Bài Thơ Chúc Tết Của Thiếu Nhi / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Kovit.edu.vn

Chùm Truyện Cười Thiếu Nhi

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6:

(QBĐT) – Chùm truyện cười thiếu nhi.

Ngoan

Nam nói với Dũng: – Hôm qua, mẹ vừa khen tớ đấy! – Wow, thế hả? – Ừ, sau khi tớ làm vỡ cái máy điện thoại của mẹ xong, mẹ cầm chổi lông gà rồi khen: “Giỏi nhỉ!” – !!!

Nghề nghiệp

Hai ông hàng xóm đang ngồi tán chuyện với nhau. Một ông nói: – Tôi nghĩ con ông tương lai sẽ làm một nhà thiên văn học. – Ồ, thật ư! – Chứ sao, con tôi ngồi xa những hai dãy bàn mà nó vẫn nhìn được ngon lành. – !?! Hoàn cảnh sáng tác

Trong tiết âm nhạc, thấy Tuấn đang ngồi mơ mộng, cô giáo liền hỏi: – Tuấn, em hãy kể cho cô và các bạn nghe về hoàn cảnh Bethoven sáng tác  bản “Xô nát ánh trăng”. Tuấn ấp úng: – Em thưa cô, hoàn cảnh sáng tác của bài này là: Vào hôm trăng rằm, Bethoven đập nát cái xô ạ. -!?! Xà phòng

Thầy giáo hỏi Nam: – Nam, em có thể kể tên bốn yếu tố quan trọng nhất của tự nhiên không? – Em thưa thầy, đó là lửa, đất, không khí và…..và…… – Và gì nữa?-Thầy giáo hỏi-Em hãy cố nhớ xem. – Và…..và……-Nam ngại ngùng – Thế hằng ngày em rửa tay bằng gì?-Thầy gợi ý – Là xà phòng ạ.-Nam hào hứng trả lời – !!! Món quà lớn

Thấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tí chạy ra hớn hở khoe: – Mẹ ơi! Sáng nay có cô Lê mới qua nhà mình chúc Tết. Cô tặng cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm” Nghe thấy thế, mẹ cu Tí mừng quýnh, hỏi ngay: – Món quà gì thế hả con? – Dạ, một quyển lịch! – Cu Tí đáp.

Đặng Trần Đức (Lớp: 6.1 – Trường THCS Đức Ninh – Đồng Hới)

Tác Phẩm,“Kêu Gọi Thiếu Nhi”

(Cadn.com.vn) – Ngày 5-6-1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 30 năm sau, vào những ngày đầu tháng 2-1941, Bác trở về nước. Trong bộn bề việc nước, Bác vẫn luôn dành cho mọi lớp người, nhất là các cháu thiếu niên và nhi đồng những tình cảm đặc biệt với niềm kỳ vọng lớn lao. Trong những bài viết của Người gửi cho các cháu, có bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” – bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi Việt Nam đăng trên Báo Việt Nam độc lập (Báo Việt Lập) vào ngày 21-9-1941.

Bài thơ 20 câu được Bác viết theo thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc, dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ hiểu. Mở đầu bài thơ là sự liên tưởng độc đáo về sự thơ ngây, trong sáng của trẻ em: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Quả thực, trẻ em như búp non xanh, nếu được nâng niu, chăm sóc thì búp non sẽ có điều kiện đâm chồi, nảy nụ, còn trẻ em thì có điều kiện phát triển trở thành người có ích cho xã hội.

Thế nhưng đau thay, trẻ em nước ta vào thời điểm đó đang phải sống trong cái cảnh lầm than nô lệ, một cổ đôi tròng thì làm sao giống được như búp non trên cành?! Vì thế mà giọng thơ đột ngột chuyển thể hiện tình cảm ngậm ngùi, thương cảm: “Chẳng may vận nước gian nan/Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”. Tất nhiên, trong cái nhục mất nước, trong cái cảnh lầm than nô lệ, cái thiệt thòi đầu tiên mà trẻ em phải gánh chịu là không được giáo dục, không được học hành; sau đó là đói cơm, rách áo.

