Bài Thơ Về Quả Lựu / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

8 Bài Thuốc Chữa Bệnh Cực Hay Từ Quả Lựu

Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt). Cây lựu còn có tên gọi là tháp lựu, thạch lựu, an thạch lựu, đan nhược, kim bàng, kim tương, tạ lựu…có tên khoa học là Puni-cagranatum L.

Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý có độc). Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy. Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).

Bài 1: Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15 g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Bài 2: Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy mỗi thứ 10 g, hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi mỗi thứ 5 g, cam thảo bắc 3 g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250 ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày.

Bài 3: Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g, hạt cau già 10g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml rồi thêm 20g đường cát. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.

Bài 4: Chữa chảy máu cam: Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250 ml nước, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.

Bài 5: Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12 g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.

Bài 6: Chữa ho do nhiễm lạnh: Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500 ml nước trong 15 phút, sắc còn 150 ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

Bài 7: Sâu răng: Vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm về phía răng sâu.

Bài 8: Hỗ trợ trị viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.

Chú ý: Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để phát huy hết tác dụng. Hoa, vỏ quả và vỏ rễ thạch lựu không nên dùng cho người bị táo bón.

Cùng Danh Mục:

Hoa Thạch Lựu Và Hoa Phượng

Lê Phạm Trung Dung

Hồi còn sinh sống trên đất Tokyo,gần hảng tôi làm, có gia đình Nhật trồng hai,ba cây lựu trước sân nhà.Mỗi năm nhìn những trái lựu nặng trĩu trên cành,tôi rất nhớ Việt Nam,nhớ nhà ông ngoại tôi ở Hốc Môn trồng lựu rất nhiều.

Người Nhật trồng lựu như cây kiểng.Thạch Lựu tiếng Nhật gọi là JAKUROU じゃくろう石榴. Hoa lựu nở đỏ vào tháng năm âm lịch là dấu hiệu báo cho mùa hè trở lại bên cạnh hoa Phượng Vĩ.Nhưng thi ca hiện đại nhắc đến nhiều về hoa Phượng mà cố tình hay vô tình bỏ quên hoa thạch lựu.Thật bất công vì cả hai cùng là loài hoa sắc đỏ ghi dấu chân mùa hạ tới cõi thế gian.

Thi hào Nguyễn Du đã tả cảnh trời mùa hạ với hoa thạch lựu bừng nở đỏ như ánh lửa

Dưới trăng quyên đã gọi hè.

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

Ngô Chi Lan ,nữ sĩ đời nhà Lê trong bài thơ vịnh cảnh mùa hạ cũng nhắc tới màu đỏ của hoa thạch lựu

Gió bay bông lựu đỏ tơi bời. Tựa gốc cây đu đứng nhởn chơi. Oanh nọ tiếc xuân còn vỗ cánh. Én kia nhớ cảnh cũng gào hơi

Vào những năm cuối tiền bán thế kỷ hai mươi,khi phong trào thơ mới bột phát 、vẫn còn có nhà thơ chưa quên hoa thạch lựu như hình ảnh gắn bó với quê hương ,xa nơi phồn hoa đô hội náo nhiệt lúc hạ sang.Nữ sĩ Anh Thơ đã vẻ cảnh trưa hè sau lũy tre xanh:

Trời trong biếc không qua mây gợn trắng. Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa. Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng. Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua

Trong văn chương Trung Hoa ,nữ sĩ Quỳnh Dao cũng kể lại chuyện tình lâm ly,bi đát,khi hoa thạch lựu đỏ nở báo hiệu nùa hè sắp đến.

Có nhiều lý do giải thích tại sao ngày nay hoa Thạch Lựu ít được nhắc nhở tới trong văn chương mà được thay thế bằng hoa Phượng Vỹ.Cây Phượng Vỹ được trồng nhiều ở phố phường và trường học.Phượng Vỹ chỉ đơm hoa nhưng không kết trái quý như Thạch Lựu.Thạch Lựu chỉ trồng trong vườn,lá thuôn dài mọc đối,không những cho hoa đẹp ,đường kính chừng 3 phân,có 4 hoặc 5 cánh mà còn cho trái hồng hồng chứa đựng hàng trăm hạt có cùi bọc quanh,nhiều vị lạ ngọt bùi pha lẫn và hạt lựu đều đặn nên được ví với hàm răng cô thôn nữ má thắm môi hồng.Y học ngày nay đã tìm thấy nước jus của quả Thạch Lựu là viên thuốc Viagra thiên nhiên.Đó là lý do chánh tại sao tuy nở vào mùa hè nhưng hoa Thạch Lựu không thân thuộc với những mái đầu xanh cắp sách tới trường.

Cây Phượng Vỹ trước đây có tên là cây xoan Tây được trồng ở nước ta vào những năm sau đệ nhất thế chiến(1914-1918) khi mà chữ Nho được thay thế bằng chữ Quốc Ngữ.Hoa Phượng Vỹ lập lòe rồi nở rực,nở cháy lên bắt đầu từ tháng Tư vắt sang tháng năm đón nắng hạ , báo trước một vụ hè,mùa thi,ngày ra trường đã đến.

Cây Phượng Vỹ ít trồng trong sân trường mà trồng nhiều hai bên đường phố hay các ngã tư.Mùa hoa nở,sắc đỏ lấn át màu xanh của lá.Lá ít ,hoa nhiều,từng chùm hoa bập bùng như đốt đuốc.Hoa không tỏa hương thơm nhưng thu hút mọi người ,hấp dẫn trẻ con vào những thú vui lành mạnh.Cánh hoa phượng nở to,xòe mỏng như hoa dâm bụt(Hibicus Chinensis),không có nhựa, mau héo khi ngắt khỏi cây.Đặt cánh hoa lên vòng ngón tay trỏ và ngón tay cái rồi dùng lòng bàn tay phải vỗ một cái nghe tiếng bốp như tiếng pháo êm thật vui tai.Nhị hoa Phượng Vỹ có mang trên đầu một hạt vàng vàng giống nữa hạt đậu xanh đã lột vỏ dùng để chơi trò chọi gà.Bên nầy bên kia móc hai cái hạt vào nhau rồi giật nhẹ,bên nào không rụng hạt là thắng.Khi hoa tàn,cành cây khẳng khiu,lộ ra những quả phượng trông giống như quả bồ kết to tướng.Khi quả già khô rụng xuống.hoặc quả chưa héo,vỏ còn xanh đập vở ra lấy hạt,bóc ra ăn sống hoặc luột rồi ăn.Cây Phượng Vỹ không cao lắm,nhưng đứng dưới gốc thì thấy cao.Cành Phượng chẽ ra la đà rồi vuột lên,nhảy lên bám tay vào đu đượcTrẻ con trèo lên để bẻ hoa rồi thôi vì cây không có tổ chim và lá cây dễ rụng.Đứng trên cao nhìn xuống cây Phượng Vỹ hóa ra lè tè,chùm hoa trông như đĩa xôi gấc.Thành Phố Hải Phòng xưa kia còn có tên Thành Phố Hoa Phượng Đỏ nay chỉ còn man mác kỷ niệm vì cây bị chặt nhiều hơn cây trồng.

Bài thơ về hoa Phượng Vỹ “Chút Tình Đầu” đã được phổ nhạc thành bài ca “Phượng Hồng”

Những chiếc xe chở đầy hoa phượng.Em chở mùa hè của tôi đi đâu?Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám.

Thưở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.Mối tình đầu tôi có gì?Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp,

Là áo người trắng cả giấc ngủ mê.Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp.Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp.Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây

Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.Mối tình đầu tôi có gì?

Chỉ một cây đàn nhỏ.Rất vu vơ nhờ bài hát nói dùm.Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu.

Nếu có một gã khờ ngọng ngịu mãi thành câm.Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng.Em hái mùa hè trên cây.Chở kỷ niệm về nhà.

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại

Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.

Ở Montreal ,có bà dì ,năm ngoái tặng cho tôi mấy cây thạch lựu.Năm nay lên cao hơn gang tay.Còn lâu mới ra hoa kết trái nơi đất tuyết lạnh nầy.Nhưng tôi rất trân trọng những cây thạch lựu tí hon nầy như để giữ kỷ niệm mùa hè hoa phượng vỹ,hoa thạch lựu nở đỏ trên quê hương.

Lê Phạm Trung Dung

Gửi cho bạn qua – share this by:

Facebook

Email

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Bài Thơ Tiếng Hàn Về Hoa Quả

Để thay đổi không khí trong quá trình học, Dạy tiếng Hàn SOFL giới thiệu tới bạn bài thơ tiếng Hàn về hoa quả, giúp cho bạn có thêm vốn từ phong phú khi học.

Chắc hẳn bạn vẫn chưa quên phương pháphọc từ vựng tiếng Hàn qua hình ảnhđúng không. Bài thơ về hoa quả này cũng là những sự vật gắn liền với hình ảnh. Vì thế càng dễ dàng cho việc học phải không.

Từ vựng tiếng Hàn hoa quả

Để hiệu quả chắc chắn bạn không thể bỏ qua việc trau dồi từ vựng mỗi ngày. Bạn có thể học từ vựng qua phim, qua đoạn văn mới, hay gặp một từ lạ ở trên đường… Trong bài viết này Hàn ngữ SOFL sẽ giúp bạn học từ vựng qua bài thơ về hoa quả. Đây là bài thơ khá hay và thú vị.

Ăn “táo” thì nói 사과 “오이” dưa chuột “nho” là 포도 “Quả xoài ” thì nói 망고 땅콩 củ lạc ” chuối ” là 바나나 Khoai lang nhớ ” 고구마 석류 quả lựu , bưởi là 자몽 Từ 감 ta có quả hồng 수박 dưa hấu chưa hề được ăn 레몬 ta có quả chanh 고추 quả ớt chớ đừng ăn cay 딸기 là trái dâu tây 파파야 đủ đủ ăn đầy vào nha Quả ổi đọc 구아바 Đừng quên quả nhãn đọc là 롱안 Chôm chôm nhớ 람보탄 귤 là quả quýt tết về ăn chơi 두리안 sầu riêng ơi 밀크과일 vú sữa nàng ngồi ở đây 감자 ta có khoai tây

금귤 quả quất ngọt ngây xơi nào 복숭아 nhớ đến quả đào 파일애프 “quả dứa” ai tài gọt xem 삼보체 “quả hồng xiêm” 배 là lê đó đưa tiền mới cho 살구 nhớ quá quả mơ Nếu mà ăn mận” nhớ là 서양자두 Bắp ngô ta có 옥수수 무 là củ cải quả là không sai 리치 quả vải nói hoài 잭과일 quả mít ngon mà lắm gai Khi mệt ta nhớ đến ai 코코넛 ta uống quả dừa tỉnh ngay Quả gì mà lại ngắn tay 망고스틴 măng cụt biết ngay nhớ liền Muốn béo mà không tốn tiền

Tác giả bài viết: Dạy tiếng Hàn

Trái Thạch Lựu, Ý Nghĩa Và Biểu Tượng

Xuyên suốt chặng đường dài lịch sử hơn năm thế kỷ qua, trái thạch lựu tại thành phố Granada thuộc đất nước Tây Ban Nha, được chọn làm biểu tượng của Dòng anh em Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa. Đây chẳng phải là một sự kiện ngẫu nhiên, hay tự ý các tu sĩ của Dòng thấy trái thạch lựu có chức năng chữa trị được nhiều thứ bệnh hiệu qủa nên đã chọn biểu tượng này cho riêng mình? Mà là một biến cố khởi đầu đánh dấu một bước ngoặc lớn trong sứ vụ tông đồ của cha thánh Gioan Thiên Chúa.

Lựu (Punnica granatum L.), còn gọi là Tháp lựu, Thạch lựu, An thạch lựu, Đan nhược, Kim bàng, Kim tượng, Tạ lựu…, là một loại cây nhỏ, thuộc mộc, cao khoảng chừng 2-3 mét, thân xám, có vỏ mỏng, cành mảnh, lá đơn mọc đối, hình thuôn dài, gân 5,6 đôi hình cung, mép nguyên cuống ngắn. Hoa lựu màu đỏ tươi hoặc trắng (được gọi là bạch lựu) mọc riêng lẻ hoặc từng xúm 3 hoa ở kẽ lá thường nở vào mùa hạ.

Qủa mọng, to bằng nắm tay, hình cầu, mang đài còn lại ở phía đỉnh, vỏ dày, ngoài da màu lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong qủa có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, phân cách nhau bởi một màng mỏng. Hạt rất nhiều, hình 5 cạnh, sắc màu hồng trắng.

Thành phần hóa học và công dụng:

Cây lựu được trồng khắp nơi để làm cảnh và lấy qủa ăn. Vỏ thân, vỏ rễ và đặc biệt là vỏ qủa còn được dùng làm thuốc với công dụng sáp tràng (làm săn se niêm mạc), chỉ tả (cầm tiêu chảy), chỉ huyết (cầm máu), khử trùng (trừ giun sán), chuyên dùng để chữa các chứng bệnh như cửu tả cửu lỵ (lỏng lỵ mãn tính), tiện huyết, hoạt tinh, thoát giang (lòi dom), băng lậu, đới hạ (khí hư), trùng tích phúc thống (đau bụng do giun sán)…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, vỏ qủa lựu có chứa Tanin 10, 4%, Wax, Resin 4, 5%, D-mannitol, Mucilage, Gallic acid, Malic acid, Pectin, Calcium Oxalate, Gum, Inulin, Elaidic acid, Isoquercetriin, Cyanidin 3 – Gluco -side, Cyanidin – 3, 5 Diglucoside, Pelargonidin – 3, 5, – Diglucoside…, có tác dụng băng se và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, kháng khuẩn, kháng virus và tẩy giun sán. Hoa lựu có vẻ đẹp rực rỡ và qúy phái, đến nỗi cổ xưa nhân có câu : “Ngũ nguyệt hoa lựu chiếu nhãn minh”. Hoặc đại thi hào Nguyễn Du cũng đã viết một câu thơ nổi tiếng về hoa lựu như sau:

” Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”.

Tuy nhiên, ngày nay không ít người biết rằng, trong nền Y học cổ truyền hoa lựu còn là một vị thuốc độc đáo. Theo các Y thư cổ như Bản thảo cương mục, Thánh tễ tổng lục, đắc phối bản thảo, phân loại thảo dược tính…, thạch lựu hoa có vị chua sáp, tính bình, có công năng chủ trị các chứng bệnh như tỵ huyết (chảy máu cam), thổ huyết (nôn ra máu), xuyết huyết do trật đả, kinh nguyệt không đều, lỵ tật, bạch đới (khí hư), viêm tai giữa, đau răng…

Một số hướng dẫn cách dùng cụ thể:

– Phế ung (Áp xe phổi): Hoa lựu trắng 7 đóa, hạ khô thảo 9g, sắc uống. Hoặc hoa lựu 6g, ngưu tất 6g nhẫn đông đằng 15g, bách bộ 9g, bạch cập 30g, đường phèn 30g sắc uống.

– Phế kết hạch (lao phổi): Hoa lựu trắng 30g, hạ khô thảo 30g sắc uống

– Ho và nôn ra máu : Hoa lựu trắng tươi 24 đóa, đường phèn 15g sắc uống.

– Viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu trắng tươi 30g, nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.

– Lỵ cấp và mãn tính :Hoa lựu trắng 18g, sắc kỹ chia uống ngày 3 lần trong ngày.

– Trĩ xuất huyết: Hoa lựu trắng 7 đóa, đường phèn 9g sắc uống.

– Thoát giang (lòi dom): Hoa hoặc vỏ qủa lựu lượng vừa đủ, phèn chua một chút, sắc kỹ rồi cho thêm một ít bột ngũ tử sao, ngâm hậu môn hàng ngày.

– Khí hư: Hoa lựu 3-5 đóa, sắc với chút rượu uống. Hoặc hoa lựu 30g sắc kỹ, lấy nước bỏ bã rồi ngâm rửa âm đạo.

– Băng lậu: Hoa lựu 9g, trắc bá diệp 9g, sắc uống. Hoặc hoa lựu 3-5 đóa sắc với rượu uống.

– Viêm tai giữa: Hoa lựu lượng vừa đủ, sấy khô, cho thêm chút băng phiến, tán thành bột mịn, mỗi lần lấy một ít thổi vào tai bị đau.

– Chảy máu mũi: Hoa lựu lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rồi lấy một ít thổi vào lỗ mũi.

– Đau răng: Hoa lựu lượng vừa đủ sắc uống thay trà hàng ngày.

– Viêm loét miệng: Hoa lựu đốt tồn tính, tán bột rồi bôi vào chỗ loét, mỗi ngày 2 lần. Có thể cho thêm một chút thanh đại thì càng tốt.

– Phỏng: Dùng hoa hoặc vỏ qủa lựu lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rồi trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.

– Vết thương xuất huyết: Hoa lựu khô tán vụn rồi rắc lên vết thương.

Lưu ý: Hoa lựu nên thu hái khi vừa mới nở, dùng tươi hoặc đem phơi trong bóng râm cho khô rồi cất giữ nơi khô ráo để sử dụng từ từ. Cũng như vỏ, qủa và vỏ rễ, hoa lựu không nên dùng cho những bệnh nhân bị táo bón. Như vậy, qua tìm hiểu công năng tự nhiên của trái Lựu mang tính chữa bệnh khá nhiều và hiệu qủa cao. Điều này giúp ta nhận rõ Thạch Lựu là một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong nền Y học Thế giới nói chung và đặc biệt trong nền Y học Đông y của Việt Nam nói riêng.

Trước hết xin nói đến yếu tố địa lý, nước Tây Ban Nha có một thành phố mang tên là Granada, thành phố này nằm dưới chân ngọn núi Sierya Nevada có độ cao khoảng 3,478 mét, Grenada hưởng một khí hậu ấm áp và thiên nhiên ưu đãi, ở độ cao 700 mét so với mặt biển. Một thành phố vui tươi nhộn nhịp nằm giữa thung lũng phì nhiêu “Voga de Granada” (được gọi là vười cây ăn trái Granada) chỗ hợp lưu của hai con sông Nil và sông Darre, nơi cung cấp màu mỡ cho đất đai và chảy tràn lan những dòng nước trong trẻo vào vô số những mạch nứơc của các kênh đào kinh thành. Suốt bảy thế kỷ, Granada chịu ách thống trị của quân Hồi.

Quân Hồi đã chiếm phần lớn tài sản về Nông nghiệp, Kỹ nghệ, Tơ lụa và đã xây nhiều đền đài nguy nga tráng lệ, như đền Alhambara, đền Generalefe, những tường thành Albaicin…. Sau đó một thời gian, các vua Công giáo đã chiếm lại được và đã khôi phục vào năm 1492. Trước khi Gioan Cidade đặt chân đến chỉ có 48 năm, thành vẫn còn trong thời kỳ chuyển tiếp và quá độ. (….) Vì là thành phố được thiên nhiên ưu đãi, nên cây cối rất xanh tươi và mát mẻ. Đặc biệt, cây lựu là một trong những loại cây được trồng nhiều nhất vừa làm cảnh, vừa dùng để ăn quả vừa chữa bệnh. Đến nỗi người ta đặt tên cho thành phố ấy là thành phố Granada. Tức là tên của loài cây thạch lựu.

Kể từ khi Gioan Thiên Chúa được ơn ăn năn sám hối, quyết tâm hiến dâng cuộc đời còn lại để phụng sự Chúa trong việc phục vụ bệnh nhân tại thành phố Granada. Tương truyền rằng, có một lần Chúa Giêsu hiện ra dưới hình thức một em bé tay cầm qủa thạch lựu trao cho Gioan Thiên Chúa và nói: “Đây là thánh giá của con”*… và kể từ đó thánh Gioan đã đón nhận và xem đây như là sứ mệnh tông đồ của Ngài.

Đồng thời thánh nhân thực hiện công việc bái ái phục vụ người nghèo người bệnh trong suốt cuộc đời. Và từ đây biểu tượng qủa Thạch Lựu cũng được các con cái của Ngài chọn làm biểu tượng của riêng mình như chính thánh Tổ phụ ngày xưa đã đón nhận từ chính bàn tay Chúa Hài Đồng vậy. Và kể từ ngày đó đến nay, Qủa Thạch Lựu không những chỉ được ươm trồng trong phạm vi thành phố Granada, mà còn được lan rộng khắp các phương trời Năm Châu Bốn Bể, và còn tồn tại mãi mãi hễ nơi nào còn có dấu chân các tu sĩ trợ thế, thì hãy còn có biểu tượng ấy…

Có lẽ, nếu có ai đó lần đầu tiên đến Tu viện, Bệnh viện dòng Thánh Gioan Thiên Chúa mà nhìn vào tháp nhà thờ hoặc các bảng hiệu của Dòng tại phòng khách hay ở đâu đó thường nhìn thấy một hình Logo có in hình qủa Thạch Lựu. Họ có ý nghĩ và chất vấn ngay: “Tại sao biểu tượng của Dòng lại là một qủa ổi chín nhỉ?” Và thật sự đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi này, và họ rất ao ước được một tu sĩ nào đó giải đáp cho thắc mắc trên để họ ra về trong lòng khỏi băn khoăn tại sao?

Vâng ! có thể nói, đây là một vấn đề khá xa xưa và cũ rích như trái đất. Nhưng thiết nghĩ, nếu chúng ta không chịu khó tìm hiểu lịch sử, cội nguồn. Hẳn nhiên câu trả lời sẽ chẳng đơn giản chút nào, hoặc nếu có cắt nghĩa chăng nữa thì có lẽ cũng thiếu….Khi nói tới điều này thực nhớ lại bài báo phần “Thời sự và suy nghĩ” của Báo tuổi trẻ số ra 204/2003 – thứ 2 ngày 01-09-2003, trang 01 của tác giả Điệp Văn Sơn khi đề cập tới “Bài Quốc Ca”. trong đó có đoạn viết: (……) “Nếu chịu khó làm một cuộc khảo sát nhỏ sẽ thấy có nhiều cán bộ công chức không thuộc quốc ca.” Ông nói tiếp “Có một chuyện có thật đáng buồn ở một đại Sứ quán Việt nam ở một nước Bắc Âu, khi tiếp một đoàn đại biểu thanh niên của nước sở tại, các đại biểu say sưa hát quốc ca Việt nam, ngược lại, các nhân viên sứ quán chỉ hát bập be3ï …”

Cũng vậy, là anh em tu sĩ Trợ Thế, chúng ta cũng cần hiểu rõ về cội nguồn lịch sử của Dòng chúng ta, để khi có ai đó thắc mắc chúng ta có thể hướng dẫn, giải thích về căn tính của ta, chứ nếu không biết thì đó là điều đáng tiếc. Hơn nữa, khi đã biết rõ về nguồn cội cũng như lịch sử của Hội dòng. Chúng ta sẽ càng yêu mến và gắn bó hơn, hăng say dẫn thân hơn trong sứ vụ tông đồ.

Giới Thiệu Về Quả Cherry .

Cherry là một loại quả cao cấp nhập khẩu được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại nhưng nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về nguồn gốc của loại trái cây này.

Cherry còn được gọi là quả Anh đào. Cây cherry là một loại cây lớn sống lâu năm có chiều cao lên đến 10m. Lá cherry có màu xanh đậm, hình bầu dục thuôn dài, rìa lá có răng cưa và gân lá nổi rõ.Hoa cherry có màu trắng hồng hay hồng đậm, hóa có năm cánh và thường nở quanh năm.

Qủa cherry mọc thành từng chùm trên cuống dài, ban đầu có màu xanh, khi chín có màu vàng hay màu đỏ có khi đỏ sậm trên nền lá xanh thẫm. Quả cherry có vịt ngọt chua thanh nhẹ, da căng bóng, mọng nước, ăn giòn ngọt, vị đậm đà, hương thơm dịu nhẹ quyến rũ. Cherry là một loại quả được nhiều người ưa thích vì hương vị rất thơm ngon và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó mang lại cho chúng ta nên cherry hiện nay là món khoái khẩu của nhiều người.

Cherry được trồng chủ yếu ở Mỹ, Canada, New Zealand và Úc là những nơi có khí hậu ôn đới, tuy nhiên cherry cũng cần đạt được số giờ tắm no nắng mới đạt được màu sắc chín vàng – đỏ rực cũng như độ bóng căng mọng của trái và hương vị thơm ngon quyến rũ.

Mùa cherry Mỹ, Canada bắt đầu từ Tháng 5 đến hết Tháng 8 còn mùa cherry Úc bắt đầu từ Tháng 11 đến hết Tháng 2 năm sau. Cherry trồng tại Mỹ luôn được đánh giá là cho chất lượng tốt nhất, từ hương vị đến màu sắc. Quả cherry được trồng tại Mỹ, Canada và Úc phải có đường kính đạt chuẩn 27mm mới được xuất khẩu.

Theo cục Bảo vệ thực vật Bộ NN & PTNT hiện nay Việt Nam cho phép nhập khẩu cherry chính ngạch từ Mỹ, Canada, New Zealand và Úc.

Cherry vốn là một loại quả ngon,thuộc hàng trái cây cao cấp thường dùng để làm quà biếu và được bán trong các shop trái cây cao cấp với giá khá cao. Tuy nhiên vài năm trở lại đây cherry được nhập về Việt Nam khá nhiều nên giá thành cũng tương đối tốt nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng vì cherry rất ngon miệng và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng.