Bài Thơ Chúc Tết Của Trần Tế Xương / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

Thương Vợ Của Trần Tế Xương

2. Thơ Tế Xương dù là trữ tình hay trào phúng đều thể hiện một cái nhìn sắc sảo của một nhà nho có Tâm và có Tài. Trong thơ ông bao giờ cũng xuất hiện một nhân vật trữ tình với đủ cả dáng vẻ và tâm hồn. Và thơ ông thể hiện thái độ phản kháng đối với thời cuộc. Ông luôn phê phán sâu cay những mặt trái của xã hội. Vì thế giọng thơ thường chua cay và đanh đá.

3. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ trữ tình của Tú Xương. Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhà thơ đối với vợ, đồng thời thể hiện nhân cách Tú Xương. Đây cũng lại là tâm sự chua cay của người chồng – nạn nhân của xã hội lố lăng, đảo điên biến con người trở thành vô tích sự với chính mình và gia đình.

Bài thơ được cấu tạo làm bốn phần theo kết cấu đề, thực, luận, kết. Bài thơ ngợi ca đức hi sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng. Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn bền vững.

4. Đọc chậm, chú ý nhấn giọng ở mom sông, năm con, một chồng, lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, năm nắng mười mưa. Hai câu cuối đọc lên giọng cao hơn.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI: THƯƠNG VỢ

Tú Xương là một trong số không nhiều nhà thơ trung đại hay làm thơ về vợ. Các nhà nho, đệ tử của cửa Khổng sân Trình vốn chỉ coi vợ là người “nâng khăn sửa túi” nên sự vất vả của vợ, với họ, là lẽ đương nhiên. Vì thế, họ ít viết thơ về vợ như các nhà thơ hiện đại. Riêng Tú Xương viết rất nhiều thơ về vợ, trong đó tiêu biểu có bài Thương vợ. Đây là bài thơ thể hiện cả tài thơ và nhân cách Tú Xương.

Sinh ra vào thời buổi “Tây Tàu lố lăng”, đạo đức xã hội suy đồi nghiêm trọng, Tú Xương luôn mang trong mình tâm sự cay đắng của một người có nhân cách nhưng bất lực. Bao nhiêu điều ngang tai trái mắt đã được Tú Xương đưa vào thơ. Mỗi bài thơ trào phúng của ông là một tiếng chửi chua chát và cay độc ném vào lũ người sẵn sàng bán rẻ lương tâm, giẫm đạp lên quyền lợi và danh dự dân tộc, chà đạp lên đạo lí để hòng hưởng cuộc sống no nê. Đó chính là mảng thơ trào phúng.

Bên cạnh đó, những bài thơ trữ tình sâu lắng của Tú Xương lại thể hiện những nỗi niềm ẩn khuất đằng sau cái vẻ chanh chua, cay nghiệt với cuộc đời. Tâm sự của một con người đau đời, đau cho mình được ông dồn nén ở đây. Thương vợ là một trong số những bài thơ như thế. Hình thức thơ Đường luật đã được cách tân bởi những ngôn từ đời thường giản dị, gần gũi với dân gian và tâm sự rất thật của một người chồng khi viết về người vợ tảo tần của mình. Tú Xương có một người vợ rất thảo hiền. Cả cuộc đời bà Tú đã hi sinh cho chồng con, điều này được thể hiện qua những bài thơ nhà thơ viết về vợ. Là một nhà nho sống vào thời buổi người ta đang sẵn sàng “Vứt bút lông đi viết bút chì” để được hưởng cuộc sống “Sáng rượu sâm banh tối sữa bò”, với tâm hồn thanh sạch của một con người, ông Tú đã chẳng thể giúp gì được cho vợ. Gánh nặng gia đình dồn lên vai bà Tú, nhưng với tấm lòng tần tảo và đức hi sinh của người phụ nữ phương Đông, bà Tú đã luôn cố gắng để đảm bảo cuộc sống cho chồng con, để ông Tú vẫn được rảnh rang thực hiện vai trò “người thư kí thời đại”. Chính vì lẽ đó mà ông Tú luôn tôn trọng vợ.

Bài thơ xuất hiện hai nhân vật : người vợ và người chồng. Hình ảnh người vợ hiện lên qua cảm nhận của nhân vật trữ tình – người chồng :

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Nhà kia lỗi phép con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Bốn câu thơ đã khái quát những nỗi vất vả hàng ngày của người vợ bươn chải để kiếm sống và nuôi chồng, nuôi con. Nỗi vất vả của người vợ được thể hiện ngay ở dòng thơ đầu. “Quanh năm” là thời gian không ngừng nghỉ, “mom sông” là địa điểm chông chênh, tất cả đều gợi sự vất vả, cực nhọc. Nguyên nhân của sự vất vả ấy là gánh nặng gia đình. Một hình thức so sánh lạ. Chiếc đòn gánh trên vai người vợ với một bên là năm con, một bên là một chồng. Người chồng là một bên của gánh nặng lo toan ấy. Dường như đó là lời tự trách chua cay. Vì gia đình, vì người chồng có quá nhiều nhu cầu ấy mà người vợ vất vả hơn. Hai câu thơ sau nỗi vất vả như càng tăng tiến. Những từ ngữ như lặn lội – quãng vắng, eo sèo – đò đông có sức gợi. Hình ảnh người vợ vất vả như hiện rõ hơn, day dứt hơn trong cảm nhận của người chồng. Người chồng rất thấu hiểu nỗi cực nhọc của vợ. Thấu hiểu để cảm thông, để trân trọng người vợ thảo hiền. Nhân cách của người chồng thể hiện ở sự thấu hiểu ấy. Không phải ông vô trách nhiệm với gia đình và vợ con mà bởi ông bế tắc. Giữa lúc cuộc sống xã hội đầy rẫy những chuyện đảo điên :

mà người vợ vẫn nhẫn nại miệt mài, vẫn một lòng một dạ với chồng con. Chính điều đó đã khiến người chồng cảm phục. Ông nói lên sự cảm thông của mình :

