Bài Thơ Hai Anh Em Mèo Đi Câu Cá / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Nội Dung Thơ Mèo Đi Câu Cá

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Nội dung : Thơ ” Mèo đi câu cá”

– Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.

– Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.

– Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

– Giáo dục trẻ chăm chỉ, không lười biếng, ỉ lại vào người khác .

Máy chiếu, hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình

Nhạc bài hát ” Gà trống, mèo con và cún con”

– Trẻ: Quần áo sạch sẽ và tâm thế thoải mái,mũ mèo, mũ gà trống, mũ lợn con.

– Các con ơi! Nghe tin lớp mình chăm ngoan và học giỏi nên hôm nay có rất nhiều các cô đến xem chúng mình học đấy, chúng mình hãy chào đón các cô bằng một tràng pháo tay nào!

– Các con ạ! Để đáp lại tình cảm của các cô giờ chúng sẽ cùng nhau hát tặng các cô bài hát ” gà trống, mèo con và cún con” nào!

– Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?

– Trong bài hát nói về những con vật nào?

– Nhà các con có những con vật này không?

– Ngoài những con vật này ra nhà các con còn có những con vật nào nữa?

– Trong bài hát nói về một chú mèo rất đáng yêu, chúng mình có biết chú mèo làm công việc gì?

– Cô có một bài thơ nói về những chú mèo rất đáng yêu các con có muốn cùng cô học bài thơ không!

Vậy chúng mình cùng nhau về chỗ ngồi học bài nào!

– Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì các con?

– Bài thơ ” Mèo đi câu cá” của tác giả nào?

– Cô đọc lần 2 qua trình chiếu powerpoint

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ ” Mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh rồi

– Bạn nào giỏi cho cô biết trong bài thơ có những nhân vật nào?

– Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?

– Chúng mình thấy mèo anh có câu cá không? Vì sao?

Đã có em rôi!

– Thế mèo em có câu được cá không? Vì sao?

– Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?

Cùng khóc meo meo!

– Các con ạ trong bài thơ có những từ khó như:

+ Từ: ” Hớn hở” tức là thể hiện sự vui mừng thoải mái. Vì mèo em nghĩ đã có mèo anh câu cá rồi nên mèo em rất vui mừng và thoải mái đi chơi cùng thỏ bạn đấy!

– Cho cả lớp đọc từ ” Hớn hở”

+ Ngoài ra còn từ ” hối hả” Các con ạ! ” hối hả” thể hiện sự gấp gáp, vội vàng nhanh chóng.

– Cho cả lớp đọc từ ” hối hả”

– Cho cả lớp đọc 2 -3 lần

– Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ

– Cô thấy chúng mình rất ngoan và học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi có tên ” Tiếng con vật gì”

– Cô giáo sẽ mở máy tính tiếng kêu của các con vật, cả lớp sẽ đoán tiếng kêu đó của con vật nào!

Nghe tiếng kêu nói đúng tên con vật

– Cho cả lớp cùng chơi 2 lần

* Kết thúc cô cho trẻ ra chơi

– Gà trống, mèo con và cún con

– Hai anh em mèo trắng và con thỏ

– Mèo không câu cá, vì buồn ngủ

– Mèo em không câu cá vì muốn đi chơi

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo

– Trẻ lắng nghe cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Câu Chuyện Hai Anh Em

Câu chuyện Hai anh em

Câu chuyện Hai anh em của nhà văn Pháp Lamartine ca ngợi tình nghĩa anh em trong gia đình biết yêu thương, quan tâm đến nhau, từ ý nghĩ cho đến hành động.

“Anh em như thể chân tay” – Tục ngữ Việt Nam –

1. Hoàn cảnh của hai anh em

Ở một cánh đồng kia, có trai cùng cày chung một đám ruộng do cha mẹ chết đi để lại.

Người anh đã có vợ và đông con, người em còn ở một mình. Ngày mùa đến, hai anh em gặt xong, bó lúa chất thành hai đống bằng nhau và để cả ở ngoài giữa cánh đồng.

