông vương. Bọn chờ thuyền nhìn nhau đang sợ tối Bỗng rùng mình như cảm thấy hơi sương.

9, Bắt Gặp Mùa Thu (Nguyễn Bính)

Xơ xác hồ sen đã nhạt hương Bên song hoa lựu cũng phai hường Sớm mai lá úa rơi từng trận Bắt gặp mùa thu khắp nẻo đường

Tóc liễu hong dài nỗi nhớ nhung Trăng nghiêng nửa mái gội mơ mòng Sầu nghiêng theo cánh chim lìa tổ Biết lạc về đâu lòng hỡi lòng

Thu về sông núi bỗng tiêu sơ Cây rũ vườn xiêu, cỏ áy bờ Xử nữ đôi cô buồn tựa cửa Nghe mùa gió lạnh cắn môi tơ

Sương phủ lưng đồi rặng núi xa Thương ôi! Lữ khách nhớ quê nhà Mấy thu mưa gió ngoài thiên hạ Vườn cũ còn chăng cúc nở hoa?

Cha già ngừng chén biếng ngâm thơ Đưa mắt nhìn theo hút dặm mờ Xe ngựa người về tung cát bụi Con mình không một lá thư đưa

Nghìn lạy cha già lượng thứ cho Trót thân con vướng nợ giang hồ Lòng son bán rẻ vào sương gió Lãi được gì đâu? Đã mấy thu!

Một chút công danh rất hão huyền Và dang dở nữa cuộc tình duyên Thu sang, quán lẻ con đăm đắm Rõi bóng quê nhà mắt lệ hoen.

10, Thu Rơi Từng Cánh (Nguyễn Bính)

Mùa thu hoa cúc lại tàn Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong! Người về để lại phòng không Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương. Có người cung nữ họ Vương Lên lầu nhìn dải sông Hương nhớ nhà.

11, Thơ Tình Cuối Mùa Thu (Xuân Quỳnh)

Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ

Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may

12, Hoa Cỏ May (Xuân Quỳnh)

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, Không gian xao xuyến chuyển sang mùa. Tên mình ai gọi sau vòm lá, Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió, Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ. Đắng cay gửi lại bao mùa cũ, Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy Lời yêu mỏng mảnh như màu khói, Ai biết lòng anh có đổi thay?

13, Sang Thu (Hồ Dzếnh)

Hiu hiu gió gửi mây về Nửa thu sang đó, nửa hè còn đây… Bóng mờ xuống lặng chân cây, Non cao vắng vẻ, sông đầy nhớ mong. Cô hồn rủ dáng trên không Giờ nghiêng cánh nhớ trong đồng tịch liêu. Xe đi, tiếng rộn qua chiều, Lửa thôn thấp thoáng mái lều ngẩn ngơ. Mênh mông xanh thắm phai tờ Chân đi vương vấn, lời thơ ngậm ngùi…

14, Thu (Huy Cận)

Hôm qua thu mới về, Với một cành hoa gãy. Sương nặng gieo đầu tre, Lạnh tràn theo gió đẩy.

Thu tới trong vườn bên, Ngợ ngàng màu cúc mới. Đêm qua bên láng giềng, Êm tựa nhàn, thu tới.

Cô gái nhỏ thung dung, Qua miếng vườn hoa nhỏ. Đất nằm im dưới cỏ, Hoa tạ màu nhớ nhung.

15, Mùa Thu Tiễn Em (Tế Hanh)

Em đi, trăng sắp độ tròn Mùa thu quá nửa, lá giòn khô cây Tiễn em trong cảnh thu này Lòng em muôn tiếng, sao đầy lặng im? Ta về. Giữa khoảng trời đêm Vành trăng thư thể mắt em soi đường.

16, Thu Vàng (Thu Bồn)

Ập thoáng chốc… thu về như lá rụng Ngoài hiên em đã đến tự bao giờ Trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa Cây sấu cho hè hết cả trái chua

Thế là hạ đã qua trong giây lát Giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng Em đã đến mà như chưa đến Tiếng chim kêu se sắt muộn màng

Mắt le lói nhìn sao khuya rụng Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay Nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế Nâng trái tim mình lên uống để mà say

Em nhanh quá anh về chậm quá Trái đất vô tư níu giữ vòng quay Chân anh mỏi âm thầm mặc cảm Véo von em lảnh lót giữa đời bay

Mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày Anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy Thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy Chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây

Đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ Để anh nghe lá rụng cọ tim mình Xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ Tay mơ hồ đang chạm những lời ru…

17, Tức Cảnh Chiều Thu (Bà Huyện Thanh Quan)

Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa, Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ. Xanh om cổ thụ tròn xoe tán, Trắng xoá trường giang phẳng lặng tờ. Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu, Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ. Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ, Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.

18, Mưa Thu Đất Khách (Tản Đà)

Mưa mưa mãi, ngày đêm rả rích Giọt mưa thu, dạ khách đầy vơi Những ai mặt bể chân giời Nghe mưa, ai có nhớ nhời nước non?

18.1, Gió Thu (Tản Đà)

Trận gió thu phong rụng lá vàng Lá rơi hàng xóm, lá bay sang Vàng bay mấy lá năm già nửa Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!

Trận gió thu phong rụng lá hồng Lá bay tường bắc, lá sang đông Hồng bay mấy lá năm hồ hết Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không!

19, Thu (Quang Dũng) I

Gió heo nổi sớm nắng thu về Chuồn chuồn cánh mỏng lại bay đi Rỡn từng ngọn cỏ may khô úa Cánh nhạn tung trời thêu biệt ly.

