Bài Thơ Mưa Của Phạm Hổ / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Phạm Hổ

Nhà thơ Phạm Hổ sinh ngày 28 tháng 11 năm 1926 tại xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, còn có bút danh khác là Hồ Huy. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và em trai là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.

Ông đỗ bằng Thành chung năm 1943. Sau Cách mạng Tháng Tám ông làm công tác tuyên truyền và tham gia hoạt động văn học nghệ thuật.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, ông ra Bắc, tham gia sáng lập Nhà xuất bản Kim Đồng, nơi chuyên xuất bản văn hóa phẩm dành cho trẻ em.

Sau ba năm làm việc tại Nhà xuất bản Kim Đồng, ông chuyển sang Nhà xuất bản Văn học rồi về báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn. Năm 1957 ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ năm 1983, ông là Phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam và là Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội.

Ông vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh. Nổi bật trong các sáng tác của ông là dành cho thiếu nhi; nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông.

Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt 1.

Phạm Hổ mất ngày 4 tháng 5 năm 2007, hưởng thọ 80 tuổi.

Tác phẩm đã xuất bản: Dành cho thiếu nhi:

Chú bò tìm bạn (Tuyển tập thơ, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1997)

Chuyện hoa chuyện quả (Tuyển tập truyện, Nhà xuất bản Hà Nội, 1993)

Mỵ Châu – Trọng Thủy (Kịch, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1993)

Dành cho người lớn:

Những ngày xưa thân ái (Tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1956)

Ra khơi (Tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1960)

Đi xa (Tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1973)

Những ô cửa – những ngả đường (Tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1982)

Vườn xoan (Tập truyện, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1962)

Tình thương (Tập truyện, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1973)

Cây bánh tét của người cô (Tập truyện, Nhà xuất bản Hà Nội, 1993)

Giải thưởng văn học:

Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1957 cho tập thơ Chú bò tìm bạn

Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1967 – 1968 cho tập thơ Chú vịt bông

Giải chính thức về thơ do Hội đồng văn học thiếu nhi Hội nhà văn tặng năm 1985 cho tập thơ Những người bạn im lặng

Giải thưởng về kịch cho thiếu nhi do trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản và Hội Nghệ sĩ sân khấu tặng năm 1986 cho vở Nàng tiên nhỏ thành ốc

Bài Thơ: Đôi Dép Thần Kì (Phạm Hổ)

Các em đọc cổ tích Chắc rất thích được gặp Những đôi giày thần kỳ Một bước đi bảy dặm Còn nhanh hơn chim bay

Thế kỷ hai mươi này Ở tại một nước nọ Có nhiều núi, nhiều sông Có nhiều mưa, nhiều gió Có cờ đỏ sao vàng Có mùa khoai, mùa lúa Có đôi dép thần kỳ Một cụ già thường đi…

Người làm đôi dép này Cắt lốp xe làm đế Cắt săm xe làm quai Dép đen màu than đá Hình dáng nhìn rất ngộ Như đôi xà lan nhỏ Thích lênh đênh sông dài… Dép vui vẻ, dẻo dai Theo cụ già đi khắp Dép đạp tan gai góc Đạp bằng đá tai mèo Dốc cao mấy cũng leo Đường xa mấy cũng vượt Dép đi trong nắng đốt Dép đi trong mưa tuôn

Theo cụ già xuống bể Theo cụ già lên non Được cụ già yêu thương Dép thêm tài, thêm sức: Đê sắp vỡ vì lụt Có dép đến: lụt lui! Ruộng nứt nẻ cả rồi Có dép về: nước đến Đường nào nắng chói chang Dép qua: cây giăng hàng Đường liền râm bóng mát Gọi chim về hót vang Mỏ nào để ít than Dép về, than chảy suối Thoi nào dệt ít vải Dén đến, vải đầy kho Người mù mịt i, t Vụt thành người có học Trẻ nghịch ngợm, lười nhác Hoá trò giỏi, con ngoan Bạn bè đáng giận hờn Biết thương nhau trở lại Thương nhau hơn ngày thường Giặc đến từ bốn phương Dù giày đinh sắt nhọn Dù lắm súng lắm bom Nhiều máy bay, tàu chiến Mang đôi dép thần kỳ Cụ già đi ra trận Con cháu ào ra theo Tay dao, tay súng Băng qua trăm lửa đạn Vượt qua nghìn hiểm nguy Là kẻ thù bỏ mạng Và giặc nào, cướp nào Cũng cụp đuôi cút thẳng…

Hỏi dép: sao dép tài? Dép thật thà đáp ngay: Dép trước sau vẫn dép Tài trí ở người đi Tài trí ở cụ già Biết gọi người cả nước Triệu người chung một lòng Giành tự do, độc lập Biết dẫn cả trẻ, già Biết đánh thức gần xa Cùng lên đường hạnh phúc.

Cụ già râu tóc bạc Mang đôi dép thần kỳ Em có biết là ai? Là Bác Hồ mình đó! Bác Hồ của Việt Nam Có nhiều núi nhiều sông Có nhiều mưa nhiều gió Có cờ đỏ sao vàng Có mùa khoai, mùa lúa Có đôi dép thần kỳ Anh làm thợ hôm nay…

Nhưng hôm nay, hôm nay Bác Hồ không còn nữa Vắng tiếng dép Bác Hồ Cả Việt Nam thương nhớ Cả loài người thương nhớ.

Đôi dép thần kỳ đó Giờ theo Bác đi xa Đi vào trong lịch sử Chói ngời của dân ta

Tình Bạn Trong Thơ Phạm Hổ Viết Về Thiếu Nhi

3.1. Có một điều thú vị là thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có nhiều bài về tình bạn nhưng nhà thơ ít viết về tình bạn của con người. Trong thơ tình bạn của ông, nhân vật con người ít khi xuất hiện. Ta chủ yếu bắt gặp hình ảnh của những con vật, đồ vật, sự vật cùng những câu chuyện nho nhỏ, dễ thương về tình bạn. Dĩ nhiên, những con vật, đồ vật, sự vật này luôn gần gũi, quen thuộc với trẻ và đằng sau những câu chuyện của chúng chính là hình ảnh về tình bạn của con người, cụ thể là của trẻ em. Đó là câu chuyện về chú bò lơ ngơ đi tìm bạn, chuyện về chú thỏ nghe máy nói, chú gấu đen chụp ảnh tặng bạn thân, chuyện của hoa và bướm, ngỗng và vịt, rong và cá, cái rế và nồi, chảo… Có lẽ đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Bởi tình bạn được nhìn qua lăng kính đồng thoại thường trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn và do đó, dễ tạo được sự thích thú ở các bạn đọc nhí hơn.

Viết về thế giới loài vật nhưng những câu chuyện về tình bạn trong thơ thiếu nhi Phạm Hổ lại hiện lên vô cùng sinh động, chân thực, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Khi tiếp xúc với những câu chuyện này, độc giả nhỏ tuổi sẽ nhìn thấy tình bạn của mình trong đó.

Khác người lớn, với trẻ thơ, tình bạn thường được cụ thể hóa. Tình bạn của trẻ thơ bao giờ cũng được thể hiện qua sự gắn bó, quấn quýt, vui chơi mỗi ngày bên nhau. Tình bạn giữa rong và cá trong bài thơ cùng tên của Phạm Hổ nói lên điều đó: Một đàn cá nhỏ/ Đuôi xanh, đuôi hồng/ Quanh cô rong đẹp/ Múa làm văn công.

Trong tình bạn, điều quan trọng là sự sẻ chia những vui buồn. Từ câu chuyện giữa mèo và tro bếp trong bài thơ cùng tên, Phạm Hổ muốn gửi gắm đến các em mà ông xem là những người bạn nhỏ yêu quý thông điệp về sự sẻ chia trong tình bạn: Tro bếp làm đệm/ Mèo ta khoanh tròn/ Cả hai cùng ấm/ Cùng ngủ thật ngon.

3.3. Bên cạnh gửi gắm nhiều thông điệp, bài học giáo dục về tình bạn, thơ thiếu nhi của Phạm Hổ còn kể cho các bạn nhỏ nghe nhiều câu chuyện ngộ nghĩnh, đáng yêu về tình bạn mà chính các em cũng đôi lần trải qua.

Trong thơ viết về tình bạn của tác giả Chuyện hoa chuyện quả, có câu chuyện về chú thỏ có chút đa nghi nhưng lại rất hồn nhiên khi nghe máy nói với bạn: Thỏ đây! Ai nói đấy/ Mèo à? Mèo thế nào?/ Tớ không trông thấy cậu/ Nhỡ đứa khác thì sao? ( Thỏ nghe máy nói).

Trong tình bạn trẻ thơ, không tránh khỏi những lúc hờn lẫy. Câu chuyện gấu đen chụp ảnh gửi tặng bạn thân lẫy giận vì ảnh không được như ý muốn sau đây là một mẩu chuyện dễ thương: Gấu Đen chụp ảnh/ Gửi tặng bạn thân/ Gấu Trắng thợ giỏi/ “Tách” cái, chụp xong/ Lúc nhận ảnh xem/ Gấu Đen trợn mắt:/ – Sao mình bé choắt/ Lại cụt cả chân?/ Chụp chẳng nên thân/ Này đây trả cậu ( Gấu Đen).

Củ Cà Rốt – Thi Phẩm Dành Cho Thiếu Nhi Đặc Sắc Nhất Của Nhà Thơ Phạm Hổ

Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội Ngập đầu Nhảy lên Đẹp thật! Tên em Cà-rốt Củ đỏ Lá xanh…

Chủ đề tình bạn Phạm Hổ thừa nhận “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người. Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập tôi viết cho tình bạn”.

Với trẻ thơ, ông đặc biệt quan tâm và chú ý tới câu chuyện bạn bè trong cuộc sống. Vì theo ông, trẻ em vốn rất khát khao tình bạn, chỉ với tình bạn mà các em thật sự có nét đồng điệu trong vui chơi và học tập hứng thú. Chính vì vậy mà thơ ông đã khơi dậy và phát huy tối đa, niềm vui và sự sáng tạo của trẻ nhỏ trong sáng tác.

Tình bạn trong thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu Bằng sự quan sát tinh tế, Phạm Hổ đã phát hiện ra đặc điểm của mỗi con vật. Ông đã chọn ra những chi tiết độc đáo để miêu tả một cách ấn tượng những loài vật đáng yêu, đáng quý. Nắm bắt được tâm lý trẻ em, Phạm Hổ không đi tìm hiểu đời sống và những hoạt động loài vật mà ông chủ yếu khai thác những “tính cách”, những vẻ đẹp của chúng. Qua đôi mắt trẻ thơ, các con vật được ông nhắc tới vừa phong phú, đa dạng lại mang những nét tính cách ngây thơ, hồn nhiên.

Những người bạn đáng yêu đó là những con vật ngộ nghĩnh, những người bạn mà các em vẫn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như các chú chó, chú mèo, con ngỗng, con chim , con bò, con bê, con cá… Thế giới loài vật trong thơ ông là một thế giới cực kỳ sinh động. Tác giả luôn tạo ra nụ cười dí dỏm, tạo nên chất hài hước, tươi tắn cho cuộc sống, tạo nên cái duyên riêng.

Bài thơ thể hiện thành công câu chuyện tình bạn trong thế giới loài vật, phải kể tới bài thơ Rong và Cá. Từ bức họa của một họa sĩ Trung Quốc mà nhà thơ Phạm Hổ đã diễn tả bằng bức tranh nghệ thuật ngôn từ, đem lại cho trẻ thơ Việt Nam món quà xinh xắn đậm màu sắc dân tộc. Nhân vật Rong và Cá là hai nhân vật đáng yêu.

Họ trở thành diễn viên đem đến một màn vũ kịch đẹp. Cái đẹp từ màu sắc trang điểm: Cô rong xanh, đuôi cá xanh, hồng; cái đẹp bởi dáng vẻ mềm mại và nhẹ nhàng của cô Rong. Cái đáng yêu của” đàn cá nhỏ” quanh cô Rong cùng điệu múa như các vũ công đẹp làm sao? Họ uốn lượn và quấn quýt bên nhau, cái đẹp hài hòa, yên bình và nhẹ nhàng. Cô Rong và đàn cá nhỏ hẳn rất quý mến nhau mới có sự kết hợp tuyệt vời đến thế

Củ Cà Rốt là một thi phẩm nổi bật cho phong cách thơ của nhà thơ Phạm Hổ. Bài thơ mở ra một thế giới mới dành cho thiếu nhi đồng thời giúp trẻ nhận biết rõ hơn về thế giới bên ngoài. Với nhịp điệu vui nhộn, thi phẩm này được rất nhiều bạn đọc biết đến và yêu thích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!