Bài Thơ Về Quê Ngoại Lớp 3 Tập 1 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Thơ “Về Quê Ngoại” Trong Sách Tiếng Việt Lớp 3 Có 2 Tác Giả?

Gần đây, một giáo viên ở Gia Lai chia sẻ lên mạng xã hội về bài thơ “Về quê ngoại” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 2 tác giả khác nhau.

Giáo viên này cho biết, sách giáo khoa có bài thơ “Về quê ngoại” xuất bản năm 2010 là của tác giả Hà Sơn. Còn sách giáo khoa in năm 2017 là của tác giả Chử Văn Long.

Mặc dù Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã từng giải thích là Hà Sơn chính là bút danh của nhà thơ Chử Văn Long nhưng điều đáng nói là giáo viên trên không biết nên giải thích với học sinh như thế nào. Bởi khi tra cứu, có thông tin cho biết Chử Văn Long có bút danh là Sơn Hà còn trong sách giáo khoa lại ghi là của tác giả Hà Sơn.

Ngoài ra, một số giáo viên khác chưa biết cách giải thích cho học sinh về tác giả của bài thơ “Về quê ngoại”.

“Sáng nay, em cũng dạy bài này. Sách của cô giáo, tác giả là Hà Sơn còn của học sinh là Chử Văn Long. Em đành theo tác giả của học sinh”, một giáo viên chia sẻ.

Còn một giáo viên khác cho biết: “Có bài thơ em dạy học sinh đọc khác cô. Cô thì nghĩ học sinh đọc sai nên cứ sửa và nghĩ học sinh lớp này khó dạy bảo sửa mãi vẫn cứ đọc sai. Chắc là học sinh cũng nghĩ cô giáo đọc sai. Trớ trêu, khi thấy cả lớp đều đọc sai giống nhau cô kiểm tra lại thì hóa ra sách của cô khác sách của học sinh”.

Trước những thắc mắc trên của giáo viên, trao đổi với phóng viên chúng tôi ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) giải thích: Bài Về quê ngoại – sách giáo khoa Tiếng Việt 3,tập một trang 134, NXBGDVN, trong những bản in từ 2015 về trước ghi tên tác giả là Hà Sơn – một bút danh của nhà thơ Chử Văn Long. Cũng bài học đó trong bản in năm 2016, tên tác giả được ghi là Chử Văn Long như có ý kiến nêu là đúng.

Lý do là từ lần xuất bản đầu tiên phục vụ năm học 2004 – 2005 đến bản in phục vụ năm học 2014 – 2015, bài thơ Về quê ngoại ghi tên tác giả là Hà Sơn như nhà thơ Chử Văn Long đã ghi khi công bố tác phẩm.

Cho đến gần đây, tác giả của bài Về quê ngoại đã liên hệ với Ban biên tập đề nghị điều chỉnh tên tác giả bài thơ là Chử Văn Long. Vì vậy, bài thơ “Về quê ngoại ” từ bản in phục vụ năm học 2016 – 2017 có tên tác giả là Chử Văn Long.

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, cứ mỗi khi đến gần năm học mới, Bộ GD-ĐT đều yêu cầu các Sở GD-ĐT ở các địa phương hướng dẫn lãnh đạo các trường phổ biến cho giáo viên những thay đổi, đính chính trong các sách giáo khoa. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý điều này cũng như cập nhật thông tin nếu thấy sách giáo khoa từng môn học có sự thay đổi./.

Nhớ Bài Học Thuộc Lòng Ngày Xưa… Về Quê Ngoại

Nhớ bài học thuộc lòng ngày xưa…

VỀ QUÊ NGOẠI*Phạm Hoài Nhân

Đâu đó hồi năm tôi học lớp Ba tiểu học, có một bài Học thuộc lòng mà tôi thuộc (học thuộc lòng mà) mãi tới tận bây giờ

Một buổi hoa vàng ngập lối điMẹ tôi âu yếm dẫn tôi vềViếng thăm quê ngoại vì lâu lắmNgười vẫn hằng mong trở lại quê

Cau trắng bà phơi ở trước thềmNgỡ ngàng khi thấy bóng quen quenDừng tay bà vội lần ra ngõCạnh bức tường rêu dụi mắt nhìn

Sau phút hàn huyên ôm lấy tôiNhớ thương bà chẳng nói nên lờiTrên đôi gò má nhăn nheo ấyGiọt lệ vui mừng khẽ khẽ rơi…

Ngoại tôi sống cùng gia đình tôi ở Long Khánh, nên thật sự là không có cảnh

Mẹ tôi âu yếm dẫn tôi vềViếng thăm quê ngoại vì lâu lắmNgười vẫn hằng mong trở lại quê

Nhưng bài học thuộc lòng (cứ gọi là “học thuộc lòng” cho nó giống với ngày xưa, thay vì gọi là “bài thơ”) hay quá, đẹp quá, đáng yêu quá nên nó theo tôi mãi trong đời. Bây giờ, nửa thế kỷ đã trôi qua, nhớ lại càng thêm tha thiết dấu yêu, đong đầy kỷ niệm… Và hai tiếng quê ngoại gợi lại bao nhiêu nỗi nhớ vô bờ…

Quê ngoại tôi, nơi má tôi sinh ra và sống thời thơ ấu, ở miền quê Cái Bè sông nước. Dòng đời đưa đẩy khiến ông bà ngoại phải bỏ xứ ra đi năm 1956, khi má tôi là cô thiếu nữ 16 tuổi. Rồi gia đình ngoại chọn Long Khánh làm quê hương, rồi má gặp ba, rồi chúng tôi ra đời…

Cuộc chia ly ấy hóa ra biền biệt, mấy mươi năm trôi qua, có mấy khi má và ngoại về thăm lại chốn xưa? Còn tôi, chưa bao giờ có dịp về quê ngoại, chỉ được nghe kể qua những hoài niệm của má, của dì, cậu… Rồi ngoại qua đời, rồi má cũng về cõi xa xăm năm 2007. Ước mơ của má một lần về thăm dòng sông tuổi thơ Cái Bè trước khi vĩnh viễn ra đi chỉ là mơ ước…

Thời gian đâu chờ đợi một ai. Năm 2017, 61 năm từ khi xa lìa quê ngoại, các dì cậu của tôi – những người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hi – cùng tôi về thăm chốn cũ. Cho dù nơi ấy bây giờ chẳng còn ai thân thuộc, cho dù chỉ còn là những hình ảnh xa mờ trong ký ức. Một lần, cho hơn 60 năm…

Nhà của ngoại ở chợ Cái Bè, mặt trước quay ra chợ, mặt sau là sông. Ngôi nhà ngày xưa ấy bây giờ là tiệm Vĩnh Hưng. Cạnh bên là tiệm Lâm Hữu, láng giềng thân thiết của ngoại ngày xưa. Giờ tiệm vẫn còn đó, vẫn tên cũ, nhưng người xưa không còn nữa, đứng bán là con cháu đời sau…

Dì ngùi ngùi nhớ lại kỷ niệm ngày xưa, chơi đùa ở sau nhà và… lọt xuống sông. Tôi không có kỷ niệm gì, vì khi cả nhà rời bỏ nơi này thì… tôi chưa sinh ra, nhưng tưởng nhớ hình dáng của má, của ngoại, dường như vẫn thấp thoáng đâu đây bên mái nhà lụp xụp, bên dòng sông lặng lờ, trên chiếc ghe bồng bềnh trôi…

Về quê ngoại, vui đó, buồn đó… Vui vì được một lần về thăm quê ngoại. Buồn vì những người thân thiết, gắn bó nhất với nơi này là ngoại, là má đã không còn nữa để về cùng con…

Một buổi hoa vàng ngập lối điMẹ tôi âu yếm dẫn tôi vềViếng thăm quê ngoại vì lâu lắmNgười vẫn hằng mong trở lại quê

Ngoại ơi, má ơi, hôm nay con về Viếng thăm quê ngoại vì lâu lắm – Người vẫn hằng mong trở lại quê, nhưng không có Mẹ tôi âu yếm dẫn tôi về và cũng không gặp ngoại để ôm lấy con.

Biết làm sao bây giờ, ngoại ơi, má ơi…Giọt lệ vui mừng khẽ khẽ rơi…

Giáo Án Tập Đọc Lớp 3

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

_Chú ý các từ ngữ : cong cong, thoắc cái, tỏa, dập dềnh, rì rào,

_Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục.

2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

_Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: phô.

_Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo.

3.Học thuộc lòng bài thơ.

2/Học sinh : Bảng con , Vở

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TẬP ĐỌC TUẦN : 21 BÀI : BÀN TAY CÔ GIÁO Ngày thực hiện: 8 / 2 / 2006 I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: _Chú ý các từ ngữ : cong cong, thoắc cái, tỏa, dập dềnh, rì rào, _Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục. 2.Rèn kĩ năng đọc - hiểu : _Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: phô. _Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo. 3.Học thuộc lòng bài thơ. II-CHUẨN BỊ : 2/Học sinh : Bảng con , Vở III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 10' 15' 5' 5' 1/Khởi động : 2' Hát bài hát 2/Kiểm tra bài cũ : 3/Bài mới : 1.Giới thiệu bài: _Bức tranh vẽ những gì ? _Hôm nay các em sẽ học bài thơ "Bàn tay cô giáo".Với bài thơ này các em sẽ hiểu bàn tay cô giáo rất khéo léo, đã tạo nên biết bao điều lạ. 2/Hoạt động 1 : Luyện đọc: a/Đọc diễn cảm bài thơ:Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo: thoắt cái, xinh quá, mềm mại, rất nhanh, điều lạ , bàn tay b/GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. _Đọc từng dòng thơ: mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ. Đọc từng đoạn trước lớp. + HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ. + GV giúp HS hiểu từ mới: phô. +Giải nghĩa lại từ mầu nhiệm +Yêu cầu HS đặt câu với từ phô. VD: Cậu bé cười, phô hàm răng sún./ (VD: Ngựa Non phô với các bạn bộ móng rất đẹp của mình.) +Đọc từng đoạn trong nhóm. +Chia HS thành nhóm nhỏ , mỗi nhóm 5 HS yêu cầu HS Luyện đọc theo nhóm . _HS các nhóm đọc thi đua 3/Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: _Cả lớp đọc thầm từng khổ thơ, trả lời lần lượt từng câu hỏi: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ? HS đọc thầm lại bài thơ,suy nghĩ, tưởng tượng để tả (lưu loát, trôi chảy, có hình ảnh) + Cách 1( Tả khái quát bức tranh rồi đi vào từng chi tiết - cách tả hay hơn): Đó là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi sáng bình minh. Mặt biển dập dềnh, một chiếc thuyền trắng đậu trên mặt biển, những làn sóng vỗ nhẹ quanh mạn thuyền. Phía trên, một vầng mặt trời đỏ ối đang tỏa ngàn tia nắng vàng rực rỡ. _Một HS đọc lại 2 dòng thơ cuối. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời câu hỏi: _Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? _GV chốt lại: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em HS. Các em đang say sưa theo dõi cô gấp giấy, cắt dán giấy để tạo nên cả một quang cảnh biển thật đẹp lúc bình minh. 4.Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ. _GV đọc lại bài thơ. Lưu ý học sinh về cách đọc bài thơ (theo gợi ý ở mục 2.1) GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ và cả bài thơ với các hình thức Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn thuộc bài nhanh, đọc bài thơ hay và hiểu nội dung bài. 4/CỦNG CỐ : Nhận xét tiết học 5/ DẶN DÒ: Bài nhà :GV dặn HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ, chuẩn bị cho bài tập (nhớ - viết lại cả bài thơ ) trong tiết Chính tả tới. _Vẽ cảnh cô giáo đang ngồi gấp , cắt , dán tranh , xung quanh là những HS đang chăm chú xem cô giáo làm tranh _Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo . _HS tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ . _5 HS đọc bài theo yêu cầu của GV. _HS đọc chú giải trong SGK _Có phép lạ tài tình. _Bạn Hoa cười phô hàm răng trắng muốt. _Nhóm 5 đọc lại bài thơ và sửa lỗi cho nhau _Nhóm đọc bài thơ theo yêu cầu ,cả lớp theo dõi và nhận xét + Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền cong cong rất xinh. + Với một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng tỏa. + Thêm một tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh, tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền.) HS phát biểu tự do, VD: Cô giáo rất khéo tay. / Bàn tay cô giáo như có phép mầu. / Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ./) _Một, hai học sinh đọc lại bài thơ . + Từng tốp 5HS tiếp nối thi đọc thuộc lòng 5 khổ thơ. + Một số HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. +Các ghi nhận lưu ý : _______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Giáo Án Lớp 1 Môn Tập Đọc

– Học sinh đọc trơn được cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: vừng đông, đất trời, . Biết đọc ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ: vừng đông, đồi, . và nội dung bài tập đọc.

