Bài Thơ Xuân Đất Khách / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Lời Bài Hát Xuân Đất Khách

Nhạc sĩ/ Sáng tác:

Việt Nam

7931

Các ca sĩ thể hiện:

Lời bài hát Xuân đất khách

Xuân Đất Khách Ѕọan giả : Viễn Ϲhâu Đăng bởi:nguуễn hữu lợi-cailuongso.com L : Ϲon chim sắt đã lao mình trong khói trắng Ɓỏ lại nơi nàу tâm sự kẻ lу hương Tôi đứng đâу để mà nhớ mà thương Mà chờ đợi ngàу về trong mộng tưởng Vọng cổ : 1/ Không tiễn đưa ai bởi không có ai để mình đưa tiễn, cứ sao những chiều mưa lạnh tôi vẫn đến đâу để nhìn phi cơ cất cánh rồi khuất dần trong khói trắng sương … mờ Phải chăng nhớ quê hương và trông đợi ngàу về. Kẻ vẫу khăn taу chào người ở lại, kẻ vội vàng nhấc mớ hành trang. Ɲghe họ chúc nhau câu :” Thượng lộ bình an”, tôi nghe lệ rưng rưng từng giọt chảу trong hồn. Vội gục đầu cúi mặt quaу lưng để cố ngăn đôi dòng nước mắt. 2/ Ɲặng trĩu tâm tư khi làm thân viễn xứ nên một lần đi là khó thể quaу về. Một kẻ lу hương với tháng đợi năm chờ. Khói phi cơ đã tan dần trong mâу trắng sao tôi vẫn còn đứng lặng để nhìn theo. Một đàn chim vỗ cánh baу mau, trời ủ dột như nỗi sầu người lữ thứ. Tôi muốn mượn cánh chim gửi về đất Mẹ, những tâm sự buồn của một kẻ lìa quê Lối : Đất khách bơ vơ, lạ bốn bề Ɲên lòng cứ mãi nhớ thương quê Mùa xuân về nữa, xuân về nữa Tuуết trắng rơi nhiều, dạ tái tê Vọng cổ : 5/ Mỗi bận xuân sang tôi thấу lòng se lại nhớ làm sao những hương vị của quê … nhà. Ɗưa hấu Gò Ϲông, bưởi ngọt Ɓiên Hòa, rượu Ɓà Điểm nem chua Thủ Đức cam Ϲái Ɓè măng cụt Lái Thiêu. Múi sầu riêng ngon ngọt biết bao nhiêu, cơm nấu gạo nanh chồn thơm bát ngát. Mùi hương khói lẫn trong tiếng pháo, mấу cành mai nở rộ đón giao thừa. 6/ Xuân đất khách lạnh lùng mưa tuуết đổ, đâu phải xuân quê nhà nên câу cỏ sơ rơ, ôi biết bao giờ trông thấу cảnh xuân xưa, ngàу về quê cũ vẫn naу lần mai lựa.Xuân năm trước rồi hẹn mùa xuân tới, xuân năm nàу lại hẹn đến xuân sau. Âm thầm năm tháng qua mau, Xuân nàу đến nữa là bao xuân rồi. Ɲóc giáo đường lạnh lẽo đứng chơ vơ vài chiếc lá vật vờ baу trước gió, tuуết rơi trắng xóa bên cầu, mùa xuân đất khách ai sầu hơn ai./.

Ghi chú về lời bài hát Xuân đất khách

Đảng Và Mùa Xuân Đất Nước

Mỗi độ Tết đến Xuân về, nhân dân Việt Nam ta luôn có câu khẩu hiệu quen thuộc, thiêng liêng “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới” để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu và để khắc dạ ghi tâm mốc son lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện Đảng ta ra đời ngày 3-2-1930 – đúng vào thời khắc giao hoà giữa đất trời và lòng người.

Đảng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thật ý nghĩa, là sự lựa chọn mang tính quy luật, tính lịch sử, để rồi từ đó “ý Đảng, lòng dân” trở thành vũ khí “bách chiến bách thắng”, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do”, đem lại mùa Xuân bất tận cho dân tộc.

