Bài Thơ Lạy Trời Mưa Xuống / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Văn Thơ Công Giáo: Giới Thiệu Tập Thơ: Lạy Trời Mưa Xuống Của Nhà Thơ Mạc Tường

Đôi Lời Giới Thiệu

Mạc Tường và tôi mới quen biết nhau từ 2008. Tôi mời anh tham gia đồng hành một khóa giáo lý cho sinh viên, tiếp đó, mời anh chấm bài cho bộ môn thơ giải thơ văn Linh mục Đặng Đức Tuấn, góp phần chăm sóc các em học sinh yêu văn thơ của Câu lạc bộ Đồng Xanh Thơ Qui Nhơn tại Bình Định và Quảng Ngãi, và cùng với một số anh em chọn bài cho bộ sưu tập Có Một Vườn Thơ Đạo. Nhóm anh em phục vụ thơ văn Công giáo tại Qui Nhơn dự tính sẽ có một tuần tĩnh tâm do tôi hướng dẫn nhưng mãi đến nay chưa thực hiện được, cho nên tôi vẫn chưa có dịp chia sẻ, giúp Mạc Tường trong vấn đề nguồn cảm hứng thơ đạo.

Tuy nhiên trong thời gian làm việc chung, tôi thấy thơ Mạc Tường nói chung và thơ đạo của anh nói riêng ngày càng hay. Nhân được Mạc Tường nhờ giới thiệu tập thơ Lạy Trời mưa xuống, tôi nghĩ nên viết vài dòng ghi nhận.

Cảm hứng làm thơ đạo đến với Mạc Tường từ người thầy của anh là nhà thơ Vũ Phan Long. Nhiều năm trước khi được ơn lãnh bí tích Thánh tẩy, Vũ Phan Long đã được biết Kinh thánh, đã đọc và nghiền ngẫm rồi nhờ đó mà được ơn đức tin, rung động trước tình yêu của Chúa Cứu Thế và làm thơ ca tụng Ngài.

Khi tham gia các công việc của Ban mục vụ Văn hóa, Mạc Tường đã có thêm một điều mà thầy Vũ Phan Long chưa có cơ hội trải nghiệm: lòng yêu mến Hội thánh. Anh không có dịp tham gia những sinh hoạt đặc biệt tại giáo xứ. Kinh nghiệm về Hội Thánh anh có được là qua việc chăm sóc các bạn trẻ yêu văn thơ và chia sẻ đồng cảm về mục vụ văn hóa với những anh chị em cùng thao thức về việc này. Nhờ bề dày cuộc sống, Mạc Tường tiếp cận cả với những thực tế tiêu cực và những nét lạc quan nơi cộng đồng Dân Chúa, không chỉ bình thản mà còn cả với tấm lòng trăn trở và mến yêu.

Trước khi đến với thơ đạo, Mạc Tường đã có sẵn một kinh nghiệm nhất định về thơ, với nhịp nhạc và ngôn từ mới, với lục bát, ngũ ngôn và các thể thơ mới. Trong số những người đọc Lạy Trời mưa xuống, chắc hẳn nhiều bạn cũng đã có sẵn một vốn liếng thơ ca. Để chuyển mình tiến vào thơ đạo, các bạn ấy cũng có thể men theo lộ trình Mạc Tường đã đi: không những đọc và suy niệm Kinh thánh mà còn yêu mến Hội thánh qua thao thức và tham gia đóng góp.

Có một lần tôi về chốn cũTìm tuổi thơ yêu dấu ngày nàoCánh diều hồng, tầm xuân chớm nụDưới trăng tà biển hát lao xao

Có một lần tôi về chốn cũNhìn mây trôi, nắng hạ rực vàngDưới hiên nhà thiu thiu giấc ngủNghe tiếng cười cuối phố thênh thang

Có một lần tôi về chốn cũSầu biệc ly ngần ấy năm rồiChén rượu cạn, nửa quên nửa nhớMắt môi người một thuở tinh khôi

Có một lần tôi về chốn cũDòng sông quê trắng xóa nỗi niềmTiếng mưa rơi nao lòng lãng tửThương con đò xuôi ngược chông chênh

Có một lần tôi về chốn cũCổ tháp sầu nghiêng bóng liêu traiAi ngồi hát giữa trời gió húCành gãy muôn trùng điệu bi ai

Có một lần tôi về chốn cũNgười xưa ơi xa mãi phương nàoLầu Hoàng Hạc, bạc đầu viễn xứĐêm quê nhà lá có chiêm bao!

