Bài Thơ Xuân Muộn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tập Thơ “Thu Muộn” Của Tác Giả Nguyễn Văn Hoan

Thu muộn   Thoảng thốt! Tiếng lá rơi ngoài sân. Đêm se lạnh Biết mùa thu đã muộn   Không gian chùng xuống. Bùng nhùng vũng đêm Mắc kẹt giữa hai bờ Xanh và úa, trắng và đen   Kéo co với thời gian sấp, ngửa Sáng mặt trời lên Quả chín vàng trước cửa Thu vẫn còn xôn xao!   Giá   Khi tôi tập làm nông dân Tôi đã gieo hạt giống nhầm vào đất cằn sỏi đá Cây cũng nẩy mầm nhưng ẻo lả Đành thất thu sau một mùa màng   Khi tôi tập làm người lái đò ngang Vụng về tay chèo đã cập nhầm bến Đò không người lui tới Đành buông chèo gác mái mặc dòng trôi   Tôi lang thang phiêu bạt nơi góc bể, chân trời Đắng chát mồ hôi, nước mắt Mới thấu hiểu mẹ cha một đời tất bật Bầm dập với ruộng vườn chắt lót để nuôi con.   Nhớ lời mẹ xưa: “Nước chảy, đá mòn”,                          đem công “mài sắt” Trở lại người quê kỳ công lật đất Đất không phụ người cho trái ngọt, hoa thơm Và tôi hiểu ra cái giá mỗi việc làm!   Ký ức   Đã có một lần chạm vào tay nhau                                              như chạm vào luồng điện Đã có một lần khẽ chạm môi nhau                                              như chạm vào ngọn nến Đã có một lần em chờ và một lần anh không đến Vì một lần lỡ hẹn để một người thương đau! Nếu chiếc quần bị toạc gối có chỉ để khâu Phút em hẹn chờ, anh đã tới.   Người của chiến trường, em phải đi rất vội. Bốn năm – sau lần gặp cuối Anh vào Bộ đội Trên đường đi B, qua trạm nào cũng hỏi Tin nhận cuối cùng: Em đã hy sinh Thế là anh thành kẻ phụ tình!                

  Lễ tri ân liệt sỹ – Ảnh: Đăng Ban

Đất nước hòa bình Có hàng ngàn nghĩa trang liệt sỹ Hàng chục vạn người có tên trên mộ chí Chưa gặp dòng nào ghi tên em. Em nằm ở đâu giữa đất trời bình yên? Sao không cho anh được gặp.   Cầm nén hương trên tay mà chưa thể thắp Quá nửa đời người rồi em ơi! Bóng đã nghiêng ở mé cuối trời Vẫn đau đáu với người trong ký ức! Một ngọn gió chuyển mùa cũng làm anh giật thót Nén hương cầm chưa đốt tạ lòng ai.  

Thoảng thốt!Tiếng lá rơi ngoài sân.Đêm se lạnhBiết mùa thu đã muộnKhông gian chùng xuống.Bùng nhùng vũng đêmMắc kẹt giữa hai bờXanh và úa, trắng và đenKéo co với thời gian sấp, ngửaSáng mặt trời lênQuả chín vàng trước cửaThu vẫn còn xôn xao!Khi tôi tập làm nông dânTôi đã gieo hạt giống nhầm vào đất cằn sỏi đáCây cũng nẩy mầm nhưng ẻo lảĐành thất thu sau một mùa màngKhi tôi tập làm người lái đò ngangVụng về tay chèo đã cập nhầm bếnĐò không người lui tớiĐành buông chèo gác mái mặc dòng trôiTôi lang thang phiêu bạt nơi góc bể, chân trờiĐắng chát mồ hôi, nước mắtMới thấu hiểu mẹ cha một đời tất bậtBầm dập với ruộng vườn chắt lót để nuôi con.Nhớ lời mẹ xưa: “Nước chảy, đá mòn”,đem công “mài sắt”Trở lại người quê kỳ công lật đấtĐất không phụ người cho trái ngọt, hoa thơmVà tôi hiểu ra cái giá mỗi việc làm!Đã có một lần chạm vào tay nhaunhư chạm vào luồng điệnĐã có một lần khẽ chạm môi nhaunhư chạm vào ngọn nếnĐã có một lần em chờ và một lần anh không đếnVì một lần lỡ hẹn để một người thương đau!Nếu chiếc quần bị toạc gối có chỉ để khâuPhút em hẹn chờ, anh đã tới.Người của chiến trường, em phải đi rất vội.Bốn năm – sau lần gặp cuốiAnh vào Bộ độiTrên đường đi B, qua trạm nào cũng hỏiTin nhận cuối cùng: Em đã hy sinhThế là anh thành kẻ phụ tình!Đất nước hòa bìnhCó hàng ngàn nghĩa trang liệt sỹHàng chục vạn người có tên trên mộ chíChưa gặp dòng nào ghi tên chúng tôi nằm ở đâu giữa đất trời bình yên?Sao không cho anh được gặp.Cầm nén hương trên tay mà chưa thể thắpQuá nửa đời người rồi em ơi!Bóng đã nghiêng ở mé cuối trờiVẫn đau đáu với người trong ký ức!Một ngọn gió chuyển mùa cũng làm anh giật thótNén hương cầm chưa đốt tạ lòng ai.

Giới Thiệu Bài Thơ Xuân

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu. Đem chi xuân lại gợi thêm sầu ?

Không giống với những bài thơ viết về mùa Xuân thường rộn ràng vui tươi, bài thơ Xuân này là một bài thơ Xuân thảm họa cho mùa xuân với sự căm ghét tiêu cực đến cái mùa mà ai cũng cũng hân hoan chào đón, trừ tác giả bài thơ. Có lẽ khi nhà thơ đáng kính của chúng ta, thi sĩ Chế Lan Viên viết bài thơ Xuân này thì hẳn là ông đang đeo một cặp kiếng đen thui. Và cùng với tài năng của mình, thi sĩ tài danh, tác giả của tập thơ Điêu Tàn nổi tiếng đã viết nên một bài thơ Xuân buồn nhất từ xưa đến nay, và buồn hơn thế từ nay trở lại… xưa.

Vốn thuộc lớp người bi quan chủ nghĩa, tác giả đã phủ một màu đen buồn thê thảm lên một mùa xuân thê thảm buồn. Cả bài thơ là như cả một cuộc chiến không thành chống lại mùa xuân, cuộc chiến lạ đời của một nhà thơ chống lại một kẻ thù cũng lạ đời hơn nữa. Dường như chúng ta thấy mười sáucâu thơ 7 chữ (thất ngôn) này như mười sáu kẻ thất trận thảm bại đang lầm lũi rút đi trong lúc mùa xuân phơi phới đang tiến đến mà không một thế lực nào có thể cản được. Với lối viết nặng tính ẩn dụ thâm sâu của một nhà Nho đã hết thời Nho, cùng với sự cay nghiệt của một kẻ sĩ bất đắc chí, Chế Lan Viên đã đem vào bài thơ của ông những hình tượng lạ đời nhất, độc đáo nhất và cũng không giống ai nhất…

Cái Xuân buồn ở đây như ở trong buồn ra ngoài. Với câu thơ của Nguyễn Du : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nỗi buồn, nỗi khổ đau như ngự trị trong tim tác giả trong khi Xuân vẫn là xuân vui tươi của thiên hạ thì dường như nỗi buồn, nỗi khổ đau như nhân đôi vậy :

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu.

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?