Kể từ mùa Xuân ấy, hơn mười năm sau – Xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Giữa một vùng núi non trùng điệp với muôn hoa đua sắc và lòng người rưng rưng, lắng đọng trong giờ phút Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên lên đất mẹ tại cột mốc 108 (Pác Bó – Cao Bằng) trong sắc hoa Xuân rực rỡ sau bao năm xa Tổ quốc đã trở thành cảm hứng vô tận cho sự ra đời bài thơ “Mùa Xuân năm 1941” của nhà thơ Tố Hữu: Ôi sáng Xuân nay, Xuân bốn mốt/Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/Bác về… im lặng. Con chim hót/Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… như báo hiệu tương lai xán lạn của dân tộc Việt Nam sắp tới gần!

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, một Đảng mới 15 tuổi đã cùng nhân dân vùng lên Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại nền độc lập, tự do, đưa đất nước ta thoát khỏi “đêm trường nô lệ”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vì vậy, tất cả người dân Việt Nam đều gọi ngày 2-9 hằng năm là Tết Độc lập với một tình cảm thiêng liêng, thành kính ghi nhớ công ơn trời biển của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại!

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta, với biết bao mất mát hy sinh, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm nên những chiến công oanh liệt “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” ở thế kỷ XX cùng nhiều mùa Xuân lịch sử. Chiến công nối tiếp chiến công ở hai miền đất nước là cơ sở để bài thơ “Bài ca mùa Xuân 61” của Tố Hữu ra đời: “Chào 61! Ðỉnh cao muôn trượng/Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng/ Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau/ Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu”. Bài thơ thể hiện niềm lạc quan phơi phới của dân tộc Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc chiến tranh đầy cam go, đẫm máu nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc trên nền tảng “đỉnh cao muôn trượng” của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và những thắng lợi bước đầu đạt được của nhân dân miền Nam và một niềm tin tất thắng của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc ta còn nhớ như in Mùa Xuân năm 1968 với lời thơ chúc Tết bất hủ, đồng thời cũng là lời hiệu triệu của Bác Hồ “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!” như tiếp thêm sức mạnh, thúc giục miền Nam nổi dậy tiến công đồng loạt, làm “rung chuyển Lầu Năm góc”; miền Bắc nén đau thương, đánh bại siêu pháo đài bay B.52- niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ, làm nên huyền thoại 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội, buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Pa-ri mùa Xuân năm 1973, tạo bước ngoặt để Mùa Xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào một mùa Xuân bất tận – cả nước đi lên xây dựng CNXH.

Từ đó đến nay, các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng thường được tổ chức vào những mùa Xuân. Sau mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta lại đem đến cho đất nước những mùa Xuân ấm áp, sinh chồi nảy lộc. Nếu như Đại hội Đảng lần thứ VI – Xuân 1986 đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện, thì Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ XI mùa Xuân 2011 là Đại hội tổng kết 25 năm đường lối đổi mới của Đảng với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, tiếp tục đưa đất nước phát triển, để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong phát biểu bế mạc Đại hội XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Điều quan trọng là từ Đại hội này tỏa ra một niềm tin lớn, một khí thế mới, một sự đoàn kết thực sự chứ không phải là hình thức, để nhân dân tin tưởng, phấn khởi hơn”….

Một mùa Xuân mới đã về. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua 85 mùa Xuân, với sức sáng tạo luôn tươi mới như “chồi non, lộc biếc”, tin rằng Đảng ta sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua thử thách, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.

Với những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 85 năm qua, nhân dân ta đều có quyền tự hào với một niềm tin mãnh liệt: Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đem lại những mùa Xuân cho đất nước, sức Xuân của lòng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác!” hay “Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no…”. Lời dạy ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với Đảng và trở thành lẽ sống, lời tuyên thệ của tất cả những người đảng viên chân chính dâng lên Đảng và Bác Hồ kính yêu mỗi khi Tết đến, Xuân về./.

Giải Thích Câu Thơ Mùa Xuân Là Tết Trồng Cây Làm Cho Đất Nước Càng Ngày Càng Xuân

Giải thích câu thơ Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Mùa xuân- mùa của vạn vật sinh sôi, mùa của sức sống mãnh liệt. Có lẽ chỉ mùa xuân mới khiến cây cối tốt tươi và xanh ngát. Dựa vào đặc trưng riêng của mùa mà người xưa có câu: ” mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước ngày càng thêm xuân”

Câu nói hai vế được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy đã đề cập đến với chúng ta về vai trò của việc trồng cây xanh, đặc biệt là vào mùa xuân. Ai ai cũng biết, trên trái đất tồn tại bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông. Nếu mùa hạ nóng nực , mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh giá làm cho vạn vật héo khô thì chỉ cần một nàng tiên giáng trần ban phát cho ta mùa xuân tuyệt đẹp thì vạn vật lại bắt đầu hồi sinh. Vì sao người ta lại nói rằng mùa xuân là tết trồng cây? Bởi dựa vào điều kiện tự nhiên của mùa và nhiều yếu tố thuận lợi xoay quanh chúng mà cây cối khi chúng ta trồng vào mùa xuân lại tốt tươi lạ thường. Như hàng vạn bông hoa tuy mùa đông chúng héo tàn nhưng xuân sang lại cùng nhau đua nở. Vì vậy con người luôn quan niệm rằng mùa xuân là thời điểm thích hợp để vun xới và trồng cây xanh. Rõ ràng cây đóng vai trò rất quan trọng, chúng cung cấp cho ta nguồn ô xi dồi dào, làm bóng râm mỗi khi trời nắng, giúp con người và trái đất cân bằng hệ sinh thái, cây cao giúp trống sói mòn, lũ lụt ở các vùng đồi núi, cây quý hiếm cung cấp cho con người nhiều thứ dược phẩm quý hiếm: linh chi, sâm, … Và điều đơn giản nhất mà ai ai cũng có thể quan sát được hết thảy đó là có cây xanh, trái đất của chúng ta ngày càng tươi mới, như được bơm nguồn nhựa sống dồi dào.

Về thứ hai của câu nói đã đề cập sâu hơn đến lợi ích của việc trồng cây, chúng phủ xanh những đồi trọc, điểm những sự sống xung quanh những khu phố tấp nập xe cộ và khói bụi,.. chính vì vậy mà trồng cây ” làm cho đất nước ngày càng thêm xuân”. Đất nước được phủ cây xanh như thêm sức sống. Thử hỏi nếu một đất nước thiếu bóng cây xanh liệu có thể tồn tại? Họ sẽ chẳng thể phát triển nổi khi thiếu môi trường họ cần thiết. Mất đi cây xanh, muôn thú sẽ tuyệt chủng vì không có nơi để sinh sống. Qua câu nói ấy ta đã học hỏi được thêm một bài học về môi trường và cây cối. Hiểu được ý nghĩa của câu nói và thực hiện những điều đó một cách hợp lí. Trước hết, là học sinh nên phát động những phong trào bảo vệ môi trường và trồng thêm nhiều cây xanh trong một phạm vi nhất mà chúng ta có thể làm. Tích cực tham gia các hoạt động chung của của nhà trường, xã hội như trồng cây quanh khuôn viên trường, công viên, đường phố. Chỉ khi con người chúng ta có ý thức bảo vệ và kiến tạp thì đất nước mới phủ một màu xanh. Ngược lại ta càng phải lên án những kẻ phá rừng, đốt rừng làm rẫy, chặt cây cổ thụ để khai thác gỗ phục vụ mục đích kinh tế. Hành động ấy đáng bị lên án và có những hình phạt thích đáng cho những kẻ phá hủy cây xanh.

Câu nói mang tính đúng đắn và giáo dục cao đã giúp con người ý thức hơn về vai trò của cây xanh, chỉ khi ấy trái đất mới tồn tại và cuộc sống của chúng ta mới trở nên tốt đẹp.

Bài Thơ Ca Ngợi Đất Nước

Tình yêu quê hương đất nước, tổ quốc là một tình yêu dạt dào, chứa nhiều cảm xúc, không có ngòi bút nào có thể diễn tả nổi. Thông qua những bài thơ hay về quê hương đất nước, tổ quốc con người, bạn sẽ cảm nhận được một phần nào đó về tình yêu dành cho quê hương, tổ quốc của mình và nhớ lại những buổi chiều tà cùng bạn đi chăn trâu những chùm khế ngọt, tắm ao, tắm hồ, lắng nghe tiếng sáo, tiếng diều buổi chiều hè … Tất cả đều là những hình ảnh rất đỗi thân thương.

