Bài Thơ Số 28 Ta Go / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Cảm Nhận Bài Thơ Số 28 Của– Go

Cảm nhận “Bài thơ số 28” của chúng tôi – Go

Gợi ý:

Mở bài:

– Giới thiệu nhà thơ và bài thơ.

Thân bài:

1. Sự giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình.

– Hình ảnh đôi mắt: băn khoăn, buồn, chưa thật sự tin tưởng, muốn nhìn vào tâm tưởng. Khao khát hòa nhập tâm hồn – Đáp ứng nguyện vọng đó: chàng trai phơi bày trần trụi tất cả (tâm hồn, tính cách…) của mình một cách chân thực, giản dị, không câu nệ – Nhưng nghịch lí ở chỗ người yêu vẫn không hiểu gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa

2. Sự hi sinh vì nhau nhưng đầy mâu thuẫn trong tình yêu.

– Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, tự nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho tình yêu:

+ Đời là viên ngọc: đập nát nó ra.. + Đời là đóa hoa: hái nó ra

– Nhưng đời là trái tim: Em là nữ hoàng của vương quốc đóem không biết gì về biên giới của nó. Em vẫn không hiểu gì về nhân vật trữ tình

– Cặp quan hệ từ : Nhưng – nếu – thì: nhằm nhấn mạnh sự hi sinh, hiến dâng cao cả cho tình yêu

– Sự tăng tiến trong tình cảm của nhân vật trữ tình: từ giãi bày- hi sinh- khát khao được hòa hợp, thấu hiểu, đồng cảm

-Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất mà tiềm ẩn trong đó sự đối lập vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang… Đó là điều tất yếu trong tình yêu

– Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân vừa là con người triết nhân. Đặc trưng của thể loại thơ triết lí – trữ tình của Ta – go

3. Khát vọng hòa đồng, tình yêu rộng mở.

– Hai câu cuối mang tính triết lý sâu sắc: tình yêu là sự vô cùng không ranh giới, tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát được thấu hiểu. Đó cũng là chân lí của Ta – go

Kết luận:

– Nội dung: bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu trong sáng, lành mạnh: Tình yêu là sự hòa hợp, thấu hiểu, gần gũi của hai tâm hồn hướng đến cái vĩnh hằng, duy nhất và tuyệt đối

– Nghệ thuật: bài thơ giàu tính triết lí, hình ảnh sinh động, mang đậm đặc trưng của tư duy người Ấn.

Soạn Bài Thơ Tình Số 28 Của Ta

I.Hướng dẫn làm bài

Câu 1. Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng anh như

Trăng kia muốn vào sâu biển cả

Thể hiện niềm khát khao hòa hợp, hiểu biết nhau trong tình yêu. (Đôi mắt như ánh sáng lung linh diệu huyền muốn rọi sáng tận đáy sâu trái tim người yêu. Khát khao thấu hiểu người mình yêu là chính đáng nhưng vô vọng bởi chiều sâu tâm tưởng anh là vô cùng như chiều sâu biển cả).

Câu 2. Lối cấu trúc đưa ra giả định rồi phủ định để đi đến kết luận, được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu.

-Nếu đời anh là viên ngọc (quý giá), đóa hoa (đẹp đẽ) thì anh sẵn sàng dâng tặng tất cả cho em, để em xinh đẹp và đáng yêu hơn. Nghĩa là Ta-go muốn hiến dâng trọng vẹn cho người yêu nếu có thể được. Nhưng nhà thơ đành phải thừa nhận “đời anh là trái tim, nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”. Nó là thế giới bí ẩn, thăm thẳm vô biên, làm sao dâng hiến trọn vẹn một lần.

-Nếu trái tim anh chỉ là một trái tim bình thường, đơn điệu ít lạc thú, ít khổ đau thì em sẽ cảm nhận rất dễ dàng nhưng “trái tim anh lại là tình yêu, nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên” nên “chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”. Tago muốn cho người yêu biết rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Niềm khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô biên, những người yêu nhau phải hiểu điều đó để cùng chia sẽ, tận hưởng hoặc cùng chịu đựng, vượt qua.

Câu 3. Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu:

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

mà còn được sử dụng khá nhiều trong bài thơ. Chẳng hạn ở câu:

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thê mà em có biết gì biên giới của nó đâu

Hoặc ở đoạn cuối:

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

Dùng những nghịch lí đó Ta-go muốn nói với người yêu (và những người đang yêu) rằng “tình yêu là cuộc đời trong trạng thái đầy như cốc rượu”, rượu vơi đi vẫn cứ được rót đầy. Trong tình yêu cũng vậy, muốn có hạnh phúc không gì bằng ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hòa hợp lên như rót đầy chén rượu nồng vậy.

Bài Thơ Số 28

[Hướng Dẫn Soạn Văn] Bài thơ số 28 – (Ta-go)

Môn Ngữ Văn là một môn học quan trọng, chiếm thời lượng lớn trong chương trình học. Vì môn học này góp phần quan trọng trong đào tạo con người, bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và nhân cách cho học sinh. Vậy để làm thế nào học sinh có thể học tốt được môn học này?

Đó là điều mà nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng khi áp lực các môn học khác rất nhiều. Để học tốt môn học này các bạn học sinh không chỉ lên lớp tiếp thu những kiến thức lý thuyết thầy, cô giảng mà còn có sự chuẩn bị trước ở nhà.

Bố cục

3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến … không biết gì tất cả về anh): khát vọng hòa hợp trong tình yêu.

– Phần 2 (tiếp đến … em có biết gì về biên giới của nó đâu): khát vọng dâng hiến trong tình yêu.

– Phần 3 (còn lại đến hết): sự vô cùng của cuộc đời – trái tim – tình yêu.

Cuối mỗi phần đều có câu chuyển ý Em chẳng thể biết tất cả về anh.)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1

Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:

Đô i m ắ t em mu ố n nh ì n v à o t â m t ưở ng anh Nh ư tr ă ng kia mu ố n v à o s â u bi ể n c ả

Thể hiện niềm khát khao hòa hợp, hiểu biết nhau trong tình yêu. (Đôi mắt như ánh sáng lung linh diệu huyền muốn rọi sáng tận đáy sâu trái tim người yêu. Khát khao thấu hiểu người mình yêu là chính đáng nhưng vô vọng bởi chiều sâu tâm tưởng anh là vô cùng như chiều sâu biển cả).

Câu 2

Lối cấu trúc đưa ra giả định rồi phủ định để đi đến kết luận, được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu.

– Nếu đời anh là viên ngọc (quý giá), đóa hoa (đẹp đẽ) thì anh sẵn sàng dâng tặng tất cả cho em, để em xinh đẹp và đáng yêu hơn. Nghĩa là Ta-go muốn hiến dâng trọng vẹn cho người yêu nếu có thể được. Nhưng nhà thơ đành phải thừa nhận ” đời anh là trái tim, nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó “. Nó là thế giới bí ẩn, thăm thẳm vô biên, làm sao dâng hiến trọn vẹn một lần.

– Nếu trái tim anh chỉ là một trái tim bình thường, đơn điệu ít lạc thú, ít khổ đau thì em sẽ cảm nhận rất dễ dàng nhưng ” trái tim anh lại là tình yêu, nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên” nên ” chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu “. Tago muốn cho người yêu biết rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Niềm khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô biên, những người yêu nhau phải hiểu điều đó để cùng chia sẽ, tận hưởng hoặc cùng chịu đựng, vượt qua.

Câu 3

Cách nói nghịch lý:

Anh kh ô ng gi ấ u em m ộ t đ i ề u g ì Ch í nh v ì th ế m à em kh ô ng bi ế t g ì t ấ t c ả v ề anh

Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Cách nói ấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ dâu nắm bắt được. Cái quý giá nhất của cuộc đời chàng trai là một trái tim – một thế giới tinh thần bí ẩn, vô biên, một vương quốc mà em là nữ hoàng, là người làm chủ nó mà cũng không thể biết được biên giới của nó xa gần, rộng hẹp đến đâu. Đây chính là một khoảng cách không bao giờ phá nổi, một đỉnh cao không bao giờ bị chinh phục của tình yêu. Niềm hòa hợp, đồng cảm dù đẹp đẽ đến đâu cũng không bao giờ trọn vẹn bởi đặc tính này của trái tim con người.

Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một: Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai: nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.

Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hòa vào tâm hồn người yêu và cái bí ấn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hòa hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể đến, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy.

[Hướng Dẫn Soạn Văn] Bài thơ số 28 – (Ta-go) được chúng tôi biên soạn theo Giải Bài tập Ngữ Văn 11 và Để học tốt Ngữ Văn 11 và bám sát nội dung SGK Ngữ Văn lớp 11 tập 2.

Phân Tích Bài Thơ Số 28 Trích Trong Tập Người Làm Vườn Của Ta

Phân tích Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn của Ta – go

Đây là một bài thơ trữ tình, chủ thể trữ tình là nhà thơ mà câu chuyện được bộc lộ ra trong bài thơ là câu chuyện tình yêu rất riêng tư của chính chủ thể nhà thơ. Bài thơ ca ngợi sức mạnh của tình yêu vô biên thể hiện qua khát vòn khám phá mãnh liệt không cùng để tạo ra một sự gắn kết hòa hợp, tạo ra một niềm tin bất tận vào chính sự khám phá ấy.

1. Đặc điểm về nội dung

a) Một số khái niệm cần lưu ý

Hình ảnh “đôi mắt” với các sắc điệu của nó (buồn, băn khoăn,…) là một hình ảnh rất đặc trưng của nhiều nhà thơ song hình ảnh này ở thơ Ta – go rất đậm đặc và mang đặc trưng của cách nhìn tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ mà chính Ta – go đã nhấn mạnh: “Đôi mắt chúng ta liên kết nhau trong hòa điệu làm cho chúng ta hành động được thống nhất”.

b) Nhân vật

Trong bài thơ, xét hình thức, có hai nhân vật: một là chủ thể trữ tình, trực tiếp bày tỏ, bộc lộ cảm xúc tình cảm của mình; hai là khách thể tiếp nhận các cung bậc cảm xúc cho nên các nhân vật này đều dường như có sự phân thân: chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm với khách thể tiếp nhận song cũng chính là đang nói với chính mình, băn khoăn của khách thể tiếp nhận cũng được phân đôi tạo nên sự giằng xé tâm trạng. Từ đó, dẫn đến các suy tưởng trừu tượng hướng tới cái vô biên của tình người, tình đời mà mỗi khi đạt tới một cung bậc mới của tình người, tình đời ấy thì phạm vi của tình yêu lại được mở ra và một chân trời mới hiện lên.

2. Đặc điểm về nghệ thuật

Bài thơ được cấu trúc theo kiểu tư duy hướng nội, hướng vào chiều sâu tâm tưởng, gợi mở cái nhìn về thế giới tâm linh. Từ dó, ý nghĩa của bài thơ cũng được tạo ra theo kết cấu tầng bậc, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nhận thức cảm tính, trực cảm đến nhận thức lí tính, khái quát cao.

a) Kết cấu bài thơ

Bài thơ toát lên âm hưởng của giọng điệu thơ tình qua cách thức giãi bày bộc lộ quan niệm về tình yêu mà ở đây có liên tưởng đến tình yêu lứa đôi.

Song bằng hình thức cấu trúc câu thơ theo lối giả định – phủ định – khẳng định, tác giả đã chỉ ra nghịch lí của tình yêu. Từ đó tác giả trình bày một quan niệm về tình yêu khác, rộng hơn nhiều với các quan niệm về tình yêu của các nhà thơ khác. Bài thơ diễn tả một nội dung triết lí về tình yêu, từ đó mở rộng ra ý nghĩa của cuộc đời, cho tình yêu nói chung, và rộng hơn là cho mọi tình cảm của con người. Âm hưởng trữ tình tha thiết tạo ra sự trầm lắng suy tư đầy chất triết lí vừa gợi mở cho độc giả niềm vui hướng tới tình yêu thiêng liêng, vừa tạo ra cảm giác kì diệu, bí ẩn của tình yêu.

b) Ngôn ngữ nghệ thuật

Trong nguyên bản bài thơ bằng tiếng Anh do chính Ta – go dịch thì bài thơ này cũng như nhiều bài thơ khác trong tập Người làm vườn đều có hình thức là thơ văn xuôi, một hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi. Đối với thơ văn xuôi, cần chú ý tới tứ thơ, nhịp điệu thơ và nhạc điệu, đặc biệt là tính chất triết lí trên nền cảm xúc trữ tình.

Để phân tích được, trước hết cần phải tìm ra các từ “chìa khóa” ở câu: “đời anh là một trái tim”, ta gặp một sự khẳng định có tính chất mở đường cho cách lập luận và tạo ra cảm xúc của bài thơ. Các cụm từ “Nếu trái tim anh” được lặp lại nhiều, trong nguyên tác bằng tiếng Anh do chính Ta – go tự dịch ra cụm từ này có nghĩa là “đời anh”. Từ đây ta có các từ khóa quan trọng: đời anh là trái tim – đời anh là tình yêu, đời anh = trái tim = tình yêu. Các từ khóa này cho phép hiểu tình yêu ở một khía cạnh cao hơn. Tình yeu ở đây là con người trong sự phát triển viên vãn của nó, cũng giống như trái tim được hiểu là biểu hiện cao nhất của cuộc sống.

Lưu ý: Các câu thơ được cấu trúc theo hình thức nghịch lí, đặc biệt qua các dòng thơ:

Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

Hay các dòng thơ:

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

Giọng điệu nghịch lí này vốn xuất phát từ đầu bài thơ qua hình ảnh “Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Nghịch lí này gắn liền với bản chất của cuộc sống, của tình yêu.

Khi phân tích, cần lưu ý tới hình thức cấu trúc câu thơ: tác giả thường đưa ra một giả định không thực sự sau đó tiến hành các bước phủ định giả thiết ấy để hướng tới một sự khẳng định mới, tạo ra bất ngờ và hứng thú:

Nếu trái tim anh (= đời anh) = là = một phút giây lạc thú (thì)…. Nếu trái tim anh (= đời anh) = chỉ là = khổ đau (thì)….

độc giả đang chờ đợi thì một sự bất ngờ đến ngay bởi hệ thống các từ khóa: đời anh là trái tim – đời anh là tình yêu, đời anh = trái tim = tình yêu, tức là độc giả được đưa đến, được đặt vào một sự khẳng định khác lớn hơn, cao cả hơn, không chỉ dừng ở múc độ so sánh bình thường. Cái bí ẩn của tình yêu xuất hiện cho dù em có là “nữ hoàng của vương quốc” thì tình yêu đó đi chăng nữa thì nữ hoàng ấy cũng chẳng dễ gì hiểu được vương quốc của mình. Cuộc đời không chỉ được đo đếm bằng niềm vui hay nỗi buồn cụ thể mà cuộc đời chính là tình yêu với biểu hiện muôn màu của nó, là sự hòa trộn của niềm vui và nỗi đau, bởi tình yêu ôm vào trong đó sự đa dạng của cuộc đời.

Nhưng em ơi, trai tim anh lại là tình yêu Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên. Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.

Các dòng thơ trên cho ta thấy rõ hơn chiều sâu của tình yêu, một tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Tình yêu có cuộc sống riêng của nó, và nó tạo ra một quy luật riêng cho ứng xử thẩm mĩ của con người: “Người với người sống để yêu nhau”.

Hai dòng thơ cuối cũng cho thấy một nghịch lí:

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

Ở đây, tình yêu = cuộc đời, tình yêu vừa cụ thể vừa trừu tượng vừa hữu hạn tưởng chừng như thể có một đường biên rõ ràng lại vừa vô hạn chẳng biết đâu là bến, đâu là bờ. Bởi thế, cho dù nó bao gồm cả niềm vui và nỗi đau nhưng chính là niềm vui và nỗi đau ấy cũng vô cùng vô tận. Ở đây cần thiết phải lí giải nghịch lí này. Muốn thế phải trở về với từ khóa: đời anh = tình yêu, đời anh là hiện thân của tình yêu, anh là tình yêu. Đến với anh không chỉ đến bằng sự nhận thức thuần túy lí tính, bằng phép định lượng định tính, bởi mỗi con người là một tiểu vũ trụ tồn tại trong cái thế giới vũ trụ bao la. Mặt khác, đời anh là tình yêu nên muốn hiểu được đời anh là tất yếu phải dùng tình yêu, chỉ có tình yêu đến với tình yêu, chỉ bằng tình yêu để khám phá và mở đường cho tình yêu mới được tình yêu đền đáp, mới hạnh phúc vì lúc đó mới hiểu được bản chất của tình yêu.