Bài Thơ An Phận / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Số Phận Long Đong Của Bài Thơ “Đêm Sao Sáng”

rước năm 1975, đất nước còn chia đôi, sách báo miền Bắc đưa vào miền Nam rất khó khăn, đúng hơn là không thể được. Trái lại, sách báo ở Mỹ và Pháp thì gửi sang Sài Gòn rất dễ, người Sài Gòn có thể đọc nhật báo Mỹ, Pháp hằng ngày. Ai có thân nhân ở Pháp thì có thể nhờ họ viết thư về Hà Nội cho bà con bảo gửi sách qua Pháp rồi từ đó chuyển về Sài Gòn, thật là nhiêu khê, vất vả. Như thế cũng chưa yên đâu, vì nhiều khi sách đến Sài Gòn còn bị Sở kiểm duyệt tịch thu.

Bấy giờ một số nhà thơ ở Sài Gòn nghe đồn thi sĩ Nguyễn Bính có nhiều bài thơ hay, trong đó bài “Đêm sao sáng” khá nổi tiếng nhưng không tìm được ở Sài Gòn nên rất háo hức muốn biết. Một nhà thơ quen thân bác sĩ Nguyễn Trần Huân, một nhà nghiên cứu khoa học đang sống tại Pháp, nhờ ông mua hộ một số sách viết về văn học Việt Nam bằng tiếng Pháp. Những sách này thường không bị kiểm duyệt làm khó dễ nhưng thơ Việt dịch sang tiếng Pháp thì không thể nào tránh được sự sai biệt về ý, về lời, nhưng đành vậy chứ biết sao.

Một lần nhận được sách, mở ra thấy bản dịch bài thơ “Đêm sao sáng”, nhà thơ mừng húm. Bài thơ được dịch với cái nhan đề“Nuit étoilée” in trong cuốn Anthologie de la Poésie Vietnamienne (*) do nhà xuất bản W.E.F.R tại Paris ấn hành năm 1969. Bản dịch tiếng Pháp như sau

Les étoiles, dans leur progressive montée,

Donnent plus de profondeur au firmament.

Le Fleuve d’Argent dévoile ses rives froides,

Où se trouve le Pont bâti par les corbeaux?

Cherchant en vain le chapeau du Génie des Moissons,

Je vois un canard nageant dans l’espace,

L’Étoile du Soir me rappelle tes doux yeux

Au moment de départ, tout humectés de larmes.

La Constellation Polaire, de son plus vif éclat,

Toi, au Sud du dix-septième parallèle,

Combien d’années tu passais à la contempler!

Les étoiles innombrables et scintillantes

Éclairent notre patrie sans la diviser.

Le ciel oublie parfois de se parer d’étoiles,

Il n’y a pas de nuit où je ne pense à toi.

Có được bài thơ rồi, họ nhờ nhà thơ Lê Vĩnh Thọ dịch lại sang tiếng Việt để xem có thể lột tả được mấy chục phần trăm thơ Nguyễn Bính. Bản dịch của Lê Vĩnh Thọ như sau:

Những vì sao càng tiến lên cao

Bầu trời càng rõ vẻ thâm sâu.

Ngân Hà để lộ đôi bờ lạnh,

Ô Thước còn kia một nhịp cầu.

Mũ Thần Nông tìm hoài không thấy,

Anh nhìn con vịt lội sông Ngân.

Sao Hôm như mắt em hiền dịu

Đẫm lệ hôm nao lúc biệt hành.

Long lanh rực rỡ một phương trời,

Bắc Đẩu, chòm sao sáng tuyệt vời

Bao năm em ngắm. Em bên đó,

Phương Nam, bờ vĩ tuyến ngăn đôi.

Vô số vì sao đang lấp lánh

Soi chung quê mẹ cả hai miền.

Trời còn có đêm không sao sáng,

Anh chẳng đêm nào không nhớ em.

Bản dịch tuy không xuất sắc lắm nhưng rất sát bản chữ Pháp nên các nhà thơ ở Sài Gòn bấy giờ tạm hài lòng vậy.

Đêm hiện dần lên những chấm sao,

Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao.

Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh,

Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?

Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu,

Thấy con vịt lội giữa dòng sâu.

Sao Hôm như mắt em ngày ấy

Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu (**).

Chòm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi

Lộng lẫy uy nghi một góc trời.