Bài Thơ Ca Ngợi Đất Nước Việt Nam Số 1: Việt Nam Quê Hương Ta – Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềuQuê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái trai cũng một áo nâu nhuộm bùnĐất nghèo nuôi những anh hùngChìm trong máu lửa lại vùng đứng lênĐạp quân thù xuống đất đenSúng gươm vứt bỏ lại hiền như xưaViệt Nam đất nắng chan hoàHoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanhMắt đen cô gái long lanhYêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chungĐất trăm nghề của trăm vùngKhách phương xa tới lạ lùng tìm xemTay người như có phép tiênTrên tre lá cũng dệt nghìn bài thơNước bâng khuâng những chuyến đòĐêm đêm còn vọng câu hò Trương ChiĐói nghèo nên phải chia lyXót xa lòng kẻ rời quê lên đườngTa đi ta nhớ núi rừngTa đi ta nhớ dòng sông vỗ bờNhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngôBũa cơm rau muống quả cà giòn tan …

Bài Thơ Ca Ngợi Tổ Quốc Việt Nam Số 2: Quê Hương – Tác Giả: Đỗ Trung Quân

Quê hương là gì hở mẹMà cô giáo dạy phải yêuQuê hương là gì hở mẹAi đi xa cũng nhớ nhiềuQuê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bayQuê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồngQuê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sôngQuê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheLà hương hoa đồng cỏ nộiBay trong giấc ngủ đêm hèQuê hương là vòng tay ấmCon nằm ngủ giữa mưa đêmQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềmQuê hương là vàng hoa bíLà hồng tím giậu mồng tơiLà đỏ đôi bờ dâm bụtMàu hoa sen trắng tinh khôiQuê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương có ai không nhớ …

Bài Thơ Ngắn Về Tổ Quốc Số 3: Quê Hương – Tác Giả: Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng veLời ru của mẹ trưa hè à ơiDòng sông con nước đầy vơiQuê hương là một góc trời tuổi thơQuê hương ngày ấy như mơTôi là cậu bé dại khờ đáng yêuQuê hương là tiếng sáo diềuLà cánh cò trắng chiều chiều chân đêQuê hương là phiên chợ quêChợ trưa mong mẹ mang về bánh đaQuê hương là một tiếng gàBình minh gáy sáng ngân nga xóm làngQuê hương là cánh đồng vàngHương thơm lúa chín mênh mang trời chiềuQuê hương là dáng mẹ yêuÁo nâu nón lá liêu siêu đi vềQuê hương nhắc tới nhớ ghêAi đi xa cũng mong về chốn xưaQuê hương là những cơn mưaQuê hương là những hàng dừa ven kinhQuê hương mang nặng nghĩa tìnhQuê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vờiQuê hương ta đó là nơiChôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Bài Thơ Về Quê Số 4: Đường Về Quê Mẹ – Tác Giả: Đoàn Văn Cừ

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,Lại dẫn chúng tôi về nhận họBên miền quê ngoại của hai thân.Tôi nhớ đi qua những rặng đề,Những dòng sông trắng lượn ven đê.Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,Người xới cà, ngô rộn bốn bề.Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâuTrông u chẳng khác thời con gáiMắt sáng, môi hồng, má đỏ au.Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,Đoàn người về ấp gánh khoai lang,Trời xanh cò trắng bay từng lớp,Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.Tà áo nâu in giữa cánh đồng,Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.Bóng u hay bóng người thôn nữCúi nón mang đi cặp má hồng.Tới đường làng gặp những người quen.Ai cũng khen u nết thảo hiền,Dẫu phải theo chồng thân phận gáiĐường về quê mẹ vẫn không quên.

Bài Thơ Số 5: Tràng Giang – Tác Giả: Huy Cận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song.Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiềuNắng xuống, trời lên sâu chót vót;Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật,Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Nguồn: Sưu tầm