Bài Thơ Bánh Trôi Nước Mang Những Tầng Nghĩa Nào / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Soạn Bài: Bánh Trôi Nước

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1)

2. Tác phẩm

Bài thơ Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ gồm có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, cách ngặt nhịp 4/3 truyền thống và vần được gieo ở chữ cuối của những câu 1,2,4.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bởi vì:

Bài thơ có 4 câu

Mỗi câu thơ gồm 7 chữ

Ngắt nhịp 4/3

Vần được gieo ở cuối những câu 1,2,4

Câu 2:

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được Hồ Xuân Hương miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì bánh sẽ nát (nhão), còn nếu ít nước quá thì bánh sẽ rắn (cứng), được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi, khi chín thì bánh sẽ nổi lên, còn những chiếc bánh vẫn chìm là chưa chín.

b) Với nghĩa thứ hai, có thể nói, hình ảnh bánh trôi nước đã trở thành một biểu tượng, tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa qua những phương diện:

Bề ngoài: xinh đẹp, trắng trẻo

Phẩm chất: thủy chung, son sắt một lòng, không bị cảnh ngộ chi phối

Thân phận: chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.

c) Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai mới chính là nghĩa quyết định giá trị của bài thơ. Bời vì nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Hình ảnh bánh trôi nước là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam với những vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt nhưng số phận của họ lại bấp bênh, chìm nổi. Đây mới chính là mục đích sáng tác của nhà thơ và nhờ đó mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

Theo chúng tôi

Cảm Nghĩ Bài Thơ Bánh Trôi Nước

Cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước

sẽ có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong bài thơ này mà Kiến Guru muốn sẻ chia với các bạn học sinh đang muốn tìm hiểu thêm cảm nhận về tác phẩm nay.

Tác phẩm là một trong những bài thơ nổi tiếng lưu lại tới tận bây giờ của thi sĩ Hồ Xuân Hương – người được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. Bài thơ Bánh trôi nước vừa thể hiện vẻ đẹp và số phận người phụ nữ ở trong xã hội cũ, đồng thời với đó cho thấy được tấm lòng nhân văn đầy cao cả của bà: dành niềm yêu thương, trân trọng người phụ nữ.

I. Tìm hiểu chung để đưa ra cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước

1. Tác giả

-  Hồ Xuân Hương (1772-1822) sinh ra tại Nghệ An.

-  Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ rất nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

-   Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.

               

2. Tác phẩm

–  Thơ Hồ Xuân Hương thường được viết theo phong cách thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú.

– Những tác phẩm nổi tiếng: Thơ tự tình, Canh khuya, Lấy chồng chung, Đánh đu, Đánh chồng.

– Bài thơ Bánh trôi nước là một trong rất nhiều tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng và đặc sắc của tác giả, bà mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để kín đáo thể hiện thân phận bị phụ thuộc, nhưng phẩm giá lại cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Hình: Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

II. Cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước

1. Hình ảnh bánh trôi nước và quá trình làm bánh

– Hình dáng bên ngoài chiếc bánh: trắng, tròn

Hình: Bánh trôi nước

– Nguyên liệu làm bánh: vỏ bánh ở ngoài được làm bằng bột nếp, nhân bên trong làm bằng đường đỏ

– Quá trình luộc bánh : luộc bánh trong nước sôi, bánh chìm nổi vài lần là chín.

2. Vẻ đẹp, thân phận của người phụ nữ Việt Nam

– Tác giả đã mượn những đặc điểm đặc trưng của bánh trôi nước để miêu tả vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam:

+ Vẻ đẹp về hình thể: xinh đẹp, trong trắng

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Mở đầu bài thơ Bánh trôi nước, mô típ khá quen thuộc trong văn học dân gian được Hồ Xuân Hương sử dụng là “Thân em”. Hai chữ thân em gợi lên nỗi đau về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương làm ta liên tưởng đến tiếng hát than thân trong câu ca dao:

    “Thân em như tấm lụa đào,

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

    “Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Hình: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.

