Bạn đang xem bài viết Top 9 Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Hiện Tượng Sống Ảo Của Giới Trẻ Hiện Nay Lớp 9 Chọn Lọc được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay lớp 9 – Bài làm 1
Xã hội phát triển mang đến cho con người rất nhiều lợi ích, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Toàn cầu như xích lại gần nhau hơn nhờ có mạng internet. Những lá thư tay nhường chỗ cho những lá thư điện tử. Chẳng cần ở cạnh nhau, người ta vẫn có thể gọi điện và nhìn thấy nhau bất cứ lúc nào. Có một câu nói vui rằng hiện đại thì hại điện. Nếu nghĩ rộng ra thì câu nói đó không hề sai. Chính vì những tiện lợi mà công nghệ thông tin, mang internet mang lại, con người dần bị cuốn vào thế giới ảo, rời xa thế giới thực tại. Và chúng ta vẫn gọi những người như vậy là sống ảo.
Những người sống ảo là những người có suy nghĩ hơi hoang tưởng một chút. Họ không sống ở thế giới thực tại mà họ lúc nào cũng như người trên mây. Họ bỏ qua các hoạt động, các chương trình ngoại khóa, không tiếp xúc hay kết nối với bạn bè sống xung quanh mình. Thay vào đó, họ thường xuyên sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Họ trao đổi, trò chuyện với những người bạn ở trên đó với tần suất lớn. Không thể phủ nhận những lợi ích mà các trang mạng xã hội này mang đến cho con người. Hiện nay số lượng người sử dụng mạng xã hội rất đông và ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn những người sống ảo đều là lứa tuổi trẻ. Đối với những người này, thế giới ảo thật đẹp đẽ, những người bạn ảo thật tốt bụng. Chắc hẳn chúng ta đã nhìn thấy cảnh các bạn trẻ ngồi với nhau nhưng không ai trò chuyện với ai mà mỗi người cầm một cái điện thoại để lên mạng nói chuyện.
Xa đà với thế giới ảo khiến họ quên đi thế giới thực, xao nhãng chuyện học hành, thờ ơ với bạn bè, gia đình. Bản ảo thì chưa thấy đâu nhưng mối quan hệ với bạn bè thực thì ngày càng rạn nứt.
Mạng xã hội thực chất không xấu nhưng một bộ phận giới trẻ sử dụng sai cách nên khiến mạng xã hội trở nên xấu xí. Phải thừa nhận mạng xã hội giúp chúng ta làm quen được với nhiều bạn mới, có thể trò chuyện với người thân ở xa. Nhưng nên dùng mạng xã hội ở mức độ phù hợp vào một thời điểm thích hợp. Chẳng hạn như lên mạng xã hội vào cuối ngày khi đã làm xong bài tập. Có thể sử dụng internet vào mục đích tốt hơn như tìm hiểu kiến thức, tìm đọc tin tức,… Hãy tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn và bạn sẽ thấy cuộc sống thực tại vui hơn rất nhiều so với mạng ảo. Ngoài ra, để tránh hiện tượng sống ảo ở giới trẻ, cha mẹ nên quan tâm đến con cái nhiều hơn tránh tình trạng con cái xa đà vào thế giới mạng và bị kẻ xấu lôi kéo.
Mạng xã hội giống như một con dao hai lưỡi, nếu bạn sử dụng đúng cách nó sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích nhưng nếu bạn sử dụng sai cách nó sẽ giết chết tâm hồn của bạn. Lựa chọn là ở bạn, hãy tỉnh táo và đừng để mình bị cuốn vào thế giới ảo.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mạng xã hội trở thành nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó do quá lạm dụng các ứng dụng tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo. Về vấn đề này, báo điện tử Dân Trí có bài: Bi hài “hot girl” sống “ảo”. Bài báo đề cập đến hiện tượng sống ảo của không ít bạn trẻ ngày nay.
Theo bài báo, hiện nay có nhiều bạn trẻ đăng hình lên các trang mạng xã hội với mục đích tự đánh bóng tên tuổi của mình, khoe sắc đẹp, khoe thân thể với những tấm hình đã qua chỉnh sửa, trong khi thực tế lại khác hẳn. “Hot girl” được nói tới trong bài báo chỉ là một trường hợp trong vô số những bạn trẻ hiện nay đang đắm chìm trong thế giới ảo với những bức ảnh được chỉnh bằng phần mềm Camera 360 độ. Có thể nói, đây là trường hợp điển hình cho lối sống ảo của một bộ phận thanh niên hiện nay.
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận “Sống ảo” là gì? Và nó có điều gì mà rất nhiều bạn ham mê nó đến vậy? Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi. Đó là mạng xã hội facebook, instagram, twitter, Yahoo!….. và có rất nhiều mạng xã hội hữu ích khác. Vì chúng quá là hiện đại nên các bạn đã ham mê quá mức. Bệnh ảo tưởng đối với một bộ phận người trẻ là có nguyên nhân. Trước tiên là nguyên nhân tâm lý: Nhiều bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Nói cách khác, họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn, và theo kịp thời đại. Suy cho cùng, sống “ảo” là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.
Các bạn có thể ngồi hàng giờ để nhắn tin với những người mới quen mà quên đi các bạn của mình. Đã gọi là thế giới ảo thì cuộc sống trong đó vô cùng đẹp và hấp dẫn. Mỗi người có thể xây dựng một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đó và có rất nhiều người gọi là bạn. Nhiều bạn đã lạm dụng mạng xã hội để đăng những hình ảnh không lành mạnh chỉ với mục đích là được mọi người chú ý. Hay dùng những lời nói không văn minh để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là “anh hùng bàn phím” đã gây ra nhiều mâu thuẫn.
Sống ảo mang đến nhiều hệ luỵ cho cọn người. Có nhiều bạn xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Có hiện tượng phổ biến là nhiều bạn yêu trên mạng. Đây không phải là điều sai nhưng liệu bạn đã đủ chín chắn và thông minh để biết đây là tình yêu thật sự hay là sự thật đây chỉ là để lừa đảo? Nhiều bạn đã nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Thật sự có rất nhiều mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Bạn có thể ngồi hàng giờ để lên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo và xa lánh thế giới thật. Các bạn trẻ sẽ khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, không xác định được hướng đi của mình. Đã dẫn đến tình cảm của con và bố mẹ ngày càng rạn nứt, bạn bè xa dần nhau. Và quan trọng là việc học của các bạn sẽ giảm sút, thành tích đi xuống hay nói cách khác việc đỗ đại học là quá xa vời.
Quả thực mạng xã hội rất hữu ích. Giúp chúng ta làm quen với nhiều bạn hơn. Không tốn nhiều thời gian để nhắn tin và có thể đăng ảnh, chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người. Nhưng các bạn cần dùng chúng đúng lúc và hợp lí. Có thể học xong các bạn lên để cập nhật tin tức hay để giải toả căng thẳng. Người lớn cũng nên quan tâm các bạn nhiều hơn. Vì đây là thời điểm các bạn bắt đầu lớn dễ bị cám dỗ. Cần tạo ra nhiều môi trường cho các bạn vui chơi sau giờ học để không dẫn đến tình trạng ngồi lên mạng suốt ngày.
Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.
Nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay lớp 9 – Bài làm 3
Thời gian luôn không ngừng trôi và cuộc sống của con người chúng ta cũng không ngừng đổi mới. Bởi vậy, ta không chỉ đơn thuần sống trong môi trường duy nhất mà luôn có sự cọ xát với nhiều môi trường khác nhau. Từ đó mà chúng ta hình thành dần các thói quen sống. Và giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo đang dần phổ biến. Đây là vấn đề nhạy cảm mà mỗi người, đặc biệt giới trẻ chúng ta cần suy ngẫm.
Trước hết, bạn hiểu như thế nào là thói quen sống ảo?
Theo tôi, đó là thói quen sống trong thế giới ảo – bản sao dị dạng của thế giới thực: giả tạo, mơ hồ và đơn độc. Với sự tiếp xúc với các môi trường như truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội… thói quen sống ảo dần được hình thành. Từ đó xuất hiện hai con người, hai cá tính ảo và thực, có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau, nó không giống với hình ảnh “kẻ song trùng”.
Thói quen sống ảo tựa như một chất gây nghiện nhưng đồng thời mở ra một chân trời mới cho những ai biết vận dụng, kiểm soát nó.
Trong giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo dường như đã trở nên phổ biến. Ta dễ dàng bắt gặp ở những người bạn quanh mình. Đó là những mối tình ảo, các mối quan hệ ảo theo kiểu ngôn tình… Để gây sự chú ý của mọi người, nhiều bạn trẻ đã chìm trong cuộc sống ảo với những trò lố khoe tiền, đồ hiệu, giả chết, khoe những hình ảnh nóng lên các trang mạng xã hội.
Đã có nhiều vụ việc dở khóc dở cười quanh việc sống ảo, bạn có biết câu chuyện của cô gái Lê Thị Tú Ngà có tài khoản Facebook tên Lê Khả Ái đã làm dậy sóng cộng đồng mạng khi nhìn thấy mặt mộc của cô gái?
Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại. Thói quen sống ảo đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.
Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này và theo bạn, lý do đâu mà thói quen sống ảo lại trói buộc chúng ta như vậy?
Tuổi trẻ với nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn, vậy nên chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô, cả thế giới dường như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp.
Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần dựa dẫm, lệ thuộc vào nó, hèn nhát đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ.
Đương nhiên cũng không thể chỉ quy chụp nguyên nhân do sự nông nổi của tuổi trẻ, cuộc sống với guồng quay tất bật, trong chúng ta không ai tránh khỏi được những áp lực bủa vây từ việc học tập, bạn bè rồi gia đình.
Ngoài ra do sự phát triển của công nghệ thông tin – con dao hai lưỡi, giới trẻ với sự hiếu kỳ, tò mò, những tính năng mới rồi vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí, ý thức tự chủ còn hời hợt. Sự quan tâm, quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội còn nhiều thiếu sót cũng là một nguyên nhân.
Ai trong chúng ta từng suy nghĩ tới hậu quả? Có chăng cũng chỉ là thoáng qua rồi chậc lưỡi, bàng quan với những gì đang diễn ra. Bạn có biết thói quen sống ảo nếu không kiểm soát sẽ tác động mạnh tới tâm lý và nhân cách chúng ta rối loạn tâm lý, sống hoang tưởng, tiêu cực, có thể có hành vi chống đối xã hội, hay dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm.
Ngoài ra, sống ảo còn tốn thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe, kết quả học tập của chúng, có thể còn phải đón nhận ánh nhìn không mấy thiện cảm từ mọi người. Không những vậy đôi khi còn trở thành cầu nối cho bọn tội phạm. Bởi thế giới ảo và thế giới thực tồn tại mâu thuẫn trong con người bạn nên rất khó để hòa nhập với thế giới thực vốn đầy rẫy những va chạm.
Và rồi chúng ta sẽ dần bị cô lập, thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc bạn bởi một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ “siết cổ” dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của bạn.
“Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước”. Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được.
Thế giới ảo có nhiều điều thú vị, chúng ta không thể áp đặt, quy chụp cho nó tất cả những xấu xa… Song cần nhìn nhận và đánh giá đúng mức nếu không sẽ tự biến mình thành những kẻ bệnh hoạn.
Vấn đề chính là mục đích, liều lượng và cách sử dụng thói quen sống ảo, đòi hỏi ở chúng ta một bản lĩnh. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ lạm dụng việc sống ảo, đồng thời dẫn dắt họ ra khỏi vùng tăm tối đang che mắt họ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước, bởi vậy phải sống sao cho xứng với những máu xương mà thế hệ đi trước đã hy sinh để bảo vệ độc lập hòa bình.
Cửu Bá Đao từng viết: “Tuổi thanh xuân của chúng ta như cơn mưa rào, dù bị ướt nhưng ta vẫn muốn quay lại đằm mình thêm lần nữa”. Hãy sống sao để khỏi phải nuối tiếc vì những năm tháng đã sống hoài sống phí.
Bạn và tôi, chúng ta hãy mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thể giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao nó vẫn sinh động hơn nhiều so với thế giới ảo.
Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống rắn thép để vượt qua mọi cám dỗ, hãy thẳng thắn sống với hoàn cảnh và thân thế của mình. Nhút nhát, trốn chạy chẳng thể giải quyết được vấn đề.
Như Nguyễn Khải từng nói: “Để sống được tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời nhưng sống sao cho có phẩm hạnh, có đạo đức nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững”. Vậy nên đừng trong một phút nhất thời mù quáng mà tin vào việc sống ảo sẽ giải quyết được mọi chuyện.
Thói quen sống ảo nếu không có sự giám sát, quản lý của lý trí, nó sẽ biến thành một loại axit, ăn mòn dần tuổi trẻ của chúng ta. Là người trẻ tuổi, đã có lúc tôi cũng cho phép mình bước vào thế giới ảo, sống trong đó ít lâu nhưng chưa bao giờ cho phép lý trí mình ngủ quên ở thế giới ấy.