Nắng nửa sông xa mờ khí núi Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu Lá mùa rì rào trên bãi vắng Mái nhà ai đó nắng xiêu xiêu?

Ngồi đây vời tưởng đường quê hương Lúa đã xanh xanh mấy nẻo làng Cốm đã thơm mùi, hồng đã chín Ao sau vườn cũ nước xanh trong

Cữ này bưởi đào đang chín cây Mía đỏ vườn hoang mang bóng ngày Bướm nhẹ cánh vàng mơ lá cải Trời thu không rượu cúc mà say

II

Nhẹ tóc khô da hồn trong xanh Rộng vời tầm mắt dáng vàng hanh Nghe nhạc muôn đời trong gió lá Vào thu khói biếc đã xây thành

Long lanh bóng núi in sông biếc Buồn nhớ thương ai lòng hiu hiu? Quạnh quẽ sắn nương rờn nắng ấm Ngõ trúc người ơi! Tịch mịch chiều!

Diều sáo vang không hồn ấu thơ Bèo lạnh cầu ao ai đợi chờ? Một tiếng sung rơi đo lặng lẽ Mùa thu xào xạc lá tre khô.

20, Thu Vũ (Mưa Thu, Hồ Xuân Hương)

Trời cách mây mù thảm chả xanh, Mưa thu sân vắng giọt buồn tanh. Đầu cành cây héo châu dài vắn, Trên lá tiêu vàng tiếng chậm thanh. Hát dứt đê mê mơ vạn dặm, Sầu giăng quạnh quẽ nỗi năm canh. Khuê sâu rất khổ mày hoa ấy, Vẻ mặt buồn thương vẽ chẳng thành.

Thơ Lục Bát Là Gì? Cách Làm Thơ Lục Bát Tự Sáng Tác

I)Luật Thanh trong thể thơ

Đầu tiên mình sẽ nói về luật thanh trong làm thơ lục bát :

Như các bạn đã biết thơ lục bát sẽ có cấu tạo gồm 2 câu ,câu đầu với 6 tiếng và tiếp theo là câu 8 tiếng .Những câu này sẽ phải tuân theo quy tắc của thơ đó là nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh.Có nghĩa là quy luật này đòi hỏi bài thơ khi sáng tác ra có những chữ trong câu thơ mang số lẻ tức 1,3,5 sẽ có thể tự do về thanh.Nhưng những chữ mang số chẵn là 2,4,6.. các bạn sẽ tuân theo luật quy luât bằng trắc để gieo vần cho chính xác như sau:

Câu lục: theo thứ tự chữ thứ 2(B)-4(T)-6(B) sẽ là Bằng – Trắc – Bằng Câu bát: theo thứ tự chữ thứ 2(B)-4(T)-6(B)-8(B) sẽ là Bằng -Trắc-Bằng -Bằng

Ví dụ minh họa:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân 2(B) – 4(T) – 6(B) Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều 2(B)-4(T)-6(B)-8(B)

Thế nhưng khi theo nguyên tắc sách vở quá thì bài thơ sẽ bị lặp và gây cảm giác chán các bạn cũng có thể sáng tạo hơi khác một chút bằng cách là bạn sẽ thay Thanh Bằng của chữ thứ hai bằng thanh Trắc để làm mới bài thơ hơn chút hoặc cũng có thể biến thể hơn là giữ nguyên câu lục và câu bát của bạn sẽ theo quy luật T-B-T-B

Ví dụ minh họa

Có sáo thì sáo nước trong 2(T)-4(T)-6(B) Đừng sáo nước đục đau lòng cò con 2(T)-4(T)-6(B)-8(B)

Hay

Con cò lặn lội bờ sông (Giữ nguyên quy luật thanh) Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non 2(T)-(4)B-(6)T-(8)B

II )Cách Gieo Vần trong thơ Thơ lục bát sẽ có cách gieo vần rất đa dạng và các bạn sẽ gieo vần liên tục trong nhiều câu số lượng vần được gieo cũng tương đối là nhiều.Cách gieo vần sẽ là chữ thứ 6 của câu lục sẽ vần với chữ thứ 6 của câu bát kế tiếp nó.Và chữ thứ 8 của câu bát đó các bạn sẽ tiếp tục làm cho vần với chữ thứ 6 của câu lục tiếp theo .

Để dễ hiểu hơn sẽ có ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Các bạn hãy để ý các từ mà mình in đậm lần lượt theo thứ tự sẽ nghe rất xuôi tai và vần với nhau tạo nên sự hài hòa cho bài thơ.

Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Tương tự vậy các chữ in đậm sẽ là từ mà các bạn sẽ cho nó vần với nhau

Một lưu ý nữa đó là đối thanh của chữ thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Hai chữ này sẽ bắt buộc khác thanh với nhau nếu chữ này mang thanh huyền thì chữ kia sẽ là thanh ngang và ngược lại

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

III )Cách ngắt nhịp của thể thơ : Ngâm thơ cũng như trong âm nhạc nhịp phách sẽ là một điều rất quan trọng dù bài thơ có hay đến mấy nếu cách ngắt nhịp sai thì sẽ phá hỏng tất cả và nghe sẽ không xuôi tai không có cảm xúc vì thế nhịp thơ thường sử dụng trong thơ lục bát sẽ là nhịp chẵn,là nhịp 2/2/2 những đôi khi để nhấn mạnh hơn nội dung bài thơ cũng có thể đổi thành nhịp lẻ 3/3.