Bài Thơ Đêm Không Ngủ Được / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Chùm Thơ Đêm Khuya Thao Thức, Không Ngủ Được

Tuyển chọn những bài thơ thao thức trong đêm khuya, không sao ngủ được. Đó là những vần thơ tâm trạng suy tư, trằn trọc trong đêm..

CHÙM THƠ LIÊN QUAN: ♥ Chùm thơ tâm trạng về đêm buồn, cô đơn nhất ♥ Chùm thơ suy tư bên làn khói thuốc trong đêm buồn

BÀI THƠ: MẤT NGỦ

Tác giả: Hoàng Trọng Lợi

Đêm ru giấc ngủ mộng mơ ngọt ngào

Đêm say mơ ước đi vào hồn thơ

Nay ta thao thức bơ vơ đêm dài

Nay trong đêm tối lo âu cuộc đời

Không còn vang vọng trong đêm

Không ngủ thao thức đêm thêm muộn phiền

Không ngủ đêm muốn điên lên

Không cho giấc ngủ một đêm yên bình

Ngủ đi đêm vắng lặng thinh

Ngủ đi một giấc yên bình đêm ơi

Ngủ đi đêm sắp hết rồi tôi ơi.

BÀI THƠ: TÌNH SI

Tác giả: Hoàng Trọng Lợi

Hỡi người con gái anh yêu

Giờ này em đã phiêu diêu giấc nồng

Còn anh lạnh vắng cô phòng tình si

Mong manh hơi ấm tình si vào hồn

Bồn chồn thao thức năm canh

Mảnh trăng ngơ ngác dỗ dành ngủ đi

Khát khao khao khát làm gì

Khuya rồi sao cũng trốn đi ngủ rồi

Vẳng nghe điệu hát thương đời tình si.

BÀI THƠ: PHỐ KHUYA

Tác giả: Phú Sĩ

Màn đêm rơi lạnh lùng trên phố vắng

Gió đông tàn xa vắng bóng người qua

Đêm chìm sâu trong giấc ngủ muôn nhà

Đây đó vẫn còn dòng đời thao thức

Đêm buông dần theo dòng đời mộng thực

Xót xa lòng câu ước hẹn ai rơi

Một cuộc tình khoảng lặng cứ chơi vơi

Câu duyên nợ ai quên lời vứt lại…

Đêm tĩnh lặng bản nhạc buồn man mác.

Tiếng đàn cầm ai gãy khúc thở than

Ta tìm mình trong nốt nhạc chứa chan

Tiếng thổn thức trong mênh mông tình lặng.

Đêm lặng thầm trên góc phố xa xăm,

Ta lê bước trên nẻo đường vạn dặm,

Dưới đèn ảo phủ màn sương thấp thoáng.

Hướng về ai đang trong giấc mơ hoang

Rồi đêm tàn, ngày mai lại sang trang

Tiễn nhau đi trong tâm tình chưa cạn

Bỏ cuộc đời bao mãi mê chê chán

Ngược thời gian tìm lại lúc đêm về!..

BÀI THƠ: ĐÊM KHÔNG NGỦ

Tác giả: Phú Sĩ

Đêm không ngủ tự tình trong hoang vắng

Đếm thời gian trôi nổi quảng đời qua

Những niềm vui đọng lại chỉ gọi là

Giọt nước nhỏ lặng thầm trên phiến lá

Đêm không ngủ nghe bước ai vội vã

Tiếng rao khàn lạnh lẽo chạnh lòng ta

Nẻo đường về con phố nhỏ còn xa

Thân còm cỏi lướt qua đời nghiệt ngả

Đêm không ngủ nghe gió đùa trong lá

Khúc giao mùa còn đó những cơ duyên

Người tươi cười kẻ thấp thoáng ưu phiền

Nghe chơi vơi giữa muôn trùng sóng biển

Đêm không ngủ nghe thương yêu lên tiếng

Chốn vô thường đâu biển lặng sầu vơi

Nghe xót xa những góc khuất bên đời

Cùng san sẻ phận người còn khốn khó

Đêm không ngủ mong vầng trăng sáng tỏ

Chiếu ánh vàng nhân ái tỏa nhân gian

Sưởi ấm lòng từng góc phố đêm tàn

Đời vẫn đẹp buổi sớm mai thức dậy….

ĐÊM MƠ HOANG

Tác giả: Diệp Ly

Đêm lại về với những giấc mơ hoang

Dòng ký ức chảy tràn qua miền nhớ

Con tim si mong manh từng nhịp thở

Gió thì thầm nhắc nhở bóng hình ai.

Chiếc lá vàng lần cuối khóc heo may

Ôm hờn tủi vụt bay theo làn gió

Rồi buông mình nằm dài trên lối cỏ

Khi bóng trăng mờ tỏ một góc trời.

Nén thương sầu lặng lẽ đếm sao rơi

Gọi thật khẽ tên người từ quá khứ

Những niềm riêng hóa thân thành câu chữ

Thành lời thơ nức nở giữa canh tàn.

Tìm được gì từ khúc hát dở dang

Điệu hoài lang lỡ làng câu chung thủy

Sóng đời xô nhịp cầu xưa đã gãy

Giữa dòng trôi đưa đẩy cánh lục bình.

Từng gánh sầu đè nặng kiếp nhân sinh

Đêm mơ hoang một mình bên chiếc bóng

Mộng đã tan niềm đau còn lắng đọng

Để trọn đời hoài vọng một mùa thương.

NỖI BUỒN BẤT CHỢT Tác giả: Tùng Trần

Có đôi khi giữa canh trường thức giấc

Khi vô tình những tiềm thức xa xăm

Ngỡ ngủ vùi vĩnh viễn với tháng năm

Chợt ùa về trong âm thầm lặng lẽ

Bổng giọt sương bờ mi rơi nhè nhẹ

Lòng chênh vênh như một kẻ dại khờ

Kể từ ngày tan vỡ cả ước mơ

Thấy chán nản và thờ ơ mọi thứ

Dù đã cố nhắc mình thôi lưu giữ

Chuyện hợp tan do bởi ở duyên trời

Chữ sang hèn là số phận vậy thôi

Đừng oán than ngậm ngùi hay cay đắng

Vốn dĩ đời có bao giờ bằng phẳng

Có suy tư cũng chẳng ích lợi gì

Nhưng nét buồn cứ mãi đọng trên mi

Giữa canh thâu khi ùa về bất chợt.

Tuyển Chọn Những Bài Thơ Đêm Buồn Không Ngủ Được Yêu Thích Nhất Hiện Nay

Nội Dung

– Hỡi người con gái anh yêu Giờ này em đã phiêu diêu giấc nồng Em mơ một giấc mơ hồng Còn anh lạnh vắng cô phòng tình si Hai tay ôm mảnh chăn ghì Mong manh hơi ấm tình si vào hồn Bồn chồn thao thức năm canh Mảnh trăng ngơ ngác dỗ dành ngủ đi Khát khao khao khát làm gì Khuya rồi sao cũng trốn đi ngủ rồi À ơi gió lạnh đưa nôi Vẳng nghe điệu hát thương đời tình si.

– Đêm buồn phố thị ánh đèn xa Màn sương che lấp ánh trăng ngà Phố vắng đêm khuya không người lạ Đêm buồn phố thị … Chỉ mình ta. Ngồi buồn ngắm cảnh chốn phồn hoa Màn đêm buông xuống mái hiên nhà Trái tim… Cô đơn mong người lạ Có lẽ… Chỉ mình ta …với ta .

– Nỗi buồn cố giấu chôn sâu Xoá đi ký ức buồn đau một thời Nhưng lòng nặng trĩu người ơi Nữa đêm thức giấc sầu khơi tìm về. Nỗi lòng băng giá tái tê Càng nghĩ càng thấy ê hề thương đau Cố dìm cho bớt nỗi sầu Nhưng nào có được, giấu đâu nỗi buồn.

– Đêm thanh vắng chỉ mình ta đơn lẻ Nhớ về người thầm gọi khẽ tên nhau Người biết không ngọc rớt buốt tim sầu ? Thầm mơ tưởng phút đầu mình hẹn ước . Đêm tĩnh lặng sương giăng mờ thấm ướt Mưa thì thầm gợi càng nhớ càng thương Một mình ta thao thức suốt canh trường Lòng cô quạnh nỗi niềm vương sầu lắng . Mình gặp nhau hẳn chi là duyên kiếp Nhưng yêu xa mang điệp khúc bi ai Nỗi nhớ nhung trong đêm vắng canh dài Tim e ấp bóng hình ai sâu đậm !!!

– Thổn thức canh thâu nhớ một người Ân tình lắng đọng thuở đôi mươi Hằng mơ sánh bước về chung lối Vẫn ước bên nhau vọng tiếng cười Có lẽ duyên trời không kết chặt Nên đành trắc trở mộng xinh tươi Giờ đây nuối tiếc còn vương vấn Thổn thức canh thâu nhớ một người.

Phần Tích Bài Thơ Không Ngủ Được Của Hồ Chí Minh

Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về nỗi lòng của bác Hồ trong những ngày xa cách quê hương thân yêu, ra đi tìm đường cứu nước:

“đèm mơ nước, ngày thấy hình của nước cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì tổ quốc chẳng yên lòng khi ngắm một cành hoa”.

Chính vì tình cảm ấy mà có nhiều đêm trong nhà tù của bọn tưởng giới thạch, bác không ngủ được vì luôn nghĩ về đất nước cũng như phong trào cách mạng trong nước. Có rất nhiều bài thơ của bác trong tập nhật kí trong tù thể hiện tình cảm này. Bài thơ không ngủ được là một điển hình:

“một canh… Hai canh… Lại ba canh trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành canh bốn, canh năm vừa chợp mắt sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Ngày xưa, khoa học chưa phát triển như bây giờ, người ta dùng canh để làm đơn vị đo thời gian. Một canh tương đương với hai giờ đồng hồ. Một đêm có năm canh.

Ở câu khai, bác Hồ lặng lẽ đếm thời gian trôi qua một cách nặng nề, chậm chạp giữa không gian hôi hám, chật hẹp, tối tăm của nhà tù. Dấu chấm lửng làm tăng thêm cảm giác đó. Đã hết ba phần năm của một đêm rồi mà người vẫn:

“trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành”.

Câu thừa này đã diễn tả tâm trạng trầm tư của bác giữa đêm sâu. Những bậc đại nhân hiền triết ngày xưa thường có những đêm thao thức, đè nén nỗi lòng mình như thế. Phải chăng người có nhiều tâm trạng sâu kín? *

Như vậy, câu khai và câu thừa chưa có lời giải đáp.

Theo qui luật sinh học tự nhiên thì khi mệt mỏi quá con người sẽ thiếp đi:

“canh bốn canh năm vừa chợp mắt”

{“chợp mắt”có nghĩa là thiếp đi chứ không phải ngủ).

Nhìn chung, cả ba câu khai, thừa, chuyển vẫn còn là những lời tự sự, chưa có thơ. Nhưng đến câu hợp thì hồn thơ đã cất cánh bay xa: “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

(dịch nghĩa: “hồn mộng đã quẩn quanh nơi ngôi sao năm cánh”). Bản dịch nghĩa đã cho chúng ta thấy rằng hồn mộng của bác đã bay đi tìm ngôi sao năm cánh. Trong thơ văn xưa và nay, các bậc hiền triết, anh hùng, vĩ nhân đều gặp nhiều giấc mộng. Hiền thần y doãn trước lúc được mời làm quan đã từng nằm mộng thấy mình “cưỡi thuyền đến bên thái dương”. Đó là những giấc mộng nhưng không có hồn mộng.

Còn đây là những giấc mộng có hồn mộng. Hồn mộng của đường minh hoàng gặp hằng nga cùng say mê đàn ca múa hát giữa trăng thanh thật bay bổng và lãng mạn. Khi khương linh tá bị tạ ôn đình chém rơi đầu, hồn mộng của khương linh tá xách đầu còn ri máu của mình chạy theo chân ngựa. Đó là hồn mộng hết sức can đảm, oai hùng. Nhưng hồn mộng của hồ chí minh chẳng những đẹp đẽ mà cònkì vĩ, lớn lao. Hồn mộng của người đă tìm được hình ảnh lá cờ tổ quốc rực rỡ, lá cờ cách mạng tung bay phần phật trước gió. Xét về cơ sở logic, chúng ta thấy ước mơ của người không chỉ là mơ ước mà còn gắn liền với hiện thực và thực tiễn cách mạng. Bởi lẽ, tháng 5 – 1941, mặt trận việt minh đã chính thức ra đời tại một cuộc họp bí mật của ban chấp hành trung ương đảng tại pắc bó. Lá cờ đỏ có sao vàng năm cánh của mặt trận việt minh đã bay khắp mọi miền đất nước để tập hợp nhân dân đứng lên làm cách mạng. Đến bây giờ, cũng chính lá cờ ấy lại bay đến giấc mộng của bác. Có thể khẳng định rằng, tâm hồn hồ-chí minh, dù thức hay ngủ, thực hay mộng, đều hướng về tương lai tươi sáng của dân tộc. Phải chăng chỉ những bậc đại nhân, đại trí, đại dũng mói có được một tâm hồn cao khiết như thế?

Xưa nay, người ta quan niệm: nếu câu hợp trong bài thơ tứ tuyệt chuyên chở được tinh hoa của cả bài thơ thì bài thơ đó mới đặc sắc. Chẳng hạn các bài thơ để đời như: phong kiều dạ hạc (trương kế), hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng (lí bạch). Tương tự như vậy, câu hợp bài thơ không ngủ được của hồ chí minh vừa khép lại bài thơ, vừa mỏ’ ra một chân trời cảm xúc mênh mông, bát ngát.

Có thể nói rằng, ở bài thơ không ngủ được cũng như trong toàn bộ sáng tác thi ca của mình, “con người thường ít ngủ” ấy, “con người đi trong những giấc mơ của ta” đã kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại một cách khéo léo nhuần nhị. Chính vì thế, thơ người vừa mới mẻ, cô đọng, hàm súc, vừa bất tử với thời gian.

Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Đêm Nay Bác Không Ngủ Của Minh Huệ

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.

“Bác để tình thương cho chúng con” (Bác ơi – Tố Hữu). Tình thương ở Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc về một nhân cách lớn. Là nét chân dung không hẳn là phổ biến với các bậc vĩ nhân, nó trở nên độc đáo, độc đáo trong sự hồn nhiên như bản chất Người sinh ra là vậy. Chính vì thế, dù lớn lao, Bác không xa lạ với đồng bào.

Tình thương ấy đã gắn lãnh tụ với nhân dân thành một khối, trở nên một sức mạnh vô song. Chân lí ấy đã được chứng minh trong hai cuộc chiến tranh giữ nước: chống Pháp và chống Mĩ, “hai tên đế quốc to”, mở ra thời đại vẻ vang của lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh. Ý nghĩa lớn lao đó là tinh thần của một bài tho nhỏ. Bài thơ khiêm nhường như một ghi chép đơn sơ nhưng cảm động về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa “anh đội viên” với lãnh tụ của mình trong một đêm khuya nơi rừng lạnh, giữa những năm gian khổ khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cách ghi không khoa trương mà chân thực như lối kể vè, hát dặm của chính quê Người. Bài thơ đã đi vào lòng dân với tư cách một tác phẩm văn chương đích thực từ đó. – Bài thơ có hai cách phân tích: theo chiều dọc và chiều ngang. Ở phương án “chiều dọc” (cũng có thể gọi là phương án tách rời): hình tượng anh đội viên riêng và hình tượng Bác riêng. Còn cách thứ hai theo chiều ngang cũng gọi là phương pháp kết hợp gắn hai hình tượng với nhau. Cách thứ nhất có ưu điểm là tái hiện được hình tượng một cách trọn vẹn, còn cách thứ hai lại nêu bật được mối tương quan: tình cảm của người kể và cơ sở hiện thực nảy sinh ra tình cảm ấy. Bài viết này đi theo cách thứ hai cố gắng làm rõ một đặc điểm bao trùm về nghệ thuật của bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự với yếu tố trữ tình.

1. Lần thứ nhất, anh đội viên thức dậy, sau một giấc ngủ ngắn nhưng chắc ngon lành. Anh không khỏi ngạc nhiên: Bác Hồ vẫn chưa hề ngủ dù đêm đã rất khuya, trời thì lạnh. Thực ra nhà thơ không tả cái lạnh, nhất là cái lạnh ở chốn rừng núi hoang vu mà chỉ viết: “Ngoài trời mưa lâm thâm – Mái lều tranh xơ xác” nhưng ta vẫn cảm nhận được cái rét thấu xương, thấm vào da thịt. Cái lạnh làm run rẩy những câu thơ tuy rất khẽ khàng. Mái lều là nơi ờ tạm đơn sơ của bộ đội, dân công nghỉ lại trong rừng làm sao che gió che sương. Vì vậy mà những nơi này thường hay đốt lửa sưởi. Bác ngồi bên bếp lửa, điều ấy không đáng ngạc nhiên. Nhưng cái băn khoăn đến khắc khoải ở anh đội viên là vì sao Bác không ngủ? Không ngủ nên “vẫn ngồi”, và “không ngủ” khác với “chưa ngủ”. Chưa ngủ thì rồi sẽ ngủ, còn “không ngủ” thì hoàn toàn ngược lại. Sự “không ngủ” đối với con người có thể do hai tác động ngoại cảnh và nội tâm. Gần mười năm về trước, trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, Người không ngủ được một phần vì lí do ngoại cảnh, vì cái lạnh thời tiết bên ngoài: Đêm thu không đệm cũng không chăn, Gối quắp lưng còng ngủ chẳng an ; (Đêm thu) Còn trong trường hợp bài thơ của Minh Huệ hoàn toàn không phải thế, vẻ “trầm ngâm” trên nét mặt, cái “lặng yên” bên bếp lửa lúc canh khuya càng không phải là thanh thản. Nó phản chiếu một tâm tư không hề lặng lẽ ở bên trong. Khối tâm tư ấy của người chèo lái gắn chặt với con thuyền kháng chiến còn phải vượt qua bao nhiêu ghềnh thác cam go trước khi đến được với thắng lợi cuối cùng. Anh đội viên lo cho Bác đơn giản là nỗi lo lắng của một đứa con. Song, dù chỉ đơn giản vậy thôi mà đã đau đáu thiết tha tâm trạng. “Trời khuya lắm rồi” là một cách chủ quan hoá “trời khuya”, “vẫn ngồi” là chủ quan hoá tư thế bất động “ngồi”. Nhưng, những thắc mắc đến băn khoăn ấy được gỡ dần ra từ khổ thứ ba, từ dáng dấp người cha, “Người Cha mái tóc bạc”. Thì ra cái không “an lòng” trước hết, Bác dành cho những người xung quanh, đồng đội của anh đội viên “Ngày mai đi đánh giặc”. Tấm lòng ấy nói bằng hành dộng: đốt lửa, dém chăn. “Đốt lửa” là khơi ngọn lửa cho bốc to lên, còn “dém chăn” là giắt lại chăn cho ấm. Hành động dịu dàng và lặng lẽ ấy là tiếng nói của tình thương. Không phải tình ruột thịt thì làm sao có những cử chỉ ân cần chu đáo đối với từng đứa con như thế? (“Từng người, từng người một”). Có lấy hạnh phúc của người khác làm hạnh phúc của mình thì mới phải nhẹ nhàng “nhón chân” để những chiến sĩ không giật mình thức giấc. Hình tượng Bác, dưới con mắt của anh đội viên, lớn lao, kì vĩ hẳn lên. Đó là ông tiên trong truyện cổ tích. Chỉ ông tiên mới “lồng lộng”, mới hiện ra từ một thứ hào quang kì diệu như một giấc chiêm bao. Cảm giác ấm áp mà người nằm mơ nhận được mới có thể “Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Song, cốt lõi của giấc chiêm bao lại là một con người bằng xương, bằng thịt. Vì vậy, đây là tiếng nói thầm thì của con người có thật: – Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không? Từ kính phục đến cảm thông, từ “mơ màng” trở về cõi thực, câu thơ thật day dứt, xót xa. Anh đội viên thương Bác đến đứí ruột mà không biết làm gì để biểu lộ tinh thương ấy. Từ “thổn thức”, anh chỉ còn biết “bồn chồn” ngổn ngang: Bác sẽ ốm mất vì cứ “thức hoài”, thức như thế, lấy sức đâu mà đi, chiến dịch còn dài, đường đi lại gập ghềnh dốc, ụ,…Cách tính của anh đội viên giống cái bấm đốt ngón tay của người nông dân chất phác quen nghĩ đến công việc mùa màng giống má, thời vụ để cho cây lúa trĩu bông.

2. Lần thứ ba, khi thức dậy, anh đội viên đã kinh ngạc nhận ra, Bác vẫn ngồi y như lần thứ nhất: … Lần thứ ba thức dậy Anh hốt hoảng giật mình: Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc Như vậy, “đinh ninh” là biến thái của “lặng yên”, còn “Chòm râu im phăng phắc” là biến thái của “Vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Thời gian lặng lẽ trôi đi, anh đội viên đã ngủ thêm được một giấc, nhưng đêm đã sắp tàn. Sự “hốt hoảng” của anh cũng dễ hiểu. Cái lo lắng của anh ở lần thứ nhất được đẩy tới cao trào, nó cuồn cuộn dâng lên. “Thổn thức” mới chỉ là những xáo động trong lòng (tuy đã có cường độ mạnh đến mức không kìm nén được) còn “hốt hoảng” là sự sợ hãi đến cuống quýt lộ hẳn trên nét mặt. Hình thức thay đổi, nội dung cảm xúc không thể đứng yên. Khi nghịch lí hiện ra: cái phần hữu hạn người làm sao chống chọi được với cái vô hạn thời gian, giọng nói của anh không còn có thể “thầm thì” được nữa. Anh vội vàng nằng nặc: – Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi! Mời Bác ngủ! Cầu khẩn đến van nài, tha thiết đến rưng rưng, câu thơ không còn mạch lạc vì người nói không giữ được tư thế trang nghiêm cần thiết trước một bậc vĩ nhân, khổ thơ loạn nhịp (câu thứ tư lặp lại câu hai), ngôn ngữ thơ có được cái sinh động của sự chất phác, chân thành gần với ngôn ngữ ở ngoài đời vốn có. Đến đây, ta thấy hai mạch cảm xúc đã hình thành và gặp nhau ô cái điểm bất ngờ tưởng như ngẫu nhiên mà thực ra là tất yếu. Về phía anh đội viên, trước việc Bác Hồ không ngủ đêm nay, từ ái ngại đến thổn thức băn khoăn, lo lắng, rồi cuối cùng mời Bác ngủ bằng được.

Còn về phía Bác, câu đối thoại “Chú cứ việc ngủ ngon – Ngày mai đi đánh giặc” chỉ là cách trả lời một nửa câu hỏi của người chiến sĩ mà thôi. Chính vì một nửa còn lại kia mà người chiến sĩ không yên “Vâng lời anh nhắm mắt – Nhưng bụng vẫn bồn chồn”. Đến lần thứ ba, biết được tâm trạng “bồn chồn” đó, Người không thể không thổ lộ. Đến đây, cái nửa còn lại mà người đội viên băn khoăn mới được điền vào khoảng trống: – Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Trong lúc anh đội viên thương Bác vì Bác không ngủ thì Bác cũng thương bộ đội, dân công đang giá lạnh ngoài rừng: Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Chỉ khác nhau ở mức độ: tình thương của người chiến sĩ trong thơ hướng tới một người, còn tình thương của Bác đang hướng tới hàng ngàn, hàng vạn người. Chính vì thế mới xuất hiện hai tâm lí trái chiều, trong khi anh đội viên đang mong đêm dài ra (để Bác có thể chợp mắt một lần), thì Người lại mong trời mau sáng. Hai cường độ của mong ước lúc này cũng mãnh liệt ngang nhau, riêng cái “nóng ruột” của Bác Hồ thì như có lửa đốt. Cũng phải tới lúc này, với anh đội viên, hình tượng Bác Hồ mới hiện ra toàn vẹn.

Đó là một sự thống nhất từ hình dáng, cử chỉ đến lời nói. Toàn bộ con người ấy toả sáng tình thương: thương các chiến sĩ đang yên ngủ để “Ngày mai đi đánh giặc”, thương bộ đội, đồng bào vì kháng chiến mà gánh chịu gian khổ, hi sinh. Hai sự phát sáng loé ra cùng một lúc từ người chiến sĩ về nhận thức và tâm hồn, trước hết là cảm nhận trực tiếp: Bác là ngọn lửa hồng. Hình ảnh đó có sự tin yêu, nâng đỡ với sức mạnh diệu kì. Và lòng thương yêu con người, thương yêu nhân dân đến quên mình, đó là một phẩm chất, một “lẽ thường tình” ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều này không có gì khó hiểu. 3. Về nghệ thuật, nhà thơ đã thành công trong việc miêu tả nhân vật. Ở đây có hai loại nhân vật. Đó là nhân vật cảm nghĩ (chủ quan – nhà thơ) và nhân vật được nhà thơ khắc hoạ (khách quan – Bác Hồ). Mỗi nhân vật có một cách miêu tả riêng. Nhân vật cảm nghĩ – nhà thơ ở ngôi thứ nhất, là người kể chuyện vừa ghi chép theo lối kí hoạ về những điều nhìn thấy, vừa diễn tả tâm trạng của mình.

Đó là cả một thế giới nội tâm phong phú, sinh động và chân thực. Diễn biến tâm trạng cũng lại vừa đa chiều vừa có một lô gích phát triển từ thấp đến cao. Đỉnh cao của sự phát triển ấy là khi những băn khoăn, thắc mắc của anh đội viên về Bác đột ngột có hồi âm thì bài thơ kết thúc với cảm xúc: Bác lớn lao, Bác cũng bình dị lạ thường. Nhà thơ sung sướng được “thức luôn cùng Bác” như câu thơ của Tố Hữu: Ta bên Người, Người toả sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút (Sáng tháng năm) Còn nhân vật thứ hai được thực hiện bằng lối kí hoạ chân dung thể hiện ở góc quan sát và lựa chọn dường nét. Bỏ qua những chi tiết ngoại hình không nói lên đặc điểm mà tập trung vào những gì tiêu biểu nhất: dáng ngồi, nét mặt, chòm râu, ta bắt gặp một nhà hiền triết phương Đông, một chiến sĩ cách mạng lão thành. Đó là một lãnh tụ kiểu mới phối hợp được hai nét hài hoà: vừa đức độ, bao dung vừa tinh anh, hiền triết. Thể thơ và ngôn ngữ bài thơ cũng có nét độc đáo. Tác giả sử dụng thể thơ năm chữ, về hình thức giống như thơ ngũ ngôn trường thiên của văn chương bác học trước đây, nhưng thực chất lại là một loại vè dân gian, một lối hát dặm của dân ca Nghệ – Tĩnh. Chúng ta nhận ra cách gieo vần ở hai câu liền nhau (câu hai với câu ba, rồi câu bốn với câu một khổ tiếp). Vần lại nhịp nhàng: cứ hai vần bằng (rồi, ngồi) rồi tiếp hai vần trắc (ngủ, lửa) và luân phiên cho đến hết bài. Còn ngôn ngữ cùa bài thơ là ngôn ngữ của lời kể, một thứ ngồn ngữ đời thường nhưng chân thực và sinh động. Người kể dùng nhiều từ láy và thành công trong việc dùng nó để xây dựng nhân vật. Có từ láy tạo hình (miêu tả Bác), có từ láy biểu cảm (diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ). Những từ láy dùng trong thơ cũng phong phú, dồi dào như kho tàng ca dao, dâh ca xứ Nghệ mà những nhà thơ như Trần Hữu Thung (thăm lúa) cùng thời với Minh Huệ đã vận dụng khá thành công.