Xu Hướng 3/2023 # Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Lớp 9 Chọn Lọc # Top 9 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Lớp 9 Chọn Lọc # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Lớp 9 Chọn Lọc được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 1

Nhắc đến Việt Nam, có lẽ mỗi người sẽ có những điều ấn tượng khác nhau nhưng khi nhắc đến chiếc nón lá thì chắc chắn tất cả đều nghĩ ngay đến hình ảnh người con gái Việt Nam hiền hậu. Nón lá chính là một nét đẹp cổ truyền, là vật dụng không thể thiếu đối với người phụ nữ Việt.

Không thể khẳng định được chính xác chiếc nón lá được ra đời từ khi nào. Chỉ biết rằng từ thời xa xưa, hình ảnh nón lá đã đi vào trong thơ ca cổ với những câu thơ như:

Dáng tròn vành vạnh vốn không hư Che chở bao la khắp bốn bờ

Thông qua một số tài liệu cho thấy nón lá có mặt ở nước ta vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Tuy nhiên, thông tin này không có căn cứ chính xác bởi mỗi tài liệu lại có một ghi chép khác nhau. Nhưng nhìn chung, tổng hợp lại từ nhiều tài liệu thì chúng ta có thể khẳng định một điều rằng nón lá đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.

Việt Nam ta có rất nhiều loại nón khác nhau vậy nên người Việt dùng chính tên nguyên liệu làm ra nón để đặt tên cho nón chẳng hạn như nón lá, nón rơm, nón dừa, nón đệm,… Như vậy là với tên gọi nón lá, chúng ta có thể hiểu rằng lá chính là nguyên liệu chính làm nên những chiếc nón này. Và đó là một nguyên liệu quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam.

Những chiếc nón lá có dạng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Phần vành ngoài của chiếc nón lá có đường viền quanh giúp cho chiếc nón lá trông có hình dáng giống như cái chiêng. Ở giữa lòng của chiếc nón lá còn đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu của người đội. Cùng là nón lá nhưng cũng có nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau. Chẳng hạn như chiếc nón ba tầm là chiếc nón có vành rộng nhất. Chiếc nón đấu lại là chiếc nón nhỏ nhất và dĩ nhiên là đường viền thành vòng quanh của nó cũng là thấp nhất. Rồi thì chiếc nón Nghệ, chúng rộng trên 80cm và sâu 10cm.

Mặc dù nguyên liệu làm ra nón lá giản đơn, dễ kiếm nhưng để làm ra một chiếc nón lá cần nhiều vật dụng hơn và cũng mất rất nhiều thời gian và công sức. Nó đòi hỏi người làm phải có kĩ thuật, tay nghề thì mới có thể làm ra những chiếc nón lá đẹp. Những vật dụng để tạo nên một chiếc nón lá là lá, chỉ, khung nón,… Lá để làm nên nón thường là lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá hồ, lá cối. Trong khi đó sợi chỉ dùng để khâu nón không phải sợi chỉ chúng ta dùng để khâu quần áo mà là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Thường thì những chiếc nón có thêm một cái dây đeo giúp giữ nón được chắc chắn ở trên đầu. Có loại nón có đây đeo bằng vải, có loại dùng vải voan, vải nhung. Phần khung nón thì thường được làm bằng loại tre cật Tây Ninh. Khung và bộ vành với 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo. Những chiếc lá muốn dùng để đan nón phải được mang đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Trong khi là phải chú ý đến nhiệt độ, không được để nóng quá cũng không được để nguội quá. Lá sau khi là xong thì xếp lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Để làm ra một chiếc nón lá không đơn giản và phải đòi hỏi một thời gian khá dài cũng như yêu cầu cẩn thận trong từng công đoạn. Đến cuối cùng sau khi đã hoàn thành chiếc nón lá, người thợ phải quét lên bề mặt của nón một lớp dầu bóng để nón không bị mốc. Trước đây những chiếc nón lá thường chỉ được làm đơn sơ như vậy nhưng giờ đây, người thợ còn khéo léo thêu thêm những họa tiết đẹp mắt.

Nón lá có nhiều loại, có thể kể đến như nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,… Mỗi loại nón có một nét đẹp riêng đặc trưng cho từng vùng miền của đất nước. Sự xuất hiện của chiếc nón lá đã giúp người dân Việt Nam che mưa, che nắng. Hiện nay, nón lá không còn được sử dụng nhiều như trước nhưng ở nông thôn và đặc biệt là ở Huế, hình ảnh nón lá vẫn vô cùng quen thuộc. Đi Huế du lịch, người ta thường mua nón về làm quà, chẳng thế mà có câu thơ:

Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà.

Du khách nước ngoài sang Việt Nam cũng rất thích đội nón lá lên đầu. Có thể thấy cuộc sống dù hiện đại đến đâu, có bao nhiêu vật dụng thay thế chiếc nón lá, tốt hơn chiếc nón lá đi chăng nữa thì nón lá vẫn không thể thiếu trong đời sống người Việt.

Nghĩ đến Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến những nét đẹp văn hoá khác nhau. Nón lá Việt Nam là một trong những nét đẹp cổ truyền, biểu tượng cho văn hoá của người dân Việt Nam.

Về lịch sử nguồn gốc của nón lá có lẽ khó có thể chắc chắn được nón lá ra đời vào thời kì nào. Bởi từ xa xưa trong những câu thơ dân gian hình ảnh nón lá đã xuất hiện:

“Dáng tròn vành vạnh vốn không hư, Che chở bao la khắp bốn bờ…”

(Thơ cổ )

Cũng có nhiều tài liệu ghi chép, nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Nhưng theo nhiều thống kê lại có những ghi chép khác. Như vậy có thể khẳng định, nón lá có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời.

Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời sẽ được đạt tên theo vật liệu tạo ra nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón dừa,… Chất liệu làm nên chiếc nón lá rất phong phú nhưng lại rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Nón lá có dáng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Mỗi loại nón lại có kích thước rộng tròn khác nhau. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quang cũng thấp nhất. Hay nón Nghệ, rộng trên 80 cm, sâu 10 cm.

Để tạo nên được một chiếc nón hoàn hảo cần rất nhiều vật dụng cũng như công sức và thời gian. Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ, khung nón,… Lá thì lấy từ hai loại cây giống như lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ. Sợi chỉ dùng để khâu nón là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Mỗi chiếc nón có hoặc không có dây đeo làm bằng vài mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung hình chóp. Khung và bộ vành vơi 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng nghệ thuật và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được vật liệu tốt, người thợ phải mang tàu lá nón đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Lửa phải vừa độ, không nóng quá, không nguội quá. Tiếp đó, xếp lá nón lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian làm nên chiếc lá rất lâu vì phải cẩn thận từng khâu. Hoàn thành xong chiếc lá, người thợ sẽ quét lên đó một lớp dầu bóng để chiếc nón không bị mốc và bền lâu. Người thợ sau khi làm xong thường sẽ trang trí lên nón những bài thơ hoặc những hình vẽ thêu chỉ đẹp mắt.

Nón lá đi vào đời sống nhân dân ta lâu đời bởi vậy được phân chia thành nhiều loại. Nổi tiếng trong đó phải kể đến nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,… Mỗi loại mang một vẻ đẹp của vùng miền trên đất nước Việt Nam.

Từ khi có mặt, nón lá đã gắn liền với con người đất Việt bao thế kỉ qua. Chiếc nón theo chân người nông dân ra đồng, giúp những bác nông che nắng, che mưa. Chiếc nón theo tay những nghệ sĩ đi vào thơ ca:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”

Chiếc nón còn gắn liền với những người dân lao động, trở thành chiếc mũ đội đầu giản dị. Hơn thế, tà áo dài của người phụ nữ Việt cùng chiếc nón đã trở thành nét đẹp văn hoá vô cùng tự hào của con người đất Việt.

Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 3

“Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

Chiếc nón lá mộc mạc, giản dị, đơn sơ là một người bạn gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Nón lá từ lâu đã là một nét đẹp truyền thống, trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, đi vào nhiều bài ca dao và thơ ca, nhạc họa.

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời, gắn với quá trình phát triển của dân tộc. Hình ảnh của nón lá đã xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịch từ khoảng 2500-3000 năm TCN. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, che nắng. Nón từ xưa đã được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến.

Đi khắp đất nước Việt Nam xinh đẹp, đâu đầu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh chiếc nón. Chiếc nón nhìn đơn giản là thế nhưng để tạo ra một chiếc nón đẹp đòi hỏi bàn tay công phu, khéo léo của người làm. Làm nón phải tỉ mỉ từ khâu đầu tiên là chọn lá, phơi lá. Nón lá thường được làm từ lá cọ. Lá không được quá non cũng như quá già. Trước khi đưa vào làm nón, lá phải được phơi nắng cho thật khô, thật mềm và giữ được lâu. Sau đó lá sẽ được mang đi sấy trắng. Những chiếc lá trắng nhất được dùng để làm những chiếc nón tinh xảo nhất, giá bán thường cao hơn những chiếc khác. Ngoài lá nón, vành nón cũng là bộ phận hết sức quan trọng của chiếc nón. Vành nón chính là xương sống của nón. Vành nón được làm từ những thanh lứa khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, những thanh lứa ấy được vót thật tròn và mịn. Sau đó được uốn thành những vòng tròn có đường kính to, nhỏ khác nhau. Các vành nón được xếp lên khuôn nón. Một chiếc nón có 16 vòng tất cả, vòng to nhất có đường kính khoảng 50cm, những vòng tiếp theo càng lên đỉnh càng nhỏ dần, vòng nhỏ nhất chỉ bằng đồng xu. Vành nón phải đều tăm tắp, không được méo mó, xộc xệch thì mới tạo ra được những chiếc nón đẹp. Sau công đoạn xếp vành lên khuôn là công đoạn xếp lá. Người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi xếp ngay ngắn lên khung nón. Mỗi chiếc nón gồm có 2 lớp lá, có một lớp mo lang ở giữa. Sau khi đã có một bộ khung hoàn hảo, cuối cùng là bước khâu nón bằng kim và cước mỏng như sợi chỉ. Những đường kim mũi chỉ lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt lá nón và vành lại với nhau. Công đoạn này đỏi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ để khâu nón cho đẹp cũng như không bị mũi kim đâm vào tay. Chiếc nón hoàn thành xong được quét một lớp dầu bóng để thêm bền và tăng tính thẩm mĩ. Quai nón được buộc đối xứng ở hai bên. Quai nón thường làm từ nhung, lụa hay chỉ với những màu sắc: cam, đỏ, hồng, tím…

Nón đã trở thành môt người bạn hết sức gần gũi hằng ngày. Nón không chỉ che nắng, che mưa mà còn giúp xua đi cái nắng hè oi bức. Nón là vật bất li thân với các bà, các chị. Nón theo người nông dân ra đồng. Những cô thiếu nữ mặc áo dài trắng đội nón lá bước đi trên phố làm bao ánh mắt phải ngước nhìn chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Nón còn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Nón đi vào những câu ca dao, điệu hò, nón trở thành đạo cụ để biểu diễn nghệ thuật. Những màn múa nón duyên dáng trên sân khấu luôn khiến người xem không thể rời mắt. Trong những đám cưới truyền thống, nón là vật mà mẹ chồng trao cho con dâu, luôn chứa đựng biết bao tình cảm.

Nón cũng có nhiều loại. Có thể kể đến nón ngựa hay nón Gò Găng ở Bình Định, nón quai thao gắn với những câu hò của liền anh, liền chị trong ngày hội, nón bài thơ nổi tiếng của Huế là loại nón trắng và mỏng, có in một vài câu thơ trên nón, nón thúng tròn bầu giống cái thúng, ta vẫn hay gọi là “nón thúng quai thao”. Tuy nhiên, thông dụng hơn cả vẫn là nón hình chóp. Giá một chiếc nón trên thị trường hiện nay khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Trải qua bao năm tháng, ở nước ta hiện nay vẫn còn một số làng nghề làm nón nổi tiếng như: làng Chuông (Hà Tây), làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế). Những làng nghề này ngoài sản xuất ra những chiếc nón công phu còn là nơi thu hút khách du lịch đến thăm và trải nghiệm thử những công đoạn làm nón.

Từ lâu, nón đã không chỉ là một người bạn gần gũi mà còn trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Nhìn thấy hình ảnh chiếc nón lá, ta như thấy cả tâm hồn của người Việt, những con người chất phác, hiền lành, đôn hậu:

“Ôi nón bài thơ của xứ nhà Có bàn tay nhỏ nở như hoa Có thành phố cổ giàu mưa nắng Bóng nón đi về thêm thiết tha”

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 4

Cùng với tà áo dài thướt tha, duyên dáng thì chiếc nón lá cũng đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc đã góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp hiền dịu, thang khiết của những người phụ nữ Việt Nam đậm chất Á Đông. Chiếc nón lá gắn liền với lịch sử dân tộc, cùng với hình ảnh tươi đẹp đôn hậu của dân tộc vươn ra đến tận năm châu.

Chiếc nón lá đầu tiên được in trên họa tiết của trống đồng, hay những mái đình mái chùa cổ kính. Chiếc nón lá trên những tượng hay chạm khắc đấy từ ngàn đời nay đã đi cùng năm tháng và gắn bó với những nét đẹp của văn hóa dân tộc, để cùng với tà áo dài làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Chiếc nón lá có hình chóp, phần dưới to và tròn còn phần trên nhọn dần lên. Chiếc nón lá được làm bằng lá cọ, người dân phải đi lấy rồi sau đó quét lên một lớp dầu cho bóng và bền lớp vỏ nón. Xung quanh chiếc nón được quấn bởi các vòng tre nhỏ, được tuốt kĩ càng, trau chuốt để cố định hình dạng cho chiếc nón. Bên trong nón ở hai bên có quai nón được thêu bằng những đường chỉ đỏ để buộc dây nón. Ngoài ra để làm cho chiếc nón thêm đẹp, sáng tạo và màu sắc thì người thợ làm nón có thể in lên đó hình ảnh những bông hoa hồng, hoa sen, hay những cô gái Việt Nam thướt tha trong ta áo dài truyền thống. Chiếc nón lá đơn sơ bình dị như vẻ đẹp tâm hồn mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, có nón bài thơ, nón quai thao, nón lá…Trải qua quá trình phát triển của dân tộc thì những mẫu mã, thiết kế tinh sảo, sáng tạo của chiếc nón càng được tăng thêm. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo những quy định làm nón truyền thống. Có lẽ với mỗi người dân Việt Nam thì hình ảnh chiếc nón lá truyền thống đã in đậm vào tâm trí chúng ta, chưa bao giờ mất đi, hơn nữa chiếc nón lá cũng sống dậy cái hồn thiêng một thuở để rồi bất tử cùng thơ ca, nhạc họa.

Nón có rất nhiều loại, nón quai thao, nón bài thơ, nón lá…mỗi loại mang những hình dáng nhất định, cấu tạo khác nhau nhưng đều rất công phu và kĩ lượng. Chiếc nón lá từ xưa đã gắn với hình ảnh những người nông dân dãi nắng dầm sương nhờ nó để che nắng, che mưa. Ngoài ra chiếc nón lá cũng được dùng để trang trí gợi nên một không gian cổ xưa, những nét cổ truyền trong nhịp sống dân tộc. Chiếc nón lá cùng với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người dân đất Việt. Có lẽ với du khách nước ngoài thì hình ảnh chiếc nón lá đã rất quen thuộc, nó là món đồ lưu niệm ý nghĩa, thiêng liêng để họ giành tặng cho người thân của mình. Như vậy chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc rất đúng với nét đẹp mộc mạc, bình dị của người dân Việt Nam sau lũy tre làng. Mang trên mình những nét đẹp truyền thống, cổ điển rất Việt Nam, rất Á Đông chiếc nón lá chưa bao giờ và không bao giờ mất đi trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.

Để giữ cho chiếc nón bền và đẹp thì khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số điều sau. Không được dùng nón để quạt, để ngồi như vậy sẽ làm mép nón bị méo, bị gãy. Hơn nữa chiếc nón là một vật dụng thân thiết và gần gũi như vẻ đẹp mộc mạc của người dân Việt Nam nên chúng ta không nên dùng nó để kê hay ngồi như vậy chẳng phải đã làm mất đi vẻ đẹp quý báu của truyền thống dân tộc hay sao.

Cùng với sự phát triển đất nước, có rất nhiều những loại vật dụng hiện đại, tiện ích khác như ô, mũ..để giúp con người che nắng che mưa nhưng chiếc nón lá vẫn là một đồ vật không thể thiếu trong đời sống tâm hồn người Việt. Nó chưa đựng những gì thiêng liêng, cao quý của tâm hồn người Việt, lỗi sống người Việt chứ không chỉ là những giá trị sử dụng khác.

Chiếc nón lá bình dị, đơn sơ đã trở thành nét đẹp duyên dáng, âu yếm trong lòng người Việt Nam ta xưa và nay vẫn vậy. Không bao giờ, để cho những sự xâm lăng về văn hóa xâm chiếm đi những gì bất di bất dịch của hồn người một thưở. Chiếc nón lá như người bạn luôn gắn bó với người nông dân Việt không quản nắng mưa, những màu phai của nón cũng giống như những tần tảo sớm hôm của cuộc đời con người Việt Nam.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 5

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón lá là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

Những bài văn mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Nhắc đến người con gái Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh người con gái với áo dài và nón lá. Chiếc nón lá vừa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ vừa là một biểu tượng văn hóa của một nét đẹp nghìn năm văn hiến.

Thật vậy, ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam chúng ta đều rất dễ bắt gặp hình ảnh những chiếc nón lá mộc mạc, đơn sơ nhưng nó lại ẩn chứa một vẻ đẹp thuần hậu. Không chỉ đơn thuần là vật dụng che mưa che nắng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần ý nghĩa của Việt Nam. Bạn bè quốc tế đến thăm hay khách du lịch đến Việt Nam thì đều được tặng những chiếc nón lá như là một kỉ niệm đẹp và để tỏ lòng mến khách của người Việt.

Nón lá xuất hiện từ khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón lá là một vật dụng quan trọng trong cuộc sống của họ. Trước hết, nón là dùng để che mưa che nắng. Các bà, các mẹ, các chị từ xa xưa đã đội nón lá đi làm đồng, đi chợ và cả đi chơi hội nữa. Ngày tiễn con gái về nhà chồng, bà mẹ cũng thường trao cho con chiếc nón lá với bao lời nhắn gửi yêu thương.

Không chỉ có tính sử dụng trong thực tế, chiếc nón lá còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ Việt. Dưới vành nón lá trắng phau, đôi mắt đen láy, nụ cười chúm chím, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai hay cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, e thẹn, vừa kín đáo lại vừa quyến rũ, mê đắm.

Từ trong đời sống thường ngày, chiếc nón lá còn đi vào thơ ca, nhạc họa, gợi nguồn cảm hứng cho nhạc, cho thơ. Đã có không ít những bài hát về chiếc nón lá: “Một chiều làng quê trên đường đê lối nhỏ đi về, nụ cười đưa duyên em thẹn thùng trong nón lá che nghiêng” hay “Một người con gái, đứng nghiêng nghiêng vành nón lá. Đường chiều bờ đê, lối xưa kỉ niệm thiết tha”…. Chiếc nón lá còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần trong thơ: “Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che”. Thế rồi, trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, lúc tiễn người yêu ra chiến trường, cô gái thường đội nón lá với quai tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi cũng đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển. Chỉ như vậy thôi cũng đã đủ làm yên lòng người ra trận.

Có thể thấy rằng, xuyên suốt từ bao đời nay, từ trong thực tế cho đến những làn điệu dân ca, những lời thơ, câu văn đều có bóng dáng hình ảnh chiếc nón lá gắn liền với người con gái Việt Nam dịu dàng, duyên dáng. Ngày nay, để tạo ra chiếc nón lá thì người thợ làm nón cần phải có đôi tay khéo léo, có cả tâm tình mới có thể tạo nên được những chiếc nón xinh xăn và thiết kế tỉ mỉ đến như vậy. Nón lá thường được đan bằng các loại lá cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá dừa, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Những người thổi được hồn vào những chiếc nón, làm nên những chiếc nón đẹp tinh tế là những người thực sự có đôi bàn tay khéo léo và có tâm tình chan chứa.

Là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, chiếc nón lá gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 7

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ – vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 8

Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chăm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt.

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Mỗi chiếc nón lá là biểu tượng lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay, đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, đặc biệt là người phụ nữ, hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Đi dọc mọi miền đất nước, không nơi nào không có nón lá. Không chỉ che mưa, che nắng mà nón còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, được đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo vệ, giữ gìn. Nhắc đến nón lá chắc chắn phải nhắc đến áo dài Việt Nam, đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng phải khéo léo bôi dầu thường xuyên, tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Bài làm 9

Hình ảnh chiếc nón lá luôn quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay, khi nhắc tới chiếc nón lá người ta thường nhớ ngay đến những tà áo dài thướt tha, tới những lời ăn tiếng nói dịu dàng, đậm phong tục tập quán của người Việt Nam, dù đi đâu thì hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn đậm sâu trong trái tim mỗi người, hình ảnh mộc mạc, chân chất lại rất nhiều ý nghĩa, và chiếc nón lá còn là một trong những món quà ý nghĩa mà người dân Việt Nam dành tặng bàn bè Quốc Tế để thể hiển sự thân thiết, yêu mến.

Chiếc nón xuất hiện từ rất lâu rồi, chiếc nón lá luôn là người bạn đồng hành che mưa, che nắng, luôn ở bên những bước hành trang chúng ta đi. Để tạo ra một chiếc nón thì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ, kỳ công của người làm nón, muốn chiếc nón đẹp thì ngay từ khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu từng đường kim mũi chỉ người thợ đã đặt hết tâm tình vào đó để tạo ra những chiếc nón đẹp. Ngoài việc che nắng che mưa thì chiếc nón còn là một phụ kiện làm đẹp rất tuyệt vời, trong những ngày hội dân ca, những ngày hội làng, hay ngày kết hôn của các đôi vợ chồng mẹ chồng trao nón cho con dâu, chiếc nón đều có mặt và tạo nên nét duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương, trong thơ văn chiếc nón là cảm hứng của rất nhiều nhà văn, nhà thơ…

“Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng tre”, qua hình ảnh nón lá trong câu thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó. Thời chiếc tranh các cô gái thường đội nón quai màu tím tiễn người yêu ra chiến trường thể hiện sự chung thủy, sắc son, như thay một lời hẹn ước sẽ đợi người yêu chiến thắng trở về, thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Các loại lá như lá cọ, lá du quy diệp, lá cối, lá rơm, lá tre, lá dứa… đều có thể làm nón được, ở mỗi vùng miền khác nhau thì kiểu dáng của chiếc nón cũng khác nhau, người miền Bắc có nón quai thao khi dự các lễ hội, ở Huế thì có nón bài thơ, ở Bình Định có nón Gò Găng, quai nón thường được làm bằng nhung, lục, hay the, với những màu sắc đẹp và tươi tắn, làm nổi bật thêm vẻ đẹp của chiếc nón, làm tăng lên độ duyên dáng của người phụ nữ khi đội nón, hình ảnh chiếc nón giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn thể hiện ở phần dáng nón, những người thợ khâu nón đã làm nên những chiếc nón đẹp, từng đường kim mũi chỉ được người thợ gửi gắm những hình ảnh mang nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam

Nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh bình dị thân quen với tà áo dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón là được phổ biến trên khắp đất nước và là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Việt Nam, khi bạn bè nước ngoài đến Việt Nam đều muốn trong hành lý của mình mang về có món quà là chiếc nón lá Việt Nam, chúng ta đã quảng bá được vẻ đẹp của đất nước của con người thông qua hình ảnh những cô gái mặc áo dài thướt tha đội nón lá.

Nón lá là một biểu tượng gắn liền với hình ảnh người con gái Việt Nam. Từ thời xa xưa nón lá đã là một dụng cụ vô cùng thân thiết với con người chúng ta. Hình ảnh một cô gái Việt Nam thướt tha trong chiếc áo dài truyền thống trên đầu đội chiếc nón lá màu trắng tinh khôi, đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc với các bạn bè du khách năm Châu trên toàn thế giới khi nhớ về dân tộc ta.

Bài văn mẫu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Trong một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết về chiếc nón lá như thế này:

“Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Qua những câu thơ giản dị, mộc mạc nhưng cũng vô cùng lãng mạn, trữ tình ta thấy chiếc nón lá trở thành biểu tượng thiêng liêng thể hiện sự dịu dàng, tha thướt của người cô gái Việt.

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Theo như các tài liệu ghi chép lại thì nón lá của Việt Nam ra đời từ khá lâu từ khoảng 3000 năm TCN. Sự hình thành và gìn giữ chiếc nón lá từ thời đó cho đến nay thể hiện vai trò và tầm quan trọng của kỷ vật thiêng liêng này. Chiếc nón lá không chỉ xuất hiện trong cuộc sống thường nhật của người phụ nữ nước ta, mà nó còn xuất hiện trong thơ ca, trong những bức tranh, như lời ca dao của ông cha ta để lại. Nón lá như một nét văn hóa riêng biệt của dân tộc ta không giống với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

Nón lá nước ta có hai loại: Một là nón 3 tầm, là loại nón hình tròn vành to, rộng thường được các liền anh, liền chị khi hát trao duyên đội trên đầu hoặc khoác ở tay, loại nón này thường được đi kèm với trang phục áo dài tứ thân, áo mớ ba mớ bảy…. thể hiện sự dịu dàng, nhẹ nhàng của người phụ nữ.

Loại nón lá thứ hai là nón chóp: Loại nón giống hình tam giác có chóp nhọn ở trên rộng vành, chiếc nón này được sử dụng phổ thông hơn. Và các trang phục đi kèm với nó cũng thoải mái, phóng khoáng hơn.

Nón chóp có thể mặc với áo dài tân thời, có thể mặc áo bà ba, hay mặc áo lụa, quần xa tanh… Nón chóp giúp các cô gái che nắng che mưa, giúp các bà các mẹ bớt cảm thấy oi bức trong những ngày hè nóng nực…

Hình ảnh chiếc nón lá đã gắn liền với cuộc sống của người dân như một nét văn hóa giả dị, mộc mạc.

Để làm được một chiếc nón lá cũng rất kỳ công. Nón lá thường được làm từ lá dừa, hoặc lá cọ. Nhưng nón lá thường làm từ lá có sẽ bền đẹp hơn bởi lá cọ có độ bóng và dẻo dai hơn.

Sau khi lựa chọn những chiếc lá cọ to đẹp, xanh mướt người nghệ nhân phải phơi lá khoảng 4 tiếng đồng hồ để lá héo bớt đi rồi chọn. Khi lá mềm đi rồi người nghệ nhân bắt đầu lấy kim khâu làm vành nón, tạo khung nón. Sau đó tỉ mỉ ngồi khâu từng chiếc lá cọ vào chiếc khung đã được định hình sẵn. Khi làm khung cho nón lá người ta thường chọn những loại tre không già quá và cũng không non quá bởi tre già thường giòn dễ gãy, còn non qua thì không có độ dẻo dai. Nên loại tre có độ tuổi vừa tầm là tốt nhất. Khung của nón lá chính là những hình tròn xếp từ to nhất tới nhỏ nhất tạo ra hình chóp.

Sau khi làm khung nón, là tới giai đoạn chằm nón. Khâu này vô cùng quan trọng vì nó giúp cho khung nón và lá nón bám chặt không bị bung rời. Người làm nón thường chằm nón bằng những sợi nilông mỏng dai, có màu trong suốt trông rất đẹp mắt.

Khi chiếc nón đã được hình thành khâu lại hoàn chỉnh thì người làm nón lá sẽ bôi một lớp dầu bám vào bề mặt ngoài của nón lá để tạo độ bóng, và để tráng gương cho chiếc nón khi đi mưa không bị nước mưa thấm qua những khe hở của lá cọ mà làm ướt tóc, ướt đầu.

Chiếc nón của nước ta là một biểu tượng đẹp gắn liền với người phụ nữ đoan trang, thùy mị. Dù qua bao nhiêu thời gian chiếc nón lá vẫn giữ nguyên giá trị của mình trong cuộc sống của con người .

Thu Thủy

Top 10 Những Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9 Chọn Lọc

Thuyết minh về sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 – Bài làm 1

Là con người nếu như muốn thành công thì ai cũng phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện từ những kiến thức cơ bản đến những kiến thức nâng cao hơn, từ những kiến thức đơn giản cho đến những kiến thức phức tạp. Đó là lý do vì sao chúng ta có tới 12 năm đèn sách trên ghế nhà trường. Mỗi một cấp học khối lượng kiến thức học sinh thu nạp vào lại tăng dần. Và nếu không qua lớp dưới thì không thể lên được lớp trên. Đối với những người học văn thì sách giáo khoa Ngữ Văn là một trong những quyển sách vô cùng quan trọng. Riêng với học sinh lớp 9 thì cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 là một cuốn sách đặc biệt.

Cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 có bìa in khá đơn giản nhưng không sơ sài. Cuốn sách này có khung hình chữ nhật, từng trang được in chữ đẹp đẽ, đóng gáy cứng cáp. Bìa cuốn sách có màu nền là màu hồng phấn, bên trên có ghi dòng chữ in hoa đậm màu đen: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Ngay phía bên dưới là dòng chữ Ngữ văn màu đỏ nâu và số 9 khá to có màu trắng nằm ngay bên cạnh. Giữa bìa sách có cành giấc lá xanh um, những bông hoa vàng đang chúm chím nụ và còn có cả một quả gấc đỏ kéo cành rủ xuống. Ở phía dưới cùng của bìa sách là dòng chữ đen NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM. Bên cạnh đó còn có tem và logo của nhà xuất bản. Ở mặt sau của bìa sách giới thiệu những cuốn sách giáo khoa cùng bộ với cuốn sách Ngữ Văn lớp 9 này.

Nhờ có sách giáo khoa Ngữ Văn 9 mà học sinh tiếp nhận thêm được biết bao nhiêu nguồn tri thức mới, giúp cho cánh cửa tương lai được rộng mở hơn. Đây chính là nền tảng kiến thức cơ bản và quan trọng để học sinh có thể tiếp thu được những bài học sau này. Nhờ có sách giáo khoa mà khối lượng kiến thức đồ sộ được hệ thống lại giúp học sinh dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ. Với mỗi người học văn cuốn sách giáo khoa trở thành cuốn cẩm nang không thể thiếu và là tài liệu ôn tập đầy đủ cho mọi kì thi. Nhờ có cuốn sách giáo khoa này mà các học sinh trở nên yêu thích môn học này hơn.

Với những lợi ích mà cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn 9 mang lại chúng ta cần có một thái độ trân trọng với nó. Đầu tiên là bọc bìa sách cho gọn gàng, sạch sẽ. Trong quá trình sử dụng sách cần tránh để sách bị ướt, cong mép, rách,… Không vẽ bậy lên trang sách và tránh dây bẩn lên sách. Có thể dán nhãn vở lên bìa sách để tránh cho sách không bị thất lạc. Bên cạnh đó, cách để trân trọng cuốn sách và trân trọng những người làm ra cuốn sách này đó chính là học thật tốt môn Ngữ Văn.

Cầm cuốn sách Ngữ Văn 9 trên tay, chúng ta cần có sự nâng niu, gìn giữ. Học tập tốt kiến thức trong sách giáo khoa sẽ giúp cho học sinh vượt qua kì thi chuyển cấp quan trọng sắp tới.

Thuyết minh về sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 – Bài làm 2

Học tập là một quá trình lâu dài mà phải đi từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để phù hợp cho quá trình này, bộ sách giáo khoa do Bô giáo dục phát hành là bộ đầy đủ và rất quan trọng cho quá trình học ở tất cả các cấp bậc mà thiết yếu cho người học, đặc biệt là ở những môn học quan trọng và chính thức. Môn ngữ văn là một môn như vậy và quyển sách giáo khoa ngữ văn vô cùng quan trọng cho người học văn. Đối với lớp 9, ở cuối cấp chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp thì kiến thức ở đây còn quan trọng bội phần.

Bìa của cuốn sách được in khá đơn giản nhưng không sơ sài. Cuốn sách giáo khoa ngữ văn 9 với khung hình chữ nhật, vừa vặn, gáp sách thẳng, được đóng đẹp đẽ, cứng cáp. Nền cuốn sách có màu hồng phấn. Bên trên cùng của bìa ghi dòng chữ in hoa đậm màu đen: “BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”, xuống bên dưới một chút là dòng chữ màu đỏ nâu: “Ngữ văn” và số 9 màu trắng to ngay bên cạnh. Ở ngay giữa bìa là một cành lá xanh, nhú ra những chùm hoa vàng chum chím nụ và một quả gấc đỏ nậng trĩu kéo cành rủ xuống. Bên dưới cùng bìa sách là lô gô và dòng chữ đen: “NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM”. Bìa sau cuốn sách in tên những cuốn sách giáo khoa cùng một bộ với hai hàng chữ màu đen.

Cuốn sách như một ngọn đèn hải đăng soi sáng những cánh cửa dẫn đến tương lai của bao thế hệ học trò. Là nền tảng kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng và chung nhất của toàn bộ học sinh trong một chương trình. Có được cuốn sách, việc học tập và ôn luyện như có hệ thống sẵn sàng từ lâu, rút ngắn được rất nhiều thời gian tự mày mò tìm kiếm. Cuốn sách đã trở thành cuốn cẩm nang không thể thiếu trong cặp mỗi học sinh học văn và là tài liệu ôn tập đầy đủ và tin cậy cho mọi kì thi cam go nhất. Đặc biệt, cuốn sách còn khiến cho rất nhiều học sinh trở nên yêu thích môn văn hơn và việc học môn văn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Sách giáo khoa lớp 9 đem lại cho chúng ta không ít lợi ích, chính vì vậy, ta cần thể hiện thái độ trận trọng đối với nó. Chúng ta cần bọc quyển sách gọn gàng sạch sẽ, khi dùng sách tránh để bị ướt, cong mép. Không vẽ bậy lên trang sách, không để sách bị rách, bị vẩy mực. Nên dán nhãn vở và ghi tên cẩn thận để đảm bảo sách không bị thất lạc. Ngoài việc giữ gìn cho sách cẩn thận, thì học tốt môn ngữ văn cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với người làm sách. Chúng ta cần học bài đầy đủ, nhớ những kiến thức trọng tâm cần thiết, chú ý gạch chân phần quan trọng để học tốt hơn.

Để tạo ra được một cuốn sách giáo khoa là công sức của rất nhiều người trong một thời gian dài và cuốn sách giáo khoa ngữ văn 9 là một cuốn sách tốt với lượng kiến thức đầy đủ và bổ ích rất hữu ích cho công việc học văn lớp 9 và ôn tập cho kì thi chuyển cấp quan trọng.

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 nói riêng và sách giáo khoa nói chung là một đồ dùng không thể thiếu đối với mỗi học sinh và giáo viên. Bởi đây là phương tiện để giáo viên truyền đạt kiến thức và giúp học sinh thu nhận những kiến thức bổ ích đó. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 bao gồm nhiều tác phẩm truyện và thơ đặc sắc, giúp học sinh có cái nhìn toàn vẹn hơn về nền văn học Việt Nam và nước ngoài.

Cuốn sách có hai tập, thuộc bản quyền của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo, do nhiều giáo sư có tên tuổi biên soạn. Đó là ông Nguyễn Khắc Phi làm tổng chủ biên, Nguyễn Văn Long làm chủ biên phần Văn, Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên phần Tiếng Việt và thầy giáo Trần Đình Sử làm chủ biên phần Tập Làm Văn cùng một số giáo sư khác như Lê A, Diệp Quang Ban, Lê Quang Hưng, Lê Xuân Thại… Chịu trách nhiệm về phần xuất bản do Chủ tịch Hội đồng Thành viên Mạc Văn Thiện, Tổng Giám đốc chúng tôi Vũ Văn Hùng, phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập TS. Phan Xuân Thành. Về phần biên tập có các tên tuổi như Kim Chung, Ngọc Khanh, Nguyễn Trí Sơn, Nguyễn Kim Toàn, Trần Tiểu Lâm… Tính đến năm 2017, sách đã tái bản lần thứ mười hai. Quyển sách có tất cả 212 không kể hai trang bìa.

Cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 tuy không dày, không quá nhiều đơn vị kiến thức nhưng cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết trong từng phân mục. Mỗi học sinh cần giữ gìn, bảo vệ, để ở nơi thoáng mát như trên giá sách để sách luôn mới, không bị nhàu nát.

Ngày nay có nhiều loại sách tham khảo ra đời để hỗ trợ cho chúng ta trong học tập. Nhưng cuốn sách Giáo khoa ngữ văn lớp 9 nói riêng và Sách giáo khoa nói chung luôn là tài liệu quan trọng nhất trên còn đường tiếp cận tri thức.

Thuyết minh về sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 – Bài làm 4

Mỗi chúng ta khi cắp sách đến trường đều trang bị cho mình những đồ dùng học tập cần thiết nhất như cặp sách, bút chì, thước kẻ…Trong đó phải kể đến người bạn gần gũi và thân thiết nhất đó chính là những quyển sách giáo khoa trong đó em ấn tượng nhất là quyển Ngữ Văn 9.

Sách như ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người. Bởi sách cung cấp cho chúng ta biết bao nhiêu tri thức. Là nền tảng kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng và chung nhất của toàn bộ học sinh trong một chương trình. Riêng cuốn sách Ngữ Văn 9 giúp ta tiếp cận, tìm hiểu, thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Các tác phẩm trong chương trình giúp ta biết được tinh thần bất khuất kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của dân tộc ta, đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những kiến thức về Tiếng Việt thì giúp chúng ta trau dồi khả năng sử dụng ngôn từ giúp nâng hiệu quả giao tiếp hằng ngày. Đặc biệt, cuốn sách còn khiến cho rất nhiều học sinh trở nên yêu thích môn văn hơn và việc học môn văn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sách có vai trò to lớn như thế nên chúng ta cần có cách bảo quản hợp lí. Khi học nên nhẹ nhàng dở từng trang sách tránh để sách bị rách, bị quăn mép, không được vẽ bậy, tô màu nên hình vẽ trong sách. Khi không học thì cất gọn gàng trên giá nên dùng tranh hoặc bìa cứng bọc sách có dán nhãn vở ghi tên đầy đủ.

Học văn chính là học cách làm người chính vì vậy mỗi chúng ta cần có niềm đam mê, yêu thích môn văn. Và quyển sách giáo khoa Ngữ Văn 9 chính là những mắt xích liên kết cung cấp tri thức giúp chúng ta chuyển cấp dễ dàng hơn.

Bài văn mẫu Thuyết minh về sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

Trên chặng đường học tập, ngữ văn là môn học không thể thiếu đối với chúng ta. Nó giúp ta phát triển khả năng đọc viết, giao tiếp một cách toàn diện. Và một phần không thể thiếu khi học ngữ văn chính là SGK. Nội dung chương trình trong sách giáo khoa các lớp như một mắt xích, mỗi năm gắn kết chặt chẽ với nhau, và SGK lớp 9 tập một là phần rất quan trọng trong quá trình học ngữ văn.