Bằng chứng thiết thực chính là ngày hôm nay, tôi đã đang và dám sống thật với chính bản thân mình – tâm sự với bạn về suy nghĩ chân thành của tôi về thói quen sống ảo. Còn bạn thì sao?
Nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay lớp 9 – Bài làm 4
Nếu ngày xưa người ta phải tốn rất nhiều thời gian để viết một bức thư và cũng phải đợi để nhận được lá thư đó. Thì ngày nay xã hội đang rất phát triển không ngoại trừ cả các phương tiện thông tin đại chúng. Do quá lạm dụng các ứng dụng rất tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo.
Sống ảo là gì? Và nó có điều gì mà rất nhiều bạn ham mê nó đến vậy? Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi. Đó là mạng xã hội facebook, instagram, twitter, Yahoo!….. và có rất nhiều mạng xã hội hữu ích khác. Vì chúng quá là hiện đại nên các bạn đã ham mê quá mức. Các bạn có thể ngồi hàng giờ để nhắn tin với những người mới quen mà quên đi các bạn của mình. Đã gọi là thế giới ảo thì cuộc sống trong đó vô cùng đẹp và hấp dẫn. Mỗi người có thể xây dựng một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đó và có rất nhiều người gọi là bạn. N hiều bạn đã lạm dụng mạng xã hội để đăng những hình ảnh không lành mạnh chỉ với mục đích là được mọi người chú ý. Hay dùng những lời nói không văn minh để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là “anh hùng bàn phím” đã gây ra nhiều mâu thuẫn. Có nhiều bạn lại xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Và có hiện tượng phổ biến là tình yêu trên mạng. Đây không phải là điều sai nhưng liệu bạn đã đủ chín chắn và thông minh để biết đây là tình yêu thật sự hay là sự thật đây chỉ là để lừa đảo. Nhiều bạn đã nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Thật sự có rất nhiều mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Bạn có thể ngồi hàng giờ để lên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo và xa lánh thế giới thật. Các bạn trẻ sẽ khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, không xác định được hướng đi của mình. Đã dẫn đến tình cảm của con và bố mẹ ngày càng rạn nứt, bạn bè xa dần nhau. Và quan trọng là việc học của các bạn sẽ giảm sút, thành tích đi xuống hay nói cách khác việc đỗ đại học là quá xa vời.
Quả thực mạng xã hội rất hữu ích. Giúp chúng ta làm quen với nhiều bạn hơn. Không tốn nhiều thời gian để nhắn tin và có thể đăng ảnh, chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người. Nhưng các bạn cần dùng chúng đúng lúc và hợp lí. Có thể học xong các bạn lên để cập nhật tin tức hay để giải toả căng thẳng. Người lớn cũng nên quan tâm các bạn nhiều hơn. Vì đây là thời điểm các bạn bắt đầu lớn dễ bị cám dỗ. Cần tạo ra nhiều môi trường cho các bạn vui chơi sau giờ học để không dẫn đến tình trạng ngồi lên mạng suốt ngày.
Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.
Nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay lớp 9 – Bài làm 5
Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?
Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hường đúng và hợp lý. Đừng sống ảo.
Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.
Bài văn mẫu nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
Cuộc sống của chúng ta ngày càng đi lên và chúng ta đang sống trong một môi trường đầy phức tạp. Chúng ta đang hình thành thói quen sống của mình. Giữa những bạn trẻ ngày nay, thói quen sống ảo trở nên phổ biến. Đây là một vấn đề nhạy cảm mà mỗi người chúng ta, đặc biệt là giới trẻ cần suy ngẫm.
Trong giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo dường như rất nghiêm trọng. Đó là những mối tình ảo, các mối quan hệ ảo theo kiểu ngôn tình hay ảo tưởng về sức mạnh bản thân. Để gây sự chú ý cho nhiều người, các bạn trẻ đã chìm đắm trong cuộc sống ảo với những trò lố khoe tiền, đồ hiệu, các bức ảnh nóng lên các trang mạng xã hội.
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề này. Đâu là lý do mà thói quen sống ảo trói buộc chúng ta đến vậy? Theo quan điểm của tôi, giới trẻ thường có những suy nghĩ bốc đồng. Họ không chịu suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra quyết định. Chỉ một lời chỉ trích từ bố mẹ, thầy cô cũng có thể khiến thế giới của bản thân họ sụp đổ. Và thế giới ảo là sẽ là nơi cho những tâm hồn yếu đuối tìm đến. Hơn nữa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng các trang mạng xã hội như facebook, instagram, youtube,… là nguyên nhân rất quan trọng. Thay vì giao tiếp với những người khác, tham gia các hoạt động thực tế ngoài cuộc sống, họ chia sẻ những suy nghĩ, bức ảnh lên facebook và đo lường sự nổi tiếng bằng số lượng thích và chia sẻ. Thiếu sự quan tâm, quản lý và giáo dục từ gia đình, nhà trường cũng là một nhân tố. Bố mẹ và thầy cô giáo nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với con mình hơn.
Cuộc sống ảo dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới kết quả học tập. Mọi người cũng không mấy thiện cảm với những bạn trẻ sống ảo. Hơn thế nữa, thói quen sống ảo nếu không được kiểm soát sẽ tác động tới tâm lý và nhân cách như chứng rối loại tâm lý, sống hoang tưởng, lo âu hay trầm cảm.
Tuổi trẻ là quãng thời gian tuyệt đẹp cho chúng ta mơ ước, học hỏi và trải nghiệm. Hãy tắt điện thoại, máy tính và mở lòng mình ra, bạn sẽ thấy cuộc sống ngoài kia thú vị đến nhường nào. Hãy nhớ: Càng dành nhiều để lên mạng, thời gian cho cuộc sống thật sự càng ít.
Nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay lớp 9 – Bài làm 7
Kỉ nguyên của công nghệ mở ra những điều mới mẻ với loài người, sự phát triển và thống lĩnh đời sống tinh thần của mạng xã hội đã dẫn đến một hiện tượng xấu đó là hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.Mạng xã hội, các kênh thông tin phát triển đó trở nơi giải trí, thỏa mãn tinh thần của con người. Dần dần nó chiếm thế thượng phong và trở thành yếu tố chi phối con người nhiều hơn chính bản thân họ.
Hiện tượng sống ảo là một trong những hậu quả của công nghệ thông tin. Sống ảo là gì? Đó là một lối sống hoang tưởng, không có tính ăn khớp với thực tế. Tất cả những hoạt động trên các trang mạng xã hội đều không tồn tại như những chương trình ngoại khóa khác, chúng ta không cần tham gia vào hoạt động thực tế mà vẫn có thể kết bạn với nhiều người trên các cộng đồng mạng lớn như facebook, twitter,… Nhưng một hiện tượng phổ biến ở đây là sự ham mê quá mức, các bạn thay vì đi đá bóng, đi chơi với bạn bè thì lại ngồi hàng giờ để xem những tin tức trên mạng , nhắn tin với những người ta không quen trong cái danh sách bạn bè xa lạ. Hay có thể sử dụng chúng với mục đích xấu, phát ngôn những lời nói thiếu văn hóa và đả kích tập thể một ai đó để làm thú vui cho bản thân mình. Điều đó đã trở thành một thứ để giải trí và điều tất nhiên nó không mang tính lành mạnh và giáo dục. Khi bước ra ngoài cuộc sống, mọi thứ không diễn ra như trên màn hình ảo khiến chúng ta trở nên lạ lẫm và có đôi chút bất an. Như việc ta chọn cách yêu qua mạng nhưng khi gặp họ ngoài đời, ta chợt nhận ra tình yêu đó không lí tưởng như ta nghĩ. Điều đó là một hiện tượng sống ảo mà mỗi người chúng ta cần nhìn nhận chúng một cách đúng đắn hơn.
Mạng xã hội bao giờ cũng là con dao hai lưỡi đối với những đối tượng đang sử dụng. Nếu sử dụng đúng cách, mạng xã hội trở thành nơi cung cấp nguồn thông tin hữu ích, nơi ta có thể giao lưu kết bạn và học hỏi những người xung quanh về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhưng đối với những người không sử dụng một cách đúng đắn thì mạng xã hội thật nguy hiểm. Chúng kéo ta vào một cuộc sống ảo với những ham muốn tầm thường để đáp ứng nhu cầu tinh thần, đó cũng là nơi dễ lây nhiễm những thói hư tật xấu, những thứ mà trong cuộc sống thực nó thật hoang đường. Vậy phải làm gì để hiện tượng sống ảo ở giới trẻ được hạn chế. Cách duy nhất là dựa vào bản thân mình. Trước hết chính những người sử dụng phải nhận thức được mặt có lợi và có hại của mạng xã hội và học cách sử dụng chúng một cách hữu dụng nhất. Ta có thể dùng chúng để phục vụ nhu cầu giao tiếp, tìm kiếm thông tin và duy trì đời sống tinh thần một cách đúng đắn. Nên biết cách khống chế sự lệ thuộc của bản thân vào thế giới ảo, hãy tự biết tìm kiếm những điều có ích từ mọi nơi. Và điều tất yếu phải biết dung hòa giữa thế giới ảo và đời thực. Biết rằng thế giới ảo là một xã hội thu nhỏ với đủ các thành phần khác nhau những chúng không phải một thế giới hoàn hảo và toàn diện để con người ta tin tưởng và chìm đắm vào chúng. Có những điều thật khác biệt, một khi ta tin chúng, tức ta đang làm hại chính bản thân mình, tạo ra những điều tiêu cực trong cuộc sống thực mà ta đang tồn tại.
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ nghiện game online một cách mù quáng dẫn đến cuộc sống bê trễ, thiếu sự hoạt bát, kém giao tiếp với mọi người xung quanh thậm chí dẫn đến các tệ nạn xã hội như ăn cắp, nghiện ngập và giết người. Các hiểm họa luôn tiềm tàng trong một thế giới mà ta tưởng như vô hại nhưng lại có những nguy hiểm đáng gờm
Vì vậy, mỗi chúng ta nhất là thế hệ trẻ của đất nước hãy có những nhận thức đúng đắn về mạng xã hội, công nghệ và thông tin để sử dụng chúng một cách hữu hiệu nhất, có ích cho bản thân nhất và hơn hết ta có thể tạo ra những giá trị lớn lao hơn trong việc sử dụng mạng xã hội đúng nghĩa.
Nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay lớp 9 – Bài làm 8
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Cuộc sống hôm nay đang dần thay da đổi thịt, con người tiến gần hơn với các phương tiện hiện đại, tinh vi. Nhưng mặt trái đáng buồn của sự phát triển này chính là hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.
Sống ảo, hiểu một cách đơn giản đó là lối sống thoát li thực tại, sống không giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Sống ảo là một hình thức phổ biến nhất hiện nay đối với các bạn trẻ, đặc biệt là ở trên các trang mạng xã hội facebook,instagram, zalo,… Sống ảo đang được các bạn trẻ hưởng ứng nhanh chóng và xem đó như một cách thể hiện và khẳng định đẳng cấp của bản thân.
Không chỉ dừng lại ở đó, sống ảo chính là một cách để họ trốn tránh hiện thực đời sống thường ngày, họ không dám đối mặt với nó. Những bức bối, những khó chịu của cuộc sống đời thực khiến con người mệt mỏi, bất lực muốn tìm đến một nơi để giải tỏa, để trút hết tâm tư. Và họ tìm đến với mạng xã hội như một thứ thuốc giải thần kì. Từ đó tạo nên sự đối lập sống thật và sống ảo. Một sự thật đang diễn ra khá phố biến đó là nhiều người ngoài đời thực rất ít nói, kiệm lời nhưng khi lên mạng xã hội thì họ như trở thành một con người khác, hoạt bát, năng nổ, dễ bắt chuyện. Những cô cậu trẻ tuổi với vẻ ngoài bình thường nhưng khi được lên mạng lại trở thành hot girl, hot boy được nhiều người theo dõi. Chính những điều ấy hình thành cho giới trẻ thói quen sống ảo, đóng khép mình với cuộc đời thực ngoài kia.
Sống ảo là một hiện tượng tiêu cực, dễ dàng ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi người. Chẳng ai có thể lường trước những hậu quả khi một người sống quá ảo. Sống xa rời thực tế, họ ngại bắt chuyện với cộng đồng, lúc nào cũng bó mình nơi bốn bức tường với máy tính, smartphone có kết nối internet. Họ tìm đến những người xa lạ chưa gặp mặt bao giờ để trút bầu tâm sự. Điều đó không những đánh mất đi chính con người thật của họ mà còn là nguyên nhân gây nên chứng bệnh trầm cảm ở giới trẻ hiện nay. Thế giới ảo đầy rẫy những nút like, nút share, là thế giới mà con người kết bạn bốn phương nhưng nói chuyện để rồi quên mà chẳng bao giờ gặp gỡ. Thế giới của những tâm tư, tình cảm, thế giới của những điều huyễn hoặc mà khi con người đắm chìm vào sẽ rất khó để thoát ra, nó như có ma lực khiến con người mê mệt với các trang mạng xã hội.
Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích của truyền thông đa phương tiện đem lại nhưng khi giới trẻ quá sống ảo, con người ta dần mất sự kiểm chứng xác thực với các thông tin trên mạng xã hội, mơ hồ đồn đại và tin rằng đó là thật. Những thông tin sai lệch trên mạng xã hội vô tình đầu độc suy nghĩ con người, khiến con người mất dần lí trí. Ngày hôm nay, ta chứng kiến không biết bao nhiêu vụ tin tặc lừa đảo, bao nhiêu vụ nghi ngờ lẫn nhau trên facebook rồi hẹn đánh nhau,… Biết bao con người đã đi vào con đường lầm lỡ vì tin vào mạng xã hội, vì đắm chìm trong thế giới đó. Học sinh lười học, ngày ngày mải mê bên máy tính, điện thoại, lúc nào cũng chăm chăm làm sao để có những bức hình đẹp mà không suy nghĩ tới bổn phận và trách nhiệm của một người học sinh. Tất cả thực trạng ấy là một giọt nước mắt buồn cho cả một xã hội đang phát triển theo con đường hội nhập.
Từ khi nào sống ảo trở thành một căn bệnh nguy hiểm như thế? Khi xã hội ngày càng phát triển, các máy móc hiện đại ra đời, các ứng dụng được nâng cấp tinh vi, nó thỏa mãn nhu cầu chơi bời, giải tỏa tâm trạng của giới trẻ. Giới trẻ tìm đến mạng xã hội nhiều hơn, đắm chìm vào nó để quên rằng mình đang sống trong một cuộc sống thật với sự tổng hòa các mối quan hệ. Bố mẹ ngày nay có tâm lí chiều con hơn, con thích điều gì là sẽ đáp ứng được, vì vậy giới trẻ dễ đua đòi, sa đọa mà phụ huynh thì mất dần sự kiểm soát. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người trẻ. Họ dễ bị cám dỗ, không làm chủ được mình, không có ý thức sắp xếp thời gian hợp lí, vì vậy vô tình để thế giới ảo điều khiển con người mình.
Thật đáng buồn khi nhìn vào xã hội hôm nay còn một số lượng lớn các bạn trẻ sống ảo mà quên đi thế giới thực ngoài kia mới thật sự đáng sống. Mỗi người cần tự răn đe bản thân trước sự cám dỗ của những nút like, share trên mạng xã hội, hãy hòa nhập với cộng đồng nhiều hơn, đi ra ngoài và trải nghiệm cuộc sống muôn màu. Hãy biến mạng xã hội là công cụ giải trí những lúc mệt mỏi, đừng để nó lấn chiếm thời gian và cuộc đời của bạn.
Cuộc sống hiện đại, phát triển với những thành tựu về khoa học công nghệ, mở ra cho con người nhiều lựa chọn trong cuộc sống. Bên cạnh một thế giới thực, nó đã mở ra cả một thể giới khác đằng sau những màn hình máy tính mang tên thế giới ảo. Hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay đã không còn xa lạ nữa, và nâng lên đến mức báo động.
Bài văn hay Nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
Cũng như các phần mềm thiết bị công nghệ thực tế ảo, những thứ không nhìn thấy được, sống ảo là hiện tượng những hoạt động của con người được thực hiện trên những trang mạng xã hội, là những hành động phô bày ra những thứ mình không có, không thuộc về mình, những hình ảnh không phải là mình. Hiểu đơn giản, sống ảo là sống không thật với những gì mình đang có trong một thế giới con người ta không thể phân định thật giả, và cũng không ai muốn phân định cả.
Sống ảo không loại trừ ai, chỉ cần họ muốn trở thành những thứ mình không có được. Nhưng nó rất phổ biến trong giới trẻ, ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đó là hiện tượng những con người ngày đêm cúi mặt vào màn hình điện thoại mà không biết đến xung quanh. Con nghiện không thể sống thiếu thuốc, và những người này cũng thế. Sự hiện diện của họ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng bằng sự hiện diện trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram, Tik Tok, … Ở đó, họ đăng những tấm hình đã qua chỉnh sửa, những tấm hình mà đến bố mẹ- người cho bạn hình hài như hôm nay cũng không thể nhận ra, lên mạng và ngồi đếm từng lượt thích, lượt thả “tim” và bày tỏ cảm xúc. Ở đó, họ quay những video thật lộng lẫy, đẹp đẽ theo những trào lưu trên mạng để có thật nhiều lượt view, lượt thích và chia sẻ. Ở đó, họ được trở thành những “anh hùng bàn phím” để đánh những con chữ cay độc văng vào mặt người khác. Họ được sống trong những mối tình như mơ, những cuộc trò chuyện vui vẻ với người chưa gặp một lần nhưng ảnh trên mạng. Cuộc sống trên mạng của họ là một cuộc sống đầy màu hồng. Họ được sống với những gì mình ước mơ trong thế giới thực mà không có được. Và hiện tượng giới trẻ ngày càng chìm đắm, không tách rời được thế giới ảo đã không còn xa lạ nữa.
Sống ảo với những người trong cuộc là một cách hay, và cũng tốt nữa- họ cho là vậy. Nhưng thực tế, nó lại chính là tác nhân hủy hoại chính cuộc sống thực của chúng ta. Luôn dán mắt vào những thiết bị khiến cho mắt con người quá sức chịu đựng, những cơ bị tê liệt không hoạt động và ảnh hưởng đến sức khỏe, trí nhớ của con người. Sống ảo khiến con người ta bằng lòng hơn với chính mình, yêu thích cuộc sống mình tạo ra những lại càng thêm chán ghét cuộc sống hiện tại này. Họ ghét mình ở hiện tại, không bằng lòng với những mối quan hệ, những điều mình có bây giờ, và họ lại càng trốn sâu vào trong thế giới kia. Bản tính hèn nhát, bất lực trước cuộc sống, trước những khó khăn sẽ làm họ ngã gục. Họ đang bỏ phí tuổi trẻ, dập tắt ước mơ, sống vô nghĩa và vô dụng. Những màn hình máy tính đâu thể cho họ biết bầu trời hôm nay đẹp đến thế nào, đâu có những khó khăn để biết thực ra mình cũng làm được, mình cũng có thể thành công, đâu có những thử thách để ta biết đâu là chân tình, là những tình cảm đáng quý thực sự. Đã có biết bao nhiêu người bị “ném đá”, chỉ trích, chửi bới vì để mặt mộc khác xa so với những ảnh hay đăng. Những người đã phải tự tử vì không chịu nổi những lời nói trên mạng, vì những mối tình không thực tan vỡ hay những người nói chuyện hằng ngày, ở đời thực lại không như mình nghĩ. Khi đó, sống ảo lại gây ra hậu quả thực.
Nguyên nhân của chuyện này do chính bản thân mỗi người. Khi những mong muốn muốn được thể hiện, được mọi người chú ý nhưng thực tại thì không được như vậy, không có dũng khí để cố gắng vượt qua. Và họ chọn cách chôn vùi cả thanh xuân, ước mơ và hoài bão vào những dòng chữ, những hình ảnh không có thực. Bên cạnh đó, do gia đình vẫn chưa thực sự theo sát con, không thể hiểu và gỡ rối cho con em trong những lúc đó khiến cho giới trẻ tự đưa mình vào con đường không đúng.
Cuộc sống ngoài kia còn tươi đẹp như thế, bao nhiêu người yêu thương ta, bao nhiêu người có thể khiến ta nở nụ cười và sẵn sàng cùng ta vững bước. Tại sao lại vứt bỏ những hạnh phúc này mà đi tìm những thứ ảo mộng, xa vời vợi? Ngưng sống ảo, sống thật với chính mình, bình thường nhưng không tầm thường. Ngoại hình không đẹp, nhưng ta không cần phải mệt mỏi chỉnh sửa và dấu giếm. Ta không cần phải cố nói chuyện với những người đang tiếp cận ta vì cái ảnh đại diện của mình đẹp. Cuộc sống này ngắn ngủi lắm, gấp máy tính lại, tắt màn hình để cũng tận hưởng không khí trong lành của cuộc sống thực, của tình người và của hạnh phúc.
Ta chỉ một cuộc đời để sống. Muốn làm hạt cát vô danh hòa vào mênh mông sa mạc hay để lại dấu chân trong cuộc đời mỗi người, bạn chọn đi!
Thu Thủy
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Ngôi Trường Của Em Lớp 9 Chọn Lọc
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 1
Nhắc đến hai tiếng ngôi trường, trong tôi lại không khỏi bồi hồi, xúc động nhớ về những năm tháng học tập dưới mái trường thân yêu này, trường THCS Lý Tự Trọng. Đây là ngôi trường cấp 2 có bề dày lịch sử hàng chục năm và là một trong những trường điểm của thành phố.
Những năm trước đây, trường nằm chung khuôn viên với trường cấp 1 nên học sinh 2 cấp cùng học chung một trường. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm tôi vào học lớp 6, trường đã tách riêng. Trường của tôi được xây dựng trên một mảnh đất rất rộng, mặt trước của trường giáp với con đường đôi đẹp nhất thành phố. Lúc mới hoàn thiện, trường còn chưa có cổng, tôi vẫn nhớ cánh cổng tạm làm bằng thân cây tre ọp ẹp. Bây giờ, trường đã có cổng sắt, có biển hiệu vô cùng khang trang. Những cái cây xanh trồng trong sân trường sau 4 năm học cũng đã lớn lên nhiều. Chúng trở thành người bạn của học sinh trường tôi trong những giờ ra chơi. Sân trường giờ đây đã được đổ bê tông rất sạch sẽ. Chúng tôi có thể thoải mái chạy nhảy mà không còn lo bụi như trước nữa.
Trường học của tôi có tất cả 30 phòng học, chia làm 3 tầng. Mỗi lớp sở hữu một phòng học riêng. Ngoài ra, trường còn có phòng chức năng như phòng thí nghiệm môn Vật lý, môn Hóa học, phòng Tin học, phòng học Tiếng Anh,… Các phòng học chức năng đều được trang bị máy móc hiện đại, đầy đủ đồ dùng thí nghiệm phục vụ cho việc học của mỗi học sinh. Ở tất cả các lớp học, sàn đều được lát gạch hoa, có cửa sổ đón ánh sáng, có trang bị cả quạt trần và quạt treo tường. Ngoài ra, mỗi lớp còn tự trang trí để lớp học của mình thêm đẹp hơn. Lớp tôi có một chiếc tủ sách ở cuối lớp với rất nhiều đầu sách hay.
Để được là học sinh của trường, chúng tôi phải trải qua một kì thi với các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Sau đó, chúng tôi được chia lớp dựa trên số điểm mà mình đã đạt được. Dạy chúng tôi là những người thầy, người cô có chuyên môn cao. Hầu hết các thầy cô giáo trong trường đều có bằng cao học. Có những thầy cô giáo đã được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Chúng tôi luôn cảm thấy vinh dự và tự hào vì được là học trò của những người thầy, người cô như vậy. Họ luôn yêu quý và dạy dỗ chúng tôi như thể đang dạy cho con của mình. Bao nhiêu năm qua trường tôi vẫn luôn dẫn đầu về thành tích học sinh giỏi.
Bên cạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt, trường tôi còn thường xuyên tổ chức những phong trào hoạt động tình nguyện quyên góp cho các bạn học sinh vùng gặp khó khăn. Tôi lúc nào cũng hào hứng với các phong trào như vậy. Trường của tôi đã được Tỉnh tặng bằng khen cho những hoạt động ngoại khóa này. Bên cạnh đó, đội bóng đá của trường tôi cũng đang là đương kim vô địch giải bóng đá thiếu niên nhi đồng toàn thành phố.
Tôi đã gắn bó với ngôi trường của mình năm nay là năm thứ 4 rồi. Biết là nay mai sẽ phải xa rời mái trường này để bước lên bậc học cao hơn. Nhưng với tôi nơi này sẽ là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm đẹp nhất của tuổi học trò. Sẽ nhớ mãi không quên ngôi trường mang tên người anh hùng Lý Tự Trọng.
Có lẽ với mỗi người khi đã đang và sẽ đi qua những năm tháng tuổi học sinh thì sẽ còn ghi dấu mãi mãi hình ảnh ngôi trường mà mình đã gắn bó bao lâu. Không biết tự bao giờ, ngôi trường nhỏ bé, thân thuộc đã trở thành ngôi nhà thứ hai bởi nơi đó có thầy cô nhiệt tình, tận tụy với học sinh; có bạn bè yêu quý, sẻ chia cùng nhau như chị em trong gia đình. Với tôi, ngôi trường cấp hai Trần Huy Liệu là thế đó, là một miền cứ ức tươi đẹp mà khi đi đến nơi đâu cũng luôn luôn hướng về với tình cảm thương mến.