Ai mà chẳng đau lòng, xót xa trước cảnh: “Học hành giáo dục đã không/Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa/Sức còn  yếu, tuổi còn thơ/Mà đã khó nhọc cũng như người già/Có khi lìa mẹ lìa cha/Để làm tôi tớ người ta bên ngoài”. Lời thơ cô đọng, nhưng hiển hiện trước ta là một thực tế hiển nhiên về cái cảnh lầm than cơ cực của trẻ em trong cơn gian nan của vận nước. Vì ai nên nỗi thế này? Một câu hỏi bật ra? Những lời giải đáp đã có “sẵn”: “Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn/ Khiến ta mất nước nhà tan/Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”.

Không chỉ vạch ra nguyên nhân mà Bác còn chỉ rõ ra rằng: Muốn xóa bỏ được cảnh cơ cực lầm than, muốn bẻ gãy gông xiềng nô lệ, muốn không còn chịu cảnh phải “lìa mẹ, lìa cha” và thoát cảnh “làm tôi tớ người ta bên ngoài”, thì trẻ em cũng như người lớn, không còn sự chọn lựa nào khác là “Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh”, đấu tranh để giành quyền sống, quyền làm người, quyền được có cơm ăn, áo mặc và quyền được học hành.

 Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Hà Bắc khi Người về thăm  và chúc Tết đồng bào và bộ đội. Tết Đinh Mùi. Tháng 2-1967.

Với các em thì “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tùy theo sức của mình” mà chung tay góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết,  đấu tranh đánh Nhật, đuổi Tây. Lời thơ mộc mạc chân tình ấy đã trở thành ngọn lửa truyền kỳ động viên lớp lớp thiếu nhi hăng hái tham gia Hội Nhi đồng cứu quốc, bởi “Nhi đồng cứu quốc hội ta/Ấy là lực lượng ấy là cứu tinh/Ấy là bộ phận Việt Minh/Dân mình khắc cứu dân mình mới xong” (Trẻ chăn trâu- Báo Việt Lập, 21-11-1942). Đọc những vần thơ của Bác không chỉ các em mà cả người lớn cũng thấy trách nhiệm của mình là phải làm gì để cho con em mình không phải sống trong cảnh nô lệ, mất nước, lầm than; để tất cả các em được ăn, được ngủ, được cắp sách tới trường học chữ, học làm người.

Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định thấm đượm tính nhân văn, tràn đầy lòng nhân ái và tình yêu thương vô bờ bến của Người: “Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây/Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”. Chính vì lẽ đó mà bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” đã trở thành dấu mốc quan trọng của thơ ca Việt Nam viết về thiếu nhi từ trước đến bây giờ thể hiện một tình thương yêu bao la, một trách nhiệm to lớn đối với thế hệ trẻ.

Nguyễn Thị Thọ

Truyện Thiếu Nhi : Little Red Riding Hood

Little Red Riding Hood – Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Các bé thiếu nhi sẽ được học Tiếng Anh thông qua các câu chuyện thú vị, đầy lôi cuốn và bổ ích được tổng hợp từ những câu chuyện được thiết kế bởi British council. Câu chuyện hôm nay các bé sẽ được nghe và học đó là Little Red Riding Hood – Cô Bé Quàng Khăn Đỏ.

 

 

Little Red Riding Hood lived in a wood with her mother. One day Little Red Riding Hood went to visit her granny. She had a nice cake in her basket. On her way Little Red Riding Hood met a wolf. “Hello!” said the wolf. “Where are you going?”

“I’m going to see my grandmother. She lives in a house behind those trees.” The wolf ran to Granny’s house and ate Granny up. He got into Granny’s bed. A little later, Little Red Riding Hood reached the house. She looked at the wolf. “Granny, what big eyes you have!” “All the better to see you with!” said the wolf. “Granny, what big ears you have!” “All the better to hear you with!” said the wolf. “Granny, what a big nose you have!” “All the better to smell you with!” said the wolf. “Granny, what big teeth you have!” “All the better to eat you with!” shouted the wolf. A woodcutter was in the wood. He heard a loud scream and ran to the house. The woodcutter hit the wolf over the head. The wolf opened his mouth wide and shouted and Granny jumped out. The wolf ran away and Little Red Riding Hood never saw the wolf again.

Chúc các bé một học thật vui!