Hai thành ngữ xuất hiện trong hai câu thơ đều có nghĩa diễn tả sự vất vả của người phụ nữ phải nuôi chồng nuôi con. Và cũng ở đây, một lần nữa, người chồng thể hiện sự trân trọng đối với người vợ. “Âu đành phận”, “dám quản công” không phải là sự cam chịu của người vợ mà đó là lời của nhân vật trữ tình – người chồng. Hình ảnh người vợ cứ lặng lẽ làm việc nuôi chồng nuôi con với một đức hi sinh vô cùng lớn lao đã là hình tượng nổi bật trong bài thơ. Chỉ đến hai câu thơ cuối, người chồng mới bày tỏ thái độ của mình với chính mình. Câu thơ có vẻ như một sự thay đổi mạch cảm xúc khá đột ngột :

Đó là hình thức một câu chửi. Ai chửi ? Tất nhiên theo mạch cảm xúc của bài thơ thì đây là lời của nhân vật trữ tình. Từ cảm thông đến Thương vợ mà giận mình, giận đời. Giận mình vì là kẻ vô tích sự, đã không giúp gì được cho vợ lại còn trở thành gánh nặng cho vợ trong cuộc mưu sinh đầy vất vả ; giận đời vì đã biến những ông chồng thành kẻ vô tích sự như thế. Trong nhiều bài thơ tự trào, Tú Xương cũng đã thể hiện tâm sự này. Không thể bán mình, biến mình thành kẻ làm thuê cho thực dân và tay sai nên người chồng không thể san sẻ được gánh nặng cho vợ. Người đàn ông, người chồng, con người có nhân cách ấy, trước vất vả nhọc nhằn của người vợ đã cất lên lời chửi. Như tự chửi mình nhưng là chửi đời. Chửi những ông chồng vô tích sự nhưng lại thích hưởng thụ, chửi cuộc đời đen bạc để những người phụ nữ vốn đã vất vả, thiệt thòi lại càng vất vả, thiệt thòi hơn. Chửi “thói đời ăn ở bạc” đã biến những ông chồng không thành kẻ hư hỏng thì cũng thành người vô tích sự.

Là một nhà nho sinh ra vào thời kì Hán học đã thất thế nên một ông Tú chẳng thể giúp gì được cho vợ con. Tâm trạng Thương vợ được trở lại nhiều lần trong thơ Tú Xương. Thấu hiểu và trân trọng sự vất vả của vợ, tình cảm đối với người vợ hiền thảo tảo tần đã khiến Tú Xương đóng góp cho văn học Việt Nam một hình tượng đẹp về người phụ nữ phương Đông. Ngôn ngữ dung dị, đời thường, sử dụng nhiều yếu tố dân gian, với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ hay có giá trị nhân văn sâu sắc.

Phân Tích Bài Thơ “Thương Vợ” Của Trần Tế Xương.

Một nửa thế giới là phụ nữa. Song, nửa còn lại chưa chắc đã thấu hiểu hết tâm tư, tình cảm của họ. Không chỉ cần cù, chăm chỉ, người phụ nữ Việt Nam còn có một tấm lòng thủy chung son sắt, đức hy sinh cao cả. Viết về mảng đề tài này, không thể không kể đến Tú Xương với bài thơ “Thương vợ”. Nhẹ nhàng mà sâu sắc, tác giả thực đã mang đến những đồng cảm sâu sắc nơi độc giả.

Có thể thấy qua các sáng tác của Tú Xương một sự tài tình trong cách thể hiện tác phẩm, một tấm lòng nồng nàn suốt đời dành cho người, cho dân tộc. Xuân Diệu xếp Tú Xương thứ 5 sau ba thi hào dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương) và Đoàn Thị Điểm. Ðặng Thai Mai khen Tú Xương là “Thầy Tú biết cười”. Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam. Nhưng có lẽ, suy tôn ông là “bậc thần thơ thánh chữ” như Nguyễn Công Hoan thì mới xứng đáng với thi tài của một tâm hồn đầy nhân bản, một tấm lòng nghệ sĩ đôn hậu thủy chung nơi ông.

Văn chương toàn những “trang hoa, tờ hoa” thế nhưng ai biết rằng Tú Xương từng có một cuộc đời vô cùng bất hạnh. Ông cưới vợ rất sớm, bà Phạm Thị Mẫn, một cô gái quê, có với nhau 8 người con – 6 trai và 2 gái. Nhà nghèo, con đông, nghề dạy học của ông lại bấp bênh trong thời kỳ Nho học suy tàn nên mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú quán xuyến. Bà được xem là một phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam xưa: tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình… Chính bà đã gợi cảm hứng cho Tú Xương viết bài thơ này, như một lời thú nhận, cũng là bài ca ca ngợi đức hạnh tuyệt đẹp của người vợ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Mở đầu bài thơ, tác giả hé lộ hoàn cảnh gia đình và công việc của người vợ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng.

Ngay cụm từ đầu tiên đã cuốn hút người đọc nhiều suy ngẫm. Ta hiểu người vợ làm công việc “buôn bán”. Cái đáng khâm phục ở chỗ, bà làm “quanh năm”, nghĩa là thường xuyên như một thói quen không thể phá bỏ. Chi tiết gợi đến sự tần tảo sớm hôm “một nắng hai sương”, cần cù lao động nuôi gia đình. Nhưng điều đáng nói hơn là nơi “buôn bán” của bà không phải ở chợ mà là ở “mom sông”. “Mom sông” trước hết gợi ra cái thế chông chênh, nhỏ bé. Không phải “ven sông, bờ sông” mà là “mom sông”- cái nơi có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Hơn nữa, cụm từ còn gợi cho ta cái cảm giác heo hút, lạnh lẽo, vắng vẻ. Điều đó cho thấy sẽ có rất ít khách tới mua hàng của bà. Thế nhưng số ngày người vợ, người mẹ đi làm là “quanh năm”, đủ để thấu rõ được sự cần cù, chịu thương chịu khó, cũng là sự bền bỉ, dẻo dai, kiên trì của bà. Sâu xa hơn, ta còn thấy đằng sau đó là một niềm tin, niềm hy vọng không bao giờ vơi cạn trong trái tim người phụ nữa. Bởi nếu để cho cái tuyệt vọng, “cùng đường tuyệt lộ” tìm đến mình, làm sao bà có thể kiên trì đi làm suốt “quanh năm”?

Câu thơ thứ hai là lời bộc bạch chân thành từ phía tác giả. Ông cho thấy mục đích quan trọng nhất, cũng là động lực to lớn thúc đẩy sự bền bỉ của người vợ, đó là gia đình: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Không phải ai khác mà chính là người vợ, chỉ mình người vợ tàn tảo sớm hôm nuôi gia đình. Cách sử dụng số điểm “năm con, một chồng” như thể nhà thơ đang liệt kê sức nặng đè lên đôi vai nhỏ bé của vợ mình. Đó cũng chính là nỗi hổ thẹn của nhà thơ khi không giúp ích được cho gia đình, đành ngậm ngùi để người phụ nữ vất vả dầm mưa dãi nắng. Nếu nhìn kĩ ở “bề sau, bề sâu, bề xa” có thể thấy toàn bộ câu thơ dồn đọng ý nghĩa trong từ “đủ”. Một thân một mình nuôi chồng, nuôi con nhưng bà vẫn có thể nuôi ‘đủ”. Câu thơ vang lên như một lời trách mình, nhưng cũng là lời biết ơn to lớn đối với công lao của người vợ.

Đến những câu thơ tiếp theo, ta càng thấm thía hơn nỗi khổ cùng sự bền bỉ trước những khó khăn trong cuộc đời mình:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Có người nói thơ ca Tú Xương đậm cốt cách dân tộc. Tôi cho rằng ý kiến đó hoàn toàn đúng. Trong câu thơ trên, tác giả đã thật tài tình khi gửi gắm hình ảnh người vợ trong hình tượng “con cò”. Từ cổ chí kim, cánh cò luôn là hiện thân của những người phụ nữ càn mẫn, chăm chỉ, giàu đức hi sinh:

Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Người vợ trong thơ Tú Xương cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Bằng lối nói đảo ngữ, đặt tính từ láy “lặn lội, eo sèo” lên đầu câu, tác giả như muốn nhấn mạnh những gian truân, vất vả, thử thách trên bước đường đời. Tác giả gọi là “thân cò” thay vì “con cò” cũng là có dụng ý nghệ thuật riêng của mình. Đó là cụm từ chỉ chung cho hết thảy phụ nữ Việt. “Quãng vắng, buổi đò đông” như gợi đến những không gian vắng vẻ, heo hút, lạnh lẽo càng tô đậm hình ảnh lẻ loi của người phụ nữ. Có thể nói, không gian mở ra rộng lớn, choáng ngợp, lại lặng thinh đến nhàm chán. Nổi bật trên cái nền ấy là bóng cò nhỏ nhoi, gầy guộc lặn lội kiếm ăn. Toàn không gian như đang muốn nuốt chửng cái thân xác yếu mềm ấy. Nhưng đặt trong tình thế đối lập với hoàn cảnh, nhà thơ như muốn nói với độc giả cái bản lĩnh, cái cứng cỏi dám đối đầu, chống chọi, vượt lên trên mọi nghịch cảnh, để sống cho mình, sống cho chồng, cho con của người phụ nữ Việt.

Trần Tế Xương đã tạc riêng hình ảnh vợ mình. Khi nhìn ngắm, chúng ta thấy rung rinh, ẩn hiện biết bao hình hài, dường nét chung của vạn triệu bà mẹ, người chị Việt Nam ngày ấy cũng như bây giờ. Những bà mẹ, người chị gian nan, vất vả hơn nhiều những “con cò, con vạc” thuở xưa và cũng bản lĩnh chu đáo, đủ đầy nhân hậu chẳng kém gì người xưa.

Dòng suy nghĩ tiếp tuc miên man, tuôn tràn dưới ngòi bút đa tài của nhà thơ, mỗi câu mỗi chữ là một giọt nước mắt nhỏ xuống cho cuộc đời người phụ nữ khổ cực:

Một duyên, hai nợ âu dành phận Năm nắng mười mưa dám quản công.

Lại thêm một lối nói đầy ám ảnh phong vị dân gian nữa xuất hiện trong thơ tác giả. Cách đếm số “Một…hai…” đã quá quen thuộc trong những câu ca dao dân ca xưa. Điều này không những giúp cho thơ Tú Xương vẫn nằm trong văn mạch dân tộc mà còn nhấn mạnh những cốt cách, phẩm chất kia không phải của riêng một người nào, cũng không phải của toàn bộ thế giới. Đó chỉ có thể là của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam mà thôi.

Qua từng câu từng chữ như thấm đượm lời tâm sự của nhà thơ về cuộc ngộ duyên của mình với vợ. Họ đến với nhau bởi cái duyên, nhưng rốt cuộc lại trở thành cái “nợ”, “một duyên” nhưng lại có đến “hai nợ”. Câu thơ chứa chan cái ngậm ngùi cho cuộc hôn nhân “duyên thì ít mà nợ thì nhiều”. Ba chữ “âu đành phận” vang lên như một sự bất lực. Duyên đã nối, tình đã se, biết làm thế nào? Đó cũng chính là niềm tự trào của nhà thơ cho sự bất lực của mình. Để ý thấy rằng, cái “duyên nợ” trong ca dao xưa được Tú Xương tài tình tách thành “một duyên hai nợ”, gợi ra sự ngăn cách, không gắn bó, cũng như bà Tú chỉ có thể “buôn bán ở mom sông một mình” mà ông Tú không còn cách nào đỡ đần dù chỉ một phần. Câu thơ tiếp theo lại là một lời ca ngợi, niềm trân trọng vô bờ đối với vẻ đẹp, nhân cách người phụ nữ. Phép đảo ngữ “năm nắng mười mưa” đảo lên đầu câu một lần nữa nhấn mạnh sự tần tảo của bà Tú. Vất vả là thế, cực nhọc là thế, nhưng có bao giờ bà kể công? Với người phụ nữ ấy, hi sinh thân mình cho gia đình không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà còn là niềm hạnh phúc vô bờ trong lòng người vợ, người mẹ Việt Nam. Thế nên với bà, chút công lao ấy không hề đáng khoe khoang, kể công một chút nào. Hình tượng bà Tú vì lẽ đó càng cao cả, quý giá hơn rất nhiều.

Kết thúc bài thơ, Tú Xương không thể cầm lòng mình trước những hy sinh vĩ đại của người vợ mà phải thốt lên rằng:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không!

