Các Bài Thơ Chúc Tết Của Thiếu Nhi / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

Các Bài Thơ Chúc Tết Của Bác Hồ

Tết đã về, trong mỗi chúng ta lại hân hoan đón chào một năm mới với nhiều vận hội, thành công mới. Trong thời khắc thiêng liêng, mỗi vần thơ, tiếng Bác như còn văng vẳng, ấm áp mà trầm hùng. Bác Hồ ở trong trái tim ta.

Bác Hồ câu cá ở Chiến khu Việt Bắc

THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM NGỌ – 1942

Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi, Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới: Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong ! Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi ! Chúc đồng bào ta đoàn kết mau ! Chúc Việt-minh ta càng tấn tới, Chúc toàn quốc ta trong nǎm này Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới! Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang, Cách mệnh thành công khắp thế giới.

THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH TUẤT – 1946

Hỡi các chiến sĩ yêu quí, … Bao giờ kháng chiến thành công, Chúng ta cùng uống một chung rượu đào. Tết này ta tạm xa nhau, Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy. … Chúc đồng bào:

Trong nǎm Bính Tuất mới, Muôn việc đều tiến tới. Kiến quốc mau thành công, Kháng chiến mau thắng lợi. … Việt Nam độc lập muôn nǎm!

THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH HỢI – 1947

Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công!

THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU TÝ – 1948

Nǎm Hợi đã đi qua, Nǎm Tý vừa bước tới. Gửi lời chúc đồng bào, Kháng chiến được thắng lợi; Toàn dân đại đoàn kết, Cả nước dốc một lòng, Thống nhất chắc chắn được, Độc lập quyết thành công. . THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ SỬU – 1949

Kháng chiến lại thêm một nǎm mới, Thi đua ái quốc thêm tiến tới. Động viên lực lượng và tinh thần, Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.

Người người thi đua. Ngành ngành thi đua. Ngày ngày thi đua. Ta nhất định thắng. Địch nhất định thua. THƠ CHÚC TẾT XUÂN CANH DẦN – 1950

Kính chúc đồng bào nǎm mới, Mọi người càng thêm phấm khởi, Toàn dân xung phong thi đua, Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới, Chuyển mau sang tổng phản công, Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Xuân này kháng chiến đã nǎm xuân, Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công. Toàn hǎng hái một lòng Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời.

THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM THÌN – 1952

Xuân này, xuân nǎm Thìn Kháng chiến vừa sáu nǎm Trường kỳ và gian khổ Chắc thắng trǎm phần trǎm.

Chiến sĩ thi giết giặc Đồng bào thi tǎng gia Nǎm mới thi đua mới Thắng lợi ắt về ta.

Mấy câu thành thật nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân. THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ TỴ – 1953

Mừng nǎm Thìn vừa qua, Mừng xuân Tỵ đã tới. Mừng phát động nông dân, Mừng hậu phương phấn khởi. Mừng tiền tuyến toàn quân Thi đua chiến thắng mới. Mừng toàn dân kết đoàn, Mừng kháng chiến thắng lợi. Mừng nǎm mới, nhiệm vụ mới, Mừng toàn thể chiến sĩ và đồng bào, Mừng phe dân chủ hoà bình thế giới. . THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP NGỌ – 1954

Nǎm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành: – Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do – Cải cách ruộng đất là công việc rất to Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn. Quân và dân ta nhất trí kết đoàn, Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công. Hoà bình dân chủ thế giới khắp Nam, Bắc, Tây, Đông. Nǎm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều. THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH THÂN – 1956

Thân ái mấy lời chúc Tết: Toàn dân đoàn kết một lòng, Miền Bắc thi đua xây dựng, Miền Nam giữ vững thành đồng, Quyết chí, bền gan phấn đấu, Hoà bình, thống nhất thành công.

THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ HỢI – 1959

Chúc mừng đồng bào nǎm mới, Đoàn kết thi đua tiến tới, Hoàn thành kế hoạch ba nǎm, Thống nhất nước nhà thắng lợi.

THƠ CHÚCTẾT XUÂN CANH TÝ – 1960

Mừng Nhà nước ta 15 xuân xanh! Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ! Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua, Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chúc đồng báo ta bền bỉ đấu tranh, Thành đồng miền Nam vững bền mạnh mẽ. Cả nước một lòng, hǎng hái tiến lên, Thống nhất nước nhà, Bắc Nam vui vẻ! THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN SỬU – 1961

Mừng nǎm mới, mừng xuân mới, Mừng Việt Nam, mừng thế giới! Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh, Kế hoạch 5 nǎm thêm phấn khởi. Chúc miền Bắc hǎng hái thi đua; Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới! Chúc hoà bình thống nhất thành công! Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!

THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM DẦN – 1962

Nǎm Dần, mừng Xuân thế giới, Cả nǎm châu phấp phới cờ hồng. Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi, Bốn mùa hoa Duyên-hải, Đại-phong. Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới, Sức triệu người hơn sóng biển Đông. Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi, Hoà bình thống nhất quyết thành công.

THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ MÃO – 1963

Mừng nǎm mới, Cố gắng mới, Tiến bộ mới,

Chúc Quý Mão là nǎm nhiều thắng lợi! THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP THÌN – 1964

Bắc Nam như cội với cành, Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng. Rồi đây thống nhất thành công, Bắc Nam ta lại vui chung một nhà. Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân. THƠ CHÚC TẾT XUÂN ẤT TỴ – 1965

Chào mừng Ất Tỵ xuân nǎm mới, Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi, Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi, Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới, Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi, Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng, Chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi! Hoà bình thống nhất ắt hẳn thành công! THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH NGỌ – 1966

Mừng miền Nam rực rỡ chiến công, Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Plei Me, Đà Nẵng. Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng, Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng. Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng, Tiền tuyến hậu phương, toàn dân cố gắng. Thi đua sản xuất chiến đấu xung phong, Chống Mỹ, cứu nước, ta nhất định thắng. . Xuân về xin có một bài ca, Gửi chúc đồng bào cả nước ta: Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi, Tin mừng thắng trận nở như hoa! THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN – 1968

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà, Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!

THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU – 1969

Nǎm qua thắng lợi vẻ vang, Nǎm nay tiền tuyến chắc càng thắng to. Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào. Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào, Bắc-Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Đỗ Văn Binh @ 19:06 14/02/2010 Số lượt xem: 488

Bác Hồ Với Các Cháu Thiếu Nhi Trong Thơ Trần Đăng Khoa

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trong thơ Trần Đăng Khoa

Nhiều câu thơ của Trần Đăng Khoa viết về Bác Hồ đến nay vẫn được thiếu nhi thuộc lòng, như

“Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi”.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: Tôi viết khá nhiều về Bác Hồ.

Bác Hồ”, “Hà Nội có Bác Hồ”…

Dù chưa được gặp Bác Hồ lần nào (Bác ơi cháu chẳng bao giờ/ Còn vui gặp Bác, cháu chờ đã lâu) vì lúc nhỏ tôi còn ở quê nhà Hải Dương nhưng ngay trong những sáng tác đầu tiên tôi đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh . Đó là các bài “Ảnh Bác”, “Em gặp”, “Hà Nội có

Đọc những bài thơ ấy, chúng ta thấy hình tượng Bác Hồ lại đi vào thơ của cậu bé Trần Đăng Khoa khi đó một cách gần gũi và hết sức dung dị. “Bởi vì Bác rất vĩ đại nhưng đối với thiếu nhi Bác như một ông tiên, hiền từ, gần gũi, ấm áp đến mức:

“Mắt chỉ cần hé mở

Là đã thấy Bác rồi”.

Và Bác Hồ cũng viết rất nhiều thơ về thiếu nhi như:

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”; hay:

“Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/

Tùy theo sức của mình

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh”…

Những năm chiến tranh căng thẳng như thế, khi giặc Mỹ ném bom Hà Nội, trái tim, tâm hồn trẻ con non nớt đã biết lo lắng và viết nên những câu thơ:

“Em chưa về Hà Nội

Nhưng đêm đêm nghe cơn gió nói

Về ngôi nhà Bác ở giữa Ba Đình

Bóng Bác bên cây vú sữa

Tiếng Bác Hồ cười

Em nghe rất rõ… Tiếng loa dậy lên từ đất

Tiếng loa dội xuống từ trời

– Thằng giặc Mỹ ném bom Hà Nội rồi

Hà Nội có Bác Hồ đang ở”.

Hoặc chỉ nhìn tấm ảnh Bác, cậu bé Trần Đăng Khoa cũng đã viết:

“Em nghe như Bác dặn lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau quét bếp đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi”.

Đến khi được ra Hà Nội lần đầu tiên, Trần Đăng Khoa đã đến ngay Ba Đình để thăm căn nhà nơi ở của Bác Hồ như thế nào. Khi đó, “nhà thơ tí hon” Trần Đăng Khoa đã viết:

“Bác ơi cháu đến đây rồi

Ba Đình phượng nở một trời tiếng ve

… Bác lo nghĩ suốt một đời

Để cho chúng cháu vui chơi từng ngày

Đất trời sáng lắm hôm nay

Cháu nhìn mái ngói bóng cây bồi hồi”.

Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại đồng thời cũng là đề tài lớn của sáng tác văn học nghệ thuật và bản thân Bác cũng là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Ta hiểu vì sao mà có rất nhiều tác phẩm đặc sắc viết về Bác.

Riêng cho thiếu nhi chúng ta có “Cha và con” (Hồ Phương), “Búp sen xanh” (Sơn Tùng) và rất nhiều bài hát, bài thơ, trong đó có những tác phẩm trở thành người bạn đường của đông đảo nhân dân.

Không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước trên thế giới người ta cũng viết về Bác. Nếu chọn nhà thơ viết hay nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo tôi đó là nhà thơ Cuba Felix Pita Rodriguez. Ông có hai bài thơ rất xuất sắc về Bác Hồ đó là “Hồ Chí Minh tên người là cả một niềm thơ” và “Thủ đô Hà Nội nhớ Bác Hồ”. 

Với cá nhân mình, nhà thơ Trần Đăng Khoa thừa nhận: “Đề tài Bác Hồ rất là lớn trong sáng tác của tôi. Tôi nghĩ rằng chúng ta hiện nay đang học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên việc viết về Bác vẫn là một đề tài lớn, tiếp tục được thế hệ những người cầm bút tiếp nối. Bởi, còn rất nhiều bí mật ở Bác Hồ mà chúng ta vẫn chưa nghiên cứu, khai thác hết. Đơn cử như việc tại sao ngày xưa Bác Hồ lại dùng người tài như thế. Bằng phép nhiệm màu như thế nào mà tất cả những người Cụ Hồ chọn để đề bạt thì đều trở thành những nhân vật lịch sử nổi tiếng của trong nước và thậm chí của cả thế giới. Như GS. TS, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đầu tiên của nước ta và nhiều danh nhân khác. Đặc biệt là Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Tác giả “Góc sân và khoảng trời” cũng đề xuất: Bao nhiêu năm qua, tình cảm của nhân dân Việt Nam ta với Bác chưa hề thay đổi. Thế hệ chúng tôi được sống trong bầu khí quyển của Bác, sau này các em không có điều kiện ấy. Với các em nhỏ, học tập Bác qua sách báo, tranh ảnh là hết sức cần thiết. Những bức tranh là để các em nhìn thấy trực diện, xem hình ảnh của Bác thế nào. Còn các tác phẩm văn học để khai thác tâm hồn Bác, cái bên trong, cái mà tranh không vẽ được

Bài thơ Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Em nghe như Bác dạy lời Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau, quét bếp, đuổi gà Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi

*

Bác lo bao việc trên đời Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em…

1966 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999

Phân tích bài thơ Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”​

Đấy là tình cảm thiêng liêng nhất của trẻ thơ đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu. Tình cảm ấy không chỉ được các em thể hiện qua việc chăm ngoan, học giỏi và làm theo “5 điều Bác Hồ dạy”, mà còn là sự hồn nhiên, chân thật trong thơ khi nghĩ và viết về Bác. Có nhiều văn nghệ sĩ đã sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi, thay lời thiếu nhi Việt Nam để nói lên tình cảm chân thành, sâu sắc của mình với Bác. Nhà thơ Trần Đăng Khoa là một trong số đó. Nhiều bài thơ của Trần Đăng Khoa viết về Bác Hồ đến nay vẫn được thiếu nhi thuộc lòng, mà tiêu biểu là bài thơ “Ảnh Bác”.

Bài thơ Ảnh Bác được Trần Đăng Khoa viết khi tác giả mới 8 tuổi và ngay sau đó đã được đăng lần đầu tiên trên báo Thiếu niên tiền phong. Bài thơ mở đầu là khung cảnh quen thuộc trong gia đình nông thôn vùng Bắc Bộ :

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi​

Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã mang ánh sáng và tự do giải phóng cho dân tộc khỏi ách xiềng xích nô lệ  Nói tới Hồ Chí Minh là nói tới con đường cách mạng của giai cấp vô sản, bởi vậy sau khi Bác mất các gia đình trong khu vực Bắc Bộ thời bấy giờ đều treo ảnh Người cùng cờ đỏ sao vàng để thể hiện niềm kính yêu và lòng biết ơn đối với Người.

Dưới con mắt non nớt của cậu bé 8 tuổi chưa hiểu chuyện thì việc tại sao lại treo ảnh Bác trong nhà chưa phải là điều đáng quan tâm. Mà dường như mọi sự chú ý và thích thú của cậu đều dồn cả vào chân dung Bác trong bức ảnh để rồi có những phát hiện thú vị :

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà​

Dưới con mắt ngộ nghĩnh của chú bé 8 tuổi, bức ảnh vô tri vô giác bỗng trở nên sống động lạ thường.Chỉ với hai câu thơ đã vẽ nên chân dung vị cha già của dân tộc rất đỗi hiền từ đang đưa ánh nhìn trìu mến dõi theo từng hoạt động vui chơi của “chúng cháu”. Cảm nhận được sự hiền từ, âu yếm ấy của Bác nên nhân vật “cháu” cũng như thủ thỉ kể cho Bác nghe những điều mình thấy ngoài sân,góc vườn – nơi mà theo nhận thức của trẻ thơ là không nằm trong tầm mắt của “ảnh Bác”:

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi​

Những hình ảnh mộc mạc, chân chất, hồn nhiên của một cậu bé nông thôn chưa được gặp Bác Hồ bao giờ, nhưng chỉ nhìn ảnh thôi đã cảm thấy Bác rất gần gũi như cha, như mẹ mình. Với hình ảnh liên tưởng na đã chín và gà đang tìm mồi ngoài sân, cậu bé mách Bác bằng những lời thủ thỉ, tâm tình như tình cảm mênh mông của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi.