Dọc theo quốc lộ 10 về phía Tây Nam, ta sẽ bắt gặp hình ảnh ngôi trường Trần Huy Liệu nằm cách mặt đường chính khoảng 10m. Trường nằm ở thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản- nơi cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km. Tiền thân của ngôi trường là trường năng khiếu Vụ Bản, được thành lập năm 1993 tại cầu Chuối, Vụ Bản. Đến năm 1997, trường được xây mới và chuyển về địa điểm như hiện tại. Từ ngày 22/8/1997, trường vinh dự được mang tên giáo sư, viện sĩ sử học của quê hương “Thiên Bản lục kỳ”- Trần Huy Liệu.
Được sinh ra từ cái nôi của mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng và hiếu học, suốt 20 năm qua trường luôn kiên trì, bền bỉ vươn lên để ngày một trưởng thành. Ban đầu, trường chỉ có 13 cán bộ giáo viên và 150 em học sinh thì đến nay trường đã có một tập thể sư phạm 50 cán bộ giáo viên, 16 lớp với hơn 600 học sinh cùng nhau đoàn kết, nỗ lực làm nên những trang vàng truyền thống của nhà trường. Từ những khó khăn về cơ sở vật chất thì đến nay trường đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Trường gồm 45 phòng học hiện đại được trang bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy như bảng, máy tính, máy chiếu. Các phòng bộ môn cũng được chú trọng đầu tư các mẫu vật thí nghiệm để học sinh có cơ hội quan sát và học tập hiệu quả hơn. Phía sau dãy nhà học sinh là sân cát khá rộng để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại kháo đầy sôi nổi. Vì là ngôi trường chất lượng cao của huyện nên lượng học sinh từ xa về học rất đông. Trường cũng đã chú trọng, quan tâm đến các em, xây dựng nhà bếp và khu nhà ăn khang trang và hợp vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em học tập. Các phòng nội trú rộng rãi, thoáng mát được quản lí nghiêm bởi thầy quản sinh.
Một học sinh cũ, nay đã là một cô giáo mới, về trực tiếp giảng dạy tại trường đã nhận xét rằng: ” Có thể khẳng định: đây là một môi trường lí tưởng để học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt”. “Mái trường là mái ấm tình thương của chúng em, là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước”. Đã từ lâu, Trường THCS Trần Huy Liệu được biết đến là cái nôi bồi dưỡng học sinh giỏi, với đội ngũ thầy, cô giáo tâm huyết và giàu kinh nghiệm, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện tin tưởng. Tuy có tuổi đời rất trẻ song đã có bề dầy thành tích: hàng chục Bằng khen của UBND tỉnh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng bộ GD-ĐT, Thủ tướng Chính phủ, TƯ Đoàn TNCS HCM… Hàng năm: 98% đến 100% học sinh lớp 9 đỗ vào PTTH, có 28- 45 em đỗ vào các trường chuyên của Nam Định, Ninh Bình, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Để đạt được kết quả trên, Ban giám hiệu Trường THCS Trần Huy Liệu đã có nhiều giải pháp để động viên, khích lệ phong trào dạy và học. Cùng với quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, Ban giám hiệu nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, như thực hiện nghiêm túc chế độ dự giờ, sinh hoạt chuyên môn; đồng thời, chú trong đổi mới phương pháp dạy học và thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm khơi dậy sự hứng thú, tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để thống nhất phương pháp giáo dục, cũng như công tác quản lý học sinh.
Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ mái trường Trần Huy Liệu. Hàng năm, dịp 20/11, các em kéo về thăm trường -thăm “mái ấm”, “cái nôi xưa” với những tình cảm chân thành, với sự gắn bó thân thiết. Và các em về với cả sự quan tâm, chăm sóc: Hàng trăm xuất quà, học bổng được dành tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó với những lời dặn dò của người anh, người chị đã động viên, khích lệ, giáo dục các em thật thiết thực.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 3
“Ngôi trường” hai tiếng gần gũi giản dị, thiêng liêng, chứa đựng bao kỉ niệm gắn bó về một thời áo trắng, hồn nhiên thơ ngây. Ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của em.
Thật tự hào khi ngôi trường em mang tên một anh hùng dân tộc lịch sử. Trường THCS Chu Văn An được thành lập năm 1908 . Sau hòa bình lập lại, trường được tách riêng vào năm 1956. Từ năm đó đến nay, có những thời kỳ gián đoạn do chiến tranh phá hoại, do nhiệm vụ chính trị, xã hội của đất nước, trường ổn định từ năm 1964 đến nay.
Ngôi trường nằm trên con đường quốc lộ với nhiều phương tiện xe cộ đi lại. Hai bên cổng trường là cây cối um tùm, cành lá xum xuê nên những bạn học sinh khi đến trường có thể nghỉ ngơi, nghỉ giải lao dưới bóng mát mà không sợ nắng. Cổng trường được sơn màu xanh, với bảng hiệu ghi tên trường, luôn mở rộng chào đón các bạn học sinh, đưa các bạn trở về với thế giới của những tri thức. Hai bên cánh cổng còn được lát gạch đỏ trông rất sang trọng. Bước vào sân trường được đổ bê tông phẳng lì, cây cối to, cao che bóng má cho cả một khoảng trời trong sân trường. Vào mỗi giờ ra chơi, các bạn thường ra gốc cây tham gia những trò chơi, ngồi nghỉ giải lao, hóng mát sau những giờ học căng thẳng. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Ngôi trường với những dãy nhà cao to, khang trang, cao đẹp được sơn màu vàng. Mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, ngôi trường càng trở nên lung linh, kì diệu hơn. Trường có rất cả 30 phòng học với những phòng học bộ môn như Vật lý, Hóa học,… với những máy móc, đồ thí nghiệm để học sinh được học tập khoa học. Các lớp học đều được lát nền đá hoa, mùa hè đi vào mát rượi. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Trong mỗi lớp học các bạn học sinh còn khéo léo trồng những cây xanh đem đến không khí trong lành, thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng nhà đa năng để học sinh tham gia những hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.
Được học tập dưới mái trường, chúng em luôn cảm nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bạn bè. Đội ngũ giáo viên với chuyên môn cao, có kinh nghiệm cao trong nghề. Đặc biệt các giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ…Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Chúng em luôn tôn trọng những thầy cô giáo, những người đã tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, như những người lái đò chèo lái cho bao thế hệ học sinh sang sông một cách an toàn. Mai này bài giảng của thầy cô giúp chúng em trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nhiều buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như tiếng anh, hội chợ,… giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện trở nên năng động hơn. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu. Trường có bề dày lịch sử cao về truyền thống học tập, với tỉ lệ đỗ vào các trường cấp ba đứng đầy Tỉnh, cùng với học sinh giỏi chiếm tỉ lệ cao.
Ngôi trường gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm, ngôi trường gắn bó biết bao kỉ niệm về tuổi học trò về thời áo trắng, chắp cánh cho biết bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa. Dù có đi đâu xa thì ngôi trường vẫn luôn in đậm trong tâm trí bao thế hệ học sinh: ” Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm”.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 4
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ngôi trường là mái nhà thứ hai, nơi lưu giữ bao kỉ niệm của thời áo trắng biết bao mơ mộng. Chính nơi này đã vun đắp nên tình thầy trò, tình bạn và cả những mối tình học trò hồn nhiên, trong sáng. Thời gian thật nhanh, chỉ còn một năm nữa tôi đã là học sinh cuối cấp, sắp phải tạm biệt mái trường này.
Thật tự hào khi được học tập trong một ngôi trường mang tên một vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử, trạng nguyên Nguyễn Hiền. Trường được thành lập từ năm 1971, chỉ vài năm nữa là kỉ niệm tròn 50 năm thành lập.
Ngôi trường nằm đồ sộ trên con đường râm mát, rợp bóng cây xanh. Vì vậy mỗi ngày đi bộ đến trường không còn là vất vả mà ngược lại tôi có cơ hội được tận hưởng cái không khí trong lành, dễ chịu. Từ ngoài bước vào là cánh cổng xanh thân thuộc, cánh cổng đã mở ra cho mỗi chúng tôi một thế giới thật diệu kì.Trường có khuôn viên rộng lớn gồm nhiều dãy phòng học, nhà đa năng và sân trường. Bước vào là sân trường rộng khoảng 300 mét vuông trồng đầy những cây phượng, cây bàng tán rộng. Trên sân trường, vào mỗi giờ ra chơi, những nhóm học sinh rủ nhau nhảy dây, đá cầu. Hiện ra trước mắt là khu nhà A gồm phòng làm việc của thầy cô ban giám hiệu, phòng giáo viên và cả phòng truyền thống. Trường tôi có bốn khối, mỗi khối năm lớp. Hai dãy B, C hai bên là 20 lớp học, ngoài ra còn có những phòng thực hành bộ môn. Các lớp khối 6,7 ở dãy B, còn các lớp khối 8,9 sẽ ở dãy nhà C. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Để giúp cho không khí trong lớp được trong lành, mát mẻ, các bạn học sinh còn tự tay thiết kế những chậu cây xanh nho nhỏ treo bên cửa sổ. Các phòng thực hành bộ môn như lý, hóa, sinh có đầy đủ các thiết bị cho thí nghiệm để học sinh có cơ hội được quan sát trực tiếp. Đằng sau trường là nhà đa năng để học sinh tập luyện những môn thể thao trong nhà. Trước nhà đa năng có sân cát rộng để đá bóng. Tại đây đã diễn ra bao trận đá bóng đẹp mắt và kịch tính.
Đội ngũ giáo viên của trường là những người luôn có ý thức tự giác và học hỏi, chuyên môn tốt. Đặc biệt ở các thầy cô là nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh. Những giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, còn những giáo viên trẻ có sự năng động, sáng tạo, luôn muốn làm mới mình. Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Trường còn thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa để học sinh có thêm những kiến thức mà còn để thể hiện những tài năng của bản thân. Những buổi ngoại khóa tiếng Anh, trường còn mời cả những thầy cô giáo nước ngoài để học sinh có cơ hội được nói chuyện trực tiếp với người bản địa, nâng cao kĩ năng nghe và nói tiếng Anh. Trường còn tổ chức những buổi tìm hiểu về những ngày lễ lớn của dân tộc với mục đích giúp học sinh có kiến thức toàn diện hơn không chỉ là trong sách vở.
Trải qua gần năm mươi năm xây dưng và phát triển, ngôi trường có một bề dày thành tích thật vẻ vang và đáng tự hào. Trường luôn đứng đầu cả huyện về phần trăm học sinh đỗ vào các trường cấp ba, mà phần lớn là những ngôi trường chất lượng của tỉnh. Trường vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhà trường. Từ mái trường này đã đào tạo nên biết bao những người tài giỏi, thành đạt cho đất nước.
Mỗi chúng ta, rồi đây sẽ khôn lớn, trưởng thành, sẽ rời xa mái trường nhưng kỉ niệm về một thời học sinh dưới mái trường này sẽ mãi là những hồi ức thật đẹp. Nơi đây đã chắp cánh cho biết bao những ước mơ thật đẹp được bay cao, bay ra.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 5
Trường của em mang tên người chiến sĩ Cách mạng Trần Đăng Ninh. Đó là ngồi trường cấp Hai mà em đang theo học: ” Trường Trung Học Cơ Sở Trần Đăng Ninh”.
Trường em nằm trên đường Đông Mạc, phường Hạ Long thành phố Nam Định. Trường được ra đời năm 1950 với tên gọi là: “Trường THCS Nguyễn Khuyến” . Đến năm 1960 trường đổi tên thành: ” Trường THCS Trần Đăng Ninh” và mang nhiều trọng trách trong việc nuôi dạy thế hệ học sinh nên người.
Trước năm 2012 trường toạ lạc tại số 59 đường Nguyễn Du với khuôn viên trường nhỏ. Để phục vụ cho số lượng học sinh và học tập được tiện nghi, năm 2012 cùng với kỉ niệm 45 năm thành lập trường, ngôi trường được chuyển rời ra khu mới tại đường Đông Mạc, phường Hạ Long. Khuôn viên mới rộng lớn hơn rất nhiều. Ngôi trường khang trang hơn với 3 khu nhà học xây hình chữ U. Mỗi khu nhà đều có bốn tầng học. Dãy nhà A là các phòng cho cán bộ công nhân viên chức trong trường, có phòng chờ giáo viên, phòng hiệu trưởng, hiệu phó, thư viện,… Dãy nhà C là các phòng thi nghiệm thực hành cho các bạn học sinh. Và dãy giữa là bốn tầng học được phân chia theo từng khối. Khối 6 tầng một và tiến lên trên là các khối cao theo thứ tự.
Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò vang lên đầy thích thú với nhiều hoạt động bổ ích là ở sân trường, nơi được thả mình vào niềm vui của học trò. Sân trường được xây dựng khá rộng láng xi măng và lát gạch đỏ sạch sẽ, mùa mưa không sợ sân trơn. Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứng cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng đỏ rực hoa mùa hè đến. Và những cây cọ tầm thấp ở bồn cây hai bên sân trường khiến ngôi trường thê, xanh.
Trường được coi nhận là một trong những trường cấp Hai đứng đầu của Thành phố cũng như của Tỉnh. Hàng năm trường đào tạo nhiều lứa học sinh giỏi với nhiều giải thưởng cao trong mọi kì thi của thành phố, tỉnh và toàn quốc. Nhiều bạn được giải Nhất, Nhì hay Huy chương Vàng, bằng khen trong các kì thi Hùng biện, Olympic,IOE,… Trường cũng nhiều lần được chứng nhận là trường giỏi của Tỉnh và hai lần nhận Huy chương lao động của nhà nước. Nhiều giáo viên trong trường cũng được trao thưởng và vinh danh là giáo viên giỏi của Tỉnh. Đặc biệt, trường là nơi có đào tạo được nhiều tốp học sinh thi đỗ vào các trường công lập nhiều nhất thành phố đặc biệt số lượng đỗ vào trường chuyên của Tỉnh : Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong rất lớn. Gần 50 năm thành lập đến nay trường đã tạo nên một bề dày thành tích đầy tự hào.
Trường không chỉ có một bề dày thành tích ngưỡng mộ mà bên cạnh đó nhà trường luôn thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoài giờ đầy bổ ích. Giờ ra chơi, nhà trường tổ chức những hoạt động thể thao mang tính tập thể giúp các bạn học sinh có thêm tinh thần sau những giờ học căng thẳng như: kéo co, nhảy bao bố tiếp sức,… Những ngày lễ kỉ niệm nhà trường phát động những cuộc thi văn nghệ chào mừng như 20-11, 8-3,… Từ năm 2012 năm nào, đến mùa xuân trường cũng tổ chức Hội chợ cho các bạn học sinh tự do sáng tạo những gian hàng của mình, giúp các bạn thêm gần gũi cũng như có những kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra năm nào trường cũng tổ chức đêm Dạ hội ngoại ngữ dành cho các bạn khổi ngoại ngữ Anh, Nga , Pháp của trường thể hiện những tài năng của mình. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu.
Trường Trần Đăng Ninh của em đã và đang tiếp tục phấn đấu trong mọi công tác dạy và học, phấn đấu xây dựng giữ vững là trường tốp đầu của thành phố cũng như của tỉnh Nam Định. Và thế hệ học trò chúng em sẽ không ngừng nỗ lực học tập mang lại những thành tích vẻ vang cho trường.
Bài văn mẫu thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9
Ngôi trường em đang theo học là trường Trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng, ngôi trường thân yêu ấy đã gắn bó với em suốt bốn năm qua, xây đắp cho em những ước mơ tương lai, đầy hi vọng. Trong em, nơi đây nhiều ngôi nhà thứ hai của mình vậy, thật thân thương và đẹp đẽ.
Sân trường rộng với nhiều loại cây xanh như cây phượng, cây bằng lăng, cây bàng,… được trồng rộng khắp, toả bóng mát vào mùa hè, tạo bầu không khí trong lành. Dưới mỗi gốc cây có đặt các ghế đá cho mọi người ngồi hóng mát và thư giãn trong giờ ra chơi sau những giờ học tập mệt mỏi, đặc biệt là những ngày thời tiết oi bức. Nhiều loại hoa được trồng và chăm sóc chu đáo góp phần xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp.
Trước đây, trường có hơn 1400 giáo viên và học sinh. Theo thời gian, số lượng cán bộ giáo viên và học sinh ngày càng tăng. Thầy cô cán bộ giáo viên trong nhà trường đều tâm huyết với nghề, có chất lượng giảng dạy và giáo dục cao, tận tụy với công việc, tất cả vì tương lai của học sinh, luôn ân cần, chỉ bảo cho chúng em từ những khó khăn trong cuộc sống đến những vướng mắc trong học tập. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng có truyền thống hiếu học, tương thân thương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, phấn đấu vươn lên vượt qua những khó khăn của nghịch cảnh, tham gia nhiều cuộc thi và gặt hái được các kết quả tốt. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm khoa học đầy sáng tạo được vận dụng vào thực tiễn, văn hoá ứng xử của học sinh được thực hiện nghiêm túc góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Dù mới thành lập song trường đạt nhiều thành tích nổi bật, nhiều hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá được tổ chức giúp chúng em có điều kiện để phát triển toàn diện, thư giãn sau những giờ học đầy căng thẳng, mệt mỏi. Nhiều hoạt động tham quan các danh lam thắng cảnh, viện bảo tàng góp phần giúp chúng em có thêm nhiều hiểu biết, thu thập được nhiều thông tin bổ ích. Nhân các ngày lễ lớn, nhiều hoạt động văn nghệ, ca hát, hội khỏe Phù Đổng giúp chúng em có điều kiện phát huy năng khiếu, thể hiện tài năng của mình. Đặc biệt, nhà trường tạo nhiều điều kiện để chúng em được tiếp xúc ngôn ngữ thứ hai trong trường học như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật vô cùng hiệu quả và đầy lí thú.
Ngôi trường Nguyễn Lương Bằng đầy xinh đẹp và tự hào của chúng em đang ngày một phát triển và sẽ chất lượng hơn nữa trong thời gian sắp tới. Chúng em, những học sinh dưới mái trường xanh đang ngày ngày miệt mài, cố gắng thật nhiều để mang lại những thành tích xuất sắc cho nhà trường.
Ngôi trường yêu dấu đã cùng em lớn lên và trưởng thành, sau này, dẫu có đi xa, em vẫn luôn mãi nhớ về mái trường cùng thầy cô bè bạn, nơi lưu giữ những kí ức tuyệt vời với những năm tháng chẳng thể nào quên của tuổi học trò. Thật cảm ơn thật nhiều công lao to lớn như biển cả của thầy cô, chẳng quản gian nan trong sự nghiệp trồng người chèo lái con thuyền đưa chúng em đến những bến bờ tri thức.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 7
Ngôi trường của tôi với tên gọi của người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu. Trường thành lập năm 1998 đến nay đã có hàng chục năm phát triển, trường nằm khang trang tại một khu đất rộng, xung quanh là những bồn hoa xinh đẹp. Có rất nhiều những kỷ niệm gắn bó với ngôi trường mà tôi cắp sách đi học mỗi ngày.
Nhìn từ trường ra phía trước đó chính là khoảng trống rộng rãi, khu vực trung tâm nên có nhiều bóng mát, ghế đá được đặt rất nhiều. Đây là khu vực chính để chúng tôi vui đùa trong giờ giải lao với nhiều trò chơi như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông giúp thư giãn, giải trí để bước vào tiết học mới. Nhắc đến không gian của trường phải nói đến hàng cây bóng mát mà trường đã trong nhiều năm trước, nổi bật nhất là cây phượng, mỗi mùa hè nở rộ màu sắc rất đẹp, đây là thời gian mà chúng tôi phải tạm chia tay nhau trong lưu luyến.
Ngôi trường Võ Thị Sáu không lớn, không nhiều học sinh nhưng mỗi năm đều tham gia đầy đủ các hội thi về học tập cũng như thể thao đạt nhiều thành tích cao. Các thầy cô và học sinh đang nỗ lực hết sức để giúp trường Võ Thị Sáu nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia trong thời gian không xa.
Trường của tôi là như vậy đó, dù chỉ là một ngôi trường bình thường như hàng ngàn ngôi trường trong đất nước này nhưng với tôi nó có vị trí đặc biệt quan trọng và mỗi khi nhớ về đều là những kỷ niệm mãi không quên.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 8
Dù đi đâu về đâu tôi vẫn nhớ về nhiều kỉ niệm học sinh dưới mái trường xưa, những kỉ niệm thân thương buồn vui lẫn lộn và không thể xóa nhòa trong kí ức của mỗi học trò. Ngôi trường trung học cơ sở Quang Trung một thời tôi đã gắn bó.
Ngôi trường thành lập từ năm 1990, với gần 30 năm dạy học, trường đã đào tạo hàng ngàn học sinh và nằm trong số các ngôi trường xuất sắc ở huyện. Trường nằm trên con đường lớn của xã, nhìn từ xa đã thấy ngôi trường nổi bật với tường vàng, mái ngói đỏ. Trường nằm ở một khuôn viên rộng, có khuôn viên, chỗ để xe và sinh hoạt ngoài trời. Sau cánh cổng trường ấy có biết bao nhiêu điều thú vị.
Sau cánh cổng trường đó là bác bảo vệ hiền lành, trách nhiệm đã làm việc ở trường hơn 10 năm. Mặc dù đã lớn tuổi nhưng bác vẫn cần cù và trách nhiệm. Bước vào trường hiện ra trước mắt gồm có ba dãy phòng, mỗi dãy có hai lầu. Dãy A thuộc về ban giám hiệu, thầy cô thuộc tổ chuyên môn, phòng truyền thống đội. Dãy B khu học của học sinh. Dãy C dành cho sinh hoạt hoặc tổ chức ngoại khóa. Kế bên dãy B là nơi diễn ra các buổi họp, gần bên là phòng thực hành của các môn như Hóa – Sinh. Từng phòng được thiết kế với bàn học, quạt và điện chiếu sáng. Trang thiết bị của trường đầy đủ.
Trong trường không thể thiếu thư viện, phòng thực hành tin học. Hai phòng này sát bên nhau phục vụ việc học tập, nghiên cứu của học sinh các khối lớp. Nơi để xe của thầy cô nằm ở góc trái của ngôi trường, khu để xe học sinh thì sau dãy B phòng học. Tất cả đều sắp xếp hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo thời gian di chuyển ngắn nhất cho giáo viên và học sinh.
Phía trước trường có khoảng đất rộng đó chính là khuôn viên và dành cho các buổi chào cờ đầu tuần. Khuôn viên gồm có cột cờ và nhiều các loại hoa trang trí. Trong trường cũng có nhiều cây xanh lâu năm như cây bàng, cây phượng… tạo bóng mát và nơi vui đùa, nghỉ ngơi của học sinh trong giờ giải lao.
Phía sau trường còn có một khoảng đất rộng, đó là nơi tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe với các môn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Nhiều cuộc thi về thể thao được tổ chức nhằm rèn luyện sức khỏe cho giáo viên và học sinh trong trường. Trường chúng tôi từng vinh dự đạt nhiều giải cao trong bóng đá ở huyện và tỉnh.
Trường trung học cơ sở Quang Trung sau thời gian dài phấn đấu vừa giành được danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Học sinh và giáo viên trong trường ai cũng đều tự hào và phấn khích.
Ai cũng phải lớn lên và rời xa trường cũ nhưng những kỷ niệm gắn bó với ngôi trường chắc chắn sẽ không thể phai nhòa. Thầy cô, bạn bè của trường Quang Trung đã là một phần trong tuổi thơ tôi.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 9
Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trường thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã được gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần. Một thời cắp sách đến trường-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. được thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đường đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son. trường tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng. Từ ngoài bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu. Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay. Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong giờ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu. Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà trường, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp. Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều. Kéo dài ở dãy B là phòng hội trường ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới được đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang được xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp được xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học được sắp xếp cùng ở dãy C. Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh được sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của trường tôi được đặt ở chính giữa trước dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ hai chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khai kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.
Trong cuộc đời học sinh, ai cũng có những niềm riêng để tự hào. Những ngôi trường nằm trong kí ức luôn là những cái tên không thể quên trong cuộc đời. Với tôi cái tên “Trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1” là một cái tên để tự hào như thế.
Ngôi trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 vẫn mãi còn đó với tương lai phát triển ngày càng rộng mở. Thầy và trò nhà trường luôn không ngừng thi đua, dạy và học tốt. Ngôi trường ngày càng khẳng định vị thế của mình trong danh sách, bảng xếp hạng trường chuẩn quốc gia, là niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Ninh.
Thu Thủy
Top 9 Bài Văn Mẫu Tả Quyển Sách Tiếng Việt Lớp 3 Chọn Lọc
Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 1
Trong năm học lớp 3 này em được mẹ mua cho rất nhiều quyển sách hay và bổ ích, trong số đó em thích nhất là sách Tiếng Việt lớp 3.
Quyển sách Tiếng Việt lớp 3 của em có hình chữ nhật với chiều ngang khoảng hơn 1 gang tay của em và chiều cao là 2 gang tay. Em thích quyển sách Tiếng Việt lớp 3 tập một trước hết là bởi nó rất đẹp. Bìa sách khá mềm mại với màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây, một màu mà em vô cùng yêu thích. Ở trên cùng của bìa sách có dòng chữ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Dòng chữ được in hoa căn chính giữa. Bên dưới là tên sách Tiếng Việt 3 được đóng khung một cách trang trọng. Chữ Tiếng Việt được in màu xanh còn số 3 được in màu đỏ. Bên dưới số 3 là chữ TẬP MỘT in hoa. Dưới cùng của bìa sách chính là dòng chữ ghi tên NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM. Ảnh bìa của quyển sách là hình một dàn đồng ca của các bạn nhỏ bằng tuổi em. Trong dàn đồng ca có tất cả 9 bạn, đứng làm 3 hàng. Một bạn đứng quay mặt lại phía dàn đồng ca, tay cầm một cái que để điều khiển. Đó chính là bạn nhạc trưởng. Trong dàn đồng ca có cả bạn nam lẫn bạn nữ, các bạn đều đeo khăn quàng đỏ và nụ cười rạng ngời. Lật bìa sách qua một bên, bên trong là những bài học vô cùng ý nghĩa mà em vẫn mong chờ được học chúng mỗi ngày.
Em yêu biết bao nhiêu quyển sách Tiếng Việt lớp 3 của chúng em.
Trong góc học tập của em có rất nhiều loại sách, từ sách giáo khoa đến sách tham khảo, các loại truyện tranh,… Có một quyển sách mà em cực kỳ yêu thích, có lẽ vì em vốn thích học môn Tiếng Việt. Đó chính là quyển Tiếng Việt tập 2.
Quyển sách được bao bọc bằng lớp bìa bóng cẩn thận, bên góc phải ở trên cùng còn dán một nhãn tên xinh xắn ghi thông tin trường, lớp, họ tên, năm học của em. Nổi bật trên bìa là màu cam ấm áp và những hình vẽ sống động. Phía trước bìa sách có in hình một nhóm bạn học sinh đang đứng chọn sách ở kệ sách, các bạn còn đang nói cười như trao đổi gì đó. Phía dưới là một cái bàn gỗ có 3 bạn học sinh đang ngồi đọc họa báo chăm chú. Em nghĩ đây là hình vẽ trong một thư viện.
Nhờ giữ gìn cẩn thận mà quyển sách đã dùng mấy tháng nhưng vẫn còn như mới. Qua mỗi trang sách, em lại học được nhiều kiến thức mới bổ ích. Em rất yêu thích môn Tiếng Việt và quyển sách này.
Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 3
Đầu năm học lớp 3, mẹ mua cho em một bộ sách nguyên khổ còn thơm mùi giấy mới. Trong bộ sách, quyển nào cũng được trang trí đẹp mắt với nhiều màu sắc rực rỡ, nhưng trong số đó em vẫn ấn tượng nhất với quyển sách Tiếng Việt tập 1.
Quyển sách Tiếng Việt tập 1 có màu nền là xanh lá nhạt rất mát mẻ. Chiều dài sách khoảng hơn 20 cm, rộng 15 cm. Bìa sách còn mới tinh vẽ hình 9 bạn nhỏ đang đứng nghiêm chỉnh cất cao giọng hát, phía trước là một bạn khác hình như là lớp trưởng đang cầm một cây thước nhỏ đánh nhịp cho dàn đồng ca. Các bạn ai cũng xinh xắn, mặc những bộ đồ đầy màu sắc rực rỡ nhún nhảy theo điệu nhạc. Trên môi ai cũng nở nụ cười tươi chúm chím.
Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 4
Trước ngày bước vào năm học mới, Ba mẹ đã mua tặng em một bộ sách giáo khoa lớp ba, trong đó có quyển Tiếng Việt lớp ba tập một là em thích nhất.
Em yêu quyển sách Tiếng Việt ba tập một biết bao vì nó đã giúp em hiểu biết thêm quê hương đất nước. Em khoác cho nó thêm một tấm áo ni lông bên ngoài và giữ gìn nó cẩn thận.
Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 5
Những bài văn mẫu tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3
Trong bộ sách giáo khoa lớp ba của em có rất nhiều cuốn sách hay, hấp dẫn như sách toán, sách tiếng việt, sách tự nhiên và xã hội, sách đạo đức,… Nhưng em thích nhất là quyển sách tiếng việt lớp ba tập một.
Quyển sách tiếng việt lớp ba có dạng hình chữ nhật với bề dài tầm 24,5 cm và bề rộng tầm 17 cm. Quyển sách dày một trăm hai mươi tám trang và hai tấm bìa cứng. Bìa ngoài của quyển sách có màu xanh lá hơi nhạt. Trên cùng tấm bìa là dòng chữ in hoa ” Bộ giáo dục và đào tạo “. Tiếp theo là chữ “TIẾNG VIỆT” rất to và màu xanh đậm. Phía dưới là hình ảnh mười bạn học sinh đang hát. Và dưới cùng là dòng chữ ” Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam”.
Em rất thích quyển sách tiếng việt lớp ba. Nó đã đem lại cho em nhiều bài học hay và bổ ích.
Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 7
Năm nay em đã là học sinh lớp Ba, mẹ mua cho em một bộ sách giáo khoa mới. Vừa nhận được sách, em đã rất háo hức mà mở ra xem thật kĩ từng quyển một. Trong bộ sách, quyển nào cũng đẹp nhưng em thích nhất là quyển tiếng việt.
Em thích nó không chỉ vì tiếng việt là môn mà em thích nhất mà còn vì cuốn sách để lại cho em nhiều ấn tượng ngay từ lần nhìn thấy đầu tiên. Bìa sách mềm, có nền hơi phớt màu lục tươi tắn, bên trên cùng của mặt trước là dòng chữ màu đen ngay ngắn: “BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Ngay bên dưới là dòng chữ to màu đỏ: “TIẾNG VIỆT”. Ở giữa trang bìa là một bức tranh vẽ một tốp có chín bạn học sinh đang hát. Ai nấy đều có khăn quàng đỏ thắm trên vai cùng khuôn mặt rạng rỡ say sưa làm bừng sáng cả khung bìa. Ở đằng trước là một bạn nam áo đỏ với chiếc mũ lưỡi trai xanh trắng rất đáng yêu, một tay bạn cầm một chiếc thước giơ lên quá đầu như đang bắt nhịp, tay kia để ngang ngực y như một nhạc trưởng thực thụ. Nhìn bức tranh em liên tưởng đến một lớp học đoàn kết, hòa thuận mà ai cũng ngoan ngoãn, xinh xắn, và tất cả đang đồng thanh hát rất vui vẻ. Còn mặt sau của bìa sách màu trắng in tên của những cuốn sách quan trọng trong bộ sách giáo khoa lớp Ba.
Cầm quyển sách trên tay, em liền bị hấp dẫn ngay. Sách khá dày, hơn hai trăm trang, lật từng trang còn thơm mùi giấy mới. Em mở ngay bài đầu tiên để đọc, đó là bài học về câu chuyện “Cậu bé thông minh”. Chữ viết to rõ ràng, hình vẽ minh họa cũng đẹp và gây nhiều cảm hứng làm cho em càng mong chờ đến buổi học đầu tiên để sử dụng quyển sách.
Quyển sách là niềm tin tưởng mẹ đã trao cho em vào đầu năm học mới. Ngắm nhìn quyển sách càng làm em thấy mình cần phải cố gắng sao cho xứng đáng với một quyển sách như vậy cũng là xứng đáng với công ơn và sự tin tưởng, chu đáo của bố mẹ, thầy cô dành cho em. Em tự hứa với mình năm nay sẽ học chăm hơn năm ngoái để đạt được thành tích ngày càng cao và làm vui lòng những người chăm lo cho em.
Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 – Bài làm 8
“Thành ơi! Ra cầm hộ mẹ cái này.
Bài văn mẫu tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3
– Cái gì thế hở mẹ?
– Sách học của con đấy. Mẹ vừa đến thăm ngoại, ngoại gởi cho con chồng sách này!
Thế là em có đầy đủ bộ sách giáo khoa lớp 3, chuẩn bị cho năm học mới. Em thích nhất là cuốn Tiếng Việt lớp 3 tập I.
Cầm quyển sách trên tay, em cứ ngắm đi ngắm lại mãi mà không thây chán. Thấy em cứ mân mê cuốn sách không muốn rời mẹ nói đùa: “Tối nay chắc Thành không ăn cơm cũng no phải không con?”. Cuốn sách gọn nhẹ lại vừa đẹp mắt. Chiều rộng khoảng hai mươi lăm xen ti mét, chiều dài độ hơn hai mươi xen ti mét, vừa với cặp sách mà bố vừa mới mua cho tuần trước. Bìa sách làm bằng một loại giấy cứng, trơn bóng như tráng một lớp đầu mỏng dính. Phía dưới hàng chữ “Bộ giáo dục và đào tạo” là dòng chữ “Tiếng Việt 3 tập I” bằng mực đen, nổi bật trên trang bìa trắng. Phần còn lại là bức họa một đóa hoa hướng dương tượng trưng cho ông mặt trời đang chiếu những tia sáng rực rỡ của trí tuệ và khoa học xuống mặt đất thân yêu của chúng em.
Những sắc đỏ, vàng đan xen nhau như những sắc cầu vồng kì diệu, vắt qua bầu trời cả mặt trước lẫn mặt sau của bìa sách. Dưới cùng là hình ảnh một chú nghé trông ngộ nghĩnh, ngước đôi mắt trẻ thơ, tủm tỉm cười với ông mặt trời như muôn tỏ lòng biết ơn ông đã rọi những tia hào quang của trí thức, khoa học xuống cho nó.
Để giữ cho sách luôn được sạch sẽ và thẳng nếp, em dùng tờ bao bằng giấy kiểng trong bọc cẩn thận bên ngoài và tự nhủ không bao giờ vẽ, viết bậy vào sách. Quyển sách Tiếng Việt là người bạn đồng hành cùng em trên bước đường học tập. Sách không những đem lại cho em những tri thức về tiếng mẹ đẻ mà còn bồi đắp cho tâm hồn em rộng mở, đón nhận bao niềm vui của cuộc sông hôm nay và mai sau.
Thu Thủy
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Lớp 9 Chọn Lọc
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 1
Nhắc đến Việt Nam, có lẽ mỗi người sẽ có những điều ấn tượng khác nhau nhưng khi nhắc đến chiếc nón lá thì chắc chắn tất cả đều nghĩ ngay đến hình ảnh người con gái Việt Nam hiền hậu. Nón lá chính là một nét đẹp cổ truyền, là vật dụng không thể thiếu đối với người phụ nữ Việt.
Không thể khẳng định được chính xác chiếc nón lá được ra đời từ khi nào. Chỉ biết rằng từ thời xa xưa, hình ảnh nón lá đã đi vào trong thơ ca cổ với những câu thơ như:
Dáng tròn vành vạnh vốn không hư Che chở bao la khắp bốn bờ
Thông qua một số tài liệu cho thấy nón lá có mặt ở nước ta vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Tuy nhiên, thông tin này không có căn cứ chính xác bởi mỗi tài liệu lại có một ghi chép khác nhau. Nhưng nhìn chung, tổng hợp lại từ nhiều tài liệu thì chúng ta có thể khẳng định một điều rằng nón lá đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Việt Nam ta có rất nhiều loại nón khác nhau vậy nên người Việt dùng chính tên nguyên liệu làm ra nón để đặt tên cho nón chẳng hạn như nón lá, nón rơm, nón dừa, nón đệm,… Như vậy là với tên gọi nón lá, chúng ta có thể hiểu rằng lá chính là nguyên liệu chính làm nên những chiếc nón này. Và đó là một nguyên liệu quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam.
Những chiếc nón lá có dạng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Phần vành ngoài của chiếc nón lá có đường viền quanh giúp cho chiếc nón lá trông có hình dáng giống như cái chiêng. Ở giữa lòng của chiếc nón lá còn đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu của người đội. Cùng là nón lá nhưng cũng có nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau. Chẳng hạn như chiếc nón ba tầm là chiếc nón có vành rộng nhất. Chiếc nón đấu lại là chiếc nón nhỏ nhất và dĩ nhiên là đường viền thành vòng quanh của nó cũng là thấp nhất. Rồi thì chiếc nón Nghệ, chúng rộng trên 80cm và sâu 10cm.