2. Sự quan tâm của người em đối với anh

Đêm hôm ấy, người em suy nghĩ:

– Anh mình còn phải nuôi vợ, nuôi con. Nếu phần lúa của mình mà cũng ngang với phần của anh thì thật là không công bằng. Ta hãy đi ngay ra đồng, lấy mấy bó lúa của mình, kín đáo đem bỏ thêm vào phần của anh. Anh mình không thể nào biết được việc này, và đương nhiên không thể từ chối.

Và người em đã làm theo như ý nghĩ của mình.

3. Sự quan tâm của người anh đối với người em

Cũng đêm hôm ấy, người anh thức dậy và nói vợi vợ:

– Em ta còn trẻ, chú ấy sống một thân một mình, không có người đỡ đần trong việc đồng áng và an ủi những lúc cực nhọc. Thật là không công bằng nếu chúng ta cũng lấy một phần lúa bằng phần của chú ấy. Chúng ta hãy ra dồng, lấy ở phần của ta mấy bó lúa, bỏ sang đống của chú ấy. Chúng ta sẽ làm việc này một cách kín đáo, chú ấy làm thế nào biết được mà thoái thác.

4. Tình cảm gia đình thắm thiết trong câu chuyện Hai anh em

Họ lại tiếp tục làm cái công việc ấy liền trong mấy đêm nữa. Nhưng vì mỗi bên lại mang bỏ sang phần bên kia mốt số bó lúa tương đương nhau, thành thử hai đống lúa nhìn như vẫn có cảm giác bằng nhau như cũ.

Cho đến một đêm, hai anh em, không ai bảo ai, đều ra đồng rình xem để tìm hiểu nguyên nhân của sự kỳ lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người còn đang ôm trong tay những bó lúa của mình, định đem bỏ thêm cho nhau. Xúc động ứa nước mắt, họ chạy lại ôm hôn nhau thắm thiết tình ruột thịt

Truyện Hai anh em – chúng tôi – Lê Quang Đán Phỏng dịch theo Lamartine

Người em nghĩ gì và đã làm gì?

Người anh nghĩ gì và đã làm gì?

Mỗi người cho thế nào là công bằng?

Nét giống nhau trong tính tình của hai anh em trong truyện ở chỗ nào?

Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em

Câu hỏi thử thách

Đôi dòng cảm nhận về truyện Hai anh em

Hai anh em được Lê Quang Đán phỏng dịch lại theo câu chuyện cảm động của nhà văn Pháp Lamartine. Truyện có nội dung ngắn gọn, xúc tích và gây ấn tượng mạnh; cách xây dựng tình tiết giản dị mà độc đáo, mang kịch tính cao. Câu chuyện có sức cảm hóa nhẹ nhàng mà sâu sắc về mối tình anh em ruột thịt, cao quý.

Chỉ có một chi tiết gây sự suy nghĩ và chờ đợi, đấy là việc hai đống lúa cứ bằng nhau mãi. Chi tiết này chính là cái “nút” chính của câu chuyện.

Cả hai người đều có chung ý định là bí mật chuyển lúa của mình mang sang cho nhau. Và rồi họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy cả hai đống lúa ấy vẫn gần như không có gì thay đổi so với lúc trước. Đây chính là một chi tiết thú vị, là một hình ảnh đẹp nói thay cho tấm lòng. Nhìn hai đống lúa ấy, có thể cảm nhận được hai anh em nhà kia yêu thương nhau đến mức nào.

Chuyện nhanh chóng kết thúc với dòng cảm xúc vỡ òa khi hai anh em cùng lúc ôm bó lúa của mình, bí mật mang đi cho người kia và bất chợt gặp nhau. Thế là họ ôm nhau mà khóc òa lên. Đúng như lời ông cha ta đã từng dạy: “Anh em như thể tay chân”, chính là bảo chúng ta phải biết thương yêu nhau vậy.

Luôn luôn nghĩ tới nhau, quan tâm giúp đỡ nhau, dành cho nhau những điều vui sướng và nhường cho nhau những thuận lợi… Tình nghĩa anh em như thế thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Đó chính là ý nghĩa của câu chuyện Hai anh em mà nhà văn Lamartine muốn truyền tải.

Không chỉ riêng anh em trong gia đình, ngay cả đối với những người bạn bè thân thiết, nếu chúng ta đối đãi với nhau như thế, chắc chắn tình cảm anh em, bạn bè sẽ ngày càng gắn bó keo sơn, bền chặt hơn nữa.

Đọc Truyện Cổ Tích Chú Mèo Đi Hia

Mời các bạn và các em cùng đọc truyện cổ tích Chú mèo đi hia, một câu chuyện rất nổi tiếng của anh em nhà Grim!

NGHE AUDIO TRUYỆN CHÚ MÈO ĐI HIA CHÚ MÈO ĐI HIA

Một bác thợ xay có ba người con trai, gia tài của bác cũng có ba thứ: một cối xay gió, một con lừa và một con mèo. Các con bác xay bột, lừa đi lấy ngũ cốc về xay và chở bột đi, còn mèo thì bắt chuột.

Khi bác thợ xay qua đời, ba người con chia nhau gia tài: người anh Cả lấy cối xay gió, người anh thứ Hai lấy con lừa, người em Út đành phải lấy con mèo, vì gia tài còn lại chỉ có thế.

Người em Út buồn rầu, lẩm bẩm một mình.

– Mình nhận được phần tồi tệ nhất. Anh Cả mình có thể xay bột, anh Hai mình còn được cỡi lừa, còn mình, mình làm ăn gì với con Mèo khốn khổ kia? Họa chăng lột da nó làm được đôi găng tay lông là hết sạch cả gia tài.

Nghe được hết đầu đuôi câu chuyện của chủ mình, Mèo nói:

– Cậu ơi, hãy nghe tôi nói, cậu chẳng cần giết tôi, lấy da làm một đôi găng tay loại tồi làm gì. Cậu cứ thuê thợ làm cho tôi một đôi hia để tôi có thể đi phố được, lúc đó mọi người sẽ lưu ý tới tôi, rồi chắc cậu cũng mở mày mở mặt, ăn nên làm ra.

Người con trai bác thợ xay rất đỗi ngạc nhiên khi nghe Mèo nói vậy. Ngay lúc đó, nhân tiện có thợ giày đi qua, anh vẫy gọi vào thuê làm cho Mèo đôi hia. Khi hia làm xong, Mèo xỏ chân vào, lấy một cái bao, đổ đầy lúa mạch rồi buộc miệng bao lại cho lúa mạch khỏi vãi ra ngoài. Đoạn Mèo quẩy bao lên vai, bước ra cửa, đi bằng hai chân như người.

Vua trị vì hồi đó là một người thích ăn chim đa đa. Nhưng thịt chim đa đa trở nên hiếm quí, vì hầu như không ai săn bắt được con nào cả. Khắp rừng, đâu cũng có chim đa đa, nhưng chim nhát quá, hễ hơi thấy động là bay nên không thợ săn nào tới gần được để săn bắn. Mèo biết được chuyện đó, bèn nghĩ cách để săn bắt chim đa đa.

Vào rừng, Mèo cởi nút thắt bao, rắc lúa mạch ra xung quanh, giấu dây bẫy lẫn trong cỏ, Mèo ẩn núp trong một bụi cây gần đó, nằm rình. Được một lát, chim đa đa bay sà xuống ăn lúa mạch. Ăn hết ở xung quanh, chim lần vào ăn trong bao. Khi số chim vào bao ăn khá đông, Mèo liền vác bao chim lên vai, cứ thẳng đường phía cung vua mà đi.

Lính canh hô: – Đứng lại! Đi đâu?

Mèo đáp ngắn gọn: – Vào gặp nhà vua.

– Mày có điên không đấy? Có đời thuở nhà ai lại có mèo vào gặp nhà vua?

Một tên lính khác nói xen vào:

– Cứ để cho nó vào. Nhà vua cũng hay buồn, biết đâu những trò gừ gừ và nhảy nhót nhố nhăng của nó lại làm cho hoàng thượng thấy khuây khỏa?

Đến trước nhà vua, Mèo dừng lại, Mèo đứng hai chân sau, gập người cúi chào nhà vua rồi nói:

– Tâu bệ hạ, chủ tôi là bá tước… – Mèo bịa ra một cái tên quí phái thật dài – xin trân trọng kính gửi hoàng thượng lời chúc sức khỏe và xin kính dâng hoàng thượng số chim đa đa vừa mới bẫy được.

Những con chim đa đa béo ngon làm vua rất hài lòng. Quá đỗi vui mừng về chuyện đó, nhà vua truyền lệnh cho phép Mèo vào kho, muốn lấy bao nhiêu vàng cho vào bao cũng được. Vua phán:

Trong lúc đó, người con Út khốn khó của bác thợ xay ngồi rầu rĩ bên cửa sổ, hai tay ôm đầu suy nghĩ: có bao nhiêu tiền của thì đã đổ hết vào việc sắm hia cho Mèo, chẳng biết nó có làm nên trò trống gì không? Đúng lúc chủ đang buồn rầu thì Mèo bước vào, đặt bao lên nền nhà, cởi nút thắt, trút vàng trong bao ra ngay trước mặt chủ và nói:

– Thưa cậu chủ, đây gọi là chút ít bù đắp lại tiền sắm đôi hia. Nhà vua còn gửi lời hỏi thăm và đa tạ cậu chủ.

– Giờ thì cậu chủ đã có đủ tiền rồi, nhưng không phải chỉ có vậy thôi đâu. Sáng mai tôi lại xỏ hia vào, cậu chủ còn giàu có hơn bây giờ. Tôi cũng đã tâu với vua rằng cậu chủ là một vị bá tước.

Ngày hôm sau, đúng như lời Mèo nói, Mèo xỏ hia vào, rồi đi săn, và mang tới biếu vua một bao đầy chim đa đa.

Mọi việc cứ trôi chảy đều đều như vậy, ngày nào Mèo cũng có chim dâng vua, ngày nào Mèo cũng mang vàng về nhà, Mèo được vua yêu quí như cận thần tin cẩn, ra vào cung vua không bị hỏi xét, tha hồ tung tăng trong cung điện.

Một hôm, Mèo đang sưởi ấm trong bếp nhà vua thì thấy người đánh xe vừa đi vừa nguyền rủa:

– Mình mong vua cùng công chúa bị đao phủ giết chết đi cho rồi! Mình đang khoái ra quán nhậu và chơi bài cho thỏa chí thì lại phải đánh xe cho họ ra bờ hồ dạo cảnh.

Sau khi nghe hết câu chuyện, Mèo rón rén lẻn về nhà và nói với chủ:

– Nếu cậu chủ muốn thật sự trở thành bá tước và trở nên giàu có cậu hãy đi với tôi ra hồ rồi nhảy xuống hồ tắm.

Người con Út bác thợ xay không hiểu sự tình sẽ ra sao, chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng theo Mèo ra hồ, cởi quần áo rồi nhảy ùm xuống nước. Mèo cầm quần áo của chủ mang giấu đi một chỗ. Vừa mới giấu xong thì nhà vua tới. Mèo liền lên tiếng la lối nghe thật là thảm thiết:

– Trời ơi là trời! Muôn tâu bệ hạ, bá tước chủ tôi đang tắm ở hồ thì có một tên trộm đến lấy cắp tất cả quần áo để trên bờ. Giờ thì chủ tôi làm sao mà lên được? Ở lâu dưới nước chắc sẽ bị cảm lạnh mà chết mất thôi!

Nghe vậy vua cho dừng xe lại, phán bảo một cận thần quay ngay trở về lấy một bộ quần áo của nhà vua đem tới.

“Bá Tước” mặc bộ quần áo lộng lẫy vào. Nhà vua tưởng chính bá tước là người bẫy và dâng biếu mình chim đa đa nên rất biệt đãi bá tước, mời bá tước lên ngồi cùng xe. Còn công chúa thì cũng chẳng có lý do gì để khó chịu, vì bá tước vừa trẻ, lại đẹp trai, thậm chí công chúa còn cảm thấy bá tước là một con người dễ thương là đằng khác.

Giáo Án Mầm Non Truyện Mèo Hoa Đi Học

Nội dung giáo án truyện mèo hoa đi học

Trẻ nắm được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong câu chuyện.

Trẻ nắm được lời thoại của các nhân vật trong truyện.

Ghi nhớ có chủ đích, quan sát, lắng nghe lời cô giáo kể.

Kỹ năng làm việc nhóm, trả lời câu hỏi.

Trẻ tích cực tham gia vào giờ học và các hoạt động.

Giáo dục trẻ tính trung thực, niềm vui, niềm ham thích khi được đến trường trở thành con ngoan trò giỏi là niềm tự hào, hãnh diện của gia đình.

Các hình nhân vật Mèo mẹ, Mèo con, bác Cừu và bạn Nai có kích thước lớn.

Các bức tranh mô phỏng trình tự câu chuyện Mèo con đi học.

Rối ngón tay các nhân vật Mèo mẹ, Mèo con, bác Cừu, bạn Nai đủ cho cả lớp.

Cô giáo nghiên cứu kĩ tác phẩm. Tập kể diễn cảm.

PHƯƠNG PHÁP- BIỆN PHÁP:

Làm mẫu, sửa sai, khuyến khích, động viên.

Nào! Đã hết giờ chơi ngoài vườn rồi, các con hãy đi cùng cô vào lớp và lớp mình cùng hát vang bài hát ” Vì sao con mèo rửa mặt”

Lớp chúng mình vừa hát bài hát ” Vì sao con mèo rửa mặt”. Bài hát nói về con gì vậy các con?

À! Đúng rồi đấy các con. Bài hát nói về mèo con đấy các con ạ!

Hoạt động 2: Kể chuyện kết hợp mô phỏng nhân vật.

* Cô kể cho cháu nghe kết hợp với cư chỉ hành động.

Cô vừa kể câu chuyện có tên là gì nào các con?

Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung câu chuyện:

Bạn mèo hoa của chúng ta có cái đuôi thật đẹp đúng không nào các con. Vậy cô đố các con ai đã khen cái đuôi của bạn Mèo Hoa nào? Và bạn ấy đã khen như thế nào?

Lúc ấy Mèo mẹ đã nói gì với Mèo Hoa?

Vì sao Mèo Hoa không chịu đi học và cảm thấy buồn bực trong lòng?

Bác Cừu đã chữa đuôi cho Mèo Hoa như thế nào?

Nghe các Cừu nói thế Mèo Hoa có đi học không nào các con?

À thế thì khi Mèo Hoa đi học, mèo mẹ đã nói gì với Mèo Hoa ?

Cho trẻ nhắc lại lời nói của Mèo mẹ.

Hoạt động 3: Củng cố giáo dục.

Qua câu chuyện này các con học được điều gì?

À! Đúng rồi đấy các con. Câu chuyện là một bài học quý nói về tính trung thực, chúng ta không nên nói dối, không làm ông bà cha mẹ buồn lòng. Và các con biết không mỗi ngày đến trường là một niềm vui, các con sẽ có thêm nhiều bạn mới, trở thành con ngoan trò giỏi làm vui lòng thầy cô, ông bà, cha mẹ.các con nhớ chưa nào?

Cô mời lớp chúng mình đứng dậy và hát cho cô bài hát “Mèo con đi học” nào.

Hoạt động 4: Tổ chức trò chơi xếp tranh theo trình tự câu chuyện

Cô chuẩn bị hai bộ tranh rời xếp không theo trình tự

Cô chia trẻ làm 2 nhóm xếp tranh theo trình tự thành hang ngang từ trái sang phải.

Cô cho các bạn trong nhóm quan sát và nhận xét.

Hoạt đông 5: Tổ chức trò chơi ” Ngón tay biết nói”

Cô phát cho mỗi cháu một rối ngón với các hình nhân vật: Mèo Hoa, Mèo mẹ, bạn Nai và bác Cừu. Trẻ đeo vào ngón tay và nói lời nhân vật đó khi kể tiếp câu chuyện cùng cô.

Cô dẫn tuyện đến lời nhân vật cho trẻ có rối ngón tay hình nhân vật, cùng đồng thanh nói lời thoại.

Hôm nay lớp mình học rất ngoan. Bạn nào cũng ngoan và giỏi. Cô khen cả lớp nào!

Xem online hoặc tải về bản gốc (file Word) giáo án mầm non mèo hoa đi học