Phân tích bài thơ ‘Qua Đèo Ngang’của Bà Huyện Thanh Quan
…Bà được vua Minh Mệnh với vào Kinh đô Phú Xuân làm nữ quan ‘Cung trung giáo tập’. Chồng là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời trân trọng gọi nữ sĩ là Bà Huyện Thanh Quan.
Bà chỉ còn để lại sáu bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật: ‘Qua Đèo Ngang’, ‘Chiều hôm nhớ nhà’, ‘Thăng Long thành hoài cổ’, ‘Chùa Trấn Bắc’, ‘Chơi Đài Khán Xuân Trấn Võ’, ‘Tức cảnh chiều thu’…
Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện.
Trên đường vào Phú Xuân… bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người. Bà Huyện Thanh Quan sáng tác bài ‘Qua Đèo Ngang’. Bài thơ tả
cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nổi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhàcủa người lữ khách – nữ sĩ.
Lần đầu nữ sĩ ‘bước tới Đèo Ngang’, đứng dưới chân con deo ‘đệ nhất hùng quan’ này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, vào thời điểm ‘bóng xế tà’, lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã ‘tà’, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm ‘tà’ cũng gợi buồn thấm thía. Câu 2, tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoà… đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ ‘chen’, vần lưng: ‘đá’ – ‘lá’, vần chân: ‘tà’ – ‘hoà’, thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước:
‘Cỏ cây chen đá, lá chen hoà’
Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. cỏ cây, hoa lá phải ‘chen’ với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.
Nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:
‘Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà’
Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có ‘tiều vài chú’. Hoạt động ‘lom khom’ vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Chỉ mấy cái lều chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi ‘chợ mấy nhà’ để gieo vần mà thôi: ‘tà’ – ‘hoà’ – ‘nhà’. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.
Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm ‘con cuốc cuốc’ và ‘cái gia gia’tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnhtrong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ được vận dụng rất tài tình:
‘Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia’
Nghe tiếng chim rừng mà ‘nhớ nước đau lòng’, mà ‘thương nhà mỏi miệng’nỗi buồn thấm thía vào chín tầng sâu cõi lòng, tỏa rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương, sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một phụ nữ nên nỗi ‘nhớ nước’, nhớ Kinh- kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!
Bốn chữ ‘dừng chân đứng lại’ thể hiện một nỗi niềm xúc đọng đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: ‘Trời non nước’-, nhìn xa, nhìn gần, nhìn sâu, nhìn 4 phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại
97
‘một mảnh tình riêng’.Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của ‘trời non nước’ tương phản với cái nhỏ bé của ‘mảnh tình riêng’ của ‘ta với ta’ đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khách khi đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà, buồn mà đẹp:
‘Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta’
‘Qua Đèo Ngang’là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kì thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mĩ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ ‘Qua Đèo Ngang’ là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi, bài thơ Non Nước.
BÀI SỐ 68
Phân tích bài thơ: ‘Qua Đèo Ngang’của Bà Huyện Thanh Quan (bài 2).
Bài thơ tả cảnh buổi chiều trên Đèo Ngang. Đèo Ngang trước con mắt lữ khách khi vừa đặt chân tới:
‘Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà’
Thiên nhiên như ùa đến trong tầm mắt tác giả. Cảnh tươi tắn, ưa nhìn, những sinh vật và đất đá nương tựa, xen lẫn nhau cũng có vẻ đông đúc:
‘Cỏ cây chen đá, lá chen hoà’
Nhưng sau sự cảm nhận đầu tiên ấy, tác giả đã có thì giờ buông tầm mắt ra xa, tìm đến thế giới con người. Lẽ ra thiên nhiên có thêm con người phải sinh động, đẹp đẽ hơn nhưng ở đây sự điểm xuyết của mắt nhìn là người hái củi thưa thớt, mấy quán chợ lơ thơ chỉ khiến cho cảnh vật thêm hiu hắt:
‘Lom khom dưới núi, tiêu vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà’
Bà Thanh Quan đã nhìn bao quát toàn cảnh, bà còn cảm nhận về Đèo Ngang qua thính giác: tiếng chim cuốc, tiếng chim đa đa vọng đến, rơi vào vắng vẻ, tĩnh mịch của buổi chiều trên Đèo. Khung cảnh thiên nhiên ấy, hoàn cảnh lữ thứ ấy khiến cho tiếng chim gợi liên tưởng đến những từ đồng âm biểu hiện những ý nghĩa, những vần để hết sức sâu sắc và lớn lao: ‘nhớ nước’ và ‘thương nhà’.
‘Thương nhà’thì đã rõ. Bà Huyện Thanh Quan có một thời được triệu vào Huế làm chức Cung trung giáo tập. Bà vốn người Nghi Tàm, Hà Nội (Bài thơ này có thể làm trong dịp vào cung đó). Một người phụ nữ phải rời nhà đi xa như thế, dù là đi làm quan, cũng ngổn ngang biết bao nỗi niềm. Cái tiếng chim đa đa tha thiết khêu gợi biết bao. Nhưng còn cái tiếng khắc khoải của những con chim cuốc? Nhiều người cho rằng đó là tâm sự ‘hoài Lê’ của tác giả. Điều đó không lấy gì làm chắc, bởi lẽ thời bà sống và làm quan, đất nước đã chuyển sang nhà Nguyễn đến thập kỉ thứ ba thứ tư rồi. Có điều, như các triều đại phong kiến khác, nhà Nguyễn bấy giờ đã bộc lộ những mặt tiêu cực, những chỗ yếu kém và cả những tội ác, là một nhà thơ nhạy cảm, Bà Huyện Thanh Quan hẳn có nhiều điều buồn phiền, bất như ý về hiện thực xã hội. Cái nỗi ‘đau lòng’ khi ‘nhớ nước’ có lẽ chính là như thế, chính là sự nghĩ về hiện tình đất nước đương thời.
Và khi thiên nhiên đã đánh thức dậy trong lòng tác giả những mối suy tư lớn lao thì thiên nhiên bỗng như lùi xa, trả tác giả trở lại với chính tâm tư mình và chỉ có một mình:
‘Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta’
‘Qua Đèo Ngang’trước tiên là bài thơ tả cảnh. Cảnh vật hiện ra phong phú dần theo bước chân người đi. Có cảnh sắc: cỏ cây, hoà, lá, đá, tiều phu bên sườn núi, chợ bên sông, nhà; có âm thanh: tiếng cuốc cuốc, gia gia khắc khoải, dồn dập. Và khi lên đến đỉnh Đèo thì nhà thơ đã nhìn được một cách tổng quát, toàn thể: ‘trời, non, nước’. Cái mênh mông vô cùng và hùng vĩ ấy của thiên nhiên đã làm nhà thơ sững lại: ‘dừng chân đứng lại’.
Nhưng tả cảnh chỉ là một phần nhỏ ý nghĩa của bài thơ. Chính là bài thơ đã miêu tả rất rõ diễn biến tình cảm của tác giả khi qua con Đèo Ngang này. Từ cảm nhận ban đầu, tình cảm của tác giả sâu lắng dần; qua sự tiếp nhận của mắt, của tai, những nỗi niềm tâm sự mỗi lúc một dồn nén để rồi nó chất chứa, đọng thành một nỗi buồn, nỗi cô đơn không thể cùng ai chia sẻ. Hình ảnh một con người, lại là một người đàn bà, đứng sững giữa cảnh trời, nước, non cao, trong ánh chiều tà đơn độc biết bao! Ở đây cósự tương phản giữa không gian mênh mông hùng vĩ và con người lẻ loi đơn độc. Sự tương phản ấy đã tạc vào cái vô cùng vô tận của không gian và thời gian tâm trạng cô đơn, nỗi buồn vô hạn và cả bóng hình nữ sĩ.
‘Qua Đèo Ngang’là một bài thơ hay và sẽ bất tử với thời gian. Có lẽ đến khi nào con đường Bắc Nam còn qua Đèo Ngang thì những người qua đây nhiều người còn nhớ đến nữ sĩ và như còn mường tượng ra bức tượng bà đứng cao trội lên trong bóng chiều trên đỉnh Đèo.
Theo chúng tôi