Các Bài Thơ Hiện Đại Lớp 9 Tập 1 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nội Dung Ôn Tập Bài Kiểm Tra Thơ Và Truyện Hiện Đại Lớp 9 Học Kì 1

Nội dung ôn tập Bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại lớp 9 học kì 1

Nội dung ôn tập Bài kiểm tra truyện và thơ hiện đại:

– Bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) (chú ý khổ thơ đầu)

– Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) (chú ý khổ thơ cuối)

II. Nghị luận:

Câu 1: Ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, được sáng tác ngay sau khi ông trở lại miền Nam công tác. Truyện đã thể hiện một cách chân thành và cảm động tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu trong hai tình huống đặc sắc:

Tình huống thứ nhất: Ông Sáu trở về nhà thăm con sau tám năm xa cách. Nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ông Sáu là çha khiến ông vô cùng hụt hẫng và đau khổ. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến khu. Đây là tình huống cơ bản của truyện. Tình huống thứ nhất khẳng định tình cảm cha con thắm thiết

Tình huống thứ hai: Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tăng con. Nhưng thật không may, ông Sáu đã hy sinh trong một trận càn ác liệt địch khi chưa kịp trao món quà ý nghĩa ấy cho con gái. Bác Ba, người đồng đội thân thiết của ông Sáu hứa sẽ tận tay trao lại cho bé Thu.

Tình huống thứ hai khẳng định tình cảm cha con thiên liêng, bất diệt trong chiến tranh. Chiến tranh có thể ngăn cách họ nhưng không thể nào giết chết được tình yêu thương trong họ.

Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đến một cách bất ngờ đột ngột quá khiến ông không khỏi bàng hoàng, sửng sốt, không nói được một lời nào, có cái gì đó đau đớn, tức tưởi, nhục nhã, xấu hổ. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông xót xa khi nghĩ đến một ngày con mình sẽ bị người ta coi thường, rẻ rúng, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian bán nước. Ông lo lắng không biết cuộc sống của cả gia đình mình rồi đây sẽ ra sao. Rồi suốt mấy ngày sau đó, ông cứ quanh quẩn ru rú trong nhà chẳng dám nhìn mặt ai.

Bị đẩy đến bước đường cùng, không còn cách nào khác ông đã từng nghĩ đến việc trở về làng. Nhưng khi ý nghĩ đó vừa loé lên thì ông lão đã vội gạt đi: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến bỏ cụ Hồ”. Thì ra cái lý do khiến ông lão băn khoăn lưỡng lự không muốn trở về làng chính là chỗ ấy “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, là quay lưng lại với đồng bào, đồng chí nhân dân, cam tâm làm tay sai cho kẻ thù, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Ta nghe đâu đây tiếng nói của ông Hai đầy đau đớn, tức tưởi nhưng cũng rõ ràng, dứt khoát: “Không làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

Khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Để vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong lòng và yên tâm về quyết định của mình, ông Hai tâm sự với đứa con trai út (thằng Húc). Qua lời tâm sự với con, ông Hai bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu, bày tỏ tấm lòng thủy chung son, sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ (chết thì chết có bao giờ dám đơn sai), một lòng sống vì đất nước : ” Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

Ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng thống nhất, hòa quyện trong tình yêu nước. Từ tình yêu làng, yêu nước tự nhiên, thiết tha (tự phát), chuyển biến lên thành tình yêu làng, yêu nước sâu đậm nhờ sự soi rọi của lý tưởng cách mạng (tự giác). Ông Hai đã đặt tình yêu nước, lợi ích của đất nước được đặt cao hơn tình làng và lợi ích của cá nhân ông. Bởi thế, khi nhà ông bị giặc đốt cháy hết, ông vẫn rất vui. Nhà bị cháy, làng bị đốt, bị hủy diệt nhưng cái tinh thần của làng vẫn còn thì đối với ông đó là niềm tự hào lớn. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại cách mạng. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp sớm giác ngộ và đứng về phía cách mạng.

Câu 5: Cảm nhận lòng yêu nghề của nhân vật anh thành niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Như bao thanh niên khác, anh từ bỏ chốn phồn hoa đô hội, từ bỏ gia đình để một mình lên triền núi cao xa xôi ngày đêm làm công tác khí tượng, gắn cuộc đời mình với gió mây đèo núi, không gian bao la bát ngát, lặng lẽ và heo hút nơi núi đồi Sapa. Vì nhiệt tình yêu nước, nhiệt tình cống hiến nên anh sẵn sàng chấp nhận làm việc trong một môi trường đầy khó khăn và gian khổ.

