Bài Thơ Yêu Quê Hương Qua Từng Trang Sách Nhỏ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Yêu Quê Hương Qua Từng Trang Sách Nhỏ: Giang Nam Với Bài Thơ Quê Hương

    Bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam từng được đưa vào sách giáo khoa và bao thế hệ học trò đã thuộc lòng từng câu, từng chữ…

    Ở đó, người đọc bị cuốn hút, ám ảnh bởi những tiếng cười khúc khích thật hồn nhiên để rồi bỗng thấy hụt hẫng khi nghe tin dữ…

    Ở phần mở đầu bài thơ: Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/“Ai bảo chăn trâu là khổ?”/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…, có lẽ lúc hoài niệm về thời thơ ấu, trong ký ức của tác giả đã hiện lên thấp thoáng những câu hát của… Phạm Duy: Ai bảo chăn trâu là khổ?Chăn trâu sướng lắm chứ!Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau và miệng hát nghêu ngao… (Em bé quê). Bởi nếu không thì tác giả đã không để câu Ai bảo chăn trâu là khổ trong ngoặc kép. Tuy nhiên, dẫu có như vậy thì câu này cũng liền mạch với một tứ thơ hết sức trong trẻo, hồn nhiên: … Những ngày trốn học/Đuổi bướm cầu ao/Mẹ bắt được/Chưa đánh roi nào đã khóc!/Có cô bé nhà bên/Nhìn tôi cười khúc khích… Một điều chắc chắn rằng, sở dĩ bài thơ có sức hấp dẫn người đọc là bởi tuy tác giả sử dụng những câu chữ mộc mạc nhưng lại khéo dụng công ở những lần “cô bé nhà bên cười khúc khích”, tạo nên một ấn tượng khó quên…

“Cô bé” ấy là ai?

        “Cô bé” ấy tên thật là Phạm Thị Triều, sinh ra trong một gia đình có nghề làm mắm gia truyền ở Vĩnh Trường (Nha Trang). Nghề làm mắm cũng là để đóng góp kinh tài cho cách mạng. Cô bé Triều mới “trổ mã” đã theo chị gái lên căn cứ Đồng Bò. Gia đình thấy Triều còn nhỏ quá, cho người nhắn về nhưng cô nhất quyết không về. Khi mặt trận Nha Trang vỡ, Triều được điều về làm ở khối Dân chính của Tỉnh ủy Phú Khánh, đóng ở Đá Bàn. Chính nơi đây, cô đã gặp chàng trai sau này trở thành nhà thơ Giang Nam…

    Còn anh chàng Nguyễn Sung (tên thật của Giang Nam), mới 16 tuổi đã bỏ học giữa chừng vì nhà trường đóng cửa do thời cuộc (Nhật đảo chính Pháp tháng 8.1945). Cậu theo anh trai là nhà cách mạng Nguyễn Lưu tham gia Việt Minh ở mặt trận Phú Khánh. Khoảng đầu năm 1954, Nguyễn Sung được điều về căn cứ Đá Bàn và anh bộ đội trẻ đã “ngẩn ngơ” trong lần đầu gặp Phạm Thị Triều.

    Ít lâu sau anh biết thêm rằng không phải chỉ mình anh mà cả đám lính trẻ cũng thường tìm cớ này, cớ nọ để tạt vào cơ quan chỉ để… nhìn cô Triều một cái. “Bạo phổi” lắm thì cũng chỉ nói vu vơ một câu rồi… biến! Chuyện yêu đương, trai gái trong cùng tổ chức hồi ấy hầu như bị cấm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, là một anh lính có “chút thơ văn” nên Nguyễn Sung vẫn nghĩ được cách tiếp cận người đẹp. Trước tiên, anh vận dụng khả năng thơ văn của mình để được giao nhiệm vụ chạy công văn. Và thế là mỗi lần đưa công văn đến cơ quan, anh lại kèm theo một lá thư (viết sẵn) cho nàng mà không nói năng, hỏi han gì thêm vì sợ lộ. Phải hơn một tuần sau lá thư thứ hai, anh mới “sướng rêm người” khi được nàng “ừ” (trong bức thư hồi âm)…

    Yêu nhau “kín đáo” như thế mà vẫn không giấu được ai, may mà cả anh lẫn chị đều được anh em thương mến nên trước ngày anh ra Bình Định tham gia Đoàn Sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Genève, cơ quan đã tổ chức đám cưới cho họ. Sống với nhau được hai đêm thì anh lên đường, còn chị trở lại Nha Trang… Từ buổi đó, đôi vợ chồng trẻ phải luôn chịu cảnh xa cách, gian truân…

    Sau Hiệp định Genève (tháng 7.1954), Nguyễn Sung vào hoạt động trong lòng địch, trong vai trò công nhân ở một xưởng cưa và âm thầm viết cho tờ Gió mới – là tờ báo hợp pháp ở Nha Trang. Tuy hoạt động cùng địa bàn nhưng đôi vợ chồng son vẫn không thể gặp nhau vì khác tuyến, phải tuân giữ kỷ luật khắt khe để không bị lộ… Mãi đến năm 1958, tổ chức chuyển vùng công tác cho họ vào Biên Hòa thì họ mới thật sự có những ngày hạnh phúc bên nhau, dù khoảng thời gian này cũng rất ngắn ngủi. Họ thuê một căn nhà nhỏ trong xóm lao động nghèo. Ông làm mướn cho một nhà thầu khoán, còn bà buôn bán lặt vặt…

    Một thời gian sau, tổ chức lại rút ông về lại Khánh Hòa, bà Triều ở lại một mình nuôi con. Mỗi đêm, nghe con gái khóc ngằn ngặt vì nhớ cha, bà Triều phải lấy chiếc áo cũ của chồng đắp lên người con để “có hơi của ông ấy cho nó nín khóc”. Sau này, ông đã mượn lời vợ, và mượn luôn sự cố khóc đêm của con để bày tỏ nỗi nhớ thương: Con nhớ anh thường đêm biếng ngủ/Nó khóc làm em cũng khóc theo/Anh gởi về em manh áo cũ/Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều… (Lá thư thành phố).

Quê hương ra đời trong hoàn cảnh nào?

    Trong hồi ký Sống và viết ở chiến trường, Giang Nam đã kể lại như sau: “Bài thơ Quê hương ra đời năm 1960, dưới chân núi Hòn Dù, cách chúng tôi Trang hơn 40 cây số về phía tây. Lúc ấy, tôi đang là Phó ban Tuyên huấn của Tỉnh ủy Khánh Hòa. Chiều hôm ấy, anh Phó bí thư Tỉnh ủy đã gọi tôi lên chỗ anh ở (một căn chòi nhỏ giữa rừng). Anh ân cần hỏi thăm tôi về tình hình công tác, sức khỏe… Tôi linh cảm thấy có điều gì không bình thường. Quả nhiên sau đó, anh nói thật: Tin của cơ sở trong thành vừa báo cho biết vợ và con gái tôi bị địch bắt trước đó hơn một năm đã bị chúng thủ tiêu… Tôi bàng hoàng, trời đất như sập xuống đầu mình… Trong nỗi đau đớn tột cùng, tôi ngồi trong căn chòi nhỏ, trước mắt là ngọn đèn dầu lù mù được che kín ba mặt, tôi đã viết một mạch xong bài thơ, không xóa sửa chút nào… Không phải tôi làm thơ mà là ghi lại những ký ức, những hình ảnh đã trở thành máu thịt trong tôi. Từng đoạn nước mắt tôi trào ra, nhất là ở hai câu cuối của bài: Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/Có một phần xương thịt của em tôi”.

    Bài thơ được ký tên Giang Nam, bởi dạo còn đi học ông rất thích những câu thơ của Hồ Dzếnh: Tô Châu lớp lớp phủ kiều/Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam… Sau đó, ông gửi bài thơ theo đường giao liên cho Báo Thống Nhất (Hà Nội), vì chỉ có tờ báo này được chuyển vào chiến trường phía Nam. Khoảng tháng 8.1961, trên đường công tác qua huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), qua chiếc radio, ông nghe Đài phát thanh Việt Nam đọc bài thơ Quê hương và thông báo bài thơ này đoạt giải nhì của Báo Văn nghệ. Trong giây phút vui mừng đó, hình ảnh thân yêu của vợ con ông lại ùa về, ông bật khóc…

    Đinh ninh là vợ con mình đã chết, Giang Nam lao vào công tác, nhất là trên mặt trận văn hóa. Bỗng giữa năm 1962, vợ con ông được thả về vì địch không tìm được chứng cứ. Sum họp chưa được bao lâu, vợ ông lại bị bắt lần thứ hai (1968), đứa con gái cứ bám riết lấy mẹ nên cũng… bị tù. Mãi đến năm 1973 họ mới được trả tự do…

    Hiện nay, đôi “bách niên – đồng chí” đều đã qua ngưỡng tuổi 80, họ vẫn hạnh phúc bên nhau trong căn nhà số 46 đường Yersin (TP.Nha Trang).

Nhà Thơ Đài Trang Viết Về Quê Hương Vĩnh Phúc

LNV – Đài Trang là con út trong một gia đình 3 anh em, ở phường Khai Quang, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), bố mẹ làm nông nghiệp, không có ai theo nghiệp bút sách, văn chương. Học xong phổ thông trung học, lực học khá, có năng khiếu văn học. Song Đài Trang cũng không chọn con đường lập thân, lập nghiệp bằng lối đi vào các trường đại học, cao đẳng, mà ở lại quê nhà cùng bố mẹ, gia đình tìm kiếm việc làm phù hợp với sở thích của bản thân, đỡ gánh nặng cho gia đình…

Những năm gần đây đất nước nói chung, quê hương Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc nói riêng đã và đang chuyển mình, đổi thay một cách chóng mặt, cùng với cảnh quan môi trường tươi đẹp của quê hương trung du đồng bằng ven sông như thúc giục Đài Trang, cầm bút viết ra những vần thơ rất hay và rất thực..

Trong bài thơ “Về quê em” Đài Trang viết : Anh có về Vĩnh Phúc quê em, Nơi Tam Đảo mờ sương trời mây phủ, Có Thiền viện giữa đại ngàn lộng gió, Có Sông Hồng bãi bồi đỏ phù sa. Anh về đây cảm nhận chốn quê nhà, Quê hương em một thời hoa lửa ấy, Lời ai vang lịch sử còn sống dậy, Là Anh hùng mang tên Nguyễn Viết Xuân. Về đây thăm thành phố nhỏ ngày đêm, Vĩnh Yên xanh đang cuộn mình đổi mới, Là Phúc Yên vươn lên trong chờ đợi, No ấm đẹp giàu tựa bức tranh hoa… Ghé về xuôi đến Đại Lải, Xuân Hoà, Lời cùng gió mênh mông đùa sóng nước, Tự bao giờ đã thấy hồ có trước, Vui sum vầy đón lữ khách gần xa, Người quê em tình thắm nghĩa mặn mà, Ai đã đến một lần thêm nhớ mãi. Và đây nữa, trong bài thơ “Mê Linh ngày anh về” Đài Trang viết: Anh có về với ngày hội làng xưa, Qua Sông Hồng mà nghe lời của gió, Tiếng trống dồn vang từ xa muốn ngỏ, Hội đền làng linh địa Hai Bà Trưng. Về Mê Linh hôm nay thật tưng bừng, Chợ quê em người vui náo nức, Hoa rung rinh trăm sắc màu nở rực, Trải cánh đồng bên xanh lúa, bên hoa. Đất Mê Linh dày lịch sử quê nhà, Hai Bà Trưng một thời xưa quật khởi, Để hôm nay cho quê hương đổi mới, Đẹp rộn ràng trong muôn những lời ca. Bông cỏ may lả lơi gió la đà, Nắng vương nhẹ hôn đùa nhành hoa thắm, Toả hương đồng muôn sắc hoa yêu ngắm, Mải đợi chờ anh nô nức về đây. Hẹn ngày về anh được thấy hôm nay, Bao sắc màu, bao làng nghề đất Việt, Trong yên bình cùng âm thanh tha thiết, Đất đẹp anh hùng! Em làng luá làng hoa. Hiện nay Đài Trang chưa có tập thơ in riêng, song đã có nhiều bài được đăng trên Báo Vĩnh Phúc, và báo tạp chí ở Trung ương, có 5 bài thơ được nhạc sĩ Đinh Văn Bình lựa chọn phổ nhạc, được công chúng Vĩnh Phúc và Thủ đô đón nhận, đánh giá cao. Trước thềm năm mới Đài Trang cũng đã viết tặng những người làm báo chúng tôi bài thơ: ” Tặng anh người làm báo”: Em gặp anh giữa trời xuân hoa nở, Nhánh mai vàng, lộc biếc đón chào nhau, Qua vần thơ, dòng ký sự nối cầu, Nghề làm báo trận tiền anh người cầm súng…. Việc đất nước đang từng ngày cuộn sóng, Trọn tâm tình với sự nghiệp vì dân, Mang ánh sáng trí thức khắp xa gần, Lòng chính nghĩa anh là người của Đảng, Để mỗi ngày đời dân mình tươi sáng, Ánh mai hồng trong ánh sáng truyền thông. Tâm bút sắc đẹp, tim nghĩa hoài mong, Thêm trân quý tình anh người làm báo. Như lời xưa Bác Hồ dạy bảo, Cách mạng này giữ bút sắc lòng trong, Nghề làm báo cần vững trí tiên phong, Trong nghiệp lớn dựng xây cho Tổ quốc.

Chúc cho cây bút trẻ Đài Trang bước sang năm mới Tân Sửu, bút lực dồi dào, sẽ có thêm nhiều bài thơ hay, áng thơ đẹp viết về quê hương, đất nước.

Bài, ảnh: Phạm Trường Sơn

Tình Yêu Biển Đảo Quê Hương

“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa” , luôn có những con người vẫn ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình. Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn. Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương chúng ta.

Thế hệ trẻ chúng tôi được may mắn sinh ra trên đất nước bình yên, sạch bóng quân thù, được tự hào về những trang sử vàng quá khứ hào hùng, bi tráng, được hưởng một niềm ưu ái “Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” (Đỗ Trung Quân). Chúng tôi được lắng nghe lời non sông vọng về qua những trang sách: “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam… Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo”. (trích SGK Địa lý lớp 12)

Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Người dân Việt Nam đều hướng về biển bằng một tình yêu chung thủy. Đó là niềm tự hào, say mê trước vẻ đẹp của những bãi cát dài, làn sóng biếc, vịnh đảo nên thơ. Biển đẹp dịu dàng như từng lớp sóng âm thầm xô bờ đến khi sóng bào mòn đá lúc nào không hay. Chúng tôi cảm ơn thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đang ngày đêm đón những lượt tàu ra biển để hồi tưởng lại một thời huy hoàng cũng chính là một thắng cảnh đẹp của biển đảo quê hương. Đặc sản tỏi Lý Sơn- thứ quà quí kết tinh tinh hoa đất trời và sự cần cù, chịu khó của con người lao động đang dần vượt ngàn hải lý, xuất khẩu tới những đất nước xa xôi, khẳng định thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế. Hơn hết, “Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”- là dáng hình xứ sở. Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm nhưng hạnh phúc nhiều với suy nghĩ:”Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Tôi cảm phục trước những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân. . Bác Hồ đã từng căn dặn : “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày,có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp.Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển – đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thường xuyên được giáo dục ý thức bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Chúng tôi đã có rất nhiều hoạt động sinh động hướng về biển đảo. Ngày 19/05/2014, các học sinh lớp 12 trước khi ra trường đã tổ chức xếp thành hình bản đồ Việt Nam với những lá cờ đỏ sao vàng trên tay nhuộm đỏ khu vực chính của sân trường.

Học sinh Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam xếp hình tổ quốc

Ngay sau hoạt động xếp hình đất nước, các thầy cô giáo cùng các học sinh của Ams đã tổ chức hoạt động quyên góp với thông điệp “Quyết tâm sẵn sàng vì biển đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hoạt động từ thiện từ ngày 2/4-3/4/2016 vừa qua tại đảo Vạn Gia – đảo tiền tiêu của Tổ quốc, các thầy cô giáo trường HN-Ams đã trao quà cho các hộ dân nghèo, học sinh khó khăn, giao lưu với đồn biên phòng trên xã đảo là hoạt động thường niên ý nghĩa, góp phần chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, mang lại những niềm vui, hi vọng cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa có nhiều thiếu thốn trong học tập và điều kiện sống và bà con nghèo trên xã đảo.

Những chuyến đi như thế này không chỉ là sự kiện hưởng ứng lời kêu gọi của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội về hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, mà cũng thể hiện tình yêu, nhiệt huyết và hành động thiết thực của thầy trò THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam, chúng tôi luôn hướng về biển đảo quê hương với nhận thức đúng đắn và tình cảm chân thành.

Là một học sinh trường Ams, bạn và tôi- chúng ta hãy trở thành một tuyên truyền viên giúp mọi người cùng hiểu, cùng nhau giữ gìn biển đảo biên cương của Tổ quốc. Những Amsers trẻ hãy cống hiến nhiệt tình, sáng tạo góp phần để Việt Nam trở thành quốc gia “mạnh về biển và giàu lên từ biển”.

Nguồn bài viết:

WEBSITE Trường THPT Chuyên Hà Nội-AMSTERDAM

Những Bài Thơ Tình Yêu Viết Về Thái Bình Quê Hương

Thơ: Quan Vân

Anh tài nhân kiệt khắp nơi tung hoành

Đền Trần thánh mẫu kinh thành ngày xưa

Sông hồng chảy mạnh khi mưa thượng nguồn

Nắng chiều chải sợi hoàng hôn

Phù xa phủ lấp mang hồn cỏ xanh

Miền quê khí hậu trong lành

Mời em hãy ghé quê anh một lần

Tiếp người xa đến tình thân

Về nơi đất tổ đền trần Long Hưng

Chùa keo rước lễ vui mừng

Đồng trâu sóng vỗ chẳng ngưng vào bờ

Thái Bình tựa những áng thơ

Quê nghèo đổi mới bây giờ đẹp hơn

Cánh đồng bát ngát xanh rờn

Niềm vui đã đến biết ơn Đảng mình

Dẫn đường mở lối Chí Minh

Bác Hồ sống mãi Thái Bình dân an.

BÀI THƠ: ĐẤT MẸ HỒNG MINH – THÁI BÌNH

Thơ: Quan Vân

Nông thôn đổi mới Thái Bình dân an

Đồng xanh thẳng cánh bát ngàn

Dân giàu nước mạnh xoá tan đói nghèo

Sân đình giếng nước trong veo

Cây đa cây gạo vẫn trèo ngày xưa

Còn kia mát bóng hàng dừa

Đã cùng lũ bạn trú mưa cái thời….

Học sinh đùa ngịch ham chơi

Vui đùa bắt dế tuyệt vời làm sao

Hùa nhau đuổi bắt cào cào

Tuổi thơ năm tháng biết bao vui buồn.

BÀI THƠ: TRẨY HỘI CHÙA KEO – THÁI BÌNH

Thơ: Hoàng Kim Vũ

Chùa Keo xuân mở hội làng

Anh về đất Thái cùng nàng cầu may

Mùi hương hoa bưởi ngây ngây

Hoa xoan tím rụng vương đầy lối đi.

Chuông chùa vang vọng uy nghi

Trăm gian gỗ trạm Quy, Ly, Phượng, Rồng

Thần Quang Tự mái đình cong

Đầu đôi chim Phượng vẽ vòng trời xanh.

An khang xuân mới yên bình

Hữu tình cảnh, vật thắm tình nước non.

Thơ: Mai Trúc

Dòng sông Hồng đỏ ngầu mùa nước lũ

Bước chân xưa qua Tiền Hải, Kiến xương

Thị xã chiều nghiêng Trà Lý vấn vương

Nhịp cầu Bo chênh chao bao nỗi nhớ

Bao năm rồi từ chia ly buổi đó

Tiếng còi tàu thăm thẳm những chia xa

Vùng quê xưa chìm sương trắng nhạt nhòa

Hơi gió Bấc lạnh lòng từ độ ấy

Con sông Hậu ngày đêm mãi cuộn chảy

Mảnh đất cuối trời nhớ quê mẹ xa xăm

Nhịp đời lắc lư những bước thăng trầm

Dòng phù sa đỏ chảy qua tâm thức

Thái bình ơi nửa trái tim trong ngực

Nhịp thở nao nao mảnh đất quê hương

Tiếng trống chèo vọng qua những đêm sương

Đến bên sông Hậu một ngày hửng nắng.

BÀI THƠ: CHÙA KEO THÁI BÌNH

Thơ: Trần Duy Ninh

Ai về lễ hội Chùa Keo!

Cạnh đê Duy Nhất dọc theo sông Hồng.

Đông Nam hữu ngạn sông Hồng

Di tích đặc biệt cảnh trông … hữu tình.

THẦN QUANG TỰ một cõi linh

Năm ấy Tân Sửu* đã sinh … ra chùa.

Đinh Hợi** đời Lý làm vua

THẦN QUANG tên đổi cho vừa lòng dân.

Kiệt tác nghệ thuật gỗ thuần bằng lim.

Thờ Phật, thờ Thánh trong tim

Dương Không Lộ, Sư Tổ đã tìm về Keo.

Gác chuông, giếng nước trong veo

Ba tầng, tá mái, mời trèo … tham quan.

Mồng 4 Giêng Tết đầu xuân … lần đầu.

Tháng chín mở hội dài lâu

Mười ba cho đến đêm thâu Mười rằm.

Nhớ ngày sinh, tịch Thánh nằm

Của Dương Không Lộ “Thánh thăng về trời”.

Tỏ lòng sau trước ai ơi!

Cơm thi nấu nướng, đuổi bơi … lướt thuyền.

Kiệu kia rước Thánh, Phật hiền

Trò chơi đuổi vịt, thả chim … lên trời.

Linh thiêng một cõi đất trời

Ghé thăm quê lúa, đất thời vàng ươm.

Đông vui lễ hội tinh sương

Người người tấp lập tìm đường … về đây.

Thơm hoa, hương khói nhang bay

Cầu Trời khấn Phật, tràn đầy … bình an.

Cầu cho hạnh phúc ngập tràn

Thái Bình chuông vọng ngân vang … mọi nhà.

Dân giầu nước mạnh, nhà nhà ấm no.

Nườm nượp Lữ khách, phù cho … đủ đầy.

BÀI THƠ: THÁI BÌNH – MỘT TÌNH YÊU

Thơ: Hoa Cỏ May

Nơi em đến biển xanh trái mộng

Trà Lý chiều gợn sóng chân quê

Cùng nghe biển hát say mê cõi lòng

Chùa Keo cổ bậc Đông Nam Á

Thái Bình giờ đâu lạ phải không

Hàng phi lao trắng cánh đồng

Tình thêm trái ngọt mênh mông Cồn Vành

Đây quê mẹ màu xanh bát ngát

Bao tháng ngày phiêu bạt nơi xa

Con về Mẫu Đợi một nhà yên vui

Kia làng Nguyễn bùi ngùi thương nhớ

Bánh cáy làm đâu nỡ vội quên

Tình cha nghĩa mẹ vang rền

Diêm Điền ruộng muối cái tên làng mình

Tiên Ca hội gái xinh rảo bước

Truyền thống làng mãi được nếp xưa

Quỳnh Côi canh cá như vừa

Nồng thơm hương khói tay đưa miệng mời

Bao lễ hội người ơi hãy đến

Rước ông Đùng ta mến chọi trâu

Thái Phương làng dệt đi đầu

Về thăm làng Hới từ lâu nhớ nhiều

Thái Bình đó tình yêu xứ biển

Hương lúa vàng kể chuyện nhau nghe

Tình ta đẹp mãi duyên se kết thành

Em sẽ đến quê anh thăm lại

Để chúng mình được mãi bên nhau

Mái tranh lối nhỏ ươm màu

Đèn hoa rực rỡ trầu cau suốt đời.

BÀI THƠ: VỀ LẠI THÁI BÌNH

Thơ: Nguyễn Nhật

Hỡi cô em nhỏ Thái Bình

Sao còn cứ mãi làm thinh chẳng rằng

Chỉ cười không thấy nói năng

Làm ơn chỉ lối Đền Trần ở đâu

Phương Nam lặn lội dãi dầu

Nhớ sông Trà Lý đã lâu chưa về

Bờ Nam bờ Bắc nhiêu khê

Muốn sang tìm mái tóc thề ngày xưa

Chùa Keo vái gặp duyên thừa

Điệu Chèo văng vẳng đong đưa ngập ngừng

Nhớ hè phố vắng Đông Hưng

Thơm nồng Bánh Cáy vị gừng ấm ta

Tặng ai đôi chiếu Hưng Hà

Phải sang Tân Lễ đi qua chiếc cầu

Triều Dương dẫm bước về đâu

Gửi dòng sông Luộc nỗi sầu vấn vương

Vũ Thư còn đó mái trường

Áo dài xa khuất Kiến Xương cũng buồn

Cồn Đen Thái Thụy sóng tuôn

Bánh Giò Quỳnh Phụ thèm thuồng đứng ăn

Nhớ đêm Tiền Hải Cồn Vành

Thái Bình còn đó mong manh cuộc tình !