Bài Thơ Em Còn Nhớ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên

EM CÒN NHỚ HAY EM ĐÃ QUÊN Phạm Văn Phúc (viết trên nền bài hát cùng tên của Cố Nhạc Sĩ TRỊNH CÔNG SƠN )

NÓI LỐI: Em đã xa rồi .. Còn nhớ hay quên ? Nắng Sài Gòn hàng me nghiêng bóng đổ , Nhớ lối xưa quen giữa lòng thành phố, Nhớ ngọn đèn đường cứ thao thức chơ… PHỤNG HOÀNG: …. vơ. Nhớ chiều Sài Gòn chợt mưa, chợt nắng, Phố xá thênh thang, hàng me xanh thẳm… Có nhớ tiếng ve buồn,  Rộn rã sân trường, ngàn cánh phượng tung bay… ….Còn nhớ những chiều say,  Nắng mơn nhẹ tóc mây,  Để lòng ai thương nhớ vô bờ, Bóng nhỏ ngây thơ, thẹn thùng duyên dáng, Có nhớ bạn , nhớ trường, Nhớ đến phố phường trong những buổi chiều mưa ?…. …..Em còn nhớ ngày xưa… Ai đón ai đưa , ai chung lối đi – về.. Mình tay trong tay vai sát vai kề, Hay em đã quên đi,  Ghế đá công viên, con đường xưa kỷ niệm… Có lá hát ru mềm, Hạt nắng êm đềm, mơn trớn trên vai, Góc phố hôm nay, Vẫn lá me bay, hàng cây gió lộng. Bướm vẫn lang thang trong nắng ban chiều. Em còn nhớ hay quên,  Khi tôi, vẫn nhớ em nhiều … VỌNG CỔ: 1./ Nhớ không em những năm tháng xa xưa bên khung trời kỷ niệm, trường lớp thân quen có gợi về bao lưu luyến, và mỗi lúc hè sang còn nhớ tiếng ve …sầu . Em còn nhớ hay quên những kỷ niệm ban đầu. Thưở đôi mình đi về chung một lối, trên con đường chiều vời vợi lá me bay. Gió dịu dàng khe khẽ vuốt tóc mây, đôi má đỏ hây hây tà áo trắng thiên thần. Tuổi học trò bao xao xuyến bâng khuâng, em còn nhớ hay chăng những ngày xa xưa ấy… (nói lối)  …Buổi chiều trên phố em qua, Sài Gòn vẫn đẹp những tà áo bay … 2./ Sài Gòn hôm nay vẫn chợt mưa chợt nắng, vẫn lá me bay trên phố vắng đêm buồn. Vẫn ngọn đèn khuya thao thức với con đường. Ghế đá công viên nơi chúng mình thường hò hẹn, vòm lá vẫn xanh màu ghi kỷ niệm đôi ta. Em đã quên rồi những tháng ngày qua, một góc trời thương quê nhà tôi vẫn nhớ . Nhớ tiếng gà trưa vùng ngoại ô thành phố, nơi có một người đang vò võ đợi chờ em … NÓI LỐI: Em ra đi nơi này vẫn thế… Vẫn có nắng vàng buông nhẹ xuống vai tôi Vẫn guốc ngựa thồ đêm gõ nhịp xa xôi Vẫn tiếng gà trưa vọng về nơi xóm vắng… Rồi chiều nay một mình tôi thơ thẩn, lạc bước trong chiều nghe trống vắng buồn …. NGỰA Ô NAM : ….tênh. Ở nơi nào em còn nhớ hay quên.. Đường thêu hoa gấm,  Lối em về phố nhỏ quen tên, Hai mùa mưa nắng triền miên.. Con phố Duy Tân chiều nghiêng nắng nhẹ. Một mình tôi lặng lẽ đi về,  Nồng cay khóe mắt não nề … Mùa Xuân về, con én đưa tin Mai vàng khoe sắc lung linh,  Nhưng lòng tôi chẳng thấy Xuân tràn, Tìm trên lối cũ mơ màng… Tà áo dịu dàng bay trong gió lộng Hỏi rằng em còn nhớ hay quên ? VỌNG CỔ : 5./ Sài Gòn chiều nay có cánh én đưa tin có mai vàng khoe sắc, phố nhỏ lang thang nghe buồn thương cao ngất, chợt nhớ đến ngày xưa tôi đánh mất em …rồi. Dĩ vãng chìm theo bao sóng gió cuộc đời . Nhìn cánh hoa tươi mà lòng như chợt tím, mùa Xuân đã không về cho lưu luyến dài thêm. Mùa Xuân này lại biền biệt bóng em, vẫn còn nhớ hay quên hỡi người em gái nhỏ. Nắng chiều Xuân đang ngập tràn nơi thành phố, mà sao tôi nghe như mưa đổ trong lòng . ĐOẢN KHÚC LAM GIANG : …Phố vắng không em , nắng chiều buồn… Nồng cay đôi mắt ưu tư, Gót chân mềm năm tháng, Lá me rơi đều, trên lối mòn nhạt nhòa đìu hiu, Con phố xưa… 6./ …Sương xuống chiều đưa nhạt nhoà nơi phố vắng, Xuân đến ơ thờ thầm lặng bước đơn côi. Ngọn đèn đường vàng vọt đứng chơi vơi, gợi nhớ trong tôi những ngày xưa thân ái. Kỷ niệm chưa phai mà sao người đi mãi, còn nhớ hay quên xin em hãy quay về.. Ngàn lá me bay não nề rơi rụng, như rớt xuống đời niềm tuyệt vọng , em ơi ! Chờ em héo hắt cuộc đời, Nơi góc biển chân trời em còn nhớ hay quên ? ….  

Tác phẩm này được bảo vệ bản quyền nội dung trên internet bởi DMCA, chúng tôi nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác phẩm, công sức và sự sáng tạo của chúng tôi.

Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên — Trinh Cong Son

Một buổi sáng Hà Nội rất sớm, đầu tháng trước, trên giường bệnh, Văn Cao vui vẻ trao cho tôi tập tình khúc Trịnh Công Sơn Em còn nhớ hay em đã quên vừa in ở Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh tháng 4-1991, mà anh viết một lời bạt (lời thứ hai là của nhà văn Sơn Nam).

Lời bạt của Văn Cao tôi đã được đọc từ năm ngoái, khi còn là bản thảo. Còn bài hát Em còn nhớ hay em đã quên của Trịnh Công Sơn thì tôi còn giữ một kỷ niệm, đã mười năm.

Có lẽ đó là mùa hè 1982. Tôi được nghe chính Trịnh Công Sơn hát tại một gia đình Sài Gòn, quanh nhiều khuôn mặt một thời tăm tiếng. Ví dụ đó là bà thi nhân Mộng Tuyết, vợ cố thi sĩ Đông Hồ, là nhà thơ đã già Bàng Bá Lân… và bữa cơm là do đôi tay văn hiến Hà Nội của bà Vũ Hoàng Chương điều khiển. Hôm ấy có một người phản ứng bài hát của Sơn khá mạnh (người ấy trước kia chuyên ngâm thơ trên đài Sài Gòn cũ), nói sỗ sàng : “Sài Gòn đã sa sút, không còn gì như xưa nữa, đừng nói dối những người di tản !”.

Trịnh Công Sơn vẫn hiền hậu mỉm cười, không đáp, và bấm đàn tiếp : “… Em ra đi nơi này vẫn thế, vẫn có Em trong tim của Mẹ. Thành phố vẫn có những giấc mơ, vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi… Em còn nhớ hay em đã quên…“

Một lần nữa tôi thấy ngọn nến lung linh, xanh ngát trong mọi ca khúc của anh dịu dàng hắt lên khuôn mặt quê hương thứ ánh sáng ám ảnh, huyền thoại, như trên hội hoạ của một Giooc-dơ đờ la Tua (1593 – 1652) mà mãi đầu thế kỷ XX người ta mới nhận ra.

***

Tập Em còn nhớ hay em đã quên của Trịnh Công Sơn gồm 50 tình khúc (trong số 500) anh viết từ 1958 đến nay. Tôi có nhận xét rằng hơi nhạc có ma lực xa xăm, sâu kín của anh trước, sau là một. Chưa bao giờ nó hạn hẹp, chia lìa. Một hơi nhạc đằm thắm và siêu hình, như phấp phỏng hoang vắng về những nỗi đau con người trước ý nghĩa của cuộc đời và hy vọng. Nhưng tài năng của anh lại làm ta an tâm, rằng cái thế giới bàng hoàng thao thức kia không có cách nào khác để bày tỏ, ngoài cách của nghệ thuật. Bởi thế, mà cả nghệ thuật lẫn chúng ta đều có thể biết ơn anh.

Trinh Công Sơn tự coi mình “chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”. Nhưng, chỗ lớn lao và bất dịch của “tên hát rong” đó là bao giờ hắn cũng ý thức được sự có mặt của tâm thức mình, và, trước những giấc mơ đời hư ảo hắn đã mềm mại nắm chắc sự sinh khởi hay hủy diệt của tấm lòng. Như một người tu Thiền đạt đạo.

Trong bộ Bách khoa Le Million, viết về tất cả mọi đất nước trên trái đất này, người ta viết về Trịnh Công Sơn (tập VIII, trang 122, Genève, 1973) như sau : “… Nhiều thi nhân miền Nam Việt Nam ngày nay đã tìm hơi thở hùng ca của tổ tiên ngày trước để hát nỗi đau của mình. Trịnh Công Sơn nổi bật giữa những tài năng trẻ đó. Bài hát của anh tràn ngập thành phố và thôn quê. Trịnh Công Sơn cất cao tiếng hát thi nhân, mà đạn bom không bao giờ dập tắt được…”. Có lẽ người viết đã nghĩ đến những bài ca phản chiến của anh ngày đó : Ngày dài trên quê hương, Đại bác ru đêm, Hãy nói giùm tôi, Đi tìm quê hương, Nối vòng tay lớn…

Quê hương với những chữ Mẹ, chữ Em, chữ Bạn bè viết hoa là cái nền màu mỡ, bao la mà trên đó ươm nở những giai điệu nồng nàn, những lời ca bất ngờ, thơm thảo của Trịnh Công Sơn. Anh nhìn quê hương với đôi mắt nợ nần, và nghe quê hương trong từng tiếng tri âm. Cái mà ngày nào anh gọi tên là Chiếc lá thu phai, là Cát bụi, là Nắng thủy tinh, là Biển nhớ… và bây giờ anh gọi nó là Vẫn có em bên đời, là Huyền thoại mẹ, là Bốn mùa thay lá, là Tình khúc Ơ bai…, thảy là những vết sẹo âu yếm, giông bão trong lòng Việt Nam. Mỗi cử chỉ âm nhạc của Trịnh Công Sơn là một lễ nghi.

***

Rồi con cháu chúng ta sẽ không thể hiểu được có một phần tư thế kỷ XX đất nước mình chia cắt làm đôi. Không một ai bên này được biết một cái gì bên kia giới tuyến. Bấy giờ, ở các thư viện Hà Nội hình như mãi sau Tết Mậu Thân 1968 mới lác đác một vài sách báo miền Nam, và muốn đọc nó phải là hạng cán bộ nào, cùng với giấy giới thiệu đặc biệt nào mới được.

Bởi vậy, Hà Nội biết Trịnh Công Sơn có muộn.

Riêng tôi mãi sau khi miền Nam giải phóng, nhờ những chuyến đi dạy học ở Huế, tôi mới được gần Trịnh Công Sơn trên căn gác nhỏ đường Nguyễn Trường Tộ đầy kỷ niệm với bạn bè trong đó.

Niềm vui ấy là của hàng triệu người đã khuất dành cho chúng tôi, mà mỗi lần nhớ lại chúng tôi đều thầm rơi nước mắt.

Thái Bá Vân T.P. Hồ Chí Minh – Hà Nội, tháng 6 – 1991

Tải Bài Hát Em Mệt Rồi Còn Anh

Với Ca khúc Em Mệt Rồi Còn Anh do ca sĩ Như Hexi thể hiện, Các bạn có thể nghe, download (tải nhạc) bài hát Em Met Roi Con Anh mp3, playlist/album, MV/Video Em Met Roi Con Anh miễn phí tại NhacVietNam.Mobi.

Bài hát: Em Mệt Rồi Còn Anh – Như Hexi

Phố về đêm,vẫn một mình em lang thang Giữ lại trong lòng những nỗi đau,vì ai em đang mangCó lẽ anh sẽ không biết và càng không bao giờ hiểuTrái tim rạn nứt của người luôn bị phản bội vì tình yêuEm không mạnh mẽ như anh thấy,và không yếu đuối như anh nghĩEm chỉ là em , một người ca hát hay đúng hơn là nghệ sĩMột người nghệ sĩ thật cô đơn,quá khứ dày vò trong đau đớn Hãy để tình cảm này trong lặng câm,có lẽ sẽ tốt hơnAnh buồn vì họ,còn em buồn vì anhVòng xoay của tam giác,chính em nhận lấy nhiều thêmEm muốn thấy nụ cười anh,thay vào đó là nước mắtKhông được giả tạo như lúc trước,vì họ là thứ anh đánh mấtEm chỉ biết đứng sau,đứng sau những người theo đuổi anhVì em biết em không bằng họ,sự thật không thể thay đổi[Cho dù em có cố gắng gì đi nữa…..thì cũng không bằng họ…..Có phải không?]Khoảng cách từ đây cho tới đó không hề xa như anh thấyNhưng mà nếu chỉ là đơn phương,thì xa ở đâyNơi tim em vẫn gọi tên anh người em iu hơn tất cảKhông như định nghĩa ở trong bài hát của em gọi là ” YÊU XA “Em vẫn sẽ gọi anh là GIÓ,vì anh đặc biệt đến khó tảKhi đi rồi thì mãi không về,muốn buộc gió cũng khó haKhông một ai muốn làm điều đó,nhưng em thì khácHai chữ trọn vẹn nó đặt ở anh,mỗi khi em viết những lời nhạcNếu cứ chờ sẽ có hi vọng phải không nói em biết điĐừng im lặng vì em khờ lắm,không hiểu những gì anh đang nghĩNếu cứ chờ thì sẽ ngốc lắm phải không hãy trách em điTrái tim ngu muội nó vẫn tự chủ,không làm theo ý chíKẻ cô đơn gặp kẻ tổn thương… Có duyên phận sao ?Hai từ đó cả anh và em chưa đặt lòng tin 1 lần nàoCứ vui đùa ở bên người khác,mặc kệ em đau thế nào hư một thói *** rồi anh à,đau thêm cũng chẳng saoNgự trị ở trong lòng em bây giờ,một nỗi buồn rất lớnĐâu phải là anh chưa từng yêu,thấu hiểu sự cô đơnMuốn quay về với biển xanh,hét thật to cho anh biếtEm không chịu đựng được nữa rồi,có lẽ phải nói lời tạm biệtNhưng trong lòng em không cam,em vẫn chưa trả đủTrả nụ cười,trả nước mắt,bất chấp anh cho em là nguNgu vì yêu,ngu vì ai,ngu vì anh là lần cuốiĐể khi gặp nhau trên đường đời,đừng quay mặt mà mỉm cườiEm không được khóc thêm vì ai,kể cả anh cũng không đượcNhững gì từng hứa với anh ngày xưa,tất nhiên em làm đượcTin em đi…sẽ ổn thôi…khi ngày mai trời hạ gióĐừng tìm em và gieo yêu thương!Em không phải là người đóEm thích làm người thứ ba,hơn là một người thay thếBắt em thay vị trí của họ thực sự em không thểNgười thứ ba giúp anh nhận ra anh yêu ai đó như thế nàoNgười thứ ba hoàn hảo ở sau lưng anh với nụ cười luôn giả tạoAnh không hiểu đâu…Làm sao mà hiểu đượcAnh đem tình yêu của em một lần nữa ra đánh cược!Thua hay là thắng…chỉ có một lần duy nhất thôiCho hay là nhận…kết quả vẫn sẽ không thay đổiCó thể em sẽ yếu đuối lúc này,nhưng xin anh đừng thương hạiPhép toán mà ai cũng học 1+1 chưa chắc bằng 2Lại thêm một lần nữa…em chúc người yêu mình hạnh phúcVới ai khác xứng đáng hơn em.đừng bao giờ ngã gụcGió tự tại,gió trôi nổi,gió bay bổng khắp bốn phươngVẫn luôn là chàng trai lạnh lùng,người mà em luôn thươngCó lần nào vô tình anh nghe thấy tiếng em gọi không?Đó là khi hét lớn trải rộng trời cao,vô tình chợt bật khócCó lần nào vô tình anh nghe tiếng nấc nhẹ ở bên taiĐó là lúc anh nên tránh xa vì em ko muốn phải thương hạiCó lần nào vô tình anh thấy bản thân của em quá ích kỉĐó là lúc mỗi ngày em ghi vào tim “Anh ơi, anh về đi “.

” Em Như Cô Gái Hãy Còn Xuân “

Em Như Hãy Còn Xuân là một câu thơ nổi bật trong bài thơ Gái Xuân của nhà thơ Nguyễn Bính. Ông là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam . Với sự nỗ lực của mình ông đã khẳng định được năng lực của mình bằng những giải thưởng vô cùng danh giá được nhiều người ngưỡng mộ

Thơ Nguyễn Bính “chân quê”, giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng, trong sáng, và hồn nhiên như ca dao trữ tình. Ông viết về làng quê qua lăng kính tình cảm lãng mạn, biểu lộ một tình quê, một hồn quê chân tình và gần gũi

Bài thơ đã lấy hình ảnh mùa xuân và thiếu nữ tạo nên một chút ” tình “. Cũng chính bài thơ này đã thêm phần thán phục khả năng ” hai trong một ” cực khó này của ông. Bài thơ với lời lẽ ngọt ngào rung động biết bao nhiêu trái tim bạn đọc, chính vì thế nên đã được phổ nhạc được nhiều thế hệ yêu mến

Em như cô gái hãy còn xuân, Trong trắng thân chưa lấm bụi trần, Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân.

Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng. Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng, Đôi tám xuân đi trên mái tóc. Đêm xuân cô ngủ có buồn không?

Phân Tích Bài Thơ Gái Xuân Của Nguyễn Bính

Mùa xuân và thiếu nữ. Hai đề tài tuy hai là một. Khi viết về mùa xuân với nhân vật thiếu nữ, hay viết về thiếu nữ trong quang cảnh mùa xuân.

Hiếm thấy người làm thơ nào buông bút trước đề tài “hai trong một” muôn thuở này. Nhưng để được phong danh Thi sĩ mùa xuân-thiếu nữ, phải nói là hiếm. Và Gái xuân chính là một giấy chứng nhận cho thi hiệu Nguyễn Bính.

Về số lượng chữ, khó có thể bảo Gái xuân là bài thơ về xuân hay về… gái!

Tám câu thơ, tám chữ “xuân”. Tám câu thơ, tám chữ về thiếu nữ hoặc về cơ phận đặc tả người nữ (“em”, “cô gái”, “gái”, “thân”, “lòng”, “má”, “mái tóc”, “cô”). Thật ra trong thơ, ăn nhau đâu nhờ dung lượng. Mà ở nội dung.

Từ tên bài cho đến nội hàm, ông tây bà đầm nào biết tiếng ta kha khá cũng thấy ngay đấy là bài thơ về một thiếu nữ đang phải mang tâm sự. Tâm sự lớn và nóng: chuyện vợ chồng í mà. Tứ thơ thân thuộc và dễ hiểu, nếu không nói là cũ, quen. Bài thơ ngắn, vuông vức trong hai khổ thơ bảy chữ mà chứa cả một kho tình tứ.

Mà khổ lắm, làm sao giấu được cơ chứ? “Thân” thì “trong trắng chưa lấm bụi trần”. Đã “gái xuân” lại còn “giũ lụa trên sông Vân” thì thôi rồi. (Bạn đọc hãy kiên nhẫn, đoạn dưới sẽ thấy rõ “sông Vân” là cái gì?)

Của đáng tội “lòng xuân lơ đãng” đấy nhưng là “lơ đãng” hoặc theo kiểu “em chã”, hoặc rối trí bởi nhiều “lý do khách quan và chủ quan”! Nhìn kìa: “má xuân hồng”.

Thời xưa, và cả đến thời Nguyễn Bính, con gái chớm “đôi tám” là thành trái bom nổ chậm trong nỗi lo của đấng sinh thành. Còn với cô gái? Khối tâm sự khổng lồ như từng được quý phu nhân của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, vị giáo sư nức danh nước Nam dạo đó, thổ lộ: “Ước mơ của em khi đôi tám xuân xanh quyết chọn được người tài đức mới dám trao gửi thân… Thế là em đã được toại nguyện.”

Chưa tìm được ý trung nhân, mỗi “đêm xuân” ôm một nỗi buồn. Nói chi chuyện ngủ nghê! Biết rồi còn hỏi?!

” Đêm xuân cô ngủ có buồn không? “

Câu thơ có phần lộ, sượng. Phải không ạ? Nhưng rất Nguyễn Bính. Với thi nhân lãng tử có trường tình xuôi ngược Bắc – Trung – Nam, không cung bậc nào của tình yêu ở người nữ không bị phát giác!

Nhà thơ đương đại Trần Dạ Từ có câu tương tự. Cũng ở nhân vật tuổi trăng tròn, và cũng kết bằng câu hỏi. Hỏi, có sẵn “đáp án”:

” Bài thơ từ thuở trăng mười sáu

Mười sáu trăng chờ em biết không.”

Tám câu thơ, nói về kỹ thuật, không hề mang vết nhăn. Cả tám câu. Về ý tứ, riêng tôi thấy câu kết đọc nhanh thì thú mà ngẫm ra chẳng thích. Ang ác thế nào ấy. Như đã nói, Nguyễn Bính là vậy. Phải chịu thôi. Có bạo chút xíu, nhưng hóm. Vả lại, vào thời Tây các cụ ưa tặc lưỡi: “C’est la vie!” (Đời là thế!)

Không kể năm câu còn lại có thể xem là tả chân rõ ý, tôi rất chịu tài của thi bá ở hai câu sau đây.

Gái xuân giũ lụa trên sông Vân.

Biết bao lần tôi tự hỏi: đó là câu thơ trời cho thi sĩ, hay chính chàng tự tìm thấy trong ký ức xa xăm hoặc hiện thực sờ sờ của mình? Chịu!

Có hai đối tượng, nếu bạn thuộc vào thế hệ a còng ai pát, dễ bỏ qua: “lụa” và “sông Vân”.

Biểu tượng lụa luôn gắn với phận người phụ nữ thời xa xưa cho đến giữa thế kỷ trước. Ca dao: “Thân em như tấm lụa đào…”

Và trở lại lần nữa cùng thi sĩ họ Trần trong cùng bài thơ đã trích dẫn:

” Em mười sáu tuổi trăng mười sáu

Áo lụa phơi buồn sân gió xưa.”

Còn “sông Vân”? Tôi đồ rằng, đó chính là sông Vân chảy theo hai quốc lộ 1 A và 10 cạnh thành Ninh Bình. Núi Thuý, sông Vân – hai nét đẹp thiên nhiên trao tặng xứ ấy. Cũng là tỉnh bên quê nhà Nam Định của thi nhân.

Sách dạy, có cả thảy sáu cây cầu bắc qua sông Vân: cầu Âu Vân, cầu Vân Giang, cầu Vòm, cầu cầu Lim, v.v… Ai mà biết “cô hàng xóm” – í lộn “cô hàng tỉnh” chứ – của Nguyễn từng ngồi “giũ lụa” bên cây cầu nào để hóa thành “Gái xuân” cho chúng ta thưởng lãm bao mùa xuân qua cho đến xuân Đinh Dậu nay.

“Giũ lụa” là thao tác xử lý lụa với công đoạn dùng nước sông; ở đây là thái độ của cô gái bị chất chứa trong mình khối tâm sự. Giũ đi những gì u mờ, rắc rối để thảnh thơi nhận về cái mới. Mịn màng và trong suốt.

Chưa hết, tên cổ của sông Vân là Vân Sàng. Vân Sàng là gì vậy ta? Sông Vân vốn là địa chỉ oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống nhà Tống xâm lược dưới thời vua Lê Đại Hành (941 – 1005). Truyền thuyết thế này: sau khi Lê Hoàn đánh bại quân Tống, chàng trở về thành Hoa Lư – nơi Dương Vân Nga đã kê giường sẵn bên bờ sông đón vị vua anh hùng. Và khi cặp đôi trai tài gái sắc kỳ lạ số một trong lịch sử đang giao hoan, một đợt gió mạnh bất thần kéo thổi mây lan đến vùng trời soi rủ xuống dòng sông lững lờ như không biết gì! Từ đó con sông mang danh Vân Sàng (tức là giường mây). Hỏi có gì tình tứ và… phồn thực hơn thế! A, khi chàng Bính giao hoan cùng nàng Thơ mà sinh hạ thi phầm Gái xuân, liệu đã có hay chưa hai con đường mang tên Lê Đại Hành và Dương Vân Nga ở hai bên bờ sông, gần nơi tọa lạc đền Đồng Bến ghi nhận truyền thuyết ấy?