+ Số phận: long đong, lận đận, chìm nổi, sống phụ thuộc và không có quyền quyết định cuộc đời mình:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

 Lẽ ra với vẻ đẹp trắng trong như thế, nàng hẳn phải có một cuộc đời sung sướng. Nhưng lại không, cuộc đời của nàng phải trải qua quá nhiều vất vả, phiêu dạt, chìm nổi đâu chỉ một lần giữa cuộc đời rộng lớn dù là phận nữ nhi:

+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, một lòng thuỷ chung, son sắt:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

III. Kết luận về cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước

1. Nghệ thuật

– Thể thơ độc đáo thất ngôn tứ tuyệt

– Các nghệ thuật tu từ được sử dụng linh hoạt như so sánh, đảo ngữ,…

– Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị nhưng mang nhiều lớp nghĩa

– Sử dụng thành ngữ và mô-típ dân gian.

2. Nội dung

Bài thơ Bánh trôi nước dưới ngòi bút nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác viết nên thân phận và cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến một thời. Đọc bài thơ của bà, ta cảm thấy thương thay cho số phận lênh đênh, đau khổ, rẻ rúng của thân gái nhỏ bé nhưng cũng lại vô cùng cảm phục và trân trọng vẻ đẹp son sắt, thủy chung, đáng quý của họ.

Tìm Nét Nghĩa Tả Thực Và Nét Nghĩa Biểu Tượng Trong Bài Thơ Bánh Trôi Nước

Đề bài: Bài thơ có tên Bánh trôi nước, vì vậy nét nghĩa trước hết là tả thực. Hãy tìm những hình ảnh để miêu tả hình dáng cũng như cách làm bánh trôi theo nét nghĩa này?

Ngoài nét nghĩa tả thực bài thơ còn nét nghĩa nào khác không? Hình ảnh chiếc bánh và cách làm bánh trôi gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ mà tác giả bộc lộ trong bài thơ

Hướng dẫn

Mở bài Giới thiệu bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm với nhiều tác phẩm văn học có giá trị không chỉ đối với văn học Trung đại mà đến tận ngày nay. Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương. Mượn hình ảnh của chiếc bánh trôi, Hồ Xuân Hương đã thể hiện những liên tưởng độc đáo về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.

Thân bài Tìm nét nghĩa tả thực và nét nghĩa biểu tượng trong bài thơ Bánh trôi nước

Trước hết, ta có thể dễ dàng nhận ra những nét nghĩa tả thực: Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh trôi nước với những đặc điểm cũng nư cách thức làm bánh trôi:

_ Đặc điểm bánh trôi:

+ Màu sắc: Trắng

+ Hình dáng: Tròn

+ Có nhân bên trong

“…Vừa trắng lại vừa tròn”

_ Cách thức làm bánh trôi: Khi đun nước để luộc bánh thì bánh chìm, khi bánh chín thì sẽ nổi

Ý nghĩa biểu tượng: Thân phận và cuộc sống của những người phụ nữ trong xã ội phong kiến xưa. Đó là những người con gái tài sắc “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” nhưng lại có số phận nổi trôi, “bảy nổi ba chìm”. Số phận của những người phụ nữ này không do họ định đoạt mà do những người đàn ông, những người chồng của họ quyết định “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Cuối cùng là đi khẳng định phẩm chất thủy chung, tốt đẹp của những người phụ nữ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Kết luận bài văn Tìm nét nghĩa tả thực và nét nghĩa biểu tượng trong bài thơ Bánh trôi nước

Qua bài thơ, tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với thân phận những người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp về phẩm chất của những người phụ nữ ấy.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

BÁNH TRÔI NƯỚC

BANH TROI NUOC

HỒ XUÂN HƯƠNG

BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Bài Thơ Bánh Trôi Nước Lớp 7

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là bài thơ rất hay trong chương trình lớp 7, trong bài này sử dụng những biện pháp nghệ thuật, tu từ, xem bên dưới để biết tác giả đã sử dụng chúng hiệu quả như thế nào.

Tác giả – Tác phẩm

Hồ Xuân Hương, sống ở khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” với những bài thơ Nôm viết về người phụ nữ nổi tiếng. Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam với những giá trị cho đến tận ngày nay. Cuộc đời Hồ Xuân Hương trải qua nhiều thăng trầm, sống ở thời kì Lê mạt – Nguyễn Sơ, đây được coi là giai đoạn với nhiều biến động trong xã hội. Tuy nhiên, dù ở thời kì cuối phong kiến bà vẫn có cuộc sống êm đềm ở chốn phồn hoa – cổ Nguyệt đường ven Tây hồ. Bà là một người phụ nữ thông minh, tài giỏi, có thiên phú về thơ ca đồng thời cũng hiểu biết rộng và giao du với nhiều nhà thơ, nhà văn lúc bấy giờ. Tuy nhiên trong con đường tình duyên, bà lại không mấy suôn sẻ, đều làm lẽ qua hai đời chồng và hạnh phúc cũng ngắn ngủi.

Các sáng tác của Hồ Xuân Hương luôn để lại những giá trị ý nghĩa sâu sắc. Các đề tài luôn xoay quanh tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên khi nhắc đến thơ Nôm không thể không nhắc tới những bài thơ viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ cũng chính là tiếng lòng của bà, tiếc thay cho thân phận chính mình. Trong đó vừa có sự hóm hỉnh, sâu cay vừa có gì đó xót xa, từng trải nhưng không kém phần ngạo nghễ. Các tập thơ nổi tiếng như “Xuân Hương thi tập”, “Lưu hương ký”…

-Hoàn cảnh sáng tác bài “Bánh trôi nước”: là một người phụ nữ sống trong thời kì phong kiến, bà tiếp xúc với nhiều người dân lao động nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ bị áp bức bất công. Trong xã hội đó luôn đề cao tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê đa thiếp khiến cho người phụ nữ bị rè rúng, sống cuộc đời bị hắt hủi, đau thương. Chính vì thương thay cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ đó bà đã chiêm nghiệm và viết nên bài “Bánh trôi nước”.

Giá trị nội dung

Bài thơ “Bánh trôi nước” có giá trị nội dung, ý nghĩa sâu sắc. Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi với nhiều tầng nghĩa, được miêu tả thực, Hồ Xuân Hương đã làm hiện rõ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa không chỉ cho thân phận người phụ nữ mà còn là cho chính bản thân mình. Sống ở thời kì mà xã hội không có chỗ cho người phụ nữ lên tiếng nên bà chỉ còn cách gửi gắm nỗi lòng vào những vần thơ. Thân phận người phụ nữ hiện lên với những bất hạnh, khổ đau, lênh đênh, lận đận không thể làm chủ cho chính mình. Song người con gái ấy vẫn một lòng son sắt, thủy chung. Vẻ đẹp đó thật đáng ngợi ca.

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài Bánh trôi nước

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước gồm có:

-Ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.

-Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.

– Điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.

Dàn ý phân tích tác phẩm

-Hình ảnh bánh trôi nước:

+ Bánh trôi nước là loại bánh nổi tiếng của miền bắc. Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.

+Cách làm bánh: Lớp bên ngoài là lớp vỏ bánh được nặn tròn, nhân bên trong màu đỏ. Luộc bánh để qua mấy lần chìm nổi thì mới chín và ngon. Khi nặn bánh độ tròn méo như nào phụ thuộc vào tay người nặn. Khi chín vỏ bánh mềm và nhân bên trong vẫn không hề bị méo.

-Hình ảnh người phụ nữ:

+ Cách dùng: thông qua hình ảnh bánh trôi nước để liên hệ đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Hình ảnh bên ngoài của bánh trắng tròn đại diện cho vẻ đẹp hình thức của người con gái. Hình ảnh “bảy nổi ba chìm” chỉ số phận của họ lênh đênh lận đận. “Rắn nát” hay hạnh phúc đều phụ thuộc vào tay người đàn ông trong xã hội.

Các em theo dõi bên dưới để tìm kiếm thêm nhiều bài soạn văn cũng như một số bài văn mẫu hay trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7. Chúc các em học tốt Ngữ Văn 7.

” Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước