Bài Thơ Chúc Tết Thiếu Nhi / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Chùm Truyện Cười Thiếu Nhi

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6:

(QBĐT) – Chùm truyện cười thiếu nhi.

Ngoan

Nam nói với Dũng: – Hôm qua, mẹ vừa khen tớ đấy! – Wow, thế hả? – Ừ, sau khi tớ làm vỡ cái máy điện thoại của mẹ xong, mẹ cầm chổi lông gà rồi khen: “Giỏi nhỉ!” – !!!

Nghề nghiệp

Hai ông hàng xóm đang ngồi tán chuyện với nhau. Một ông nói: – Tôi nghĩ con ông tương lai sẽ làm một nhà thiên văn học. – Ồ, thật ư! – Chứ sao, con tôi ngồi xa những hai dãy bàn mà nó vẫn nhìn được ngon lành. – !?! Hoàn cảnh sáng tác

Trong tiết âm nhạc, thấy Tuấn đang ngồi mơ mộng, cô giáo liền hỏi: – Tuấn, em hãy kể cho cô và các bạn nghe về hoàn cảnh Bethoven sáng tác  bản “Xô nát ánh trăng”. Tuấn ấp úng: – Em thưa cô, hoàn cảnh sáng tác của bài này là: Vào hôm trăng rằm, Bethoven đập nát cái xô ạ. -!?! Xà phòng

Thầy giáo hỏi Nam: – Nam, em có thể kể tên bốn yếu tố quan trọng nhất của tự nhiên không? – Em thưa thầy, đó là lửa, đất, không khí và…..và…… – Và gì nữa?-Thầy giáo hỏi-Em hãy cố nhớ xem. – Và…..và……-Nam ngại ngùng – Thế hằng ngày em rửa tay bằng gì?-Thầy gợi ý – Là xà phòng ạ.-Nam hào hứng trả lời – !!! Món quà lớn

Thấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tí chạy ra hớn hở khoe: – Mẹ ơi! Sáng nay có cô Lê mới qua nhà mình chúc Tết. Cô tặng cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm” Nghe thấy thế, mẹ cu Tí mừng quýnh, hỏi ngay: – Món quà gì thế hả con? – Dạ, một quyển lịch! – Cu Tí đáp.

Đặng Trần Đức (Lớp: 6.1 – Trường THCS Đức Ninh – Đồng Hới)

Thơ Thiếu Nhi Chọn Lời Bình: Mít Thơm

Mít là một loại trái cây thơm ngon và hấp dẫn và được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Quả mít dù to hay nhỏ thì múi mít vẫn giữ nguyên hương vị và mùi thơm đậm đà vô cùng quyến rũ. Văn Nghê Hà Tĩnh hân hạnh giới thiệu bài thơ Mít thơm (Giải C cuộc thi Viết- Vẽ tuổi học trò lần thứ 8) của em Phan Thị Quỳnh Trang, lớp 10 Văn trường trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh qua lời bình của tác giả Nguyễn Văn Thanh.

Tròn như con lợn

Mình chứa đầy gai Mít không có tay Đu cành khỏe thế

Chẳng ai dung dẻ Cùng mít đi chơi Uống sữa no rồi Mít chuyên nằm ngủ

Nắng trời đến ủ Cho múi vàng hươm Trưa ra thăm vườn Toàn mùi mít chín…

Mỗi dịp hè về cũng là lúc mùa mít chín rộ, khắp ngõ xóm đường quê ở đâu cũng thơm nức mùi mít chín. Mít thơm là tên bài thơ được tặng giải ba cuộc thi Viết – Vẽ tuổi học trò lần thứ 8 của em Phan Thị Quỳnh Trang, lớp 10 Văn trường trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh. Vẻn vẹn ba khổ thơ bốn chữ thả hồn đồng điệu với trẻ thơ em đã hòa nhập với cái nhìn ngộ nghĩnh của các em với quả mít quen thuộc. Bài thơ Mít Thơm có cấu tứ chặt chẽ, những liên tưởng độc đáo mà chỉ riêng ở lứa tuổi các em mới có được. Những câu thơ đầu tiên em Phan thị Quỳnh Trang đã mô tả về quả mít: “Tròn như con lợn Mình chứa đầy gai.” Quả thật mít có quả dài, quả tròn. Mùa mít đơm quả ở vườn quê mỗi lần nhìn lên những cây sai quả các ông, các bà thường bảo nhau “mít nhiều như lợn con”. Ở bài thơ này ta hiểu theo cách diễn đạt và tưởng tượng của em Phan Thị Quỳnh Trang là quả mít tròn như con lợn có lẽ xuất phát từ câu nói dân dã ấy. Bao bọc chung quanh quả mít là một lớp vỏ màu xanh hay màu vàng thẩm tùy theo giống mít mật, mít dai, hay mít nghệ nhưng đều phủ một lớp gai nhọn dày đặc. Hai câu thơ đầu tiên Quỳnh Trang đã miêu tả đầy đủ hình dạng bề ngoài của quả mít: tròn như con lợn và có gai. Hai câu thơ tiếp theo lại là một khám phá mới, một tư duy sắc nét với cách nhìn mới mẻ và ngộ nghĩnh của trẻ thơ khi nhận xét về quả mít khi nó treo mình trên cây: “Mít không có tay Đu cành khỏe thế.” Quỳnh Trang đã đặt mình vào lứa tuổi mẫu giáo với tính hiếu động của trẻ thơ, một chút băn khoăn trong lòng con trẻ mở ra mà chưa giải đáp được. Khi các em không hiểu bằng cách nào mà quả mít không có tay lại bám chặt vào cành cây đến vậy. Mít có quả to,quả nhỏ. Quả to phải nặng hàng chục cân nhưng chỉ bám vào cây mẹ bằng một chiếc cuống nhỏ xíu. Với chiếc cuống ấy nó vẫn sống mãi với thời gian từ khi quả còn non cho đến khi quả chín. Một sự bền bỉ vả dẻo dai mà tạo hóa đã tạo ra cho muôn loài. Xét về mặt cấu trúc của cả bài thơ thì hai câu thơ này đã đạt đến một sự liên tưởng đa tài để kết nối và khơi mạch cho khổ thơ sau nở hoa kết trái. “Chẳng ai dung dẻ Cùng mít đi chơi.” Khi chung quanh các em những trò chơi dân dã như dung dăng dung dẻ, hay trò chơi trốn tìm riêng có của trẻ thơ đang diễn ra hàng ngày thì những quả mít đầy cành vẫn nằm nguyên một chỗ. Bởi quả mít cũng đang ở giai đoạn non trẻ như trẻ thơ. Cái tuổi ăn và chơi đều cần thiết như nhau. Với trí tưởng tượng, lòng đa cảm và trắc ẩn của trẻ thơ khi nhìn những quả mít trên cây ví nó như những sinh vật sống Phan Thị Quỳnh Trang đã mở rộng biên độ liên tưởng của mình để kết tinh nên những câu thơ đầy cảm xúc. Khi ” Uống sữa no rồi Mít chuyên nằm ngủ.” Biên độ của cảm xúc lại một lần nữa được nới rộng với những liên tưởng đa chiều. Ở đây cây mít trong thực tế là một loài cây mà vỏ và lá của nó chứa đầy mủ. Một thứ mủ cây trắng như sữa. Trí tưởng tượng và tư duy thơ của em xuất phát từ những thực tế đó xuyên suốt cả quá trình vận dụng ngôn ngữ để hình thành nên những câu thơ hay của mình. Đó là quả mít nằm yên lặng hấp thu chất dinh dưỡng mà cây mẹ chuyền qua các nhu mô cho nó như trẻ thơ uống sữa. Ở khổ thơ này Phan Thị Quỳnh Trang đã thật sự thành công khi vận dụng tư duy thơ của mình chắt lọc ngôn ngữ, sáng tạo nên một khổ thơ hay có sức thuyết phục lay thức người đọc góp phần làm cho bài thơ tỏa sáng.

Giai đoạn cuối cùng vòng đời của quả mít đã khép lại: “Nắng trời đến ủ Cho múi vàng hươm?” Trong thực tế nắng trời tạo điều kiện tốt nhất cho cây quang hợp tạo ra diệp lục để từ đó tạo ra đường và tinh bột nuôi sống cây trồng và hình thành nên quả. Nó phù hợp với sự phát triển tự nhiên của các loại cây trồng, hình thành nên quả ngọt. Quỳnh Trang đã vận dụng những kiến thức được học, hòa trộn với chút vốn thực tế của mình có được trong cuộc sống đưa nó vào thơ tạo cho câu thơ có độ dày của kiến thức mà vẩn khơi gợi ám ảnh người đọc.“Trưa ra thăm vườn Toàn mùi mít chín.” Hai câu thơ cuối với giọng thơ bình dị, dân dả khép lại để cho cả bài thơ thơm nức một vùng quê. Bài thơ Mít thơm là một bài thơ giàu trí tưởng tượng với nhiều liên tưởng độc đáo ngộ nghĩnh. Mỗi câu thơ chỉ có bốn chữ ngắn gọn nhưng biểu cảm, Phan Thị Quỳnh Trang đã vận dụng những hình ảnh của quả mít vườn quê viết thành công bài thơ với tựa đề Mít thơm để nó sống mãi trong tâm thức người đọc, sống mãi trong lòng các em thơ.

. . . . .

1001 Bài Thơ Quốc Tế Thiếu Nhi 1

THƠ 8 CHỮ: NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI

Thơ: Nguyễn Đình Huân

Tháng sáu về ngày quốc tế thiếu nhi.

Bằng lăng tím vẫn thầm thì trong gió.

Cây phượng vĩ trên sân trường thắm đỏ.

Xin cầu cho các cháu nhỏ vui tươi.

Cuộc sống an nhiên đầy ắp tiếng cười.

Luôn thơ ngây được mọi người yêu quý.

Không phân biệt nông thôn hay thành thị.

Cắp sách tới trường với chị với anh.

Như mầm non tươi rói ở trên cành.

Không còn mảnh đời mong manh áo vá.

Sẽ không còn những em thơ vất vả.

Mưu sinh trong đời sỏi đá cằn khô.

Sẽ không còn những em bé bơ vơ.

Không mẹ cha sống vật vờ trên phố.

Lầm lũi xin ăn đầu đường xó chợ.

Ngủ dưới gầm cầu than thở cùng ai.

Biết về đâu khi mờ mịt tương lai.

Xin chở che em, qua dêm dài lạnh cóng.

Mở rộng lòng nhân chung tay hành động.

Thiếu nhi trong đời được sống bình an.

MỪNG NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI

Thơ: Phan Hạnh

Hôm nay Quốc tế Thiếu nhi

Chào mừng các cháu được đi nhận quà

Gửi lời khen ngợi tặng hoa

Hân hoan xã hội chúng ta chúc mừng

Khắp nơi náo nhiệt vô cùng

Chúc cho trẻ khỏe anh hùng vươn vai

Khác chi Phù Đổng thiên tài

Nêu gương việc tốt tương lai trưởng thành

Siêng năng vượt khó học hành

Sống sao cho thật mạnh lành đáng yêu

Các em sẽ được cưng chiều

Quan tâm chỉ bảo những điều thiệt hơn

Thương cho kiếp sống cô đơn

Mồ côi, bịnh tật, tủi hờn long đong

Cùng nhau hết dạ đồng lòng

Chăm lo cho trẻ đề phòng nạn tai

Hãy vì quyền lợi chung tay

Góp phần xây dựng ngày mai thắm nồng

Cho mầm non đẹp tươi hồng

Tuổi xanh bớt khổ cộng đồng mới vui

Các em lứa tuổi rạng ngời

Vui chơi nghịch ngợm nụ cười hồn nhiên

Tuổi thơ đẹp đẽ thần tiên

Nâng niu che chở miệt mài sớm hôm.

THƠ CHÚC MỪNG 1-6

Thơ: Tô Nguyễn

CHÀO thế hệ tương lai đất nước MỪNG hân hoan tết được thưởng quà QUỐC NAM là của chúng ta TẾ Liên Hiệp Quốc xướng qua toàn cầu.

THIẾU niên ước ngàn câu hy vọng NHI đồng luôn theo ngóng đợi chờ MẦM măng uốn dạy tuổi thơ NON sông bền vững đều nhờ cháu con.

ĐẤT có mạnh gắng đoàn kết để NƯỚC giàu lên không thể xem thường ĐƯỢC thời vốn qúi tình thương ĐI rồi đến đích chặng đường gian truân.

HƯỞNG quyền lợi ân cần cặn kẻ QUA việc làm vạch vẻ hướng đi CHÀO MỪNG QUỐC TẾ THIẾU NHI MẦM NON ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC ĐI HƯỞNG QÙA?

Chúc mừng ngày Tết thiếu nhi

Trẻ em hạnh phúc được đi lĩnh quà

Phần thưởng lại có cả hoa

Chúc cho các bé lời ca rộn ràng

Trống ếch vang khắp cả làng

Bên nhau vui vẻ hát vang bạn bè

Nhớ lắm khúc hát của Ve ngày nào

Vòng tay chia những ngọt ngào

Mùng 1 tháng 6 vui sao trong lòng

Mai này khôn lớn sẽ trông đợi mà

Cho đất nước của chúng ta

Ấm no hạnh phúc bay xa lẫy lừng.

Một ngày Tết Thiếu Nhi lại đến, chúng tôi xin tiếp tục tổng hợp những sáng tác mới nhất viết về ngày thiếu nhi 1-6. Mở đầu cho phần cập nhật này lại bài thơ Mẹ tặng cho con trai yêu nhân ngày 1-6..TẾT THIẾU NHI Thơ: Huyền Mến

Hôm này là tết thiếu nhi Nhưng mẹ chẳng có thứ gì tặng con. Mỉm cười kề má bên con Mẹ con hạnh phúc sắt son một lòng.

Dù cho nước chẳng xuôi dòng Bên con mẹ vẫn ấm lòng…gió đông. Chỉ mong đừng nổi bão giông Để cho con trẻ ấm nồng yêu thương.

Đây là bài thơ được viết trước ngày Tết thiếu nhi 1 ngày, là lời thơ của ông bố gửi đến con trai nhân ngày thiếu nhi 1-6 rất hay..QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6 Thơ: Dương Hoàng

Mai là quốc tế thiếu nhi Tôi đây chẳng có quà gì tặng con Cả năm học tập mỏi mòn Bây giờ thỏa bước chân son vui đùa

Nói rằng quà chẳng kịp mua Thật ra quà cáp hết mùa còn chi Trẻ thơ giờ chẳng thiếu gì Mua về để đó có khi không dùng

Mai ngày các cháu vui chung Dắt nhau đi tới mấy vùng công viên Bỏ ra thêm một ít tiền Tha hồ vui vẻ thiên nhiên thỏa lòng

Vậy mà các cháu rất mong Được cha mẹ quý trong vòng ấp yêu Trẻ con muốn được cưng nhiều Tháng ngày học tập bấy nhiêu nhọc nhằn

Cho dù công việc khó khăn Ngày vui các cháu mong rằng được vui.

Bài thơ ngắn viết tặng các em thiếu nhi nhân ngày 1-6 của tác giả Quỳnh Hoa Nguyễn..NGÀY LỄ THIẾU NHI Thơ: Quỳnh Hoa Nguyễn

Chào mừng lễ hội thiếu nhi Mùng một tháng sáu hãy vì các em Chúc cho trẻ nhỏ êm đềm Cuộc sống may mắn tăng thêm mỗi ngày

Chúc bao bạn nhỏ hăng say Chăm ngoan học giỏi mai này làm nên Sống vui khỏe mạnh chẳng phiền Điều hay đem đến an nhiên suốt đời.

Ngày Quốc tế thiếu nhi đến, tác giả Nguyễn Nhật lại bồi hồi nhớ về ký ức tuổi thơ qua bài thơ:TUỔI THƠ ƠI

Tôi thèm đắp lại mảnh tình quê Gửi chốn thành đô những bộn bề Vứt trả cho cô nàng lộng lẫy Vui cùng với tụi nhỏ ngô nghê Trẻ con đưa bánh cung tay dạ Người lớn dâng hoa vẩu miệng trề Một tấm chân tình sao rũ bỏ Cuộc đời trao hết vẫn còn chê.

Ông Nội cũng có bài thơ gửi lời chúc Tết Thiếu Nhi đến cháu trai nữa nè..TẾT THIẾU NHI Thơ: Hạnh Nguyễn

Hôm nay ngày Tết Thiếu nhi Mà Ông chẳng biết mua gì tặng con Cháu là Quốc Bảo, măng non Bốn tuổi năm tháng người tròn như bi

Cháu ở lớp, giỏi nhất nhì Thông minh lanh lợi cô ghi sổ vàng Về nhà cháu Bảo thật ngoan Theo Ông lên gác đàng hoàng tưới rau

Mẹ gọi dạ, miệng thật mau Cùng Ông đá bóng ngã nhàu, cười vang Hôm nay Ông chúc cháu ngoan Vâng lời Cha Mẹ, cô càng thêm yêu.

Hôm nay quốc tế thiếu nhi Cha mẹ đi vắng làm gì đây ta? Em liền vào bếp ốp la Trứng vàng, trứng trắng thật là thích ghê

Mùi thơm ngửi thấy rất phê Cùng món rau muống chết mê nữa nè Khoái khẩu ngọt ngọt món chè Thơm ngon hảo hạng hoa hòe đẹp xinh

Ăn rồi ngủ đến bình minh Sáng mai thức dậy một mình cũng vui.

Nay bé muốn đi bơi thích thì Ba chìu vậy trời tháng tư nắng cháy nhảy xuống hồ… bé phê!

Ba thấy bé say mê tung tăng đùa với nước dễ gì mà có được khoảnh khắc vui diệu kỳ!

Hổm rày giữa kỳ thi Cắm đầu vào việc học Sáng, trưa, chiều lăn lóc vật vạ ở trên trường

Ba nhìn bé thấy thương nhưng guồng quay là thế hôm nay ngày nghỉ lễ thưởng bé một chiều bơi!

Tác giả Dương Phú cũng có bài thơ lục bát gửi đến các cháu thiếu nhi nhân ngày 1/6 nữa nè..*** VIẾT CHO NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI *** Thơ: Dương Phú

Trẻ thơ như búp trên cành Mai sau phát triển màu xanh diệu kỳ Mừng ngày quốc tế thiếu nhi Chăm lo các cháu cũng vì tương lai

Huy hoàng như ánh ban mai Cho em đủ đức đủ tài vươn lên Cố công rèn luyện thì nên Đầu tư kế cận vững bền mai sau

Tuổi thơ rực rỡ sắc màu Ước mơ khát vọng trên tàu thời gian Với bao hy vọng chứa chan Chắp thêm đôi cánh đại bàng bay cao

Nhớ lời Bác dạy hôm nào Tương lai đất nước trông vào nơi đây Mười năm lợi ích trồng cây Trăm năm lợi ích dựng xây trồng người.

(đang cập nhật…)

Bài Thơ Quả Na Đặc Sắc : Nuôi Dưỡng Tâm Hồn Thiếu Nhi

Bài thơ Quả Na được rất nhiều vị độc giả yêu mến. Với lối thơ hóm hỉnh mà những tác phẩm nhà thơ Phạm Hổ được quý phụ huynh và các em thiếu nhi yêu thích. Qua những bài thơ đặc sắc của ông thể hiện được tình yêu đối với trẻ em mãnh liệt. Những lời thơ mộc mạc, giản dị nên dễ dàng đi vào tâm hồn của trẻ thơ. Đồng thời giúp bé nhận biết được thế giới xung quanh và thêm phần yêu thiên nhiên.

+ Tôi sinh ra tại một làng quê Bình Định (ngày trước gọi là xã Thanh Liêm, nay gọi là xã Nhơn An – huyện An Nhơn).

+ Lúc bé, tôi học ở trường làng. Xã tôi không có trường, tôi phải lội sông đi học nhờ ở trường xã bên cạnh. Sau đó, tôi theo gia đình xuống Qui Nhơn rồi ra Huế, ở đó anh học hết cấp tiểu học, anh tôi đi Pháp du học, tôi lại trở về Bình Định, học trường Quốc học Quy Nhơn. Tôi đỗ bằng Thành Chung năm 1943. H

+ Cách mạng tháng Tám thành công, tôi đi hẳn vào con đường văn học. Tôi làm thư ký trường trực ở chi hội văn hoá cứu quốc do anh Trần Mai Ninh phụ trách. Tôi viết bài ký đầu tiên về Bình dân học vụ Vén mắt được đăng ở Tạp chí Tiền phong của Hội Văn hoá cứu quốc Trung ương Hà Nội…

+ Tôi vẽ được mấy bức tranh, trong đó có bức Các em bé chăn bò học trên núi và được anh Nguyễn Đỗ Cung cho gửi ra Đoàn Hội hoạ Trung ương ở Việt Bắc. Tôi vẫn vừa vẽ vừa làm thơ và có khi mê làm thơ hơn vẽ. Cuối năm 1949, đầu 1950 tôi được cử đi cùng với anh Nguyễn Văn Bổng ra dự Hội nghị Văn học toàn quốc ở Việt Bắc với tư cách là một nhà thơ trẻ L.K.5.

+ Tháng 4-1954 tôi lại được Chi hội Văn nghệ LK5 gọi ra để chuẩn bị đi tập kết.

+ Tháng 1-1954 tôi có mặt ở Hà Nội và làm công tác đối ngoại ở Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam ngay ở khoá đầi tiên nên được xem như là thành viên sáng lập Hội. Cũng năm ấy, tôi lại cùng với các anh Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài chuẩn bị và xin thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng.

+ Tôi làm việc ở nhà xuất bản Kim Đồng được ba năm thì lại chuyển qua làm ở nhà xuất bản Hội Nhà văn, rồi tiếp đó chuyển về làm ở báo Văn nghệ.

+ Giặc Mỹ tấn công ra miền Bắc. Tôi cùng nhiều anh chị Chế Lan Viên, Võ Huy Tâm… đi vào tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Lĩnh trong ba tháng liền… Năm 1968, tôi lại vào Vĩnh linh “luỹ thép” để lấy tài liệu sáng tác,

+ Quảng Trị được giải phóng năm 1972, tôi lại cùng các anh Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Cẩm Thạnh, Ngô Văn Phú, Hữu Nhuận… vào ngay trên vùng đất anh hùng hãy còn nóng hổi và khét mùi bom đạn… Ngày Sài Gòn giải phóng, đất nước sum họp một nhà chúng tôi vào Sài Gòn, nơi lần đầu tôi được đặt chân đến…

+ Tôi trở về Hội năm 1983. Tôi làm Phó Trưởng ban đối ngoại của Hội và Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội. Tôi về hưu năm 1995 (69 tuổi) và từ đó đến nay vẫn tiếp tục viết cho các em và cho cả người lớn.

Tác phẩm

+ Trong khoảng thời gian từ 9-1945 đến 6-1999, tôi đã sáng tác được 25 tập thơ, 35 tập truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… dành cho các em.

+ Khoảng 10 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và tiểu thuyết về phần viết cho người lớn. Từ các tập sách trên, đến nay các nhà xuất bản đã chọn in cho tôi bốn tuyển tập Chú bò tìm bạn (thơ), Ngựa thần từ đâu đến (truyện ngắn), Chuyện hoa chuyện quả (cổ tích mới), Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch) dành cho các em và Tuyển tập Phạm Hổ gồm đủ cả hai phần viết cho thiếu nhi và viết cho người lớn…

Na non xanh Múi loắt choắt Na mở mắt Múi nở to Na vào vò Đua nhau chín.

Môi chúm chím Hút múi na Hạt nhả ra Đen lay láy.

Ra tháng tư Chín tháng bảy Chào mào nhảy Suốt mùa na.

Nay chợ gần Mai chợ xa Trẻ đón quà Na nằm rổ.

Tay cháu nhỏ Rửa sạch na Sờ mặt bà Còn thơm phức..