– Hs có ý thức dậy sớm.

II/ Đồ dùng dạy-học:

– Học sinh: Sgk, hộp chữ tiếng việt.

Tập đọc Ngày soạn: 30/02/2009 Ngày dạy:....................... Bài 8: AI DẬY SỚM I/ Mục tiêu: - Học sinh đọc trơn được cả bài, phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: vừng đông, đất trời, ... Biết đọc ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu nghĩa các từ ngữ: vừng đông, đồi, ... và nội dung bài tập đọc. - Hs có ý thức dậy sớm. II/ Đồ dùng dạy-học: - Học sinh: Sgk, hộp chữ tiếng việt.... III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: TIẾT 1 1/ Khởi động: Hát vui ( 1p ) 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5-7p ) - Gọi hs đọc lại bài Hoa ngọc lan và trả lời câu hỏi sgk. 3/ Dạy bài mới: ( 25p ) a/ Giới thiệu bài: Ai dậy sớm. b/ Nội dung các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 20P * Hoạt động 1: Luyện đọc bài. - Mục tiêu: Hs đọc đúng tiếng, từ khó. Câu, đoạn, cả bài theo yêu cầu của gv. - Cách tiến hành: + Gv đọc mẫu cả bài.Gọi hs đọc. + Cho hs đọc thầm tìm tiếng, từ khó. + Gọi hs đọc nối tiếp từng câu và nêu tiếng,từ khó trong câu. (ghi bảng tiếng,từ khó hs tìm) Kết hợp giải nghĩa từ: vừng đông, đồi, đất trời, ... + Hd hs luyện đọc tiếng, từ khó. + Luyện đọc câu. + Luyện đọc đoạn. . Đoạn 1: khổ thơ 1. . Đoạn 2: khổ thơ 2 . Đoạn 3: khổ thơ 3. + Luyện đọc cả bài. + Theo dõi. 2 hs đọc. + Thực hiện yêu cầu gv. + Thực hiện yêu cầu gv. + Đọc theo hd của gv. + Đọc nối tiếp 1hs đọc 1 câu. + Đọc cá nhân. + Đọc: cn - n - đt. 2p Nghỉ giữa tiết. Hát vui. 8p * Hoạt động 2: Ôn vần. - Mục tiêu: Giúp hs tìm được tiếng trong bài và nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương - Cách tiến hành: + Bài 1: Tìm tiếng trong bài .Có vần ươn, có vần ương. + Bài 2: Nói câu chứa tiếng có vần ươn hoặc vần ương. + Thi đua tìm nhanh. + Thi đua tổ. 2p Nghỉ chuyển tiết cho hs thi đua đọc lại bài. TIẾT 2 20P * Họat động 3: Luyện đọc và tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp hs đọc tốt và hiểu được nội dung bài học. - Cách tiến hành: + Gv đọc mẫu lần 2. + Cho hs luyện đọc đoạn, cả bài. ? Khi dậy sớm điều gì chờ đón em. . Ở ngoài vườn. . Trên cánh đồng. . Trên đồi. + Gọi hs đọc cả bài. + Hd hs đọc thuộc lòng bài thơ. ? Bài tập đọc này nói lên điều gì. +Nhận xét, kết luận và gd hs có ý thức dậy sớm. + Cho hs đọc lại cả bài. + Theo dõi. + Đọc theo hd của gv. . Phát biểu, nhận xét. + Đọc: nc - tt. + Đọc đồng thanh. . Phát biểu, nhận xét. + Đọc đồng thanh. 2p Nghỉ giữa tiết. Hát vui. 8p * Hoạt động 4:Luyện nói. - Cách tiến hành: + Nhận xét, kết luận chung. + Phát biểu:... + Nói theo hd của gv. 4/ Củng cố: 4p - Gọi hs đọc lại cả bài. ? Khi dậy sớm điều gì chờ đón em. . Ở ngoài vườn. . Trên cánh đồng. Trên đồi. 5/ Hoạt động nói tiếp: 1p - Nhắc hs xem lại bài, nhận xét tiết học. 6/ Rút kinh nghiệm: