Giáo Án Tiếng Việt Lớp 3

-Kiểm tra lấy điểm HTL đã học từ đầu HK II của lớp 3 .

-Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài học.

2. Rèn kĩ năng viết chính tả: Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Sao Mai

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Phiếu viết tên từng bài tập đọc (có yêu cầu học thuộc lòng) từ đầu HKII đến nay trong sách Tiếng Việt 3 tập 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI

Tuần này chúng ta sẽ ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt cuối học kì II. Tiết học này chúng ta sẽ kiểm ta lấy điểm tập đọc và rèn kĩ năng viết chính tả.

Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2005 Tiếng Việt ÔN TẬ P CUỐI HỌC KÌ II Tiết 6 I.MỤC TIÊU: 1.Kiểm tra lấy điểm Tập đọc: -Kiểm tra lấy điểm HTL đã học từ đầu HK II của lớp 3 . -Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài học. 2. Rèn kĩ năng viết chính tả: Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Sao Mai II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Phiếu viết tên từng bài tập đọc (có yêu cầu học thuộc lòng) từ đầu HKII đến nay trong sách Tiếng Việt 3 tập 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI Tuần này chúng ta sẽ ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt cuối học kì II. Tiết học này chúng ta sẽ kiểm ta lấy điểm tập đọc và rèn kĩ năng viết chính tả. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 Kiểm tra tập đọc (khoảng ¼ lớp) -GV yêu cầu từng HS bốc thăm chọn bài học thuộc lòng, xem lại bài đọc trong vòng 2 phút trước khi đọc bài. -Đọc một khổ thơ hoặc cả bài theo yêu cầu của phiếu. -Trả lời 1 câu hỏi trong đoạn vừa đọc. -GV cho điểm với những em đạt yêu cầu, em nào đọc chưa đạt yêu cầu GV cho về nhà đọc lại để tiết sau kiểm tra. Hướng dẫn HS ôn tập. Bài 2 -GV yêu cầu HS đọc đề. -Nêu yêu cầu của bài tập? GV giảng: Sao Mai tức là sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là Sao Mai. Vẫn sao này nhưng mọc vào lúc chiều tối thì gọi là sao Hôm. -Ngôi sao Mai trong bài chăm chỉ học như thế nào? -Nêu cách trình bày bài thơ 4 chữ? -GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót . -GV đọc toàn bài viết -GV đọc từng dòng thơ -GV đọc lại bài viết -GV thống kê lỗi lên bảng. -Thu vở chấm và nhận xét -HS lên bốc thăm chọn bài đọc và thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS đọc bài. -HS trả lời câu hỏi. -1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm. -Viết bài chính tả Sao Mai -HS lắng nghe -Khi bé ngủ dạy thì thấy sao mai đã mọc, gà gáy canh tư, mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ, mặt trời dậy, bẹn bè đi chơi hết( đã lặn hết) sao vẫn làm bài mải miết( chưa lặn) -Lùi vào 2 ô từ lề đỏ để viết, tên riêng và chữ cái đầu các dòng thơ phải viết hoa. -HS thực hiện -HS nghe -HS viết bài -HS soát lỗi. -HS báo lỗi Sao Mai Ngôi sao chăm chỉ Là ngôi sao Mai Em choàng trở dậy Thấy sao thức rồi. Gà gáy canh tư Mẹ em xay lúa Lúa vàng như sao Sao nhòm cửa sổ. Mặt trời ửng hồng Bạn đi chơi hết Sao Mai còn ngồi Làm bài mải miết. IV CỦNG CỐ- DẶN DÒ -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra học thuôc lòng hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục học thuộc để kiểm tra vào tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

on tap chúng tôi

Top 9 Bài Văn Mẫu Tả Quyển Sách Tiếng Việt Lớp 3 Chọn Lọc

Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 1

Trong năm học lớp 3 này em được mẹ mua cho rất nhiều quyển sách hay và bổ ích, trong số đó em thích nhất là sách Tiếng Việt lớp 3.

Quyển sách Tiếng Việt lớp 3 của em có hình chữ nhật với chiều ngang khoảng hơn 1 gang tay của em và chiều cao là 2 gang tay. Em thích quyển sách Tiếng Việt lớp 3 tập một trước hết là bởi nó rất đẹp. Bìa sách khá mềm mại với màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây, một màu mà em vô cùng yêu thích. Ở trên cùng của bìa sách có dòng chữ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Dòng chữ được in hoa căn chính giữa. Bên dưới là tên sách Tiếng Việt 3 được đóng khung một cách trang trọng. Chữ Tiếng Việt được in màu xanh còn số 3 được in màu đỏ. Bên dưới số 3 là chữ TẬP MỘT in hoa. Dưới cùng của bìa sách chính là dòng chữ ghi tên NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM. Ảnh bìa của quyển sách là hình một dàn đồng ca của các bạn nhỏ bằng tuổi em. Trong dàn đồng ca có tất cả 9 bạn, đứng làm 3 hàng. Một bạn đứng quay mặt lại phía dàn đồng ca, tay cầm một cái que để điều khiển. Đó chính là bạn nhạc trưởng. Trong dàn đồng ca có cả bạn nam lẫn bạn nữ, các bạn đều đeo khăn quàng đỏ và nụ cười rạng ngời. Lật bìa sách qua một bên, bên trong là những bài học vô cùng ý nghĩa mà em vẫn mong chờ được học chúng mỗi ngày.

Em yêu biết bao nhiêu quyển sách Tiếng Việt lớp 3 của chúng em.

Trong góc học tập của em có rất nhiều loại sách, từ sách giáo khoa đến sách tham khảo, các loại truyện tranh,… Có một quyển sách mà em cực kỳ yêu thích, có lẽ vì em vốn thích học môn Tiếng Việt. Đó chính là quyển Tiếng Việt tập 2.

Quyển sách được bao bọc bằng lớp bìa bóng cẩn thận, bên góc phải ở trên cùng còn dán một nhãn tên xinh xắn ghi thông tin trường, lớp, họ tên, năm học của em. Nổi bật trên bìa là màu cam ấm áp và những hình vẽ sống động. Phía trước bìa sách có in hình một nhóm bạn học sinh đang đứng chọn sách ở kệ sách, các bạn còn đang nói cười như trao đổi gì đó. Phía dưới là một cái bàn gỗ có 3 bạn học sinh đang ngồi đọc họa báo chăm chú. Em nghĩ đây là hình vẽ trong một thư viện.

Nhờ giữ gìn cẩn thận mà quyển sách đã dùng mấy tháng nhưng vẫn còn như mới. Qua mỗi trang sách, em lại học được nhiều kiến thức mới bổ ích. Em rất yêu thích môn Tiếng Việt và quyển sách này.

Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 3

Đầu năm học lớp 3, mẹ mua cho em một bộ sách nguyên khổ còn thơm mùi giấy mới. Trong bộ sách, quyển nào cũng được trang trí đẹp mắt với nhiều màu sắc rực rỡ, nhưng trong số đó em vẫn ấn tượng nhất với quyển sách Tiếng Việt tập 1.

Quyển sách Tiếng Việt tập 1 có màu nền là xanh lá nhạt rất mát mẻ. Chiều dài sách khoảng hơn 20 cm, rộng 15 cm. Bìa sách còn mới tinh vẽ hình 9 bạn nhỏ đang đứng nghiêm chỉnh cất cao giọng hát, phía trước là một bạn khác hình như là lớp trưởng đang cầm một cây thước nhỏ đánh nhịp cho dàn đồng ca. Các bạn ai cũng xinh xắn, mặc những bộ đồ đầy màu sắc rực rỡ nhún nhảy theo điệu nhạc. Trên môi ai cũng nở nụ cười tươi chúm chím.

Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 4

Trước ngày bước vào năm học mới, Ba mẹ đã mua tặng em một bộ sách giáo khoa lớp ba, trong đó có quyển Tiếng Việt lớp ba tập một là em thích nhất.

Em yêu quyển sách Tiếng Việt ba tập một biết bao vì nó đã giúp em hiểu biết thêm quê hương đất nước. Em khoác cho nó thêm một tấm áo ni lông bên ngoài và giữ gìn nó cẩn thận.

Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 5

Những bài văn mẫu tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3

Trong bộ sách giáo khoa lớp ba của em có rất nhiều cuốn sách hay, hấp dẫn như sách toán, sách tiếng việt, sách tự nhiên và xã hội, sách đạo đức,… Nhưng em thích nhất là quyển sách tiếng việt lớp ba tập một.

Quyển sách tiếng việt lớp ba có dạng hình chữ nhật với bề dài tầm 24,5 cm và bề rộng tầm 17 cm. Quyển sách dày một trăm hai mươi tám trang và hai tấm bìa cứng. Bìa ngoài của quyển sách có màu xanh lá hơi nhạt. Trên cùng tấm bìa là dòng chữ in hoa ” Bộ giáo dục và đào tạo “. Tiếp theo là chữ “TIẾNG VIỆT” rất to và màu xanh đậm. Phía dưới là hình ảnh mười bạn học sinh đang hát. Và dưới cùng là dòng chữ ” Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam”.

Em rất thích quyển sách tiếng việt lớp ba. Nó đã đem lại cho em nhiều bài học hay và bổ ích.

Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 7

Năm nay em đã là học sinh lớp Ba, mẹ mua cho em một bộ sách giáo khoa mới. Vừa nhận được sách, em đã rất háo hức mà mở ra xem thật kĩ từng quyển một. Trong bộ sách, quyển nào cũng đẹp nhưng em thích nhất là quyển tiếng việt.

Em thích nó không chỉ vì tiếng việt là môn mà em thích nhất mà còn vì cuốn sách để lại cho em nhiều ấn tượng ngay từ lần nhìn thấy đầu tiên. Bìa sách mềm, có nền hơi phớt màu lục tươi tắn, bên trên cùng của mặt trước là dòng chữ màu đen ngay ngắn: “BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Ngay bên dưới là dòng chữ to màu đỏ: “TIẾNG VIỆT”. Ở giữa trang bìa là một bức tranh vẽ một tốp có chín bạn học sinh đang hát. Ai nấy đều có khăn quàng đỏ thắm trên vai cùng khuôn mặt rạng rỡ say sưa làm bừng sáng cả khung bìa. Ở đằng trước là một bạn nam áo đỏ với chiếc mũ lưỡi trai xanh trắng rất đáng yêu, một tay bạn cầm một chiếc thước giơ lên quá đầu như đang bắt nhịp, tay kia để ngang ngực y như một nhạc trưởng thực thụ. Nhìn bức tranh em liên tưởng đến một lớp học đoàn kết, hòa thuận mà ai cũng ngoan ngoãn, xinh xắn, và tất cả đang đồng thanh hát rất vui vẻ. Còn mặt sau của bìa sách màu trắng in tên của những cuốn sách quan trọng trong bộ sách giáo khoa lớp Ba.

Cầm quyển sách trên tay, em liền bị hấp dẫn ngay. Sách khá dày, hơn hai trăm trang, lật từng trang còn thơm mùi giấy mới. Em mở ngay bài đầu tiên để đọc, đó là bài học về câu chuyện “Cậu bé thông minh”. Chữ viết to rõ ràng, hình vẽ minh họa cũng đẹp và gây nhiều cảm hứng làm cho em càng mong chờ đến buổi học đầu tiên để sử dụng quyển sách.

Quyển sách là niềm tin tưởng mẹ đã trao cho em vào đầu năm học mới. Ngắm nhìn quyển sách càng làm em thấy mình cần phải cố gắng sao cho xứng đáng với một quyển sách như vậy cũng là xứng đáng với công ơn và sự tin tưởng, chu đáo của bố mẹ, thầy cô dành cho em. Em tự hứa với mình năm nay sẽ học chăm hơn năm ngoái để đạt được thành tích ngày càng cao và làm vui lòng những người chăm lo cho em.

Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 8

“Thành ơi! Ra cầm hộ mẹ cái này.

Bài văn mẫu tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3

– Cái gì thế hở mẹ?

– Sách học của con đấy. Mẹ vừa đến thăm ngoại, ngoại gởi cho con chồng sách này!

Thế là em có đầy đủ bộ sách giáo khoa lớp 3, chuẩn bị cho năm học mới. Em thích nhất là cuốn Tiếng Việt lớp 3 tập I.

Cầm quyển sách trên tay, em cứ ngắm đi ngắm lại mãi mà không thây chán. Thấy em cứ mân mê cuốn sách không muốn rời mẹ nói đùa: “Tối nay chắc Thành không ăn cơm cũng no phải không con?”. Cuốn sách gọn nhẹ lại vừa đẹp mắt. Chiều rộng khoảng hai mươi lăm xen ti mét, chiều dài độ hơn hai mươi xen ti mét, vừa với cặp sách mà bố vừa mới mua cho tuần trước. Bìa sách làm bằng một loại giấy cứng, trơn bóng như tráng một lớp đầu mỏng dính. Phía dưới hàng chữ “Bộ giáo dục và đào tạo” là dòng chữ “Tiếng Việt 3 tập I” bằng mực đen, nổi bật trên trang bìa trắng. Phần còn lại là bức họa một đóa hoa hướng dương tượng trưng cho ông mặt trời đang chiếu những tia sáng rực rỡ của trí tuệ và khoa học xuống mặt đất thân yêu của chúng em.

Những sắc đỏ, vàng đan xen nhau như những sắc cầu vồng kì diệu, vắt qua bầu trời cả mặt trước lẫn mặt sau của bìa sách. Dưới cùng là hình ảnh một chú nghé trông ngộ nghĩnh, ngước đôi mắt trẻ thơ, tủm tỉm cười với ông mặt trời như muôn tỏ lòng biết ơn ông đã rọi những tia hào quang của trí thức, khoa học xuống cho nó.

Để giữ cho sách luôn được sạch sẽ và thẳng nếp, em dùng tờ bao bằng giấy kiểng trong bọc cẩn thận bên ngoài và tự nhủ không bao giờ vẽ, viết bậy vào sách. Quyển sách Tiếng Việt là người bạn đồng hành cùng em trên bước đường học tập. Sách không những đem lại cho em những tri thức về tiếng mẹ đẻ mà còn bồi đắp cho tâm hồn em rộng mở, đón nhận bao niềm vui của cuộc sông hôm nay và mai sau.

Thu Thủy

Bài Thơ “Về Quê Ngoại” Trong Sách Tiếng Việt Lớp 3 Có 2 Tác Giả?

Gần đây, một giáo viên ở Gia Lai chia sẻ lên mạng xã hội về bài thơ “Về quê ngoại” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 2 tác giả khác nhau.

Giáo viên này cho biết, sách giáo khoa có bài thơ “Về quê ngoại” xuất bản năm 2010 là của tác giả Hà Sơn. Còn sách giáo khoa in năm 2023 là của tác giả Chử Văn Long.

Mặc dù Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã từng giải thích là Hà Sơn chính là bút danh của nhà thơ Chử Văn Long nhưng điều đáng nói là giáo viên trên không biết nên giải thích với học sinh như thế nào. Bởi khi tra cứu, có thông tin cho biết Chử Văn Long có bút danh là Sơn Hà còn trong sách giáo khoa lại ghi là của tác giả Hà Sơn.

Ngoài ra, một số giáo viên khác chưa biết cách giải thích cho học sinh về tác giả của bài thơ “Về quê ngoại”.

“Sáng nay, em cũng dạy bài này. Sách của cô giáo, tác giả là Hà Sơn còn của học sinh là Chử Văn Long. Em đành theo tác giả của học sinh”, một giáo viên chia sẻ.

Còn một giáo viên khác cho biết: “Có bài thơ em dạy học sinh đọc khác cô. Cô thì nghĩ học sinh đọc sai nên cứ sửa và nghĩ học sinh lớp này khó dạy bảo sửa mãi vẫn cứ đọc sai. Chắc là học sinh cũng nghĩ cô giáo đọc sai. Trớ trêu, khi thấy cả lớp đều đọc sai giống nhau cô kiểm tra lại thì hóa ra sách của cô khác sách của học sinh”.

Trước những thắc mắc trên của giáo viên, trao đổi với phóng viên chúng tôi ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) giải thích: Bài Về quê ngoại – sách giáo khoa Tiếng Việt 3,tập một trang 134, NXBGDVN, trong những bản in từ 2023 về trước ghi tên tác giả là Hà Sơn – một bút danh của nhà thơ Chử Văn Long. Cũng bài học đó trong bản in năm 2023, tên tác giả được ghi là Chử Văn Long như có ý kiến nêu là đúng.

Lý do là từ lần xuất bản đầu tiên phục vụ năm học 2004 – 2005 đến bản in phục vụ năm học 2014 – 2023, bài thơ Về quê ngoại ghi tên tác giả là Hà Sơn như nhà thơ Chử Văn Long đã ghi khi công bố tác phẩm.

Cho đến gần đây, tác giả của bài Về quê ngoại đã liên hệ với Ban biên tập đề nghị điều chỉnh tên tác giả bài thơ là Chử Văn Long. Vì vậy, bài thơ “Về quê ngoại ” từ bản in phục vụ năm học 2023 – 2023 có tên tác giả là Chử Văn Long.

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, cứ mỗi khi đến gần năm học mới, Bộ GD-ĐT đều yêu cầu các Sở GD-ĐT ở các địa phương hướng dẫn lãnh đạo các trường phổ biến cho giáo viên những thay đổi, đính chính trong các sách giáo khoa. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý điều này cũng như cập nhật thông tin nếu thấy sách giáo khoa từng môn học có sự thay đổi./.

Giáo Án Lớp 3 Môn Tiếng Việt

Tiếng Việt tuần 21 + 22 – Lớp 3 Bài 1: Tập đọc: Nói với em Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay: Đã nuôi con khôn lớn từng ngày Tiếng lích rích chim sâu trên lá Tay bồng bế sớm khuya vất vả Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay. Vũ Quần Phương Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện 1. Mỗi khổ thơ trong bài nói về một hiểu biết của Sẽ được nhìn thấy các bà tiên bạn nhỏ. Hãy nối từ ngữ ở cột A thích hợp với Thấy chú bé đi hài bảy dặm mỗi từ ngữ ở cột B. Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. A B a) Khổ thơ thứ nhất b) Khổ thơ thứ hai c) Khổ thơ thứ ba Hiểu biết về công ơn cha mẹ nuôi dạy con (1) Hiểu biết về cuộc sống của con người thời xưa (2) Hiểu biết về các loài chim (3) 2. Điền vào chỗ trống tên truyện có những chi tiết nêu trong bài thơ này: Các chi tiết quả thị thơm, cô Tấm có trong truuyện cổ 3. Câu thơ cuối cùng của bài muốn nói với em điều gì? Chọn câu trả lời đúng. a) Bạn nhỏ mở mắt để không nghĩ nữa. b) Bạn nhỏ mở mắt vì nhớ đến trách nhiệm của mình là phải làm việc để đền đáp công ơn cha mẹ. c) Bạn nhỏ mở mắt vì không muốn phải nghĩ nhiều đến công ơn của cha mẹ mình. Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi ở đâu? trong mỗi câu sau: a) Trong nhà máy, những người công nhân đang đứng trước những cỗ máy có những dây và bảng số chằng chịt. b) Trên bờ sông Lại Giang, guồng xe nước đang tung bọt trắng dưới hàng dừa xanh. c) Trên các trảng rộng và xung quanh những lùm bụi thấp, ta nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh. Bài 3: Đặt 2 câu có bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu? a) . b) Bài 4: Điền vào từng chỗ trống từ ngữ chỉ hoạt động của từng lớp trí thức. a) Giảng viên đại học: b) Nhà tạo mẫu thời trang: c) Hoạ sĩ: d) Kiến trúc sư: e) Nhà văn: . Bài 5: Viết về một trí thức mà em biết. (khoảng 10 câu) Toán tuần 21 + 22 – Lớp 3 Phần I (4đ): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Bài 1: a) Ngày cuối cùng của tháng 10 là ngày chủ nhật. Tháng đó có số ngày chủ nhật là: A. 5 ngày B. 30 ngày C. 4 ngày D. 30 ngày b) Bố đi công tác từ thứ ba ngày 28 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4. Vậy bố đi công tác về vào ngày: A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ bảy D. Chủ nhật Bài 2: a) Thứ năm tuần này là ngày 17. Vậy thứ bảy tuần tới là ngày: A 24 B. 25 C. 26 D. 27 b) Thứ hai tuần này là ngày 19 tháng 8. Ngày cuối cùng của tháng 8 là ngày: A. Chủ nhật B. Thứ bảy C. Thứ sáu D. Thứ năm Phần II: (6đ) Bài 1 (1đ): Đặt tính rồi tính: 8024 – 1736 4728 – 1939 1143 4 144 : 6 .. .. .. .. .. .. Bài 2 (2đ) Tìm y: y 9 = 4315 – 3496 y : 8 = 3 3 y – 475 = 3571 – 289 9898 – y = 2147 + 628 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Bài 3 (1đ): Một cửa hàng bán gạo, buổi sáng bán được 1926 kg, buổi chiều bán được số gạo bằng số gạo đã bán trong buổi sáng. Hỏi cả ngày hôm đó cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài giải ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Bài 5 (1đ) Trường tiểu học Đông Thành có sân chơi hình chữ nhật có chiều rộng là 1235 dm, chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Bạn Sinh đi một vòng quanh theo mép sân. Hỏi bạn ấy đi được quãng đường dài bao nhiêu mét? Bài giải ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………….. Bài 6 (1đ) C B G D E A H Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn: Bán kính: Bán kính: . Đường kính: .. Đường kính: ..

Đáp Án Bài Người Mẹ Hiền Sách Tiếng Việt Lớp 2

1. Tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền 1.1. Bài đọc.

1. Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!”

Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:

– Tớ biết có một chỗ tường thủng.

2. Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em:”Cậu nào đây? Trốn học hả?” Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.

3. Bỗng có tiếng cô giáo:

– Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.

Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp.

4. Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:

– Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?

Hai em cùng đáp:

– Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài.

Theo NGUYỄN VĂN THỊNH

– Gánh xiếc: nhóm xiếc nhỏ thường đi biểu diễn ở nhiều nơi.

– Tò mò: muốn biết mọi chuyện

– Lách: lựa khéo để qua chỗ chật hẹp.

– Lấm lem: bị dính bẩn nhiều chỗ.

– Thập thò: ló ra rồi lại ẩn đi.

1.2. Hướng dẫn giải chi tiết Tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền

Câu 1: Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?

Gợi ý: Em đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời:

Giờ ra chơi, Minh rủ Nam ra ngoài phố xem gánh xiếc.

Câu 2: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?

Gợi ý: Em đọc đoạn 1 và 2 của truyện.

Các bạn ấy định ra phố bằng cách chui qua lỗ tường thủng.

Câu 3: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?

Gợi ý: Em đọc đoạn 3 của truyện.

Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo nhắc bác bảo vệ nhẹ tay với Nam rồi cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người và đưa Nam về lớp.

Câu 4: Cô giáo làm gì khi Nam khóc?

Gợi ý: Em đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời:

Cô xoa đầu Nam an ủi khi bạn ấy khóc.

Câu 5: Người mẹ hiền trong bài là ai?

Gợi ý: Em đọc truyện và tìm ra hình ảnh người mẹ hiền.

Trả lời:

Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.

Ý nghĩa nội dung bài: Cô giáo vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em. Câu chuyện cũng nhắc nhở các em phải ngoan ngoãn, vâng lời cô dạy, không nên làm thầy cô phải phiền lòng.

1.3. Trắc nghiệm bài tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn bài Trắc nghiệm Người mẹ hiền trực tuyến.

1. Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam về điều gì?

a. Minh rủ Nam đi đá bóng.

b. Minh rủ Nam trốn học.

c. Minh rủ Nam đi xem gánh xiếc ngoài phố

2. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?

a. đi ăn quà vặt

b. chơi bắn bi

c. chơi bài

d. xem xiếc

3. Nam và Minh định trốn đi xem xiếc bằng cách nào?

a. giả vờ ốm để bố mẹ đến đón

b. chui qua chỗ tường thủng

c. xin phép bác bảo vệ cho đi

d. đi qua cổng trường

4. Khi Nam đang cố lách ra ngoài bức tường thì gặp chuyện gì?

a. Nam bị mắc kẹt giữa bức tường.

b. Nam bị thương ở chân.

c. Nam bị bác bảo vệ phát hiện và cầm chặt chân.

5. Khi Nam và Minh đang lách để trốn ra ngoài thì bị ai giữ lại?

a. bác bảo vệ

b. cô giáo

c. các bạn

d. thầy hiệu trưởng

6. Nam đã làm gì khi bị bác bảo vệ nắm chân?

a. Nam cố gắng thoát ra ngoài cùng bạn.

b. Nam sợ quá, khóc toáng lên.

c. Nam khoanh tay nhận lỗi với bác

7. Khi bắt gặp, cô đã làm thế nào với hai bạn Nam và Minh?

a. Phạt hai bạn

b. Cho hai bạn đi chơi tiếp

c. Cô xoa đầu và nhắc các bạn không trốn học nữa

8. Vì sao Nam lại bật khóc với cô giáo?

a. Vì bạn ấy bị đau và xấu hổ.

b. Vì bạn ấy buồn khi bị cô phát hiện.

c. Vì Nam không được đi xem gánh xiếc.

9. Cô giáo nói với bác bảo vệ điều gì ?

a. Cô nhắc bác nhẹ tay kẻo làm đau Nam.

b. Cô nói đó là học sinh của lớp cô.

c. Cả hai đáp án trên đều đúng

10. Cô đã có thái độ như thế nào với hai bạn mắc lỗi ?

a. Nhẹ nhàng.

b. Nghiêm khắc.

c. Yêu thương.

11. Nội dung của câu chuyện là gì?

a. Cô giáo vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

b. Em không nên trốn học để khiến thầy cô buồn phiền.

c. Em không được ham vui

12. Qua câu chuyện em thấy cô giáo là người như nào?

a. Cô rất khó tính

b. Cô rất nghiêm khắc

c. Cô rất hiền và sâu sắc.

…………………………………………………………