Với tôi, tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Là một nhà thơ tài năng, Thi sĩ họ Chế của chúng ta đã chơi ngông bằng những hình tượng thơ phá cách lạ đời nhất như gom hoa tàn lá rã để làm “công sự phòng thủ” chống … Xuân. Chúng ta thật ngỡ ngàng khi đọc những câu thơ hay nhưng tứ thơ thì thật lạ lùng, bất ngờ “Ai đâu trở lại mùa thu trước” chỉ để lấy những hoa tàn lá úa của mùa thu trước, những thứ bỏ đi vì không còn xuân nữa về để chắn đường ngăn Xuân sang. Những câu thơ lãng mạng ông viết luôn nhắc đến mùa Thu, cái mùa Thu của buồn thảm chia ly mà ông lấy ra để làm đồng minh đối chọi với mùa Xuân mà ông căm ghét :

Ai biết hồn tôi say mộng ảo

Ý thu góp lại cản tình xuân?

Để chống Xuân, ông nhắc đến Thu với vẻ cay nghiệt nhất và cũng trẻ con nhất :

Có một người nghèo không biết tết

Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

Là một người tân học nhưng cũng giỏi về cựu học, nhà thơ đã chắt tìm những hình tượng đắt nhất cho bài thơ Xuân tàn Xuân mạt của ông.

Có đứa trẻ thơ không biết khóc

Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

Phải sống trong thời Pháp thuộc, nói tiếng Tây và cư xử như người Tây với câu nói cửa miệng đầy khinh mạn : “Cest lavi” “Đời là thế…” thì mới hiểu hết cái ý nghĩa rằng, cái đáng cười thì khóc, cái đáng khóc thì cười theo thời thượng Paris hồi đó. Chẳng hạn như khi ta muốn bỏ rơi một cô bồ hoài không được, bỗng một ngày kia cô ấy đến gặp ta xin chia tay để đi lấy chồng, thì ta phải sụt sùi làm ướt chung cái khăn mùi xoa cho đúng điệu. Còn khi ta thua bài sạch cả một sản nghiệp được thừa kế, khi những đồng tiền cuối cùng của ta lọt mất hút vào túi nhà cái thì ta phải bật cười thành tiếng rồi khệnh khạng ra về, phớt tỉnh như thua vài đồng xu lẻ. Mặc dù biết về nhà thì cũng ra đê ở, hoặc lao ra đường lấy ô tô đâm vào đầu mình. Và thuật ngữ là khóc ba tiếng, cười ba tiếng là như thế.

Trở lại bài thơ thì ta hiểu về hình tượng đứa trẻ không biết khóc lại bật cười mà thi sĩ họ Chế đã đưa vào bài thơ Xuân của ông cay nghiệt đến thế nào.

Cuối cùng thì hai câu thơ cổ kiểu Lý Bạch, Thôi Hiệu kết lại bài thơ cho biết ông đã thua Mùa Xuân thẳng cẳng. Nhưng cũng giống như một đứa trẻ, ông vùng vằng giận dỗi ước ao một cái điều cỏn con chỉ vì điều ấy cũng ghét xuân, chống xuân như ông. Đó là mùa thu qua hình tượng quá nhỏ bé, quá mong manh của một cánh chim thu đi lạc bằng những câu thơ cảm thán lập lại.

Chao ôi! mong nhớ ! Ôi mong nhớ

Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

Cần phải nhắc đến Chế Lan Viên như một nhà thơ lập dị nhưng đầy tài năng. Được coi như một thần đồng thơ khi ông viết những bài thơ ở tuổi 9, 10. Và khi chưa thành niên, năm 17 tuổi ông đã xuất bản tập thơ nổi tiếng nhất của mình, tập thơ Điêu Tàn. Đó là một tập gồm nhiều bài thơ miên man mộng mị, nửa điên nửa tỉnh, luôn muốn phủ định hiện thực và siêu thoát với cả thánh thần lẫn ma quỉ giữa một hoang cảnh của điêu tàn. Sự bế tắc vô vọng, sự hướng Thần thái quá cùng với sự muốn nổi loạn đã được ông tung hê lên trong những vần thơ phá cách điên loạn nhưng lại được viết rất đúng cách, những câu thơ chỉn chu gọn gàng, đúng niêm luật và rất hay.

Vẫn là những ý tưởng khác người, khác thường Chế thi sĩ đã đi trên một con đường riêng do ông vạch ra cho riêng ông. Bằng những trải nghiệm, bằng sự tinh tế và bằng cả sự ngạo mạn đề cao cái Tôi, một cá tính mà những nhà thơ lớn thường có, ông đã đi đến đỉnh của cái đích riêng mình. Điều đáng buồn là không lâu sau bài thơ Xuân này thì con đường thơ riêng biệt, đặc biệt của con người tài hoa này bị cắt trở vì lịch sử đã sang trang mới, và cái Trang Mới này đã không dành cho ông một vị thế xứng đáng. Thậm chí có thời nó còn muốn loại trừ những thứ Thơ Điên như thơ của ông, hay thơ của thi sĩ Bùi Giáng Tiên Sinh. Ông loay hoay sống giữa hai thời cũ mới, cố thay đổi mình để tồn tại trong một thế giới tàn nhẫn không dành cho những nhà thơ. Ông như một pho tượng được đánh bóng đưa lên bàn thờ trang trọng, để rồi ở trên đó ông bất lực nhìn thấy những kẻ đưa mình lên đang thủ cắp những xôi oẳn mà mà dân Thơ đạo thành kính dâng lên cho ông…

Chế Lan Viên đã về với cõi Thánh Thần của ông, nhưng ông không chỉ để lạimột cái bút danh đặc biệt nhất trong những bút danh của nhà thơ Việt Nam, mà ông còn để lại bộ Di Cảo Chế Lan Viên đồ sộ xứng đáng với tên tuổi ông. Và một người con gái nối nghiệp cầm bút của ông. Nhà văn nữ tài năng Phan Thị Vàng Anh với tập truyện ngắn một thời đình đám “Khi người ta trẻ”

Và hơn tất thảy, những bài thơ , trong đó có bài thơ Xuân của Chế Lan Viên đã ra đời hơn nửa thế kỷ và cũng từng đó thời gian nó ngự trị trong lòng người y

yêu thơ VN thuộc nhiều thế hệ khác nhau, nhiều tầng lớp khác nhau, thậm chí cả trong lòng những kẻ thù không đôi trời chung với nhau một cách vững chắc và yên bình nhất…

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu.Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?— Với tôi, tất cả như vô nghĩaTất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Ai đâu trở lại mùa thu trướcNhặt lấy cho tôi những lá vàng?Với của hoa tươi, muôn cánh rã,Về đây đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảoÝ thu góp lại cản tình xuân?Có một người nghèo không biết tếtMang lì chiếc áo độ thu tàn!

Có đứa trẻ thơ không biết khócVô tình bỗng nổi tiếng cười ran!Chao ôi! mong nhớ ! Ôi mong nhớMột cánh chim thu lạc cuối ngàn.

Bài Thơ Vội Vàng (Xuân Diệu)

Bài thơ Vội vàng Xuân Diệu là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của ông khi viết về mùa xuân, tuổi trẻ. Đó là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình và trân quý những phút giây mình được sống. Và bài thơ này cũng chính là tiếng nói trong con tim cảu một người đang say mê trong tình yêu.

Bài thơ Vội vàng được in trong tập Thơ Thơ (1933 – 1938) và được xuất bản năm 1938. Đây là một trong những sáng tác lấy cảm hứng từ một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. Và chất chứa đằng sau những vần thơ này là quan niệm về nhân sinh sâu sắc. Qa thơ ông ta có thể cảm nhận sâu sắc một sức sống mới, đầy mạnh mẽ như mùa xuân của tuổi trẻ.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại. Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt… Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Cảm nhận sức sống mới thông qua bài thơ Vội vàng

Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chuyển tải tới người đọc một nguồn cảm hứng mạnh mẽ về một sức sống căng tràn. Và nó được thể hiện thông qua các đoạn thơ:

Đoạn 1: 13 câu thơ đầu bộc lộ tình yêu tha thiết

Đoạn 2: Tiếp đến câu 29 thể hiện sự nuối tiếc về kiếp người

Đoạn 3: Cảm xúc vội vàng để tận hưởng.

Phần 1: Cảm nhận tình yêu tha thiết

Xuân Diệu là một nhà thơ yêu cái đẹp đến mãnh liệt và cũng chính là tình yêu. Tuy nhiên tình yêu không phải bao giờ cũng là màu hồng và trong đó cũng sẽ chứa đựng những cảm xúc thiêng liêng , sự chênh vênh hụt hẫng. Nên có thể nói tình yêu không thể tồn tại vĩnh hằng được.

Với Vội vàng ta có thể cảm nhận được một thiên đường trên mặt đất. Đó là những hình ảnh được thể hiện vô cùng lãng mạn và độc đáo. Ở đây tác giả đã sử dụng những động từ mạnh như “tắt nắng”, “buộc gió” để thể hiện điều này. Tuy nhiên làm sao con người ta có thể cưỡng cầu được những quy luật của thiên nhiên. Nhưng chính cái phi lý ấy đã tạo nên một sức mạnh ấn tượng của bài thơ.

Chính tình yêu luôn tràn ngập trong cảm xúc của nhà thơ nên ông cảm nhận nơi mình đang sống như là một thiên đường. Đó là một bức tranh về mùa xuân tràn ngập ánh sáng mới mẻ và tinh khôi. Đó cũng chính là mùa của cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Là mùa của sự sinh sôi và nảy nở. Với việc lặp lại điệp từ này đã giúp ta phần nào cảm nhận được điều đó. Đó cũng chính là nét đẹp trong thơ ông.

Là một nhà thơ nên ông rất nhạy cảm trước những sự dịch chuyển của thời gian. Đó chính là xuân sẽ qua. Nếu thơ ca cũ cho rằng xuân sẽ tuần hoàn thì với Xuân Diệu xuân sẽ mất đi. Bởi sự tuần hoàn chỉ là mùa xuân của thời gian của đất trời chứ tuổi trẻ, con người, thì sẽ vĩnh viễn qua đi.

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

Cũng chính vì điều này mà nó thôi thúc một cuộc sống mãnh liệt hơn, hãy sống làm sao cho có nghĩa nhất và làm sao để tích cực nhất. Bởi sống hết mình từng giây từng phút để cống hiến để yêu sẽ là một trong những điều hạnh phúc nhất của đời người.

Chính mạch cảm xúc này mà nhà thơ đã bắt đầu xưng “tôi”. Đó chính là sự gấp gáp và cuống quýt, vồ vập trong tình yêu. Và Xuân Diệu muốn ôm lấy những nét đẹp của cuộc sống: đó là sự sống, là mây đưa gió lượn…. Tuy nhiên thật khó để giữ được mọi thứ thật trọn vẹn. Và trái tim của ông như muốn rộng ra nhiều hơn để chứa được vũ trụ này.

“Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”

Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh

Sóng Xuân Quỳnh – Sóng bắt đầu từ gió – Bài thơ sóng của xuân quỳnh

“Xuân Quỳnh”

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết rằng :

“Đố ai đinh nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều.”

Tình yêu đối với nhà thơ Xuân Diệu nó lãng mạn và thi vị như một buổi chiều vậy. Dường như buổi chiều tà,khi ánh hoàng hôn buông xuống gợi cho con người những xúc cảm vô cùng đặc biệt .Với Xuân Quỳnh cũng thế.Buổi chiều cuối năm 1976 hôm đó ,có một người con gái rảo bước chân bên bờ biển Diên Điền đầy gió.Đứng nhìn những con sóng biển vỗ vào bờ rồi cuốn ra xa, nhà thơ Xuân Quỳnh bất chợt liên tưởng tới những con sóng cảm xúc khi yêu của người con gái .Để rồi bài thơ “Sóng” ra đời như là một khúc tâm tình về tình yêu lãng mạn và dào dạt của nhà thơ.

