Bài Thơ Mưa Rơi Nhà Trẻ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Phát Triển Ngôn Ngữ Hoạt Động: Thơ: Mưa Rơi

v

HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện cùng trẻ

 

Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Cho tôi đi làm mưa với”

 

Các con vừa hát bài hát nói về gì?

 

Trời mưa làm cho con người và cây cối như thế nào?

 

Nếu không có mưa thì con người và mọi cảnh vật sẽ ra sao?

 

Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe tránh đi dưới trời mưa , đi học , đi chơi phải đội mũ nón. Không trú mưa dưới gốc cây to và dưới cột điện.

v

HOẠT ĐỘNG 2: Đọc thơ: “Mưa rơi”

 

Để biết thêm về ích lợi của mưa tác giả Trương

Minh Huệ đã sáng tác bài thơ mưa rơi và gửi tặng cho chúng mình đấy hôm nay cô cùng các con cùng làm quen bài thơ này nha! Các con cùng lắng nghe nhé!

 

Cô đọc lần 1:

Trên mô hình + giải thích nội dung bài thơ.

 

Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?

 

Của tác giả nào?

 

Nội dung:

Bài thơ đã nói lên những giọt mưa rơi xuống cũng rất cần thiết đố với đời sống con người và mọi vật mưa làm cho cây cối tốt tươi , con người khỏe mạnh , nhưng các con ạ nếu trời mưa to thì cũng có nhiều những nguy cơ sẽ xảy ra với con người như ngập lụt , sạt lở đất

 

Trong bài thơ nhắc đến mưa rơi như thế nào?

 

Mưa để làm gì nữa ?

 

Mưa xanh cây lúa Mưa mát cánh đồng Mưa cho hoa lá như thế nào nữa ?

v

Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ:

+ Cả lớp đọc 1 – 2 lần

+ Tổ, nhóm bạn trai, bạn gái đọc–cô sửa sai

+ Cá nhân đọc

+ Cả lớp đọc lần cuối

v

HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi : “Mưa rơi”

 

Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “Mưa rơi” các con có thích không?

 

Cách chơi: Khi cô giơ tay lên cao kèm theo nói “Mưa rơi mưa rơi” lớp mình sẽ nói lộp bộp lộp bộp kèm theo dơ 2 tay lên cao vỗ tay lớn – khi cô đưa tay càng cao thì cc vỗ tay càng lớn – khi cô đưa tay thấp xuống thì cc vỗ tay càng nhỏ và nói tí tách tí tách.

 

Cho trẻ chơi 2-3 lần

 

Nhận xét trẻ chơi, tuyên dương và động viên trẻ.

 

Cũng cố: hỏi lại đề tài

v

KẾT THÚC

: Nhận xét tuyên dương theo tình hình lớp học.

Trẻ hát và vận động cùng cô

Bài hát nói về mưa

Tốt tươi

Trẻ lắng nghe!

Trẻ chú ý lắng nghe!

Dạ bài thơ mưa rơi

Dạ của tác giả Trương

Minh Huệ

Trẻ lắng nghe

Trẻ chú ý lắng nghe

Tí tách đều đều Từng giọt mưa rơi

Mưa xanh cây lúa Mưa mát cánh đồng

Mưa cho hoa lá Nảy lộc đâm chồi Từng giọt từng giọt Mưa rơi mưa rơi

Trẻ đọc thơ

Dạ thích!

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe cô nhận xét

Giáo Án Lớp Nhà Trẻ

– Trẻ nhớ tên bài thơ “Gọi nghé”.

– Trẻ biết Nghé là con trâu con, Nghé thích ăn cỏ.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về bạn Nghé nhỏ ra cánh đồng xa để tìm cỏ ăn, Nghé lúc nào cũng chạy theo mẹ.

– Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô ( VD : Con gì ?)

– Trẻ đọc cùng cô bài thơ “Gọi nghé”

– Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động

– Giáo dục kỹ năng sống: Các bạn nhỏ khi ra khỏi nhà phải luôn có người lớn đi cùng, không đi một mình và không đi theo người lạ.

UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRƯỜNG MẦM NON TÂY TỰU GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Thơ "Gọi nghé'' Đối tượng: Trẻ 24-36 tháng Thời gian : 15 - 20 phút Số trẻ : 12 - 15 trẻ Giáo viên thực hiện: Lê Thị Phượng NĂM HỌC 2018 - 2019 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ "Gọi nghé". - Trẻ biết Nghé là con trâu con, Nghé thích ăn cỏ. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về bạn Nghé nhỏ ra cánh đồng xa để tìm cỏ ăn, Nghé lúc nào cũng chạy theo mẹ. 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô ( VD : Con gì ?) - Trẻ đọc cùng cô bài thơ "Gọi nghé" 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động - Giáo dục kỹ năng sống: Các bạn nhỏ khi ra khỏi nhà phải luôn có người lớn đi cùng, không đi một mình và không đi theo người lạ. II. Chuẩn bị: Địa điểm: - Trong lớp học. 2. Đồ dùng * Đồ dùng của cô. - Video bài thơ "Gọi nghé" - Hoạt cảnh : Cây cối, đống rơm, cỏ cây, mô hình con Nghé, mô hình con trâu. * Đồ dùng của trẻ: - Trang phục gọn gang, tâm thế thoải mái Bài thơ: Gọi nghé Ơ hò ơ hẹ! Nghé đi theo mẹ Ra cánh đồng xa Ru rú ở nhà Khi nào cho lớn! Sưu tầm III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức. Cô cho trẻ xúm xít quanh cô - Cô và trẻ cùng xem video con trâu, con nghé. -Đàm thoại dẫn dắc vào bài 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: *Hoạt động 1: Cô giáo giới thiệu bài thơ "Gọi Nghé" và đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe ( 2 lần). + Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? *Hoạt động 2: Đàm thoại kết hợp đọc trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ + Bài thơ cô vừa đọc có con gì? Coc có biết con Nghé là con gì không? Cô cho trẻ biết " Nghé" là con trâu con. + Nghé đi theo ai? + Nghé con theo mẹ đi đâu? Cô đọc trích dẫn: " Ơ hò ơ hẹ Nghé đi theo mẹ Ra cánh đồng xa" + Theo con Nghé con đi theo mẹ ra đồng để làm gì? Nghé con theo mẹ ra cánh đồng để tìm cỏ ăn. Nghé con lúc nào cũng chạy theo mẹ. *Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cô mời cả lớp đọc từ đầu đến cuối bài thơ cùng cô (2-3 lần) - Cô cho trẻ đọc thơ đan xen theo hình thức "tổ, nhóm đọc cùng cô từ đầu đến hết bài thơ" (Cô chú ý sửa sai cho trẻ nếu có) *Hoạt động 4: Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp với hoạt cảnh - Cô cho trẻ xem hoạt cảnh bài thơ "gọi Nghé" -Hỏi trẻ ; Tên bài thơ - Cô cho cả lớp đứng vòng tròn cầm tay nhau đọc lại bài thơ 3. Kết thúc: - Cô cho trẻ bắt chước tiếng nghé kêu theo mẹ đi " ăn cỏ". -Trẻ quan sát - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời. - Trẻ đọc thơ. - Trẻ xem -Trẻ trả lời - Trẻ cầm tay nhau đọc bài thơ Trẻ bắt chước tiếng kêu của Nghé và đi theo cô. Giáo viên Lê Thị Phượng

“Mưa Rừng”, Bài Thơ Ấn Tượng Của Nhà Thơ Hoàng Yến.

Nhà thơ Ngô Thế Oanh nói với tôi  rằng nhà thơ Hoàng Yến rất thiêng. Đúng ngày ông mất ( 23/2/2012), Ngô Thế Oanh ra hiệu sách mua tập “ Mắt người Sơn Tây”. Và ông rất ngạc nhiên thấy bài thơ “ Mưa rừng” của nhà thơ Hoàng Yến in nhầm trong tập thơ của thi sỹ lừng danh Quang Dũng. Vài hôm sau, Ngô Thế Oanh nhận được bài viết của Nhất Lãm: “ Về tác giả bài thơ Mưa rừng”. Và ông vội cho in ngay trên Tạp chí Thơ số 3/2012.

            MƯA RỪNG

Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung

Rặng núi về đầu mâyXa khuất những dặm câyTừng sóng xanh tre trúcCơn gió đi trút đầyCơn gió đi mất hútNgười và đường còn đây

Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung

Mờ mờ hoa gạo đỏLợp lầu giữa núi xanhLay bay dầm mái cỏHạt lại hạt – chuyền cànhHạt mưa gần nhắc nhủHạt xa lời nối lờiĐêm nay chưa nhà ngủMà mưa rừng cứ rơi

Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trungHai bờ mưa mờ mịtCon đường vòng mông lung

Chiều càng đi bước dồnNgười càng đi chân chồnĐường dài bóng hoàng hôn…Mưa xa dầm quê hươngƯớt áo bao người thươngChùa chuông hay giọng suối?Tình người soi dặm đường

Mưa lầm rầm trong rừngMưa xoay tròn không trung.

       Thời điểm sáng tác của bài “Mưa rừng” đã ghi rõ: Trên đường rừng Hòa Bình, 1948. Nếu chúng ta biết nhà thơ Hoàng Yến, quê Hòa Tiến ,Hòa Vang, Đà Nẵng, cháu ruột Xứ ủy Trung kỳ, cựu tù ĐắcPlây, Huỳnh Ngọc Huệ; từng học  trường Esepic Phan Thiết, giỏi võ karate; từng hoạt động cách mạng trong tổ ba người với Võ Quảng, Tố Hữu từ năm 1942, gia nhập Đảng CSVN, giữ chức Chủ sự phòng tư pháp Công an Trung bộ, tham gia cướp chính quyền tại Huế CM tháng 8 năm 1945, sau đó, năm 1946 mang vợ con và gia đình ra Thanh Hóa, làm báo Cứu quốc Khu 4, thư ký cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh, sau đó tham gia bộ đội, đại đoàn 304. Thời điểm nhà thơ sáng tác bài “Mưa rừng” chính là thời kỳ ông tham gia quân đội, với cương vị một cán bộ nòng cốt, đi chiến dịch Hòa Bình và chiến dịch Thu đông 1951 – 1952.       Bài thơ mở đầu và lặp lại với ba lần điệp khúc:       “Mưa lầm rầm trong rừng/ Mưa xoay tròn không trung/ Hai bờ mưa mờ mịt/Con đường vòng mông lung.” Một không gian, thời gian đầy tâm trạng. Nó gợi cho  người chiến sỹ – thi sỹ Hoàng Yến, vốn xuất thân từ trí thức tiểu tư sản, có trình độ học vấn ( Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hoàng Yến  được trưng tập đi phiên dịch, khai thác tù binh. Rồi sau này ông lại dịch thơ Puskin, bài thơ dài  “Đoàn người Tsigan” từ tiếng Pháp ra tiếng Việt), liên tưởng tới quê nhà, vợ con, người thân : Hai bờ mưa mờ mịt/ Con đường vòng mông lung… Cơn gió đi mất hút/ Người và đường còn đây… Đêm nay chưa nhà ngủ /Mà mưa rừng cứ rơi… Đường dài bóng hoàng hôn/  Mưa xa dầm quê hương… Hình tượng Trời mưa và Con đường luôn trở đi trở lại, tạo thành một tứ thơ xuyên suốt toàn bài, mật mã của bài thơ. Mưa xóa mờ đi con đường thực phía trước, làm cho phương hướng nhạt nhòa, mung lung, nhưng Mưa lại làm hiện hữu con đường quá vãng, con đường tâm thức: “ Hạt mưa gần nhắc nhủ/ Hạt xa lời nối lời”, “Mưa xa dầm quê hương/ Ướt áo bao người thương/ Chùa chuông hay giọng suối?/  Tình người soi dặm đường…”       Không phải ngẫu nhiên câu cuối của bài “Mưa rừng”: “ Tình người soi dặm đường” được lấy làm tiêu đề cho cả tập thơ. Cuộc ra đi này, người vệ quốc đi được hết con đường – khắp các nẻo đường -  đến cuối con đường, là nhờ có Tình Người soi rọi. Ấy là quê hương, người vợ, bạn bè, người thân…: “ Đường đi mặt trận/ Đi qua ngõ nhà/ Ríu chân dồn bước/ Trăng sáng nõn nà/ Bóng trăng người vợ/ Gửi người đi xa” – ( Đường đi mặt trận) ; “Khói thuốc bốc thành mây/ Mây làng xa vời vợi…- ( Bứt lá bỏ dòng suối); “ Nhớ Trường Sơn xanh ngút/ Cây lá bó chân trời”- ( Về xuôi); “ Sông Thu Bồn có còn nắng chói chang/ Nương dâu xanh có còn mượt lá…”,“ Mẹ ơi, sao có thể/ Con đi đông đi tây/  Đi về như đi chợ / Mà mẹ đó con đây/ Chưa một lần gặp gỡ” ( Tiếng hát chiều chiều) “ Tôi giơ tay đẩy cửa/ Bỗng thấy sông Hương/ Con sông tuổi nhỏ/ Vôi trắng cổng trường… Con đường Kim Long/ Tung tăng như con suối nhỏ/ Giữa hai bờ cỏ dâng hương…” ( Một giọng đàn một dòng sông) vv…