Câu thơ mang chút bóng dáng của lối than thân trách phận rất giản dị, niềm nã của lối nói trong ca dao xưa. Đến đây không nuột nà ý nhị nữa, mà có phần thô nháp, xù xì. Song nghe vẫn lọt tai, không làm cho nhau phật ý. Bởi vì, bước đi trữ tình của nhà thơ đã tới đích. Tình cảm yêu thương, trân trọng, bao dung đã đến độ chín muồi. Ngôn ngữ thơ chuyển sang dòng trào lộng, hóm hỉnh, để đùa vui, để chòng ghẹo nhau, nhích lại gần nhau hơn. “Cha mẹ thói đời…” Nghĩa hiển ngôn là lời bà Tú trách chồng, trách thiên hạ, nhưng là trách yêu, những tiếng hờn dỗi có duyên thầm. Nghĩa hàm ẩn – đây mới là nghĩa thực – là tiếng lòng của nhà thơ ăn năn, tự thẹn, xấu hổ vì… mình đã nhiều lần có lỗi với người vợ. Cả tình thơ, lẫn lời thơ rất dân tộc, rất Tú Xương, bất ngờ và thú vị. Cụ Trần Thanh Mại kế rằng: “Khi nghe ông Tú đọc hết hai câu cuối, bà Tú khẽ đưa mắt, nguýt yêu ông, cười tình, tỏ ý khiêm tốn, không nhận công lao. Trong đôi mắt bà, thoắt sáng lên niềm tự hào, tự đắc chính đáng. Có lẽ đây là cái giây phút người đàn bà vất vả, cực nhọc suốt cuộc đời thấy hạnh phúc nhất, sung sướng nhất… Nhà nghiên cứu văn học kết luận: “Bà Tú không phải chỉ là một người đàn bà. Bà còn là một vị thiên thần trời sai xuống, không phải để giúp ông Vị Xuyên trên bước đường danh lợi, mà để cho nước Việt Nam một nhà đại thi hào”.

Dọc suốt bài thơ, ta thấy một nỗi buồn tủi, trách thân trách phận của nhà thơ vì không thể đỡ đần được cho bà Tú. Nhưng đằng sau những dòng thơ tự trào ấy, ta còn thấy một trái tim nóng rẫy tình yêu, như có nước mắt chảy nơi đầu ngọn bút. Bất lực vì không thể giúp đỡ bà bằng những hành động cụ thể, Tú Xương đã gửi gắm tất cả tâm sự qua trang thơ hai mặt phẳng. Tôi cho rằng đó không chỉ là tình thương mà còn hàm chứ một tình yêu vĩ đại đối với một nửa của mình. Lời thơ mộc mạc, giản dị đậm phong vị ca dao, hình ảnh chọn lọc, phép đảo ngữ được sử dụng tài tình. Nhà thơ đã thực sự góp vào kho tàng văn học Việt Nam một kiệt tác mà có lẽ đến ngàn đời sau vẫn đủ sức lay động trái tim độc giả.

Hoàng Hà Anh

Cảm Nhận Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương

Cảm nhận bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Trần Tế Xương, thường gọi là Tú Xương là một trong những tên tuổi nổi bậc nhất của nền văn học thế kỉ 18. Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan. Khi đất nước hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội. Đời sống tinh thần của nhân dân cũng bị tác động hết sức mãnh liệt. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình trước cuộc đời. “Thương vợ” của Tú Xương là một bài thơ đặc sắc viết về đề tài này:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên, hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: Có chồng hờ hững cũng như không!”

Trong các nhà Nho xưa, ít ai viết về vợ mình tha thiết như Tú Xương. Bởi trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không có thân phận. Họ không được nhìn nhận hay đề cao. Họ bị xem là người ở phía sau mọi điều cao quý. Nữ nhi thường tình thuộc loại thấp hèn trong xã hội. Có chăng, các nhà Nho chỉ viết về vợ khi họ đã mất để ghi nhớ và tôn vinh nỗi vất vả, gian truân của họ trong cuộc đời làm người. Nguyễn Khuyến đã Từng khóc vợ hết sức cảm động trong câu đối viếng vợ:

“Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng, tất tưởi chân nam chân xiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc.

Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm?”

(Khóc vợ – Nguyễn Khuyến)

Tú Xương đã làm điều đó sớm hơn Nguyễn khuyến. Ông không đợi đến khi bà Tú nhắm mắt xuôi tay mới có lời ngợi ca và ghi nhận công đức của bà. Ông viếng bà ngay khi còn sống trong lời thơ vừa đùa cợt vừa hết sức chân thành. Mở đầu bài thơ, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình:

Thủ pháp thơ xưa tả ít gợi nhiều. Hai câu thơ đầu không nhắc gì đến bà Tú. Thế mà cũng có thể làm hiện hình bà Tú hết sức rõ ràng, chân thực đầy sinh động trong cơ cảnh cuộc đời. Đầu tiên là công việc mưu sinh vất vả, cực nhọc. “Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối cơ cực, vất vả. Thời gian kéo dài từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác. Bà vẫn đều đặn đi về bất chấp ngày nắng ngày mưa. Kể cả ngày khỏe mạnh hay ngày ốm đau bà cũng phải bươn chải. Không một ngày nào bà nghỉ ngơi.

Nơi bà Tú buôn bán là một “mom sông”. Đó là vị trí mảnh đất nhô ra mé bờ sông chênh vênh đầy nguy hiểm. Chỉ hai chữ “mom sông” thôi cũng đủ gợi về cuộc đời tần tảo, chịu thương, chịu khó của bà. Tất cả những cơ cực của cuộc đời hiện hình trên chiếc nón lá nhuốm màu nắng mưa. Đôi vai gầy guộc trĩu xuống vì gánh nặng cuộc đời. Bà Tú thầm lặng đi sớm về khuya như chiếc bóng. Bà thầm lặng bươn chải đêm ngày trên dòng đời tấp nập để thực hiện thiên chức cao quý của người phụ nữ:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Câu thơ vừa cân đói vừa hết sức chênh vênh. Thì ra cái gánh nặng cuộc đời của bà là gánh nặng chồng con. Tú Xương cũng thật là hóm hỉnh khi đã cân đếm mình và các con trên chiếc đòn cân số phận. Trách nhiệm một người đàn ông là phải lo được cho vợ cho con chu tất, vẹn toàn. Trách nhiệm của người chồng là làm cho gia đình ấm êm, hạnh phúc.

Thế mà, giờ đây, bổn phận ấy Tú Xương cũng không thể làm được. Sinh ra trên đời, ông cũng thực hiện bổn phận làm trai theo đuổi sự nghiệp, công danh như bao người đàn ông khác. Cái chí khí của người trai đứng giữa đất trời không ngừng thôi thúc ông:

(Nguyễn Công Trứ)

Hay những lời nhắc nhở nhỏ nhẹ nhưng hào khí biết bao: “Hơn nhau hai chữ anh hùng” (Nguyễn Công Trứ). Hai mươi năm đi thi nhưng không đỗ đạt. Cái chí làm trai của Tú Xương dường như cũng tan nát. Ông chê cuộc đời nhiễu nhương, giả trá nhưng cũng không thể vượt lên cái nghiệp khoa cử.

(Xuân Diệu)

Tú tài chỉ là cái danh hảo mà thôi. Còn thực tế thì thật phũ phàng. Ông đứng giữa lằn ranh mờ ảo của thành công và thất bại. Ông đứa ở cái thế chênh vênh của kẻ sĩ và kể bất tài, vô dụng. Tuy có tiếng tăm, được người đời tôn trọng nhưng chẳng làm được gì. Và thế là, ông trở thành một đầu gánh nặng trong gia đình. Bà Tú đã suốt đời cơ nhọc cũng chỉ mong một tiếng công danh của chồng. Bà luôn mong có một ngày được nở mày, nở mặt với thiên hạ. Bà mong đợi một ngày có thể bước ra khỏi sự bần hàn tăm tối.

Vậy mà, nào có được đâu. Đức tính cam chịu, hi sinh vì chồng vì con đã khiến bà mạnh mẽ. Chưa bào giờ bà buông lời oán trách, than vãn điều gì. Tú Xương thấu hiểu sâu sắc điều đó. Càng thấu hiểu ông càng yêu kính bà hơn. Vừa thương vợ lại vừa tự trách mình vô tâm. Câu thơ chua chát như một tiếng thở dài bất lực của ông trước cuộc đời. Càng ngẫm càng thấy đau. Hình ảnh bà Tú vì thế mà được tô đậm rõ ràng hơn:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên, hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa, dám quản công”.

Bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi “quãng vắng” đìu hiu. Lấy hình ảnh thân cò để biểu đạt cái dáng còm cỏi của bà Tú, quả thật Tú Xương rất tinh tế. Tuy phép ẩn dụ ấy không có gì xa lạ nhưng ta nhận ra cái thực tâm của nhà thơ. Hình ảnh “con cò”, “cái cò” trong ca dao cổ vốn đã nhỏ bé, thảm thương:

Hay:

Nay lại được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi, đáng thương thay. Câu thơ đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú. Đó cũng là thân phận vất vả, cực khổ của biết bao người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà cái rợn ngợp của thời gian.

Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng. Đã “lặn lội” lại “thân cò”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được.

Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút. Ngôn ngữ chứa đầy lo âu, cái rợn ngợp của thời gian. Từ “Con cò lặn lội bờ sông” trong ca dao đến “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” của Tú Xương là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ độc đáo làm tăng sức biểu đạt cho câu thơ. Nhà thơ đưa ra từ “lặn lội” lên đầu câu nhằm tô đậm cái vất vả, cơ cực. Lại thay từ “con cò” bằng “thân cò” càng làm tăng nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Từ “con cò” gợi lên kiếp đời nhỏ bé. So với từ “thân cò” của Tú Xương lại càng thêm đáng thương bội lầm.

“Buổi đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. “Buổi đò đông” lại càng thêm nguy hiểm hơn “khi quãng vắng”. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn, cáu gắt. Những sự chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy.

Nhà thơ như rưng rưng nước mắt khi dõi theo hình ảnh bà Tú một mình sớm tối đi về. Dõi theo ánh mắt Tú Xương, ta có cảm giác như nhà thơ chực muốn khóc. Giọt nước mắt như cứ muốn tuôn ra, vừa nghẹn ngào, vừa uất ức. Không gian cũng được mở ra rộng lớn hơn. Càng rộng lớn càng hoang vắng, đìu hiu, mờ mịt đến đáng sợ. Buổi đò đông “eo sèo” như tiếng nước tan, như dòng đời đang tàn rã. Âm thanh đìu hiu khiến lòng người não nề, buồn thảm khôn cùng.

Hai câu thực đối nhau về ngữ (khi quãng vắng đối với buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú. Đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn chải trong hoàn cảnh chèn chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương, đó là tấm lòng xót thương da diết. Tú Xương đã rất tinh tế khi dùng từ “eo sèo” để diễn tả cảm giác ấy:

“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.

Dường như có cái lạnh như đang thấm vào chiếc áo cũ sờn vai của bà Tú. Có cái tủi hổ đang cấu vào lòng ông trong nỗi thương vợ se sắt trong lòng.

Tú Xương thật dũng cảm đã vượt lên trên cái tự cao của người đàn ông để nói lời thương vợ đến thế. Ông đã cố giấu nó đi nhưng càng cố giấu giếm nó lại càng tuôn trào mãnh liệt hơn. Hai tiếng “eo sèo” tan ra như kiếp đời một con người tài hoa nhưng bất lực trước thời thế. Càng suy ngẫm càng thấy đớn đau. Đến đây, ông dừng lại để lí giải cái nguyên cớ sự nhẫn chịu, đức hi sinh của bà Tú:

“Duyên” là duyên số, duyên phận, “nợ” là cái nợ đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả và khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một … hai… năm… mười…” làm nổi rõ đức hy sinh thầm lặng của bà Tú. Nó như tạc khắc hình ảnh một người phụ nữ chịu thương chịu khó vì sự ấm no hạnh phúc của chồng con và gia đình. Cụm từ “Âu đành phận”.. dám quản công”… khiến cho giọng thơ nhiều xót xa thương cảm.

“Âu đành phận” là chấp nhận cái số đời đã an bài. Đó cũng là tiếng nói trân trọng của Tú Xương đối với vợ mình. Đó là lời tri ân đối với biết bao người phụ nữ Việt Nam đã một lòng vì chồng vì con mà tảo tần, thủy chung, son sắc. Bởi thế, nhìn lại thơ Tú Xương, bức tranh hiện thực trong thơ ông chưa hẳn là một bức tranh xám xịt hay đau buồn. Ngoài những lúc ông mạnh miệng chửi cái xã hội thối nát thì ta cũng thường bắt gặp tiếng nói đồng cảm, thắm thiết, sâu xa.

Thơ ông còn phản ánh đúng tâm trạng đau đớn, bi quan của một trí thức bất đắc chí. Họ bế tắc trước hoàn cảnh của đất nước trong buổi giao thời khi người Pháp vừa hoàn thành xong quá trình xâm lược Việt Nam. Họ bất lực khi nnền tảng đạo đức xã hội ngày càng suy đồi. Họ đau đớn khi những giá trị tốt đẹp của xã hội cũ bị mất uy tín và mai một dần. Thời thế thay đổi đẩy người đi học vào tình thế bi đát đến thảm thương. Gắn liền với họ, ở phía sau lưng họ là người phụ nữ, là một gia đình cũng phải cùng chung số phận. Cảm hứng trong thơ Tú Xương vì thế hầu như không hướng nhiều về phía phản ánh những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà thường lệch về phản ánh những điều đau thương như một tiếng cười ngạo thế.

(Thầy đồ dạy học)

Kết thức bài thơ, niềm ấm ức dường như dâng trào đến đỉnh điểm, khiến cho ông thốt nên lời oán trách:

Cứ ngỡ ông trách ai. Ai ngờ ông chỉ trách cái thói đời bạc bẽo. Rồi ông trách mình hờ hững bấy lâu. Trách mình “ăn lương vợ” mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì. Và thế thành ra vô tích sự. Thậm chí còn “hờ hững” với vợ con.

Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đây buồn thương. Đó là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con mà gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương chính mình vậy.

Người ta thấy trong thơ Tú Xương là tiếng nói đả kích sâu cay, quyết liệt vào cái xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát, mục ruỗng và tàn bại. Tuy nó không đậm như Nguyễn Khuyến, không cay như Ðồ Chiểu nhưng lại hết sức thiết tha. Ta còn thấy trong thơ Tú Xương là tiếng nói tâm tình trĩu nặng đau xót. Đặc biệt là đối với người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật đáng thương. Họ không những khổ sở về vật chất mà còn bị đau đớn về mặt tinh thần.

Tình thương yêu và quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ánh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian. Điều đó chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc. Bởi thế mà Nguyễn Khuyến đã có lời thơ ca ngợi đủ sức hãnh diện về cái tâm của Tú Xương ở trên đời:

(Nguyễn Khuyến)

Cảm nhận tấm lòng của nhà thơ Tú Xương đối với nỗi cơ cực, vất vả, gian lao của bà Tú

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn.Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.

Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng .Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớc viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.

Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ. Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả ,lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian ,cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt , đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giới thiệu ,lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo ,tất bật ngược xuôi :

“Quanh năm buôn bán ở mom sông”.

Thấm thía nỗi vất vả ,gian lao của vợ,Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn.Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ khi quãng vắng tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút ,rợn ngợp, chứa đầy lo âu cái rợn ngợp của thời gian đã làm hao hụt cả ý thơ. So với câu ca dao :Con cò lặn lội bờ sông,câu thơ của Tú Xương:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

Là cả một sự sáng tạo .Cách đảo ngữ – đưa ra từ lặn lội lên đầu câu, cách thay từ – thay từ con cò bằng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân phận ,so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc ,thấm thía hơn.

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú:

“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng.Trong ca dao ,người menj từng dặn con: Con oi nhơ lấy câu này / Sông sâu chớ lội , đò đầy chớ qua. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn ,mè nheo, cau gắt, những sự chen lán xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy .Hai câu thực đối nhau về ngữ (khi quãng vắng đối với buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thực nói thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương da diết.

Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú .Bà là người đảm đang tháo vát:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý , từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng . Bà Tú nuôi đủ cả con ,cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức:

(Thầy đồ dạy học).

Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của vợ:

“Năm nắng mười mưa dám quản công”

Ở câu thơ này, “nắng mưa” chỉ sự vất vả, “năm mười” là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao , vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương , bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau ,nhìn tinh mới thấy. Khi đã thấy rối thì ấn tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ thương vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài , trào phúng là cả một tấm lòng ,không chỉ thương mà còn tri ân vợ.Về câu thơ Nuôi đủ năm con với một chồng,có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nói mà tách riêng ,con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.

Nhà thơ không chỉ cảm phục ,biết ơn sự hy sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách , tự lên án bản thân. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên nhưng duyên một mà nợ hai.Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên,duyên ít nợ nhiều. Ông chửi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ.Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời . Sự hờ hững của ông với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu thơ tú Xương tự rủa mát mình cũng là lời tự phán xét, tự lên án:

“Có chồng hờ hững cũng như không”

Ở cái thời mà xã hội đã có luật không thành văn bẳn đối với người phụ nữ: “xuất giá tòng phu” (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì “phụ xướng, phụ tuỳ” (chồng nói, vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân ,với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn lương vợ , không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhân khuyết điểm . Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao.

Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương. Ở bài thơ này,tác giả không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ,không chỉ lên án “thói đời” mà còn tự trách.

Nhà thơ dám tự nhân khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết càng thương yêu ,quý trọng vợ hơn. Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

Phân Tích Bài Thơ “Thương Vợ” Của Trần Tế Xương

Đề bài: Phân tích “Thương vợ” của Trần Tế xương để cho thấy hình ảnh và ngôn ngữ dân gian rất đậm nét trong bài thơ

BÀI LÀM

Trước đây hơn nửa thế kỉ, năm 1935, cụ Trần Thanh Mại, một trong những người đầu tiên nghiên cứu, giới thiệu thơ Trần Tế Xương, từng nhận xét: “Đối với ông Trần Tế Xương, tư tưởng ở trong óc ra thế nào được dùng ngay thể ấy, lanh lẹ, tươi tắn, không trau chuốt, không gọt đẽo, không dụng công. Hơi văn đi như một luồng nước chảy xuôi dòng, êm khỏe, mau…”. Đến nay, lớp con cháụ chúng ta, đọc thơ ông Tú, không ai không nhận rõ vị ngọt ngào của luồng nước ngôn từ xuôi chảy khỏe, êm, mau lẹ và nặng ân tình ấy. Tiêu biểu nhất là bài thơ Thương vợ.

Người xưa từng hát:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Tú Xương viết:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con, với một chồng

Mới nhìn ngỡ hai bức chân dung của hai chị em ruột, giống nhau như đúc. Cũng cảnh sông nước, cũng chiếc đòn gánh trên vai, cũng thân cò hôm sớm nuôi chồng… Nhưng người chị ca dao bước đi sao thảm hại, vừa đi, vừa khóc, vừa khóc vừa kể lể, than vãn. Còn người em, bà Tú Xương khác hẳn. Khác từ thời gian, đến nơi chốn, công việc. “Quanh năm… mom sông”. Không phải “bờ sông”, “ven sông”. Bờ sông, ven sông dù sao cũng dài rộng và ít nhiều phẳng phiu. Còn “mom sông”, nơi bà Tú kiếm ăn, thì thật nhỏ nhoi, chênh vênh, nguy hiểm, đất có thể lở, nước có thể tràn lên bất cứ lúc nào. Khác đến cái bộ dạng con người. Ca dao kể xuôi: “Con cò lặn lội”. Tú Xương đảo lại: “Lặn lội thân cò”. Những bước đi chật chưỡng, bì bõm, thụt lầy trong bùn nước sớm nắng chiều mưa, nhìn thấy trước rồi con người hiện sau. Nỗi gian lao cơ cực nhân lên bội phần. Lại nữa, ca dao nói: “Con cò”, hoặc “cái cò”, vẽ một hình ảnh cụ thể. Ông Tú đối thành “Thân cò”, nghĩa khát quát hơn, vừa hàm ý so sánh vừa gợi liên tưởng rộng dài về những cuộc đời vất vả, những kiếp người bị đọa đày, rất đáng cảm thông. “Thương thay thân phận con rùa, lên đình đội hạc xuống chùa đội bia” (ca dao). “Thân lươn bao quản lấm đầu” (Truyện Kiều)… Và hình ảnh chuyến đò nữa. Cha ông xưa dặn dò: “Con ơi nhớ lấy câu này, sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”. Vậy mà, bá Tú vẫn phải qua sông trên những con đò như thế. Và hơn thế, chắc hẳn nhiều lần bà đã phải lời nọ, tiếng kia, giằng co, chen lấn, rồi mới được xuống đò. Vì vậy, ông Tú đối từ “đầy” thành “đông”, kết hợp với mấy từ tượng hình, tượng thanh, tạo nên câu thơ có hình có giọng: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Rõ là chuyến đò chở nhiều người, vừa quá tải, vừa hỗn độn, chòng chành rất đáng sợ. Đi một mình phải “lặn lội khi quãng vắng”, đến chồ nhiều người thì “eo sèo đò đông…”. Chỗ nào, lúc nào bà Tú cũng gặp nhiều hiểm nguy và trăm ngàn cay đắng. Chỉ đảo nhẹ một cấu trúc câu, thay một vài chữ trong kho tàng tiếng nói dân gian, nhà thơ đất Vị Hoàng đã sáng tạo được một hình tượng thẩm mĩ tuyệt vời chân thực, giản dị, tự nhiên, thấm đẫm chất dân tộc, rất gần gũi, sống mãi trong không gian và thời gian. Trần Tế Xương tạc riêng hình ảnh vợ mình. Khi nhìn ngắm, chúng ta thấy rung rinh, ẩn hiện biết bao hình hài, dường nét chung của vạn triệu bà mẹ, người chị Việt Nam ngày ấy cũng như bây giờ. Những bà mẹ, người chị gian nan, vất vả hơn nhiều những “con cò, con vạc” thuở xưa và cũng bản lĩnh chu đáo, đủ đầy nhân hậu chẳng kém gì người xưa.

Bước chân hiện thực của lời thơ luôn gắn bó với mạch trữ tình. Tình cảm của nhân vật, tình cảm của nhà thơ, khởi từ dòng đầu, càng đi càng thấm thìa. Tấm lòng của bà Tú với chồng, với con mỗi ngày thêm sâu nặng. Lời thơ ông Tú cũng mỗi lúc càng thêm tha thiết. Ông giới thiệu bà “Nuôi đủ năm con với một chồng”, ở ngay phần mở đầu, tiếp sau ông nói giùm bà những nỗi niềm, tâm trạng:

Một duyên, hai nợ âu dành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Tiếng Việt ta có những từ ghép thật hay, biểu hiện thật đẹp đẽ quan hệ người với người: Yêu mến, nhớ thương, tình nghĩa, duyên nợ, v.v… Từ lời nói hằng ngày, bà con cất lên thành câu hát: “Một yêu tóc bỏ đuôi gà… hai yêu, ba yêu. Hỡi ai, trăm mến, ngàn thương…” Học tập cách nói ấy, Tú Xương sáng tạo chữ “duyên nợ” thành “một duyên, hai nợ”, vừa miêu tả tình nghĩa vợ chồng, vừa cảm thông với những khổ cực mà chính mình, đức ông chồng hư đốn đã gieo xuống cuộc đời người vợ đáng thương, đáng trọng. “Duyên”, bà chỉ được “một”, mà “nợ” bà chịu gấp hai, ba. Vậy mà bà vẫn chấp nhận. Ba chữ “âu đành phận” có cái gì như chua chát của cuộc đời người phụ nữ, song cũng có cái gì ngọt dịu, đáng yêu của tình cảm người vợ thảo hiền. Tình nghĩa bà Tú thực đã lay động ngòi bút, giọng điệu nhà thơ. Ông kể tiếp: “Năm nắng, mười mưa…” chứ không phải “một nắng, hai sương” trong thành ngữ. Như thế, khi đã làm vợ, rồi làm mẹ, bà Trần Tế Xương đã vượt lên trên những tình cảm thông thường để gánh vác thiên chức lớn lao của nữ giới. Đó là nghĩa vụ, là nhân cách, cũng là quyết tâm, ước nguyện hạnh phúc cao cả. Tài thơ của ông Tú và tấm lòng người vợ thân yêu đã đồng vọng cái tài và cái tình của bà chúa thơ nôm xưa: “Chồn bước hay đâu khéo hẹn hò, Duyên chi hay bởi nợ chi ru”. Thế đấy, vợ chồng thi sĩ Thành Nam yêu nhau bằng chữ Duyên – tình cảm, rồi sống với nhau bằng chữ nợ – cuộc đời. Duyên một, nợ hai ba… Tất cả đều vì cái tình, cái nghĩa con người mà gắng sức vượt qua “năm, mười” mưa nắng, mưa nắng của cuộc đời, mưa nắng của cái tính ngang ngược, đành hanh mà không ít lần ông Tú đã gây ra, làm khổ bà Tú. Vì thế, chắc có lần bà đã bẳn gắt:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không!

Vẫn cách nói dân gian, nghĩ sao nói vậy, đến đây không nuột nà ý nhị nữa, mà có phần thô nháp, xù xì. Song nghe vẫn lọt tai, không làm cho nhau phật ý. Bởi vì, bước đi trữ tình của nhà thơ đã tới đích. Tình cảm yêu thương, trân trọng, bao dung đã đến độ chín muồi. Ngôn ngữ thơ chuyển sang dòng trào lộng, hóm hỉnh, để đùa vui, để chòng ghẹo nhau, nhích lại gần nhau hơn. “Cha mẹ thói đời…” Nghĩa hiển ngôn là lời bà Tú trách chồng, trách thiên hạ, nhưng là trách yêu, những tiếng hờn dỗi có duyên thầm. Nghĩa hàm ẩn – đây mới là nghĩa thực – là tiếng lòng của nhà thơ ăn năn, tự thẹn, xấu hổ vì… mình đã nhiều lần có lỗi với người vợ yêu. Cả tình thơ, lẫn lời thơ rất dân tộc, rất Tú Xương, bất ngờ và thú vị. Cụ Trần Thanh Mại kế rằng: “Khi nghe ông Tú đọc hết hai câu cuối, bà Tú khẽ đưa mắt, nguýt yêu ông, cười tình, tỏ ý khiêm tốn, không nhận công lao. Trong đôi mắt bà, thoắt sáng lên niềm tự hào, tự đắc chính đáng. Có lẽ đây là cái giây phút người đàn bà vất vả, cực nhọc suốt cuộc đời thấy hạnh phúc nhất, sung sướng nhất… Nhà nghiên cứu văn học kết luận: “Bà Tú không phải chỉ là một người đàn bà. Bà còn là một vị thiên thần trời sai xuống, không phải để giúp ông Vị Xuyên trên bước đường danh lợi, mà để cho nước Việt Nam một nhà đại thi hào”.

Nối ý bậc tiền nhân, chúng tôi trộm nghĩ thêm rằng: vẻ đẹp thiên thần của bà Tú Xương, của những người mẹ, người vợ Việt Nam chúng ta đâu chỉ do trời mà trước hết là do… người, do cha mẹ, do những bà con chân bùn tay lấm, lặn lội thân cò tự ngàn đời trên mảnh đất lắm sông nước, nhiều nắng mưa này, sinh ra và dạy bảo. Còn tài thơ của thi hào Vị Xuyên trước hết ở tấm lòng nhà thơ với… đời, với người, rồi đến công lao, bà Tú và… sâu rộng hơn nữa là, nó được khơi mạch từ suốt nguồn trong mát của tiếng nói dân gian, văn học truyền miệng, những bài ca dao, những câu thành ngữ nôm na, mộc mạc, ẩn chứa biết bao vàng ngọc ở bên trong.

VŨ DƯƠNG QUỸ

Từ khóa tìm kiếm:

Phan tich bai tho thuong vo (262)

phân tích thương vợ (116)

phân tích bài thơ thương vợ của trần tế xương (112)

phân tích bài thương vợ (108)

phan tich bai tho thuong vo cua tu xuong lop 11 (71)

phân tích bài thơ thương vợ của tú xương (39)

phân tích bài thơ thương vợ lớp 11 (37)

Thương vợ Trần tế xương (36)

phan tich bai tho thuong vo cua tran the xuong (25)

phân tích bài thương vợ lớp 11 (25)

Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương

Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nền thơ ca nước nhà, ông hoạt động dưới bút danh Tú Xương. Ý thơ trào phúng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình. Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.

Tú Xương đã khắc họa lên hình ảnh người vợ với đầy vất vả, gian nan bằng ngòi bút chân thực, giản dị. Chứa đựng trong ý thơ là một niềm cảm thông, sự trách móc đầy ai oán chính bản thân mình:

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã để lộ ra hình ảnh lặng lẽ của người vợ tần tảo sớm trưa để kiếm miếng cơm manh áo, lo cho chồng con. Đó chính là thông điệp chính mà tác giả muốn nói xuyên suốt cả bài thơ, hình ảnh người phụ nữ giàu tính hy sinh cứ dần hiện ra ngày một rõ hơn.

Với công việc buôn bán, người vợ với cả một gia đình phía sau đang gánh vác trên vai một trách nhiệm nặng nề, hai câu thơ đầu tiên đã khiến ta hình dung được dáng người phụ nữ với đức tính cần cù, dãi dầm nắng mưa, luôn khao khát có được một cuộc sống no đủ:

Có lẽ bà Tú đã quá quen với công việc của mình, quen với nơi mà bà vẫn lặn lội buôn bán kiếm sống, đó là “mom sông”. Hai từ “mom sông” nghe thật chật hẹp và bấp bênh. Có lẽ đây là một thứ chợ tạm bợ, chỉ bằng hình ảnh vài ba chiếc thuyền nhỏ qua lại, vài người phụ nữ vội vàng với đôi quang ghánh trên vai, một vài bó rau, một vài con cá đã tạo nên một khu buôn bán đơn sơ, chật hẹp. Công việc mệt nhọc, dầm mưa dãi nắng sớm ngày ấy cứ được lặp đi lặp lại hết ngày này qua ngày khác, và dường như không thấy đâu ngày nghỉ. Từ “quanh năm” ám chỉ một khoảng thời gian xuyên suốt, dài đẵng đẵng hết tháng này sang tháng khác, hết mùa này sang mùa khác. Không biết cái công việc nặng nhọc ấy cùng đồng tiền buôn bán chắt chiu ít ỏi của bà liệu có thay đổi được số phận của cả một gia đình với 6 cái miệng ăn, 5 người con, và một người chồng vô dụng hay không? Bà cũng chẳng có một ước muốn cao sang gì khác, người phụ nữ chỉ đơn giản lặng lẽ hy sinh mong chồng con có đủ cơm ăn, áo mặc.

Bằng tình cảm chân thành cùng bút pháp nghệ thuật phong phú, Tú Xương đã khắc họa thành công được hình ảnh người phụ nữ lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.