Bài Thơ Đôi Dép Cao Su / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Thuyết Minh Về Đôi Dép Cao Su

Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh về đôi dép lốp cao su.

Bài làm

Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Narn mới có. Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đố quốc Mĩ xâm lăng.

Đôi dép có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp (vỏ) xe ôtô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.

Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi đường sẽ không bị mỏi. Người đi đường xa mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm, đề phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. Đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gặp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt rừng chuyên hút máu. Dẫu biết có vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn phải cắn răng chịu đựng, không dám dừng lại để bắt nó ra vì sợ lạc đội ngũ.

Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, gặp đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn là tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuống nhặt, vứt sang lề đường, chẳng mất thời gian.

Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về. Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi! Dép này Bác trải đường dài. Đã cùng Bác vượt chông gai, xây non nước nhà. Đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép Cha già dẫn lối con đi… Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hãy trân trọng thành quả và vinh quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Bài Thơ Đôi Tất (Phỏng Theo Bài Thơ Đôi Dép St)

View Full Version : Bài thơ đôi tất (phỏng theo bài thơ đôi dép st)

TaoDay

Bài Thơ Đôi Tất -1 Bài thơ này anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi tất Cũng có giầy mà phải đi chân đất Nỗi khổ này anh sẽ chất thành thơ Đôi tất kia anh chẳng giặt bao giờ Có đi nhiều đâu mà mùi kinh đến thế Cùng xỏ cùng phơi vô cùng tử tế Mà mùi “thơm” vẫn ngây ngất tràn về Hai chiếc tất vô tri khăng khít song hành Cùng ôm ấp bàn chân anh rất “sạch” Dẫu có lúc một bên lành bên rách Vì tiếc tiền anh chẳng bỏ đi đâu Cũng như mình trong những lúc vắng nhau Bước hụt hẫng cứ như say thuốc lắc Dẫu bên cạnh mùi nước hoa nồng nặc Mà trong lòng cứ nhớ đến Ô-MÔ Nếu một ngày một chiếc tất mất đi Mọi thay thế đều trở nên lãng nhách Một chiếc thơm một chiếc mùi hôi nách Ôi! Người đời họ sẽ nhận ra ngay Ai đi giầy mà lại không có tất Hẳn là người đầu óc rất … ngu si Ai mang tất mà giầy chẳng thèm đi Thì kẻ đó cả Châu Quỳ vẫy gọi Cả cuộc đời mình như chỉ lục lọi Giữa tối tăm giữa cát bụi đường dài Cũng có lúc được vươn cao vài cái Tỏa hương “thơm” nghe lải nhải “vứt đê!” Dù bàn chân trai, gái hay “pê đê” Dù mũm mĩm hay xanh xao còi cọc Dù hắc lào, hay hôi mùi da cóc Có chúng mình mọi thứ chẳng là chi… Nếu một ngày hôi quá bị vứt đi Thì hai chiếc cũng sẽ rơi một chỗ Như bọn mình chạy chốn nơi thành phố Sống cuộc đời “rừng rú” của hai ta…

TaoDay

Bài Thơ Đôi Tất -2 Bài thơ đầu anh viết tặng em Lá bài thơ kể về …đôi tất Khi chân thấy có một mùi ngây ngất Thì những vật tầm thường cũng được vất vào thơ Hai đôi tất nho nhỏ màu xanh lơ Màu cỏ cây hay màu của điều ước? Nhưng chắc chắn không bao giờ lộn ngược Vì mặc vào sẽ phát hiện ra ngay Chẳng thường xuyên được giặt giũ hàng ngày Bị sức nặng đôi gót hồng chà đạp Dấu bốc mùi không đi cùng chiếc khác Dù chiếc này đẹp hơn hẳn chiếc kia Nếu một mai một chiếc tất mất đi Bị chó gặm hay vấn đề nào khác Mọi thay thế đều trở thành độc ác Không khác lắm nhưng người đời sẽ biết Hai đứa này chỉ là cặp gian phu Mất em rồi anh sẽ đi tu Bởi đơn độc sống đâu còn ý nghĩa Dấu bên cạnh có muôn người thay thế Thì đêm nằm vẫn sợ dính SI-ĐA Đôi tất – đôi ta khi rách khi lành Chẳng thề nguyền nên tha hồ giả dối Chẳng hứa hẹn chỉ âm thầm phản bội Nên bình thường nếu chẳng đủ thành đôi Ngay cả khi bắt đầu bốc mùi hôi Không thể thiếu sáp ngăn mùi khẩn cấp Bài thơ đầu xin viết về đôi tất Thật giản dị như mối tình e ấp Để đêm ngày gắn chặt mãi không thôi Không thế thiếu nhau trên bước đường đời Dấu mỗi chiếc ở một bên phải trái Nhưng I-LOVE-YOU ở những điều ngược lại Tôi mù quáng trong cuộc tình ngang trái Thỏ gục đầu trước trước phát súng thợ săn Dấu mai này tôi có chết nhăn răng Xin kiếp sau vẫn được làm chiếc tất Dù biết yêu “không còn gì để mất” Chỉ cần bên cạnh có chiếc thứ hai kia.

TaoDay

Còn đây là bài thơ nguyên bản ĐÔI DÉP Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết thành thơ Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng Giống nhau lắm nhưng người đời vẫn biết Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu Giống như mình trong những lúc vắng nhau Bươc hụt hẫng cú nghiêng về một phía Dẫu bên cạnh sẽ có người thay thế Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh Đôi dép vô tri khắng khít song hành Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội Lối đi nào cũng có mặt cả đôi Không thể thiếu nhau trên bước đường đời Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái , Nhưng tôi yêu em vì những điều ngược lại Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung… Hai mảnh đời thầm lặng bước song song Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc Chỉ còn một là không còn gì hết Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia…

Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2021 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.

Bài Thơ: Đôi Dép Thần Kì (Phạm Hổ)

Các em đọc cổ tích Chắc rất thích được gặp Những đôi giày thần kỳ Một bước đi bảy dặm Còn nhanh hơn chim bay

Thế kỷ hai mươi này Ở tại một nước nọ Có nhiều núi, nhiều sông Có nhiều mưa, nhiều gió Có cờ đỏ sao vàng Có mùa khoai, mùa lúa Có đôi dép thần kỳ Một cụ già thường đi…

Người làm đôi dép này Cắt lốp xe làm đế Cắt săm xe làm quai Dép đen màu than đá Hình dáng nhìn rất ngộ Như đôi xà lan nhỏ Thích lênh đênh sông dài… Dép vui vẻ, dẻo dai Theo cụ già đi khắp Dép đạp tan gai góc Đạp bằng đá tai mèo Dốc cao mấy cũng leo Đường xa mấy cũng vượt Dép đi trong nắng đốt Dép đi trong mưa tuôn

Theo cụ già xuống bể Theo cụ già lên non Được cụ già yêu thương Dép thêm tài, thêm sức: Đê sắp vỡ vì lụt Có dép đến: lụt lui! Ruộng nứt nẻ cả rồi Có dép về: nước đến Đường nào nắng chói chang Dép qua: cây giăng hàng Đường liền râm bóng mát Gọi chim về hót vang Mỏ nào để ít than Dép về, than chảy suối Thoi nào dệt ít vải Dén đến, vải đầy kho Người mù mịt i, t Vụt thành người có học Trẻ nghịch ngợm, lười nhác Hoá trò giỏi, con ngoan Bạn bè đáng giận hờn Biết thương nhau trở lại Thương nhau hơn ngày thường Giặc đến từ bốn phương Dù giày đinh sắt nhọn Dù lắm súng lắm bom Nhiều máy bay, tàu chiến Mang đôi dép thần kỳ Cụ già đi ra trận Con cháu ào ra theo Tay dao, tay súng Băng qua trăm lửa đạn Vượt qua nghìn hiểm nguy Là kẻ thù bỏ mạng Và giặc nào, cướp nào Cũng cụp đuôi cút thẳng…

Hỏi dép: sao dép tài? Dép thật thà đáp ngay: Dép trước sau vẫn dép Tài trí ở người đi Tài trí ở cụ già Biết gọi người cả nước Triệu người chung một lòng Giành tự do, độc lập Biết dẫn cả trẻ, già Biết đánh thức gần xa Cùng lên đường hạnh phúc.

Cụ già râu tóc bạc Mang đôi dép thần kỳ Em có biết là ai? Là Bác Hồ mình đó! Bác Hồ của Việt Nam Có nhiều núi nhiều sông Có nhiều mưa nhiều gió Có cờ đỏ sao vàng Có mùa khoai, mùa lúa Có đôi dép thần kỳ Anh làm thợ hôm nay…

Nhưng hôm nay, hôm nay Bác Hồ không còn nữa Vắng tiếng dép Bác Hồ Cả Việt Nam thương nhớ Cả loài người thương nhớ.

Đôi dép thần kỳ đó Giờ theo Bác đi xa Đi vào trong lịch sử Chói ngời của dân ta

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bài Thơ Đôi Dép

Bài thơ Đôi dép được tác giả sáng tác năm 1995 khi mới 22 tuổi, chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Một lần tình cờ trong buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ, Nguyễn Trung Kiên và cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép, về vấn đề, một đôi dép thì cái nào mòn trước.

Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Về nhà, Nguyễn Trung Kiên suy nghĩ về đôi dép và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về nó. Một ý tưởng mới được hình thành, ông đã mượn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, ông đã mang bài thơ lên tặng bạn hôm nọ và đọc cho cả Câu lạc bộ nghe. Bài thơ được in lần đầu ở tờ Thế giới Mới số 266 ngày 15-12-1997.

Bài thơ đôi dép – Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ này đã được giải 2 chương trình Tiếng thơ sinh viên năm 1998 của Nhà văn hoá Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số nhận định về bài thơ Đôi dép

Nhà thơ Lê Minh Quốc đã nhận định về bài thơ như sau “Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ… thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế.”

Bài thơ “đôi dép” nói về triết lý chung thủy giữa vợ và chồng. Triết lý này có thể áp dụng cho người tại gia dù theo Phật giáo hay không theo Phật giáo. Chúng tôi đề nghị người tại gia nên nhớ thuộc lòng nội dung của bài thơ này. Người con Phật khi chỉ còn một chiếc dép vẫn tiếp tục đi trong hạnh phúc, trong bình an để hồi hướng công đức cho người đã ra đi trước bằng đời sống chung thủy, ứng dụng hành trì Phật pháp để vượt qua sự cô đơn và trống vắng trong tâm. – Thích Thật Từ