                                                 ***

          Nếu bài “ Mưa rừng” chỉ là một thi phẩm bình thường, có lẽ đã không có sự lầm lẫn.          Trong tập “ Mắt người Sơn Tây” – thơ văn tinh tuyển – của nhà thơ tài danh, tác giả bài thơ “ Tây Tiến” bất tử: Quang Dũng, vừa do NXB Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam ấn hành quí I/ 2012,  không hiểu sao cũng có bài “ Mưa rừng” (Ghi chú năm 1956, tư liệu gia đình)?          Như tác giả Nhất Lãm trong bài “ Về tác giả bài thơ Mưa rừng” đăng trên Tạp chí Thơ, số 3/2012 đã chỉ ra sự khác biệt của hai bài “ Mưa rừng” – bản 1,( trong tập “Hoàng Yến tuyển tập) ” và bản 2, (trong tập “ Mắt người Sơn Tây”). Chi tiết hơn, bản 2, ngoài việc bớt 6 câu phần điệp khúc, còn có 12 chữ trong 9 câu khác biệt so với bản 1 ( chữ in nghiêng, trong ngoặc):

- Xa khuất ( cách) những dặm ( rặng) cây- Cơn gió đi ( đã) trút đầy- Người và ( về) đường còn đây- Lợp lầu ( Lấp dần) giữa núi xanh- Lay bay ( Lang bang) dầm mái cỏ- Hạt xa lời ( theo) lối lời- Chiều càng đi bước dồn( rền)- Ướt áo bao ( những) người thương- Tình người ( yêu) soi dặm đường.

    Được biết, sinh thời, khi nhà thơ Quang Dũng còn minh mẫn, ông đã kiên quyết không cho in bài” Dặm về” vào thi phẩm của mình ( mãi gần đây nhà thơ Vân Long mới tìm ra tác giả của “Dặm về” là đại tá, nhà văn Nguyễn Đình Tiên ). Và tất nhiên nhà thơ Quang Dũng cũng chưa bao giờ in bài “ Mưa rừng” trong thơ của mình.   Phải chăng khi biên soạn “ Mắt người Sơn Tây”, một biên tập viên nào đó có sự nhầm lẫn trong việc đưa “ Mưa rừng” vào tuyển tập? Rất có thể, Quang Dũng và Hoàng Yến vốn là bạn của nhau ( Quang Dũng sinh 1921, hơn Hoàng Yến một tuổi), đồng cảnh ngộ và trọng tài nhau, nên nhà thơ đã chép thơ bạn tặng và ( cũng rất có thể) muốn sửa một vài từ theo ý mình?  Rất mong NXB Hội Nhà văn và ban biên soạn “ Mắt người Sơn Tây” lưu ý trường hợp bài thơ “ Mưa rừng”, nếu có thể, có đôi lời với độc giả, và lưu ý cho những lần tái bản sau.

 21/3/2012HMT

Nhóm Lớp Nhà Trẻ Ndc: Truyện Quả Thị

Nhóm Lớp Nhà Trẻ – T uần 1: Các loại quả bé thích

– Kiến thức: Trẻ nhớ tên câu truyện, hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện

– Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ.

+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

– Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây có ích.

– Máy tính, máy chiếu.

– Hệ thống câu hỏi đàm thoại.

– Cô và trẻ hát bài hát “Quả”

– Trong bài hát có những loại quả nào?

– Cô có một câu chuyện nói về 1 loại quả da mịn màng, khi chín có màu vàng và mùi rất là thơm đấy. Các con có đoán được đó là quả gì không?

– Chúng mình cùng ngồi ngoan nghe cô kể câu chuyện “Quả thị ” sẽ rõ.

* HĐ2: Cô kể chuyện diễn cảm.

– Lần 1: Cô kể diễn cảm, chậm dãi thể hiện rõ giọng của các con vật và của cụ già trong truyện.

– Lần 3: Cô kể diễn cảm + hình ảnh GA điện tử

* HĐ3: Giúp trẻ hiểu nội dung

– Chúng mình vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

– Trong câu chuyện có những ai?

– Bạn Vịt nhìn thấy quả gì?

– Bạn mèo đã làm gì khi nhìn thấy quả thị?

– Gọi như vậy thì quả thị có dậy không?

– Bà cụ đi ngang qua gọi quả thị như thế nào?

– Lúc ấy quả thị trên cây có màu gì?

– Nghe bà cụ gọi thì quả thị rơi vào đâu?

– GD trẻ biết yêu quý, chăm sóc để cây kết quả

– Cô cho trẻ đọc bài thơ “Quả thị” ra sân

– HĐCMĐ: Quan sát cây sấu

– TCVĐ: Lộn cầu vồng.

– Chơi với xích đu, con ngựa: cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Trẻ nhận biết, gọi tên và một số đặc điểm nổi bật của cây sấu: Thân sần sùi, lá to nhẵn…

– Rèn khả năng ghi nhớ, quan sát cho trẻ

– GD trẻ biết lợi ích của cây…. chơi đúng khu vực đảm bảo an toàn

– Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp

– Chú ý trẻ có sức khỏe yếu

– Cô cho trẻ hát bài “Đôi mắt xinh”

+ Các con có biết đôi mắt dùng để làm gì không nào?

– Các con nhìn xem đây là cây gì? – Cây sấu

– Thân cây ntn? Các con sờ xem ?

– Lá sấu to hay nhỏ ? ( cô cho trẻ được QS lá cây sấu)

– Các con đã được ăn lá sấu và quả sấu chưa? Cô cho trẻ nếm thử lá sấu và hỏi trẻ xem lá có vị gì? (chua ạ)

– Chúng mình có yêu cây sấu không? Yêu cây sấu các con phải làm gì? (CS bảo vệ

– Phổ biến luật chơi – Cách chơi

– Sâu mỗi lần cô nhận xét – động viên khuyến khích trẻ

– Cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi ngoài trời, chơi theo ý thích

– Cô cùng chơi- chú ý bao quát trẻ ở tất cả các khu vực – đảm bảo an toàn cho trẻ

– Vào lớp chuẩn bị bàn ăn

– Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều.

– Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích.

– Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ.

D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY