Bài Thơ Gấu Qua Cầu Của Tác Giả Nào / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Truyện Hai Con Dê Qua Cầu Và Bài Thơ Gấu Qua Cầu

[alert style=”danger”]

Truyện hai con dê qua cầu

Hai con dê qua cầu là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên khắp thế giới của La Phông-ten. Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại là bài học rất lớn về sự nhường nhịn và đoàn kết trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

[/alert]

Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng nọ. Tình cờ một hôm, chúng có việc và phải đi qua một chiếc cầu. Chiếc cầu rất hẹp, chỉ đủ chỗ để cho một chú dê có thể đi được.

Dê Đen thì đi đằng này lại, còn Dê Trắng lại đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước.

Chúng cãi nhau và chẳng con nào chịu nhường con nào. Cuối cùng, mâu thuẫn không được giải quyết, chúng húc nhau. Cả hai đều rơi tõm xuống suối.

Truyện ngụ ngôn La Phông-ten– chúng tôi –

[alert style=”danger”]

Bài thơ Hai con dê qua cầu

Câu chuyện hai con dê qua cầu của La Phông-ten đã được nhà thơ Thái Bá Tân dịch ra tiếng Việt bằng thể thơ 5 chữ dễ nhớ. Bài thơ Hai con dê qua cầu nhanh chóng trở nên nổi tiếng và rất được các bé yêu thích. chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn nhỏ bài thơ này.

[/alert]

[alert style=”danger”]

Bài thơ Gấu qua cầu

Không giống như cái kết của câu chuyện Hai con dê qua cầu, của tác giả Nhược Thủy đã được Nhái Bén đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách hết sức khéo léo và hợp tình, hợp lý. Đây chính là bài học về sự đoàn kết, gắn bó dành cho các bạn nhỏ.

[/alert]

[alert style=”danger”]

Câu chuyện ngụ ngôn: Con người

Cũng là một câu chuyện ngụ ngôn phải đi qua một chiếc cầu hẹp, nhưng khác với La Phông-ten, trong câu chuyện của R. Gam-da-top lại là bài học thấm thía về cách hành xử văn hóa đối với những người lớn tuổi.

[/alert]

Có một cụ già muốn sang thăm gia đình một người bạn ở làng bên, trên đường đi, cụ phải phải đi qua chiếc cầu nhỏ. Chiếc cầu rất hẹp, chỉ đủ chỗ để một người có thể đi qua.

Thấy phía trước có người đi chiều ngược lại, cụ bèn quay lại để tránh, nhường cho người đó đi qua mới bước tiếp. Nhưng cụ cứ đợi hết người này đến lượt người khác, mãi không thể qua được chiếc cầu. Cuối cùng, khi thấy trời đã chuyển muộn, cụ đành quay trở về ngôi nhà của mình.

Người hàng xóm ngạc nhiên khi thấy bà trở về, cụ nói:

– Có nhiều người đi lại quá nên tôi không thể qua nổi chiếc cầu.

Người hàng xóm trả lời:

– Cụ ơi! Làm gì có người nào đi qua cây cầu đấy đâu ạ!

Cụ già ngước lên nhìn người hàng xóm nói:

– Sao cơ?! Chẳng nhẽ tôi ngần này tuổi rồi còn đi nói dối anh ư?!

– Dạ, thưa cụ, không phải thế ạ! Cháu nghĩ trên cây cầu ấy hôm nay không có người đi lại, vì nếu có thì không cần nói họ cũng tự biết sẽ nhường lối để cụ đi qua rồi. Những kẻ không biết kính trọng người già thì đâu có đáng được gọi là con người phải không ạ?!

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/tag/truyen-ngu-ngon-la-phong-ten/” style=”danger” target=_blank]➤ Truyện ngụ ngôn La Phông-ten[/button]

[/alert]

Hai Con Dê Qua Cầu

Hai con dê qua cầu

Hai con dê qua cầu (hay truyện Dê Đen và Dê Trắng) không chỉ là bài học dành riêng cho các bé mà còn ý nghĩa với toàn xã hội về đức tính nhường nhịn.

Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê Đen đi đằng này lại. Dê Trắng đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Chẳng con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau. Cả hai đều rơi tòm xuống suối.

Theo Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 (cũ)

Truyện ngụ ngôn: Con người

Đây là một câu chuyện rất hay của R. Gam-da-top, từng được kể trong SGK Đạo Đức lớp 5 (1992). Không chỉ là một bài học về sự nhường nhịn, mà còn là văn hóa ứng xử đối với những người lớn tuổi nhau trong cuộc sống, rất thấm thia và sâu sắc.

Một cụ già trên đường đi thăm bạn phải đi qua một chiếc cầu hẹp. Thấy có người đi ngược lại, cụ quay lui vì cầu hẹp đến nỗi không đủ để hai người có thể tránh nhau. Cụ già cứ đợi hết người này đến người khác, rồi đành trở về nhà.

Người ta hỏi cụ: tại sao như vậy? Cụ nói:

– Tôi không thể qua nổi cầu, vì có nhiều người đi lại quá.

– Cụ ơi! Cụ nói không đúng rồi, làm gì có người hả cụ!

Cụ già có vẻ bực tức:

– Sao? Chẳng lẽ tôi ngần này tuổi còn nói sai sự thật ư?

– Thưa cụ không phải thế! Trên cây cầu hôm nay không có người, vì nếu là người thực sự thì họ đã tự nhường lối cho cụ đi rồi. Những kẻ không biết kính trọng người già đâu có đáng gọi là người!

Tuy là hai chuyện khác nhau, nhưng truyện Hai con dê qua cầu (Dê Đen và Dê Trắng) và truyện ngụ ngôn Con người đều cho chúng ta những bài học quý giá về đức tính nhường nhịn nhau trong cuộc sống.

Ai Là Tác Giả Của Bài Thơ “Đôi Dép” ?

Thậm chí, Nguyễn quang trung – Nam – 21 tuổi – Từ Hà Nam còn đăng một phiên bản khác của bài Đôi dép để dẫn chứng lời mình nói: “Post thêm một phiên bản của bài thơ này nữa_ ai cũng nhận của mình, chả biết đâu mà lần…tuy nhiên đọc đều rất hay…:

Bài thơ đầu anh viết tặng em. Là bài thơ anh kể về đôi dép. Khi nỗi nhớ nhung trong lòng da diết. Những vật tầm thường cũng hoá thành thơ. Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ. Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước. Cùng chung sức những nẻo đường xuôi ngược. Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau. Cùng bước cùng mòn chẳng kẻ thấp người cao. Cùng gánh vác sức người chà đạp. Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác. Số phận chiếc này như phụ thuộc chiếc kia. Nếu một ngày một chiếc dép mất đi. Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng. Giống nhau lắm nhưng mọi người sẽ biết. Hai chiếc này không phải một đôi chân. Như chúng mình mỗi lúc vắng nhau. Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía. Dẫu bên cạnh đã có người thay thế. Sao trong lòng nỗi nhớ cửa chênh vênh. Đôi dép vô tri khăng khít bước song hành. Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái. Tôi yêu em ở những điều ngược lại. Gắn bó cuộc đời bởi một lối đi chung. Hai mảnh đời thầm nặng bước song song. Chỉ dừng lại khi chỉ còn một chiếc. Chỉ một chiếc là không còn gì hết. Đến khi nào mới tìm được chiếc thứ hai kia!”

Để minh chứng đây là bài của tác giả Nguyễn Trung Kiên, PHUC VINH – Nam – 40 tuổi – Từ Tp.Hồ Chí Minh kể lại nguồn gốc ra đời bài thơ: “Tôi là 1 một người may mắn được chính tác giả Nguyễn Trung Kiên viết tặng bài thơ này. Đó là 1 buổi tối uống cafe ở Thanh Đa, cách đây hơn 20 năm rồi. Hôm đó Kiên đọc 2 bài thơ để tặng cho mọi người, tôi rất thích cả 2 bài thơ nên Kiên đã tặng cho tôi bài “Chuyện Tình Thủy Tinh” được đánh máy sẵn, còn bài “Đôi dép” Kiên chép lại cho tôi.