Xuân Quỳnh vốn đã rất nổi tiếng với chúng ta qua bài thơ “Thuyền và biển” –một trong những sáng tác về tình yêu hay nhất ,thi vị nhất trong nền thơ ca Việt Nam .Tuy nhiên ,bài thơ “ Sóng” gợi ra cho chúng ta những cảm xúc khác hơn ,đặc biệt hơn .Đó chính là những cung bậc khi yêu của người con gái.“Sóng” mở đầu bằng những câu thơ:

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ.”

Hình tượng “Sóng’ bao trùm và xuyên suốt bài thơ .Sóng là hiện thân của những gì sâu kín nhất trong tâm hồn của người con gái.Cũng là một con sóng, nhưng  khi có gió lại dữ dội,trào dâng. Lúc gió ngừng thổi thì sóng lặng yên .Có lúc lại cuộn trào từng cơn,ào ạt vỗ vào bờ .Nhưng có những lúc lại nằm uốn  mình lặng lẽ trôi. Điều gì tạo ra sự khác biệt và khó hiểu đó.Chính sóng không thể hiểu được bản thân mình. Để rồi từ con sông chật hẹp ,sóng muốn tìm ra biển lớn. Ở nơi bao la và bất tận đó ,con sóng hy vọng có thể tìm được câu trả lời của riêng mình .

Người con gái khi yêu cũng vậy ,cũng trải qua rất nhiều cung bậc : yêu ,giận ,nhớ ,ghen…Rất nhiều trạng thái tình cảm ngổn ngang tồn tại trong lòng .Bởi vậy nhà thơ tìm được ở “Sóng” những sự tương đồng .Từ xưa tới này ,dù ở muôn trùng xa xôi tới đâu ,dù có ngăn sông cách biển thế nào ,sóng vẫn tìm đến bờ để được vỗ về ,che chở .

Với con người cũng vậy ,dù ở thời đại nào ,hoàn cảnh nào cũng khao khát có được một tình yêu đẹp .Ai cũng mong tìm được một người để nhớ ,để thương .Cái cảm xúc bồi hồi khi con tim đập loạn nhịp ,khi được đắm chìm trong hương vị của tình yêu làm con người hạnh phúc và khát khao được chinh phục.Đứng trước biển chiều lộng gió ,giữa trăm ngìn con sóng vỗ bờ ,em- ở đây là nhà thơ bất chợt nghĩ tới tình yêu của chính mình.Bà viết:

“Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau.”

Một khung cảnh hiện lên thật lãng mạn, bức tranh ấy có biển ,có gió,có những con sóng vỗ bờ. Và rồi nhân vật em và anh cùng bước vào bức tranh nhiều màu sắc đó. Đứng trước biển,lòng em hỗn độn và ngổn ngang cảm xúc. Em bỗng nhớ về anh ,hình bóng của anh ùa về trong suy nghĩ của em .Em nhìn sóng và nghĩ tới tình yêu giữa hai chúng mình. Sóng có biết nơi nào sóng lên hay không ? Em hỏi sóng trong vô thức và cũng tự hỏi chính mình. Rằng từ lúc nào em lại yêu và nhớ về anh đến thế. Anh bước vào trái tim em tình cờ và nhiều duyên nợ lắm phải không ?

Có quá nhiều câu hỏi mà em muốn hỏi anh và hỏi chính lòng mình. Và lúc này đây giữa biển khơi rộng lớn, em đưa tâm tư của mình gửi vào những con sóng, Em muốn giãi bày tất cả.Lòng biển bao la và khoan dung đã trả lời cho em rằng: “Sóng bắt đầu từ gió”. Ra là sóng đã biết được cội nguồn của mình là từ đâu rồi.

Chính những cơn gió đã mang sóng từ ngoài khơi xa vào bờ.Thế nhưng “gió bắt đầu từ đâu?”. Liên tục những câu hỏi mà em đã đặt ra cho sóng . Em hỏi sóng hay chính lòng em cũng có quá nhiều trăn trở và băn khoăn. Em muốn biết cội nguồn những tâm tư trong lòng em từ đâu mà có .Và rồi câu trả lời “Em cũng không biết nữa .Khi nào ta yêu nhau”. Tình yêu là vậy ,thật khó để định nghĩa và giải thích rõ ràng.

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương.”

Ở khổ thơ này, nhà thơ dẫn dắt chúng ta tới trạng thái tình cảm đặc trưng nhất trong tình yêu đôi lứa đó là “nỗi nhớ”.Một sự liên tưởng thú vị khi con sóng nhớ bờ được nhà thơ so sánh với nỗi nhớ trong lòng người con gái. Sóng ngàn đời vẫn vỗ bờ dạt dào và khắc khoải.Còn trái tim của người con gái thì luôn luôn hướng về người mình yêu thương, nhớ nhung mỗi khi xa cách.Nỗi nhớ ấy da diết và thổn thức trong trái tim ,cồn cào ngay cả trong giấc ngủ.

Xa người mình yêu ,người con gái nhớ đến không ngủ được.Giấc ngủ chập chờn và chơi vơi ,ngay cả trong giấc mơ thì hình bóng của anh cũng xuất hiện.Còn nhớ thương nào cồn cào và da diết hơn.Bởi vì nhớ  nên dẫu đi đâu ,làm gì“xuôi về phương Bắc hay ngược về phương Nam”thì lòng em vẫn thủy chung và son sắt đợi chờ.

Ở câu thơ này có một sự chuyển động tưởng chừng là vô lý “xuôi Bắc ngược Nam” nhưng  thật ra lại vô cùng hợp lý với tâm trạng của người con gái khi yêu. Đó là sự bất chấp tất cả ,dù có đi ngược lại những lẽ thông thường thì tình cảm của em dành cho anh vẫn không hề thay đổi. Người con gái lúc nào cũng vậy, một khi đã yêu ai là họ dành hết tâm tư,tình cảm ,trái tim cho người mình yêu.

Chìm đắm giữa một biển lớn tình yêu đẹp và đắm say như thế ,nhưng người con gái vẫn có nhưng trăn trở trong lòng:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.”

Đời người tưởng dài nhưng lại thoáng qua như một cái chớp mắt. Năm tháng vẫn trôi qua, không có gì là mãi mãi cả ,mọi thứ rồi sẽ đổi thay. Hôm nay hứa sẽ bên nhau nhưng mai kia liệu có còn làm được. Hôm nay là yêu nhau say đắm và cuồng nhiệt nhưng có ai dám chắc sau này sẽ vẫn như thế không. Một sự trăn trở và lo lắng trong lòng của người con gái. Lo sợ thời gian sẽ làm tình yêu trở nên lạnh nhạt. Như biển bao la ,vô tận đến thế mà cũng không có thể níu giữ mây ở lại ,thì liệu rằng với trái tim nhỏ bé ,yếu đuối của em có thể sưởi ấm tình yêu này mãi được không?

Cảm giác chênh vênh ,vô định ấy khiến cho tâm hồn em càng thêm nhạy cảm. Vì yêu thương đó nên em muốn làm những điều phi thường để nắm giữ tình yêu của cuộc đời mình. Em muốn được “ tan ra thành trăm con sóng nhỏ”, để mãi mãi vỗ vào bờ không bao giờ ngừng lại. Một khát khao thật mãnh liệt,khát khao được sống hết mình trong tình yêu. Để tình yêu ấy vĩnh viễn và bất diệt như những con sóng “ngàn năm còn vỗ” .

Bài thơ “Sóng”đã khép lại nhưng bài ca về tình yêu lứa đôi mãnh liệt và trong sáng đó vẫn văng vẳng trong trái tim của chúng ta. Nhịp điệu của bài thơ biến đổi linh hoạt như âm thanh của những con sóng cuốn vào bờ. Lúc dữ dội ,lúc dịu êm ,lúc cuộn trào ,lúc thì sâu lắng.Bài thơ như là một lời khẳng định của nhà thơ Xuân Quỳnh về khao khát tình yêu từ ngàn đời. Với bà tình yêu không phải chỉ dành cho riêng người nào ,mà bất cứ một ai cũng có quyền yêu và được yêu.