BÀI LÀM VĂN MẪU TRONG VAI NGƯỜI CHÁU KỂ LẠI CHUYỆN “BẾP LỬA” Có một nơi là nơi xuất phát, cũng là nơi trở về và là điểm tựa vững chắc cho con người trong hành trình sống. Nơi ấy là nhà. Nơi ấy với tôi còn có người bà kính yêu. Và để rồi, khi trưởng thành, khi đang sinh sống và làm việc tại Liên Xô, tôi lại bồi hồi, xốn xang nhớ về người bà kính yêu gắn với hình ảnh bếp lửa…. Tôi lại nhớ về hình ảnh ngọn lưa hồng ấy…Ngọn lửa có lẽ là không lạ gì trong đời sống của mỗi chúng ta. Một ngọn lửa được bà nhen lên mỗi buổi sáng sớm. Một ngọn lửa được đôi bàn tay gầy guộc của bà ấp iu, che chở để chúng có thể cháy lên và tỏa sáng… Hình như cái ngọn lửa thân thương ấy, tôi đã quen mùi khói từ năm tôi lên bốn. Năm đó gắn với nạn đói của dân tộc- năm 1945 với hình ảnh của những người chết vì đói nằm như ngả rạ. Bố tôi phải làm việc vất vả. Đến bây giờ tôi vẫn còn cay sống mũi mỗi khi nhớ lại về những năm đó… Rồi tám năm ròng, tôi đã bên bà, cùng bà nhóm lên những ngọn lửa hồng. Khi con tu hú kêu trên những cánh đồng xa báo hiệu một mùa hè lại về, bà ơi, bà có còn nhớ không bà? Tôi còn nhớ, khi tu hú kêu, lại gắn với những câu chuyện bà hay kể về những ngày ở xứ Huế. Tiếng tu hú tha thiết kêu mãi không ngừng… Đó là những ngày tháng chiến tranh, bố mẹ tôi bận công tác ở xa nên không có nhà. Tôi ở cùng bà, được bà dạy làm, được bà dạy học. Bà đã thay cha mẹ tôi nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành. Rồi năm đốt làng cháy tàn cháy rụi, hàng xóm bốn bên trở về trong cảnh lầm lụi. Bằng tình cảm làng xóm láng giếng. mọi người đã giúp bà dựng lại túp lều tranh. Vẫn vững lòng, và thêm cả sự lo lắng cho bố mẹ tôi, bà liền dặn tôi rằng: – Bố ở chiến khu, bố vẫn còn nhiều việc lắm. Mày có viết thư, không được kể này kể nọ nghe chưa, cứ bảo nhà vẫn được bình yên để bố mẹ an tâm công tác! Rồi hàng ngày, cứ sớm rồi lại chiều, bà vẫn tiếp tục với công việc hàng ngày của mình là nhóm lửa. Một ngọn lứa chứa tình yêu thương của bà luôn ủ ấp nơi đáy lòng, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng của bà… Đời bà luôn vất vả như thế. Vất vả nuôi tôi khôn lớn và ngày trước là vất vả nuôi bố tôi. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, nhóm những bếp lửa ấp iu nồng đượm, nhóm cả những nồi khoai sẵn có cả những yêu thương của bà để xây đắp cho tôi bao ước mơ, để giờ tôi có thể du học tại đất nước Liên Xô. Bếp lửa của bà còn nhóm lên cả nghĩa tình với xóm làng. Ôi bếp lửa của bà, tuy giản dị mà lại rất đỗi thiêng liêng! Giờ đây, tôi đã đi xa, cách bà đến nửa vòng Trái Đất. Một cuộc sống mới đã mở ra trước mắt tôi. Nơi ấy, có những ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà và có niềm vui trăm ngả. Nhưng tôi vẫn chẳng thể nào tự quên nhắc nhở bản thân rằng ” Sớm mai này, bà đã nhóm bếp lên chưa?” Bà ơi! Cháu yêu bà và cũng thương bà biết bao. Cuộc sống hiện đại dễ làm lòng người đổi thay nhưng hình ảnh của một người bà ngày ngày nhóm lên những ngọn lửa yêu thương sẽ mãi không bao giờ phai nhạt trong tâm trí cháu. Cuộc sống ở phương xa này, dù vui thật nhưng khi niềm vui tàn đi, nhất là những khi cháu ở một mình, cháu lại nghĩ về bà nơi mái nhà tranh, nơi bà kể chuyện cháu nghe, nơi bà dạy cháu học, nơi hình thành con người cháu, nơi có ngọn lửa hồng thắp lên trong cháu những ước mơ. lee.vfo.vn
Bài Thơ Bếp Lửa Thuộc Thể Thơ Gì / TOP 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Bài Thơ Bếp Lửa Thuộc Thể Thơ Gì được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Bài Thơ Bếp Lửa Thuộc Thể Thơ Gì hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phân Tích Bài Thơ Bếp Lửa
Đề bài: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Bài làm
Có lẽ, trong cuộc đời mỗi người, tình cảm gia đình luôn là thứu tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất. Ở đó, ta nhận được sự quan tâm, chăm sóc vfa chở che của ông bà, cha mẹ. Nhà thơ Bằng Việt, với những câu thơ nhẹ nhàng, mộc mạc trong bài “Bếp lửa” đã khơi gợi lên tình cảm bà cháu thân thương, trìu mến để từ đó ngợi ca tình cảm gia đình và cả tình yêu quê hương, đất nước thiết tha.
“Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi nhà thơ đang du học ơr Liên Xô. Sống ở nơi đất khách quê người, ở một đất nước lạnh lẽo, những kí ức tuổi thơ như ùa về trong lòng tác giả. Đó là hình ảnh bếp lửa ấm nồng xua tan đi cái lạnh giá của bông tuyết, là tình bà cháu thiêng liêng tiếp thêm sức mạnh giúp cháu vượt qua tất cả khó khăn, vất vả của cuộc sống.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đậm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Mỗi buổi sáng bà lại thức dậy và nhóm lên một bếp lửa ấm nồng. Ngọn lửa “chờn vờn” trước mắt nhà thơ như chính miền kí ức tuổi thơ đang rạo rực trong tâm tư ông. Bà nhen nhóm ngọn lửa cũng như nhen nhóm trong cháu một tình yêu thương bao la trời biển. Những ngọn lửa rực hồng, ấm áp như sưởi ấm trái tim cháu những ngày thơ bé và cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ về, lòng cháu lại không khỏi nghẹn ngào, rưng rưng. Nhớ về bếp lửa, cháu lại nghĩ về bà với tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc. Cháu thương bà, thương những tháng ngày bà tần tảo, lam lũ để cháu có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bao nắng mưa, bao sương gió cuộc đời bà đã trải qua bằng tất cả tình yêu thương dành cho con, cho cháu. Tất cả kí ức ùa về làm cho tác giả không kiềm được mà phải thốt lên “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng, bếp lửa”. Một từ “ôi” cũng đủ để nói lên tấm ân tình, thiêng liêng, nồng đượm biết bao. Tuổi thơ của tác giả dường như đã có rất nhiều kí ức đẹp đẽ mà khi lớn lên ông vẫn không thể nào quên.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ đến giờ sống mũi vẫn còn cay
Nhớ về bà, bao nhiêu kỉ niệm của một thời đói khổ, nhọc nhằn lại hiện lên. Những năm tháng ấy, tuy gian nan vất vả nhưng lúc nào cháu cũng có bà ở bên quan tâm, vỗ về. Chỉ mới bốn tuổi, một cậu bé đã quen mùi khói. Những tháng ngày cả dân tộc đang phải gồng mình chống nạn đói, đi đi làm, miếng ăn cũng chẳng đủ, ba gầy đi đến xót xa. Cháu ở với bà, cùng bà gắn bó bên căn bếp nhỏ với những khói rơm cay xè mắt. Khói đã hun đúc và lấp đầy trong khóe mắt, nó làm cháu rưng rưng vì một tuổi thơ khó nhọc, gian khổ. Chẳng biết sống mũi cháu cay là vì khói bếp hay là nó rưng rưng vì đất nước đang phải chịu cảnh lầm than hay cũng bởi vì cảm động và nghẹn ngào trước tình yêu thương và sự chở che mà cháu nhận được từ người bà kính yêu. Một chữ “cay” làm câu thơ như khựng lại, tâm hồn người đọc cũng lắng xuống và ai cũng phải nghĩ về tuổi thơ và gia đình với tình cảm thân thương nhất.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thê!
Tám năm là quãng thời gian dài đằng đẵng. Tám năm cháu ở cùng bà, cùng bà nhóm lên bếp lửa, nhóm lên tình yêu thương vô bờ. Bà đã đem đến cho cháu, một cậu bé hồn nhiên, vô tư sức sống mãnh liệt và tình yêu cháy bỏng ấm nồng như chính hơi ấm của bếp lửa mà hằng ngày cháu với bà vẫn thường nhen nhóm. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà, cùng với tiếng kêu da diết của tu hú. Tiếng tu hú báo hiệu mùa hè, mùa thu hoạch. Nó như là niềm tin, niềm hy vọng một vụ mùa bội thu để nhân dân có thể vượt qua nạn đói kinh hoàng. Tiếng tu hú cứ văng vẳng trên cánh đồng xa như dội về tâm hồn người cháu ở nơi đất khách một nỗi niềm mênh mông, thấm đượm tình cảm thương xót, nghẹn ngào.
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở với bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Những năm tháng của tuổi thơ, vì cuộc sống, cha mẹ phải đi công tác xa. Suốt những ngày tháng ấy, bà là người luôn bên cạnh cháu. Bà vừa là mẹ, vừa là bà, vừa là cha yêu thương và chăm sóc cháu. Bà cũng là người thầy dạy cháu học, dạy cháu làm, dạy cháu có ý thức và trách nhiệm hơn với cuộc sống này. Bà là cái nôi nuôi dưỡng cháu nên người. Công ơn của bà không gì có thể kể hết. Bao lo toan, gánh nặng bà đều gánh vác. Nghĩ đến bà, cháu thấy thương, thấy biết ơn vô cùng. Một khổ thơ thật cảm động được viết lên bằng tất cả những tình cảm chân thành xuất phát từ chính trái tim người cháu. Nó làm người đọc nghẹn ngào, rưng rưng.
Giữa chiến tranh loạn lạc, đức hy sinh của bà càng được tô đậm.
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
Dù mất mát, gian khổ bà vẫn có thể vượt qua. Bà muốn cháu, muốn con yên tâm mà công tác. Lời dặn của bà giản dị nhưng nó lại là một tình cảm lớn lao. Bà muốn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc cho con, không muốn ai phải lo lắng. Hình ảnh của bà là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam kiên cường, giàu đức hy sinh.
Sau những kí ức của tuổi thơ đang ùa về, tác giả quay trở lại với thực tại.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Những vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?
Dù cháu đã trưởng thành, đến với một đất nước văn minh, tiên tiến với những thiết bị hiện đại nhưng tuổi thơ vẫn là miền kí ức mà cháu không thể nào quên. Ngọn lửa hồng mãi là những gì ấm áp và thân thương nhất. Cháu nhớ bếp lửa, nhớ về bà banwhf một tấm lòng thành kính, nâng niu.
Như vậy, với những câu chữ và hình ảnh mộc mạc, thân quen nơi thon quê, Bằng Việt đã gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm cao đẹp của bà và cháu để từ đó, ta biết nâng niu, trân trọng hơn đối với quá khứ và những người thân yêu. Bếp lửa mãi luôn là hình ảnh đẹp nhất, thân thương nhất trong mỗi gia đình.
Seen
Cách Thể Hiện Tình Thương Bà Của Tác Giả (Trong Bài Thơ Đò Lèn) Có Gì Đặc Biệt? So Sánh Với Bài Thơ Bếp Lửa Của Bằng Việt?
Cách thể hiện tình thương bà của tác giả (trong bài thơ Đò Lèn) có gì đặc biệt? So sánh với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt?
Người ta thường có xu hướng tạo ra hình ảnh thật đẹp đẽ về chính mình trong tuổi ấu thơ. Gòn ở bài thơ Đò Lèn, tác giả đã thể hiện thời thơ ấu của mình như thế nào? Nét quen thuộc mới mè trong cách nhìn của tác giá về chính mình trong quá khứ?