Em ở bên kia bờ vĩ tuyến

Nhìn sao thao thức mấy năm rồi…

Sao đặc trời cao sáng suốt đêm,

Sao đêm chung sáng chẳng chia miền.

Trời còn có bữa sao quên mọc,

Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em.

Thật là trớ trêu! Một bài thơ Việt Nam, do người Việt sáng tác mà người Việt không có bản gốc, phải dịch từ bản tiếng Pháp, như thế tránh sao được những chỗ sai hay khác biệt về lời, về ý. Đó cũng là một nét đặc thù trong thời chiến.

(Tư liệu của Phan Thứ Lang)

(*) Anthologie de la Poésie Vietnamienne: hợp tuyển thơ Việt Nam. (**) Bước xuống tàu để tập kết ra Bắc./.

. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả đã chuyển từ SàiGòn.

Bài Thơ Thương Thay Thân Phận Con Tằm Đặc Sắc Nhất

Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Từ xa xưa, những bài ca dao Việt Nam với âm hưởng da diết, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc đã được người dân sáng tác và lưu truyền cho tới ngày nay. Nội dung của các bài ca dao ấy cũng rất phong phú, có những bài ca dao được sáng tác để phản ánh lịch sử, có những bài được sáng tác nhằm phản ánh đời sống tình cảm nhân dân hoặc phản ánh đời sống xã hội cũ. Trong số các bài ca dao phản ánh đời sống xã hội cũ thì bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” là một ví dụ tiêu biểu, nêu lên thân phận bé nhỏ của người nông dân trong xã hội cũ giống như những con tằm, con kiến.

Bài ca dao còn là tiếng nói của những con người thấp bé trong xã hội phải vất vả làm lụng, bài ca dao cũng là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn ác đã chèn ép người dân đến bước đường cùng.

Bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” được viết theo thể thơ lục bát, âm hưởng của bài ca dao mềm mại, câu từ mộc mạc, giản dị đã làm cho bài ca dao trở nên phổ biến trong dân gian Việt Nam:

“Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”.

Hình ảnh “con tằm” và “con kiến” trong 4 câu thơ đầu của bài ca dao chính là những hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận “bé nhỏ” trong xã hội cũ, họ là những người có địa vị thấp kém phải lam lũ làm ăn và chịu sự đàn áp của những kẻ có địa vị trong xã hội. Thân phận con tằm đã bé nhỏ, chỉ được ăn lá dâu nhưng lại phải nhả tơ – thứ tơ vàng óng ánh dùng để dệt thành vải, lụa và tạo ra những sản phẩm cao cấp có giá trị.

Sau khi nhả tơ xong, con tằm cũng hết giá trị và đồng nghĩa với việc cuộc đời của nó cũng kết thúc. Như vậy hình ảnh con tằm nhả tơ chính là một đại diện cho những người lao động trong xã hội cũ, họ bị bóc lột sức lao động để tạo ra của cải cho địa chủ, khi sức lao động yếu đi họ cũng sẽ bị sa thải hoặc bị đối xử tệ bạc và tàn ác.

Hình ảnh con kiến li ti khiến người ta có cảm giác thật bé nhỏ, những chú kiến ấy mải miết ngược xuôi để tìm mồi. Những chú kiến ấy cũng giống như những người nông dân ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đi sớm về khuya nhưng cuộc sống vẫn khó khăn vất vả.

“Thương thay hạc lánh đường mây Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi Thương thay con cuốc giữa trời. Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Hình ảnh cánh chim, con hạc, con cuốc nhà những hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao, có lẽ những người nông dân lao động tìm thấy sự đồng điệu giữa hình ảnh gầy guộc, lầm lũi của con vật với chính bản thân mình. Những chú chim mải miết bay đi tìm ăn, bay đến mỏi cánh mà không biết ngày nào sẽ kết thúc cuộc hành trình ấy, cũng giống như cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người dân lao động. Những con người bé nhỏ ấy phải cố gắng kiếm sống ngày qua ngày mà không biết khi nào cuộc sống ấy mới chấm dứt, không biết bao giờ mới hết đói hết khổ.