 

Thơ Thiếu Nhi Chọn Lời Bình: Mít Thơm

Mít là một loại trái cây thơm ngon và hấp dẫn và được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Quả mít dù to hay nhỏ thì múi mít vẫn giữ nguyên hương vị và mùi thơm đậm đà vô cùng quyến rũ. Văn Nghê Hà Tĩnh hân hạnh giới thiệu bài thơ Mít thơm (Giải C cuộc thi Viết- Vẽ tuổi học trò lần thứ 8) của em Phan Thị Quỳnh Trang, lớp 10 Văn trường trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh qua lời bình của tác giả Nguyễn Văn Thanh.

Tròn như con lợn

Mình chứa đầy gai Mít không có tay Đu cành khỏe thế

Chẳng ai dung dẻ Cùng mít đi chơi Uống sữa no rồi Mít chuyên nằm ngủ

Nắng trời đến ủ Cho múi vàng hươm Trưa ra thăm vườn Toàn mùi mít chín…

Mỗi dịp hè về cũng là lúc mùa mít chín rộ, khắp ngõ xóm đường quê ở đâu cũng thơm nức mùi mít chín. Mít thơm là tên bài thơ được tặng giải ba cuộc thi Viết – Vẽ tuổi học trò lần thứ 8 của em Phan Thị Quỳnh Trang, lớp 10 Văn trường trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh. Vẻn vẹn ba khổ thơ bốn chữ thả hồn đồng điệu với trẻ thơ em đã hòa nhập với cái nhìn ngộ nghĩnh của các em với quả mít quen thuộc. Bài thơ Mít Thơm có cấu tứ chặt chẽ, những liên tưởng độc đáo mà chỉ riêng ở lứa tuổi các em mới có được. Những câu thơ đầu tiên em Phan thị Quỳnh Trang đã mô tả về quả mít: “Tròn như con lợn Mình chứa đầy gai.” Quả thật mít có quả dài, quả tròn. Mùa mít đơm quả ở vườn quê mỗi lần nhìn lên những cây sai quả các ông, các bà thường bảo nhau “mít nhiều như lợn con”. Ở bài thơ này ta hiểu theo cách diễn đạt và tưởng tượng của em Phan Thị Quỳnh Trang là quả mít tròn như con lợn có lẽ xuất phát từ câu nói dân dã ấy. Bao bọc chung quanh quả mít là một lớp vỏ màu xanh hay màu vàng thẩm tùy theo giống mít mật, mít dai, hay mít nghệ nhưng đều phủ một lớp gai nhọn dày đặc. Hai câu thơ đầu tiên Quỳnh Trang đã miêu tả đầy đủ hình dạng bề ngoài của quả mít: tròn như con lợn và có gai. Hai câu thơ tiếp theo lại là một khám phá mới, một tư duy sắc nét với cách nhìn mới mẻ và ngộ nghĩnh của trẻ thơ khi nhận xét về quả mít khi nó treo mình trên cây: “Mít không có tay Đu cành khỏe thế.” Quỳnh Trang đã đặt mình vào lứa tuổi mẫu giáo với tính hiếu động của trẻ thơ, một chút băn khoăn trong lòng con trẻ mở ra mà chưa giải đáp được. Khi các em không hiểu bằng cách nào mà quả mít không có tay lại bám chặt vào cành cây đến vậy. Mít có quả to,quả nhỏ. Quả to phải nặng hàng chục cân nhưng chỉ bám vào cây mẹ bằng một chiếc cuống nhỏ xíu. Với chiếc cuống ấy nó vẫn sống mãi với thời gian từ khi quả còn non cho đến khi quả chín. Một sự bền bỉ vả dẻo dai mà tạo hóa đã tạo ra cho muôn loài. Xét về mặt cấu trúc của cả bài thơ thì hai câu thơ này đã đạt đến một sự liên tưởng đa tài để kết nối và khơi mạch cho khổ thơ sau nở hoa kết trái. “Chẳng ai dung dẻ Cùng mít đi chơi.” Khi chung quanh các em những trò chơi dân dã như dung dăng dung dẻ, hay trò chơi trốn tìm riêng có của trẻ thơ đang diễn ra hàng ngày thì những quả mít đầy cành vẫn nằm nguyên một chỗ. Bởi quả mít cũng đang ở giai đoạn non trẻ như trẻ thơ. Cái tuổi ăn và chơi đều cần thiết như nhau. Với trí tưởng tượng, lòng đa cảm và trắc ẩn của trẻ thơ khi nhìn những quả mít trên cây ví nó như những sinh vật sống Phan Thị Quỳnh Trang đã mở rộng biên độ liên tưởng của mình để kết tinh nên những câu thơ đầy cảm xúc. Khi ” Uống sữa no rồi Mít chuyên nằm ngủ.” Biên độ của cảm xúc lại một lần nữa được nới rộng với những liên tưởng đa chiều. Ở đây cây mít trong thực tế là một loài cây mà vỏ và lá của nó chứa đầy mủ. Một thứ mủ cây trắng như sữa. Trí tưởng tượng và tư duy thơ của em xuất phát từ những thực tế đó xuyên suốt cả quá trình vận dụng ngôn ngữ để hình thành nên những câu thơ hay của mình. Đó là quả mít nằm yên lặng hấp thu chất dinh dưỡng mà cây mẹ chuyền qua các nhu mô cho nó như trẻ thơ uống sữa. Ở khổ thơ này Phan Thị Quỳnh Trang đã thật sự thành công khi vận dụng tư duy thơ của mình chắt lọc ngôn ngữ, sáng tạo nên một khổ thơ hay có sức thuyết phục lay thức người đọc góp phần làm cho bài thơ tỏa sáng.

Giai đoạn cuối cùng vòng đời của quả mít đã khép lại: “Nắng trời đến ủ Cho múi vàng hươm?” Trong thực tế nắng trời tạo điều kiện tốt nhất cho cây quang hợp tạo ra diệp lục để từ đó tạo ra đường và tinh bột nuôi sống cây trồng và hình thành nên quả. Nó phù hợp với sự phát triển tự nhiên của các loại cây trồng, hình thành nên quả ngọt. Quỳnh Trang đã vận dụng những kiến thức được học, hòa trộn với chút vốn thực tế của mình có được trong cuộc sống đưa nó vào thơ tạo cho câu thơ có độ dày của kiến thức mà vẩn khơi gợi ám ảnh người đọc.“Trưa ra thăm vườn Toàn mùi mít chín.” Hai câu thơ cuối với giọng thơ bình dị, dân dả khép lại để cho cả bài thơ thơm nức một vùng quê. Bài thơ Mít thơm là một bài thơ giàu trí tưởng tượng với nhiều liên tưởng độc đáo ngộ nghĩnh. Mỗi câu thơ chỉ có bốn chữ ngắn gọn nhưng biểu cảm, Phan Thị Quỳnh Trang đã vận dụng những hình ảnh của quả mít vườn quê viết thành công bài thơ với tựa đề Mít thơm để nó sống mãi trong tâm thức người đọc, sống mãi trong lòng các em thơ.

. . . . .

Thư Trung Thu Của Bác Hồ Viết Cho Thiếu Nhi

Thư Trung thu của Bác Hồ viết cho thiếu nhi

Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng – thế hệ tương lại của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc).

Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội năm 1958. Ảnh: T.L

Vào những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu hay mỗi khi các cháu làm được việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác Hồ thường đến thăm hỏi, động viên hoặc gửi thư, tặng quà. Trong số 16 bài thơ Bác dành cho thiếu nhi có tới một nửa được Bác viết vào những dịp Tết Trung thu. Đó là những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người.

 Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu năm đó, Người viết bài thơ kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941 thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi:

 Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng

Học hành, giáo dục đã thông

Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa…

 Những lời thơ viết cho thiếu nhi mà cũng là cho tất cả mọi người. Trẻ em là lớp măng non, là búp trên cành đáng lẽ phải được nâng niu, chăm sóc nhưng chẳng may vận nước gian nan khiến các cháu chịu nhiều thiết thòi, cực khổ. Từ đó, Bác chỉ ra nguyên nhân của nông nỗi ấy là vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn. Người gọi mở, dẫn dắt để mở rộng nhận thức rồi đi đến vận động, giác ngộ các cháu:

 Vậy nên trẻ em nước ta

Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh

Người lớn cứu nước đã đành

Trẻ em cũng góp phần mình một tay…

 Thực tế là các cháu thiếu niên, nhi đồng đã vâng lời Bác dạy, hưởng ứng lời kêu gọi đó, tham gia các hoạt động yêu nước như: Kim Đồng, Vừ A Dính… góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Ngay mùa Thu độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã gửi thư động viên, thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm và niềm tin vào các cháu thiếu nhi:

 Non sông Việt có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu.

 Đã hơn nửa thế kỷ nay, những lời động viên, nhắn gửi của Bác luôn được vang vọng trong mỗi ngày khai trường, Tết Trung thu và được trân trọng khắc ghi trên mỗi ngôi trường, tạo niềm xúc động thiêng liêng, là nguồn động lực giúp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác.

 Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:

 Bác mong các cháu chăm ngoan

Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng

Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng

Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam

 Vẫn là sự quan tâm và niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước. Bác nhắc đến những danh từ thiêng liêng như: Lạc Hồng, Tiên Rồng, Việt Nam như muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng nhỏ tuổi như: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản… Đây là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc đáng để các cháu noi theo.

 Trong suốt cuộc đời chỉ muốn quên mình cho hết thảy (thơ Tố Hữu) của mình, Bác Hồ luôn canh cánh một ước mong, đó là các cháu thiếu nhi được ăn no, mặc ấm và được học hành. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tình thương yêu của Người dành cho các cháu thiếu nhi vẫn đậm sâu, tha thiết:

 Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

(Thư Trung thu 1951)

 Những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đều gửi thư cho các cháu mỗi dịp Trung thu về và khẳng định tình cảm bao la của mình: Ai yêu nhi đồng/bằng Bác Hồ Chí Minh. Lời Bác luôn nhẹ nhàng, trìu miến gắn với việc động viên các cháu tham gia, thực hiện những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình cách mạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi:

 Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tuỳ theo sức của mình…

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

(Thư Trung thu ngày 25/9/1952)

 Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân – dân ta trên khắp các chiến trường liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng. Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi. Trong những chiến thắng đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu:

 Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

Được tin thắng trận cờ hồng tung bay

Các cháu vui thay

Bác cũng vui thay

Thu sau so với thu này vui hơn.

 Cụm từ vui thay được lặp lại và câu thơ thứ 3 được ngắt thành hai dòng, mỗi dòng có bốn tiếng diễn tả niềm vui dâng trào, khôn xiết của Bác Hồ và của các cháu. Trong bài thơ này, Người đã tiên đoán chính xác, đồng thời khẳng định về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thu sau so với thu này vui hơn. Thu sau tức là mùa thu năm 1954 sẽ vui hơn thu này – mùa thu năm 1953. Quả đúng như vậy, ngày 7/5/1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân, dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trong tư thế của người chiến thắng và mùa Thu năm 1954 là mùa Thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù – mùa Thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do.

 Nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai đã lật lọng không thực hiện đúng Hiệp định Giơnevơ về việc hiệp thương thống nhất đất nước – niềm mong ước lớn nhất của Bác, của nhân dân ta lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đó, Tết Trung thu năm 1956, Bác Hồ đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam bày tỏ niềm thương nhớ và động viên các cháu tin tưởng đến ngày sum họp, đoàn tụ tại hai miền Bắc, Nam sẽ không còn xa:

 Bắc -  Nam sẽ sum họp một nhà

Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung

Nhớ thương các cháu vô cùng

Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi

Đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ, cùng với thiếu nhi miền Bắc, các cháu thiếu niên, nhi đồng ở miền Nam cũng thi đua lập công như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Kim Lịch… góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, Bắc – Nam sum họp một nhà thỏa lòng Bác mong…

 Dù Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn gần gũi với mọi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi dành cho Bác mãi mãi sáng soi, dịu hiền như ánh trăng đêm rằm. Đọc lại thư Trung thu của Người, chúng ta lại được tắm mình trong tình thương yêu bao la, mát lành tỏa ra từ một tâm hồn lớn, nhân cách lớn.

Trần Văn Lợi

Theo http://www.baohoabinh.com.vn

Thu Hiền (st)