Nếu công việc của anh chỉ là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày” thì thiết nghĩ nó cũng không mấy gì khó khăn. Nhưng công việc ấy được đặt trong một môi trường làm việc rất nghiêm khắc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m “bốn bề chỉ cây cỏ, mây mù lạnh lẽo”, mà tuyệt nhiên không một bóng người. Trong hoàn cảnh sống và làm việc đó, con người không chỉ đối mặt với cái lạnh, cái rét, gió bão mù mịt mà bên cạnh đó còn đối mặt với sự cô đơn, buồn chán, cái này mới thật là đáng sợ.

Cho nên trong những ngày đầu lên nhận công tác, vì chưa quen nên chàng trai dũng cảm đầy nhiệt huyết ấy cũng thấy buồn vì “thiếu hơi người “. Anh thấy mình như vì sao kia lẻ loi đơn độc giữa bầu trời cao rộng. Từ đó, anh đã có một suy nghĩ, hành động rất ngộ nghĩnh và đáng yên để giải toả nỗi buồn, nỗi cô đơn của mình bằng cách lấy khúc cây chắn ngang giữa đường, để cho chiếc xe khách nào đó đi qua phải dừng lại, anh có dịp cùng bác tài xế khuân khúc cây ấy đi. Trong những giây phút ngắn ngủi ấy anh được nhìn, được thấy, được trò chuyện dù trong giây lát cùng với những hành khách trên xe.

Công việc gian khổ vất vả nhưng ngày cũng như đêm, dù mưa gió gầm thét dữ dội, anh thanh niên vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Sở dĩ như vậy là vì anh ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa trong công việc của mình. Nếu làm việc bê trễ hoặc báo cáo kết quả không chính xác có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc không chỉ cho đồng đội anh mà còn ảnh hưởng tới nhiều người, ảnh hưởng đến cả một vùng. Ngược lại nếu anh luôn luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao độ, tin tức của anh được báo về chính xác, kịp thời, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn lao, phục vụ cho chiến đấu, cho sản xuất.

Nói sao hết những niềm vui mừng, hạnh phúc, sung sướng, tự hào về công việc của anh . Chính từ niềm vui trong công việc, anh càng cảm thấy yêu đời, yêu công việc của mình hơn bao giờ hết. Có thể nói cái chiến thắng của quân đội ta mà có một phần không nhỏ là công lao của anh đã trỏ thành nguồn động lực thôi thúc anh thanh niên chịu đựng gian khổ, sống đơn độc một mình bốn năm trời nơi núi rừng Sa pa lạnh lẽo mà không có người thăm viếng.

Cũng từ đây ta nhận thấy hiện lên ở anh thanh niên một con người mang trong mình nhiều phẩm chất cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm với công việc, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, khao khát cống hiến tài năng sức lực của mình cho công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.

9 Bài Thơ Việt Hiện Đại Về Mùa Xuân

Mùa xuân, vạn vật nảy mầm, con người cũng cuồn cuộn tâm tư, đó là lúc hồn thơ Việt lại lai láng. Không buồn như thơ mùa thu, nhưng lại có phần giàu các chiêm nghiệm triết lý, thơ Việt hiện đại có không khí xuân vừa man mác như hoa đào, vừa rạo rực niềm yêu đời, lại vừa say đắm và lãng mạn.

Cáo xin giới thiệu với các bạn 9 bài thơ Việt hiện đại về mùa xuân hay nhất.

Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại. Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt… Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh, Trên con đường viền trắng mép đồi xanh, Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc; Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, Vài cụ già chống gậy bước lom khom, Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ, Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu, Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. Người mua bán ra vào đầy cổng chợ. Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ, Để lắng nghe người khách nói bô bô. Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ, Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán. Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản, Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân. Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm, Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ. Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ, Nước thời gian gội tóc trắng phau phau. Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu, Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu. Áo cụ lý bị người chen sấn kéo, Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra. Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà, Quên cả chị bên đường đang đứng gọi. Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi, Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa. Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha. Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết, Con gà trống mào thâm như cục tiết, Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm, Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh, Trên con đường đi các làng hẻo lánh, Những người quê lũ lượt trở ra về. Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê, Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cản tình xuân?