Nhắc đến kỉ niệm – đặc biệt kỉ niệm của tuổi thơ – hầu hết người ta thường nhớ về những kỉ niệm đẹp. Đó là một thói quen khá phổ biến trong thơ ca. Với Nguyễn Duy, kỉ niệm được nhắc đến trong Đò Lèn trước hết đó là tính chân thật.
– Tuổi thơ của tác giả phải nếm trải những cơ cực, nghèo đói do chiến tranh; nhưng hình ảnh tác giả thời ấu thơ vẫn vừa rất tình cảm, tội nghiệp, đáng yêu, vừa tinh nghịch ranh mãnh, và có cả cái xấu hồn nhiên của đứa trẻ:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chua Trần
Những kỉ niệm vừa đẹp vừa không đẹp nhưng hấp dẫn chúng ta vì sự chân thành hết lòng, khác với xu hướng phổ biển là tô đẹp cho những kỉ niệm thuở nhỏ của mình.
– Nét mới: nói ra cả những kỉ niệm không đẹp nhưng là sự thật lẽ ra phải giữ kín, hoặc phải quên đi: “ăn trộm nhãn chùa Trần” là một lỗi lầm của tác giả thời trẻ con, nhưng là lỗi lầm nhỏ, có thể thông cảm được và khi tác giả thành thật thú nhận thì người còn thấy đó là một đứa trẻ dễ mến, đáng yêu và còn rất xúc động trước sự chân thật ấy. Đây cũng là sự đổi mới trong cách nhìn, cách cảm của những nhà văn, nhà thơ sau 1975; dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám nói ra sự thật từ góc nhìn không thuận chiều.
Hình ảnh người bà (trong bài thơ Đò Lèn) âm thầm chịu đựng muôn vàn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi nghịch ngợm, sống lại tròng kí ức thể hiện tình cảm gì trong lòng tác giả đối với bà khi đã trưởng thành?
Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng, hi sinh vì đứa cháu mồ côi trong tình thương của tác giả được tái hiện rất cảm động:
– Hình ảnh người bà lam lũ, vất vả, lặn lội thân cò trong tình thương của đứa cháu:
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
– Hình ảnh người bà đi bán trứng ở ga Lèn đầy cảm động giữa cái tan hoang của cảnh vật.
Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
– Nỗi xót xa của người cháu thi sĩ ấy là ngày trở lại, ngày chiến thắng trở về không còn được gặp người bà thân yêu. Hình ảnh nam mồ thể hiện sự hối hận chân thành và đó cũng là tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ đối với bà của mình:
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nắm cỏ thôi”
Cách thể hiện tình thương bà của tác giả (trong bài thơ Đò Lèn) cógì đặc biệt? So sánh với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt?
Trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt thể hiện tình cảm dành cho bà bằng việc tái hiện những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu. Tình cảm ấy được thể hiện qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng:
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà…
Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen…
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn…
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm…
Nhóm dậy cả nhũng tâm tình tuổi nhỏ…
Nét độc đáo trong cách thể hiện tình cảm đối với người bà của Nguyễn Duy là bộc lộ tình cảm trực tiếp, những kí ức ùa về dào dạt rất chân thành, không che đậy dưới bất kì hình ảnh, biểu tượng nào. Mặt khác, nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ như tự trách mình, như ăn năn, hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua, chưa kịp làm gì để thương và đền đáp công ơn của bà. Lời thơ rưng rưng đau nhói lòng người:
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
Nguồn: chúng tôi
Bài Văn: Bình Luận Bài Thơ “Bếp Lửa”
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa,
Trong thơ văn, còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn? Mối tình bà cháu như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, một dòng sông chở đầy kỉ niệm: một bếp lửa và một làn sương sớm. Tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà. Rồi những ngày đói khổ làm nhoà mắt đứa cháu còn bé… Và kỉ niệm này xin để nguyên khôi, không dám lược bớt:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, nhà thơ nói thế, chúng ta cũng thấy cay sống mũi. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình âm ỉ, thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm thì thấy biển cả hiện ra trước mắt! Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thôi, nhưng cũng bát ngát sâu thẳm.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên! Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen…