– Miêu tả khái quát về Quyển SGK Ngữ văn 9 Tập 1

SGK Ngữ văn 9 tập 1 do nhà xuất bản giáo dục phát hành dưới sự cho phép của bộ giáo dục và đào tạo. Cầm cuốn sách trên tay, ta có thể thấy nổi bật dòng chữ ngữ văn 9 tập 1 trên nền màu hồng nhạt. Phía góc trên của cuốn sách là dòng chữ màu đen: Bộ giáo dục và đào tạo…

– Nội dung cơ bản của cuốn SGK

SGK lớp 9 tập 1 đem lại cho chúng ta không ít lợi ích, chính vì vậy, ta cần thể hiện thái độ trận trọng đối với nó. Chúng ta cần bọc quyển sách gọn gàng sạch sẽ, không vẽ bậy lên trang sách. Ngoài việc giữ gìn cho sách cẩn thận, thì học tốt môn ngữ văn cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với người làm sách. Chúng ta cần học bài đầy đủ, nhớ những kiến thức trọng tâm cần thiết, chú ý gạch chân phần quan trọng để học tốt hơn…

Cuốn sách SGK lớp 8 tập 1 là tài sản của tri thức nhân loại, thấm đượm mồ hôi công sống của biết bao vị giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo cho nhưng học sinh học tập nên người. Cuốn sách như một ngọn đèn hải đăng soi sáng những cánh cửa dẫn đến tương lai của bao thế hệ học trò.

Thu Thủy

Top 10 Bài Văn Mẫu Tả Con Chim Lớp 2 Chọn Lọc

Tả con chim lớp 2 – Bài làm 1

Trong số những con chim mà em biết thì em thích nhất là con chim bồ câu. Bồ câu vẫn được biết đến như là loài chim đưa thư, loài chim hòa bình. Những con chim bồ câu mà em vẫn thường nhìn thấy mỗi ngày là những con chim do chính bác em nuôi. Nhà bác có một tổ chim gồm 12 con nhìn như một ngôi nhà nhỏ trên cây. Hàng ngày những chú chim bồ câu bay ra từ cái tổ của mình để đi kiếm ăn. Chúng đậu trên những mái ngói đỏ tươi, cái mỏ gõ gõ xuống nền ngói như đang tìm kiếm đồ ăn. Chim bồ câu bay từ chỗ này đến chỗ khác nhưng đến cuối ngày bao giờ chúng cũng trở về tổ của mình. Những con chim bồ câu nhìn nhỏ như con gà ri. Hai chân của nó bé xinh với 3 ngón khá dài và sắc nhọn. Lông chim bồ câu có con màu trắng toát, có con màu xám đen, có con lại có bộ lông pha trộn giữa màu trắng và màu đen. Khi nhìn những con chim bồ câu bay lượn trên bầu trời em cảm thấy thật yên bình. Chính vì vậy mà em rất yêu loài chim này.

Tả con chim lớp 2 – Bài làm 2

Con chích chòe có cái mỏ nhọn hoắt, đen bóng như sừng. Đầu nó nhỏ mà tròn. Mình nó thon thon. Đuôi dài và đen, lông xếp lại vừa bằng, vừa gọn như cái quạt giấy gấp. Ởhai cánh và đuôi có điểm vài đốm trắng trông thật vui mắt. Ngực nó trắng xám, những lúc nó hót, ngực căng tròn lên, khỏe mạnh. Dưới bụng phủ một lớp lông mềm và mượt. Đôi chân nhỏ trông khẳng khiu nhưng rất cứng, một lần bay vù từ cây nọ sang cây kia, chích chòe đậu vững ngay trên cành nhỏ. Hoặc khi ca hát, nó xòe cánh ra, cái đuôi cất lên hạ xuống theo điệu hót mà chân vẫn bám chặt trên cành.

Mỗi buổi sáng, ánh ban mai vừa rạng, chích chòe lại hót. Tiếng hót của nó lúc đầu còn rơi từng tiếng một. Dần dần càng hót càng mau. Tiếng nọ tiếp tiếng kia đổ hồi, réo rắt như một chuỗi nốt nhạc rung lên trên phím đàn. Con này vừa hót thì từ xa, một con khác cũng cất tiếng hót rộn ràng và thánh thót.

Khi mặt trời lên, bọn chim sẻ kéo nhau tới, bay sà xuống sân đuổi nhau, cãi nhau ầm ĩ thì tiếng hót của chích chòe cũng vừa im bặt.

Tả con chim lớp 2 – Bài làm 3

Loài chim mà em yêu thích nhất là chim sơn ca. Nó hót rất hay khi bay lên bầu trời xanh. Nó khoác một bộ lông màu sọc xám và chân bé tí như chiếc tăm, mỏ nó hơi nhọn, vàng nhạt. Nó bay rất cao, nó còn bắt sâu rất nhanh. Ai cũng yêu mến sơn ca vì chúng hót rất hay và còn giúp ích cho các bác nông dân.

Có lần đi chơi ở Thảo Cầm Viên, em thấy những chú chim bồ câu bay sà xuống bãi cỏ xanh mượt để tìm thức ăn. Trông chúng rất xinh xắn với bộ lông trắng muốt. Cái đầu tròn, đôi mắt đen, bé tí như hạt tiêu. Dáng chúng đi khệnh khạng nhưng khá nhanh nhẹn khi nhặt nhạnh những mẩu vụn thức ăn của khách tham quan. Trông chúng thật hiền lành, thân thiện và gần gũi. Em rất yêu quý loài bồ câu vì chúng tượng trưng cho hòa bình.

Tả con chim lớp 2 – Bài làm 5

Loài chim mà em thích là chim cu gáy. Nhà em có nuôi một con cu gáy. Chú chim này là do thầy hiệu trưởng tặng cho ba em. Toàn thân chú bao phủ một lớp lông màu xám nhạt quanh cổ có những đốm trắng nhỏ li ti như những hạt cườm. Mỗi ngày, nó đều cất tiếng gáy cúc …cù…cu nghe rất vui tai. Ba em chăm sóc chú rất chu đáo. Trong lồng chú luôn có đậu xanh thóc và nước. Em xem chú như một người bạn nhỏ của em.

Những bài văn mẫu tả con chim lớp 2

Loài chim em yêu thích là chim bồ câu. Đó là một loài chim tượng trưng cho hòa bình. Ngày xưa, họ dùng bồ đưa câu để đưa thư. Sở thích của chúng là sạch sẽ, chuồng đẹp, chúng ăn thóc và hạt dưa. Chim bồ câu có rất nhiều màu: xanh lá cây đậm, màu đen nhưng em rất thích chim bồ câu trắng. Chúng có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu. Đôi mắt tròn xoe. Bộ lông mượt mà. Chúng thường nhặt những hạt thóc rơi vãi trên sân. Tiếng hót “gù gù…” của chúng nghe thật êm đềm. Ôi, chúng thật đáng yêu!

Tả con chim lớp 2 – Bài làm 7

Thế giới loài chim luôn ẩn chứa những điều kỳ thú đối với em. Em thích nhất loài chim ưng. Chim ưng có bộ móng vuốt và cái mỏ dài rất nhọn và sắc. Cặp mắt của nó rất tinh nhanh, có thể phát hiện con mồi từ rất xa. Nhìn chim ưng săn mồi từ trên cao xuống dưới đất, em mới thích làm sao! Con chim ưng rất to và dường như nó là thủ lĩnh của loài chim. Những sợi lông của nó dài, cứng cáp và cũng rất mượt mà. Mặc dù chưa được chạm tay và loài chim này nhưng nhìn chúng qua tivi em cũng có thể cảm nhận được điều đó. Em muốn mình cũng mạnh mẽ như loài chim ưng.

Tả con chim lớp 2 – Bài làm 8

Trong thế giới loài chim, em thích nhất chim bồ câu. Nó có bộ lông màu trắng tinh, hai mắt tròn xoe như hai hạt nhãn tiêu. Ban ngày, bồ câu đi kiếm ăn. Nó thường ăn hạt đậu, hạt thóc. Buổi tối, bồ câu bay về làm tổ trên những thân cây. Bồ câu còn là một chú chim biết đưa thư nên ai ai cũng quý nó. Em coi nó như một người bạn thân nhất của em.

Trong thế giới loài chim, em yêu thích nhất là chim công. Đầu chú tròn và nhỏ, trên đầu có cài mào be bé. Lông chú màu xanh đen, đỏ, vàng, cam, tím rực rỡ. Mỗi khi chú xòe đuôi múa giống như một chiếc quạt lỗng lẫy. Lần nào tới vườn bách thú em cũng muốn đến ngay chuồng chim công để ngắm nhìn chú. Và dường như biết mình đang được ngắm nhìn, chú đi lại, xòe đuôi như đang biểu diễn nghệ thuật. Em rất thích chúng vì chúng làm cho thiên nhiên tươi đẹp hơn.

Bài văn hay tả con chim lớp 2

Tả con chim lớp 2 – Bài làm 10

Thứ bảy tuần trước, vì kết quả học tập tốt nên em được bố mẹ cho đi chơi sở thú. Ở đó em đã thấy một con vật rất đẹp mà cho đến bây giờ em vẫn còn ấn tượng mãi. Đó chính là con công. Chú công ấy có bộ lông màu ngọc xanh lam nổi bật cùng thân hình nhỏ nhắn. Chiếc cổ của chú thon dài kiêu sa cùng với đôi mắt sinh động quý phái. Nhưng nổi bật nhất có lẽ vẫn là chiếc đuôi như chiếc quạt khổng lồ cùa chú, từng chiếc lông vũ lấp lánh được ánh mắt trời chiếu sáng càng giống như dát lên lớp pha lê cao quý. Trên mỗi chiếc lông là một “con mắt” với 3 vòng tròn có 3 màu khác nhau: vàng, hồng, xanh. Mỗi khi chiếc đuôi đó thu lại sẽ bé nhỏ giống như một chiếc quạt đã gấp lại, nằm gọn gàng sau lưng. Lần đầu nhìn thấy chú, em đã vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Em không thể nào rời mắt khỏi nó dù chỉ một chút bởi vẻ đẹp toát ra từ bộ lông xinh đẹp của nó. Trong trí nhớ của em, bộ lông ấy như phát ra tia sáng kì ảo màu xanh mê hoặc ánh mắt của tất cả những người xung quanh. Em rất thích ngắm nhìn chú công nên luôn cố gắng học tập thật tốt để lại được ba mẹ cho đi chơi sở thú.

Thu Thủy

Top 10 Bài Văn Mẫu Hay Tả Con Thỏ Lớp 2 Chọn Lọc

Hướng dẫn làm bài văn tả con thỏ lớp 2 hay nhất. Khi gặp đề văn tả con vật như thế này các em cần xác định được con vật mình cần miêu tả là gì.

Ở đây, đối tượng cần được miêu tả đó chính là con thỏ. Thỏ là loài động vật nhỏ bé, đáng yêu và thường được nuôi để lấy thịt. Thỏ thường được biết đến như là loài vật biểu tượng cho sự nhanh nhẹn, thông minh. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, có thể các em sẽ bắt gặp những đề văn như tả con thỏ vậy các em sẽ phải làm đề văn này như thế nào? Với học sinh lớp 2 bài văn không cần quá dài nhưng các em hãy đảm bảo nội dung miêu tả được hình dáng bên ngoài của con thỏ như đầu, lông, tai, mắt, chân,… Để giúp các em hình dung ra được cách làm bài thì chúng tôi đã biên soạn và sưu tầm bài văn mẫu tả con thỏ lớp 2 hay nhất sau đây.

Tả con thỏ lớp 2 – Bài làm 1

Năm ngoái sau chuyến về thăm quê bố em có mang về 2 con thỏ. Một con là thỏ đực, một con là thỏ cái. Đến bây giờ nhà em đã có cả một đàn thỏ. Những con thỏ trông mới thật nhỏ bé và đáng yêu làm sao. Chúng có một bộ lông trắng mịn màng. Có một số con có bộ lông xám hoặc trắng pha xám nhưng cũng rất đáng yêu. Chúng có đôi mắt to tròn và hầu hết mắt thỏ đều có màu hồng đỏ. Đôi tai của thỏ to và dài, lúc nào chúng cũng vểnh đôi tai của mình lên như đang nghe ngóng điều gì đó. Em không biết tai thỏ có thính không nhưng em biết đôi chân của thỏ có khả năng bật nhảy rất tốt chính vì thế mà chúng chạy rất nhanh. Hai chân trước của thỏ dài, hai chân sau luôn ở trong tư thế quỳ gối chính vì vậy mà thỏ đứng cũng như đang ngồi. Thức ăn yêu thích của thỏ là rau muống, lá sắn dại. Mỗi lần em ném vào chuồng cho thỏ bó rau là chúng vội chạy lại ăn. Lúc này hai cái răng thỏ to và dài lộ ra nhìn rất ngộ nghĩnh. Em rất yêu loài thỏ.

Nhà ông ngoại em nuôi rất nhiều thỏ, vì thế mà em có cơ hội được ngắm nhìn và vui đùa với những chú thỏ đáng yêu rất nhiều lần. Ấn tượng đầu tiên là chú khoác lên mình bộ lông màu trắng tinh như tuyết, mềm mại như nhung khiến ai cũng muốn ôm lấy mà vuốt ve. Cái đầu nhỏ xinh chỉ bằng bàn tay nắm lại. Nổi bật trên bộ lông trắng là đôi mắt tròn xoe, đỏ tươi như hai hòn kẹo mà lúc nào cũng long lanh. Ngay phía dưới là cái mũu nhỏ phơn phớ hồng, lúc nào cũng ươn ướt như đứa trẻ con bị cảm cúm. Cái miệng chú nhỏ nhỏ, xinh xinh với hai cái răng rất đáng yêu khi gặm thức ăn. Xung quanh là bộ ria mép trắng ngần, thỉnh thoảng lại hấp háy chuyển động. Đôi tai của chú thỏ như hai cái lá xoài, thon dài mà lúc nào cũng vểnh lên như nghe ngóng mọi điều xung quanh. Bốn cái chân thỏ nhỏ, ngắn nhưng lại chạy rất nhanh, bởi thế mà dân gian mới có câu: “nhanh như thỏ”. Mỗi lần chạy cái đuôi phía sau lại ngúng nguẩy theo trông đến là ngộ nghĩnh. Chú thỏ thật xinh xắn và đáng yêu nên em rất yêu quý.

Tả con thỏ lớp 2 – Bài làm 3

Chủ nhật, em được bố mẹ dẫn đi chơi vườn bách thú. Ở đây có rất nhiều con vật nhưng con vật em thích nhất và cũng thấy đáng yêu nhất chính là con thỏ. Những chú thỏ màu trắng xinh xắn đang nằm trong ngôi nhà bằng gỗ xinh đẹp. Thỏ trông nhỏ nhắn, bộ lông trắng tinh thật mượt mà. Đôi tai của nó dài, vểnh lên, có hơi đỏ ở bên trong vành tai. Đôi mắt của nó mới long lanh và đáng yêu làm sao, có thể là siêu lòng bất cứ ai ở đó. Em rất thích bế những chú thỏ này và cho nó ăn. Khi ấy, chúng như những cục lông trắng nằm gọn trong vòng tay em. Chiếc mũi đen ươn ướt ngửi rồi chiếc miệng nhỏ xinh từ từ gặm lá, rất chậm chạp và nhỏ nhẹ. Lúc đầu em tưởng chúng không có đuôi, nhưng sau mới thấy chiếc đuôi ngắn cũn ở phía sau. Những đôi chân nhỏ xinh mà có thể chạy rất nhanh. Chính sự hiền lành, đáng yêu của thỏ mà em không thể dời xa nó được. Em rất yêu những chú thỏ và mong muốn cũng có được một chú thỏ con đáng yêu trong nhà mình.

Tả con thỏ lớp 2 – Bài làm 4

Nhà ông em có nuôi một chú thỏ rất dễ thương, em thích nhất được chơi cùng chú thỏ ấy. Chú thỏ khá to, vì ông nuôi nó đã lâu, từ khi nó còn bé xíu. Chú có bộ lông trắng muốt , mềm mại như tuyết. Đôi mắt thỏ rất đặc biệt, nó không đen như các con vật khác mà đỏ thẫm, long lanh như viên kẹo. Miệng của thỏ nhỏ nhắn, nhưng dễ thương nhất là hai chiếc răng cửa giúp thỏ gặm thức ăn dễ dàng. Chiếc mũi nhỏ, ươn ướt cùng bộ ria mép dài, trắng ngần càng làm thỏ trở nên đáng yêu. Đặc biệt ở chú thỏ là đôi tai dài, bên trong có lớp đệm thịt, lúc nào đôi tai ấy cũng vểnh lên nghe ngóng xung quanh. Bốn chân thỏ ngắn nhưng lại chạy rất nhanh, mỗi lần thỏ chạy, cái đuôi nhỏ đằng sau lại tung tẩy theo từng bước chạy. Mỗi khi có thời gian rảnh, em lại xin mẹ về nhà ông chơi để được ngắm nhìn chú thỏ vì nó không chỉ dễ thương mà còn tinh nghịch vô cùng. Em thường cho thỏ ăn rau, ăn cà rốt, nó thích lắm, vồ ngay lấy, gặm lấy gặm để. Có khi chú thỏ tham ăn còn vồ ngay lấy ngón tay em, khiến em đau điếng nhưng em vẫn yêu quý chú lắm. Em sẽ luôn phụ ông chăm sóc chú thỏ để nó luôn khỏe mạnh.

Tả con thỏ lớp 2 – Bài làm 5

Ngày hôm trước, mẹ em mới mua về một chú thỏ trắng để nuôi đáng yêu vô cùng. Chú thỏ có bộ lông trắng như tuyết, mềm mại như bông, nhìn chỉ muốn ôm ngay vào lòng. Đôi tai chú dài, và dày, bên trong tai có lớp thịt hồng, tai thỏ lúc nào cũng vểnh lên như để nghe ngóng xung quanh. Mắt chú tròn xoe, long lanh, đỏ tươi như viên kẹo, cái mũi nhỏ ươn ướt cùng cái miệng với hai chiếc răng cửa to và những cái ria mép dài, trắng phớ. Bốn chân của chú ngắn nhưng nhờ bốn chân ấy mà thỏ chạy nhanh thoăn thoắt và một cái đuôi ngắn, nhỏ xíu. Chú thỏ ấy rất thích ăn cà rốt, mỗi lần được cho cà rốt là chú lại vồ ngay lấy, gặm từng miếng bằng hai chiếc răng cửa của mình. Em rất thích được chơi với chú thỏ, mỗi lần rảnh rỗi, em lại cho thỏ ăn, chơi ném bóng cùng chú. Chú thỏ ấy đã trở thành một người bạn thân thiết của em. Em rất yêu quý chú thỏ nhà em.

Những bài văn tả con thỏ lớp 2

Đa số những con thỏ nhà em nuôi đều có bộ lông màu trắng. Một vài con có pha màu lông đen nhìn khá đặc biệt. Con thỏ chỉ to hơn con mèo một chút thôi. Hai cái tai của chúng thì khá là dài và nhọn ở trên đầu. Lúc nào tai thỏ cũng vểnh cao lên. Ban đầu, nhà em chỉ có một đôi thỏ giống do bố em mang từ quê lên. Sau đó, chúng bắt đầu sinh sản một cách khá nhanh chóng. Chúng chủ yếu là ăn lá cây, ăn rau. Bố em thường mua về những bó rau muống già rồi bỏ vào chuồng cho thỏ ăn. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em thường cùng bố mẹ đi hái những lá sắn dại về cho thỏ. Đối với em, việc hái lá tuy hơi vất vả đôi chút nhưng khi nhìn chúng ăn em lại thấy vô cùng vui sướng.

Tả con thỏ lớp 2 – Bài làm 7

Chú thỏ con lông trắng muốt, mắt hồng hồng, tí hon cỡ bằng cổ tay em. Đầu chú thỏ nhỏ, chỉ bằng lọ mực viết. Hai tai nhô lên, nhòn nhọn trên mái đầu như hai chiếc lá lộc vừng be bé. Cái mõm của chú thỏ phớt hồng với bộ ria trắng thật dễ thương. Mình chú thon nhỏ, chỉ bằng lọ thuốc ho, tròn và thon. Cái đuôi chú thỏ hơi xù, như một lọn chổi lông, bé xíu. Chú thỏ tơ non đến mức lớp da ẩn dưới màu lông trắng lộ rõ màu hồng hồng. Lớp lông trên mình của chú thỏ mịn như một tấm vải nhung. Bốn chân chú thỏ bé như que tính, cong cong xếp ngồi dưới thân. Hai bờ vai chú thỏ nhô lên, nom chú như một chú thỏ nhồi bông của học sinh lớp bảy thực hành môn công nghệ. Nhìn chúng mới thật đáng yêu làm sao.

Tả con thỏ lớp 2 – Bài làm 8

Chú thỏ của em có màu trắng như tuyết, bộ lông dày và rất mềm mại, mỗi khi chơi đùa cùng chú thỏ, vuốt ve bộ lông của chú em đều cảm thấy rất thoải mái. Chú thỏ có hai chiếc tai rất dài ở trên đầu, chiếc mũi nhỏ xinh, chiếc miệng nhỏ nhưng có hai chiếc răng dài trông rất đáng yêu. Đôi mắt của chú thỏ rất tròn và to, lúc nào cũng long lanh sáng. Chú thỏ có bốn chân nhỏ xinh có thể chạy nhanh thoăn thoắt. Chú thỏ của em rất hiền lành và ngoan ngoãn, khi được em ôm thì chúng nằm rất ngoan, thỉnh thoảng còn dùng chiếc lưỡi nhỏ liếm liếm vào tay em làm em rất nhột. Thỏ cũng có rất nhiều màu khác nhau như màu xám, nâu xám, nhưng em thích nhất là những chú thỏ màu trắng vì em thấy màu trắng làm cho chú thỏ đáng yêu và dễ thương hơn rất nhiều.

Nhà em mới mua một chú thỏ rất đẹp. Hàng ngày, em dành chút thời gian để chơi đùa với nó.

Bài văn tả con thỏ lớp 2

Chú thỏ nhỏ nhắn, trông xinh lắm. Người thấp thấp, lũn cũn và rất mập. Bộ lông trắng muốt, sạch sẽ và lúc nào cũng mượt mà. Nhìn nó như một cục bông khổng lồ vậy. Bốn cái chân ngắn với những bước đi nhẹ nhàng. Cái đuôi phía sau cũng ngắn và pha một chút màu xám. Dễ thương nhất là khuôn mặt của chú thỏ. Nhiều lúc nhìn nó ngơ ngác rất buồn cười. Đôi mắt màu hồng trong sáng, hiền lành. Cái mũi, cái miệng cũng phớt hồng, chúm chím như nụ hoa. Điểm tô thêm cho cái miệng là những sợi râu trắng mọc đầy xung quanh. Hai cái tai nhọn, thẳng đứng vểnh lên như để nghe ngóng. Món ăn khoái khẩu nhất của chú là cà rốt. Mỗi khi thấy em đến, tay cầm cà rốt là chú lại nhảy nhảy lại gần, khuôn mặt tươi cười thích thú. Ngắm nhìn chú ăn mới đáng yêu làm sao!

Chú thỏ nhà em rất ngoan và biết nghe lời nữa. Nó không bao giờ nghịch ngợm nên cả nhà ai cũng rất yêu quý.

Tả con thỏ lớp 2 – Bài làm 10

Nhà em có nuôi một chú thỏ rất đáng yêu. Chú thỏ có bộ lông tương đối dày và mềm mại. Toàn bộ thân của chú được phủ lên bởi một lớp lông trắng tinh như những bông tuyết. Thỏ rất sợ người nhưng chú thỏ này lại hay đứng yêu cho em vuốt ve bộ lông của chú. Đặc biệt, chú có hai cái tai rất dài và hai cái răng cửa to thật là to. Ở trong lớp em, bạn nào mà có răng cửa to thì sẽ bị trêu là răng thỏ. Bên cạnh đó, chú thỏ còn có đôi mắt tròn xoe màu hồng nhạt. Chú thỏ nhà em rất ngoan nên chẳng phá phách tẹo nào. Hàng ngày em thả vào đó những bó rau cho chú ăn. Thỉnh thoảng em còn cho chú ăn cà rốt nữa vì em biết đây là món khoái khẩu của chú. Hai cái răng của chú sẽ gặm cà rốt một cách đầy thích thú. Tuy mới nuôi thỏ chưa lâu nhưng em thấy rất gắn bó với chú. Em yêu chú thỏ nhà em rất nhiều.

Thu Thủy

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam Lớp 9 Chọn Lọc trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!