Tôi rất thích cả 2 bài này nên đã giữ rất kỹ, hôm nay tình cờ đọc lại bài thơ Đôi dép lòng tôi lại trào dâng những cảm xúc y như lần đầu tiên được chính tác giả Kiên đọc Nhân đây, tôi cũng xin mạn phép Trung Kiên gởi đến các đọc giả yêu thơ bài “Chuyện Tình Thủy Tinh”, bài thơ này gây ấn tượng với mình ở sự cảm thông của Kiên đối với Thủy Tinh – 1 ý lạ nhưng rất thú vị

“Mỵ nương hỡi ngàn năm em có biết? Còn một người mãi tha thiết yêu em? Vì bất công mà lỡ mảnh oan duyên Phải ôm hận dưới đại dương sóng nộ. Em có nhớ buổi cầu hôn hôm đó Trước sân rồng tôi đã trổ oai linh Sức anh hùng đâu thua kém Sơn Tinh So văn võ ngang tài thần núi Tản Khó phân định nên Vua cha ra hạn : Sáng hôm sau dâng Lễ vật cầu hôn Thật bất công khi núi Tản gần hơn Mà em lại thuộc về người tới trước Giữa đại dương làm sao tôi tìm được “Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao” Những thứ này chỉ có ở núi cao Mà tôi lại là thần coi dưới biển Đám trung thần, vì tôi, xin tình nguyện Hóa thân thành lễ vật để dâng cha Nhưng tới nơi thì em đã đi xa Thua oan ức, Mỵ Nương ơi, có thấu! Đám bạch tuộc, ba ba, cá sấu Lũ tôm cua, cá mập, thuồng luồng Cãi lời tôi, cố theo đuổi Mỵ Nương Để bày tỏ công bằng và lẽ phải Nhưng Sơn Tinh đã ra tay sát hại Giết thủy dân xác ngập, máu tràn Một cuộc tình để trăm mạng thác oan Tôi là kẻ ngàn đời mang tiếng nhục Tôi có thể dùng cuồng phong, bạo lực Tung sóng triều dâng ngập núi Tản Viên Nhưng chỉ vì sợ làm hại đến em Và không muốn máu thường dân phải đổ Em có thấy đại dương cuồng sóng nộ Là mỗi lần tôi thương nhớ đến em Mãi ngàn đời sóng không thể lặng yên Vì thần biển chưa quên tình tuyệt vọng.

BIÊN HÒA THÁNG 8 – TRUNG KIÊN”

Trong khi đó,Nguyễn Việt Hoài – Nữ – 20 tuổi – Từ Hà Nội khẳng định “chắc như đinh đóng cột”: “Bài thơ này vốn là của nhà thơ Puskin nên tôi nghĩ việc sử dụng từ “tác giả” ở đây không thực sự phù hợp. Vì được dịch từ một bài thơ Nga nên có nhiều bản dịch khác nhau cũng là chuyện rất đương nhiên. Bản thân tôi cũng rất thích bản dịch thơ của Nguyễn Trung Kiên. Nó rất hay và giàu cảm xúc, không làm mất giá trị của bài thơ gốc. Tôi biết bài thơ từ khi còn là học sinh cấp 3. Tôi có thể dám chắc bất cứ ai khi đọc bài thơ cũng có những suy nghĩ rất riêng về nó. Việc giữ lại nguyên vẹn được ý nghĩa của bài thơ gốc không phải là dễ. Đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng theo tôi nghĩ bài viết nên có dẫn chứng nguồn cụ thể về tác giả gốc của bài thơ để tránh gây hiểu nhầm và nhầm lẫn”.

Quang trung – Nam – 21 tuổi – Từ Hà Nội mong đợi: “Ôi bài này mình đọc ít nhất là 3 hay 4 phiên bản gì đó, chả biết chính xác mới chính là tác giả Đôi dép luôn… Rất mong được biết tác giả để độc giả chúng tôi còn biết ngưỡng mộ đúng người”.

Tương tự, Võ Văn Mạnh – Nam – 31 tuổi – Từ Tp.Hồ Chí Minh hy vọng: “Cách đây 5 năm mình đọc bài này thấy có một số chỗ khác biệt, chẳng hạn câu “khi nỗi nhớ trong lòng da diết” thì bài trước đó là “khi nỗi nhớ trở nên da diết”…Và một số câu nữa cũng khác. Sở dĩ mình rất nhớ từng câu từng chữ bài thơ này vì nó rất hay, một lối rất đơn giản, nhẹ nhàng…Vần thơ quen thuộc nhưng lại cảm giác rất mới… Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ được biết bối cảnh ra đời của bài thơ này”

Ngược lại, Thumap – Nam – 27 tuổi – Từ Hà Nội cho rằng một bài thơ hay là quá đủ không nhất thiết phải “vạch vòi”: “Theo tôi được biết, thì ai là tác giả bài thơ này còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người nói là của Nguyễn Trung Kiên, một số lại cho rằng đây là của tác giả Thuận Hóa. Về bài thơ với những câu chữ như trên, thì tác giả được ghi là Nguyễn Trung Kiên. Còn bài thơ Đôi dép ghi tác giả là Thuận Hóa thì có khác đi một số từ. Tuy nhiên, tôi trân trọng nội dung bài thơ, thấy cái hay của nó vượt lên trên tầm những tranh cãi vụn vặt về quyền tác giả. Một bài thơ tuyệt vời!”.

Một lần nữa, Bui Hong Nhung – Nữ – 22 tuổi – Từ Hà Nội bày tỏ nguyện vọng không chỉ của riêng mình: “Mình cũng thích bài thơ này từ rất lâu rồi. Nó rất ý nghĩa. Tuy nhiên, rất nhiều bản truyền khác nhau, mình cũng không biết tác giả thực sự của bài thơ này. Theo mình, bài thơ tuyệt vời này thì mình cũng như mọi người đều rất yêu thích và trân trọng nội dung của nó. Chính vì vậy, mình nghĩ, tác giả thật sự của bài thơ nên có tiếng nói, để mọi người không những được biết đến, được trân trọng người đó mà quan trọng là có thể giữ được nguyên bản của bài thơ. Mình trân trọng và yêu nó bởi chính cái nội dung giản dị nhưng đi vào lòng người. Một lần nữa mình cảm ơn và rất muốn biết tên tác giả của bài thơ!”

Cảm Nhận Về Hình Ảnh Bà Tú Thông Qua Bài Thơ Thương Vợ Của Tác Giả Trần Tế Xương

Thương vợ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Trần Tế Xương, bài thơ thể hiện được tình yêu, sự trân trọng của nhà thơ đối với người vợ của mình. Vận dụng những hiểu biết sau khi tìm hiểu bài thơ, anh chị hãy phân tích hình ảnh bà Tú thông qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm, giới thiệu hình ảnh bà Tú: Trong sự nghiệp thơ ca phong phú và đa dạng của Trần Tế Xương, bài thơ “Thương vợ” được đánh giá là một trong những bài thơ hay và ý nghĩa nhất

2. Thân bài

Công việc và trách nhiệm của bà Tú trong gia đình: Vì cuộc sống khó khăn, vất vả mà bà phải lao mình vào guồng quay, bươn chải mua bán kiếm sống

Hoàn cảnh và số phận của bà Tú: Với hình ảnh “thân cò” tác giả vừa thể hiện danh phận khiêm nhường và làm nổi bật lên số phận của bà Tú

Những đức tính cao đẹp của bà Tú: Hình ảnh người phụ nữ lặng lẽ yên phận, ráng sức lo toan, không có nửa lời than thân trách phận

3. Kết bài

Ý nghĩa của hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”: Qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương, chúng ta đã cảm nhận rõ hơn về hình ảnh người vợ tảo tần với những phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam.

II. Bài tham khảo

Trong sự nghiệp thơ ca phong phú và đa dạng của Trần Tế Xương, bài thơ “Thương vợ” được đánh giá là một trong những bài thơ hay và ý nghĩa nhất. Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực và thấm thía nhất thái độ trân trọng, tri ân của nhà thơ đối với sự thiệt thòi, hi sinh và tần tảo của vợ. Hơn nữa, bài thơ đã vẽ nên một bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp và đáng quý điển hình.

Người phụ nữ truyền thống là người luôn vun vén, chăm lo cho cuộc sống gia đình đồng thời chăm cho cho sự nghiệp và danh vị của chồng. Bà Tú cũng không ngoại lệ, nhưng cuộc sống của bà không giống như cảnh “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”. Vì cuộc sống khó khăn, vất vả mà bà phải lao mình vào guồng quay, bươn chải mua bán kiếm sống:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Hình ảnh bà Tú hiện ra nhưng không phải là hình dáng, vẻ ngoài mà lại là công việc và trọng trách của bà. “Quanh năm” không chỉ nói đến độ dài của thời gian mà nó còn có nghĩa là sự vô kì hạn của thời gian, cuộc mưu sinh của bà vốn là không có hồi kết. Nơi “mom sông” cũng nói lên hoàn cảnh bấp bênh, không gian sinh tồn chông chênh, tạm bợ. Trên vai là gánh nặng cả gia đình, bởi vậy mà bà Tú phải bươn chải với đời để có thể “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Hàm ý trong cụm từ “nuôi đủ” vừa thể hiện sự tận tụy chu đáo của bà, lại vừa thể hiện sự gồng gánh chịu đựng tài giỏi của bà. Cách nói “năm con với một chồng” của nhà thơ thể hiện sự hạ mình, ngang hàng với con, xót xa nhận mình cũng là một gánh nặng của vợ. Ca dao xưa đã rất quen thuộc với hình ảnh con cò, và Tú Xương đã vận dụng sáng tạo chất liệu của ca dao trong hai câu thơ:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Với hình ảnh “thân cò” tác giả vừa thể hiện danh phận khiêm nhường và làm nổi bật lên số phận của bà Tú. Nếu như “đò đông” là miêu tả tính chất bấp bênh của công việc mưu sinh thì “eo sèo” lại diễn tả chân thực sự nhốn nháo, phức tạp và nhọc nhằn trong công việc hàng ngày mà bà Tú phải chịu đựng. Không những chịu thương chịu khó, tần tảo là lam lũ, bà Tú của Trần Tế Xương còn là người phụ nữ với bổn phận vị tha, lấy sự hi sinh để làm phúc và là lẽ sống của đời mình. Nhập tâm vào thân phận nhân vật, nhà thơ đã bày tỏ hộ nỗi niềm tâm sự của vợ, đó là thái độ chấp nhận, cam chịu và độ lượng với hoàn cảnh, số phận của mình:

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Hình ảnh người phụ nữ lặng lẽ yên phận, ráng sức lo toan, không có nửa lời than thân trách phận, lời kể của khổ, kể công của Tú Xương dành cho vợ dường như nặng trĩu và day dứt hơn. Những vất vả và khó khăn của bà ngày càng chồng chất bao nhiêu thì sự cam chịu và đức hi sinh của bà lại nổi bật bấy nhiêu. Hai câu thơ cuối là nỗi niềm và sự ý thức của tác giả trước nỗi nhọc nhằn vất vả của vợ mà không thể san sẻ, đỡ đần:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt và sự biết ơn chân thành của nhà thơ, đồng thời bộc lộ sự bất lực trong tinh thần của người trí thức, trở thành gánh nặng trong chính gia đình của mình.

Qua bài thơ ” Thương vợ” của Tú Xương, chúng ta đã cảm nhận rõ hơn về hình ảnh người vợ tảo tần với những phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và giàu lòng vị tha. Bên cạnh đó từng lời thơ còn là tiếng lòng tri ân sâu nặng và nỗi day dứt khôn nguôi của nhà thơ đối với những vất vả gian lao mà người vợ phải vì mình gánh chịu.