Bảng Các Công Thức Lượng Giác Lớp 9, 10, Lớp 11 Đầy Đủ

I. Bảng Các Công Thức Lượng Giác Lớp 9 và Bài Tập

Một trong những kiến thức toán học xuyên suốt từ những năm cuối cấp 2 đến cấp 3, thậm chí nó là một trong những kiến thức quan trọng nhất trong suốt 12 năm học, là phần kiến thức giúp các bạn “kiếm điểm” trong các “trận chiến” kì thi THPT Quốc Gia – đó chính là phần lượng giác. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các kiến thức về phần công thức lượng giác, Trung Tâm Gia Sư Đăng Minh hy vọng, bài viết này sẽ trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các bạn “sĩ tử” có thể ôn luyện và tổng hợp được những kiến thức quan trọng để sẵn sàng bước vào “bước ngoặt” của cuộc đời.

Mẹo học thuộc : Sin đi học, Cos không hư, Tan đoàn kết, ,Cot kết đoàn

a, Tỉ số lượng giác của 2 góc phụ nhau. ( α + β = 90° )

sin α = cos β cos α = sin β

tan α = cot β cot α = tan β

b, Bảng tỉ số của các góc đặc biệt.

a, Cho tam giác ABC vuông tại C, trong đó AC = 0,9m, BC = 1,2m. Tính các tỉ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỉ số lượng giác của góc A.

– Áp dụng định lý Py – ta – go cho tam giác vuông ABC ta có:

– Các tỉ số lượng giác của góc B là :

II. Bảng Các Công Thức Lượng Giác Lớp 10 và Bài Tập

a, Cung đối nhau:

b, Cung bù nhau: x và π-x

e, Cung hơn kém nhau π⁄2 : χ và χ + π⁄2

III. Tổng Hợp 200 Bài Tập Lượng Giác Có Lời Giải IV. Một Số Kĩ Năng Cơ Bản Để Giải Phương Trình Lượng Giác

Xuất hiện √3 rồi đưa về dạng trên theo cos hoặc sin đứng sau √3

V. Một Số Mẹo Ghi Nhớ Bảng Công Thức Lượng Giác. Bình Luận Facebook

.

Soạn Bài Lớp 11: Bài Thơ Số 28

Soạn bài lớp 11: Bài thơ số 28 Soạn bài: Bài thơ số 28

Soạn bài lớp 11: Bài thơ số 28 là tài liệu tham khảo hay, nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ số 28 của R.Tago. Mời các bạn tham khảo. Soạn bài lớp 11: Chiều xuân Soạn bài lớp 11: Tương tư

Bài thơ số 28 – R.Tago

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

R.Tago (1861 – 1941): Là một nhà thơ, nhà văn, đồng thời là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho dân tộc Ấn Độ và nhân loại.

Ông để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng xuất sắc.

Năm 1913, Tagore trở thành người châu Á đầu tiên được trao giải Nobel về văn học với tập Thơ Dâng.

2. Tập thơ Người làm vườn

Là một trong những tập thơ nổi tiếng của Tago, gồm 85 bài thơ được viết bằng tiếng Bengal, sau tự dịch sang tiếng Anh, xuất bản năm 1941.

Tập thơ tiêu biểu cho phong cách giàu chất trữ tình, chất triết lý của Tago, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

3. Bài thơ số 28

Các bài thơ trong tập Người làm vườn không có tên mà chỉ được đánh số.

Bài thơ số 28 là bài thơ nổi tiếng trong tập thơ Người làm vườn, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.

II. Đọc hiểu văn bản 1. Bố cục

Chia bố cục

Cuối mỗi phần đều có câu chuyển ý (Em chẳng thể biết tất cả về anh).

2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Khát vọng hòa hợp trong tình yêu

Đôi mắt: Cửa sổ tâm hồn, chứa đựng suy tư của con người. Với Tago, đôi mắt còn là ngọn nguồn của tình yêu.

Diễn giải thêm: (Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là điều khiến người ta nhớ nhung khi xa cách: “Những đêm dài hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”. Với Shakespear: “Ánh mắt là ngôn ngữ chân thành nhất của tình yêu”. Với tư cách là một triết gia, Tagore luôn tìm hiểu, khám phá bản chất của tình yêu. Ông luôn băn khoăn, tự hỏi: “Tình yêu bắt đầu từ đâu”. Và trong Bài thơ số 16, nhà thơ đã khẳng định: Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt. “Tay nắm chặt tay, mắt dừng lâu trong mắt/Câu chuyện của lòng ta bắt đầu như vậy đó/ Ấy là đêm tháng ba trăng tỏ/ Hương Kena dịu dàng tỏa khắp không trung”. Cũng chính vì có quan niệm tình yêu bắt đầu từ “đôi mắt”, nên nhà thơ đã dùng “đôi mắt” để phân tích tâm linh, để miêu tả thế giới nội tâm của con người.)

Hình ảnh so sánh tượng trưng:

Hành động của chàng trai:

b. Khát vọng dâng hiến trong tình yêu

Cấu trúc giả định: Nếu A chỉ là B.

Hai câu thơ đầu khổ 2:

Sự hi sinh của chàng trai:

Sự phủ định: Nhưng A (không là B) lại là C (đời anh không là ngọc, là hoa mà là trái tim không biên giới)

c. Sự vô cùng của cuộc đời – trái tim – tình yêu

Lặp lại cấu trúc giả định sóng đôi nhau:

Nhà thơ đúc kết triết lý về tình yêu ở hai câu thơ cuối:

Logic lý trí trong thơ: Cuộc đời khai sinh ra tình yêu nhưng chính tình yêu mới làm cuộc đời thăng hoa, mới biến điều hữu hạn thành vô hạn, biến điều bình dị hóa phi thường.

III. Tổng kết 1. Nội dung

Bài thơ số 28 đòi hỏi con người hướng về một tình yêu hòa hợp về mặt tâm hồn. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có một cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu.

2. Nghệ thuật

Tago đã vận dụng bút pháp hướng nội, thực hiện lối cấu trúc theo tầng bậc: từ thấp lên cao hoặc ngược lại từ ngoài vào trong.

Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm: Dùng hình ảnh “đôi mắt”

Thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn dụ.

Chất suy tư triết lý: Các từ được lặp đi lặp lại: “if” (nếu), “only”(chỉ), “but”(nhưng) giả định rồi khẳng định, nhiều câu tưởng như nghịch lý mà lại rất có lý (câu 3, 4, 5 hoặc 2 câu cuối).

Giọng điệu vừa bóng bẩy, trữ tình nhưng đồng thời cũng đầy chất triế

Theo chúng tôi

Soạn Bài Nhớ Đồng Lớp 11

SOẠN NHỚ ĐỒNG LỚP 11 I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Thuở nhỏ học ở trường Quốc học Huế. Năm 1938, ông được kết nạp vào đảng cộng sản. Từ đó sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bí và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

2. tác phẩm

Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp quay lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. “Nhớ đồng” được viết trong những ngày bị giam nhà lao Thừa Phủ Thiên (Huế). Bài thơ này thuộc phần “xiềng xích” của tập chí “từ ấy”

II. Hướng dẫn soạn bài Nhớ đồng đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 48 SGk ngữ văn 11 tập 2:

Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng người tù

Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Đó là âm thanh của cuộc sống bên ngoài đến được với nhà tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da diết.

Câu 2 trang 48 SGk ngữ văn 11 tập 2:

Trong bài thơ Tố Hữu dùng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: gì sâu bằng những trưa thương nhớ, gì sâu bằng những trưa hiu quạng và điệp từ “đâu”. Việc lặp lại như vậy tạo được hiệu quả nghệ thuật cao, tác dụng như một điệp khúc, nhân mạnh tô đậm cảm xúc của bài thơ:

Nỗi hiu quạnh: hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng, hiu quạng của trưa vắng, hòa điệu cùng nỗi hiu quạng của người tù một mình đối diện với bốn bức tường giam hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.

Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đến đồng quê (từ cảnh sắc đến người dân quê)

Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

Câu 3 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2:

Hình ảnh đồng quê được hình dâu rõ rang, cụ thể không chỉ bằng đường nét, màu sắc mà còn có hương vị, hơi mát…Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương (màu sắc: ô mạ xanh; không khí yên bình; ruồng tre mát, thở yên vui; hương vị: gió cồn thơ, khoai ngọt sắn bùi; âm thanh: kuas xao xác, tiếng tre lùa nước hòa tiếng não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê)

Bao trùm là điệu tiếng than về nỗi quạng hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

Câu 4 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2:

“Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi”

Đoạn thơ tạo hai hình ảnh đối lặp: hình ảnh của nhà thơ trước khi gặp lí tường cách mạng được tái hiện trong kí ức (những ngày xưa tôi nhớ tôi) và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng:

Trước khi gặp lí tưởng cách mạng: băn khoăn, vẩn vơ, quanh quẩn, tâm hồn bế tắc, chán nản

Sau khi gặp lí tưởng cách mạng: như cánh chim vui say, bay liệng trong không gian bao la, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với cuộc đời

Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ quay về với thực tại: cánh chim buồn nhớ gió mây. Hình ảnh con chim tự do ngày nào giờ đây trong cảnh giam cầm, nhớ gió mây gợi niềm say mê lí tưởng, khao khát được hoạt động, được cùng đồng chí, đồng bào chiến đấu.

Câu 5 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2:

Nhận xét chung về tâm trạng tác giả thể hiện trong bài thơ:

Bài thơ không dùng lại nỗi thương nhớ đồng quê mà còn là thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào, khao khát tự do, bất bình với thực tại tù đày.

Nguồn Internet

Phân Tích Bài Thơ Tôi Yêu Em Lớp 11

-Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tâm hồn tuyệt đẹp nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. Và ở thể loại nào, văn chương Pu-skin cũng luôn là một tiếng nói nga trong sáng, thuần khiết, thề hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.

Bài thơ dựa trên câu chuyện có thật của chính tác giá khi sống ở Xanh Phê-téc-bua. Khi đó, Pu-skin thường hay lui tới nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm Nga A.N. Ô-lê-nhin để gặp những người làm nghệ thuật, ở đó, ông gặp và yêu ô-lê-nhi-a, con gái viên Chủ tịch. Một thời gian sau, Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận. Vì lẽ đó, Pu-skin đã gửi nỗi lòng mình vào bài thơ Tôi yêu em.

1.Vẻ đẹp cao thượng trong tình yêu của Pu-skin trước hết thế hiện ở sự chân thành tha thiết, nồng nan mà không tham lam,

Bài thơ gồm hai khổ, diễn tả chân thực tình cảm, tâm trạng của Pu-skin trong tình yêu. Ngay khổ thơ thứ nhất, lời thơ bộc bạch thật chân thành:

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”.

-Cụm từ “Tôi yêu em” vừa ngắn gọn vừa giản dị vừa dễ hiểu. Cụm từ mang nghĩa khẳng định về tình yêu chân thành của tác giả dành cho người mình yêu. Câu “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” một lần nữa khẳng định rằng tình yêu nung nấu lâu rồi, đến bây giờ “chưa hẳn đã tàn phai”, dù cho tình yêu không được đáp lại.

-Hai câu thơ sau của khổ thứ nhất thế hiện một sự tự nguyện rút lui khi tình yêu không được đền đáp:

Nhưng không để em bận lòng thèm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tình yêu đơn phương mãnh liệt nhưng không yếu đuối, không ích kỉ, van xin. Đó là tình yêu cao thượng, một tình yêu mang ý nghĩa đích thực. “Lời thơ như là một lời tự nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong đầy dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời lẽ điềm tĩnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tỉnh yêu: có cái chua xót của thân phận, vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó… Tình yếu có thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ mấy ai có được”. (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh).

Khi không được đáp lại tình yêu, Pu-skin tự nguyện không làm phiền lòng người mình yêu, không để “hồn em phải gọn bóng u hoài”. Đó đích thực là tình yêu cao thượng, đáng trân trọng.

2.Vẻ dẹp cao thượng trong tình yêu của Pu-skin thế hiện ở sự cầu mong cho người mình yêu có được một tình yêu cao đẹp.

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yếu chân thành, đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

-Hai câu đầu của khổ hai đã diễn tả được những trạng thái, cung bậc khác nhau của tình yêu. Cụm từ “Tôi yêu em” được lặp đi lặp lại đã diễn tả được mạch cảm xúc dào dạt, dâng trào trong lòng tác giả. Nhịp thơ nhanh diễn tả sự biến đổi dồn dập của trạng thái tâm lí: khổ đau âm thầm, niềm tuyệt vọng, lòng ghen tuông giày vò. Đó là tình yêu cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến bối rối lo âu. Nhưng thật bất ngờ, từ tâm trạng vô vọng, hai câu thơ cuối lại làm hiện lên nhịp đập sôi nổi mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của trái tim nồng cháy tình yêu. Không những thế, hai câu thơ còn thế hiện bản lĩnh và tấm lòng tha thiết với người yêu của nhân vật trữ tình. Nếu ở hai câu đầu của khố hai, nhân vật trữ tình bị giày vò bởi nỗi ghen tuông thì hai câu cuối, nhân vật trữ tình lại vượt lên sự ích kỉ thường tình. Yêu “chân thành, đằm thắm” nên nhân vật trữ tình đã cầu mong cho người mình yêu được hạnh phúc: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

-Bài thơ đậm đà chất trữ tình, lời thơ thân mật, giản dị, từ ngữ gợi cảm… đã bộc lộ quan điểm đúng đắn về tình yêu.

-Từ những rung động sâu xa mà bản thân đã từng trải nghiệm, Pu-skin đã thể hiện một cách tuyệt vời vẻ đẹp phong phú, tinh tế tiềm ẩn trong đời sống trái tim con người.

-Bài thơ thể hiện quan điểm về tình yêu của chúng tôi Tình yêu là phải nồng nàn, chân thành và cao thượng. Chính thái độ trân trọng, cầu mong, độ lượng đối với người mình yêu mà bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin vươn tới giá trị nhân văn cao cả, có sức sống lâu bền trong lòng độc giả.

Nguồn: chúng tôi

Soạn Bài Bài Ca Ngất Ngưởng Lớp 11

SOẠN BÀI BÀI CA NGẤT NGƯỞNG LỚP 11. I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình nho học

Ông cần cù, say mê học hành nhưng thi cử lận đận, đến 41 tuổi đậu giải nguyên và ra làm quan dưới triều Nguyễn

Là người tài năng, nhiệt huyết ở nhiều lĩnh vực, là người yêu nước, thương dân

Sáng tác của ông hầu hết viết bằng chữ Nôm, thể thơ đường luật và hát nói. Ông để lại trên 50 bài thơ, ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú.

2. Bài thơ

Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết sau năm 1848 là năm ông cáo quan về vườn, lúc đó ông ngoài 70 tuổi

Thể thơ: hát nói

Đề tài: lời tự thuật độc đáo về cái tôi ngông nghênh, khinh đời, ngạo thế, sự đối lập giữa bậc tài danh có phẩm cách nhà nho chân chính với tầng lớp phong kiến bất tài

II. Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngất ngưởng đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 89 SGK ngữ văn 11 tập 1:

Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vatah ở độ cao chênh vênh, bất ổn định. Ở bài thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thưởng, vượt lên coi thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ ngất ngưởng được nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành biểu tượng cho phong cách sống, thái độ sống vượt lên thế tục, một lối chơi ngông nghênh thách thứ xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân.

Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ

Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả khi làm dân thường

Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chàu, đi hát ả đào…và tự đánh giá cao các việc làm ấy.

Từ ngất ngưởng cuối cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự rang buộc bản thân.

Câu 2 trang 89 SGK ngữ văn 11 tập 1:

Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người. Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình và cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Tóm lại, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự khắc kỉ phục lễ, uốn mình theo lễ và danh của Nho giáo.

Câu 3 trang 89 SGK ngữ văn 11 tập 1:

Trong bài thơ tác giả tự kể về mình, tự thuật, đánh gía bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông song phẳng, thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ tự hào vì có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự ò bó của lễ và danh giáo

Câu 4 trang 89 SGK ngữ văn 11 tập 1:

Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ gửi gắm tâm sự mình trong những sáng tác bằng thể hát nói. Nhờ đó, thể loại này phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí độc tôn trong thời gian dài, trở thành khuynh hướng văn học thời đại.

So với thể thơ đường luật gò bó, chật chội, hát nói phóng khoáng và tự do hơn nhiều. Hát nói có quy định về số cây, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu… Sự phóng khoảng của thể thơ đặc biệt thích hợp việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh của những nhà nho khao khát khẳng định chính mình, sống theo mình, coi thường những rang buộc của lễ nghi, của xã hội.

III. Luyện tập bài ca ngất ngưởng.

Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ và bài “bài ca phong cảnh Hương Sơn” của Chu Mạnh Trinh

Ngôn ngữ của bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp nội dung vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự so, có chút ngạo nghễ

Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Nguồn Internet