Có một người nghèo không biết Tết Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! Một cánh chim thu lạc cuối ngàn

Hỡi lời ca man dại Ðiệu nhạc thở hơi rừng – Ðêm nay xuân đã lại Thuần tuý là tượng trưng – Nâng lên núm vú đồi Sữa trăng nhi nhỉ giọt Bay qua cụm liễu khơi Những cườm tay điểm hột Sương. Phất phơ lau lách Khẽ uốn mình giai nhân: Ðường non kheo điêu khắc Những dáng hình khoả thân: Lụa mây nẩy vàng chạm Tía ngọc bén màu ngân…

Chủ xuân đang triển lãm

Lời ca như hạc theo Gió lên. (Tình múa reo Những điệu vàng châu báu Dường có con chim báu Rỉa cánh trên ngai lòng) Loè xoè màu lông công Vườn thơm khua sắc mát: Rồng uốn vóc từng cong Áo bạch mai khoát khoát Môi đào chờ khoái lạc… Hồn tôi như đỉnh hương Bốc lên mình thánh giá! Ý xuân mát đến xương Ngậm tuyết phun lã chã!

Cáo Tập Sự

Hoàn Cảnh Sáng Tác Của Các Tác Phẩm Thơ Hiện Đại

Bài thơ sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, nó đã làm sang trọng một tâm hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bài thơ viết năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra rất ác liệt trên con đường chiến lược Trường Sơn.

Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vắng trăng quầng lửa” của tác giả.

3. Hoàn cảnh sáng tác: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại, dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.

Bài thơ được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày một sáng”.

4. Hoàn cảnh sáng tác: Bếp lửa (Bằng Việt)

Bài thơ được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài.

Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

5. Hoàn cảnh ra đời: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Bài thơ ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (Ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước).

Bài thơ như một lời nhắc nhở thức tỉnh con người.

6. Hoàn cảnh sáng tác: Con cò – Chế Lan Viên

Bài thơ được sáng tác vào năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão (1967) của Chế Lan Viên.

Từ hình tượng con cò trong ca dao, bài thơ thể hiện những cảm xúc và suy tưởng sâu xa về người mẹ và ý nghĩa của lời hát ru trong cuộc đời mỗi con người.

7. Hoàn cảnh sáng tác: Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

Tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh những năm tháng cuối đời.

Bài thơ được xem như lời tâm nguyện thiêng liêng của nhà thơ gửi lại cuộc đời.

Tuyển Tập Thơ Tình Trung Quốc Hiện Đại Hay Muôn Thuở

Share

Facebook

Twitter

Pinterest

Gửi tới bạn đọc yêu thơ, tuyển tập thơ tình Trung Quốc hiện đại hay nhất mọi thời đại. Những bài thơ tình Trung Hoa sống mãi với thời gian, càng đọc càng cảm thấy đó là những “tuyệt phẩm” thi ca. Những vần thơ ngôn tình Trung Quốc hay ngắn gọn, đó là những vần thơ ai oán của cuộc tình lầm lỡ, hay sự chia ly sầu biệt, sự thăng hoa hạnh phúc trong tình yêu… càng đọc càng cảm thấy yêu mến thể loại thơ này.

Ẩm tửu khán mẫu đơn

Kim nhật hoa tiền ẩm

Cam tâm túy sổ bôi

Đản sầu hoa hữu ngữ:

Bất vị lão nhân khai

Dịch Nghĩa:

Hôm nay uống rượu bên hoa

Vui lòng say sưa mấy chén

Chỉ e hoa sẽ nói:

Không phải nở cho người già

Dịch Thơ:

Uống rượu ngắm hoa mẫu đơn

Hôm nay uống rượu ngắm hoa

Cạn đôi ba chén gọi là mua vui

Chỉ e hoa nói lên lời:

Em không phải nở cho người già nua

Bản dịch của Tương Như

Hôm nay uống rượu trước hoa

Đành say mấy chén gọi là mà thôi

Buồn thay hoa biết nói cười:

Có đâu muốn nở vì ai ông già!

Bản dịch của Trần Trọng San

Nguyên tác: Lưu Vũ Tích

Bài Từ Theo Điệu

Bất thị ái phong trần,

Tự bị tiền duyên ngộ.

Hoa lạc hoa khai tự hữu thì,

Tổng lại đông quân chủ.

Khứ dã chung tu khứ,

Trú dã như hà trú?

Nhược đắc sơn hoa sáp mãn đầu,

Mạc vấn nô quy xứ!

Dịch Nghĩa:

Bài Từ Theo Điệu “Bốc Toán Tử” (1)

Chẳng phải thích cuộc sống phong trần, (2)

Tựa như bị lỗi lầm tiền kiếp.

Hoa rơi, hoa nở tự có thời,

Đều do chúa xuân làm chủ. (3)

Bỏ đi, đã đành là nên bỏ đi,

Ở lại, biết ở lại như thế nào?

Giá mà được hái hoa núi cài đầy đầu, (4)

(Thì) chẳng cần phải hỏi tôi về đâu!

Dịch Thơ: (THEO NGUYÊN ĐIỆU)

Chẳng phải muốn phong trần,

Tựa bị lầm tiền kiếp.

Hoa nở hoa rơi tự có thì,

Bởi chúa xuân sắp xếp.

Bỏ, đành là nên bỏ,

Ở, biết làm sao ở?

Giá được hái hoa dắt mái đầu,

Dẫu về đâu cũng bỏ!

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Dịch Thơ: (THEO THỂ LỤC BÁT)

Phải đâu thích kiếp phong trần,

Tựa hồ túc trái tiền oan lỡ lầm.

Hoa rơi hoa nở âm thầm,

Toàn do một vị chúa xuân xếp bày.

Nên đi cho khỏi chốn này

Ở thì biết ở sao đây, hỡi trời?

Ước bông hoa núi hái cài,

Cần chi phải hỏi thân này về đâu?

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Bá Hề

Bá hề khiết hề!

Bang chi kiệt hề!

Bá dĩ chấp thù,

Vị vương tiền khu.

Tự bá chi đông,

Thủ như phi bồng.

Khởi vô cao mộc,

Thùy chích vi dung.

Kỳ vũ, kỳ vũ,

Cảo cảo xuất nhật.

Nguyện ngôn tư bá,

Cam tâm thủ tật.

Yên đắc huyên thảo (1)

Ngôn thụ chi bội.

Nguyện ngôn tư bá,

Sử ngã tâm muội.

Dịch Nghĩa:

Chàng Ơi

Chàng ơi, chàng thật là tài giỏi,

Chàng là người tài năng nổi bật trong nước.

Chàng cầm cây côn,

Vì vua mà xung phong ở hàng đầu.

Từ khi chàng đi sang Đông,

Đầu tóc em rối như cỏ bồng.

Há vì em không có phấn sáp chải gội,

(Nhưng vắng chàng) em trang điểm cho ai?

Mong mỏi trời mưa,

Mà mặt trời lộ ra sáng tỏ.

Em nguyện cứ tưởng nhớ đến chàng,

Mà cam lòng cho đầu đau nhức.

Làm sao có được cỏ quên sầu,

Trồng vào mái nhà phía Bắc.

Em nguyện cứ tưởng nhớ đến chàng,

Dù (nỗi nhớ) khiến tim em phải đau đớn.

Dịch Thơ:

Chàng người uy vũ anh hùng,

Tài năng trội nhất ở trong nước này.

Cây thù cầm chắc trong tay,

Tiên phong đột trận ra tài giúp vua.

Sang Đông từ độ chàng đi,

Đầu tóc thiếp rối khác chi cỏ bồng.

Phấn son nào phải thiếp không,

Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?

Mỏi lòng trông giọt mưa sa,

Mặt trời đâu đã hiện ra rực hồng.

Lòng em chỉ nguyện nhớ chồng,

Đầu tuy có nhức nhưng lòng cũng cam.

Ước gì được cỏ quên lo,

Đem về chái bắc để cho em giồng.

Hãy xin để thiếp nhớ chồng,

Dẫu cho đau đớn trong lòng quản bao.

Bản dịch của Tạ Quang Phát – có thay đổi một số chữ

Bạt Bồ

Triêu phát Quế Lan chử

Trú túc tang du hạ

Dữ quân đồng bạt bồ

Cánh nhật bất thành bả

Dịch Nghĩa:

Nhổ Cỏ Bồ (1)

Sáng ra đi từ bến Quế Lan,

Ngày nghỉ dưới bóng cây dâu cây du.

Cùng chàng nhổ cỏ bồ,

Suốt ngày chẳng đầy nắm.

Dịch Thơ:

Sáng đi từ bến Quế Lan,

Ngày thì ngơi nghỉ dưới làn bóng du.

Đôi ta cùng nhổ cỏ bồ,

Suốt ngày một nắm cũng chưa chịu đầy.

Bốc Toán Tử

Ngã trú Trường Giang đầu,

Quân trú TRường Giang vĩ.

Nhật nhật tư quân bất kiến quân,

Cộng ẩm Trường Giang thủy.

Thử thủy kỷ thời hưu?

Thử hận hà thời dĩ?

Chỉ nguyện quân tâm tự ngã tâm,

Định bất phụ tương tư ý.

Dịch Nghĩa:

Bài Từ Theo Điệu “Bốc Toán Tử”

Em ở đầu Trường Giang, (1)

Chàng ở cuối Trường Giang.

Ngày ngày nhớ chàng chẳng thấy chàng

Cùng uống nước Trường Giang.

Dòng sông này bao giờ ngừng trôi?

Nỗi hận này bao giờ mới hết?

Chỉ mong lòng chàng như lòng em,

Nhất định không phụ nỗi niềm nhớ nhau.

Dịch Thơ:

Em ở đầu Trường Giang,

Chàng ở cuối Trường Giang.

Ngày ngày nhớ chàng chẳng thấy chàng,

Cùng uống nước Trường Giang.

Sông bao giờ ngừng trôi?

Hận bao giờ mới nguôi?

Chỉ mong lòng chàng như lòng thiếp,

Nhớ nhau chung thủy trọn đời.

Cai Hạ Ca

Lực bạt sơn hề, khí cái thế,

Thời bất lợi hề, truy (1) bất thệ

Truy bất thệ hề khả nại hà,

Ngu (2) hề, Ngu hề nại nhược hà.

Dịch Nghĩa:

Cai Hạ Ca (3)

Sức nhổ núi hề, khí phách trùm đời,

Thời bất lợi hề, ngựa ô truy không chạy nữa.

Ngựa không chạy nữa hề, biết làm sao?

Ngu Cơ ơi, Ngu Cơ ơi, biết làm sao?

Dịch Thơ:

Sức nhổ núi, khí trùm đời,

Ngựa truy chùn lại bởi thời không may.

Ngựa chùn, biết tính sao đây?

Ngu Cơ ơi, tính sao đây hỡi nàng?

Cổ biệt ly

Dục biệt khiên lang y,

“Lang kim đáo hà xứ?

Bất hận quy lai trì,

Mạc hướng Lâm Cùng khứ!”

Dịch Nghĩa:

Cổ Biệt Ly

Sắp chia tay, níu áo chàng,

“Chàng giờ đến phương nào?

Không giận chàng về muộn,

Xin chàng chớ đến Lâm Cùng (1)!”

Dịch Thơ:

Sắp xa, em níu áo,

Hỏi: “Chàng đến nơi nao?

Chẳng giận chàng về muộn

Lâm Cùng xin chớ theo!”

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Cổ oán biệt

Sáp sáp thu phong sinh,

Sầu nhân oán ly biệt.

Hàm tình lưỡng tương hướng,

Dục ngữ khí tiên yết.

Bi lai khước nan thuyết.

Biệt hậu duy sở tư,

Thiên nhai cộng minh nguyệt.

Dịch Nghĩa:

Buồn Ly Biệt

Gió thu nổi gấp gấp

Người buồn oán hờn vì ly biệt.

Chan chứa tình khi đối diện nhau,

Muốn nói đã nghẹn lời.

Lòng cuộn ngàn muôn mối,

Buồn khổ mà khó nói thành lời.

Chia tay rồi chỉ còn nỗi nhớ,

Hai phương trời cùng chung một ánh trăng.

Dịch Thơ:

Gió thu nổi thê thiết,

Người buồn xót ly biệt.

Nhìn nhau tình chứa chan,

Muốn nói lời nghẹn nấc.

Lòng muôn mối tơ vò,

Làm sao nên lời được.

Xa nhau lòng nhớ nhung.

Chỉ chung vầng trăng khuyết.

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải

Theo Thuvientho.com