Hình ảnh con cuốc ở hai câu thơ cuối mới đáng thương làm sao, con cuốc bé nhỏ giữa bầu trời rộng lớn dẫu có kêu gào đến mức nào cũng không có ai thấu hiểu, không có ai lắng nghe. Con cuốc ấy cũng là hiện thân của người dân lao động thấp cổ bé họng, dù họ có kêu tới mức nào thì cũng không ai hiểu cho nỗi khổ của họ, không ai có thể cứu vớt họ khỏi cuộc sống tăm tối, khổ cực. Họ hoàn toàn không nhận được sự đồng cảm của mọi người, đặc biệt là giai cấp thống trị xã hội lúc bấy giờ vì vậy tiếng kêu than của họ cũng trở nên vô vọng.

Những người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật bé nhỏ tội nghiệp thường có sự đồng cảm bởi chính họ cũng nhỏ bé, tội nghiệp như những con vật ấy. Từ “thương thay” được lặp đi lặp lại trong suốt bài ca dao đã nhấn mạnh sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm vô bờ của người dân lao động đối với những con vật bé nhỏ và cũng chính là niềm thương cảm đối với bản thân họ.

Xã hội phong kiến giống như địa ngục trần gian của những người nhân dân lao động, cuộc sống lầm than khổ cực khiến họ phải cất tiếng than ai oán qua những bài ca dao. Những bài ca dao ấy vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay và đó sẽ là kho tàng văn hóa dân gian vô giá của dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta có nhiệm vụ phải gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết quý trọng hiện tại và cống hiến hết mình cho Tổ Quốc.

Các Bài Thơ Của Hồ Xuân Hương Về Thân Phận Người Phụ Nữ Xưa

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

2. Lấy chồng chung Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Năm chừng mười họa hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không

Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng

Cầm bằng làm mướn mướn không công

Nỗi này ví biết dường này nhỉ

Thời trước thôi đành ở vậy xong.

Đáng thương cho thân phận người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, cuộc sống của họ là chuỗi ngày long đong lận, người vợ vất vả lam lũ vì chồng con nhưng chưa chắc chắn được hạnh phúc. Đàn ông năm thê bảy thiếp nhưng phụ nữ, Họ là những người giàu đức hy sinh mà lại không được coi trọng bởi xã hội lạc hậu và khắc nghiệt.

3. Tự tình 1 Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

4. Tự tình 2 Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

5. Tự tình 3 Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

Vẫn là những câu thơ nói về nỗi buồn khổ, của người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le, bất hạnh. Người phụ nữ sống trong thời kỳ phong kiến dù có đẹp, dù có hy sinh hết thảy thì vẫn bẽ bàng, vẫn long đong lận đận với nước non, với đời, với tiếng yêu. Những dòng thơ của bà nói lên sự đồng cảm, bênh vực cho thân phận người phụ nữ xưa.

7. Thương Há dám thương đâu kẻ có chồng, Thương vì một nỗi hãy còn không. Thương con cuốc rũ kêu mùa Hạ, Thương cái bèo non giạt bể Đông. Thương cha mẹ nhện vương tơ lưới, Thương vợ chồng Ngâu cách mặt sông. ấy thương quân tử thương là thế, Há dám thương đâu kẻ có chồng.

Những dòng thơ là sự thấu hiểu tâm tư của Hồ Xuân Hương về dòng chảy của thời gian, cho thanh xuân tuổi trẻ, cho duyên phận mỗi người. Rằng thời gian và tuổi xuân cứ đi qua mà không hề trở lại, trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc vẫn gồng mình lên trước những sự nghiệt ngã.

các bài thơ của hồ xuân hương

Các bài thơ của Hồ Xuân Hương

8. Canh khuya

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan mấy nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy chòm

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình son trẻ tí con con.

Qua các bài thơ của Hồ Xuân Hương về thân phận người phụ nữ, chúng ta có thể nhìn thấy sự thấu hiểu, sự đồng cảm khao khát được hạnh phúc của những người phụ nữ xưa. Các bài thơ đều mang phong cách độc đáo và ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.

sưu tầm

Phân Tích Bài Ca Dao “Thương Thay Thân Phận Con Tằm…” (2)

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây.

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Ca dao, dân ca không chỉ là tiếng hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người mà còn là những tiếng than thân trách phận của những cuộc đời, cảnh ngộ bất hạnh, đắng cay. Ngoài ý nghĩa than thở, những bài ca dao mang tiếng nói từ những kiếp người nhỏ bé đáng thương còn là lời tố cáo đanh thép cái xã hội phong kiến bất công tàn ác. Chúng ta đã biết đến với một bài ca dao như thế:

Người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật nhỏ bé tội nghiệp thường có sự đồng cảm tự nhiên và hay vận vào thân phận của mình. Chính vì vậy, toàn bộ bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc về số phận hẩm hiu, khốn khổ. Con tằm bé nhỏ mà thật có ích. Chúng nhả ra những sợi tơ vàng óng dùng để dệt thành vải, lụa là phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người. Nhưng chúng chỉ được ăn lá dâu – thứ lá tầm thường nơi bãi sông đồng ruộng. Đã vậy, sau khi giúp con người lấy được thứ cần thiết, thoả mãn nhu cầu của con người thì tằm cũng chết. Cuộc đời tằm thật đáng thương, sống thì chẳng ăn được mấy mà cống hiến cho tới lúc lìa đời. Cuộc đời như thế khác nào cuộc đời người lao động xưa kia, suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực công lao. Họ bỏ ra quá nhiều nhưng chẳng hề được hưởng thụ dù chỉ là một chút thành quả lao động của mình. Đó chính là nguyên nhân của nghèo đói, của vất vả khó khăn và kéo dài trong bất công vô vọng.

Bé nhỏ hơn cả tằm là lũ kiến li li. Kiến sống thành đàn, đoàn kết hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Ấy thế mà cả đời vẫn chỉ ngược xuôi tất bật. Người lao động trước đây cũng vậy, suốt đời vất vả ngược xuôi, cần cù làm lụng mà vẫn cơ cực nghèo khổ. Họ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương với đồng ruộng cây lúa mà nghèo vẫn hoàn nghèo.

Hình ảnh con cò, con vạc là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao. Bởi người lao động nhìn thấy sự gần gũi thân thiết đến kì lạ giữa cái hình dáng lũ nghêu gầy guộc, cái dáng lấm lũi một mình lặn lội của chúng với thân phận hẩm hiu bé nhỏ của mình. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng vô vọng kiếm sống qua ngày mà người lao động đang trải qua. Hơn thế, con đường mưu sinh thật lắm gian truân, bất trắc, lực lượng vất vả đã đành, họ còn bị bao hiểm nguy rình rập. Quả là kiếp sống tội nghiệp đáng thương.

Có lẽ, đáng thương nhất vẫn là tiếng kêu não nùng, tiếng kêu rạc cổ khô họng, kêu ra máu của con cuốc giữa trời. Mặc dù ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế đất nước, hận mà chết, biến thành con chim Cuốc kêu ra rả suốt hè đến trào máu họng, nhưng nhân dân lao động xưa lại vận vào chính thân phận hèn kém của mình để nói lên nỗi bất công oan khuất. Song, những kẻ thấp cổ bé họng dù có kêu thấu trời cũng chẳng làm động lòng bọn thống trị nhẫn tâm, tàn ác. Họ chẳng có được sự cảm thông đồng điệu, sự công bằng soi tỏ. Như thế khác nào con Cuốc cứ khắc khoải da diết mà phí công vô ích.

Người lao động xưa phải chịu nỗi khổ nhiều bề và tiếng kêu, tiếng than ai oán của họ thực sự khiến người đọc xúc động cảm thương. Trước mỗi hình ảnh bất hạnh đáng thương là mô‐típ quen thuộc trong ca dao: Mô‐típ thương thay. Điệp ngữ ấy nối nhau kéo dài suốt tám dòng thơ diễn tả sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm dâng trào như những con sóng ập vào lòng người đọc. Đọc hết bài ca dao, ta nhận ra rằng, tác giả dân gian không phải chỉ thương thay, chỉ là người đứng bên cạnh cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh, hẩm hiu mà đáng thương cho chính thân phận nghèo khổ bé mọn của mình.

Hiện thực đen tối, tương lai mù mịt khiến nhân dân lao động xưa phải cất lên tiếng kêu, tiếng than ai oán. Ngày nay, cuộc sống chúng ta ấm no hạnh phúc vì có ánh sáng của Đảng, Cách mạng soi đường. Nhưng đọc những câu ca dao của một thời, chúng ta càng hiểu và đồng cảm với cha ông ta xưa, biết xót thương quá khứ, quý trọng cuộc sống hiện tại.