Bài Làm
a) Đọc văn bản sau và cho biết nó được chia thành mấy phần, nội dung của từng phần là gì?
NGƯỜI THẦY ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG
Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.
Học trò của ông, từ người làm quan to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.
Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.
phần 1 : từ đầu đến “danh lợi”tương ứng với mở bài- giới thiệu khái quát về nhân vật Chu Văn An.
phần 2: từ “Học trò theo ông” đến “không cho vào thăm.”tương ứng với thân bài- những biểu hiện chứng tỏ “đạo cao đức trọng” của thầy Chu Văn An.
phần 3 : từ “Khi ông mất” đến hết tương ứng với kết bài- tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An khi ông mất.
b) Nhận xét về nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên và quan hệ của chúng với nhau như thế nào?
c) Thông qua tìm hiểu về bố cục của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng trong yêu cầu (a), (b). Vậy hãy cho biết :Bố cục của văn bản là gì? Bố cục của văn bản thường gồm mấy phần? Mỗi phần trong bố cục của văn bản đảm đương những nhiệm vụ gì? Các phần trong bố cục của văn bản có quan hệ với nhau ra sao?
– Một văn bản hoàn chỉnh có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.
2. Các cách bố trí, sắp xếp nội dung của phần Thân bài
a) Xác định phần Thân bài của văn bản Tôi đi học và cho biết tác giả đã kể về những sự việc nào ở phần này. Các sự việc ấy được sắp xếp ra sao?
Gợi ý: Bằng việc hồi tưởng lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên, phần Thân bài , tác giả Thanh Tịnh đã sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian: trước -sau và theo tình tự của sự việc
b, phần Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ đã triển khai như thế nào?
Trong văn bản Trong lòng mẹ diễn biến được sắp xếp theo diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng gắn với hai sự việc chính: khi bà cô nói xấu người mẹ và khi bất ngờ được gặp lại mẹ.
c) Qua các văn bản miêu tả mà em đã được đọc và những bài văn miêu tả mà em đã từng viết, hãy cho biết khi miêu tả người, vật, con vật, cảnh vật, … người ta thường miêu tả theo trình tự nào?
Gợi ý: Phụ thuộc và đối tượng và mục đích hướng tới của từng văn bản mà chúng ta có các cách miêu tả khác nhau như miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. Ví dụ:
– Khi chúng ta tả vật, con vật: việc miêu tả sẽ đi từ tả từ đặc điểm chung, khái quát đến đặc điểm riêng của từng phần, từng bộ phận;
– Khi chúng ta tả cảnh vật: miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao đến thấp tả lần lượt từng khía cạnh của cảnh vật: âm thanh, ánh sáng, màu sắc..
d) phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng đã sắp xếp các sự việc như thế nào?
Tác giả đã miêu tả thông qua các chi tiết như thầy dạy học giỏi, học trò đỗ đạt cao , được vua mời dạy học cho thái tử , nghiêm khắc với học trò..
e) Như vậy, phần Thân bài của một văn bản thường được sắp xếp như thế nào?
– Người ta thường sắp xếp nội dung phần Thân bài theo các cách như theo không gian – thời gian, khái quát – cụ thể, mạch phát triển của vấn đề, mạch suy luận, liên tưởng, …