Tâm Sự Cô Giáo Dạy Văn

Bạn đến chơi nhà sao để thiếu, Tâm sự cô giáo dạy văn Trên bục giảng, em nói toàn những chuyện thần tiên Cô Tấm ở hiền được Phật, Thần giúp Chàng Kim chung tình chẳng vẹn tròn hạnh phúc Nước mắt nàng Kiều ướt đẫm những trang thơ.

Nguyệt Nga đã gặp được Vân Tiên chưa? Để khắc khoải trái tim ông đồ Đình Chiều.

Cả trầu không – hỡi cụ Tam Nguyên?

Em kiếm tìm một chút bình yên Một chút ấm lòng trong gió đầu mùa lạnh Để xót thương những tuổi thơ bất hạnh Những phận nghèo bên xóm chợ bơ vơ.

Em trở vào với thế giới mộng mơ Để giật mình khi trống trường vang vọng Ngoài cổng trường có con thơ trông ngóng Anh vụng về – có chắc nấu được cơm.

Cái mộng mơ phải tan biến trong em Để trở về với đời thường với dưa, cà, mắm, muôí Chợt chạnh lòng thấy con ai xiêm áo mới mà con mình vẫn tấm áo năm xưa.

Thương anh nhiều dẫu vất vả nắng mưa Vẫn chắt chiu dành tiền cho em mua sách Vẫn tự hào khoe với người bên cạnh Vợ tớ là cô giáo dạy Văn!

Em ước một lần có bụt tới thăm Như đã từng đến thăm cô Tấm Để khi bước ra khỏi cổng trường em bớt phần lo lắng Liệu giờ này anh đã nấu được cơm?

Bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng ấy đã trở thành lời sẻ chia nỗi niềm của bao người thầy, người cô đã và đang trong nghề- nghề dạy văn.

Sinh ra trên đời hẳn ai cũng mang trong mình những ước mơ dù là nhỏ bé hay lớn lao. Nó cũng vậy, sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo không có điều kiện học hành nhiều. nhưng bù lại nó được tận hưởng cái không gian hoang sơ mà không kém phần nên thơ ngay trên làng quê bé nhỏ của mình bằng nhũng chiều theo các chị thả trâu ngoài đồng hay những ngày tung tăng cùng đám bạn trên con đường tới trường. Năm ấy, nó đã năm tuổi, ấy thế mà ba mẹ nó dường như quên mất rằng nó đã đén tuổi học mẫu giáo thì phải. Theo chi Sen đi chăn trâu ngoài đồng nó thấy thằng Hồi với cái Dung đeo theo cái cặp trên vai trông rõ nặng lại còn có cả chị Huong dẫn trước nữa chứ, nó tò mò hỏi chị Sen: “Các bạn đeo gì sau lưng mà nặng, mà vui thế chị”? Sao bạn ấy không tự đi mà phải có người dẫn?”. Chị Sen cười đáp: ” Hai bạn ấy đi học mẫu giáo đấy.Em cũng đi học thôi đừng theo chị đi chăn trâu nữa!”. Thế là nó chạy thẳng về nhà nũng nịu đòi mẹ cho đi học, đòi mua cái cặp sách to tướng đeo sau lưng như hai đứa bạn trong làng. Nghe câu nói tưởng chừng ngây ngô mà đáng thương của nó ba mẹ nó mới chợt nhớ rằng nó đã đén tuổi đi học. Mẹ quay sang nói với ba: ” Tội nghiệp con bé vợ chồng mình mải làm mà quên mất”.

Qua một chặng đường khá dài với những con dốc quanh co nó cũng đã tởi được lớp học. Ngôi trường nó học chỉ có một lớp nằm ngay giữa quả đồi ( vì là trường làng mà).Suốt cả đem hôm qua nó hồi hôp, náo nức, trên đường đi học tò mò về trường lớp ,thầy cô đến vây mà sao giờ đến lớp nó rụt rè sệt đến thế. Các bạn đã vào lớp cả mà nó vẫn đứng nép bên cửa lớp. Cô giáo mỉm cười hỏi nó: “Em đến học đúng không”? Nó ấp úng: Vâng ạ!. Thế em tên gì?. Thưa cô: em tên…….ấp úng mãi nó mới đọc được họ tên. Cô ân cần dẫn nó vào lớp giới thiệu cùng các bạn. Thế là tên nó đã được cô ghi ttrong lớp học 36 buổi cuả làng. Bài học đầu tiên nó được cô dạy là bài thơ: ” Đi học”.

Hôm qua enm tới trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Cảnh sắc trong bài thơ sao mà giống với làng quê, giổng trường nó đến vây: “trường của em be bé…, cô giáo em tre trẻ, hương rừng thơm đồi vắng, nước suối trong thầm thì” ….. Riêng chỉ có điều khác là mẹ không dắt tay nó tới trường mà thôi. Có lẽ bởi cảm xúc của bài thơ đã quá thân thuộc với sự cảm nhận của nó mà nó thuộc làu ngay ở lớp.Cô giáo như mẹ hiền. Em bây giờ cứ ngỡ cô giáo học là cô tiên. Lời bài hát ấy nó đẫ được các chị phụ trách đội trong xóm dạy. Nhưng hôm nay nó mới thực sự cảm nhận được điều ấy. Cô giáo ân cần cầm tay dạy nó viết nét chữ đầu tiên. Đôi tay nó sao mà ngượng ngùng đến vậy, nét chữ của nó thật ngoằn nghoèo khó coi (bởi nó vào học sau các bạn cùng lớp mà). Thế nhưng cô không hề nản lòng uốn nắn từng nét để rồi cái chữ o quả nhót kia của nó cuối cùng cũng tròn như quả trứng.

Tan học nó hớn hở theo chị Sen về nhà .Nó chỉ mong sao cho quãng đường ngắn lại để nó được khoe với mẹ điểm 10 đỏ chót cùng tấm phiếu bé ngoan- thành quả mà nó gặt hái được của buổi đầu tiên đi học.

Nhờ ánh trăng sang ngời

Trăng tròn như cái đĩa

Lơ lửng không rơi”

Có những khi nó lại thơ thẩn một mình để thả hồn vào màu xanh bát ngát của đồi chè, để lắng nghe âm thanh róc rách của dòng suối trong xanh, hay hái chùm hoa giun thơm ngát trên đồi, để rồi cuối buổi nó mang về tặng mẹ sản phẩm là cả bài thơ dù chỉ là sự ghép vần nhưng nó biết mẹ vui lắm. Nhưng có khi mải mê với chùm hoa sim mà nó để lạc mất trâu khóc đến sưng cả mắt.

Năm tháng trôi qua với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Chẳng mấy chốc nó đã trở thành cô nữ sinh cấp 3. chính ngôi trường này là nơi thắp sáng thêm ước mơ trong nó bởi cô giáo dạy văn đầy tâm huyết và lòng nhiệt tình mà dến giờ nó vẫn khắc sâu những ấn tượng tốt đẹp về cô- cô giáo: Lê Nguyên Hải. Vốn là đứa rụt rè ban đầu nó ít khi xây dựng bài cùng cô. Nhưng rồi chính cô đã phát hiện ra niềm yêu thích học văn trong nó. Cô đã luôn động viên, khích lệ nó cố gắng, tận tình giảng giải cho nó từng lới văn, ý thơ mà nó còn băn khoăn. Chỉ gắn bó với lớp một năm nhưng chính cô là người đã vạch ra hướng đi và tiếp thêm nghị lực để nó thực hiện ước mơ được nhen nhóm từ bấy lâu .

Thế rồi kì thi đại học sắp tới nó đã đăng kí dự thi vào khoa Ngữ văn của trường đại học sư phạm dù ba nó phản đối gay gắt bởi theo ba đây là ngành học khó xin việc, tương lai của nó sẽ mịt mù. Nhưng nó đã không nản lòng thuyết phục tới khi ba đồng ý. Cũng từ đó với quyết tâm thi đỗ hằng ngày sau khi tan trường nó cùng đứa bạn cùng khóa sang sư phạm học ôn. Có những tối trời mưa tầm tã, đường phố vắng tanh( vì khi ấy là giờ ăn tối của gia đình mà), nó cùng đứa bạn lủi thủi vừa lạnh , vừa đói lại sợ người nghiện, nó thấy mệt mỏi . Nhưng nghĩ tới câu nói của mẹ năm nào: Con gái mẹ đỗ dại học mẹ thịt hẳn bò đãi hàng xóm nhớ lời động viên của cô giáo nó lại không cho phép mình từ bỏ ước mơ. Để rồi sau những ngày hồi hộp chờ đợi nó vui mừng ôm mẹ mà òa khóc bởi niềm hạnh phúc tới nghẹn ngào cùng tờ giấy trúng tuyển đại học trên tay. Giây phút ấy khiến nó nhớ lại vài câu thơ ghép vần ngày xưa nó tặng mẹ:

” Có những lần mẹ ôm con mẹ bảo:

Mai lớn rồi gắng học nghe con

Học để rồi mai trở thành cô giáo.

Ước mơ xa mẹ chắp cánh cùng con”.

Thời gian thấm thoắt qua đi bốn năm sv đại học đã kết thúc.Cầm tấm bằng trên tay bao cảm xúc hỗn độn ùa về trong nó. Vui lắm nhưng nó sẽ bước tiếp sao đây. Đi xa ư? Có lẽ cơ hội cho nó sẽ nhiều hơn. Nhưng mà….thật sự lúc này nó không muốn xa anh, người con trai đầu tiên mang lại cho nó những cảm xúc khó tả. Nó nghĩ nó sẽ chọn nơi nào gần anh để …. Nhưng anh cũng chẳng thể giúp gì cho nó. Nhờ chú ư? Chú cũng giống ba lại bảo xin trái ngành cho nó thôi. Có những trưa hè một mình lang thang khắp nơi tìm việc mà kết quả vẫn là con số không nó đã buồn đã khóc, đôi chân nó dường như đã mỏi. Nó buồn lắm mỗi khi nghe bạn nó báo tin vui. Nhưng may mắn đã đến với nó. Nó không ngờ rằng trên bước đường nó đi vẫn luôn có một người cô luôn dõi theo -cô giáo chủ nhiêm cấp ba của nó. Từ ấy cô đã trở thành người tiếp tục dẫn đường chỉ lối cho nó đến với ước mơ .

Trời không phụ lòng người, may mắn đã mỉm cười vói nó để rồi đưa nó về làm cô giáo ngay trên quê hương nơi mẹ nó từng sinh ra và lớn lên, nơi in dấu bao kỉ niệm tuổi thơ bên người ông kính yêu của nó. Hơn thế nơi ấy còn có người mà nó thương yêu, nơi đây ghi dấu bao kỉ niệm đẹp về mối tình đầu của cô bé sinh viên ngốc nghếch cùng chàng giảng viên lịch lãm ngày nào.

Đã gần một năm trôi qua, nó bước vào nghề với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn của một cô giáo trẻ nhưng thật sự nó hạnh phúc lắm vì bên cạnh nó là gương mạt học trò thân yêu, là người chồng vụng về nhưng luôn quan tâm, yêu thương nó. Phải nó đã lấy chồng. Anh không phải là chàng trai mà nó yêu thương ngày nào bởi duyên phận đã chia xa nó với người ấy. Người ấy đã nắm tay nó khi nó còn là cô sinh viên chập chững trên con đường thực hiện ước mơ, là động lực lớn lao để nó bước tiếp trên con đường đã chọn nhưng lại buông tay nó khi nó vừa chạm tới ước mơ của mình. Duyên phận mà, nó không trách anh đâu vì nó biết anh cũng đâu muốn thế. Lấy chồng rồi cuộc sống có biết bao đổi thay. Dường như lúc nào cũng bộn bề công việc mọi cảm xúc trong nó cũng thay đổi dần .Vẫn là dòng tâm sự từ thuở sinh viên nhưng giờ đây nó càng thấm thía hơn cảm xúc ấy:

Em ước một lần có bụt tớ thăm Như đã từng đến thăm cô Tấm Để khi bước ra khỏi cổng trường em bớt phần lo lắng Liệu giờ này anh đã nấu được cơm?

Nhiều khi ốm mệt, học trò nghịch ngợm, những mâu thuẫn nhỏ nhoi trong gia đình, một mình lo toan công việc trường lớp, gia đình đã làm giọt nước mắt nó rơi. Nhưng nó tin rồi mọi khó khăn cũng qua đi bởi bên nó còn có người mẹ kính yêu, có người cô vẫn luôn dõi theo tin tưởng ở nó, và cả những đồng nghiệp luôn tận tình chỉ bảo dìu dắt nó. Nó tự hứa sẽ cố gắng để không phụ lòng tất cả mọi người. Ngày tri ân thầy cô cũng sắp tới gần nó xin gửi tới thầy cô, đồng nghiêp cùng tất cả những ai đã và đang trên con đường đến với nghề dạy học luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui cùng sụ nghiệp ” ươm mầm những ước mơ”.

Con đường đến với ước mơ của tôi là vậy. Còn bạn thì sao?. Hãy dám ước mơ và thực hiện bạn nhe. Có thể con đường bạn chọn nhiều khó khăn trắc trở nhưng nếu bạn dám ước mơ bạn sẽ chạm tói nó bởi: ” Trên đường này không có con đường cùng mà có chỉ có những ranh giới điều quan trọng là bạn phải có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy”.

Đến Với BàI Thơ Hay: Gửi Về Cô GiáO Dạy Văn

Thứ sáu, 07/11/2014 22:30

Nhìn những học trò cặm cụi từng nét vẽ, nắn nót từng con chữ trên tờ báo tường 20-11 với cả tấm lòng yêu thương, tôi chợt nhớ đến bài thơ của Nguyễn Thụy Diễm Chi “Gửi về cô giáo dạy văn”. Bài thơ mộc mạc ngay từ nhan đề, câu chữ không cầu kỳ, gọt giũa nhưng mỗi khi đọc lên vẫn cứ thấy rưng rưng.

Gửi về cô giáo dạy văn Có thể bây giờ cô đã quên em Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm. Có thể bây giờ chiếc lá bàng non của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm Ai sẽ nhặt dùm em xác lá Như em thuở nào ép lá giữa trang thơ? Ước gì… hiện tại chỉ là mơ Cho em được trở về chốn ấy Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái Được vui – buồn – cười – khóc hồn nhiên Em nhớ hoài tiết học đầu tiên Lời cô dạy: “Văn học là nhân học” Và chẳng ai học xong bài học làm người! Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi Những lúc buồn em nhớ quá – Cô ơi! Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ…

Nguyễn Thụy Diễm Chi

“Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc” (Xuân Diệu). Khi hiện thực đã tích tụ, khi cảm xúc đã đong đầy thì những câu chữ cứ nhảy múa, bật ra thành thơ. Mở đầu bài thơ như một lời tự sự – lời tự sự ẩn chứa quy luật của muôn đời. Ai đó đã ví thầy cô giáo như người chèo đò đưa bao thế hệ học trò sang sông. Sang bên bờ là có biết bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu số phận. Người chèo đò làm sao cô nhớ hết, không phải muốn quên nhưng không thể nhớ được nhiều. Người đi đò cũng vậy, sang sông là đến với chân trời mới, tự tìm cho mình một lối đi riêng, trong kí ức tâm hồn luôn ăm ắp hành trang về một thời cắp sách để tự nhắc nhủ lòng: nhất định sẽ về thăm. Nhưng trường đời rộng lớn, bao bon chen, tranh đua, hơn thiệt,…lời hứa ngày nào cứ biền biệt trôi xuôi.

Mạch thơ tiếp nối với hàng loạt những giả định: có thể bây giờ; ước gì để khẳng định một điều rằng: nhân vật trữ tình đang da diết, hoài niệm về một thời hoa niên thơ mộng. Một thời ép lá giữa trang thơ; được vui – buồn – cười – khóc hồn nhiên trong vòng tay thân ái bạn bè. Nhưng làm sao có thể, bởi “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Herakleitos), chiếc lá bàng non ngày nào giờ đã úa màu nâu thẫm. Hình ảnh ép lá giữa trang thơ giàu tính tạo hình và gợi cảm, không chỉ nói lên sự trong sáng, đáng yêu của lứa tuổi học trò mà còn chứa đựng một khát vọng lớn lao – sự níu giữ thời gian dù biết là không thể.

Nhân vật trữ tình đang đắm chìm trong mạch cảm xúc hoài niệm. Ấn tượng sâu đậm nhất có lẽ là tiết học của cô giáo dạy văn. Văn học là nhân học – là những bài học làm người. Nhưng bé bỏng quá cô ơi, khi ấy em có hiểu gì đâu! Chỉ khúc khích tiếng cười, len lén chuyền tay nhau gói me dầm cuối lớp. Gửi về cô với lời tri ân hay những lời xin lỗi muộn màng. Lạ lùng thay những trò tinh nghịch rất học trò ấy, rất con gái ấy lại có một sức khái quát lớn lao. Vị chua cay của gói me dầm trong tiết học ngày nào giờ trở thành vị chua cay trên hành trình vào dòng đời xuôi ngược mà chẳng ai học xong, để rồi cứ ám ảnh, cứ quay quắt, cứ da diết nhớ: Những lúc buồn em nhớ quá – Cô ơi!

Cấu trúc bài thơ chặt chẽ trôi theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Từ hiện tại, nhân vật trữ tình trôi miên man về quá khứ với những kỷ niệm buồn vui về một thời cắp sách. Giấc mơ đứt mạch, nhân vật trữ tình trở về với hiện tại bằng nỗi nhớ khôn nguôi cùng những lời tri ân gửi về cô giáo cũ. Dẫu cho dòng đời xuôi ngược có chua cay, nhưng những bài học của cô ngày nào luôn là hành trang, là giá đỡ tinh thần soi sáng con đường em bước – Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ.

Đặng Quang Sơn

Đến Với Bài Thơ Hay: Gửi Về Cô Giáo Dạy Văn

Nhìn những học trò cặm cụi từng nét vẽ, nắn nót từng con chữ trên tờ báo tường 20-11 với cả tấm lòng yêu thương, tôi chợt nhớ đến bài thơ của Nguyễn Thụy Diễm Chi “Gửi về cô giáo dạy văn”. Bài thơ mộc mạc ngay từ nhan đề, câu chữ không cầu kỳ, gọt giũa nhưng mỗi khi đọc lên vẫn cứ thấy rưng rưng.

Gửi về cô giáo dạy văn

Có thể bây giờ cô đã quên em

Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết

Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt

Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm.

Có thể bây giờ chiếc lá bàng non

của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm

Ai sẽ nhặt dùm em xác lá

Như em thuở nào ép lá

giữa trang thơ?

Ước gì… hiện tại chỉ là mơ

Cho em được trở về chốn ấy

Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái

Được vui – buồn – cười –

khóc hồn nhiên

Em nhớ hoài tiết học đầu tiên

Lời cô dạy: “Văn học là nhân học”

Và chẳng ai học xong bài học làm người!

Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười

Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp

Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược

Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi

Những lúc buồn em nhớ quá – Cô ơi!

Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ…

                                          Nguyễn Thụy Diễm Chi

“Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc” (Xuân Diệu). Khi hiện thực đã tích tụ, khi cảm xúc đã đong đầy thì những câu chữ cứ nhảy múa, bật ra thành thơ. Mở đầu bài thơ như một lời tự sự – lời tự sự ẩn chứa quy luật của muôn đời. Ai đó đã ví thầy cô giáo như người chèo đò đưa bao thế hệ học trò sang sông. Sang bên bờ là có biết bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu số phận. Người chèo đò làm sao cô nhớ hết, không phải muốn quên nhưng không thể nhớ được nhiều. Người đi đò cũng vậy, sang sông là đến với chân trời mới, tự tìm cho mình một lối đi riêng, trong kí ức tâm hồn luôn ăm ắp hành trang về một thời cắp sách để tự nhắc nhủ lòng: nhất định sẽ về thăm. Nhưng trường đời rộng lớn, bao bon chen, tranh đua, hơn thiệt,…lời hứa ngày nào cứ biền biệt trôi xuôi.

Mạch thơ tiếp nối với hàng loạt những giả định: có thể bây giờ; ước gì để khẳng định một điều rằng: nhân vật trữ tình đang da diết, hoài niệm về một thời hoa niên thơ mộng. Một thời ép lá giữa trang thơ; được vui – buồn – cười – khóc hồn nhiên trong vòng tay thân ái bạn bè. Nhưng làm sao có thể, bởi “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Herakleitos), chiếc lá bàng non ngày nào giờ đã úa màu nâu thẫm. Hình ảnh ép lá giữa trang thơ giàu tính tạo hình và gợi cảm, không chỉ nói lên sự trong sáng, đáng yêu của lứa tuổi học trò mà còn chứa đựng một khát vọng lớn lao – sự níu giữ thời gian dù biết là không thể.

Nhân vật trữ tình đang đắm chìm trong mạch cảm xúc hoài niệm. Ấn tượng sâu đậm nhất có lẽ là tiết học của cô giáo dạy văn. Văn học là nhân học – là những bài học làm người. Nhưng bé bỏng quá cô ơi, khi ấy em có hiểu gì đâu! Chỉ khúc khích tiếng cười, len lén chuyền tay nhau gói me dầm cuối lớp. Gửi về cô với lời tri ân hay những lời xin lỗi muộn màng. Lạ lùng thay những trò tinh nghịch rất học trò ấy, rất con gái ấy lại có một sức khái quát lớn lao. Vị chua cay của gói me dầm trong tiết học ngày nào giờ trở thành vị chua cay trên hành trình vào dòng đời xuôi ngược mà chẳng ai học xong, để rồi cứ ám ảnh, cứ quay quắt, cứ da diết nhớ: Những lúc buồn em nhớ quá – Cô ơi!

Cấu trúc bài thơ chặt chẽ trôi theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Từ hiện tại, nhân vật trữ tình trôi miên man về quá khứ với những kỷ niệm buồn vui về một thời cắp sách. Giấc mơ đứt mạch, nhân vật trữ tình trở về với hiện tại bằng nỗi nhớ khôn nguôi cùng những lời tri ân gửi về cô giáo cũ. Dẫu cho dòng đời xuôi ngược có chua cay, nhưng những bài học của cô ngày nào luôn là hành trang, là giá đỡ tinh thần soi sáng con đường em bước – Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ.

Đặng Quang Sơn

Giáo Án: Thơ Cô Dạy Con

-Cô và trẻ hát + vận động bài “Đi đường em nhớ”

-Các con ơi! cm vừa cùng cô hát bài hát gì?

-Cô giáo đã dạy bé điều gì?

– Cô giáo còn dạy bé điều gì nữa?

Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ “Cô dạy con” – St: Bùi Thị Tình.

– Lần 1: đọc diễn cảm.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

+ Do ai sáng tác

+ Đàm thoại – trích dẫn

– Cô giáo dạy bé điều gì?

” Mẹ! Mẹ ơi cô dạy

Bài phương tiện giao thông”

– Có những loại phương tiện giao thông gì?

– Đó là phương tiện giao thông đường gì?

Máy bay- bay đường không

Ô tô chạy đường bộ

Tàu thuyền, ca nô đó

Chạy đường thủy mẹ ơi”

– Cô giáo còn dạy bé điều gì nữa?

Con nhớ lời cô rồi

Khi đi trên đường bộ

Nhớ đi trên vỉa hè

– Khi ngồi trên tàu xe thì sao?

Khi ngồi trên tàu xe

Không thò đầu cửa sổ

– Khi đến ngã tư đường phố bé phải chấp hành như thế nào?

Đến ngã tư đường phố

Đèn đỏ con phải dừng

Đèn vàng con chuẩn bị

Đèn xanh con nhớ đi

– Bé ghi lời cô ra sao?

Lời cô dạy con ghi

Không bao giờ quên được.

Giáo dục trẻ: Bé nghe lời cô giáo, khi đi đi bên phải, khi ngồi trên xe không thò đầu ra ngoài, đi đến ngã tư đường phố phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông, các con nhớ chưa?

– Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 3 – 4 lù¬t.

– Tổ đọc thơ nối tiếp

– Nhóm đọc thơ thi đua nhau

– Cá nhân đọc thơ

* Cả lớp đọc 1 lần nữa

Hoạt động 3: TC: Làm theo tín hiệu

+ Cô nói “Ôtô xuất phát” trẻ làm động tác lái xe ô tô, miệng kêu “Bim bim” và chạy chậm.Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.

+ Cô nói tiếp “Máy bay cất cánh” trẻ dang hai tay sang hai bên, nghiêng người làm máy bay bay, miệng kêu ù ù và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay, cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ và chậm lại. Cô nói ” Máy bay hạ cánh” đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại

+ Cô nói tiếp “Thuyền ra khơi” , trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền. Cô nói “Thuyền về bến” đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ. Trẻ dừng lại và đứng dậy. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.

+ Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.

– Tổ chức cho trẻ chơi

Nhận xét buổi học, trẻ hát bài “Đường em đi”

Bài Văn: Tâm Sự Của Tú Xương Qua Bài Thơ “Thương Vợ”

Đập vỡ gương ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi.

Nỗi nhớ nhung đau đớn, dữ dội ấy còn được Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Khuyến thể hiện cảm động trong bài văn tế, câu đối khóc vợ sau này. Cảm phục, xót thương, tự hào… trước tấm lòng, đức hi sinh của vợ bằng giọng văn vừa có chút tính nghịch, vừa rất cảm động; giữa sự kết hợp giữa trào phúng và trữ tình Tú Xương đã làm “giàu” thêm đề tài viết về bà Tú và kịp góp vào nền văn học Trung đại Việt Nam một bài thơ về tình cảm thương vợ hay và sâu sắc. Thương vợ là một bài thơ vừa cảm động, vừa dí dỏm của Tú Xương. Chỉ hai câu đầu của bài thơ đã nêu bật lên được vai trò trụ cột gia đình của bà:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng.

Ông Tú tỏ lòng thương vợ bắt đầu bằng sự tính công. Đúng hơn là sự biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú. Có thời gian cụ thể: “quanh năm”; không gian cụ thể: “mom sông” càng làm nổi bật lên sự lam lũ, vất vả quần quật của bà Tú. Nơi buôn bán để kiếm miếng cơm manh áo của bà Tú là “mom sông”- là một chỗ đất nơi ra ở bờ sông, nơi ít người qua lại, sóng nước gập ghềnh gợi sự cheo leo, chênh vênh, nhiều bất trắc. Thế nhưng “quanh năm” nghĩa là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác như một vòng tuần hoàn khép kín, dù ngày nắng hay mưa,ốm đau hay khoẻ mạnh bà Tú lại quẩy quang gánh ra nơi “mom sông” ấy để buôn bán. Cách nói như là sự xô bồ, cường điệu của chuyện văn chương, trong trường hợp này chính là sự bày tỏ lòng biết ơn đối với bà Tú về mặt thời gian lao dộng. Và điều cảm động, đáng để khâm phục bà Tú là nhịp độ làm việc không ngừng nghỉ tại một nơi làm ăn, buôn bán khó khăn nhưng không phải chỉ để nuôi thân mà “Nuôi đủ năm con với một chồng’. Đâu còn thấy hình ảnh:

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Mà trái lại đó là loại chồng: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm”, loại chồng “Thưng đấu nhờ lưng một mẹ mày”. Người chồng là trụ cột của gia đình, gánh vác việc nặng nhọc để cưu mang cuộc sống cho vợ con vậy mà ở đây, trong câu thơ này ông Tú cảm thấy mình như một người “thừa”, một kẻ vô dụng và như một “thứ con” đặc biệt để bà Tú phải nuôi riêng. Chế độ xã hội cũ đã sản sinh ra loại ông chồng đoảng, loại ông chồng “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” như ông Tú không ít. Toát lên qua hai câu thơ là một niềm thương cảm của ông Tú dành cho vợ trước đức hi sinh, tần tảo của bà; đồng thời là một lời tự trách mình vì thân làm chồng mà để vợ gánh vác việc gia đình đồng thời còn thấp thoáng niềm tự hào về vợ của mình khi làm lụng vất vả để “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Mặc dù, đó là một ông chồng không phải nhưng bằng lối văn dí dỏm, tình cảm chân thành, nhận ra được sự vất vả của vợ, tỏ ra biết nhận lỗi, biết đền bù lại bằng cái tình, bằng tấm lòng nên người đọc không hề trách mà ngược lại có chút thông cảm đối với “ông chồng’ này. Tình thương vợ được thể hiện trọn ven trong hai câu thơ 3, 4:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Hai câu thơ gợi lên cảnh làm ăn vất vả, tội nghiệp của bà Tú. Chẳng hay, ông Tú đã đón nhận câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”, từ bào giờ? Qua tiếng ru con cua một bà mẹ láng giềng hay chính trong lời ru của bà cụ Nhuận đã đi vào tiềm thức của tế Xương? Chắc chắn từ “con cò lặn lội bờ sông”, hình ảnh những bà vợ Việt Nam ngàn xưa trong xã hội cũ, ngược xuôi tần tảo, gian nan cực nhọc để nuôi chồng con cũng từ lâu đã đi vào hồn thơ giàu rung động của Tú Xương với bao nhiêu xót xa, thương cảm. Để giờ đây, trong lúc nghĩ đến bà Tú thì con cò ấy bỗng vụt dậy vỗ cánh bay vèo thi hứng Thương vợ của Tú Xương. Phép đảo ngữ “lặn lội thân cò” càng khắc hoạ rõ nét nỗi khổ cực, đức hi sin, sự chịu đựng của bà Tú. Hai từ “lặn lội” chen lên đứng đầu câu. Cảnh lặn lội lại càng “lặn lội”. Ca dao nói “con cò”, Tú Xương nói “thân cò”. Ý thơ cổ như xoáy sâu vào sự cực khổ. “Thân cò” gợi thân phận lẻ loi, yếu ớt, cô đơn và nó lại càng cô quạng, lạc lõng hơ khi đi cùng với từ “eo sèo”- một sự mặc cả, nhỏ nhoi, cô đơn, tội nghiệp. Vì “năm con với một chồng”, vì “miếng cơm manh áo” mà bà Tú phải chen chúc với nhau trên những chuyến đò đưa khách sang sông. Chật hẹp, bấp bênh, mỏng manh, chơi vơi đến quá chừng! Và dường như sông nước càng mênh mông bao nhiêu thì cái độ chơi vơi, mỏng manh, bấp bênh đó lại càng tăng lên bấy nhiêu. Từ đó càng làm nổi bật tấm lòng thương vợ của Tú Xương và qua đó ông tỏ ra thấu hiểu hết những vất vả của bà Tú:

Một duyên, hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công.

Câu thơ như nói lên ý nghĩ của bà Tú. Cuộc đời như thế là duyên, mà cũng là nợ, duyên một thì nợ hai, thôi đành chịu theo số phận, không giám nề hà, không kể công gì nữa. Nhưng câu thơ còn làm nhứ đến câu ca dao:

Một duyên, hai nợ, ba tình, Chiêm bao lẩn khuất bên mình năm canh.

Ngoài cái duyên, cái nợ còn có cái tình; cái tình nghĩa vợ chồng của bà Tú dành cho chồng mình. Thành ra nói “nợ” mà thực ra là nói “tình”, mà đã là tình thì ai lại kể công. Số từ tăng tiến: “một”, “hai”, “năm”, “mười” càng dồn nén sự chịu đựng của bà Tú, càng làm trào dâng lên nỗi niềm xót thương, cảm thông trước sự hi sinh vất vả, tảo tần của bà Tú. Bài thơ kết bằng một cấu chửi – một câu chửi yêu:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không.

Nhìn cuộc đời bà Tú như vậy có chửi cũng là lẽ tất yếu. Nhưng ở đây ai chửi? chửi ai? Và chửi cái gì? Thì cũng chỉ là ông Tú thương xót cho bà Tú mà chửi thay cho bà Tú. Ông Tú đã tự chửi mát mình về cái thói “ăn ở bạc”, cái tội “làm chồng mà hờ hững cùng như không”, làm chồng mà để vợ phải trăm cơ, nghìn cực như thế. Hai câu kết khép lại bài thơ vừa như là một lời chửi, vừa như là một lời than. Nhà thơ tự phán xét chính mình, tự trách mình và tha cho hoàn cảnh của vợ. Câu thơ cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ của bà Tú là do “thói đời” bạc bẽo. “Thói đời” bạc bẽo đã biến ông Tú trở thành kẻ vô tích sự, chính vì thế ông trở thành gánh nặng cho vợ. Lời chửi vừa thể hiện nỗi niềm tâm sự cay đắng ch hoàn cảnh của ông Tú, vừa thể hiện nỗi xót thương, ngậm ngùi của ông Tú đối với vợ. Bài thơ đã dựng lên hai bức chân dung: ông Tú và bà Tú. Bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp phía sau. Vượt lên trên tất cả là tấm lobngf yêu thương, quí trọng và tri ân của ông Tú đối với người vợ tần tảo. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng bình phẩm về bài thơ Thương vợ rằng: “Thơ hay, hay ở ý tình; hay ở chữ, tiếng, hay ở sự việc; hay ở nhạc điệu: lặn lộ, eo sèo, thân cò, mặt nước, quãng vắng, đò đông, mỗi chữ đều tình cảm”. Qua đó, tấm lòng yêu thương, trân trọng cũng như những trăn trở, day dắt đã tạo nên nhân cách cao đẹp của Tú Xương, một con người dám sòng phẳng với bản thân, tự nhận ra thiếu sót của mình và không trút bỏ trách nhiệm.

Thơ văn Việt Nam xưa và nay có những bài thơ thương vợ, khóc vợ rất cảm động. Người ta còn truyền tụng một bài thơ của Tự Đức khóc một bà phi có câu:Nỗi nhớ nhung đau đớn, dữ dội ấy còn được Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Khuyến thể hiện cảm động trong bài văn tế, câu đối khóc vợ sau này. Cảm phục, xót thương, tự hào… trước tấm lòng, đức hi sinh của vợ bằng giọng văn vừa có chút tính nghịch, vừa rất cảm động; giữa sự kết hợp giữa trào phúng và trữ tình Tú Xương đã làm “giàu” thêm đề tài viết về bà Tú và kịp góp vào nền văn học Trung đại Việt Nam một bài thơ về tình cảm thương vợ hay và sâu sắc.là một bài thơ vừa cảm động, vừa dí dỏm của Tú Xương. Chỉ hai câu đầu của bài thơ đã nêu bật lên được vai trò trụ cột gia đình của bà:Ông Tú tỏ lòng thương vợ bắt đầu bằng sự tính công. Đúng hơn là sự biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú. Có thời gian cụ thể: “quanh năm”; không gian cụ thể: “mom sông” càng làm nổi bật lên sự lam lũ, vất vả quần quật của bà Tú. Nơi buôn bán để kiếm miếng cơm manh áo của bà Tú là “mom sông”- là một chỗ đất nơi ra ở bờ sông, nơi ít người qua lại, sóng nước gập ghềnh gợi sự cheo leo, chênh vênh, nhiều bất trắc. Thế nhưng “quanh năm” nghĩa là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác như một vòng tuần hoàn khép kín, dù ngày nắng hay mưa,ốm đau hay khoẻ mạnh bà Tú lại quẩy quang gánh ra nơi “mom sông” ấy để buôn bán. Cách nói như là sự xô bồ, cường điệu của chuyện văn chương, trong trường hợp này chính là sự bày tỏ lòng biết ơn đối với bà Tú về mặt thời gian lao dộng. Và điều cảm động, đáng để khâm phục bà Tú là nhịp độ làm việc không ngừng nghỉ tại một nơi làm ăn, buôn bán khó khăn nhưng không phải chỉ để nuôi thân mà “Nuôi đủ năm con với một chồng’. Đâu còn thấy hình ảnh:Mà trái lại đó là loại chồng: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm”, loại chồng “Thưng đấu nhờ lưng một mẹ mày”. Người chồng là trụ cột của gia đình, gánh vác việc nặng nhọc để cưu mang cuộc sống cho vợ con vậy mà ở đây, trong câu thơ này ông Tú cảm thấy mình như một người “thừa”, một kẻ vô dụng và như một “thứ con” đặc biệt để bà Tú phải nuôi riêng. Chế độ xã hội cũ đã sản sinh ra loại ông chồng đoảng, loại ông chồng “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” như ông Tú không ít. Toát lên qua hai câu thơ là một niềm thương cảm của ông Tú dành cho vợ trước đức hi sinh, tần tảo của bà; đồng thời là một lời tự trách mình vì thân làm chồng mà để vợ gánh vác việc gia đình đồng thời còn thấp thoáng niềm tự hào về vợ của mình khi làm lụng vất vả để “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Mặc dù, đó là một ông chồng không phải nhưng bằng lối văn dí dỏm, tình cảm chân thành, nhận ra được sự vất vả của vợ, tỏ ra biết nhận lỗi, biết đền bù lại bằng cái tình, bằng tấm lòng nên người đọc không hề trách mà ngược lại có chút thông cảm đối với “ông chồng’ này.Tình thương vợ được thể hiện trọn ven trong hai câu thơ 3, 4:Hai câu thơ gợi lên cảnh làm ăn vất vả, tội nghiệp của bà Tú. Chẳng hay, ông Tú đã đón nhận câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”, từ bào giờ? Qua tiếng ru con cua một bà mẹ láng giềng hay chính trong lời ru của bà cụ Nhuận đã đi vào tiềm thức của tế Xương? Chắc chắn từ “con cò lặn lội bờ sông”, hình ảnh những bà vợ Việt Nam ngàn xưa trong xã hội cũ, ngược xuôi tần tảo, gian nan cực nhọc để nuôi chồng con cũng từ lâu đã đi vào hồn thơ giàu rung động của Tú Xương với bao nhiêu xót xa, thương cảm. Để giờ đây, trong lúc nghĩ đến bà Tú thì con cò ấy bỗng vụt dậy vỗ cánh bay vèo thi hứngcủa Tú Xương. Phép đảo ngữ “lặn lội thân cò” càng khắc hoạ rõ nét nỗi khổ cực, đức hi sin, sự chịu đựng của bà Tú. Hai từ “lặn lội” chen lên đứng đầu câu. Cảnh lặn lội lại càng “lặn lội”. Ca dao nói “con cò”, Tú Xương nói “thân cò”. Ý thơ cổ như xoáy sâu vào sự cực khổ. “Thân cò” gợi thân phận lẻ loi, yếu ớt, cô đơn và nó lại càng cô quạng, lạc lõng hơ khi đi cùng với từ “eo sèo”- một sự mặc cả, nhỏ nhoi, cô đơn, tội nghiệp. Vì “năm con với một chồng”, vì “miếng cơm manh áo” mà bà Tú phải chen chúc với nhau trên những chuyến đò đưa khách sang sông. Chật hẹp, bấp bênh, mỏng manh, chơi vơi đến quá chừng! Và dường như sông nước càng mênh mông bao nhiêu thì cái độ chơi vơi, mỏng manh, bấp bênh đó lại càng tăng lên bấy nhiêu. Từ đó càng làm nổi bật tấm lòng thương vợ của Tú Xương và qua đó ông tỏ ra thấu hiểu hết những vất vả của bà Tú:Câu thơ như nói lên ý nghĩ của bà Tú. Cuộc đời như thế là duyên, mà cũng là nợ, duyên một thì nợ hai, thôi đành chịu theo số phận, không giám nề hà, không kể công gì nữa. Nhưng câu thơ còn làm nhứ đến câu ca dao:Ngoài cái duyên, cái nợ còn có cái tình; cái tình nghĩa vợ chồng của bà Tú dành cho chồng mình. Thành ra nói “nợ” mà thực ra là nói “tình”, mà đã là tình thì ai lại kể công. Số từ tăng tiến: “một”, “hai”, “năm”, “mười” càng dồn nén sự chịu đựng của bà Tú, càng làm trào dâng lên nỗi niềm xót thương, cảm thông trước sự hi sinh vất vả, tảo tần của bà Tú.Bài thơ kết bằng một cấu chửi – một câu chửi yêu:Nhìn cuộc đời bà Tú như vậy có chửi cũng là lẽ tất yếu. Nhưng ở đây ai chửi? chửi ai? Và chửi cái gì? Thì cũng chỉ là ông Tú thương xót cho bà Tú mà chửi thay cho bà Tú. Ông Tú đã tự chửi mát mình về cái thói “ăn ở bạc”, cái tội “làm chồng mà hờ hững cùng như không”, làm chồng mà để vợ phải trăm cơ, nghìn cực như thế. Hai câu kết khép lại bài thơ vừa như là một lời chửi, vừa như là một lời than. Nhà thơ tự phán xét chính mình, tự trách mình và tha cho hoàn cảnh của vợ. Câu thơ cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ của bà Tú là do “thói đời” bạc bẽo. “Thói đời” bạc bẽo đã biến ông Tú trở thành kẻ vô tích sự, chính vì thế ông trở thành gánh nặng cho vợ. Lời chửi vừa thể hiện nỗi niềm tâm sự cay đắng ch hoàn cảnh của ông Tú, vừa thể hiện nỗi xót thương, ngậm ngùi của ông Tú đối với vợ.Bài thơ đã dựng lên hai bức chân dung: ông Tú và bà Tú. Bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp phía sau. Vượt lên trên tất cả là tấm lobngf yêu thương, quí trọng và tri ân của ông Tú đối với người vợ tần tảo. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng bình phẩm về bài thơrằng: “Thơ hay, hay ở ý tình; hay ở chữ, tiếng, hay ở sự việc; hay ở nhạc điệu: lặn lộ, eo sèo, thân cò, mặt nước, quãng vắng, đò đông, mỗi chữ đều tình cảm”. Qua đó, tấm lòng yêu thương, trân trọng cũng như những trăn trở, day dắt đã tạo nên nhân cách cao đẹp của Tú Xương, một con người dám sòng phẳng với bản thân, tự nhận ra thiếu sót của mình và không trút bỏ trách nhiệm.