Bạn đang xem bài viết Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Ngôi Trường Của Em Lớp 9 Chọn Lọc được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 1
Nhắc đến hai tiếng ngôi trường, trong tôi lại không khỏi bồi hồi, xúc động nhớ về những năm tháng học tập dưới mái trường thân yêu này, trường THCS Lý Tự Trọng. Đây là ngôi trường cấp 2 có bề dày lịch sử hàng chục năm và là một trong những trường điểm của thành phố.
Những năm trước đây, trường nằm chung khuôn viên với trường cấp 1 nên học sinh 2 cấp cùng học chung một trường. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm tôi vào học lớp 6, trường đã tách riêng. Trường của tôi được xây dựng trên một mảnh đất rất rộng, mặt trước của trường giáp với con đường đôi đẹp nhất thành phố. Lúc mới hoàn thiện, trường còn chưa có cổng, tôi vẫn nhớ cánh cổng tạm làm bằng thân cây tre ọp ẹp. Bây giờ, trường đã có cổng sắt, có biển hiệu vô cùng khang trang. Những cái cây xanh trồng trong sân trường sau 4 năm học cũng đã lớn lên nhiều. Chúng trở thành người bạn của học sinh trường tôi trong những giờ ra chơi. Sân trường giờ đây đã được đổ bê tông rất sạch sẽ. Chúng tôi có thể thoải mái chạy nhảy mà không còn lo bụi như trước nữa.
Trường học của tôi có tất cả 30 phòng học, chia làm 3 tầng. Mỗi lớp sở hữu một phòng học riêng. Ngoài ra, trường còn có phòng chức năng như phòng thí nghiệm môn Vật lý, môn Hóa học, phòng Tin học, phòng học Tiếng Anh,… Các phòng học chức năng đều được trang bị máy móc hiện đại, đầy đủ đồ dùng thí nghiệm phục vụ cho việc học của mỗi học sinh. Ở tất cả các lớp học, sàn đều được lát gạch hoa, có cửa sổ đón ánh sáng, có trang bị cả quạt trần và quạt treo tường. Ngoài ra, mỗi lớp còn tự trang trí để lớp học của mình thêm đẹp hơn. Lớp tôi có một chiếc tủ sách ở cuối lớp với rất nhiều đầu sách hay.
Để được là học sinh của trường, chúng tôi phải trải qua một kì thi với các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Sau đó, chúng tôi được chia lớp dựa trên số điểm mà mình đã đạt được. Dạy chúng tôi là những người thầy, người cô có chuyên môn cao. Hầu hết các thầy cô giáo trong trường đều có bằng cao học. Có những thầy cô giáo đã được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Chúng tôi luôn cảm thấy vinh dự và tự hào vì được là học trò của những người thầy, người cô như vậy. Họ luôn yêu quý và dạy dỗ chúng tôi như thể đang dạy cho con của mình. Bao nhiêu năm qua trường tôi vẫn luôn dẫn đầu về thành tích học sinh giỏi.
Bên cạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt, trường tôi còn thường xuyên tổ chức những phong trào hoạt động tình nguyện quyên góp cho các bạn học sinh vùng gặp khó khăn. Tôi lúc nào cũng hào hứng với các phong trào như vậy. Trường của tôi đã được Tỉnh tặng bằng khen cho những hoạt động ngoại khóa này. Bên cạnh đó, đội bóng đá của trường tôi cũng đang là đương kim vô địch giải bóng đá thiếu niên nhi đồng toàn thành phố.
Tôi đã gắn bó với ngôi trường của mình năm nay là năm thứ 4 rồi. Biết là nay mai sẽ phải xa rời mái trường này để bước lên bậc học cao hơn. Nhưng với tôi nơi này sẽ là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm đẹp nhất của tuổi học trò. Sẽ nhớ mãi không quên ngôi trường mang tên người anh hùng Lý Tự Trọng.
Có lẽ với mỗi người khi đã đang và sẽ đi qua những năm tháng tuổi học sinh thì sẽ còn ghi dấu mãi mãi hình ảnh ngôi trường mà mình đã gắn bó bao lâu. Không biết tự bao giờ, ngôi trường nhỏ bé, thân thuộc đã trở thành ngôi nhà thứ hai bởi nơi đó có thầy cô nhiệt tình, tận tụy với học sinh; có bạn bè yêu quý, sẻ chia cùng nhau như chị em trong gia đình. Với tôi, ngôi trường cấp hai Trần Huy Liệu là thế đó, là một miền cứ ức tươi đẹp mà khi đi đến nơi đâu cũng luôn luôn hướng về với tình cảm thương mến.
Dọc theo quốc lộ 10 về phía Tây Nam, ta sẽ bắt gặp hình ảnh ngôi trường Trần Huy Liệu nằm cách mặt đường chính khoảng 10m. Trường nằm ở thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản- nơi cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km. Tiền thân của ngôi trường là trường năng khiếu Vụ Bản, được thành lập năm 1993 tại cầu Chuối, Vụ Bản. Đến năm 1997, trường được xây mới và chuyển về địa điểm như hiện tại. Từ ngày 22/8/1997, trường vinh dự được mang tên giáo sư, viện sĩ sử học của quê hương “Thiên Bản lục kỳ”- Trần Huy Liệu.
Được sinh ra từ cái nôi của mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng và hiếu học, suốt 20 năm qua trường luôn kiên trì, bền bỉ vươn lên để ngày một trưởng thành. Ban đầu, trường chỉ có 13 cán bộ giáo viên và 150 em học sinh thì đến nay trường đã có một tập thể sư phạm 50 cán bộ giáo viên, 16 lớp với hơn 600 học sinh cùng nhau đoàn kết, nỗ lực làm nên những trang vàng truyền thống của nhà trường. Từ những khó khăn về cơ sở vật chất thì đến nay trường đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Trường gồm 45 phòng học hiện đại được trang bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy như bảng, máy tính, máy chiếu. Các phòng bộ môn cũng được chú trọng đầu tư các mẫu vật thí nghiệm để học sinh có cơ hội quan sát và học tập hiệu quả hơn. Phía sau dãy nhà học sinh là sân cát khá rộng để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại kháo đầy sôi nổi. Vì là ngôi trường chất lượng cao của huyện nên lượng học sinh từ xa về học rất đông. Trường cũng đã chú trọng, quan tâm đến các em, xây dựng nhà bếp và khu nhà ăn khang trang và hợp vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em học tập. Các phòng nội trú rộng rãi, thoáng mát được quản lí nghiêm bởi thầy quản sinh.
Một học sinh cũ, nay đã là một cô giáo mới, về trực tiếp giảng dạy tại trường đã nhận xét rằng: ” Có thể khẳng định: đây là một môi trường lí tưởng để học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt”. “Mái trường là mái ấm tình thương của chúng em, là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước”. Đã từ lâu, Trường THCS Trần Huy Liệu được biết đến là cái nôi bồi dưỡng học sinh giỏi, với đội ngũ thầy, cô giáo tâm huyết và giàu kinh nghiệm, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện tin tưởng. Tuy có tuổi đời rất trẻ song đã có bề dầy thành tích: hàng chục Bằng khen của UBND tỉnh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng bộ GD-ĐT, Thủ tướng Chính phủ, TƯ Đoàn TNCS HCM… Hàng năm: 98% đến 100% học sinh lớp 9 đỗ vào PTTH, có 28- 45 em đỗ vào các trường chuyên của Nam Định, Ninh Bình, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Để đạt được kết quả trên, Ban giám hiệu Trường THCS Trần Huy Liệu đã có nhiều giải pháp để động viên, khích lệ phong trào dạy và học. Cùng với quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, Ban giám hiệu nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, như thực hiện nghiêm túc chế độ dự giờ, sinh hoạt chuyên môn; đồng thời, chú trong đổi mới phương pháp dạy học và thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm khơi dậy sự hứng thú, tinh thần chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để thống nhất phương pháp giáo dục, cũng như công tác quản lý học sinh.
Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ mái trường Trần Huy Liệu. Hàng năm, dịp 20/11, các em kéo về thăm trường -thăm “mái ấm”, “cái nôi xưa” với những tình cảm chân thành, với sự gắn bó thân thiết. Và các em về với cả sự quan tâm, chăm sóc: Hàng trăm xuất quà, học bổng được dành tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó với những lời dặn dò của người anh, người chị đã động viên, khích lệ, giáo dục các em thật thiết thực.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 3
“Ngôi trường” hai tiếng gần gũi giản dị, thiêng liêng, chứa đựng bao kỉ niệm gắn bó về một thời áo trắng, hồn nhiên thơ ngây. Ngôi trường như là ngôi nhà thứ hai của em.
Thật tự hào khi ngôi trường em mang tên một anh hùng dân tộc lịch sử. Trường THCS Chu Văn An được thành lập năm 1908 . Sau hòa bình lập lại, trường được tách riêng vào năm 1956. Từ năm đó đến nay, có những thời kỳ gián đoạn do chiến tranh phá hoại, do nhiệm vụ chính trị, xã hội của đất nước, trường ổn định từ năm 1964 đến nay.
Ngôi trường nằm trên con đường quốc lộ với nhiều phương tiện xe cộ đi lại. Hai bên cổng trường là cây cối um tùm, cành lá xum xuê nên những bạn học sinh khi đến trường có thể nghỉ ngơi, nghỉ giải lao dưới bóng mát mà không sợ nắng. Cổng trường được sơn màu xanh, với bảng hiệu ghi tên trường, luôn mở rộng chào đón các bạn học sinh, đưa các bạn trở về với thế giới của những tri thức. Hai bên cánh cổng còn được lát gạch đỏ trông rất sang trọng. Bước vào sân trường được đổ bê tông phẳng lì, cây cối to, cao che bóng má cho cả một khoảng trời trong sân trường. Vào mỗi giờ ra chơi, các bạn thường ra gốc cây tham gia những trò chơi, ngồi nghỉ giải lao, hóng mát sau những giờ học căng thẳng. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Ngôi trường với những dãy nhà cao to, khang trang, cao đẹp được sơn màu vàng. Mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, ngôi trường càng trở nên lung linh, kì diệu hơn. Trường có rất cả 30 phòng học với những phòng học bộ môn như Vật lý, Hóa học,… với những máy móc, đồ thí nghiệm để học sinh được học tập khoa học. Các lớp học đều được lát nền đá hoa, mùa hè đi vào mát rượi. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Trong mỗi lớp học các bạn học sinh còn khéo léo trồng những cây xanh đem đến không khí trong lành, thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng nhà đa năng để học sinh tham gia những hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.
Được học tập dưới mái trường, chúng em luôn cảm nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bạn bè. Đội ngũ giáo viên với chuyên môn cao, có kinh nghiệm cao trong nghề. Đặc biệt các giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn yêu thương học sinh. Truyền thống ấy còn được viết lên bằng những cái tên ưu tú, những nhà giáo, những thế hệ học trò. Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giám đốc sở giáo dục đào tạo, vụ trưởng, phó giáo sư tiến sĩ…Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Chúng em luôn tôn trọng những thầy cô giáo, những người đã tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, như những người lái đò chèo lái cho bao thế hệ học sinh sang sông một cách an toàn. Mai này bài giảng của thầy cô giúp chúng em trở thành những người có ích cho gia đình, xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nhiều buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như tiếng anh, hội chợ,… giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện trở nên năng động hơn. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu. Trường có bề dày lịch sử cao về truyền thống học tập, với tỉ lệ đỗ vào các trường cấp ba đứng đầy Tỉnh, cùng với học sinh giỏi chiếm tỉ lệ cao.
Ngôi trường gắn bó biết bao nhiêu kỉ niệm, ngôi trường gắn bó biết bao kỉ niệm về tuổi học trò về thời áo trắng, chắp cánh cho biết bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa. Dù có đi đâu xa thì ngôi trường vẫn luôn in đậm trong tâm trí bao thế hệ học sinh: ” Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm”.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 4
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ngôi trường là mái nhà thứ hai, nơi lưu giữ bao kỉ niệm của thời áo trắng biết bao mơ mộng. Chính nơi này đã vun đắp nên tình thầy trò, tình bạn và cả những mối tình học trò hồn nhiên, trong sáng. Thời gian thật nhanh, chỉ còn một năm nữa tôi đã là học sinh cuối cấp, sắp phải tạm biệt mái trường này.
Thật tự hào khi được học tập trong một ngôi trường mang tên một vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử, trạng nguyên Nguyễn Hiền. Trường được thành lập từ năm 1971, chỉ vài năm nữa là kỉ niệm tròn 50 năm thành lập.
Ngôi trường nằm đồ sộ trên con đường râm mát, rợp bóng cây xanh. Vì vậy mỗi ngày đi bộ đến trường không còn là vất vả mà ngược lại tôi có cơ hội được tận hưởng cái không khí trong lành, dễ chịu. Từ ngoài bước vào là cánh cổng xanh thân thuộc, cánh cổng đã mở ra cho mỗi chúng tôi một thế giới thật diệu kì.Trường có khuôn viên rộng lớn gồm nhiều dãy phòng học, nhà đa năng và sân trường. Bước vào là sân trường rộng khoảng 300 mét vuông trồng đầy những cây phượng, cây bàng tán rộng. Trên sân trường, vào mỗi giờ ra chơi, những nhóm học sinh rủ nhau nhảy dây, đá cầu. Hiện ra trước mắt là khu nhà A gồm phòng làm việc của thầy cô ban giám hiệu, phòng giáo viên và cả phòng truyền thống. Trường tôi có bốn khối, mỗi khối năm lớp. Hai dãy B, C hai bên là 20 lớp học, ngoài ra còn có những phòng thực hành bộ môn. Các lớp khối 6,7 ở dãy B, còn các lớp khối 8,9 sẽ ở dãy nhà C. Mỗi phòng học rộng khoảng 40 mét vuông, được nhà trường trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Để giúp cho không khí trong lớp được trong lành, mát mẻ, các bạn học sinh còn tự tay thiết kế những chậu cây xanh nho nhỏ treo bên cửa sổ. Các phòng thực hành bộ môn như lý, hóa, sinh có đầy đủ các thiết bị cho thí nghiệm để học sinh có cơ hội được quan sát trực tiếp. Đằng sau trường là nhà đa năng để học sinh tập luyện những môn thể thao trong nhà. Trước nhà đa năng có sân cát rộng để đá bóng. Tại đây đã diễn ra bao trận đá bóng đẹp mắt và kịch tính.
Đội ngũ giáo viên của trường là những người luôn có ý thức tự giác và học hỏi, chuyên môn tốt. Đặc biệt ở các thầy cô là nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh. Những giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, còn những giáo viên trẻ có sự năng động, sáng tạo, luôn muốn làm mới mình. Học sinh có truyền thống chăm ngoan, học giỏi, luôn không ngừng tu dưỡng đạo đức. Ở đây ta bắt gặp những tình thầy trò thật đẹp. Trường còn thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa để học sinh có thêm những kiến thức mà còn để thể hiện những tài năng của bản thân. Những buổi ngoại khóa tiếng Anh, trường còn mời cả những thầy cô giáo nước ngoài để học sinh có cơ hội được nói chuyện trực tiếp với người bản địa, nâng cao kĩ năng nghe và nói tiếng Anh. Trường còn tổ chức những buổi tìm hiểu về những ngày lễ lớn của dân tộc với mục đích giúp học sinh có kiến thức toàn diện hơn không chỉ là trong sách vở.
Trải qua gần năm mươi năm xây dưng và phát triển, ngôi trường có một bề dày thành tích thật vẻ vang và đáng tự hào. Trường luôn đứng đầu cả huyện về phần trăm học sinh đỗ vào các trường cấp ba, mà phần lớn là những ngôi trường chất lượng của tỉnh. Trường vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhà trường. Từ mái trường này đã đào tạo nên biết bao những người tài giỏi, thành đạt cho đất nước.
Mỗi chúng ta, rồi đây sẽ khôn lớn, trưởng thành, sẽ rời xa mái trường nhưng kỉ niệm về một thời học sinh dưới mái trường này sẽ mãi là những hồi ức thật đẹp. Nơi đây đã chắp cánh cho biết bao những ước mơ thật đẹp được bay cao, bay ra.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 5
Trường của em mang tên người chiến sĩ Cách mạng Trần Đăng Ninh. Đó là ngồi trường cấp Hai mà em đang theo học: ” Trường Trung Học Cơ Sở Trần Đăng Ninh”.
Trường em nằm trên đường Đông Mạc, phường Hạ Long thành phố Nam Định. Trường được ra đời năm 1950 với tên gọi là: “Trường THCS Nguyễn Khuyến” . Đến năm 1960 trường đổi tên thành: ” Trường THCS Trần Đăng Ninh” và mang nhiều trọng trách trong việc nuôi dạy thế hệ học sinh nên người.
Trước năm 2012 trường toạ lạc tại số 59 đường Nguyễn Du với khuôn viên trường nhỏ. Để phục vụ cho số lượng học sinh và học tập được tiện nghi, năm 2012 cùng với kỉ niệm 45 năm thành lập trường, ngôi trường được chuyển rời ra khu mới tại đường Đông Mạc, phường Hạ Long. Khuôn viên mới rộng lớn hơn rất nhiều. Ngôi trường khang trang hơn với 3 khu nhà học xây hình chữ U. Mỗi khu nhà đều có bốn tầng học. Dãy nhà A là các phòng cho cán bộ công nhân viên chức trong trường, có phòng chờ giáo viên, phòng hiệu trưởng, hiệu phó, thư viện,… Dãy nhà C là các phòng thi nghiệm thực hành cho các bạn học sinh. Và dãy giữa là bốn tầng học được phân chia theo từng khối. Khối 6 tầng một và tiến lên trên là các khối cao theo thứ tự.
Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò vang lên đầy thích thú với nhiều hoạt động bổ ích là ở sân trường, nơi được thả mình vào niềm vui của học trò. Sân trường được xây dựng khá rộng láng xi măng và lát gạch đỏ sạch sẽ, mùa mưa không sợ sân trơn. Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứng cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng đỏ rực hoa mùa hè đến. Và những cây cọ tầm thấp ở bồn cây hai bên sân trường khiến ngôi trường thê, xanh.
Trường được coi nhận là một trong những trường cấp Hai đứng đầu của Thành phố cũng như của Tỉnh. Hàng năm trường đào tạo nhiều lứa học sinh giỏi với nhiều giải thưởng cao trong mọi kì thi của thành phố, tỉnh và toàn quốc. Nhiều bạn được giải Nhất, Nhì hay Huy chương Vàng, bằng khen trong các kì thi Hùng biện, Olympic,IOE,… Trường cũng nhiều lần được chứng nhận là trường giỏi của Tỉnh và hai lần nhận Huy chương lao động của nhà nước. Nhiều giáo viên trong trường cũng được trao thưởng và vinh danh là giáo viên giỏi của Tỉnh. Đặc biệt, trường là nơi có đào tạo được nhiều tốp học sinh thi đỗ vào các trường công lập nhiều nhất thành phố đặc biệt số lượng đỗ vào trường chuyên của Tỉnh : Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong rất lớn. Gần 50 năm thành lập đến nay trường đã tạo nên một bề dày thành tích đầy tự hào.
Trường không chỉ có một bề dày thành tích ngưỡng mộ mà bên cạnh đó nhà trường luôn thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoài giờ đầy bổ ích. Giờ ra chơi, nhà trường tổ chức những hoạt động thể thao mang tính tập thể giúp các bạn học sinh có thêm tinh thần sau những giờ học căng thẳng như: kéo co, nhảy bao bố tiếp sức,… Những ngày lễ kỉ niệm nhà trường phát động những cuộc thi văn nghệ chào mừng như 20-11, 8-3,… Từ năm 2012 năm nào, đến mùa xuân trường cũng tổ chức Hội chợ cho các bạn học sinh tự do sáng tạo những gian hàng của mình, giúp các bạn thêm gần gũi cũng như có những kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra năm nào trường cũng tổ chức đêm Dạ hội ngoại ngữ dành cho các bạn khổi ngoại ngữ Anh, Nga , Pháp của trường thể hiện những tài năng của mình. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu.
Trường Trần Đăng Ninh của em đã và đang tiếp tục phấn đấu trong mọi công tác dạy và học, phấn đấu xây dựng giữ vững là trường tốp đầu của thành phố cũng như của tỉnh Nam Định. Và thế hệ học trò chúng em sẽ không ngừng nỗ lực học tập mang lại những thành tích vẻ vang cho trường.
Bài văn mẫu thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9
Ngôi trường em đang theo học là trường Trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng, ngôi trường thân yêu ấy đã gắn bó với em suốt bốn năm qua, xây đắp cho em những ước mơ tương lai, đầy hi vọng. Trong em, nơi đây nhiều ngôi nhà thứ hai của mình vậy, thật thân thương và đẹp đẽ.
Sân trường rộng với nhiều loại cây xanh như cây phượng, cây bằng lăng, cây bàng,… được trồng rộng khắp, toả bóng mát vào mùa hè, tạo bầu không khí trong lành. Dưới mỗi gốc cây có đặt các ghế đá cho mọi người ngồi hóng mát và thư giãn trong giờ ra chơi sau những giờ học tập mệt mỏi, đặc biệt là những ngày thời tiết oi bức. Nhiều loại hoa được trồng và chăm sóc chu đáo góp phần xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp.
Trước đây, trường có hơn 1400 giáo viên và học sinh. Theo thời gian, số lượng cán bộ giáo viên và học sinh ngày càng tăng. Thầy cô cán bộ giáo viên trong nhà trường đều tâm huyết với nghề, có chất lượng giảng dạy và giáo dục cao, tận tụy với công việc, tất cả vì tương lai của học sinh, luôn ân cần, chỉ bảo cho chúng em từ những khó khăn trong cuộc sống đến những vướng mắc trong học tập. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Lương Bằng có truyền thống hiếu học, tương thân thương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, phấn đấu vươn lên vượt qua những khó khăn của nghịch cảnh, tham gia nhiều cuộc thi và gặt hái được các kết quả tốt. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm khoa học đầy sáng tạo được vận dụng vào thực tiễn, văn hoá ứng xử của học sinh được thực hiện nghiêm túc góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Dù mới thành lập song trường đạt nhiều thành tích nổi bật, nhiều hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá được tổ chức giúp chúng em có điều kiện để phát triển toàn diện, thư giãn sau những giờ học đầy căng thẳng, mệt mỏi. Nhiều hoạt động tham quan các danh lam thắng cảnh, viện bảo tàng góp phần giúp chúng em có thêm nhiều hiểu biết, thu thập được nhiều thông tin bổ ích. Nhân các ngày lễ lớn, nhiều hoạt động văn nghệ, ca hát, hội khỏe Phù Đổng giúp chúng em có điều kiện phát huy năng khiếu, thể hiện tài năng của mình. Đặc biệt, nhà trường tạo nhiều điều kiện để chúng em được tiếp xúc ngôn ngữ thứ hai trong trường học như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật vô cùng hiệu quả và đầy lí thú.
Ngôi trường Nguyễn Lương Bằng đầy xinh đẹp và tự hào của chúng em đang ngày một phát triển và sẽ chất lượng hơn nữa trong thời gian sắp tới. Chúng em, những học sinh dưới mái trường xanh đang ngày ngày miệt mài, cố gắng thật nhiều để mang lại những thành tích xuất sắc cho nhà trường.
Ngôi trường yêu dấu đã cùng em lớn lên và trưởng thành, sau này, dẫu có đi xa, em vẫn luôn mãi nhớ về mái trường cùng thầy cô bè bạn, nơi lưu giữ những kí ức tuyệt vời với những năm tháng chẳng thể nào quên của tuổi học trò. Thật cảm ơn thật nhiều công lao to lớn như biển cả của thầy cô, chẳng quản gian nan trong sự nghiệp trồng người chèo lái con thuyền đưa chúng em đến những bến bờ tri thức.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 7
Ngôi trường của tôi với tên gọi của người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu. Trường thành lập năm 1998 đến nay đã có hàng chục năm phát triển, trường nằm khang trang tại một khu đất rộng, xung quanh là những bồn hoa xinh đẹp. Có rất nhiều những kỷ niệm gắn bó với ngôi trường mà tôi cắp sách đi học mỗi ngày.
Nhìn từ trường ra phía trước đó chính là khoảng trống rộng rãi, khu vực trung tâm nên có nhiều bóng mát, ghế đá được đặt rất nhiều. Đây là khu vực chính để chúng tôi vui đùa trong giờ giải lao với nhiều trò chơi như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông giúp thư giãn, giải trí để bước vào tiết học mới. Nhắc đến không gian của trường phải nói đến hàng cây bóng mát mà trường đã trong nhiều năm trước, nổi bật nhất là cây phượng, mỗi mùa hè nở rộ màu sắc rất đẹp, đây là thời gian mà chúng tôi phải tạm chia tay nhau trong lưu luyến.
Ngôi trường Võ Thị Sáu không lớn, không nhiều học sinh nhưng mỗi năm đều tham gia đầy đủ các hội thi về học tập cũng như thể thao đạt nhiều thành tích cao. Các thầy cô và học sinh đang nỗ lực hết sức để giúp trường Võ Thị Sáu nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia trong thời gian không xa.
Trường của tôi là như vậy đó, dù chỉ là một ngôi trường bình thường như hàng ngàn ngôi trường trong đất nước này nhưng với tôi nó có vị trí đặc biệt quan trọng và mỗi khi nhớ về đều là những kỷ niệm mãi không quên.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 8
Dù đi đâu về đâu tôi vẫn nhớ về nhiều kỉ niệm học sinh dưới mái trường xưa, những kỉ niệm thân thương buồn vui lẫn lộn và không thể xóa nhòa trong kí ức của mỗi học trò. Ngôi trường trung học cơ sở Quang Trung một thời tôi đã gắn bó.
Ngôi trường thành lập từ năm 1990, với gần 30 năm dạy học, trường đã đào tạo hàng ngàn học sinh và nằm trong số các ngôi trường xuất sắc ở huyện. Trường nằm trên con đường lớn của xã, nhìn từ xa đã thấy ngôi trường nổi bật với tường vàng, mái ngói đỏ. Trường nằm ở một khuôn viên rộng, có khuôn viên, chỗ để xe và sinh hoạt ngoài trời. Sau cánh cổng trường ấy có biết bao nhiêu điều thú vị.
Sau cánh cổng trường đó là bác bảo vệ hiền lành, trách nhiệm đã làm việc ở trường hơn 10 năm. Mặc dù đã lớn tuổi nhưng bác vẫn cần cù và trách nhiệm. Bước vào trường hiện ra trước mắt gồm có ba dãy phòng, mỗi dãy có hai lầu. Dãy A thuộc về ban giám hiệu, thầy cô thuộc tổ chuyên môn, phòng truyền thống đội. Dãy B khu học của học sinh. Dãy C dành cho sinh hoạt hoặc tổ chức ngoại khóa. Kế bên dãy B là nơi diễn ra các buổi họp, gần bên là phòng thực hành của các môn như Hóa – Sinh. Từng phòng được thiết kế với bàn học, quạt và điện chiếu sáng. Trang thiết bị của trường đầy đủ.
Trong trường không thể thiếu thư viện, phòng thực hành tin học. Hai phòng này sát bên nhau phục vụ việc học tập, nghiên cứu của học sinh các khối lớp. Nơi để xe của thầy cô nằm ở góc trái của ngôi trường, khu để xe học sinh thì sau dãy B phòng học. Tất cả đều sắp xếp hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo thời gian di chuyển ngắn nhất cho giáo viên và học sinh.
Phía trước trường có khoảng đất rộng đó chính là khuôn viên và dành cho các buổi chào cờ đầu tuần. Khuôn viên gồm có cột cờ và nhiều các loại hoa trang trí. Trong trường cũng có nhiều cây xanh lâu năm như cây bàng, cây phượng… tạo bóng mát và nơi vui đùa, nghỉ ngơi của học sinh trong giờ giải lao.
Phía sau trường còn có một khoảng đất rộng, đó là nơi tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe với các môn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Nhiều cuộc thi về thể thao được tổ chức nhằm rèn luyện sức khỏe cho giáo viên và học sinh trong trường. Trường chúng tôi từng vinh dự đạt nhiều giải cao trong bóng đá ở huyện và tỉnh.
Trường trung học cơ sở Quang Trung sau thời gian dài phấn đấu vừa giành được danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Học sinh và giáo viên trong trường ai cũng đều tự hào và phấn khích.
Ai cũng phải lớn lên và rời xa trường cũ nhưng những kỷ niệm gắn bó với ngôi trường chắc chắn sẽ không thể phai nhòa. Thầy cô, bạn bè của trường Quang Trung đã là một phần trong tuổi thơ tôi.
Thuyết minh về ngôi trường của em lớp 9 – Bài làm 9
Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trường thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã được gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần. Một thời cắp sách đến trường-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. được thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đường đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son. trường tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng. Từ ngoài bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu. Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay. Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong giờ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu. Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà trường, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp. Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều. Kéo dài ở dãy B là phòng hội trường ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới được đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang được xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp được xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học được sắp xếp cùng ở dãy C. Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh được sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của trường tôi được đặt ở chính giữa trước dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ hai chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khai kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.
Trong cuộc đời học sinh, ai cũng có những niềm riêng để tự hào. Những ngôi trường nằm trong kí ức luôn là những cái tên không thể quên trong cuộc đời. Với tôi cái tên “Trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1” là một cái tên để tự hào như thế.
Ngôi trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 vẫn mãi còn đó với tương lai phát triển ngày càng rộng mở. Thầy và trò nhà trường luôn không ngừng thi đua, dạy và học tốt. Ngôi trường ngày càng khẳng định vị thế của mình trong danh sách, bảng xếp hạng trường chuẩn quốc gia, là niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Ninh.
Thu Thủy
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Lớp 9 Chọn Lọc
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 1
Nhắc đến Việt Nam, có lẽ mỗi người sẽ có những điều ấn tượng khác nhau nhưng khi nhắc đến chiếc nón lá thì chắc chắn tất cả đều nghĩ ngay đến hình ảnh người con gái Việt Nam hiền hậu. Nón lá chính là một nét đẹp cổ truyền, là vật dụng không thể thiếu đối với người phụ nữ Việt.
Không thể khẳng định được chính xác chiếc nón lá được ra đời từ khi nào. Chỉ biết rằng từ thời xa xưa, hình ảnh nón lá đã đi vào trong thơ ca cổ với những câu thơ như:
Dáng tròn vành vạnh vốn không hư Che chở bao la khắp bốn bờ
Thông qua một số tài liệu cho thấy nón lá có mặt ở nước ta vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Tuy nhiên, thông tin này không có căn cứ chính xác bởi mỗi tài liệu lại có một ghi chép khác nhau. Nhưng nhìn chung, tổng hợp lại từ nhiều tài liệu thì chúng ta có thể khẳng định một điều rằng nón lá đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Việt Nam ta có rất nhiều loại nón khác nhau vậy nên người Việt dùng chính tên nguyên liệu làm ra nón để đặt tên cho nón chẳng hạn như nón lá, nón rơm, nón dừa, nón đệm,… Như vậy là với tên gọi nón lá, chúng ta có thể hiểu rằng lá chính là nguyên liệu chính làm nên những chiếc nón này. Và đó là một nguyên liệu quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam.
Những chiếc nón lá có dạng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Phần vành ngoài của chiếc nón lá có đường viền quanh giúp cho chiếc nón lá trông có hình dáng giống như cái chiêng. Ở giữa lòng của chiếc nón lá còn đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu của người đội. Cùng là nón lá nhưng cũng có nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau. Chẳng hạn như chiếc nón ba tầm là chiếc nón có vành rộng nhất. Chiếc nón đấu lại là chiếc nón nhỏ nhất và dĩ nhiên là đường viền thành vòng quanh của nó cũng là thấp nhất. Rồi thì chiếc nón Nghệ, chúng rộng trên 80cm và sâu 10cm.
Mặc dù nguyên liệu làm ra nón lá giản đơn, dễ kiếm nhưng để làm ra một chiếc nón lá cần nhiều vật dụng hơn và cũng mất rất nhiều thời gian và công sức. Nó đòi hỏi người làm phải có kĩ thuật, tay nghề thì mới có thể làm ra những chiếc nón lá đẹp. Những vật dụng để tạo nên một chiếc nón lá là lá, chỉ, khung nón,… Lá để làm nên nón thường là lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá hồ, lá cối. Trong khi đó sợi chỉ dùng để khâu nón không phải sợi chỉ chúng ta dùng để khâu quần áo mà là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Thường thì những chiếc nón có thêm một cái dây đeo giúp giữ nón được chắc chắn ở trên đầu. Có loại nón có đây đeo bằng vải, có loại dùng vải voan, vải nhung. Phần khung nón thì thường được làm bằng loại tre cật Tây Ninh. Khung và bộ vành với 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo. Những chiếc lá muốn dùng để đan nón phải được mang đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Trong khi là phải chú ý đến nhiệt độ, không được để nóng quá cũng không được để nguội quá. Lá sau khi là xong thì xếp lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Để làm ra một chiếc nón lá không đơn giản và phải đòi hỏi một thời gian khá dài cũng như yêu cầu cẩn thận trong từng công đoạn. Đến cuối cùng sau khi đã hoàn thành chiếc nón lá, người thợ phải quét lên bề mặt của nón một lớp dầu bóng để nón không bị mốc. Trước đây những chiếc nón lá thường chỉ được làm đơn sơ như vậy nhưng giờ đây, người thợ còn khéo léo thêu thêm những họa tiết đẹp mắt.
Nón lá có nhiều loại, có thể kể đến như nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,… Mỗi loại nón có một nét đẹp riêng đặc trưng cho từng vùng miền của đất nước. Sự xuất hiện của chiếc nón lá đã giúp người dân Việt Nam che mưa, che nắng. Hiện nay, nón lá không còn được sử dụng nhiều như trước nhưng ở nông thôn và đặc biệt là ở Huế, hình ảnh nón lá vẫn vô cùng quen thuộc. Đi Huế du lịch, người ta thường mua nón về làm quà, chẳng thế mà có câu thơ:
Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà.
Du khách nước ngoài sang Việt Nam cũng rất thích đội nón lá lên đầu. Có thể thấy cuộc sống dù hiện đại đến đâu, có bao nhiêu vật dụng thay thế chiếc nón lá, tốt hơn chiếc nón lá đi chăng nữa thì nón lá vẫn không thể thiếu trong đời sống người Việt.
Nghĩ đến Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến những nét đẹp văn hoá khác nhau. Nón lá Việt Nam là một trong những nét đẹp cổ truyền, biểu tượng cho văn hoá của người dân Việt Nam.
Về lịch sử nguồn gốc của nón lá có lẽ khó có thể chắc chắn được nón lá ra đời vào thời kì nào. Bởi từ xa xưa trong những câu thơ dân gian hình ảnh nón lá đã xuất hiện:
“Dáng tròn vành vạnh vốn không hư, Che chở bao la khắp bốn bờ…”
(Thơ cổ )
Cũng có nhiều tài liệu ghi chép, nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Nhưng theo nhiều thống kê lại có những ghi chép khác. Như vậy có thể khẳng định, nón lá có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời sẽ được đạt tên theo vật liệu tạo ra nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón dừa,… Chất liệu làm nên chiếc nón lá rất phong phú nhưng lại rất gần gũi với người dân Việt Nam.
Nón lá có dáng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Mỗi loại nón lại có kích thước rộng tròn khác nhau. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quang cũng thấp nhất. Hay nón Nghệ, rộng trên 80 cm, sâu 10 cm.
Để tạo nên được một chiếc nón hoàn hảo cần rất nhiều vật dụng cũng như công sức và thời gian. Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ, khung nón,… Lá thì lấy từ hai loại cây giống như lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ. Sợi chỉ dùng để khâu nón là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Mỗi chiếc nón có hoặc không có dây đeo làm bằng vài mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung hình chóp. Khung và bộ vành vơi 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng nghệ thuật và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được vật liệu tốt, người thợ phải mang tàu lá nón đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Lửa phải vừa độ, không nóng quá, không nguội quá. Tiếp đó, xếp lá nón lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian làm nên chiếc lá rất lâu vì phải cẩn thận từng khâu. Hoàn thành xong chiếc lá, người thợ sẽ quét lên đó một lớp dầu bóng để chiếc nón không bị mốc và bền lâu. Người thợ sau khi làm xong thường sẽ trang trí lên nón những bài thơ hoặc những hình vẽ thêu chỉ đẹp mắt.
Nón lá đi vào đời sống nhân dân ta lâu đời bởi vậy được phân chia thành nhiều loại. Nổi tiếng trong đó phải kể đến nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,… Mỗi loại mang một vẻ đẹp của vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Từ khi có mặt, nón lá đã gắn liền với con người đất Việt bao thế kỉ qua. Chiếc nón theo chân người nông dân ra đồng, giúp những bác nông che nắng, che mưa. Chiếc nón theo tay những nghệ sĩ đi vào thơ ca:
“Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Chiếc nón còn gắn liền với những người dân lao động, trở thành chiếc mũ đội đầu giản dị. Hơn thế, tà áo dài của người phụ nữ Việt cùng chiếc nón đã trở thành nét đẹp văn hoá vô cùng tự hào của con người đất Việt.
Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 3
“Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Chiếc nón lá mộc mạc, giản dị, đơn sơ là một người bạn gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Nón lá từ lâu đã là một nét đẹp truyền thống, trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, đi vào nhiều bài ca dao và thơ ca, nhạc họa.
Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời, gắn với quá trình phát triển của dân tộc. Hình ảnh của nón lá đã xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịch từ khoảng 2500-3000 năm TCN. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, che nắng. Nón từ xưa đã được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến.
Đi khắp đất nước Việt Nam xinh đẹp, đâu đầu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh chiếc nón. Chiếc nón nhìn đơn giản là thế nhưng để tạo ra một chiếc nón đẹp đòi hỏi bàn tay công phu, khéo léo của người làm. Làm nón phải tỉ mỉ từ khâu đầu tiên là chọn lá, phơi lá. Nón lá thường được làm từ lá cọ. Lá không được quá non cũng như quá già. Trước khi đưa vào làm nón, lá phải được phơi nắng cho thật khô, thật mềm và giữ được lâu. Sau đó lá sẽ được mang đi sấy trắng. Những chiếc lá trắng nhất được dùng để làm những chiếc nón tinh xảo nhất, giá bán thường cao hơn những chiếc khác. Ngoài lá nón, vành nón cũng là bộ phận hết sức quan trọng của chiếc nón. Vành nón chính là xương sống của nón. Vành nón được làm từ những thanh lứa khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, những thanh lứa ấy được vót thật tròn và mịn. Sau đó được uốn thành những vòng tròn có đường kính to, nhỏ khác nhau. Các vành nón được xếp lên khuôn nón. Một chiếc nón có 16 vòng tất cả, vòng to nhất có đường kính khoảng 50cm, những vòng tiếp theo càng lên đỉnh càng nhỏ dần, vòng nhỏ nhất chỉ bằng đồng xu. Vành nón phải đều tăm tắp, không được méo mó, xộc xệch thì mới tạo ra được những chiếc nón đẹp. Sau công đoạn xếp vành lên khuôn là công đoạn xếp lá. Người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi xếp ngay ngắn lên khung nón. Mỗi chiếc nón gồm có 2 lớp lá, có một lớp mo lang ở giữa. Sau khi đã có một bộ khung hoàn hảo, cuối cùng là bước khâu nón bằng kim và cước mỏng như sợi chỉ. Những đường kim mũi chỉ lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt lá nón và vành lại với nhau. Công đoạn này đỏi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ để khâu nón cho đẹp cũng như không bị mũi kim đâm vào tay. Chiếc nón hoàn thành xong được quét một lớp dầu bóng để thêm bền và tăng tính thẩm mĩ. Quai nón được buộc đối xứng ở hai bên. Quai nón thường làm từ nhung, lụa hay chỉ với những màu sắc: cam, đỏ, hồng, tím…
Nón đã trở thành môt người bạn hết sức gần gũi hằng ngày. Nón không chỉ che nắng, che mưa mà còn giúp xua đi cái nắng hè oi bức. Nón là vật bất li thân với các bà, các chị. Nón theo người nông dân ra đồng. Những cô thiếu nữ mặc áo dài trắng đội nón lá bước đi trên phố làm bao ánh mắt phải ngước nhìn chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Nón còn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Nón đi vào những câu ca dao, điệu hò, nón trở thành đạo cụ để biểu diễn nghệ thuật. Những màn múa nón duyên dáng trên sân khấu luôn khiến người xem không thể rời mắt. Trong những đám cưới truyền thống, nón là vật mà mẹ chồng trao cho con dâu, luôn chứa đựng biết bao tình cảm.
Nón cũng có nhiều loại. Có thể kể đến nón ngựa hay nón Gò Găng ở Bình Định, nón quai thao gắn với những câu hò của liền anh, liền chị trong ngày hội, nón bài thơ nổi tiếng của Huế là loại nón trắng và mỏng, có in một vài câu thơ trên nón, nón thúng tròn bầu giống cái thúng, ta vẫn hay gọi là “nón thúng quai thao”. Tuy nhiên, thông dụng hơn cả vẫn là nón hình chóp. Giá một chiếc nón trên thị trường hiện nay khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Trải qua bao năm tháng, ở nước ta hiện nay vẫn còn một số làng nghề làm nón nổi tiếng như: làng Chuông (Hà Tây), làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế). Những làng nghề này ngoài sản xuất ra những chiếc nón công phu còn là nơi thu hút khách du lịch đến thăm và trải nghiệm thử những công đoạn làm nón.
Từ lâu, nón đã không chỉ là một người bạn gần gũi mà còn trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Nhìn thấy hình ảnh chiếc nón lá, ta như thấy cả tâm hồn của người Việt, những con người chất phác, hiền lành, đôn hậu:
“Ôi nón bài thơ của xứ nhà Có bàn tay nhỏ nở như hoa Có thành phố cổ giàu mưa nắng Bóng nón đi về thêm thiết tha”
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 4
Cùng với tà áo dài thướt tha, duyên dáng thì chiếc nón lá cũng đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc đã góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp hiền dịu, thang khiết của những người phụ nữ Việt Nam đậm chất Á Đông. Chiếc nón lá gắn liền với lịch sử dân tộc, cùng với hình ảnh tươi đẹp đôn hậu của dân tộc vươn ra đến tận năm châu.
Chiếc nón lá đầu tiên được in trên họa tiết của trống đồng, hay những mái đình mái chùa cổ kính. Chiếc nón lá trên những tượng hay chạm khắc đấy từ ngàn đời nay đã đi cùng năm tháng và gắn bó với những nét đẹp của văn hóa dân tộc, để cùng với tà áo dài làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chiếc nón lá có hình chóp, phần dưới to và tròn còn phần trên nhọn dần lên. Chiếc nón lá được làm bằng lá cọ, người dân phải đi lấy rồi sau đó quét lên một lớp dầu cho bóng và bền lớp vỏ nón. Xung quanh chiếc nón được quấn bởi các vòng tre nhỏ, được tuốt kĩ càng, trau chuốt để cố định hình dạng cho chiếc nón. Bên trong nón ở hai bên có quai nón được thêu bằng những đường chỉ đỏ để buộc dây nón. Ngoài ra để làm cho chiếc nón thêm đẹp, sáng tạo và màu sắc thì người thợ làm nón có thể in lên đó hình ảnh những bông hoa hồng, hoa sen, hay những cô gái Việt Nam thướt tha trong ta áo dài truyền thống. Chiếc nón lá đơn sơ bình dị như vẻ đẹp tâm hồn mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, có nón bài thơ, nón quai thao, nón lá…Trải qua quá trình phát triển của dân tộc thì những mẫu mã, thiết kế tinh sảo, sáng tạo của chiếc nón càng được tăng thêm. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo những quy định làm nón truyền thống. Có lẽ với mỗi người dân Việt Nam thì hình ảnh chiếc nón lá truyền thống đã in đậm vào tâm trí chúng ta, chưa bao giờ mất đi, hơn nữa chiếc nón lá cũng sống dậy cái hồn thiêng một thuở để rồi bất tử cùng thơ ca, nhạc họa.
Nón có rất nhiều loại, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá…mỗi loại mang những hình dáng nhất định, cấu tạo khác nhau nhưng đều rất công phu và kĩ lượng. Chiếc nón lá từ xưa đã gắn với hình ảnh những người nông dân dãi nắng dầm sương nhờ nó để che nắng, che mưa. Ngoài ra chiếc nón lá cũng được dùng để trang trí gợi nên một không gian cổ xưa, những nét cổ truyền trong nhịp sống dân tộc. Chiếc nón lá cùng với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người dân đất Việt. Có lẽ với du khách nước ngoài thì hình ảnh chiếc nón lá đã rất quen thuộc, nó là món đồ lưu niệm ý nghĩa, thiêng liêng để họ giành tặng cho người thân của mình. Như vậy chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc rất đúng với nét đẹp mộc mạc, bình dị của người dân Việt Nam sau lũy tre làng. Mang trên mình những nét đẹp truyền thống, cổ điển rất Việt Nam, rất Á Đông chiếc nón lá chưa bao giờ và không bao giờ mất đi trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.
Để giữ cho chiếc nón bền và đẹp thì khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số điều sau. Không được dùng nón để quạt, để ngồi như vậy sẽ làm mép nón bị méo, bị gãy. Hơn nữa chiếc nón là một vật dụng thân thiết và gần gũi như vẻ đẹp mộc mạc của người dân Việt Nam nên chúng ta không nên dùng nó để kê hay ngồi như vậy chẳng phải đã làm mất đi vẻ đẹp quý báu của truyền thống dân tộc hay sao.
Cùng với sự phát triển đất nước, có rất nhiều những loại vật dụng hiện đại, tiện ích khác như ô, mũ..để giúp con người che nắng che mưa nhưng chiếc nón lá vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người Việt. Nó chưa đựng những gì thiêng liêng, cao quý của tâm hồn người Việt, lỗi sống người Việt chứ không chỉ là những giá trị sử dụng khác.
Chiếc nón lá bình dị, đơn sơ đã trở thành nét đẹp duyên dáng, âu yếm trong lòng người Việt Nam ta xưa và nay vẫn vậy. Không bao giờ, để cho những sự xâm lăng về văn hóa xâm chiếm đi những gì bất di bất dịch của hồn người một thưở. Chiếc nón lá như người bạn luôn gắn bó với người nông dân Việt không quản nắng mưa, những màu phai của nón cũng giống như những tần tảo sớm hôm của cuộc đời con người Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 5
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.
Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Như vậy mới thấy được rằng nón lá là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.
Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Những bài văn mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Nhắc đến người con gái Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh người con gái với áo dài và nón lá. Chiếc nón lá vừa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ vừa là một biểu tượng văn hóa của một nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam chúng ta đều rất dễ bắt gặp hình ảnh những chiếc nón lá mộc mạc, đơn sơ nhưng nó lại ẩn chứa một vẻ đẹp thuần hậu. Không chỉ đơn thuần là vật dụng che mưa che nắng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần ý nghĩa của Việt Nam. Bạn bè quốc tế đến thăm hay khách du lịch đến Việt Nam thì đều được tặng những chiếc nón lá như là một kỉ niệm đẹp và để tỏ lòng mến khách của người Việt.
Nón lá xuất hiện từ khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón lá là một vật dụng quan trọng trong cuộc sống của họ. Trước hết, nón là dùng để che mưa che nắng. Các bà, các mẹ, các chị từ xa xưa đã đội nón lá đi làm đồng, đi chợ và cả đi chơi hội nữa. Ngày tiễn con gái về nhà chồng, bà mẹ cũng thường trao cho con chiếc nón lá với bao lời nhắn gửi yêu thương.
Không chỉ có tính sử dụng trong thực tế, chiếc nón lá còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ Việt. Dưới vành nón lá trắng phau, đôi mắt đen láy, nụ cười chúm chím, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai hay cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, e thẹn, vừa kín đáo lại vừa quyến rũ, mê đắm.
Từ trong đời sống thường ngày, chiếc nón lá còn đi vào thơ ca, nhạc họa, gợi nguồn cảm hứng cho nhạc, cho thơ. Đã có không ít những bài hát về chiếc nón lá: “Một chiều làng quê trên đường đê lối nhỏ đi về, nụ cười đưa duyên em thẹn thùng trong nón lá che nghiêng” hay “Một người con gái, đứng nghiêng nghiêng vành nón lá. Đường chiều bờ đê, lối xưa kỉ niệm thiết tha”…. Chiếc nón lá còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần trong thơ: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che”. Thế rồi, trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, lúc tiễn người yêu ra chiến trường, cô gái thường đội nón lá với quai tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi cũng đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển. Chỉ như vậy thôi cũng đã đủ làm yên lòng người ra trận.
Có thể thấy rằng, xuyên suốt từ bao đời nay, từ trong thực tế cho đến những làn điệu dân ca, những lời thơ, câu văn đều có bóng dáng hình ảnh chiếc nón lá gắn liền với người con gái Việt Nam dịu dàng, duyên dáng. Ngày nay, để tạo ra chiếc nón lá thì người thợ làm nón cần phải có đôi tay khéo léo, có cả tâm tình mới có thể tạo nên được những chiếc nón xinh xăn và thiết kế tỉ mỉ đến như vậy. Nón lá thường được đan bằng các loại lá cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá dừa, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Những người thổi được hồn vào những chiếc nón, làm nên những chiếc nón đẹp tinh tế là những người thực sự có đôi bàn tay khéo léo và có tâm tình chan chứa.
Là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, chiếc nón lá gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 7
Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.
Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ – vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.
Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.
Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.
Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.
Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.
Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 8
Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chăm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt.
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Mỗi chiếc nón lá là biểu tượng lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay, đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, đặc biệt là người phụ nữ, hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Đi dọc mọi miền đất nước, không nơi nào không có nón lá. Không chỉ che mưa, che nắng mà nón còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, được đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo vệ, giữ gìn. Nhắc đến nón lá chắc chắn phải nhắc đến áo dài Việt Nam, đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng phải khéo léo bôi dầu thường xuyên, tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 9
Hình ảnh chiếc nón lá luôn quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay, khi nhắc tới chiếc nón lá người ta thường nhớ ngay đến những tà áo dài thướt tha, tới những lời ăn tiếng nói dịu dàng, đậm phong tục tập quán của người Việt Nam, dù đi đâu thì hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn đậm sâu trong trái tim mỗi người, hình ảnh mộc mạc, chân chất lại rất nhiều ý nghĩa, và chiếc nón lá còn là một trong những món quà ý nghĩa mà người dân Việt Nam dành tặng bàn bè Quốc Tế để thể hiển sự thân thiết, yêu mến.
Chiếc nón xuất hiện từ rất lâu rồi, chiếc nón lá luôn là người bạn đồng hành che mưa, che nắng, luôn ở bên những bước hành trang chúng ta đi. Để tạo ra một chiếc nón thì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ, kỳ công của người làm nón, muốn chiếc nón đẹp thì ngay từ khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu từng đường kim mũi chỉ người thợ đã đặt hết tâm tình vào đó để tạo ra những chiếc nón đẹp. Ngoài việc che nắng che mưa thì chiếc nón còn là một phụ kiện làm đẹp rất tuyệt vời, trong những ngày hội dân ca, những ngày hội làng, hay ngày kết hôn của các đôi vợ chồng mẹ chồng trao nón cho con dâu, chiếc nón đều có mặt và tạo nên nét duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương, trong thơ văn chiếc nón là cảm hứng của rất nhiều nhà văn, nhà thơ…
“Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng tre”, qua hình ảnh nón lá trong câu thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó. Thời chiếc tranh các cô gái thường đội nón quai màu tím tiễn người yêu ra chiến trường thể hiện sự chung thủy, sắc son, như thay một lời hẹn ước sẽ đợi người yêu chiến thắng trở về, thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Các loại lá như lá cọ, lá du quy diệp, lá cối, lá rơm, lá tre, lá dứa… đều có thể làm nón được, ở mỗi vùng miền khác nhau thì kiểu dáng của chiếc nón cũng khác nhau, người miền Bắc có nón quai thao khi dự các lễ hội, ở Huế thì có nón bài thơ, ở Bình Định có nón Gò Găng, quai nón thường được làm bằng nhung, lục, hay the, với những màu sắc đẹp và tươi tắn, làm nổi bật thêm vẻ đẹp của chiếc nón, làm tăng lên độ duyên dáng của người phụ nữ khi đội nón, hình ảnh chiếc nón giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn thể hiện ở phần dáng nón, những người thợ khâu nón đã làm nên những chiếc nón đẹp, từng đường kim mũi chỉ được người thợ gửi gắm những hình ảnh mang nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam
Nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh bình dị thân quen với tà áo dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón là được phổ biến trên khắp đất nước và là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Việt Nam, khi bạn bè nước ngoài đến Việt Nam đều muốn trong hành lý của mình mang về có món quà là chiếc nón lá Việt Nam, chúng ta đã quảng bá được vẻ đẹp của đất nước của con người thông qua hình ảnh những cô gái mặc áo dài thướt tha đội nón lá.
Nón lá là một biểu tượng gắn liền với hình ảnh người con gái Việt Nam. Từ thời xa xưa nón lá đã là một dụng cụ vô cùng thân thiết với con người chúng ta. Hình ảnh một cô gái Việt Nam thướt tha trong chiếc áo dài truyền thống trên đầu đội chiếc nón lá màu trắng tinh khôi, đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc với các bạn bè du khách năm Châu trên toàn thế giới khi nhớ về dân tộc ta.
Bài văn mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Trong một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết về chiếc nón lá như thế này:
“Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Qua những câu thơ giản dị, mộc mạc nhưng cũng vô cùng lãng mạn, trữ tình ta thấy chiếc nón lá trở thành biểu tượng thiêng liêng thể hiện sự dịu dàng, tha thướt của người cô gái Việt.
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Theo như các tài liệu ghi chép lại thì nón lá của Việt Nam ra đời từ khá lâu từ khoảng 3000 năm TCN. Sự hình thành và gìn giữ chiếc nón lá từ thời đó cho đến nay thể hiện vai trò và tầm quan trọng của kỷ vật thiêng liêng này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong cuộc sống thường nhật của người phụ nữ nước ta, mà nó còn xuất hiện trong thơ ca, trong những bức tranh, như lời ca dao của ông cha ta để lại. Nón lá như một nét văn hóa riêng biệt của dân tộc ta không giống với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
Nón lá nước ta có hai loại: Một là nón 3 tầm, là loại nón hình tròn vành to, rộng thường được các liền anh, liền chị khi hát trao duyên đội trên đầu hoặc khoác ở tay, loại nón này thường được đi kèm với trang phục áo dài tứ thân, áo mớ ba mớ bảy…. thể hiện sự dịu dàng, nhẹ nhàng của người phụ nữ.
Loại nón lá thứ hai là nón chóp: Loại nón giống hình tam giác có chóp nhọn ở trên rộng vành, chiếc nón này được sử dụng phổ thông hơn. Và các trang phục đi kèm với nó cũng thoải mái, phóng khoáng hơn.
Nón chóp có thể mặc với áo dài tân thời, có thể mặc áo bà ba, hay mặc áo lụa, quần xa tanh… Nón chóp giúp các cô gái che nắng che mưa, giúp các bà các mẹ bớt cảm thấy oi bức trong những ngày hè nóng nực…
Hình ảnh chiếc nón lá đã gắn liền với cuộc sống của người dân như một nét văn hóa giả dị, mộc mạc.
Để làm được một chiếc nón lá cũng rất kỳ công. Nón lá thường được làm từ lá dừa, hoặc lá cọ. Nhưng nón lá thường làm từ lá có sẽ bền đẹp hơn bởi lá cọ có độ bóng và dẻo dai hơn.
Sau khi lựa chọn những chiếc lá cọ to đẹp, xanh mướt người nghệ nhân phải phơi lá khoảng 4 tiếng đồng hồ để lá héo bớt đi rồi chọn. Khi lá mềm đi rồi người nghệ nhân bắt đầu lấy kim khâu làm vành nón, tạo khung nón. Sau đó tỉ mỉ ngồi khâu từng chiếc lá cọ vào chiếc khung đã được định hình sẵn. Khi làm khung cho nón lá người ta thường chọn những loại tre không già quá và cũng không non quá bởi tre già thường giòn dễ gãy, còn non qua thì không có độ dẻo dai. Nên loại tre có độ tuổi vừa tầm là tốt nhất. Khung của nón lá chính là những hình tròn xếp từ to nhất tới nhỏ nhất tạo ra hình chóp.
Sau khi làm khung nón, là tới giai đoạn chằm nón. Khâu này vô cùng quan trọng vì nó giúp cho khung nón và lá nón bám chặt không bị bung rời. Người làm nón thường chằm nón bằng những sợi nilông mỏng dai, có màu trong suốt trông rất đẹp mắt.
Khi chiếc nón đã được hình thành khâu lại hoàn chỉnh thì người làm nón lá sẽ bôi một lớp dầu bám vào bề mặt ngoài của nón lá để tạo độ bóng, và để tráng gương cho chiếc nón khi đi mưa không bị nước mưa thấm qua những khe hở của lá cọ mà làm ướt tóc, ướt đầu.
Chiếc nón của nước ta là một biểu tượng đẹp gắn liền với người phụ nữ đoan trang, thùy mị. Dù qua bao nhiêu thời gian chiếc nón lá vẫn giữ nguyên giá trị của mình trong cuộc sống của con người .
Thu Thủy
Top 10 Bài Văn Mẫu Tả Mẹ Của Em Lớp 2 Chọn Lọc
Tả mẹ của em lớp 2 – Bài làm 1
Trong lòng em mẹ là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ của em làm giáo viên dạy Toán ở trường tiểu học mà em đang theo học. Mẹ để mái tóc ngắn. Thường ngày mẹ ăn mặc rất giản dị với áo sơ mi và quần âu tối màu. Sáng sáng, mẹ trở em đến trường bằng chiếc xe đạp mini bố mua từ dưới quê lên. Vừa đi đường mẹ vừa hỏi chuyện em với những câu hỏi thú vị. Đó là cách để mẹ giúp em xua tan được cơn buồn ngủ mỗi sáng. Ở nhà mẹ là người phụ nữ hiền dịu, đảm đang, chịu khó. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Những món mẹ nấu dù đơn giản cũng trở nên hấp dẫn lạ kì. Mẹ em đúng là đầu bếp số 1 của gia đình. Ở trường, với vai trò là một cô giáo mẹ trở nên nghiêm khắc hơn. Mẹ đứng trên bục giảng lúc nào cũng lạnh lùng nhưng học trò ai cũng yêu quý mẹ bởi vì phương pháp giảng dạy của mẹ khiến học trò rất dễ hiểu. Mặc dù mẹ dạy Toán nhưng mẹ không hề khô khan chút nào. Em rất yêu mẹ của em.
Mẹ em tên là Hà. Năm nay mẹ em bốn mươi tuổi. Mẹ em có dáng người hơi thấp, khuôn mặt mẹ tròn, mái tóc mẹ uốn xoăn. Mẹ em rất xinh đẹp. Mỗi khi mẹ em cười, những nụ cười rạng rỡ làm mọi người thấy mẹ thật tươi trẻ. Mỗi khi đi làm, mẹ thường mặc những bộ váy áo giản dị nhưng vẫn đẹp. Em nhớ khi em còn nhỏ, mẹ thường đưa em đi chơi công viên và mua cho em những món đồ chơi em thích. Em thấy được là con của mẹ thật hạnh phúc biết bao.
Tả mẹ của em lớp 2 – Bài làm 3
Trong gia đình, người em yêu nhất là mẹ. Mẹ em tên là Nhung. Năm nay mẹ ba mươi lăm tuổi. Mẹ em có mái tóc ngắn rất xinh. Khuôn mặt của mẹ hơi tròn. Dáng người mẹ cao và cân đối. Đi làm về mẹ thường vào bếp nấu cơm cho cả nhà. Sau đó, mẹ tưới cây và dạy em học. Em sẽ nhớ mãi hôm sinh nhật em, mẹ đã bỏ nhiều công sức làm bánh lưỡi mèo tặng em. Em rất yêu và biết ơn mẹ em. Em luôn mong muốn mẹ mạnh khỏe và hạnh phúc.
Tả mẹ của em lớp 2 – Bài làm 4
Mẹ em 45 tuổi. Mẹ em làm nghề nội trợ. Mẹ em rất yêu thương em. Mẹ không bắt em phải trả lại tình thương mà mẹ đã dành cho em suốt bao năm qua. Mẹ lo cho em từng miếng ăn, giấc ngủ. Mẹ hy sinh tất cả vì em. Mẹ làm rất nhiều thứ mà em không kể hết được. Mẹ mang nặng đẻ đau để mong em được lớn khôn. Mẹ lo cho em đến mức quên cả việc ăn uống. Mẹ rơi nước mắt vì em. Em sẽ cố học giỏi để không phụ công mẹ.
Tả mẹ của em lớp 2 – Bài làm 5
Mẹ em năm nay ba mươi lăm tuổi. Mẹ có dáng người thon thả. Mái tóc của mẹ ngắn gọn, mượt mà như tơ. Khuôn mặt mẹ thật hiền từ, đôi mắt luôn nhìn em âu yếm. Mẹ em là giáo viên dạy môn Tin học. Mẹ rất yêu quý em, luôn chăm sóc cho em từng bữa ăn đến giấc ngủ. Mỗi khi em gặp bài toán khó, mẹ giảng giải cho em rất tỉ mỉ. Em rất kính trọng và thương yêu mẹ. Em sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng.
Những bài văn mẫu tả mẹ của em lớp 2
Người em yêu quý nhất trong gia đình là mẹ. Tuy mẹ đã ngoài bốn mươi, nhưng trông mẹ rất trẻ đẹp. Nước da mẹ trắng hồng. Mẹ là người nội trợ trong gia đình. Mỗi sáng, mẹ đưa em đến trường. Sau đó mẹ đi chợ, nấu cơm cho cả gia đình. Mẹ nấu ăn rất ngon. Mẹ chăm sóc em từng li từng tí. Mẹ là người em yêu quý nhất, là niềm tin và lẽ sống của đời em. Em luôn kính trọng và yêu thương mẹ nhất trên đời. Em sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng.
Tả mẹ của em lớp 2 – Bài làm 7
Có rất nhiều người thân mà em yêu quý, nhưng người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em có một khuôn mặt rất xinh đẹp. Mái tóc mẹ dài mượt mà. Hàng ngày mẹ thường mặc những bộ quần áo kín đáo và lịch sự để đi làm. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm để nấu những bữa ăn ngon miệng cho em và bố. Sau một ngày làm việc bận rộn, buổi tối mẹ vẫn dành thời gian quan tâm đến em. Mẹ thường hỏi han tình hình học tập của em và an ủi em mỗi khi em gặp khó khăn. Em rất kính trọng và biết ơn mẹ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe để em và bố có thể tặng mẹ thật nhiều tình yêu thương.
Tả mẹ của em lớp 2 – Bài làm 8
Trong gia đình, người em yêu quý nhất chính là mẹ. Mẹ em là một người phụ nữ dịu dàng và đằm thắm, mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Giọng nói của mẹ dễ nghe, luôn mang theo yêu thương trìu mến mỗi khi nói chuyện với em. Đôi mắt của mẹ cũng luôn tràn ngập tình yêu và hạnh phúc. Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, mái tóc mẹ cũng đã dần xuất hiện những sợi bạc khó thấy. Mỗi lần em được điểm cao hay làm được việc tốt, đôi bàn tay hơi gầy của mẹ lại ở trên tóc em nhẹ nhàng vuốt ve hay cho lời khen. Mẹ em là một người phụ nữ rất đảm đang. Công việc nhà vào tay mẹ đều được thực hiện cẩn thận. Mỗi tối mẹ đều chuẩn bị một bữa cơm thật ấm cùng cho cả gia đình. Căn nhà nhỏ dưới sự chăm lo của mẹ lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng nói tiếng cười rộn ràng. Mẹ vì em, vì gia đình mà đã vất vả cực nhọc rất nhiều. Bởi vậy mỗi khi rảnh rỗi, em lại đỡ đần mẹ trong công việc nội trợ. Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi và nghe lời mẹ để mẹ không bao giờ phải buồn bã vì em.
Tả mẹ của em lớp 2 – Bài làm 9
Mẹ là người em yêu nhất trên đời này bởi mẹ đã vất vả sinh em ra, nuôi em khôn lớn và dạy em những bài học đạo lý làm người. Mẹ em là một bác sĩ nên khi có những ca cấp cứu, mẹ thường về rất khuya. Mẹ thường xuyên phải ở lại trực rất muộn nên từ khi còn bé, em không được gặp mẹ nhiều. Bà nội kể mỗi khi về nhà là ngay lập tức mẹ qua chăm sóc và chơi đùa với em dù rằng mẹ đã rất mệt mỏi. Mẹ luôn nở một nụ cười dịu dàng và hạnh phúc mỗi khi thấy em bởi mẹ nói em là đứa con mẹ thương yêu nhất, là kết tinh tình yêu của bố và mẹ. Đuôi mắt mẹ đã có dấu vết của thời gian nhưng tâm hồn mẹ thì không. Mẹ là một người phụ nữ yêu đời và lạc quan. Căn nhà lúc nào cũng được trang hoàng đẹp đẽ bởi những bông hoa dù phần lớn thời gian mẹ đều dành cho bệnh nhân. Em rất thương mẹ và luôn cố gắng đỡ đần mẹ những việc trong khả năng của mình để mẹ đỡ vất vả hơn. Em mong mình lớn thật nhanh để có thể đền đáp công lao to lớn của mẹ, đền đáp lại tình yêu thương to lớn mẹ đã dành cho em từ thở ấu thơ.
Mẹ em không phải là cô giáo hay làm công việc của bác sĩ như mẹ của nhiều bạn khác trong lớp. Mẹ chỉ là một nông dân chân chất thật thà quanh năm gắn bó với đồng ruộng. Năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ có vẻ già hơn so với tuổi của mình bởi những ngày tháng dãi nắng dầm sương ngoài đồng lúa. Đôi bàn tay của mẹ thô ráp cùng làn da hơi nhăn, nhưng với em bàn tay đó rất đẹp. Đôi bàn tay ấy đã làm việc vất vả cực nhọc để nuôi em khôn lớn, đôi bàn tay ấy đã bế em âu yếm vỗ về những ngày còn thơ bé. Gương mặt mẹ mang đậm dấu vết của thời gian nhưng đôi mắt luôn tràn ngập vui vẻ mỗi khi thấy em, nụ cười hạnh phúc trên môi mẹ lại không khiến em thấy mẹ xấu chút nào. Mẹ đẹp theo cách của riêng mẹ. Mẹ em có giọng nói dịu dàng và ngọt ngào, chính giọng nói ấy đã hát ru em mỗi trưa hè nắng nóng và mỗi đêm dài. Mẹ chưa bao giờ mắng em cả, mỗi khi em làm gì sai, mẹ đều nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai của em và thủ thỉ nói với em rằng lần sau đừng như thế nữa. Mẹ đã vì em mà vất vả rất nhiều. Em tự hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để làm mẹ yên lòng và để sau này có thể chăm sóc, đền đáp công lao to lớn của mẹ. Em rất yêu mẹ em.
Thu Thủy
Top 10 Bài Văn Mẫu Tả Quả Cam Lớp 3 Chọn Lọc
Tả quả cam lớp 3 – Bài làm 1
Quả cam là loại quả mà em đặc biệt yêu thích và em cũng thường được thưởng thức loại quả này.
Em có may mắn được chứng kiến sự hình thành và phát triển của quả cam nên lại càng yêu thích loại quả này hơn. Trước đây nhà em cũng có trồng được một cây cam sành. Ngày ấy, cây sam nhà em sai quả lắm. Đến mùa cam, hoa nở trắng cả cây. Những bông hoa cam bé xíu, chúm chím xinh xinh nổi bật lên giữa nền lá xanh um. Sau khi hoa rụng, những chỗ mọc hoa giờ đây bắt đầu đậu quả. Ban đầu quả cam bé xíu chứ chưa to như quả cam mà chúng ta vẫn thưởng thức đâu. Nhờ có nắng, gió và dinh dưỡng từ dưới lòng đất mà quả cam cứ thế ngày một lớn. Ban đầu chúng bé như hạt chanh rồi to lên như quả chanh và cuối cùng to bằng nắm tay người trưởng thành. Vỏ quả cam sành nhìn hơi sần sùi nhưng chạm vào vẫn mịn mát. Quả cam sành lúc còn non có vỏ màu xanh nhưng khi chín sẽ có vỏ màu vàng. Quả có dạng hình cầu, hơi lõm ở hai đầu. Vỏ quả cam sành có rất nhiều dầu. Loại quả này có vỏ mỏng, cùi dày và bên trong múi có màu vàng, nhiều tép và đặc biệt rất mọng nước. Em thích nhất là ăn phần cùi của cam và thưởng thức ly nước cam sành mát lịm.
Quả cam không chỉ đáng yêu mà còn rất bổ dưỡng nữa.
Vườn nhà bác em trồng rất nhiều cam. Cứ đến mùa thu hoạch, em lại được bác gọi xuống nhà hái cam cùng, tiện thể mang về cho bố mẹ em. Như thường lệ, hôm nay em xuống giúp bác phân loại cam vào sọt để bán.
Cam nhà bác em là giống cam sành, vì vậy không có vị ngọt đậm mà có vị chua dịu. Giống cam này có thể ăn trực tiếp nhưng phù hợp nhất vẫn là ép lấy nước. Vỏ cam sần sùi dày cộp chứ không láng mịn. Bù lại, mỗi quả cam đều rất lớn. Có quả lớn nhất gần bằng hai bàn tay người lớn chụm vào. Bác em nói, cam này phải chăm sóc kỹ lắm mới được như thế, nếu không đều sẽ rụng hoặc ong chích hết. Đứng dưới vườn cam, nhìn những quả cam lúc lỉu lấp ló sau đám lá cây thật đã mắt.
Cam sành nhà bác em rất nhiều nước. Khi bổ lớp vỏ xanh lục ra là những tép cam vàng cam căng mọng. Từng miếng cam như chiếc túi mỏng trong suốt đựng vô vàn tép cam bé xíu chen chúc nhau. Cắn một miếng đã ngửi thấy mùi cam thơm lựng và vị ngọt thanh, chua nhẹ lan tỏa trong miệng. Từ bé em đã mê loại cam sành khổng lồ nhà bác rồi. Ép lấy nước, nhìn từng tép cam chắt kiệt để cho ra những ly nước mát rượi cũng đủ thấy công sức của người trồng nhiều thế nào.
Vườn cam mang lại kinh tế lớn cho gia đình bác. Bác nuôi các anh chị ăn học một phần từ vườn cam mà ra. Cam như một phần của tuổi thơ em và các anh chị, em rất yêu quý vườn cam này.
Tả quả cam lớp 3 – Bài làm 3
Hôm nay là rằm nên mẹ em đi chợ mua trái cây về cúng. Sau khi chờ đợi mấy chục phút, mẹ em mang về một giỏ cam vinh và mấy gói bánh. Được mẹ nhờ rửa cam giúp, em mới tỉ mỉ quan sát thật kỹ quả cam.
Quả cam vinh có màu vỏ vàng cam rất đẹp mắt. Mỗi quả to bằng nắm tay người lớn, có quả còn to hơn một chút. Những quả cam đang độ tràn đầy sức sống, quả nào cũng tròn vo nhìn thật thích. Cầm quả cam rất chắc tay, mẹ em nói cam này mọng nước, mùa hè ăn phù hợp. Cứ nghĩ đến những miếng cam ngon lành được cắt ra đĩa thôi đã đủ thích thú rồi. Mẹ em dặn phải thật nhẹ tay để cam không bị dập, như thế sẽ dễ bị hỏng.
Cuống mỗi quả cam có một đến hai chiếc lá xanh bóng do người bán cố tình để lại trang trí. Lớp vỏ cam trơn láng phủ đều cả quả, vỏ cam vinh khá mỏng, vì vậy khi ăn có thể dùng tay bóc trực tiếp. Dưới làn nước mát, quả cam được rửa sạch sẽ để trưng lên đĩa. Các quả cam chúc vào nhau như những chú lợn ỉ ăn no tắm mát đang say giấc nồng. Cam là loại quả rất tốt cho sức khỏe, nhất là dành cho người ốm vì cam chứa nhiều vitamin C. Mùa hè nóng nực mà pha một ly cam vắt thì còn gì tuyệt vời hơn.
Xong xuôi em lau qua cho ráo nước trên các quả cam để mẹ đặt lên bàn thờ. Nhìn những quả cam óng ả căng tròn trên bàn thờ thật đẹp. Thảo nào mẹ em lại hay mua cam để cúng như thế.
Tả quả cam lớp 3 – Bài làm 4
Có nhiều loại quả vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, nhưng em thích nhất là quả cam. Quả cam tròn, to bằng nắm tay mẹ. Vỏ quả màu vàng cam, sần sùi nham nhám. Phía trên quả là cái cuống màu nâu, thon dài xinh xắn. Khi mẹ em bổ quả cam ra, một mùi thơm phức tỏa ra khắp nhà. Những múi cam to mọng nước màu vàng đậm trông rất hấp dẫn. Cam ăn vào có vị chua chua ngọt ngọt. Quả cam cung cấp nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Nó là một thứ nước giải khát rất ngon và bổ. Em rất thích quả cam.
Tả quả cam lớp 3 – Bài làm 5
Giữa cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè, còn gì vui thú hơn khi được thưởng thức những loại hoa trái ngọt lành, tươi mát. Trong vô vàn hương thơm vị ngọt, tôi thích nhất là quả cam, thứ quả vàng tươi nhờ có nắng hạ mà chín ngọt.
Cam gồm nhiều loại, cam sành, cam canh, cam Cao Phong,…được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên đất nước. Cam khi còn non có màu xanh thẫm, quả nhỏ, tròn như quả bóng bàn, và vỏ hơi sần sùi, thô cứng. Trải qua thời gian, dưới cái nắng vàng rực rỡ, cam chín đều, tròn to, trĩu nặng. Cam chín có màu cam vàng, quả to, hình cầu và trơn nhẵn. Giữa những tán lá xanh mướt, từng chùm cam chín lúc lỉu dưới ánh mặt trời trông xa như những bóng đèn sáng lấp lánh.
Gọt bỏ lớp vỏ vàng tươi, trơn nhẵn, ta như thấy hiện ra trước mắt cả một thế giới của hương thơm và vị ngọt. Từng tép cam nhỏ mọng nước, xếp khít với nhau, đem đến một mùi hương thơm mát. Múi cam được bọc trong một lớp cùi trắng ngần, ngai ngái và hơi đắng. Chính giữa quả cam là những chiếc hột trắng đục, tròn mập mạp.
Mỗi loại cam có một hương thơm và vị ngọt khác nhau nhưng tôi thích cam Cao Phong nhất. Có lẽ là bởi vị ngọt lịm, thanh mát, tê tê nơi đầu lưỡi mà nó mang lại. Thông thường, cam hái từ vườn luôn mang đến cho ta hương vị nồng đượm và vị ngọt đậm đà hơn so với cam được ướp lạnh. Thế nhưng, lại chẳng khó để tìm ra những người bị hấp dẫn và cảm thấy khoan khoái khi thưởng thức cái thanh mát ngọt dịu của những múi cam được ướp lạnh.
Mỗi khi cái nắng chói chang bao trùm vạn vật, báo hiệu một mùa cam lại đến, tôi thường cùng mẹ mua về rất nhiều cam. Cam có thể dùng ăn trực tiếp, cũng có thể áp thành nước trái cây hay sinh tố. Cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ, có tác dụng làm đẹp da và tốt cho mắt, nên bên cạnh việc dùng để giải khát, cam cũng được coi như một thứ thực phẩm để làm đẹp.
Trái cam nhỏ mà chứa đựng những công dụng vô cùng to lớn. Tôi mong rằng, tương lai sau này, bằng việc áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, sẽ lại tạo ra những giống cam ngon hơn, ngọt hơn, để phục vụ nhu cầu của con người, để mùa hè trở thành bữa tiệc ngập tràn hương thơm và đậm đà vị ngọt.
Những bài văn mẫu tả quả cam lớp 3
Trong số những loại trái cây, em thích nhất là quả cam, vì chúng không chỉ ngon mà còn cung cấp nhiều Vitamin cần thiết cho cơ thể. Có rất nhiều loại cam như cam sành, cam canh, cam Cao Phong, cam khe, cam xoàn… Tuy nhiên chúng đều có chung đặc điển là khi còn xanh thì vỏ màu xanh bóng, đến khi chín thì vàng ruộm. Riêng một số loại cam sành, khi xanh và khi chín đều có màu xanh, còn cam canh khi chín có màu cam đậm. Lúc mới nhú, quả bé xíu bằng đốt ngón tay. Theo thời gian, chúng lớn dần, lớp vỏ mỏng hơn và múi to hơn, có màu vàng của nắng. Quả nào quả nấy đều to bằng nắm tay người lớn, lúc lỉu trên cành như muốn kéo cả cành cây sà xuống mặt đất. Bóc lớp vỏ bên ngoài thì thấy các múi được xếp cạnh nhau tạo thành vòng tròn. Bao bọc các múi có các màng màu vàng nhạt. Mỗi múi có nhiều tép nhỏ, vị chua ngọt, thơm mát. Có nhiều giống cam hạt to, nhưng cũng có loại không có hạt. Loại này có vị ngọt đậm chứ không chua như cam thường. Quả cam có nhiều công dụng. Vỏ cam được dùng làm thuốc hoặc nấu với các loại lá khác làm nước tắm gội, tạo hương thơm nhẹ. Cam được dùng để ăn hoặc vắt lấy nước làm đồ uống, thích hợp cho những ngày hè oi bức. Cam cung cấp Vitamin C, tốt cho sức khoẻ. Em rất thích những trái cam ngọt nước này. Em mong nhà mình có thể trồng một cây cam để em có thể được ăn thỏa thích.
Tả quả cam lớp 3 – Bài làm 7
Trong các loại trái cây, em thích nhất là quả cam vì lần đầu tiên em ăn quả cam do chính mẹ mua. Quả cam tròn như một quả banh nhỏ. Vỏ cam sần sùi, khi chưa chín quả cam có màu xanh đậm và khi đã chín vỏ quả cam có màu xanh chuyển sang vàng. Cuống của quả cam rất cứng và trên đó là những chiếc lá màu xanh. Khi mẹ cắt quả cam ra, quả cam có mùi rất dịu dàng, em thấy bên trong lớp vỏ xanh là một lớp vỏ trắng, bên trong lớp vỏ trắng ấy chứa các múi cam màu vàng ươm mà khi ăn vào em cảm thấy có vị chua chua, ngọt ngọt rất hấp dẫn. Hạt của quả cam có màu trắng, to và cứng. Em rất thích ăn quả cam vì quả cam có chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe.
Tả quả cam lớp 3 – Bài làm 8
Trong tất cả các loại quả cam mà em từng được thưởng thức thì không quả cam nào có thể ngon bằng cam Vinh nơi khu em trồng. Bởi lẽ đó là loại quả gắn liền với miền đất quê hương và tạo ra một hương vị ngọt ngào như người dân nơi đây vậy. Những quả cam Vinh tròn đều, quả to phải bằng nắm tay của người lớn trông giống như những quả bóng nhỏ xinh mà bé cún nhà em vẫn chơi hằng ngày. Màu vàng của cam không giống như những màu vàng cam của cam Hà Giang mà đó là một màu vàng chanh tươi mát. Quả cam luôn mọng nước và vàng đều. Kể cả phần tép của quả cam cũng vàng nhẹ chứ không vàng cam rực rỡ.
Cứ mỗi đợt từ tháng 9 âm tới tết là và mùa thu hoạch của quả. Trên mâm hoa quả ngày tết nhà em không thể thiếu một đĩa cam Vinh để thắp hương tưởng nhớ người đã khuất cầu cho một năm mới an khang, hạnh phúc và đầm ấm. Cam không bóc vỏ để ăn như mọi loại cam khác mà cam thường được bổ miếng cau, khi ăn tách vỏ ra, lớp vỏ mỏng và có hạt nhỏ mà vàng nhạt. Cam cũng có thể ép lấy nước, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam có thể ép lấy tinh dầu hoặc làm nước gội đầu cũng rất thơm. Cam rất tốt cho sức khỏe con người bởi quả rất dễ ăn và cung cấp nhiều vitamin C, A là tăng sức đề kháng, sáng mắt, sáng da và nhiều chất xơ.
Mỗi mùa cam chín là nhà em tràn ngập những giỏ cam chín ngon ngọt, mẹ em thường mang ra chợ bán buôn cho khách, ai lấy cũng khen cam nhà em trồng ngon và nhiều nước. Em mong sao vườn cam nhà em năm nào cũng ra thật nhiều quả hơn nữa để giúp cải thiện kinh tế gia đình nhiều hơn.
Tả quả cam lớp 3 – Bài làm 9
Quê em không chỉ nổi tiếng về những cánh đồng hoa tam giác mạch bạt ngàn thơ mộng, nơi cao nguyên đá Đồng Văn yêu dấu hay hình ảnh cột cờ Lũng Cú mà quê em còn nổi tiếng là đất trồng cam. Đó chính là loại cam sành Hà Giang mà mọi người rất thích ăn.
Mùa cam nơi đây thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Mỗi mùa cam đến là khắp nơi đều chín rộ những trái cam to, ngon ngọt. Từng cây cam được các bác nông dân vun trồng trên những thửa đất tơi xốp màu mỡ giúp cho cây trái luôn tươi tốt và cho ra quả sai trĩu. Cam sành không giống như những cam khác, chúng có những đặc điểm rất riêng. Khi quả cam xanh có màu xanh sẫm, vỏ cam dày, hơi rám và sần sùi. Khi quả cam chính có màu vàng đỏ trông rất đẹp mắt.
Quả cam sành Hà Giang có hai loại, một loại có vỏ nhẵn, quả nhỏ và màu vàng nhạt phù hợp cho những người có sở thích ăn chua hơi rôn rốt. Còn em thì em lại thích quả sần sùi bởi nó cho những tép cam ngot ngào và nhiều nước hơn. Hạt cam nhỏ ở bên trong múi có vàng nhạt. Ruột của cam màu trắng mỏng không dày như ruột của quả bòng, quả bưởi.
Em rất thích ăn cam bởi cam rất tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp nhiều vitamin C co lợi cho sức khỏe, nhiều chất xơ, chống ung thư và cung cấp nhiều vitamin A tốt cho mắt. Mỗi khi em bị ốm, sức đề kháng yếu là mẹ lại pha cho em một ly nước cam ngon bổ dưỡng giúp em khỏe lại rất nhanh chóng. Cam quả thật rất tốt cho mọi người nhất là các mẹ các chị thường uống nước cam giúp cho làn da trở nên đẹp và sáng bóng hơn chống lão hóa da, làm cho da căng mịn như tuổi 18 vậy.
Quả cam sành quê em thật là một loại quả tuyệt vời mà đi đâu ai cũng nhắc tới nó như một đặc sản quê hương. Em cảm thấy thật tự hào biết bao khi mình được sinh ra mà lớn lên trên mảnh đất tươi đẹp này.
Thu về. Thu mang theo bao trái chín đến tất cả các khu vườn. Trong khoảng sân nhỏ của ông em, cây cam mật ông trồng đã trĩu vàng bao trái chín.
Bài văn mẫu tả quả cam lớp 3
Chao ôi! Trông cây cam thật là thích mắt. Mới ngày nào, quả đang còn nhỏ, da dày, nhưng sau đó những “chiếc áo ấy” cứ mỏng dần, rồi từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng tươi. Đến hôm nay những chùm cam ấy đã vàng hươm, nổi bật trên nền trời xanh đậm. Những quả cam vàng óng, da căng mọng như mời gọi mọi người thưởng thức. Chúng như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Từng chùm quả ngon lành đang đung đưa nhè nhẹ. Mặc dầu đã có bao nhiêu cành tre chống, nhưng các cành cam ấy vẫn cứ xà xuống gần mặt đất. Những chú ” mặt trời con” áo xanh, áo vàng ấy ôm ấp trong lòng biết bao ” ông trăng khuyết”. Những chiếc lá rung rinh trong gió như quạt cho những trái cam yên giấc ngủ. Các cành cây khẳng khiu chìa ra như để che chở cho các con. Còn thân cây thì khoác chiếc áo màu nâu giản dị, đứng đó trụ đỡ cho những cành chi chít quả. ” Tích! Tích!”. Chú chim sâu nào đó đang nhảy trên cành, đưa chiếc mỏ xinh xinh bắt sâu cho cành lá. Hai ông cháu đứng bên nhau, ngắm nhìn những chùm quả chín.
Gió vườn xào xạc như ru những quả cam vào giấc ngủ say sưa. Chắc là trong giấc mơ, chúng sẽ rất vui khi được biết những giọt nước cam ngọt ngào sẽ làm mát lòng bao người trong những phút mệt nhọc.
Đứng trước cây cam vàng trĩu quả lòng em dạt dào niềm vui. Ôi! Những quả cam, kết quả của bao ngày vun xới. Nó đã chứa đựng mồ hôi, công sức của ông em, làm em yêu quý vô ngần.
Thu Thủy
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Ngôi Trường Của Em Lớp 9 Chọn Lọc trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!