Mặc dù nguyên liệu làm ra nón lá giản đơn, dễ kiếm nhưng để làm ra một chiếc nón lá cần nhiều vật dụng hơn và cũng mất rất nhiều thời gian và công sức. Nó đòi hỏi người làm phải có kĩ thuật, tay nghề thì mới có thể làm ra những chiếc nón lá đẹp. Những vật dụng để tạo nên một chiếc nón lá là lá, chỉ, khung nón,… Lá để làm nên nón thường là lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá hồ, lá cối. Trong khi đó sợi chỉ dùng để khâu nón không phải sợi chỉ chúng ta dùng để khâu quần áo mà là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Thường thì những chiếc nón có thêm một cái dây đeo giúp giữ nón được chắc chắn ở trên đầu. Có loại nón có đây đeo bằng vải, có loại dùng vải voan, vải nhung. Phần khung nón thì thường được làm bằng loại tre cật Tây Ninh. Khung và bộ vành với 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo. Những chiếc lá muốn dùng để đan nón phải được mang đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Trong khi là phải chú ý đến nhiệt độ, không được để nóng quá cũng không được để nguội quá. Lá sau khi là xong thì xếp lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Để làm ra một chiếc nón lá không đơn giản và phải đòi hỏi một thời gian khá dài cũng như yêu cầu cẩn thận trong từng công đoạn. Đến cuối cùng sau khi đã hoàn thành chiếc nón lá, người thợ phải quét lên bề mặt của nón một lớp dầu bóng để nón không bị mốc. Trước đây những chiếc nón lá thường chỉ được làm đơn sơ như vậy nhưng giờ đây, người thợ còn khéo léo thêu thêm những họa tiết đẹp mắt.
Nón lá có nhiều loại, có thể kể đến như nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,… Mỗi loại nón có một nét đẹp riêng đặc trưng cho từng vùng miền của đất nước. Sự xuất hiện của chiếc nón lá đã giúp người dân Việt Nam che mưa, che nắng. Hiện nay, nón lá không còn được sử dụng nhiều như trước nhưng ở nông thôn và đặc biệt là ở Huế, hình ảnh nón lá vẫn vô cùng quen thuộc. Đi Huế du lịch, người ta thường mua nón về làm quà, chẳng thế mà có câu thơ:
Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà.
Du khách nước ngoài sang Việt Nam cũng rất thích đội nón lá lên đầu. Có thể thấy cuộc sống dù hiện đại đến đâu, có bao nhiêu vật dụng thay thế chiếc nón lá, tốt hơn chiếc nón lá đi chăng nữa thì nón lá vẫn không thể thiếu trong đời sống người Việt.
Nghĩ đến Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến những nét đẹp văn hoá khác nhau. Nón lá Việt Nam là một trong những nét đẹp cổ truyền, biểu tượng cho văn hoá của người dân Việt Nam.
Về lịch sử nguồn gốc của nón lá có lẽ khó có thể chắc chắn được nón lá ra đời vào thời kì nào. Bởi từ xa xưa trong những câu thơ dân gian hình ảnh nón lá đã xuất hiện:
“Dáng tròn vành vạnh vốn không hư, Che chở bao la khắp bốn bờ…”
(Thơ cổ )
Cũng có nhiều tài liệu ghi chép, nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Nhưng theo nhiều thống kê lại có những ghi chép khác. Như vậy có thể khẳng định, nón lá có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời sẽ được đạt tên theo vật liệu tạo ra nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón dừa,… Chất liệu làm nên chiếc nón lá rất phong phú nhưng lại rất gần gũi với người dân Việt Nam.
Nón lá có dáng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Mỗi loại nón lại có kích thước rộng tròn khác nhau. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quang cũng thấp nhất. Hay nón Nghệ, rộng trên 80 cm, sâu 10 cm.
Để tạo nên được một chiếc nón hoàn hảo cần rất nhiều vật dụng cũng như công sức và thời gian. Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ, khung nón,… Lá thì lấy từ hai loại cây giống như lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ. Sợi chỉ dùng để khâu nón là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Mỗi chiếc nón có hoặc không có dây đeo làm bằng vài mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung hình chóp. Khung và bộ vành vơi 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng nghệ thuật và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được vật liệu tốt, người thợ phải mang tàu lá nón đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Lửa phải vừa độ, không nóng quá, không nguội quá. Tiếp đó, xếp lá nón lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian làm nên chiếc lá rất lâu vì phải cẩn thận từng khâu. Hoàn thành xong chiếc lá, người thợ sẽ quét lên đó một lớp dầu bóng để chiếc nón không bị mốc và bền lâu. Người thợ sau khi làm xong thường sẽ trang trí lên nón những bài thơ hoặc những hình vẽ thêu chỉ đẹp mắt.
Nón lá đi vào đời sống nhân dân ta lâu đời bởi vậy được phân chia thành nhiều loại. Nổi tiếng trong đó phải kể đến nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,… Mỗi loại mang một vẻ đẹp của vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Từ khi có mặt, nón lá đã gắn liền với con người đất Việt bao thế kỉ qua. Chiếc nón theo chân người nông dân ra đồng, giúp những bác nông che nắng, che mưa. Chiếc nón theo tay những nghệ sĩ đi vào thơ ca:
“Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Chiếc nón còn gắn liền với những người dân lao động, trở thành chiếc mũ đội đầu giản dị. Hơn thế, tà áo dài của người phụ nữ Việt cùng chiếc nón đã trở thành nét đẹp văn hoá vô cùng tự hào của con người đất Việt.
Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 3
“Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Chiếc nón lá mộc mạc, giản dị, đơn sơ là một người bạn gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Nón lá từ lâu đã là một nét đẹp truyền thống, trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, đi vào nhiều bài ca dao và thơ ca, nhạc họa.
Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời, gắn với quá trình phát triển của dân tộc. Hình ảnh của nón lá đã xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịch từ khoảng 2500-3000 năm TCN. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, che nắng. Nón từ xưa đã được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến.
Đi khắp đất nước Việt Nam xinh đẹp, đâu đầu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh chiếc nón. Chiếc nón nhìn đơn giản là thế nhưng để tạo ra một chiếc nón đẹp đòi hỏi bàn tay công phu, khéo léo của người làm. Làm nón phải tỉ mỉ từ khâu đầu tiên là chọn lá, phơi lá. Nón lá thường được làm từ lá cọ. Lá không được quá non cũng như quá già. Trước khi đưa vào làm nón, lá phải được phơi nắng cho thật khô, thật mềm và giữ được lâu. Sau đó lá sẽ được mang đi sấy trắng. Những chiếc lá trắng nhất được dùng để làm những chiếc nón tinh xảo nhất, giá bán thường cao hơn những chiếc khác. Ngoài lá nón, vành nón cũng là bộ phận hết sức quan trọng của chiếc nón. Vành nón chính là xương sống của nón. Vành nón được làm từ những thanh lứa khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, những thanh lứa ấy được vót thật tròn và mịn. Sau đó được uốn thành những vòng tròn có đường kính to, nhỏ khác nhau. Các vành nón được xếp lên khuôn nón. Một chiếc nón có 16 vòng tất cả, vòng to nhất có đường kính khoảng 50cm, những vòng tiếp theo càng lên đỉnh càng nhỏ dần, vòng nhỏ nhất chỉ bằng đồng xu. Vành nón phải đều tăm tắp, không được méo mó, xộc xệch thì mới tạo ra được những chiếc nón đẹp. Sau công đoạn xếp vành lên khuôn là công đoạn xếp lá. Người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi xếp ngay ngắn lên khung nón. Mỗi chiếc nón gồm có 2 lớp lá, có một lớp mo lang ở giữa. Sau khi đã có một bộ khung hoàn hảo, cuối cùng là bước khâu nón bằng kim và cước mỏng như sợi chỉ. Những đường kim mũi chỉ lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt lá nón và vành lại với nhau. Công đoạn này đỏi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ để khâu nón cho đẹp cũng như không bị mũi kim đâm vào tay. Chiếc nón hoàn thành xong được quét một lớp dầu bóng để thêm bền và tăng tính thẩm mĩ. Quai nón được buộc đối xứng ở hai bên. Quai nón thường làm từ nhung, lụa hay chỉ với những màu sắc: cam, đỏ, hồng, tím…
Nón đã trở thành môt người bạn hết sức gần gũi hằng ngày. Nón không chỉ che nắng, che mưa mà còn giúp xua đi cái nắng hè oi bức. Nón là vật bất li thân với các bà, các chị. Nón theo người nông dân ra đồng. Những cô thiếu nữ mặc áo dài trắng đội nón lá bước đi trên phố làm bao ánh mắt phải ngước nhìn chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Nón còn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Nón đi vào những câu ca dao, điệu hò, nón trở thành đạo cụ để biểu diễn nghệ thuật. Những màn múa nón duyên dáng trên sân khấu luôn khiến người xem không thể rời mắt. Trong những đám cưới truyền thống, nón là vật mà mẹ chồng trao cho con dâu, luôn chứa đựng biết bao tình cảm.
Nón cũng có nhiều loại. Có thể kể đến nón ngựa hay nón Gò Găng ở Bình Định, nón quai thao gắn với những câu hò của liền anh, liền chị trong ngày hội, nón bài thơ nổi tiếng của Huế là loại nón trắng và mỏng, có in một vài câu thơ trên nón, nón thúng tròn bầu giống cái thúng, ta vẫn hay gọi là “nón thúng quai thao”. Tuy nhiên, thông dụng hơn cả vẫn là nón hình chóp. Giá một chiếc nón trên thị trường hiện nay khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Trải qua bao năm tháng, ở nước ta hiện nay vẫn còn một số làng nghề làm nón nổi tiếng như: làng Chuông (Hà Tây), làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế). Những làng nghề này ngoài sản xuất ra những chiếc nón công phu còn là nơi thu hút khách du lịch đến thăm và trải nghiệm thử những công đoạn làm nón.
Từ lâu, nón đã không chỉ là một người bạn gần gũi mà còn trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Nhìn thấy hình ảnh chiếc nón lá, ta như thấy cả tâm hồn của người Việt, những con người chất phác, hiền lành, đôn hậu:
“Ôi nón bài thơ của xứ nhà Có bàn tay nhỏ nở như hoa Có thành phố cổ giàu mưa nắng Bóng nón đi về thêm thiết tha”
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 4
Cùng với tà áo dài thướt tha, duyên dáng thì chiếc nón lá cũng đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc đã góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp hiền dịu, thang khiết của những người phụ nữ Việt Nam đậm chất Á Đông. Chiếc nón lá gắn liền với lịch sử dân tộc, cùng với hình ảnh tươi đẹp đôn hậu của dân tộc vươn ra đến tận năm châu.
Chiếc nón lá đầu tiên được in trên họa tiết của trống đồng, hay những mái đình mái chùa cổ kính. Chiếc nón lá trên những tượng hay chạm khắc đấy từ ngàn đời nay đã đi cùng năm tháng và gắn bó với những nét đẹp của văn hóa dân tộc, để cùng với tà áo dài làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chiếc nón lá có hình chóp, phần dưới to và tròn còn phần trên nhọn dần lên. Chiếc nón lá được làm bằng lá cọ, người dân phải đi lấy rồi sau đó quét lên một lớp dầu cho bóng và bền lớp vỏ nón. Xung quanh chiếc nón được quấn bởi các vòng tre nhỏ, được tuốt kĩ càng, trau chuốt để cố định hình dạng cho chiếc nón. Bên trong nón ở hai bên có quai nón được thêu bằng những đường chỉ đỏ để buộc dây nón. Ngoài ra để làm cho chiếc nón thêm đẹp, sáng tạo và màu sắc thì người thợ làm nón có thể in lên đó hình ảnh những bông hoa hồng, hoa sen, hay những cô gái Việt Nam thướt tha trong ta áo dài truyền thống. Chiếc nón lá đơn sơ bình dị như vẻ đẹp tâm hồn mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, có nón bài thơ, nón quai thao, nón lá…Trải qua quá trình phát triển của dân tộc thì những mẫu mã, thiết kế tinh sảo, sáng tạo của chiếc nón càng được tăng thêm. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo những quy định làm nón truyền thống. Có lẽ với mỗi người dân Việt Nam thì hình ảnh chiếc nón lá truyền thống đã in đậm vào tâm trí chúng ta, chưa bao giờ mất đi, hơn nữa chiếc nón lá cũng sống dậy cái hồn thiêng một thuở để rồi bất tử cùng thơ ca, nhạc họa.
Nón có rất nhiều loại, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá…mỗi loại mang những hình dáng nhất định, cấu tạo khác nhau nhưng đều rất công phu và kĩ lượng. Chiếc nón lá từ xưa đã gắn với hình ảnh những người nông dân dãi nắng dầm sương nhờ nó để che nắng, che mưa. Ngoài ra chiếc nón lá cũng được dùng để trang trí gợi nên một không gian cổ xưa, những nét cổ truyền trong nhịp sống dân tộc. Chiếc nón lá cùng với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người dân đất Việt. Có lẽ với du khách nước ngoài thì hình ảnh chiếc nón lá đã rất quen thuộc, nó là món đồ lưu niệm ý nghĩa, thiêng liêng để họ giành tặng cho người thân của mình. Như vậy chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc rất đúng với nét đẹp mộc mạc, bình dị của người dân Việt Nam sau lũy tre làng. Mang trên mình những nét đẹp truyền thống, cổ điển rất Việt Nam, rất Á Đông chiếc nón lá chưa bao giờ và không bao giờ mất đi trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.
Để giữ cho chiếc nón bền và đẹp thì khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số điều sau. Không được dùng nón để quạt, để ngồi như vậy sẽ làm mép nón bị méo, bị gãy. Hơn nữa chiếc nón là một vật dụng thân thiết và gần gũi như vẻ đẹp mộc mạc của người dân Việt Nam nên chúng ta không nên dùng nó để kê hay ngồi như vậy chẳng phải đã làm mất đi vẻ đẹp quý báu của truyền thống dân tộc hay sao.
Cùng với sự phát triển đất nước, có rất nhiều những loại vật dụng hiện đại, tiện ích khác như ô, mũ..để giúp con người che nắng che mưa nhưng chiếc nón lá vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người Việt. Nó chưa đựng những gì thiêng liêng, cao quý của tâm hồn người Việt, lỗi sống người Việt chứ không chỉ là những giá trị sử dụng khác.
Chiếc nón lá bình dị, đơn sơ đã trở thành nét đẹp duyên dáng, âu yếm trong lòng người Việt Nam ta xưa và nay vẫn vậy. Không bao giờ, để cho những sự xâm lăng về văn hóa xâm chiếm đi những gì bất di bất dịch của hồn người một thưở. Chiếc nón lá như người bạn luôn gắn bó với người nông dân Việt không quản nắng mưa, những màu phai của nón cũng giống như những tần tảo sớm hôm của cuộc đời con người Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 5
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.
Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Như vậy mới thấy được rằng nón lá là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.
Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Những bài văn mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Nhắc đến người con gái Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh người con gái với áo dài và nón lá. Chiếc nón lá vừa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ vừa là một biểu tượng văn hóa của một nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam chúng ta đều rất dễ bắt gặp hình ảnh những chiếc nón lá mộc mạc, đơn sơ nhưng nó lại ẩn chứa một vẻ đẹp thuần hậu. Không chỉ đơn thuần là vật dụng che mưa che nắng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần ý nghĩa của Việt Nam. Bạn bè quốc tế đến thăm hay khách du lịch đến Việt Nam thì đều được tặng những chiếc nón lá như là một kỉ niệm đẹp và để tỏ lòng mến khách của người Việt.
Nón lá xuất hiện từ khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón lá là một vật dụng quan trọng trong cuộc sống của họ. Trước hết, nón là dùng để che mưa che nắng. Các bà, các mẹ, các chị từ xa xưa đã đội nón lá đi làm đồng, đi chợ và cả đi chơi hội nữa. Ngày tiễn con gái về nhà chồng, bà mẹ cũng thường trao cho con chiếc nón lá với bao lời nhắn gửi yêu thương.
Không chỉ có tính sử dụng trong thực tế, chiếc nón lá còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ Việt. Dưới vành nón lá trắng phau, đôi mắt đen láy, nụ cười chúm chím, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai hay cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, e thẹn, vừa kín đáo lại vừa quyến rũ, mê đắm.
Từ trong đời sống thường ngày, chiếc nón lá còn đi vào thơ ca, nhạc họa, gợi nguồn cảm hứng cho nhạc, cho thơ. Đã có không ít những bài hát về chiếc nón lá: “Một chiều làng quê trên đường đê lối nhỏ đi về, nụ cười đưa duyên em thẹn thùng trong nón lá che nghiêng” hay “Một người con gái, đứng nghiêng nghiêng vành nón lá. Đường chiều bờ đê, lối xưa kỉ niệm thiết tha”…. Chiếc nón lá còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần trong thơ: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che”. Thế rồi, trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, lúc tiễn người yêu ra chiến trường, cô gái thường đội nón lá với quai tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi cũng đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển. Chỉ như vậy thôi cũng đã đủ làm yên lòng người ra trận.
Có thể thấy rằng, xuyên suốt từ bao đời nay, từ trong thực tế cho đến những làn điệu dân ca, những lời thơ, câu văn đều có bóng dáng hình ảnh chiếc nón lá gắn liền với người con gái Việt Nam dịu dàng, duyên dáng. Ngày nay, để tạo ra chiếc nón lá thì người thợ làm nón cần phải có đôi tay khéo léo, có cả tâm tình mới có thể tạo nên được những chiếc nón xinh xăn và thiết kế tỉ mỉ đến như vậy. Nón lá thường được đan bằng các loại lá cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá dừa, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Những người thổi được hồn vào những chiếc nón, làm nên những chiếc nón đẹp tinh tế là những người thực sự có đôi bàn tay khéo léo và có tâm tình chan chứa.
Là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, chiếc nón lá gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 7
Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.
Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ – vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.
Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.
Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.
Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.
Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.
Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 8
Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chăm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt.
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Mỗi chiếc nón lá là biểu tượng lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay, đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, đặc biệt là người phụ nữ, hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Đi dọc mọi miền đất nước, không nơi nào không có nón lá. Không chỉ che mưa, che nắng mà nón còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, được đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo vệ, giữ gìn. Nhắc đến nón lá chắc chắn phải nhắc đến áo dài Việt Nam, đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng phải khéo léo bôi dầu thường xuyên, tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 9
Hình ảnh chiếc nón lá luôn quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay, khi nhắc tới chiếc nón lá người ta thường nhớ ngay đến những tà áo dài thướt tha, tới những lời ăn tiếng nói dịu dàng, đậm phong tục tập quán của người Việt Nam, dù đi đâu thì hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn đậm sâu trong trái tim mỗi người, hình ảnh mộc mạc, chân chất lại rất nhiều ý nghĩa, và chiếc nón lá còn là một trong những món quà ý nghĩa mà người dân Việt Nam dành tặng bàn bè Quốc Tế để thể hiển sự thân thiết, yêu mến.
Chiếc nón xuất hiện từ rất lâu rồi, chiếc nón lá luôn là người bạn đồng hành che mưa, che nắng, luôn ở bên những bước hành trang chúng ta đi. Để tạo ra một chiếc nón thì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ, kỳ công của người làm nón, muốn chiếc nón đẹp thì ngay từ khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu từng đường kim mũi chỉ người thợ đã đặt hết tâm tình vào đó để tạo ra những chiếc nón đẹp. Ngoài việc che nắng che mưa thì chiếc nón còn là một phụ kiện làm đẹp rất tuyệt vời, trong những ngày hội dân ca, những ngày hội làng, hay ngày kết hôn của các đôi vợ chồng mẹ chồng trao nón cho con dâu, chiếc nón đều có mặt và tạo nên nét duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương, trong thơ văn chiếc nón là cảm hứng của rất nhiều nhà văn, nhà thơ…
“Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng tre”, qua hình ảnh nón lá trong câu thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó. Thời chiếc tranh các cô gái thường đội nón quai màu tím tiễn người yêu ra chiến trường thể hiện sự chung thủy, sắc son, như thay một lời hẹn ước sẽ đợi người yêu chiến thắng trở về, thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Các loại lá như lá cọ, lá du quy diệp, lá cối, lá rơm, lá tre, lá dứa… đều có thể làm nón được, ở mỗi vùng miền khác nhau thì kiểu dáng của chiếc nón cũng khác nhau, người miền Bắc có nón quai thao khi dự các lễ hội, ở Huế thì có nón bài thơ, ở Bình Định có nón Gò Găng, quai nón thường được làm bằng nhung, lục, hay the, với những màu sắc đẹp và tươi tắn, làm nổi bật thêm vẻ đẹp của chiếc nón, làm tăng lên độ duyên dáng của người phụ nữ khi đội nón, hình ảnh chiếc nón giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn thể hiện ở phần dáng nón, những người thợ khâu nón đã làm nên những chiếc nón đẹp, từng đường kim mũi chỉ được người thợ gửi gắm những hình ảnh mang nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam
Nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh bình dị thân quen với tà áo dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón là được phổ biến trên khắp đất nước và là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Việt Nam, khi bạn bè nước ngoài đến Việt Nam đều muốn trong hành lý của mình mang về có món quà là chiếc nón lá Việt Nam, chúng ta đã quảng bá được vẻ đẹp của đất nước của con người thông qua hình ảnh những cô gái mặc áo dài thướt tha đội nón lá.
Nón lá là một biểu tượng gắn liền với hình ảnh người con gái Việt Nam. Từ thời xa xưa nón lá đã là một dụng cụ vô cùng thân thiết với con người chúng ta. Hình ảnh một cô gái Việt Nam thướt tha trong chiếc áo dài truyền thống trên đầu đội chiếc nón lá màu trắng tinh khôi, đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc với các bạn bè du khách năm Châu trên toàn thế giới khi nhớ về dân tộc ta.
Bài văn mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Trong một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết về chiếc nón lá như thế này:
“Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Qua những câu thơ giản dị, mộc mạc nhưng cũng vô cùng lãng mạn, trữ tình ta thấy chiếc nón lá trở thành biểu tượng thiêng liêng thể hiện sự dịu dàng, tha thướt của người cô gái Việt.
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Theo như các tài liệu ghi chép lại thì nón lá của Việt Nam ra đời từ khá lâu từ khoảng 3000 năm TCN. Sự hình thành và gìn giữ chiếc nón lá từ thời đó cho đến nay thể hiện vai trò và tầm quan trọng của kỷ vật thiêng liêng này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong cuộc sống thường nhật của người phụ nữ nước ta, mà nó còn xuất hiện trong thơ ca, trong những bức tranh, như lời ca dao của ông cha ta để lại. Nón lá như một nét văn hóa riêng biệt của dân tộc ta không giống với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
Nón lá nước ta có hai loại: Một là nón 3 tầm, là loại nón hình tròn vành to, rộng thường được các liền anh, liền chị khi hát trao duyên đội trên đầu hoặc khoác ở tay, loại nón này thường được đi kèm với trang phục áo dài tứ thân, áo mớ ba mớ bảy…. thể hiện sự dịu dàng, nhẹ nhàng của người phụ nữ.
Loại nón lá thứ hai là nón chóp: Loại nón giống hình tam giác có chóp nhọn ở trên rộng vành, chiếc nón này được sử dụng phổ thông hơn. Và các trang phục đi kèm với nó cũng thoải mái, phóng khoáng hơn.
Nón chóp có thể mặc với áo dài tân thời, có thể mặc áo bà ba, hay mặc áo lụa, quần xa tanh… Nón chóp giúp các cô gái che nắng che mưa, giúp các bà các mẹ bớt cảm thấy oi bức trong những ngày hè nóng nực…
Hình ảnh chiếc nón lá đã gắn liền với cuộc sống của người dân như một nét văn hóa giả dị, mộc mạc.
Để làm được một chiếc nón lá cũng rất kỳ công. Nón lá thường được làm từ lá dừa, hoặc lá cọ. Nhưng nón lá thường làm từ lá có sẽ bền đẹp hơn bởi lá cọ có độ bóng và dẻo dai hơn.
Sau khi lựa chọn những chiếc lá cọ to đẹp, xanh mướt người nghệ nhân phải phơi lá khoảng 4 tiếng đồng hồ để lá héo bớt đi rồi chọn. Khi lá mềm đi rồi người nghệ nhân bắt đầu lấy kim khâu làm vành nón, tạo khung nón. Sau đó tỉ mỉ ngồi khâu từng chiếc lá cọ vào chiếc khung đã được định hình sẵn. Khi làm khung cho nón lá người ta thường chọn những loại tre không già quá và cũng không non quá bởi tre già thường giòn dễ gãy, còn non qua thì không có độ dẻo dai. Nên loại tre có độ tuổi vừa tầm là tốt nhất. Khung của nón lá chính là những hình tròn xếp từ to nhất tới nhỏ nhất tạo ra hình chóp.
Sau khi làm khung nón, là tới giai đoạn chằm nón. Khâu này vô cùng quan trọng vì nó giúp cho khung nón và lá nón bám chặt không bị bung rời. Người làm nón thường chằm nón bằng những sợi nilông mỏng dai, có màu trong suốt trông rất đẹp mắt.
Khi chiếc nón đã được hình thành khâu lại hoàn chỉnh thì người làm nón lá sẽ bôi một lớp dầu bám vào bề mặt ngoài của nón lá để tạo độ bóng, và để tráng gương cho chiếc nón khi đi mưa không bị nước mưa thấm qua những khe hở của lá cọ mà làm ướt tóc, ướt đầu.
Chiếc nón của nước ta là một biểu tượng đẹp gắn liền với người phụ nữ đoan trang, thùy mị. Dù qua bao nhiêu thời gian chiếc nón lá vẫn giữ nguyên giá trị của mình trong cuộc sống của con người .
Thu Thủy
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 9 Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Hiện Tượng Sống Ảo Của Giới Trẻ Hiện Nay Lớp 9 Chọn Lọc trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!