Nếu đêm ấy con đi cùng Thầy

Chắc con cũng vội vàng bỏ trốn

Và bây giờ gặp người cùng khốn

Con tự bảo mình chẳng phải Thầy đâu

Nếu đêm ấy trong vườn cây dầu

Chắc con cũng ngủ say mặc Thầy thao thức

Và bây giờ gặp người cùng cực

Con tự bảo mình chẳng phải chuyện ta

Nếu đêm ấy… con cũng đứng xa xa

Khi ai hỏi: Anh là môn đệ?

Và bây giờ gặp người túng thế

Con tự bảo mình chẳng phải người thân

Đêm ấy – bây giờ, con mãi phân vân

Có lẽ nào con đớn hèn đến vậy

Có lẽ nào con mù lòa chẳng thấy

Giữa đời thường Chúa vẫn ở quanh con.

Sông chờ trăng thao thức

Giữa đất trời xôn xao.

Cơn mưa chiều mùa hạQua thành phố buồn thiuMang về cơn gió lạGiữa lòng tôi hắt hiu.

HÃY CÙNG NHAU HỎI

“Anh em có gì ăn không?”Hoang tàn sau cơn bão lũLúa non ngã rạp trên đồngRưng rưng nỗi buồn giáp vụ

“Anh em có gì ăn không?”Có bao giờ tôi biết hỏiCụ già run rẩy đêm đôngNhững em bé gầy guộc đói

“Anh em có gì ăn không?”Công nhân phập phù thất nghiệpBèo trôi con nước xuôi dòngTháng ngày âu lo mãi miết

“Anh em có gì ăn không?”Đã bao giờ tôi chia sẻMiếng cơm, manh áo, tấm lòngCùng người anh em nhỏ bé

“Anh em có gì ăn không?”biết bao giờ thôi chinh chiếnNăm châu no ấm thỏa lòngTình người trao nhau bốn biển.

LẠY TRỜI MƯA XUỐNG

Lạy Trời mưa xuống trần gianCho cây trổ nụ địa đàng thuở xưaMột đời ngồi dưới cơn mưaTrăm năm tắm gội, bốn mùa phù sa

Adam muôn thuở thật thàVườn khuya táo ngọt, Eva dỗ dànhMai sau tròn khuyết cũng đànhÁo bay cỏ lá biếc xanh, nguyệt rằm

Cuộc thiên di, mấy nghìn nămBên kia biển Đỏ đêm nằm nhớ quênĐường dài mấy dặm sơn khêMà sao đi mãi chưa về Canaan

Lạy Trời mưa xuống trần gianRuộng đồng no mật, sữa tràn bờ xaNhung tơ vạt cỏ xanh, và…Giò phong lan trước hiên nhà nở hoa.

NƯỚC MẶN- QUY NHƠN BI HÙNG SỬ

Ta theo em chiều nay về Nước MặnDưới nắng ngời lời nguyện gẫm yêu thươngĐứng bên thềm, nghe kể chuyện ngày xưaChuyện bốn trăm năm kể mấy cho vừaĐất Quảng Nam rùng mình cơn địa chấn Trang giáo sử đẫm mồ hôi, đẫm máuVung nhát cuồng đao, máu nhuộm pháp trườngMưa tức tưởi, Mằng Lăng đêm bạc trắng

Đời trước – đời sau, tổ tiên – con cháuNgười nối người, đất vỡ vạc sinh sôiCó lúc trở trời, đất chịu mồ côiBao bách hại, gẫm mùa Thương chén đắng

Nước sông Gò Bồi bỗng dưng mằn mặnBiệt ly hề, nước mắt ngược vào trongVĩnh Thạnh đêm nao cây cỏ khóc ròngTrăng đỏ ối, rưng rưng lòng Chiên Mẹ

Tan tác đàn con, giáo đường quạnh quẽLũy tre xanh Gò Thị khuất xa dầnĐường khổ hình, Trùm Cả nguyện hiến thânGiờ lâm tử ai người không kinh hãi

Đòn vọt, cùm gông, đầu rơi, máu chảyCó lúc tưởng chừng không thể vượt quaCơn lũ dài, đồng ruộng đẫm phù saCho bông lúa ngậm đòng dòng sữa Thánh

Vàng tít chân trời, cò bay thẳng cánhMùa gặt về rộn rã khúc linh caChuông nhà thờ quyện bến nước, cây đaChiêng cùng trống hòa câu kinh, ý lễ

Bốn trăm năm, muôn nghìn nhành vạn tuếĐã trổ sinh nơi mảnh đất cỗi cằnBột đã dậy men, lửa đã thử vàngÔi! Nước Mặn – Quy Nhơn – bi hùng sử.

Mạc Tường

Thưa quý bạn đọc,

Nhân đây, Ban biên tập cũng xin chân thành cảm ơn nhà thơ Mạc Tường, vì lòng ưu ái đã thường xuyên động viên, gửi bài cộng tác và đặc biệt là gửi tặng tập thơ Lạy Trời Mưa Xuống, cho ban biên tập được quyền giới thiệu lên trang, làm phong phú thêm cánh đồng văn thơ Công Giáo.

Kính chúc nhà thơ đầy tràn ân sủng Chúa Thánh Thần! Trân trọng

BBT

Ếch Con Đi Học Trời Mưa

Ếch con đi học trời mưa là bài thơ viết về chú ếch chăm chỉ tới lớp nghe cô giáo giảng bài không ngại gió mưa. Hằng đêm chú vẫn cần cù ngồi ôn lại bài cũ.

Ếch con đi học trời mưa Lá sen xanh mướt đội vừa trùm tai. Đến nghe cô Ếch giảng bài Ốp ốp nặng ộp, vui tai quá chừng.

Thế rồi nhạc điệu tưng bừng Ốp ốp, ộp ộp đón mừng Ếch con. Đêm đêm tiếng ộp kêu giòn Nghe ra có tiếng Ếch con học bài.

Tác giả: Phạm Thị Lan

[alert style=”success”]Đừng bỏ lỡ những bài thơ viết cho thiếu nhi hay nhất

Câu chuyện Ếch con đi học

Lớp học của Ếch con nằm ở dưới khóm khoai nước bên bờ ao rất mát, rất kín. Có tiếng động thì cả cô giáo Ếch cùng học trò Ếch chỉ việc nép mình vào dưới lá khoai hoặc cùng quá thì nhảy tõm xuống ao là yên trí.

Từ hang Ếch ở đến lớp Ếch học phải qua một khu vườn trồng rau. Thôi thì đủ các thứ rau: rau muống, rau lang, rau ngót, rau mùi, tía tô, húng láng. Lại có cả một cây ớt bốn mùa lúc nào cũng có quả chín đỏ rực.

2. Ếch con đi qua vườn nhớ lời mẹ dặn, định bụng không la cà đứng lại chơi. Nhưng vừa nhảu tới nơi thì có một đàn châu chấu bay tạt qua trúng mồm Ếch con. Ếch con đớp vội, nuốt chửng. Nhảy một cái nữa thì một đàn châu chấu khác bay lên. Lại một con bay vừa tầm miệng Ếch. Ếch con lại đớp lấy. Sao mà lắm châu chấu thế! Bỏ đi thì tiếc quá! Thế là Ếch con quên lời mẹ dặn, ở lại rình bắt châu chấu ăn cho sướng miệng.

Khi đã lửng dạ, nhớ lại thì đã quá giờ. Ếch con không dám đến lớp nữa mà cũng không dám trở về nhà. Thế thì phải tìm cái gì mà chơi cho đỡ buồn chứ! Ếch con ngắt một lá tía tô quàng vào cổ để đi cho đẹp. Cạnh đấy có đống rạ nát, nấm mọc xòe ra như những chiếc ô. Ếch con nhìn thấy reo to: “A, a! Thêm một cái ô cho đủ bộ!”. Ếch con chọn một cái nấm to nhất làm ô rồi nhún nhẩy cầm chiếc ô nấm, lê đôi giàu ớt, đi từ gốc cây rau này sang gốc cây rau khác, vừa đi vừa hát “Ếch ộp… Ếch ộp…”.

3. Ếch con mải chơi chẳng chú ý gì để phòng tai nạn? Một cậu bé đi câu Ếch đang đứng im trong bụi cây, nghe thấy tiếng Ếch bèn ném lưỡi câu về phía Ếch con. Mồi con là một con châu chấu. Ếch con vô tình đớp lấy. Thế là mắc câu! Ếch con giãy giụa nhưng càng giãy lưỡi câu càng cắm sâu vào hàm.

Cậu bé gỡ Ếch con cho vào giỏ. Ếch con hốt hoảng tìm lói thoát thân, nhưng thoát làm sao được! Ếch hết sức hối hận, nhưng hối hận thì cũng đã muộn rồi. Cứ thế cho đến chiều Ếch bị nhốt trong giỏ. Nó nghĩ mãi, nhưng không tìm được cách gì thoát thân. May sao! Lúc về cậu bé vô ý đánh rơi cái giỏ, lạt buộc miệng hom tung ra. Ếch con thừa dịp chui ra, nhảy phăng vào bụi chuối và vừa gặp Ếch mẹ đi tìm. Ếch con ôm lấy mẹ mà khóc: “Ộp! Ộp! Ộp!… Ếch ộp… Ếch ộp!”.

Từ đó Ếch con luôn nhớ lời mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, đi một mạch đến trường, không la cà như trước nữa.

Chú thích trong truyện Ếch con đi học

Tía lô: loài cây nhỏ, lá màu tím (tím đỏ) dùng để ăn như rau thơm hay để làm thuốc.

Húng láng: loại cây lá nhẵn và dài, dùng làm rau thơm (có nơi gọi là húng dổi hoặc húng chó).

Lửng dạ: ăn gần no.

Nấm: một loại thực vật không có màu xanh, thường mọc ở thân cây gỗ mục hoặc đống rạ nát,… có mũ xòe ra như một chiếc ô và có hương thơm, dùng làm thức ăn (trừ loại nấm độc màu sặc sỡ).

Hom: nắp đậy miệng giỏ cua (hoặc cá, lươn, ếch,…) hình nón, có răng như răng lược.

Câu hỏi gợi ý trong truyện Ếch con đi học

Ếch mẹ dặn Ếch con như thế nào?

Khi biết đã muộn giờ học, Ếch con nghĩ như thế nào?

Ếch con đã làm gì cho qua buổi học?

Vì sao Ếch con đi học gặp tai nạn?

Vì sao Ếch con thát nạn và gặp được mẹ?

Ếch con đã biết sửa khuyết điểm như thế nào?

Nguyên Sa Với Bài Thơ “Tháng Sáu Trời Mưa”

Một năm có mười hai tháng, mỗi tháng có những vẻ đẹp, được khắc dấu bằng những cảm xúc của cái tôi trữ tình trong dòng chảy thời gian của đời người. Cứ đến tháng sáu những người yêu thơ lại đọc cho nhau nghe bài thơ “Tháng sáu trời mưa” của Nguyên Sa:

Bài thơ tình của Nguyên Sa là một tuyệt tác đã đóng đinh cùng tháng sáu. Đặc biệt, bài thơ này đã được hai nhạc sĩ tài danh phóng tác thành hai ca khúc nổi tiếng: Ngô Thụy Miên dựa trên ý thơ mà phổ thành ca khúc “Tình khúc tháng sáu” (1984) và Hoàng Thanh Tâm phổ thành ca khúc “Tháng sáu trời mưa” (1987).

Và với người yêu nhạc dù ai cũng biết một hoặc cả hai bản nhạc trên nhưng phần nhiều họ không phân biệt được tác giả của hai ca khúc này.

Mỗi bản có cái hay riêng, khó có thể nói bản nào hay hơn bản nào: ca khúc “Tháng sáu trời mưa” nhẹ nhàng, êm ái và lãng mạn nhưng cũng không kém phần da diết khi nhìn mưa tháng sáu, em còn thấy buồn không? Còn “Tình khúc tháng sáu” có âm hưởng trong sáng, trữ tình, mang một nét buồn và day dứt khi mưa tháng sáu, tất cả chỉ còn là ngày xưa, khi trời thôi mưa mình đã xa nhau mất rồi!

Trong bài thơ “Tháng sáu trời mưa”, Nguyên Sa đã lấy chuyện của thiên nhiên “tháng sáu trời mưa” xem đây là cái dịp để con người tỏ tình. Tác giả đã khéo biến cơn mưa của đất trời thành mưa trong lòng người. Nhân dịp trời mưa ấy mà thành cái duyên mưa móc để yêu em say đắm.

Và khi đã bén duyên rồi thì chủ thể trữ tình cầu lạy trời đất luôn mưa để lúc nào cũng có cơ hội được gần em và yêu em nhiều hơn: Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa Anh lạy trời mưa phong toả đường về

Khi đã hội đủ các yếu tố nhân duyên thì tình duyên bắt đầu thúc đẩy con tim vượt qua những ngại ngùng để khởi sự ái ân:

Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại Mười ngón tay đừng tà áo mân mê

Và rồi tình yêu thăng hoa như một tất yếu:

Chợt nhớ câu đối trong một giai thoại:

Phải chăng đất trời vô tình mà dường như khởi tạo nhân duyên cho con người.

Với Nguyên Sa cũng như với tất cả chúng ta, tình yêu bao giờ cũng đẹp, đẹp hơn cả vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ của thiên nhiên khiến con người đang yêu phải say đắm:

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân

Bởi vậy tình yêu bao giờ cũng được lưu giữ ngay từ khoảnh khắc đến vô tận:

Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn Nếu em sợ thời gian dài vô tận

Và trong mỗi con người, chắc hẳn ai cũng khắc ghi trong tim mình những gì đáng nhớ của tình yêu: sâu lắng như đêm khuya tròn giấc, trong trẻo như ngọc sát vào môi, êm ái tĩnh lặng như gió thoảng trên vai … khiến cho những người tình mỗi khi nghĩ về nhau: Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu.

Bởi vậy với Nguyên Sa mưa tháng sáu trở thành ám tượng với hình ảnh một tình nhân:

Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân Vì anh gọi tên em là nhan sắc

Còn nói theo kiểu của thi sĩ Bùi Giáng:

Trăm năm còn một chút gì Chỉ còn lại cái nhu mì của em!

Vâng, cái nhan sắc và cái nhu mì là những gì còn đọng lại khi mỗi chúng ta đi qua nhau trong đời người.

Giáo Án Môn Tự Nhiên Xã Hội 1 Bài 30: Trời Nắng, Trời Mưa

Bài 30: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA

Sau bài học, HS biết:

-Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.

-Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới nắng, mưa

II. Đồ dùng dạy học:

– Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy và học:

TUẦN: Thứ , ngày tháng năm Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 30: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA I.Mục đích: Sau bài học, HS biết: -Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. -Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới nắng, mưa II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: -Kể tên một số cây rau, cây hoa, cây gỗ mà em biết? -Kể tên một số con vật có ích, một số con vật có hại? -GV nhận xét 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài b/ Dạy bài mới: Họat động 1: Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa -Mục đích: Giúp cho HS nhận biết được các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. Biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa -Cách tiến hành: +Nêu các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa? +Khi trời nắng, bầu trời và đám mây như thế nào? +Khi trời mưa, bầu trời và đám mây như thế nào? B2: Kiểm tra kết quả hoạt động Kết luận: +Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, có mặt trời sáng chói. +Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen phủ kín, không có mặt trời, có những giọt mưa rơi. -Mục đích: Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi trời nắng, trời mưa -Cách tiến hành: B1: Quan sát tranh và trỏ lời câu hỏi: +Tại sao khi đi trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ? +Để không bị ướt khi đi trời mưa, bạn phải làm gì? B2: Kiểm tra kết quả hoạt động Kết luận: GV chốt lại -Hát -HS trả lời -Làm việc theo nhóm (6,7 HS) -Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung -Làm việc theo nhóm HS -HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung và nhận xét IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

30(troi nang, troi mua).doc