Ai Sáng Tác Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Ai Là Tác Giả Bài Thơ: Nam Quốc Sơn Hà

Ai là tác giả bài thơ: Nam Quốc Sơn Hà

Dẫn nguồn tư liệu:

Muốn biết ai là tác giả bài thơ thì trước hết phải biết bài thơ đó đang nằm trong những loại văn bản nào? Hiện nay, sơ bộ thống kê đã thấy có khoảng 30 dị bản bài thơ NQSH nằm trong các văn bản Hán Nôm chép tay hoặc khắc gỗ. Cụ thể là 8 bản Việt điện u linh, 10 bản Lĩnh nam chích quái, Thần phả đền cửa sông Ngũ Huyện (Quả Cảm, Hoà Long, Yên Phong, Bắc Ninh), Biển khắc bài thơ NQSH ở Phù Khê Đông (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Trương tôn thần sự tích, Thiên Nam vân lục liệt truyện, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử diễn âm, Việt sử quốc âm, Việt sử tiêu án, Việt sử tiệp kính, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí; Bằng trình thản bộ (1).

Các văn bản trên có thể quy về 5 thể tài: thần phả, thần tích, truyện ký, sử ký, địa chí, tạp lục. Tất cả đều là văn bản hoá truyền thuyết anh hùng Trương Hống, Trương Hát, còn gọi là Thánh Tam Giang, Trương tôn thần, Thần sông Như Nguyệt…Truyền thuyết kể rằng: Bà Văn Mẫu (Vũ Giàng-Bắc Ninh) mộng giao với Long thần sinh ra một bọc bốn trai một gái, đặt tên là Hống, Hát, Lừng, Lẫy và Đạm Nương. Hống, Hát ham học, thích chơi trò kỳ lạ, được thầy Lã dạy, làu thông binh thư võ lược. Lúc nhàn rỗi thường hỏi mẹ về cha, mẹ bèn thuật lại truyện cảm giao với Long thần họ Trương, bèn lấy Trương làm họ. Khi Triệu Việt Vương dấy nghĩa, Trương Hống, Trương Hát theo giúp, trở thành tướng giỏi. Triệu Việt Vương thất bại, Hậu Lý Nam Đế lên thay, muốn triệu hai ông ra giúp, hai anh em từ chối rồi tự vẫn để trọn tiết với chủ cũ. Thượng đế khen là tiết nghĩa, phong thần. Từng giúp Nam Tấn Vương Ngô Hậu Chúa dẹp loạn Lý Huy, Lê Đại Hành chống Tống năm 981, Lý Thường Kiệt chống Tống năm 1076, thần Trương Hống, Trương Hát đều đọc thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (2) khích lệ binh sĩ chiến đấu. Đến thời chống Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương cầu khấn âm phủ, nhất nhất đều linh ứng. Hai thần được nhiều đời vua bao phong thần tước. Nhân dân dựng lập gần 300 đền miếu thờ hai thần suốt cả các vùng lân cận sông Cầu, sông Thương (nay thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh) và nhiều làng xã nay thuộc Hải Dương, Hà Tây, Phú Thọ…

Hai mươi chín sự tích còn lại có khác nhau chút ít về tình tiết, về địa danh, về hiện tượng âm phủ, song vẫn khá ổn định về kết cấu và các tình tiết chính.

Ai là tác giả bài thơ?

Qua gần 30 văn bản trong đó có 30 bài thơ, không hề thấy một câu chữ nào ghi nhận bài thơ NQSH do Lý Thường Kiệt trực tiếp hay gián tiếp, đích thực hay tương truyền viết ra. Ở đâu bài thơ đó cũng là của Thần, do Thần ngâm đọc… Xin dẫn vài tư liệu sau đây…

– “Đến thời vua Lý Nhân Tông, quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ: “Nam quốc sơn hà …thủ bại hư”. Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước”.

(Việt điện u linh – Lý Tế Xuyên. Bản dịch. NXB Văn học, H.1972, tr 70-71)

– Đêm ấy Đại Hành một thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”.

Quân Tống nghe thơ, xéo đạp vào nhau mà chạy tan…Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân …sai dân phụng thờ …nay vẫn còn là phúc thần” (Lĩnh Nam chích quái – Vũ Quỳnh – Kiều Phú. Bản dịch, NXB Văn hoá, H, 1990, tr. 83-84).

Nhưng, chưa rõ vì sao, bài thơ NQSH đã bị ngộ nhận là của Lý Thường Kiệt, từ trước Cách mạng tháng Tám cho đến tận ngày nay. Có thể nói, không ít học giả đầy quyền uy học thuật như Trần Trọng Kim (trong Việt Nam sử lược), Hoàng Xuân Hãn (trong Lý Thường Kiệt), Nguyễn Đổng Chi (trong Việt Nam cổ văn học sử), Dương Quảng Hàm (trong Việt Nam văn học sử yếu), Đinh Gia Khánh (trong Lịch sử văn học Việt Nam), Văn Tân ( trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập1), Bùi Văn Nguyên (trong Văn học Việt Nam…) v.v…, và hầu hết những bộ sách lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Thơ văn Lý-Trần. Lịch sử văn học Việt Nam, Tổng tập văn học Việt Nam đều công nhiên khẳng định NQSH là bài thơ do Lý Thường Kiệt viết ra, hoặc trực tiếp, hoặc giả thác là của thần. Từ đó dẫn đến vô số loại sách báo, bảo tàng, đền miếu, di tích văn hoá lịch sử, nhà lưu niệm, triển lãm v.v…khắc hoạ tên Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Sự ngộ nhận phổ biến và kéo dài đến mức giáo sư sử học Hà Văn Tấn phải kêu lên: Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống, ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc chắn được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng cho đến nay, mọi người đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật (Lịch sử- Sự thật và sử học. Xưa và Nay tháng 3-1994).

Riêng tôi, tiếp bước các tiền bối Ngô Tất Tố (trong Văn học đời Lý), Hoa Bằng (trong Thử viết Việt Nam văn học sử), Nguyễn Văn Tố (trong Đọc sách Việt Nam văn học) v.v…và Trần Nghĩa (trong Thử xác lập văn bản bài thơ Nam quốc sơn hà), Trần Thị Băng Thanh (trong Văn hiến Thăng Long) v.v…những người chưa muốn bàn tới, hoặc thận trọng tồn nghi vấn đề tác giả NQSH… để gián tiếp, rồi trực tiếp phủ nhận Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ.

1. Hầu hết các ngôn bản trên đều tìm thấy trong bộ Thư mục đề yếu – Di sản Hán Nôm Việt Nam. NXB KHXH, H.1993, 3 tập.

2. Trương tôn thần sự tích xuất hiện muộn (1929) giống như một văn bản tổng kết về truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát. Ở bản này, thần đọc thơ hai từ âm phủ Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt, mỗi lần lời thơ lại có câu chữ khác nhau. Riêng lần hai, thơ thần đọc âm phù Lý Thường Kiệt chính là bài thơ đang lưu hành chính thức trong và ngoài trường học hiện nay:

Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự.

Sách trời định phận rõ non sông.

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!

Ngô Linh Ngọc dịch

Nguồn Xưa và Nay, số 83, tháng 1-2001

Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà

(1)

– Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì “không ít học giả nổi tiếng trong công trình khoa học của mình vẫn khẳng định: bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt” như Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử …

– Tuy nhiên Giáo sư Hà Văn Tấn đã đặt lại vấn đề rằng “không có một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả”

– Tác giả Viên Như cho rằng Nam Quốc Sơn Hà là tác phẩm của Thiền sư Không Lộ (1016 – 1094) sau khi “đặc biệt tìm hiểu về bài Ngôn Hoài từ đó đem so sánh với bài NQSH để thấy những mối tương đồng giữa hai bài thơ”

(2)

– Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì tác giả Bùi Duy Tân “đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học để khẳng định bài thơ Nam quốc sơn hà là khuyết danh, không phải của Lý Thường Kiệt”

(3)

– Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà có từ bao giờ của tác giả Đinh Ngọc Thu. Tác giả dựa vào 2 chữ Thiên Thư mà cho rằng “bài thơ trên chỉ có thể xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt đánh Tống bên sông Như Nguyệt đầu năm 1077 mà thôi”.

– Bàn về hai chữ “Thiên thư” trong bài Nam quốc sơn hà của tác giả Lê Văn Quán.

– Cần dịch lại bài thơ Nam quốc sơn hà của tác giả Nguyễn Hùng Vĩ

– Bàn lại cách dịch bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng

– Vài điều cần trao đổi thêm về bài Nam Quốc Sơn Hà của tác giả Nguyễn Khắc Phi

– Phát hiện tiền thân bài “Nam quốc sơn hà” của ký giả Vũ Kim Biên

– Và còn rất nhiều nữa (xin xem một phần trong hình 2)

(4)

– Bộ chính sử thời Lê là Đại Việt sử kí toàn thư chép bài thơ tại mục năm bính thìn (1076)

– Lĩnh Nam chích quái chép bài thơ trong truyện Long Nhãn Như Nguyệt nhị thần truyện

– Việt điện u linh chép bài thơ trong truyện Trương Hống Trương Hát (Khước địch thiên hựu trợ thuận đại vương, Uy địch dũng cảm hiển thắng đại vương)

4.2 Bài thơ thời Lê Đại Hành

Tác giả Nguyễn Thị Oanh nhận định rằng “Theo chúng tôi, có thể ban đầu VĐUL đã chép truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát gắn với vua Lê Đại Hành và công cuộc chống giặc Tống xâm lược theo đúng hào khí lịch sử thời bấy giờ, nhưng về sau do quan điểm Nho giáo, coi trọng chính thống như đã phân tích trên, người biên soạn có thể đã thay đổi nội dung của truyền thuyết. Khi đã thay đổi nội dung của truyền thuyết, thì bài thơ vốn có trong truyền thuyết sẽ gắn cho nhân vật lịch sử nào ? Không phải vua Ngô Nam Tấn bởi vua Nam Tấn không đánh giặc ngoại xâm. Lý Thường Kiệt, vị anh hùng dân tộc đã đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt có lẽ là người xứng đáng nhất để thần hiển hiện đọc bài thơ cổ vũ binh sĩ”

4.3 Bàn luận

– 1 là Việt điện u linh có các dị bản ít thay đổi, như chính tác giả đã thừa nhận “các dị bản của sách VĐUL, chúng tôi thấy không có sự khác nhau giữa chúng”

– 2 là Lĩnh Nam chích quái có các dị bản rất khác nhau, cụ thể: bản A.2914 cho biết ae họ Trương là ng thời Ngô, ko qui thuận họ Đinh, nên phải uống thuốc độc tự tử; trong khi bản A.33 lại cho biết ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, ko qui thuận Lí Nam Đế, nên phải uống thuốc độc tự tử

* So sánh cốt truyện của Việt điện u linh và 2 bản của Lĩnh Nam chích quái thì ng viết xếp làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1 là Việt điện u linh: ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Ngô vương Quyền và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn

+ Nhóm 2 là Lĩnh Nam chích quái 3: ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn

+ Nhóm 3 là Lĩnh Nam chích quái 4: ae họ Trương là bộ tướng của Ngô vương Quyền, bị Đinh Tiên Hoàng ép chết, sau hiển linh giúp Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn

– 4 là chúng ta thấy nhóm 1 có đầy đủ các yếu tố để tạo nên nhóm 2 và nhóm 3, cụ thể với yếu tố thân thế là bộ tướng của Triệu Việt vương thì nhóm 1 có thể kiến tạo nên nhóm 2 và với yếu tố hiển linh giúp Ngô vương Quyền thì nhóm 1 có thể kiến tạo nên nhóm 3; Nhưng chỉ từ nhóm 2 hoặc nhóm 3 riêng lẻ ko đủ yếu tố để kiến tạo nên nhóm 1, cụ thể nhóm 2 thiếu yếu tố Ngô vương Quyền, trong khi nhóm 3 thiếu yếu tố Triệu Việt vương.

(nôm na như kiểu Lão Ngoan Đồng chia bộ Cửu âm chân kinh làm quyển thượng và quyện hạ)

– 5 là Việt điện u linh cho thấy nó được soạn dựa trên 1 tài liệu cổ hơn nó là Sử kí của Đỗ Thiện, chỗ này ng viết xin dẫn lời nhận xét của dịch giả Lê Hữu Mục (để cho khách quan) như sau “Lý Tế Xuyên cho ta biết rõ ràng rằng chuyện Sĩ Nhiếp của ông là do hai nguồn tài liệu tạo nên; sự thẳng thắn ấy làm cho chúng ta không hoài nghi sự trung thực của ông (…) Chính giáo sư Durand rất khe khắt với Lý Tế Xuyên cũng đã công nhận bản văn của tác giả là bản Ngô Chí được sao lại và biến chế thay đổi đi, như thế ta có thể thẳng thắn công nhận rằng Lý Tế Xuyên đã sáng tác trong khuôn khổ của bản Ngô Chí, đã triệt để tôn trọng tài liệu và chỉ thêm bớt khi nào cảm thấy cần thiết”.

+ rõ ràng sự trung thực của tác giả sách Việt điện u linh được đánh giá rất cao

+ và sách ấy lại dẫn 1 tài liệu sử, có trước đó, thì hẳn là mọi sự đã rõ

* Như vậy chúng ta có thể khẳng định: ae họ Trương được cho là bộ tướng của Triệu Việt Vương và bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Ngô Tiên Chúa và Nam Tấn Vương.

4.4 Tồn nghi

– Lại thêm, nhiều tác giả cho rằng Đỗ Thiện làm quan cuối triều Nhân Tông và đầu triều Thần Tông, nếu đúng thì về mặt thời gian, ko có mâu thuẫn.

* Với tất cả những điểm đã bàn ở trên thì rõ ràng ghi chép của Việt điện u linh là đáng tin cậy hơn Lĩnh Nam chích quái và hẳn nhiên giả thuyết bài thơ Nam Quốc Sơn Hà gắn với cuộc kháng chiến chống Tống bên bờ sông Như Nguyệt là xác tín hơn.

– Tuy nhiên ở trên chúng ta mới chỉ đang bàn xem giữa Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái thì sách nào ghi chép đáng tin cậy hơn, chứ chưa bàn tới việc liệu rằng ghi chép của Sử kí có đáng tin cậy hay ko, nói cách khác bài thơ Nam Quốc Sơn Hà gắn với cuộc kháng Tống của Thường Kiệt là đáng tin hơn đấy, nhưng đã phải là sự thực chưa ?

* Người viết xin dẫn 1 bài thơ của Tập Hiền Học Sĩ Hà Đông Tống Bột được Lê Tắc chép trong An Nam chí lược như sau:

Bể Nam người Việt tự làm ăn (Sông núi nước Nam vua Nam ở)

Vốn chẳng phiền chi đến sứ thần (Sách trời định phận đã rõ ràng)

Linh thú hai ban đều bãi bỏ (Cớ sao giặc dữ dám xâm phạm)

Hán triều nhân hậu có vua Văn (Chờ đấy loài bây sẽ nát tan)

(hí hí, những bài kiểu này, mọi ng thông cảm, muốn kết lắm, mà ko kết nổi, nhân chuyện thơ văn, bữa sau em nói chuyện nguồn gốc thơ lục bát để hầu các bác)

Ai Đã Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Ở Đền Trương Tướng Quân

Lê Đắc Chỉnh

Đặt vấn đề

Nam quốc sơn hà (NQSH) là bài thơ rất nổi tiếng, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt nam. Bài thơ xuất hiện 2 lần trong 2 trận đánh Tống vang dội cách nhau gần 100 năm (981 [1] và 1077 [2]) ở vùng cửa sông Cà Lồ.  Tuy nhiên đến nay vẫn chưa biết ai là tác giả và ai đã đọc bài thơ trong hai trận đánh Tống đó.

Biết rằng sau khi phát tích lần đầu vào năm 981 và được sử dụng lại vào năm 1077, NQSH chỉ lưu truyền trong nhân dân, sau nhiều thế kỷ mới chính thức được ghi vào quốc sử. Theo Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư (ĐVSKBKTT), quyển III, xuất bản năm 1697 [3],  trong mục Nhân Tông hoàng đế (nhà Lý), sự tích về bài thơ này được chép như sau: “Vua sai  Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người…”.  Rồi  “Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:  Sông núi nước Nam, Nam Đế ở. Rõ ràng phân định tại sách trời. Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? Cứ thử làm xem, chuốc bại nhơ?“ và  “sau đó quả nhiên như thế”.

Sử liệu chỉ ghi có như vậy thế nhưng người đời sau lại đoán rằng trong cuộc chiến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt (một khúc sông Cầu), Lý Thường Kiệt đã sai người vào trong đền thờ Trương tướng quân đọc vang bài thơ NQSH để khích lệ tinh thần quân sĩ Đại Việt. Đi xa hơn có người còn cho rằng Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ này [4]. Từ đó người ta cứ đưa như thế vào giảng dạy nhiều năm trong các trường phổ thông làm cho GS Hà Văn Tấn [5] phải kêu lên “Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả”. Sử cũ chỉ cho biết các binh sĩ đang chiến đấu ở đó nghe thấy tiếng đọc bài thơ và trong những năm còn lại dưới vương triều Lý cũng không tìm thấy văn bản nào có bài thơ này.

Bài thơ chỉ có 4 câu với 28 chữ Hán, nhưng khi xuất hiện luôn được gắn liền với truyền thuyết về hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm ở giữa thế kỷ thứ VI tên là Trương Hống và Trương Hát. Qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu cho thấy cả 2 địa danh xuất hiện của bài thơ, thành Bình Lỗ [6] và đền Trương tướng quân, đều nằm rất gần cửa sông Cà Lồ và trong khu vực căn cứ kháng chiến cũ của hai vị anh hùng họ Trương.

Đến nay có thể khẳng định NQSH không phải của Lý Thường Kiệt [7] và cũng không có tài liệu nào ghi việc ông cho người vào đền Trương tướng quân đọc bài thơ này.  Tuy nhiên, một số sử liệu cũng hé lộ việc thái úy Lý Thường Kiệt có đến đền Xà [8] (tức đền Trương tướng quân) để mượn quân của Thánh Tam giang [9], [10].  Từ những thông tin này chúng ta có thể xác định ai đã đọc bài thơ NQSH ở đền Trương tướng quân vào cái đêm hôm đó.

    Đền Trương tướng quân và câu chuyện mượn quân của Lý Thường Kiệt

    Đền Trương tướng quân là ngôi đền chính thờ Thánh Tam giang nằm ở bên bờ sông Cầu, gần cửa sông Cà Lồ (hay Vũ Bình Khẩu), có tọa độ  là 21o 14’ 30,95”  vĩ tuyến Bắc và 105o 56’ 2,32”  kinh tuyến Đông.  Nơi này thuộc đất làng Xà (nay là Xà Đoài, xã Tam giang, huyện Yên phong, tỉnh Bắc ninh) nên nhân dân trong vùng quen gọi là đền Xà. 

    Tại khu vực này dưới thời vua Lý Nhân Tông, giữa hai bờ sông Như Nguyệt (một khúc sông Cầu) đã xảy ra một cuộc chiến khốc liệt kéo dài từ 18/1/1077 đến 28/2/1077 [11] giữa 6 vạn quân Đại Việt ở bờ Nam chống nhau với 10 vạn quân Đại Tống ở bờ Bắc. Trong 2 tháng đầu quân hai bên lần lượt vượt sông tấn công sang nhau. Với lực lượng đông đảo và tinh nhuệ, ban đầu quân Tống từ bờ Bắc vượt sông 2 lần, nhưng bị chặn đánh quyết liệt, bị giết 1000 tên và phải rút lui. Sau đó đến lượt quân Đại Việt, Lý Thường Kiệt dùng 2 vạn thủy quân  do hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn chỉ huy  đổ bộ lên bờ Bắc tấn công vào gần 5 vạn quân do Quách Quỳ chỉ huy. Bị quân Tống chống trả quyết liệt, quân Đại Việt phải rút lui về bờ Nam, khi qua sông bị bắn đá theo nên thương vong nhiều, mất vài ngàn người, hai chủ tướng đều tử nạn. Trong lúc đội thủy quân hầu như không còn sức chiến đấu và so sánh lực lượng nghiêng thêm về phía quân Tống. Chính lúc đó Lý Thường Kiệt nhận được viện binh (Thiên binh) của đền Xà.  

    Sự kiện này được ghi lại như sau [9] : “Đến thời Hậu Lý vua sai Lý Thường Kiệt đi đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt, đóng đại bản doanh ở đền thờ Cao Sơn trên núi đền Yên Phụ (nơi này cách đền Xà khoảng 4 km). Lý Thường Kiệt sắm lễ cầu đảo xin thần giúp kế đánh giặc. Đêm ấy ông nằm mộng gặp thần hiện lên bảo rằng: “Tướng quân hãy đến đền Xà mượn quân của Thánh Tam Giang, còn ta không có lính tráng, nhưng cũng sẽ giúp Tướng quân”. Nghe lời dặn của Cao Sơn, Lý Thường Kiệt sắm lễ tới đền Xà cầu xin Thánh Tam Giang. Tam Giang vui vẻ nhận lời và cho mượn quân chia làm hai đạo đi đánh quân Tống: đạo Cờ trắng đánh từ ngã ba Xà (cửa sông Cà Lồ) ngược lên tới Đu, Đuổm (Thái Nguyên), đạo quân Cờ xanh đánh từ ngã ba Xà xuôi xuống tận sông Lục Đầu. Thế rồi vào một đêm mưa to gió lớn được quân của Thánh Tam Giang ngầm giúp, Lý Thường Kiệt tổ chức đánh úp đồn quân Tống ở Mai Thượng. Từ trên không trung bỗng nghe văng vẳng người đọc vần thơ đanh thép:  “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Vua trời đã định tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Một trận gió thổi quét sạch không”. Quả nhiên trận ấy quân ta vừa đánh thì giặc đã tan”.

    Kết quả là chỉ trong vòng một đêm, cả một khu doanh trại tập trung đến ba, bốn vạn quân Tống do phó tướng nổi tiếng của địch là Triệu Tiết chỉ huy trên cánh đồng làng Mai Thượng (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đối diện với đền Xà bị đánh tan, năm sáu phần mười bị giết chết tại trận [11]. Chiến thắng vang dội của trận tập kích chiến lược đã buộc nhà Tống nhanh chóng rút quân về nước và chấm dứt xâm lược nước ta.

    Qua câu truyện về giấc mộng của Lý Thường Kiệt trên núi đền Yên Phụ cho thấy người dân trong vùng đã phát hiện ra đội dân binh ở đền Xà. Thái úy Lý Thường Kiệt đã tự đến đền Xà mượn quân của Thánh Tam giang và đi đến hợp nhất lực lượng trước trận đánh lịch sử. Sau cuộc hội ngộ ở đền Xà, Lý Thường Kiệt đã huy động thêm được một đội dân binh đông đảo và không kém phần tinh nhuệ. Với lực lượng bổ xung, ông đã tạo ra tình thế bất ngờ và quyết định cho đánh thẳng vào doanh trại địch bên kia sông, kết quả là đã tiêu diệt gọn đội quân Tống hàng vạn tên trong một đêm [11]. Từ câu chuyện về bài thơ thần đọc ở đền Trương tướng quân (tức đền Xà) đến đội quân của Thánh Tam Giang, đối chiếu với lịch sử cho thấy nội dung cơ bản của trận đánh là có thật [12]. Vậy đội quân của Thánh Tam giang là đội quân nào, họ từ đâu mà ra?  Bí mật này cần được làm rõ.

      Đội quân của Thánh Tam giang và câu chuyện về hậu duệ của hoàng đế Lê Trung Tông (nhà Tiền Lê)

      Sử liệu cho biết đền Trương tướng quân nằm trên chiến tuyến sông Như Nguyệt, nay vẫn còn và được coi là nơi phát ích của bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Trải qua hơn 1000 năm, ngôi đền luôn được nhân dân trong vùng, trong đó có một dòng họ đông đảo là hậu duệ của Hoàng đế Lê Trung Tông [13] chăm nom và tôn tạo.

      Để làm rõ điều này, ta cần ngược lại dòng lịch sử và bắt gặp các sự kiện của năm 1005. Khi đó Lê Đại Hành có 12 người con trai, họ đều đã được phong vương trên 10 năm. Trong số đó có 10 người được phong đất trấn trị, còn 2 người là con trưởng và hoàng tử thứ ba là Lê Long Việt được chọn ở lại bên cạnh vua cha để rèn luyện thêm cho việc kế vị [14].

      Năm 1000, người con trưởng ốm chết, Long Việt còn nhỏ nên 4 năm sau mới được lập làm Thái Tử.  Nhưng ngay năm sau (1005) tai họa ập xuống, vua cha đột ngột băng hà. Theo di chiếu của nhà vua, triều thần tôn Thái tử lên ngôi báu lấy hiệu là Trung Tông. Nhà vua lúc đó mới 22 tuổi, tình hình trở nên rối ren, vua mới bị giết chết. Khi Trung Tông chết ”Bầy tôi đều chạy chốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc” [13].

      Theo sử liệu thì Lê Long Đĩnh là người cướp được ngôi vua và phải đi đánh dẹp các nơi. Vợ và con Trung Tông nhân cơ hội đó đã theo đường hành quân đánh Tống năm xưa của Lê Đại Hành, ngược lên phía Bắc, chạy trốn về Vũ Bình Khẩu (cửa sông Cà Lồ), nơi có thành Bình Lỗ [15]. Khi đó nơi này vẫn thuộc quyền quản lý của hoàng tử thứ 7 tên là Lê Long Tung [16]. Từ đó họ định cư ở đây và dần dần phát triển thành một dòng họ lớn.

      Tại Xà Đông (nay là thôn Phương La Đông, xã Tam giang, huyện Yên phong, tỉnh Bắc ninh) còn lưu giữ tộc phả của 6 chi thuộc hậu duệ Hoàng Đế Lê Trung Tông. Trong đó cụ tổ xa xưa của dòng họ này để lại 3 câu chữ Hán, dịch ra như sau: “Tránh cái hiểm họa Long Đĩnh. Chuyển gia quyến về cửa sông Cà Lồ. Giấu tung tích mà lập nghiệp” [17].  

      Vậy là từ năm 1005 đã có một nhánh của hậu duệ Hoàng đế Lê Trung Tông, dấu họ đổi tên, trốn chạy về vùng sông nước và rừng rậm xung quanh khu vực đền Trương tướng quân.  Cùng đi với gia quyến của vợ con Trung Tông còn có các trung thần của nhà Tiền Lê, họ là những thiền sư tài giỏi (Khuông Việt Đại sư), các tướng lĩnh, binh lính dũng cảm và cả những gia quyến của các hoàng tử không chịu thần phục nhà Lý.

      Với mục đích ban đầu là để tự bảo vệ mình và xa hơn là chờ thời cơ thuận lợi khôi phục lại sự nghiệp nhà Tiền Lê, hậu duệ Hoàng đế Lê Trung Tông đã tập hợp được một lực lượng đáng kế, bí mật hoạt động suốt dọc sông Cà Lồ và Như Nguyệt. Trong thời gian 72 năm (1005 – 1077), đội quân này đã phát triển đến mức không thể dấu kín được nữa. Qua câu truyện về giấc mộng của Lý Thường Kiệt trên núi đền Yên Phụ cho thấy người dân trong vùng đã phát hiện ra. Theo dã sử thì chính Lý Thường Kiệt đã  tự đến đền Xà (đền Trương tướng quân), đại bản doanh của hậu duệ nhà Tiền Lê,  để mượn quân.

        Hậu duệ hoàng đế Lê Trung Tông đã đọc bài thơ NQSH ở đền Trương tướng quân

        Qua câu chuyện về bài thơ thần được đọc ở đền Trương tướng quân và đội quân của Thánh Tam Giang, đối chiếu với lịch sử cho thấy nội dung cơ bản của trận đánh trên cánh đồng làng Mai Thượng là có thật. Đội quân của Thánh Tam Giang khi xông lên giết địch đã đọc bài thơ NQSH vang vọng cả bầu trời đêm khuya. Vậy đội quân của Thánh Tam giang (do phải dấu họ đổi tên) đông và mạnh đến mức nào?

        Theo sử liệu, sau chính biến năm 1005 ở Hoa Lư, ngoài Lê Long Đĩnh ra vẫn còn 7 hoàng tử nhà Tiền Lê sống sót. Theo PGS Trần Bá Chí phải đến thời cuối Lý đầu Trần, mới bắt gặp nhân vật Lê Khâm (hậu duệ nhà Tiền Lê). Còn suốt chặng đường từ Lý Thái Tông (Lý Phật Mã) đến Lý Chiêu Hoàng chưa rõ cảnh sinh hoạt của các con Lê Đại Hành như thế nào [12].

        Sở dĩ như vậy bởi vì hậu duệ nhà Tiền Lê đã dấu họ đổi tên. Đến khi nhà Lý dời đô về Thăng Long (rất gần đền Trương tướng quân) thì Lê Long Tung đã bí mật đưa lực lượng của mình dời Cổ Loa vào chiếm lĩnh vùng Diễn Châu (Nghệ An) [14].

        Còn Lê Long Diên (con của Hoàng đế Lê Trung Tông) khi đó do còn nhỏ nên vẫn ở lại vùng cửa sông Cà Lồ cùng với các trung thần và thân thuộc của mình. Khi Lê Long Đĩnh chết (1009) sử liệu cũng không nhắc đến Lê Long Đề [17]  nữa, có thể ông cũng đã dấu họ đổi tên và rút vào bí mật.

        Khi chiến tranh Tống – Việt lần 2 nổ ra (1075 -1077), cùng với nhân dân cả nước,  các đội dân binh của hậu duệ nhà Tiền Lê cũng tự động tập hợp nhau lại và kéo về vùng cửa sông Cà Lồ, bí mật hợp sức với đội quân của hoàng tử Lê Long Diên. Nhờ đó mà hậu duệ hoàng đế Lê Trung Tông nhanh chóng lập được một đội dân binh đông đảo, lấy đền Xà làm đại bản doanh. Khi chiến sự lan đến nơi này, họ trở thành đội quân đông đảo dưới cái danh của Thánh Tam giang. Đúng lúc đó Lý Thường Kiêt đã đến đền Xà để mượn quân.

        Sự thật này cho thấy bài thơ NQSH xuất hiện lần đầu từ thời Lê Đại Hành, được hậu duệ nhà Tiền Lê lưu giữ, bài thơ đã bền bỉ sống trong lòng nhân dân, rồi được nhân dân ta trong cả nước tiếp tục lưu giữ qua nhiều thế kỷ. Đến nay bài thơ còn để lại dấu tích ở 372 ngôi đền miếu khác nhau dọc hai con sông Cầu và sông Thương [18].

          Nhận xét

          Qua những phân tích ở trên có thể đi đến khảng định chính hậu duệ Hoàng đế Lê Trung Tông (Tiền Lê) đã lưu giữ bài thơ NQSH và  96 năm sau (981 – 1077) họ lại sử dụng bài thơ để đọc ở đền Trương tướng quân.

          THAM KHẢO

          [1]. Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt. Lĩnh Nam Chích Quái.

          https://trandinhhoanh.wordpress.com/2010/05/15/linh-nam-chich-quai-truy%E1%BB%87n-hai-v%E1%BB%8B-th%E1%BA%A7n-%E1%BB%9F-long-nhan-nh%C6%B0-guy%E1%BB%87t/

          [2]. Truyện Trương Hống, Trương Hát.  Việt Điện U Linh trang 59-61, Lý Tế Xuyên

          https://quangduc.com/images/file/DbM05n_d1AgQAHU7/viet-dien-u-linh-tap-ly-te-xuyen.pdf

          [3]. Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn, Quyển III, Nhà Lý: Nhân Tông Hoàng đế.

          https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_S%E1%BB%AD_K%C3%BD_B%E1%BA%A3n_K%E1%BB%B7_To%C3%A0n_Th%C6%B0_3:_Nh%C3%A0_L%C3%BD_(1054_-_1138)

          [4]. Bùi Duy Tân: Về truyền thuyết một bài thơ: NAM QUỐC SƠN HÀ là vô danh, không phải của Lý Thường Kiệt.  http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/ve-truyen-thuyet-mot-bai-tho-nam-quoc-son-ha-la-vo-danh-khong-phai-cua-ly-thuong-kiet

          [5]. Hà Văn Tấn: Lịch sử, sự thật và sử học. Báo Tổ Quốc số 401, tháng 1/1988 hoặc  http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/lich-su-su-that-va-su-hoc 

          [6]. Bình Lỗ. Thành Bình Lỗ nằm trong căn cứ kháng chiến của Trương Hống, Trương Hát.  https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_L%E1%BB%97#Th%C3%A0nh_B%C3%ACnh_L%E1%BB%97_n%E1%BA%B1m_trong_c%C4%83n_c%E1%BB%A9_kh%C3%A1ng_chi%E1%BA%BFn_c%E1%BB%A7a_Tr%C6%B0%C6%A1ng_H%E1%BB%91ng,_Tr%C6%B0%C6%A1ng_H%C3%A1t

          [7]. Trần Hưng: Bài thơ “Nam quốc sơn hà”  là của ai?  https://trithucvn.net/van-hoa/khong-phai-cua-ly-thuong-kiet-bai-tho-nam-quoc-son-ha-co-tu-bao-gio.html

          [8]. Nguyễn Đình Hưng-VanhoaOnline. Ngày 7/2/2010: Phát hiện văn bản bài thơ “Nam quốc sơn hà”.  http://tuyengiao.vn/van-hoa/tin-hoat-dong/phat-hien-van-ban-bai-tho-nam-quoc-son-ha-17392

          [9]. Thánh Tam giang. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh_Tam_Giang

          [10].  Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, …: Chiến thắng Như Nguyệt, mùa xuân 1077. Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 11/2010. http://thu.vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/chiendich/Chien-thang-Nhu-Nguyet-mua-xuan-nam-1077/201011/49908.vnd

          [11].  Nơi bắt đầu của huyền thoại Nam quốc sơn hà.

          [12]. Lê Trung Tông (Tiền Lê).

          https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Trung_T%C3%B4ng_(Ti%E1%BB%81n_L%C3%AA)

          [13]. Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn. Phần hai: Sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trần Bá Chí: Bàn thêm về sự nghiệp cứu nước và hậu duệ của Lê Hoàn.

          https://lichsuhuyenbivietnam.blogspot.com/2013/03/boi-canh-lich-su-cua-le-hoan-va-viec.html

          [14].  Bình Lỗ. Wikipedia.

          https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_L%E1%BB%97

          [15]. Lê Long Tung. Wikipedia. https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Long_Tung

          [16]. Họ Lê Lục Chi: Gia phả họ Lê Đắc và nhà trưởng họ Lê Đắc Ảnh. 1990.

          [17]. Lê Long Đề. Wikipedia.

           https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Long_%C4%90%E1%BB%81

          [18]. Nguyễn Thị Oanh. Về thời điểm ra đời của bài thơ NQSH. Tạp chí Hán Nôm. Số 1/2002. hoặc Hồ sơ văn học. 15/11/2015.

          https://phebinhvanhoc.com.vn/ve-thoi-diem-ra-doi-bai-tho-nam-quoc-son-ha/

          Chia sẻ:

          Twitter

          Facebook

          Thích bài này:

          Thích

          Đang tải…

Thử Dịch Lại Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà

I. Lời mở

1. Lâu nay khi đọc những bản dịch thơ “Nam quốc sơn hà” ta thấy ít có bản dịch nào thật hay, đến độ tín, đạt, nhã. Ngay cả bản dịch được xem là khá đạt như bản của cụ Trần Trọng Kim (hay là Hoàng Xuân Hãn?) cũng còn nhiều chỗ phải bàn thêm. (Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! – Bản dịch này có chỗ ghi Trần Trọng Kim, có chỗ ghi Hoàng Xuân Hãn?). Rồi trong cả những bản dịch của các bậc thức giả, các vị quảng bác uyên thâm Hán Nôm như Nguyễn Đổng Chi, Ngô Linh Ngọc, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Đăng Thục, Lê Thước, Nam Trân… vẫn còn nhiều chuyện cần trao đổi lại. Như chữ và nghĩa, ý và lời, vần luật và giọng điệu. Sự khác biệt (nếu không muốn nói là sai biệt) ở đây đôi khi lại rất xa.

Đặc biệt gần đây, bản dịch của hai cụ Lê Thước, Nam Trân được đưa vào SGK Văn 7 đã gây nên một cuộc tranh luận chưa có hồi kết. Bởi thế chúng tôi cho rằng, việc dịch lại “Nam quốc sơn hà”, ngõ hầu tìm ra được bản dịch hay, theo tiêu chuẩn tín, đạt, nhã là một việc làm rất cần thiết.

2. Theo nhiều người tìm hiểu và nghiên cứu thì “Nam quốc sơn hà” có khoảng 35 dị bản. Việc xác định đâu là bản nguyên tác (hoặc gần với bản nguyên tác) là điều thiết yếu và vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, về thời điểm ra đời của áng thơ bất hủ này cũng còn nhiều điều chưa thật thống nhất. Những tồn nghi, tranh luận về tác phẩm, tác giả rất cần sự tham gia của những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu văn chương trung đại, các nhà sử học, đặng làm sáng tỏ thêm, xác tín thêm giá trị của kiệt tác “Nam quốc sơn hà”.

Những người dịch thơ xưa nay, dù đạt hay chưa đạt đến độ hay của bản chữ Hán, thường coi bản hiện hành là chuẩn. Trong khi chờ đợi khảo cứu văn bản để đi đến một sự thống nhất chung, chúng tôi xin lấy bản chữ Hán trong Châu bản triều Nguyễn làm bản gốc. Bởi lẽ, xét trên nhiều bình diện, bản này được xem là có nhiều ưu điểm nhất (từ câu chữ đến ý tứ và giọng điệu đều hợp cách và hay).

Trong bài viết này, chúng tôi không bàn đến tác giả, cũng như không bàn đến những dị bản khác (Phiên âm Hán Việt – Châu bản triều Nguyễn: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên phân định tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”).

II. Đôi điều về một số bản dịch thơ

1. Trước hết, chúng ta khẳng định những bản dịch thơ ra tiếng Việt dùng chữ “đế” (Nam đế) như trong bản chữ Hán được coi là chuẩn nhất. Nó nói đúng ý của tác giả bài thơ. Người xưa dùng “Nam đế” là để đối sánh với “Bắc đế”. Dùng chữ đế với nghĩa là hoàng đế, là vua nước lớn thể hiện đúng và hay tinh thần tự chủ, tự cường của dân tộc ta từ thời dựng nước độc lập (sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc). Chữ “Nam đế” thấm đầy tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của cha ông ta. Tinh thần ấy sau này lại được Nguyễn Trãi khẳng định đầy kiêu hãnh trong “Bình Ngô đại cáo”: “Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên làm đế một phương”

– Trước đây dịch “mỗi bên hùng cứ một phương”. Và gần hơn là trong tinh thần của thời đại Tây Sơn với Hoàng đế Quang Trung vĩ đại .

2. Đương nhiên, trong một số bản dịch thơ, nhiều dịch giả dùng chữ “vua/ vương” để dịch chữ “đế” (trong Nam đế) cũng được coi là hợp lý. Song, có ý kiến cho rằng, chữ “đế” (trong “hoàng đế”) cao hơn chữ vương/ vua. Bởi vì, “đế” là vua nước lớn (phân biệt với “vương” là vua nước nhỏ hoặc vua chư hầu). Cho nên dịch “Nam đế” là “vua nước Nam/ vua Nam” cũng chưa thật sát nghĩa, đúng nghĩa của tác giả trong bản Hán văn (tạm gọi là nguyên tác như đã xác định ở phần trước).

Ví như câu thơ dịch “Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự” (Ngô Linh Ngọc), hay câu “Sông núi nước Nam, Nam đế chủ” (Bùi Văn Nguyên), tuy giữ được chữ “đế” nhưng chữ “ngự” dù có hợp nghĩa khi đi với chữ “đế” lại vẫn mất vần luật. Vần bằng trong nguyên tác đã đổi ra vần trắc. Đó là chưa nói dùng vần trắc ở đây làm nhẹ đi, yếu đi chất hùng văn đĩnh đạc, đàng hoàng đầy hào khí vốn có trong giọng thơ của câu mở đầu. Vần bằng (cư) cao (phù bình) vang ngân xa. Vần trắc (ngự, chủ) thấp, khép, ngắn.

Ở câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” (hay “Tiệt nhiên phân định tại thiên thư”?), trong nhiều bản dịch thơ ngỡ như không phải bàn thêm vì ngữ nghĩa lời thơ khá rõ. Dẫu thế, theo thiển nghĩ của chúng tôi, có hai điểm cần tham chiếu sâu hơn.

Thứ nhất là hai chữ “tiệt nhiên”. Các bản dịch phần lớn là theo nghĩa: rõ ràng, hoàn toàn, phân biệt đâu ra đấy, nên thường dịch là “rành rành” (hay “Rõ/ hiển nhiên/ vằng vặc/…). Dịch như thế cũng coi là hợp lý. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ở câu thơ này ý nghĩa sâu xa của nguyên tác nằm trong 4 chữ “tiệt nhiên” và “thiên thư”. Bốn chữ này có thể coi là “nhãn tự” (chữ mắt/ mắt chữ) mà không sợ nói quá lên. Hiểu thế, ta sẽ thấy ý nghĩa tư tưởng lớn lao của bài thơ hội tụ ở câu thơ này. Bởi lẽ, hai chữ “tiệt nhiên” theo “Hán – Việt từ điển” của cụ Đào Duy Anh có nghĩa là: “Đạo lý chính đáng, không di dịch được”. Như vậy, câu thơ nguyên tác toát lên vẻ đẹp của tư tưởng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” như một nguyên lý, một chân lý. Đạo lý chính đáng ấy đã được “phân định ở sách Trời”, không di dịch được, “không ai chối cãi được” (mượn chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Khi ấy ta có thể khẳng định “Nam quốc sơn hà” là áng “thiên cổ hùng thi”, là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta là hay, là chính xác và đầy sức thuyết phục. Đã là “phân định tại Thiên thư” thì dẫu là “thiên tử” (con trời) thì cũng không “cãi” được Trời và sách Trời.

3. Câu 3 và câu 4, từ ngôn ngữ, ý nghĩa đến tư tưởng đều được biểu hiện khá rõ ràng, minh bạch. Hai chữ “nghịch lỗ” dịch là: nghịch tặc hay lũ giặc, giặc dữ… đều hợp lý, chấp nhận được. Tất nhiên, chữ “nghịch tặc” (từ Hán – Việt) hàm nghĩa là bọn giặc, lũ giặc làm trái, làm ngược với đạo lý chính đáng (ở câu trên), trái với “Thiên thư” (sách Trời) càng làm rõ thêm mạch ý tưởng của bài thơ. Và như thế ở câu 4, hai chữ “nhữ đẳng” (chúng mày/ bọn mày/ bọn bay…) chỉ có thể là nói, là chỉ bọn giặc xâm lược, cướp nước, hợp logic (ý nghĩa) hình tượng thơ hơn. Khó có thể hiểu hai chữ “nhữ đẳng” là chỉ quân ta được.

Riêng chữ “hành”, chữ Hán cùng một chữ viết nhưng có 4 cách đọc và hàm nghĩa khác nhau. Theo sách “Hán – Việt tự điển” của Thiều Chửu (NXB Thanh niên – tái bản lần thứ 6), chữ “hành” có thể đọc: hành/ hạnh/ hàng/ hạng. Ở đây chúng tôi tập trung vào cách đọc thứ nhất: hành. Ba cách đọc còn lại không hợp nghĩa bài thơ. Chữ “hành” ngoài những nghĩa cơ bản như: Bước đi/ đi/ thi hành ra/ bài hành (ca hành)/ lối chữ hành… còn có một nghĩa rất đáng lưu ý là: sắp tới, dần đến.

Và chữ “khan” (khán), ngoài nghĩa: coi, xem/ giữ/ coi, đãi… còn một hàm nghĩa là: hãy thử coi một cái (dùng như trợ từ).

Xem xét nhiều bình diện nghĩa của chữ “hành” và chữ “khan”, chúng ta thấy khi chúng đi cùng nhau, trong một cách dùng (hành khan), chúng ta có thể hiểu là: Hãy xem đây/ hãy coi đây/ hãy chờ xem/ sắp tới đây/ rồi đây hãy chờ xem.

Vì thế chúng tôi cho rằng, câu kết của bài thơ “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” nên dịch nghĩa là: Chúng bay hãy chờ xem sẽ chuốc lấy bại vong.

III. Bản dịch thơ của chúng tôi

1. Điều đầu tiên chúng tôi muốn nói thêm cùng bạn đọc khi đưa ra bản dịch thơ mới của mình là: trong nhiều bản dịch thơ trước nay, người dịch không giữ được thật đúng hoặc làm sai lệch ít nhiều vần luật trong bản (tạm coi là) nguyên tác. Bản nguyên tác: Luật trắc vần bằng (tác giả gieo vần bằng: cư – thư – hư). Hơn thế, có những bản lại đổi cả thể tài bài thơ sang song thất lục bát hoặc lục bát, làm giảm đi rất nhiều vẻ đẹp mạnh mẽ, đanh thép, hào hùng, vang ngân của giọng điệu thơ nguyên tác – đặc biệt là ở câu thơ đầu.

Khi dịch, chúng tôi cố gắng giữ vần luật như trong nguyên tác. Để làm được như thế, ý trong hai câu thơ thứ nhất và thứ hai cần phải thay đổi. Bên cạnh đó, bản nguyên tác gieo vần bằng – vần chính, như đã nói ở trên. Bản dịch của chúng tôi cố gắng chỉ đạt được “vần thông” (tương đối). Vì thế có điều gì chưa hay, xin bạn đọc chỉ giáo thêm. Kỳ vọng lần dịch lại sau sẽ cố gắng dịch tốt hơn.

2. Về hai chữ “hùng cư” chúng tôi dịch là xuất phát từ ý tứ và giọng điệu, vần luật trong bài thơ nguyên tác mà chúng tôi cảm nhận. Chữ “hùng” không có trong nguyên tác. Nhưng ý “hùng cư” theo thiển nghĩ của chúng tôi, là nó toát ra từ thời đại anh hùng của dân tộc (thời Tiền Lê hay thời Lý). Và nó cũng toát ra từ tâm thế của những bậc anh hùng thời đại cũng như trong cảm quan của tác giả bài thơ. Chính từ suy nghĩ ấy mà chúng tôi mạnh dạn dịch câu thơ đầu là: “Nam đế hùng cư sông núi Nam”. Ý và lời câu thơ dịch không chỉ giữ được như nguyên tác mà giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ, vang ngân của câu thơ cũng như cả bài thơ sẽ làm nổi bật thêm tính chất tuyên ngôn độc lập của tác phẩm. Xét trên nhiều bình diện của sáng tạo thi ca, từ ngôn ngữ, hình ảnh đến giọng điệu và nội dung tư tưởng, bài thơ “Nam quốc sơn hà” (hay Thơ Thần?) thật xứng danh là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta. Tác phẩm ấy thật xứng đáng là áng “Thiên cổ hùng thi” của dân tộc anh hùng.

3. Cuối cùng, ở câu thơ kết khi dịch, sau 4 chữ “Bay cứ chờ xem” chúng tôi đưa vào đây dấu hai chấm (:) ngõ hầu làm cho ý thơ trở nên mạch lạc hơn mà giọng điệu thơ vẫn giữ được như trong nguyên tác.

Về tên bài thơ nên lấy là “Thơ Thần” như nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất hoặc giữ nguyên là “Nam quốc sơn hà”. Chúng tôi xin chọn: “Thơ Thần”.

Phiên âm Hán Việt:NAM QUỐC SƠN HÀ

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,Sông núi nước Nam thì Nam đế ngự trị,Rành rành phân định ở sách Trời (không thay đổi được).Cớ sao lũ giặc bạo ngược sang xâm phạm?Chúng bay cứ chờ xem: sẽ chuốc lấy bại vong. Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa: SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Nam đế hùng cư sông núi Nam,Sách Trời phân định thật đàng hoàng.Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?Bay cứ chờ xem: chuốc bại vong.

(Trần Nguyên Thạch dịch)

Hải Phòng – Đông xuân 2016-2017

Trần Nguyên Thạch(Q. Lê Chân – TP. Hải Phòng)Tuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 522