Mấy câu thơ chẳng có gì là kĩ xảo, chẳng có gì là gọt tỉa, giản dị như lời nói thường thôi: như được nghe chính lời bà thủ thỉ, như có một thứ gió lạ kì lay động tâm hồn ta mãi. Đứa cháu có nghĩa có tình đã biết đã quý điều bà thường cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Và chính ánh sáng của những thứ của quý đó đã từng rọi vào tâm hồn thơ bé của đứa cháu, nhóm dậy, nhóm dậy, nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhịp thơ trở nên xốn xao như sự sống sinh đôi, như cây non xoè lá, như chim non chớp cánh. Rồi đứa cháu lớn vụt lên, bay bổng:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Những năm tháng sống ở nước ngoài, giữa ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, giữa những hoa mĩ, dễ hấp dẫn lòng người, nhưng nhà thơ tỏ ra không bị choáng ngợp. Có thể nói, tình cảm chủ đạo chi phối tâm não tác giả là những hình ảnh thân yêu quen thuộc của quê hương đất nước, đã từ lâu gắn bó với tuổi thơ. Vì thế nhà thơ đã gửi về bà – người bà rất đỗi kính yêu – như lời tâm tình chân thật, thiết tha: sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Từ tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích, bài thơ gợi lên những yêu thương đầu tiên, những suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, về đất nước… Cảm xúc tinh tế, chân thật và đượm buồn của nhà thơ trỗi dậy trong kí ức người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình, về truyền thống tình nghĩa của dân tộc. Và đó chính là sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa.
Chúng ta đã được đọc nhiều áng thơ hay về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình. Có người thích vẻ đẹp thiết tha, nồng nàn của Tế Hanh ở bài. Có người yêu sự mộng mơ, lãng mạn của tình mẹ con trong bài Mây và Sóng của Ta-go… Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm trong bàicủa Bằng Việt.Bếp lửa là một bài thơ của nỗi nhớ về một bếp lửa tuổi thơ, nhớ rành rọt, nhớ ngọn ngành. Không dễ gì mà biết nhớ như vậy. Nhà thơ đã thổi bùng lên một bếp lửa ấp iu nồng đượm trong kí ức để hiện lên mối tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích.Trong thơ văn, còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn? Mối tình bà cháu như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, một dòng sông chở đầy kỉ niệm: một bếp lửa và một làn sương sớm. Tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà.Rồi những ngày đói khổ làm nhoà mắt đứa cháu còn bé… Và kỉ niệm này xin để nguyên khôi, không dám lược bớt:Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, nhà thơ nói thế, chúng ta cũng thấy cay sống mũi. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình âm ỉ, thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm thì thấy biển cả hiện ra trước mắt!Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thôi, nhưng cũng bát ngát sâu thẳm.Mấy câu thơ chẳng có gì là kĩ xảo, chẳng có gì là gọt tỉa, giản dị như lời nói thường thôi: như được nghe chính lời bà thủ thỉ, như có một thứ gió lạ kì lay động tâm hồn ta mãi. Đứa cháu có nghĩa có tình đã biết đã quý điều bà thường cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Và chính ánh sáng của những thứ của quý đó đã từng rọi vào tâm hồn thơ bé của đứa cháu, nhóm dậy, nhóm dậy, nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhịp thơ trở nên xốn xao như sự sống sinh đôi, như cây non xoè lá, như chim non chớp cánh.Rồi đứa cháu lớn vụt lên, bay bổng:Những năm tháng sống ở nước ngoài, giữa ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, giữa những hoa mĩ, dễ hấp dẫn lòng người, nhưng nhà thơ tỏ ra không bị choáng ngợp. Có thể nói, tình cảm chủ đạo chi phối tâm não tác giả là những hình ảnh thân yêu quen thuộc của quê hương đất nước, đã từ lâu gắn bó với tuổi thơ. Vì thế nhà thơ đã gửi về bà – người bà rất đỗi kính yêu – như lời tâm tình chân thật, thiết tha: sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?Từ tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích, bài thơ gợi lên những yêu thương đầu tiên, những suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, về đất nước… Cảm xúc tinh tế, chân thật và đượm buồn của nhà thơ trỗi dậy trong kí ức người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình, về truyền thống tình nghĩa của dân tộc. Và đó chính là sức hấp dẫn của bài thơ
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Bài Thơ Bếp Lửa Thuộc Thể Thơ Gì xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!