Ở khổ thơ cuối, Trần Đăng Khoa lại như được Bác Hồ khuyên bảo và đưa “thông điệp” này tới các bạn cùng trang lứa với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” và nêu cao tinh thần cảnh giác:

“Em nghe như Bác dặn lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau quét bếp đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi

Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”​

Những năm chiến tranh căng thẳng, giặc Mĩ ném bom Hà Nội, trái tim, tâm hồn trẻ con non nớt đã biết lo lắng và ý thức sâu sắc lời dạy của Bác “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Trong gia đình khi bố mẹ vừa là chiến sĩ, vừa là hậu phương thì chính các em thiếu nhi cũng góp một phần không nhỏ của mình chăm lo việc nhà. Đó là những công việc đơn giản như : trồng rau, quét bếp, đuổi gà hay đơn giản là tìm nơi trú ẩn khi thấy máy bay Mĩ để bố mẹ yên tâm mà vững vàng tay súng.

Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác rất yêu thương đồng bào, đặc biệt là các em nhỏ thiếu nhi. Sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành thời gian đến thăm và chơi với các em nhỏ. Không có trung thu nào Bác lại không gửi thư và quà bánh thăm hỏi động viên các cháu. Tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt ấy như được các cháu thấu hiểu và đáp lại trong hai câu thơ cuối hết sức ngắn gọn mà thấm thía, tình cảm. Các em ý thức được sự bận rộn với bao việc trên đời phải “lo” của Bác, cảm nhận được tình yêu thương của Bác dù trăm công nghìn việc vẫn “mỉm cười với em”, quan tâm tới em nên luôn tự hứa sẽ ghi nhớ lời dạy của Bác, luôn chăm ngoan, học giỏi, cống hiến sức mình xây Tổ quốc giàu đẹp tương lai.

Bằng thể thơ lục bát dễ thuộc dễ nhớ, với cái nhìn ngây thơ, lối nói thật lòng của cậu bé 8 tuổi không luyến láy, không đưa đẩy, bài thơ Ảnh Bác đã đi vào lòng độc giả bao thế hệ, là bài thơ tiêu biểu trong đề tài thơ viết về Bác. Những hình ảnh mộc mạc, chân chất, hồn nhiên của một cậu bé nông thôn chưa được gặp Bác Hồ bao giờ, nhưng chỉ nhìn ảnh thôi đã cảm thấy Bác rất gần gũi như cha, như mẹ mình. Với hình ảnh liên tưởng na đã chín và gà đang tìm mồi ngoài sân, cậu bé mách Bác bằng những lời thủ thỉ, tâm tình như tình cảm mênh mông của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi.

văn học trẻ sưu Tầm

Chùm Truyện Cười Thiếu Nhi

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6:

(QBĐT) – Chùm truyện cười thiếu nhi.

Ngoan

Nam nói với Dũng: – Hôm qua, mẹ vừa khen tớ đấy! – Wow, thế hả? – Ừ, sau khi tớ làm vỡ cái máy điện thoại của mẹ xong, mẹ cầm chổi lông gà rồi khen: “Giỏi nhỉ!” – !!!

Nghề nghiệp

Hai ông hàng xóm đang ngồi tán chuyện với nhau. Một ông nói: – Tôi nghĩ con ông tương lai sẽ làm một nhà thiên văn học. – Ồ, thật ư! – Chứ sao, con tôi ngồi xa những hai dãy bàn mà nó vẫn nhìn được ngon lành. – !?! Hoàn cảnh sáng tác

Trong tiết âm nhạc, thấy Tuấn đang ngồi mơ mộng, cô giáo liền hỏi: – Tuấn, em hãy kể cho cô và các bạn nghe về hoàn cảnh Bethoven sáng tác  bản “Xô nát ánh trăng”. Tuấn ấp úng: – Em thưa cô, hoàn cảnh sáng tác của bài này là: Vào hôm trăng rằm, Bethoven đập nát cái xô ạ. -!?! Xà phòng

Thầy giáo hỏi Nam: – Nam, em có thể kể tên bốn yếu tố quan trọng nhất của tự nhiên không? – Em thưa thầy, đó là lửa, đất, không khí và…..và…… – Và gì nữa?-Thầy giáo hỏi-Em hãy cố nhớ xem. – Và…..và……-Nam ngại ngùng – Thế hằng ngày em rửa tay bằng gì?-Thầy gợi ý – Là xà phòng ạ.-Nam hào hứng trả lời – !!! Món quà lớn

Thấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tí chạy ra hớn hở khoe: – Mẹ ơi! Sáng nay có cô Lê mới qua nhà mình chúc Tết. Cô tặng cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm” Nghe thấy thế, mẹ cu Tí mừng quýnh, hỏi ngay: – Món quà gì thế hả con? – Dạ, một quyển lịch! – Cu Tí đáp.

Đặng Trần Đức (Lớp: 6.1 – Trường THCS Đức Ninh – Đồng Hới)

Các Bài Thơ Thiếu Nhi Hay Cho Bé Mà Bố Mẹ Không Nên Bỏ Qua!

Các bài thơ thiếu nhi hay có thể đem lại rất nhiều ích lợi đối với quá trình phát triển của trẻ, cả về ngôn ngữ lẫn cảm xúc. Do đó, bố mẹ nên cố gắng đọc thơ cho trẻ càng nhiều càng tốt.

Tại sao bố mẹ nên đọc thơ cho bé?

Các bài thơ thiếu nhi hay, có vần điệu và thường ngắn gọn nên trẻ rất dễ nhớ và học thuộc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ tiếp xúc với thơ ca từ sớm (trước 4 tuổi) có xu hướng phát triển rất tốt kỹ năng đọc hiểu và cảm thụ về sau.

Bố mẹ có thể đọc thơ cho trẻ mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như khi cùng trẻ chuẩn bị bữa ăn, khi đang tắm, khi đang đi dạo trong công viên, trước khi đi ngủ… Những lần đọc thơ cho trẻ như vậy còn có thể gắn kết tình cảm, giúp bố mẹ và trẻ gần gũi nhau hơn.

BÀN TAY MẸ

Bàn tay của mẹ

Quạt mát đêm hè

Bàn tay của mẹ

Yên bình chở che

Tay mẹ gầy lắm

Mưa nắng quanh năm

Mẹ chăm cây lúa

Trĩu hạt trên đồng

Đêm lạnh mùa đông

Tay mẹ sưởi ấm

Bàn tay làm nóng

Bếp lửa yêu thương

Một nắng hai sương

Bàn tay tần tảo

Miếng cơm manh áo

Tay mẹ gầy hao

Bàn tay xanh xao

Chai sần lam lũ

Bàn tay vỗ về

Mẹ ru con ngủ

Bàn tay của mẹ

Dìu bước con thơ

Bàn tay nuôi dưỡng

Chân trời ước mơ

CẦU VỒNG

Vừa mưa lại nắng

Sẽ có cầu vồng

Bảy màu tươi thắm

Bé mừng vui trông

Màu ĐỎ mặt trời

Màu CAM đu đủ

Màu VÀNG cá bơi

LỤC kia màu lá

Đám mây màu LAM

Áo mẹ màu CHÀM

Hoa cà, hoa sim

Một màu tim TÍM

Cầu vồng ẩn hiện

Rồi vội tan mau

Bé đã nhìn kỹ

Bảy sắc chưa nào?

TẾT

Hoa mai vàng rực

Hoa đào đỏ tươi

Phố phường nô nức

Tết ơi đến rồi

Cây lá đâm chồi

Người vui trẩy hội

Bé vui áo mới

Chúc Tết ông bà

Bé đến thăm nhà

Chúc bà sống lâu

Chúc ông mạnh khỏe

Sum vầy bên nhau

Ông bà mỉm cười

Xoa đầu bé thơ

Đây tiền mừng tuổi

Bé vui bất ngờ

DÒNG SÔNG QUÊ EM

Dòng sông quê em

Một màu xanh biếc

Dòng sông êm đềm

Lục bình nối tiếp

Dòng sông tắm mát

Dòng sông nhẹ trôi

Nghêu ngao tiếng hát

Bờ sông em ngồi

Trưa hè gió thổi

Sóng gợn lăn tăn

Lá rơi khe khẽ

Lúc xa lúc gần

Dòng sông hiền hòa

Chở nặng phù sa

Cánh đồng lúa mới

Xanh non mượt mà

Yêu lắm quê em

Có dòng sông nhỏ

Ngày cũng như đêm

Ngọt mềm ngọn gió

CON ĐƯỜNG LÀNG

Con đường làng

Rợp bóng mát

Hàng tre hát

Sà xuống đất

Vỡ thành nước

Con đường làng

Lũ chúng mình

Đứa khóc nhè

Đứa cười tươi

Xóm làng vui

Quên khó nhọc

Con đường làng

Ngày hai buổi

Rộn niềm vui

BÀN TAY NGOAN

Bàn tay bé ngoan

Ngón CÁI là ông

Bé ngồi đấm lưng

Ông cười khe khẽ

Bàn tay bé ngoan

Ngón TRỎ là bà

Sợi chỉ rơi ra

Bé liền xe giúp

Bàn tay bé ngoan

Bố là ngón GIỮA

Bé lau cánh cửa

Để bố quét sơn

Bàn tay bé ngoan

Nhặt rau, nấu cơm

Bé làm rất lẹ

Ngón ÚT là bé

Nhỏ xinh nhất nhà

Bé chăm, học giỏi

Điểm mười như hoa

Bàn tay năm ngón

Ngón nào cũng ngoan

ÔNG TRĂNG VÀ BÉ

Ông trăng ở trên cao

Ông có buồn không nào

Xuống đây chơi cùng bé

Ông trăng cười khe khẽ:

Ông có cả bầu trời

Và hàng triệu vì sao

Thì cớ gì buồn được?

Bé ngước lên thầm ước

Một lần lên cung trăng

Bé muốn thăm chị Hằng

Và thăm luôn chú Cuội

Ông nhìn bé mỉm cười:

Bé chăm ngoan học giỏi

Ông sẽ dẫn lên chơi

Bé reo lên thật vui:

BỊ ỐM

Mấy ngày bị ốm

Buồn quá đi thôi

Bé nhớ bạn rồi

Nhớ thầy cô nữa

Mấy ngày bị ốm

Tập vở buồn thiu

Hộp bút quạnh hiu

Nằm trong cặp sách

Mấy ngày bị ốm

Nhớ lớp nhớ trường

Nhớ chiếc bảng đen

Nhớ viên phấn trắng

Bé luôn cố gắng

Uống thuốc thật chăm

Mong bệnh khỏi nhanh

Mừng vui đến lớp

ẾCH CON VÀ BẠN

Ếch con nhìn xuống nước

Thấy một bạn ếch con

Hai mắt chú xoe tròn

Rồi reo lên: “Chào bạn!”

Chú ếch kia lẳng lặng

Không đáp lại một câu

Hai con ếch giống nhau

Đều tròn xoe đôi mắt

ODPHUB hy vọng bố mẹ và trẻ sẽ có khoảng thời gian vui vẻ bên nhau khi bố mẹ dạy bé các bài thơ thiếu nhi hay và ý nghĩa.

Tác Phẩm,“Kêu Gọi Thiếu Nhi”

(Cadn.com.vn) – Ngày 5-6-1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 30 năm sau, vào những ngày đầu tháng 2-1941, Bác trở về nước. Trong bộn bề việc nước, Bác vẫn luôn dành cho mọi lớp người, nhất là các cháu thiếu niên và nhi đồng những tình cảm đặc biệt với niềm kỳ vọng lớn lao. Trong những bài viết của Người gửi cho các cháu, có bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” – bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi Việt Nam đăng trên Báo Việt Nam độc lập (Báo Việt Lập) vào ngày 21-9-1941.

Bài thơ 20 câu được Bác viết theo thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc, dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ hiểu. Mở đầu bài thơ là sự liên tưởng độc đáo về sự thơ ngây, trong sáng của trẻ em: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Quả thực, trẻ em như búp non xanh, nếu được nâng niu, chăm sóc thì búp non sẽ có điều kiện đâm chồi, nảy nụ, còn trẻ em thì có điều kiện phát triển trở thành người có ích cho xã hội.

Thế nhưng đau thay, trẻ em nước ta vào thời điểm đó đang phải sống trong cái cảnh lầm than nô lệ, một cổ đôi tròng thì làm sao giống được như búp non trên cành?! Vì thế mà giọng thơ đột ngột chuyển thể hiện tình cảm ngậm ngùi, thương cảm: “Chẳng may vận nước gian nan/Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”. Tất nhiên, trong cái nhục mất nước, trong cái cảnh lầm than nô lệ, cái thiệt thòi đầu tiên mà trẻ em phải gánh chịu là không được giáo dục, không được học hành; sau đó là đói cơm, rách áo.

Ai mà chẳng đau lòng, xót xa trước cảnh: “Học hành giáo dục đã không/Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa/Sức còn  yếu, tuổi còn thơ/Mà đã khó nhọc cũng như người già/Có khi lìa mẹ lìa cha/Để làm tôi tớ người ta bên ngoài”. Lời thơ cô đọng, nhưng hiển hiện trước ta là một thực tế hiển nhiên về cái cảnh lầm than cơ cực của trẻ em trong cơn gian nan của vận nước. Vì ai nên nỗi thế này? Một câu hỏi bật ra? Những lời giải đáp đã có “sẵn”: “Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn/ Khiến ta mất nước nhà tan/Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”.

Không chỉ vạch ra nguyên nhân mà Bác còn chỉ rõ ra rằng: Muốn xóa bỏ được cảnh cơ cực lầm than, muốn bẻ gãy gông xiềng nô lệ, muốn không còn chịu cảnh phải “lìa mẹ, lìa cha” và thoát cảnh “làm tôi tớ người ta bên ngoài”, thì trẻ em cũng như người lớn, không còn sự chọn lựa nào khác là “Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh”, đấu tranh để giành quyền sống, quyền làm người, quyền được có cơm ăn, áo mặc và quyền được học hành.

 Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Hà Bắc khi Người về thăm  và chúc Tết đồng bào và bộ đội. Tết Đinh Mùi. Tháng 2-1967.

Với các em thì “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tùy theo sức của mình” mà chung tay góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết,  đấu tranh đánh Nhật, đuổi Tây. Lời thơ mộc mạc chân tình ấy đã trở thành ngọn lửa truyền kỳ động viên lớp lớp thiếu nhi hăng hái tham gia Hội Nhi đồng cứu quốc, bởi “Nhi đồng cứu quốc hội ta/Ấy là lực lượng ấy là cứu tinh/Ấy là bộ phận Việt Minh/Dân mình khắc cứu dân mình mới xong” (Trẻ chăn trâu- Báo Việt Lập, 21-11-1942). Đọc những vần thơ của Bác không chỉ các em mà cả người lớn cũng thấy trách nhiệm của mình là phải làm gì để cho con em mình không phải sống trong cảnh nô lệ, mất nước, lầm than; để tất cả các em được ăn, được ngủ, được cắp sách tới trường học chữ, học làm người.

Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định thấm đượm tính nhân văn, tràn đầy lòng nhân ái và tình yêu thương vô bờ bến của Người: “Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây/Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”. Chính vì lẽ đó mà bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” đã trở thành dấu mốc quan trọng của thơ ca Việt Nam viết về thiếu nhi từ trước đến bây giờ thể hiện một tình thương yêu bao la, một trách nhiệm to lớn đối với thế hệ trẻ.

Nguyễn Thị Thọ