Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy

Hoan hô Kahlil Gibran đã nhắc nhở chúng ta cần biết ơn cuộc đời đã cho ta mỗi năm 365 buổi sáng vui, 365 buổi sáng đẹp để yêu thương nữa, yêu thương mãi.

Biết ơn Kahlil Gibran vì ông đã dạy chúng ta cách nhìn nhận cuộc sống một cách yêu đời, lạc quan, vui thích mỗi khi nhìn thấy vừng đông hửng sáng.

Cùng trách nhiệm giáo dục cái thế giới quan yêu thương, yêu đời, yêu người cho con người vốn dĩ có nhiều vất vả cực nhọc để mưu sinh hàng ngày, để chống chọi với thiên tai, với đói nghèo, với thất nghiệp nhưng lòng lúc nào cũng phải can đảm vững vàng, tâm lúc nào cũng phải bình an, nhà thơ lớn nước Pháp Paul Éluard đã viết: “Dù cuộc đời có xảy ra chuyện gì đi nữa, ta vẫn phải giữ vững ước mơ”.

Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Yêu là: 1/ Có tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi và thường sẵn sàng vì đối tượng đó mà hết lòng. Thí dụ: Mẹ yêu con. Yêu nghề. Yêu đời. Trông thật đáng yêu. Yêu nên tốt, ghét nên xấu (ca dao). 2/ Có tình cảm thắm thiết dành riêng cho một người khác giới nào đó, muốn chung sống và cùng nhau gắn bó cuộc đời. Thí dụ: Người yêu xinh đẹp. “Những là trộm dấu thầm yêu” (Nguyễn Du)”. Còn: “Thương là: 1/ Có tình cảm gắn bó và thường tỏ ra quan tâm săn sóc. Thí dụ: Mẹ thương con. “Thấy anh em cũng muốn thương/ Sợ anh đã có tơ vương chốn nào” (ca dao). 2/ Cảm thấy đau đớn, xót xa trong lòng trước cảnh ngộ không may nào đó. Thí dụ: Động lòng thương cảnh mẹ góa con côi. “Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót xa” (Nguyễn Du).Quý hóa thay hai chữ “yêu thương” mà cuộc đời đã ban cho chúng ta mỗi sớm mai thức giấc, vì nếu chúng ta biết cho yêu thương và biết nhận yêu thương thì cuộc đời ta đã quá viên mãn, quá hạnh phúc rồi.

Thấm nhuần lời dạy của Kahlil Gibran và Paul Éluard khi chúng ta bước vào thế kỷ XXI thì sự yêu thương mỗi buổi sáng thức giấc có gì khác những ngày xưa cũ không? Câu trả lời là: “Không và Có, hoặc Có và Không”.

Đễ thuận tiện trong việc diễn đạt, tạm chia sự Yêu thương làm 2 nhóm: 1/ Yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu quê hương nơi ta đã được sinh ra, yêu quê cha đất tổ, yêu Tổ quốc mình. 2/ Yêu những người chung sống quanh ta: gia đình, họ tộc, hàng xóm, đồng nghiệp, cộng đồng nơi ta làm việc, nơi ta sinh hoạt…

Trong việc rèn luyện tình cảm yêu thương quê hương đất nước cần nhớ lời dạy của nhà bác học Francis Bacon (1561 – 1626): “Lòng yêu đất nước nẩy sinh từ những tình cảm gia đình”. Đã 400 năm trôi qua nhưng lời dạy của Bacon vẫn soi sáng đến mãi mãi, vì gia đình chính là tế bào tạo nên quê hương, đất nước. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội tốt đẹp, văn minh. Vì vậy, yêu quý và bảo vệ đất nước cũng chính là yêu quý và bảo vệ cho từng gia đình sống trong đất nước đó. Đất nước Việt Nam ta trải qua các cuộc kháng chiến gian khổ, biết bao thanh niên đã từ biệt cha mẹ, từ biệt gia đình ra đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chính là vì các anh hùng, các liệt sỹ, các cựu chiến binh đó đã ý thức được mối quan hệ giữa gia đình và Tổ quốc. Tổ quốc mà không có Độc lập, Hòa bình thì gia đình có còn được tồn tại và phát triển hay không. Vì thế trong thời chiến cũng như trong thời bình, mỗi con người, mỗi gia đình đều phải tuân theo nhiệm vụ mà đất nước yêu cầu, phải tuân theo những quy định, luật pháp mà đất nước đòi hỏi. Đúng như nhà triết học thiên tài người Đức (nước Đức là một đất nước luôn dẫn đầu về triết học, khoa học kỹ thuật và kinh tế thế giơi), ông Richard Wagner (1813 – 1883) đã viết: “Lòng yêu đất nước cũng buộc ta phải tôn trọng trật tự công cộng, luật pháp và những quy định của quốc gia”.

Trong đại dịch Covid-19 đang diễn ra, cũng nhờ có lòng yêu nước, nhờ có việc toàn dân Việt Nam đồng lòng tuân theo các quy định của nhà nước mà đại dịch được đẩy lùi trong giai đoạn trước và chắc chắn cũng sẽ thành công trong những ngày sắp tới.

Trở lại với câu hỏi: Lòng yêu quê hương đất nước trong thế kỷ XXI với ánh sáng của khoa học kỹ thuật và đạo đức công dân thì có gì khác so với những thời kỳ trước? Trả lời: Đòi hỏi cao hơn trước vì có nhiều khó khăn hơn trước, đó là: thiên tai ngày càng nhiều hơn, dày đặc hơn với những bão, lũ lụt, nước biển dâng, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, rác thải dân sinh và công nghiệp gây ô nhiễm toàn thể các vùng địa lý và khu vực dân cư.

Như vậy, việc chấp hành mọi quy định của Nhà nước về chống ô nhiễm môi trường và chống hủy hoại môi trường tự nhiên bao gồm cả động vật, thực vật phải nghiêm ngặt hơn trước. Ai muốn sống trong hòa bình và ổn định thì phải biết yêu quý môi trường mình đang sống và chấp hành mọi quy định về bảo vệ môi trường ấy. Tác giả Silvio pellico đã rất có lý khi ông viết: “Chỉ có những ai hiểu rõ và yêu quý các bổn phận của mình và tự mình phải làm cho trọn vẹn các bổn phận ấy mới là người yêu nước chân chính”. Thấm nhuần lời dạy của Silvio pellico ta càng thấm thía cái logic của tư duy, đó là: quyền lợi gắn với nghĩa vụ, nhân gắn với quả của lòng yêu nước và giữ cho đất nước tươi đẹp.

Việt Nam ta cũng có câu ca dao “Ở đời chuộng của chuộng công” chính là muốn nói đến cái việc góp của góp công của mỗi người công dân khi đất nước gặp khó khăn.

Để khép lại phần 1 của sự “yêu thương” mà con người chúng ta mỗi sớm mai thức dậy là lòng yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc, yêu quê cha đất tổ vốn được nằm sẵn trong trái tim mỗi người công dân chúng ta, nhà đại văn hào François Coppée (1842 – 1908) đã nhận xét: “Tình yêu Tổ quốc, ngươi đang sống trong tất cả mọi trái tim con người”. Hoan hô François Coppée về lời nhận xét đầy nhân văn, đầy tình người của ông.

Sang đến phần “yêu thương những người sống quanh ta” thì rất sôi nổi, rất phong phú, rất xúc tích, rất tế nhị nhưng cũng rất phức tạp. Thôi thì cứ nêu ra những lời hay ý đẹp cốt sao động viên được cuộc sống con người.

Trước hết, theo đúng bản năng sinh tồn của các loài sinh vật, cộng thêm hàng ngàn năm phát triển của loài người, cộng thêm hàng trăm năm phát triển của khoa học kỹ thuật cả về tự nhiên và xã hội, thì có thể khẳng định: “Đã là con người ai cũng có nhu cầu yêu thương (Love) và được yêu thương (Be love)”.

Bậc thầy Benjamin Dísraeli (1804 – 1881) đã có tổng kết thiên tài: “Tất cả chúng ta đều được sinh ra đẻ yêu thương. Đó là nguyên lý của cuộc sinh tồn và cũng là cứu cánh duy nhất vậy”.

Chẳng phải lý luận cao siêu gì, cứ đặt ra vấn đề đơn giản, thí dụ: Nếu không lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái thì nhân loại chắc đã diệt vong từ lâu rồi. Đến nay (năm 2023) nhân loại đã đạt gần 8 tỷ người, nhưng trong từng nước, từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia, từng gia đình người ta vẫn lo đến nạn vô sinh, đẻ ít, không chịu đẻ… sẽ dẫn đến nhiều tai hại. Đó là: Dân số già quá lấy đâu ra sức lao động để sản xuất, để trồng lúa, nuôi gia súc… Ai cũng cứ tưởng máy móc có thể thay thế con người, nhưng không đúng. Ở nhiều nước chính phủ phải cho thêm tiền trợ cấp, cho phụ nữ nghỉ đẻ dài ngày, cho chồng nghỉ để chăm con mới đẻ… Thế mà dân số vẫn teo tóp, người ta vẫn không muốn đẻ vì không muốn vất vả.

Thôi thì nghĩ đi, nghĩ lại, ta lại yêu thương, lại sinh con đẻ cái, lại làm việc vất vả, lại “vội vã trở về, vội vã ra đi”! Nhưng không sao, bù lại ta có gia đình hạnh phúc, trong ấm ngoài êm, trên kính dưới nhường… có phải tốt đẹp không. Đúng như một nhà thơ ở thế kỷ trước đã viết: “Người với người, sống để yêu nhau”!

Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương

(Nghị luận xã hội ) – Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương . ( Bài làm văn được điểm 9 của bạn Mai Phương Hà).

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương – Bài làm

BÀI LÀM

Bạn đã từng bất chợt nhận ra mình cần phải có một triết lý sống phù hợp cho riêng bản thân? Tựa hồ như một chàng vệ sĩ vô hình, triết lý sống sẽ nâng bước cho ta trên mọi nẻo đường đến với cái đích thành công. Con đường không trải đầy hoa hồng – nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu triết lý ta chọn là đúng đắn. Tôi chọn hai câu thơ của nhà nghệ sĩ Ấn Độ Kahli Gibran đã từng được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch ra tiếng Việt:

Tôi đã tìm kiếm rất lâu để chọn cho mình một triết lý sống vì tôi biết ý nghĩa quan trọng và sự cần thiết của nó. Triết lý sống là những quan điểm, quan niệm của con người về những sự việc diễn ra trong cuộc sống. Nó đồng thời thể hiện một cái nhìn, một cách cảm nhận và đánh giá riêng của bản thân mỗi người. Đi-đơ-rốt đã từng quan niệm: “Anh hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời anh”. Triết lý sống sẽ là kim chỉ nam, là cái sẽ định hướng cho ta thêm tin tưởng giữa cuộc đời này. Lựa chọn cho mình một ý niệm sống đúng đắn là điều kiện cần để có thể vững bước trên con đường đã chọn.

Khoảnh khắc mà tôi biết được câu thơ, tôi đã nhận thấy nó chính là một triết lý sống không thể khác của đời mình. Tình yêu thương, ý nghĩa cuộc sống – những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại thật khó để nắm bắt. Hiểu được điều đó, con người mới biết quý trọng cuộc đời mình hơn. Thêm yêu thương là thêm sự sống trên hành tinh này. Cũng như những giọt sương long lanh sớm mai còn vương trên lá – tinh khôi và thanh khiết – đó chính là thứ tình cảm gốc rễ sẽ bám sâu và dần nảy nở thêm, làm lay động lòng người.

Cuộc sống của bản thân mỗi con người là điều quý giá, thiêng liêng nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Mỗi một ngày bạn còn được cảm nhận vẻ đẹp của bình minh đang đến, hãy thầm cảm ơn cuộc đời vì vẫn cho ta tồn tại trên cõi đời này. Sẽ như thế nào nếu một ngày kia bạn không còn được sống? Không thể có được cảm giác, xúc cảm mỗi ngày? Chính vì vậy, dù khi cảm thấy tuyệt vọng nhất, thấy không còn ý nghĩa để tồn tại thì cũng đừng bỏ cuộc, hãy luôn nghĩ tới một cuộc đời đầy quý giá mà ta đang có. Nó đang trải rộng ra và chờ đợi mỗi người khám phá.

Tôi tin chắc rằng, ai trong chúng ta cũng đã có lúc tự hỏi: Mình là ai? Tại sao mình lại tồn tại? Sao cuộc sống cứ lại trôi đi như thế này? Cuộc đời để cho ta được sống chính là để làm những điều có ý nghĩa, không chỉ cho bản thân mà cho cả xã hội. Đừng để cuộc sống mỗi ngày trôi qua một cách vô nghĩa. Hãy biết chấp nhận nó và biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Ngạn ngữ Latin có câu rất hay: “Đừng sống theo điều ta mong muốn, hãy sống theo điều ta có thể”. Cố gắng sống với tất cả bản thân mình, sống trọn cuộc đời theo cách ý nghĩa nhất. Đó chính là giá trị đích thực, ý nghĩa lớn lao của cuộc đời mà ta đang có. Bailey đã từng chiêm nghiệm rất đúng: “Điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà chúng ta phải sống như thế nào”. Cái mà người ta sẽ nhớ ở bạn chính là cách bạn đã sống và những điều bạn để lại được cho đời.

Cuộc đời đã mang đến cho con người những thất bại để có thể tự hoàn thiện mình hơn. Sau những lần vấp ngã, ta mới có khả năng đứng dậy một cách mạnh mẽ. Thất bại đem lại kinh nghiệm quý giá cho bản thân mỗi người. Vì “bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn” nên điều thiết yếu là mỗi người cần có thái độ đúng đắn khi gặp phải thất bại. Cũng như Người Mẹ đầy yêu thương, cuộc sống cũng đồng thời tạo ra thành công để ta vững tin bước tiếp. Như vậy mới thực sự là một cuộc sống đủ đầy, như Nguyễn Khải đã nói: “Đã gọi là một cuộc đời thì không chỉ có vui mà còn có buồn, thường là buồn nhiều hơn. Vì không chỉ có đúng mà còn có lầm lẫn, thường lầm lẫn nhiều hơn. Vì không chỉ có thành công mà còn có thất bại, thường là bại nhiều hơn,…Có những kiếp người một đời đau buồn, lầm lẫn, thất bại,…” Cuộc đời này gieo vào lòng mỗi người hạt giống niềm tin yêu, hy vọng để tạo thêm sự hứng khởi hàng ngày; đem lại bao xúc cảm tưởng chừng ban sơ mà vĩ đại;…Tôi đã từng ngắm biết bao lần cũng để chỉ cùng tận hưởng một cảm giác thân thương: được biển bao la ôm chặt, vỗ về, làm cho ta cảm thấy bình yên. Đó chẳng phải là điều tuyệt vời mà cuộc sống ưu ái ban tặng cho con người? Tất cả chỉ có thể tìm thấy được ở cuộc đời – cuộc đời đầy ắp và trọn vẹn trong chính mỗi chúng ta.

Không những thế, điều mà mỗi người cần biết để đối xử với nhau chính là tình yêu thương. Tình yêu là tình cảm lớn lao nhất, nó vượt qua mọi giới hạn của không gian, thời gian và làm cho “người gần người hơn”. Yêu thương sẽ tạo nên hạnh phúc, và từ đó, các mối quan hệ sẽ xích lại gần với nhau hơn. Hạnh phúc cũng như lâu đài trong câu chuyện cổ tích – nơi có con rồng canh giữ – cần phải biết dùng yêu thương để vượt qua và tới cánh cổng lâu đài. Con người sống không thể thiếu tình yêu thương – tình yêu thương giữa con người với con người cũng như với cuộc sống xung quanh có thể được xây dựng và tạo nên ngay từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhất. Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt cho họ. Yêu là biết lắng nghe; yêu là chia sẻ. Quả đúng như Gottfried Wilhelm Leibniz đã nói: “Yêu là khi thấy sung sướng trước hạnh phúc của người khác. Vì vậy thói quen yêu một ai đó không là gì khác hơn ngoài lòng nhân hậu khiến chúng ta muốn điều tốt đẹp đến với người khác không vì lợi ích ta đạt được mà vì điều đó khiến ta thấy dễ chịu”. Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp; giúp con người thêm yêu cuộc sống. Dành cho nhau sự yêu thương cũng là cách giúp cho ta vượt qua mọi rào cản, khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là điều mà sẽ đem đến cho cuộc đời này nhiều sự tốt đẹp. Lep Tonstoy viết: “Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào có thể lấp đầy”. Thương yêu chính là cái đại diện cho tất cả luật ấy. Tôi không muốn nói nhiều tới căn bênh vô cảm – bênh đạo đức quen thuộc đang ngày càng làm nhức nhối xã hội, mà chỉ đề cập đến cách tăng thêm sự yêu thương thực sự. Tôi nhớ mãi câu nói của Elbert Hubbard: “Tình yêu lớn lên nhờ cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”. Chính vì vậy, “để yêu thương” cũng chính là mục đích mà con người tồn tại, có yêu thương sẽ làm nên tất cả vì “nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Phải luôn nhắn nhủ với bản thân cảm ơn cuộc đời đã cho ta được sống, được tồn tại và cũng là để làm điều tuyệt vời và kì diệu nhất – sống để yêu thương. Biết yêu và được yêu là cách mà ta biết mình còn tồn tại.

Mỗi ngày còn được sống thì hãy biết gìn giữ, quý trọng cuộc đời và nâng niu nó bằng sự yêu thương. Tuy nhiên, yêu thương không phải lúc nào cũng là cách đối xử đúng đắn trong mọi trường hợp, nhất là với những cái xấu đã thành bản chất. Nói như vậy có nghĩa là cần phải biết đặt niềm tin yêu của mình đúng nơi, đúng chỗ để tình yêu thương có thể nảy nở và nhân rộng ra hơn.

Ai đó đã từng bị cuốn vào vòng xoáy của thời gian, của công việc mà quên đi những giá trị bền vững vẫn luôn tồn tại xung quanh ta. Chính tình yêu thương giữa cuộc đời đã làm cho cuộc sống của tôi trở nên ý nghĩa. Và quan trọng hơn, hãy luôn dùng tình yêu thương để tồn tại vì “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, dù chỉ là “để gió cuốn đi”. Điều quan trong là mỗi người hãy biết xem cuộc sống của mình như một món quà mà tình yêu thương là chìa khóa mở ra hộp quà ấy. Các bạn như tôi, hãy luôn thầm nghĩ:

Câu Thơ: Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy/Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương Của Ai?

Rất nhiều người lầm tưởng rằng câu thơ ‘Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ta có thêm ngày nữa để yêu thương’ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhiều tác giả khác.

Tuy nhiên, đây là câu thơ của tác giả Kahlil Gibran (1883-1931), một thi sĩ và họa sĩ người Mỹ gốc Liban. Những câu thơ này được trích trong tập thơ Nhà tiên tri (The Prophet) xuất bản năm 1923, năm 1993 được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch lại.

Vậy Câu thơ: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ta có thêm ngày nữa để yêu thương của tác giả Kahlil Gibran.

Kahlil Gibran viết rất nhiều tác phẩm do chính Gibran viết bằng tiếng Anh: Nhã ca tình yêu, Ngôn sứ (Kẻ tiên tri), Uyên ương gãy cánh, Trầm trưởng, Bí ẩn trái tim, Giọt lệ và nụ cười, Mật khải, Đôi cánh tư tưởng, Định mệnh thi sĩ & Đám rước, Gương soi linh hồn, Tình yêu tận hiến, Chuyện người phiêu lãng & Cát biển và bọt sóng, Vườn ngôn sứ & Thần linh trần thế, Sương bụi phù hoa, Mây trên đỉnh núi & Kẻ mộng du, Tâm linh toàn mẫn, Tiếng nói bậc tôn sư, Hoài vọng phương Đông, Tiếng vô thanh & Người tình vĩnh cửu….

Câu thơ này được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng, thích thú làm châm ngôn sống. Cũng là một câu slogan hay đầy ý nghĩa dành cho mọi người noi theo. Cảm ơn nghệ sĩ tài ba Kahlil Gibran.

Đoàn Phi

Suy Nghĩ Về Câu Nói: Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương

Suy nghĩ về câu nói: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương – Bài làm

Bạn đã từng bất chợt nhận ra mình cần phải có một triết lý sống phù hợp cho riêng bản thân? Tựa hồ như một chàng vệ sĩ vô hình, triết lý sống sẽ nâng bước cho ta trên mọi nẻo đường đến với cái đích thành công. Con đường không trải đầy hoa hồng – nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu triết lý ta chọn là đúng đắn. Tôi chọn hai câu thơ của nhà nghệ sĩ Ấn Độ Kahli Gibran đã từng được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch ra tiếng Việt:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”

Tôi đã tìm kiếm rất lâu để chọn cho mình một triết lý sống vì tôi biết ý nghĩa quan trọng và sự cần thiết của nó. Triết lý sống là những quan điểm, quan niệm của con người về những sự việc diễn ra trong cuộc sống. Nó đồng thời thể hiện một cái nhìn, một cách cảm nhận và đánh giá riêng của bản thân mỗi người. Đi-đơ-rốt đã từng quan niệm: “Anh hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời anh”. Triết lý sống sẽ là kim chỉ nam, là cái sẽ định hướng cho ta thêm tin tưởng giữa cuộc đời này. Lựa chọn cho mình một ý niệm sống đúng đắn là điều kiện cần để có thể vững bước trên con đường đã chọn.

Khoảnh khắc mà tôi biết được câu thơ, tôi đã nhận thấy nó chính là một triết lý sống không thể khác của đời mình. Tình yêu thương, ý nghĩa cuộc sống – những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại thật khó để nắm bắt. Hiểu được điều đó, con người mới biết quý trọng cuộc đời mình hơn. Thêm yêu thương là thêm sự sống trên hành tinh này. Cũng như những giọt sương long lanh sớm mai còn vương trên lá – tinh khôi và thanh khiết – đó chính là thứ tình cảm gốc rễ sẽ bám sâu và dần nảy nở thêm, làm lay động lòng người.

Cuộc sống của bản thân mỗi con người là điều quý giá, thiêng liêng nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Mỗi một ngày bạn còn được cảm nhận vẻ đẹp của bình minh đang đến, hãy thầm cảm ơn cuộc đời vì vẫn cho ta tồn tại trên cõi đời này. Sẽ như thế nào nếu một ngày kia bạn không còn được sống? Không thể có được cảm giác, xúc cảm mỗi ngày? Chính vì vậy, dù khi cảm thấy tuyệt vọng nhất, thấy không còn ý nghĩa để tồn tại thì cũng đừng bỏ cuộc, hãy luôn nghĩ tới một cuộc đời đầy quý giá mà ta đang có. Nó đang trải rộng ra và chờ đợi mỗi người khám phá.

Tôi tin chắc rằng, ai trong chúng ta cũng đã có lúc tự hỏi: Mình là ai? Tại sao mình lại tồn tại? Sao cuộc sống cứ lại trôi đi như thế này? Cuộc đời để cho ta được sống chính là để làm những điều có ý nghĩa, không chỉ cho bản thân mà cho cả xã hội. Đừng để cuộc sống mỗi ngày trôi qua một cách vô nghĩa. Hãy biết chấp nhận nó và biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Ngạn ngữ Latin có câu rất hay: “Đừng sống theo điều ta mong muốn, hãy sống theo điều ta có thể”. Cố gắng sống với tất cả bản thân mình, sống trọn cuộc đời theo cách ý nghĩa nhất. Đó chính là giá trị đích thực, ý nghĩa lớn lao của cuộc đời mà ta đang có. Bailey đã từng chiêm nghiệm rất đúng: “Điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà chúng ta phải sống như thế nào”. Cái mà người ta sẽ nhớ ở bạn chính là cách bạn đã sống và những điều bạn để lại được cho đời.

Cuộc đời đã mang đến cho con người những thất bại để có thể tự hoàn thiện mình hơn. Sau những lần vấp ngã, ta mới có khả năng đứng dậy một cách mạnh mẽ. Thất bại đem lại kinh nghiệm quý giá cho bản thân mỗi người. Vì “bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn” nên điều thiết yếu là mỗi người cần có thái độ đúng đắn khi gặp phải thất bại. Cũng như Người Mẹ đầy yêu thương, cuộc sống cũng đồng thời tạo ra thành công để ta vững tin bước tiếp. Như vậy mới thực sự là một cuộc sống đủ đầy, như Nguyễn Khải đã nói: “Đã gọi là một cuộc đời thì không chỉ có vui mà còn có buồn, thường là buồn nhiều hơn. Vì không chỉ có đúng mà còn có lầm lẫn, thường lầm lẫn nhiều hơn. Vì không chỉ có thành công mà còn có thất bại, thường là bại nhiều hơn,…Có những kiếp người một đời đau buồn, lầm lẫn, thất bại,…” Cuộc đời này gieo vào lòng mỗi người hạt giống niềm tin yêu, hy vọng để tạo thêm sự hứng khởi hàng ngày; đem lại bao xúc cảm tưởng chừng ban sơ mà vĩ đại;…Tôi đã từng ngắm biết bao lần cũng để chỉ cùng tận hưởng một cảm giác thân thương: được biển bao la ôm chặt, vỗ về, làm cho ta cảm thấy bình yên. Đó chẳng phải là điều tuyệt vời mà cuộc sống ưu ái ban tặng cho con người? Tất cả chỉ có thể tìm thấy được ở cuộc đời – cuộc đời đầy ắp và trọn vẹn trong chính mỗi chúng ta.

Không những thế, điều mà mỗi người cần biết để đối xử với nhau chính là tình yêu thương. Tình yêu là tình cảm lớn lao nhất, nó vượt qua mọi giới hạn của không gian, thời gian và làm cho “người gần người hơn”. Yêu thương sẽ tạo nên hạnh phúc, và từ đó, các mối quan hệ sẽ xích lại gần với nhau hơn. Hạnh phúc cũng như lâu đài trong câu chuyện cổ tích – nơi có con rồng canh giữ – cần phải biết dùng yêu thương để vượt qua và tới cánh cổng lâu đài. Con người sống không thể thiếu tình yêu thương – tình yêu thương giữa con người với con người cũng như với cuộc sống xung quanh có thể được xây dựng và tạo nên ngay từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhất. Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt cho họ. Yêu là biết lắng nghe; yêu là chia sẻ. Quả đúng như Gottfried Wilhelm Leibniz đã nói: “Yêu là khi thấy sung sướng trước hạnh phúc của người khác. Vì vậy thói quen yêu một ai đó không là gì khác hơn ngoài lòng nhân hậu khiến chúng ta muốn điều tốt đẹp đến với người khác không vì lợi ích ta đạt được mà vì điều đó khiến ta thấy dễ chịu”. Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp; giúp con người thêm yêu cuộc sống. Dành cho nhau sự yêu thương cũng là cách giúp cho ta vượt qua mọi rào cản, khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là điều mà sẽ đem đến cho cuộc đời này nhiều sự tốt đẹp. Lep Tonstoy viết: “Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào có thể lấp đầy”. Thương yêu chính là cái đại diện cho tất cả luật ấy. Tôi không muốn nói nhiều tới căn bênh vô cảm – bênh đạo đức quen thuộc đang ngày càng làm nhức nhối xã hội, mà chỉ đề cập đến cách tăng thêm sự yêu thương thực sự. Tôi nhớ mãi câu nói của Elbert Hubbard: “Tình yêu lớn lên nhờ cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”. Chính vì vậy, “để yêu thương” cũng chính là mục đích mà con người tồn tại, có yêu thương sẽ làm nên tất cả vì “nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Phải luôn nhắn nhủ với bản thân cảm ơn cuộc đời đã cho ta được sống, được tồn tại và cũng là để làm điều tuyệt vời và kì diệu nhất – sống để yêu thương. Biết yêu và được yêu là cách mà ta biết mình còn tồn tại.

Mỗi ngày còn được sống thì hãy biết gìn giữ, quý trọng cuộc đời và nâng niu nó bằng sự yêu thương. Tuy nhiên, yêu thương không phải lúc nào cũng là cách đối xử đúng đắn trong mọi trường hợp, nhất là với những cái xấu đã thành bản chất. Nói như vậy có nghĩa là cần phải biết đặt niềm tin yêu của mình đúng nơi, đúng chỗ để tình yêu thương có thể nảy nở và nhân rộng ra hơn.

Ai đó đã từng bị cuốn vào vòng xoáy của thời gian, của công việc mà quên đi những giá trị bền vững vẫn luôn tồn tại xung quanh ta. Chính tình yêu thương giữa cuộc đời đã làm cho cuộc sống của tôi trở nên ý nghĩa. Và quan trọng hơn, hãy luôn dùng tình yêu thương để tồn tại vì “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, dù chỉ là “để gió cuốn đi”. Điều quan trong là mỗi người hãy biết xem cuộc sống của mình như một món quà mà tình yêu thương là chìa khóa mở ra hộp quà ấy. Các bạn như tôi, hãy luôn thầm nghĩ:

“Cảm ơn cuộc đời!”

Suy nghĩ về câu nói: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương – Gợi ý

* Giải thích quan niệm “sống để yêu thương”:

-Sống là sự tồn tại của con người trong cuộc đời, vũ trụ.

– Tình yêu thương là thuộc tính cơ bản , quan trọng, cao đẹp nhất của con người để tạo nên phẩm chất cho con người, cái đẹp cho xã hội.

– “Sống để yêu thương” là thông điệp nhắc nhở mỗi chúng ta cuộc sống là điều linh thiêng nhất trong trái đất này. Hãy để tình yêu thương thắp sáng, sưởi ấm trái tim con người. Như thế cuộc đời mới có ý nghĩa.

* Phân tích, bàn luận vấn đề:

Câu thơ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho ta một bài học sâu sắc về tình yêu thương giữa những con người trong xã hội.

-Tại sao trong cuộc sống cần có tình yêu thương?

+ Cuộc sống của con người không đơn thuần chỉ là sự tồn tại của một cá nhân riêng lẻ mà nó là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.

+ Tình yêu thương xuất phát từ trái tim, tâm hồn, tấm lòng rộng mở, vị tha nhân hậu. Sẵn sàng cho đi, hiến dâng một cách tự nguyện không toan tính…làm được như vậy ta sẽ thấy tâm hồn thanh thản, nhẹ nhõm.

+ Tình yêu thương bắt nguồn từ tình cảm gia đình, tình cảm với những người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em…Mỗi ngày qua đi sẽ thật đáng quý nếu như ta biết giành thời gian đến những người thân yêu. Từ đó giúp bản thân ta hình thành những phẩm chất tốt đẹp.

+ Đối với mọi người trong cộng đồng xã hội: Biết quan tâm chia sẻ (bạn bè những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh…) từ đó tạo nên một xã hội văn minh, nhân ái…

* Học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.

*Phê phán những biểu hiện tiêu cực trong lối sống hiện nay:

– Nhiều người nhất là một số bạn trẻ sống thờ ơ, vô cảm, không biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

– Có người tự đánh mất thời gian đáng quý của mình vào những tệ nạn xã hội khiến cuộc sống trở nên u ám, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

*Bài học:

– Con người không thể sống thiếu tình thương. Thượng đế đã ban cho ta phép màu nhiệm là cuộc sống. Vì vậy hãy biết trân trọng nó.

– Là học sinh phải biết tu dưỡng đạo đức để trái tim biết yêu thương, biết rung động trước nỗi đau của người khác.

– Phê phán lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm, ích kỉ của người khác

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Từ khóa tìm kiếm:

Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Câu Nói: “Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy. Ta Có Thêm Ngày Mới Để Yêu Thương”

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày mới để yêu thương”

Cuộc đời đầy những mất mát, đắng cay, nhưng xen vào đó vẫn có tiếng cười ngọt ngào của niềm hạnh phúc. Đã từng có khoảnh khắc nào trong đời khiến bạn biết ơn cuộc sống này chưa? Hãy nghĩ đến sự sống ngắn ngủi của biết bao người và thầm cảm ơn tạo hóa hào phóng đã ban tặng cho ta sự sống trù phú này. Hãy “cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày mới để yêu thương”‘ cho ta có thêm một ngày để suy nghĩ và để hành động.

Câu nói là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mỗi chúng ta phải biết quý trọng sự sống và thực hiện trách nhiệm vun đắp cuộc sống này. Chúng ta bảo tình yêu là sự sống; nhưng tình yêu không có hy vọng và niềm tin là cái chết đau đớn. Hãy sống mãnh liệt và đầy những ước mơ. Cái chết chẳng là gì nhưng chết khi còn sống mới là điều đáng sợ. Đừng để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.

Những gì chúng ta nhận được trong mỗi sớm mai thức dậy chính là ân huệ của cuộc sống, bởi thế, hãy sống xứng đáng với những gì chúng ta đã nhận. Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta vẫn còn có cha mẹ, còn được mẹ cha thương yêu, chăm sóc, bảo ban. Sớm mai tỉnh dậy, chúng ta lại được nghe tiếng gọi thân thương của mẹ, tiếng la mắng, thúc giục đầy yêu thương của cha chỉ vì sợ tôi muộn giờ đến lớp. Mỗi chúng ta sẽ được thưởng thức những món ngon do chính tay mẹ làm, cảm nhận bao hơi ấm yêu thương của mẹ chắt chiu, ấp ủ trong từng bữa cơm gia đình.

Khi ánh mặt trời bừng lên, cảm ơn cuộc đời dã cho chúng ta thấy mình được sống giữa vòng tay mến thương của thầy cô, bạn bè. Trường lớp, thầy cô, bạn bè trở thành một phần của sự sống, một phần kí ức tươi đẹp của mỗi con người. Mấy ai đã từng di học mà không nhớ đến ngày tựu trường rộn rã, nhớ đến nhưng mùa hè vắng xao xác tiếng ve, nhớ đến những ngày viết từng nét chữ đầu tiên và những giờ học đầy ý nghĩa. Tất cả kết tinh thành sự sống, thành sức mạnh sinh tồn, âm thầm chảy trong con người.

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, tôi có thêm cơ hội gặp gỡ những con người mới, đón nhận tình cảm ấm áp từ những người xa lạ. Tuy không trò chuyện nhưng sự xuất hiện của mọi người trước mắt chúng ta là rất cần thiết. Chính họ giúp ta nhận biết được sự tồn tại của bản thân mình. Chính họ cũng đang âm thầm bồi đắp giá trị sống chung của cả cộng đồng, mà trong đó, ta cũng là đang người thụ hưởng. Không có mọi người sẽ không có cộng đồng. Và nghĩa là không có gì hết ngoài sự im lặng, buồn tẻ và cô đơn đến vô tận. Chúng ta nhận được nụ cười chia sẻ, sự cảm thông, ánh mắt động viên, yêu thường và trìu mến khi bước chân ra ngõ. Thì ra cuộc sống này vẫn đầy ắp tình người, đâu đó quanh mình vẫn còn những tấm lòng tử tế, tốt đẹp.

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta có thêm cơ hội để hành động. Có thể là làm việc gì đó có ý nghĩa hay sữa chữa lỗi lầm của ngày hôm qua. Chúng ta có cơ hội để nói lời cảm ơn hay giúp đỡ một ai đó. Còn có thời gian là con có cơ hội để làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Phải chăng đó là niềm hạnh phúc vô bờ khi làm điều tốt, khi cho đi yêu thương không toan tính, không vụ lợi, ta sẽ nhận được những món quà bất ngờ từ cuộc sống. Đó có thể chỉ đơn giản là cái ôm, cái bắt tay hay nụ cười khích lệ nhưng ẩn chứa trong đó là sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau, tạo nên sợi dây vô hình gắn kết người với người.

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta thấy mình được sống trọn từng phút giây. Mỗi hơi thở ngọt ngào vị sự sống bởi trong đó có muôn hương thơm của thiên nhiên cây cỏ. Mỗi hơi thở ngọt ngào tràn căng dưỡng khí, khơi bừng những tế bào còn ngủ yên.

Vẫn biết rằng cuộc đời này đầy nghiệt ngã và gian khó và chính mỗi chúng ta cũng đã nếm trải mùi vị của đắng cay thất bại. Đó là những lần cố gắng hết sức nhưng kết quả không cao, những lúc bị người bạn mình tin tưởng nhất phản bội, cảm thấy như cả thế giới quay lưng lại với mình, thấy đơn độc giữa biển người rộng lớn…

Dẫu chặng đường tôi đi còn lắm chông gai ở phía trước, tôi vẫn dũng cảm tiến lên, giữ vững niềm tin vào cuộc đời, tin vào chính bản thân mình bởi chúng ta có thể đánh mất tiền tài, danh vọng thậm chí cả tình yêu nhưng chỉ cần còn giữ lại được niềm Hy vọng thì ta vẫn có thể lấy lại được tất cả những gì đã mất. Và tôi thầm cảm ơn những khó khăn, thử thách của cuộc đời đã tôi luyện con người tôi, giúp tôi mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn, cảm ơn những thất bại đã cho tôi bài học, kinh nghiệm quý báu để tiến bộ, trưởng thành, chạm gần hơn đến ước mơ của mình.

Trên bước đường tương lai rộng mở, hãy giữ vững niềm tin tưởng ở cuộc đời, sống hết mình ở hiện tại, đón nhận yêu thương và lan tỏa nhiều hơn đến cộng đồng, từ gần đến xa, từ người gần gũi quanh ta đến toàn xã hội.