Xu Hướng 3/2023 # Tổng Quan Về Thơ Đường Luật # Top 9 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tổng Quan Về Thơ Đường Luật # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Thơ Đường Luật được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tổng quát (Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939)

Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:

– Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;

– Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú

Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.

Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.

Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.

Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau).

Luật bằng: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng

Luật trắc: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc

Ngoài việc tuân theo luật bằng – trắc, còn phải tuân theo vần (sẽ đề cập chi tiết trong một mục khác).

Trong một câu thơ, theo “phân minh” chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.

Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau:

Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.

Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất tam ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận). Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị tứ lục phân minh.

Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ “bất luận” có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

9. Các bộ phận trong bài thơ

Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.

– Đề thì có Phá đề (câu 1) là câu mở bài, nó lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá đề mà nói đến đầu bài.

– Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.

– Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác.

4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu số 7 là câu Chuyển và câu 8 là câu Hợp.

Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6. Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: đối thanh, đối ý, đối từ loại.

– Bảng luật bằng:B B T T B B T – T T B B T T B

– Bảng luật trắc:T T B B B T T – B B T T T B B

Chí ít là các chữ 2, 4, 6, 7 phải theo đúng luật bằng trắc.

Ý câu trên và ý câu dưới hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Danh từ riêng Danh từ riêng

Danh từ chung Danh từ chung

Tính từ lại có nhiều loại, nên:

Tượng thanh Tượng thanh

Phương hướng Phương hướng

Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ Đường luật . Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả. Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.

III. Phép họa thơ Đường luật

1. Các thể thức họa thơ Đường luật

Có 2 thể thức họa thơ Đường luật là: Hoạ hạn vận và Hoạ phóng vận.

Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Thể Họa hạn vận này khác với thể Họa phóng Vận, vì họa hạn vận không có bài xướng để dựa theo mà họa, hơn thế nữa, ta phải:

– Diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn

– Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định

Ví dụ: Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau:

Trống treo ai dám đánh thùng

Bậu không ai dám dở mùng chun vô

5 vần hạn định theo thứ tự là: xô – cô – vô – ô – rô.

Bài thơ sát với đầu đề, hạ đúng 5 vần hạn định, được giải nhất, tác giả lại là một thiền sư. Bài thơ như sau:

Nào phải là ai dám giục xô

Thuận tình trước hết tự nơi cô

Có cho mới dám trao dùi đánh

Không hẹn nào ai đẩy cửa vô

Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa

Ham vui quên hết chuyện dâm ô

Thói hư thuần thước xưa còn lạc

Đừng học làm chi gióng nhảy rô

Ví dụ khác: Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đào Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:

– Hạn 5 vần: chờ – hờ – thưa – tơ – thơ.

– Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc.

Một mong hai đợi bốn ba chờ

Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ

Nửa gối năm canh gà gáy giục

Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa

Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ

Chín khúc bên lòng vạn mối tơ

Ngàn trượng thành sầu đo thước khó

Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ

Họa phóng vận là phỏng theo vần của bài xướng để họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, còn ý nghĩa thì hoặc phụ theo cho rộng thêm, hoặc trái hẳn lại (phản đề).Họa phóng vận còn chia ra 4 hình thức là: Họa nguyên vận, Họa đảo vận, Họa hoán vận và Hoạ tá vận.

Là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa đồng luật.

Là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên.

Là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ý người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.

Hoạ nguyên vận, hoán vận, đảo vận: dùng vần đồng âm đồng nghĩa (và cùng từ loại).

Hoạ tá vận: dùng vần đồng âm dị nghĩa (và không cùng từ loại).

2. Phần quan trọng trong họa thơ

Họa thơ theo thể thức phóng vận (gọi tắt là họa thơ) bao gồm 3 phần chính quan trọng sau đây:

Đã có một bài thơ sẵn trước gọi là Bài xướng. Bài xướng có thể chọn một bài đã có sẵn từ xưa, hoặc một bài do một người làm trước “thách đố” cho người khác đáp lại. Người đáp lại thì bài đó gọi là Bài họa. Bài họa phải có ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau đây:

1. Họa vần: 5 vần tức là 5 chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 mà người xướng đã ra như thế nào thì người họa phải theo đúng y chang 5 vần đó, không được vì bí hay kẹt mà sửa đổi.

2. Bài xướng nói lên ý gì thì bài họa cũng phải nói lên ý đó hoặc tán rộng nghĩa ra thêm.

3. Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó (trong xướng họa có hàm nghĩa đối đáp). Ví dụ bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại. Ngoài ra bài họa có thể đối ý lại bài xướng, thí dụ bài xướng khen một vấn đề gì thì bài họa có thể chê vấn đề đó (gọi là phản đề, nhưng không bắt buộc).

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng

Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông

Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc

Về Hán trau tria mảnh má hồng

Son phấn thà cam dày gió bụi

Đá vàng chi để thẹn non sông

Ai về nhắn với Châu Công Cẩn

Thà mất lòng anh được bụng chồng

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng

Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông

Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng

Duyên về đất Thục đượm màu hồng

Hai vai tơ tóc bền trời đất

Một gánh cương thường nặng núi sông

Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết

Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng

Họa phóng vận là sáng tác một bài thơ gọi là Bài họa, dựa trên hệ thống vần của một bài thơ có trước gọi là Bài xướng. Sau khi có bài xướng, người làm thơ họa sáng tác một bài khác, dùng lại đúng 5 chữ vần của bài xướng. Bài họa phải diễn đạt lại nội dung của bài xướng, không được lạc đề. Thường là bài họa phải đối luật với bài xướng, nếu bài xướng luật bằng thì bài họa phải luật trắc và ngược lại. Kẹt lắm mới làm bài họa đồng luật với bài xướng.

Không được dùng lại chữ thứ 6 (chữ kế cuối) trong các câu có vận (câu 1, 2, 4, 6, 8) của bài xướng và tất cả những bài đã hoạ trước đó. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc “khắc lục”, là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật.

Xướng hoạ thơ Đường luật là có hàm ý đối hoạ ở trong đó, người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài hoạ thì bài hoạ bắt buộc phải đối luật với bài xướng, trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chế hoạ đồng luật, nhưng bài hoạ đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng đúng thể thức xướng hoạ đúng cách. Bắt đầu những bài hoạ sau đó (nếu có) thì có thể dùng luật gì cũng được. Hoạ thơ là “vẽ lại” hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần. Hoạ sai ý bài xướng là không đạt. Hoạ sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận, không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng. Hoạ sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý, không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng. Hoạ thơ Đường luật đúng cách rất khó.

Khi bạn bè (thi hữu) chung vui xướng họa với nhau, có thể dùng thể thức Họa tá vận (tức là mượn vần) để hoạ những vần tử vận và tử ý. Cách này không đạt nhưng cốt là để cùng nhau vui vẻ mà thôi. Nhưng cũng không nên đi xa thi đề (nội dung của bài xướng). Lấy ví dụ tử vận xót xa không thể nào họa nguyên vận theo chính họa được. Chúng ta có thể họa tá vận (mượn vần) theo bàng họa là xa xa, từ xa, đàng xa v.v… chẳng hạn. Dĩ nhiên là sai nghĩa của chữ xót xa rồi (bởi vậy mới bị xuất ý: không đạt), nhưng cốt để cùng nhau vui vẻ mà thôi.Thông vận, bàng đối và bàng hoạ… không xuất sắc.Làm thơ, nếu dùng thông vận thì nên dùng cận vận mà không nên dùng viễn vận. Viễn vận và cưỡng vận không hay, hạn chế dùng.

Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai, dễ đọc, để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu. Điệu thơ gồm có 3 phần chính:

Thơ Đường luật nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa (2-2-3 hoặc 4-3), nhưng đôi khi cũng có thể làm nhịp 3-4 theo dụng ý tác giả.

Nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.

Nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẽ tiếng không có dấu với tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc.

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 16:05 01/06/2018 Số lượt xem: 764

Chủ Đề Thơ Đường Luật Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam

CHỦ ĐỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ___ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG - Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Đường luật thuộc giai đoạn văn học trung đại Việt Nam. - Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại Việt Nam. - Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại Việt Nam. - Nắm bắt được cách sử dụng sáng tạo thể thơ Đường luật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình. - Vận dụng được những hiểu biết về thơ trung đại Việt Nam để đọc hiểu một số bài thơ Đường hoặc những bài thơ trung đại ngoài chương trình. - Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh các năng lực sau: + Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại. + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. + Năng lực lựa chọn một quan niệm sống, lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với bản thân. Thái độ: + Trân trọng yêu quý các giá trị văn hóa cổ truyền. + Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về dân tộc. + Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, lòng yêu thiên nhiên. BẢNG MÔ TẢ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao Anh/chị biết gì về cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương có ảnh hưởng như thế nào đến cảm hứng chủ đạo của bài thơ? Từ những hiểu biết về cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy trình bày cách hiểu của mình về hai câu thơ sau: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”. Vận dụng những hiểu biết về cuộc đời, tình duyên của tác giả, anh/chị hãy viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận về khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ. Cảm hứng chủ đạo của bài Tự tình là gì? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Trình bày hiểu biết của anh/chị về đặc trưng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Từ đó, hãy phân chia bố cục của bài thơ. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được thể hiện như thế nào trong hai câu: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non”? Chỉ ra những yếu tố thể hiện sự Việt hóa thể thơ Đường luật qua bài thơ. Xuân Diệu cho rằng Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”. Quan điểm của anh/chị về nhận định trên. Hai câu thơ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ trên góp phần diễn tả tâm trạng và số phận của nhân vật trữ tình như thế nào? Đọc diễn cảm, lột tả được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình, hãy phát biểu suy nghĩ của anh/chị về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và liên hệ với thực tế xã hội hiện nay. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Kiểm tra kiến thức về tác giả. - Kiểm tra kiến thức về tác phẩm của Hồ Xuân Hương Kiểm tra kiến thức của học sinh về thể thơ Đường luật và sự Việt hóa thể thơ Đường luật trong thơ Hồ Xuân Hương. Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 1.0 10% 1 1.0 10% 1 1.0 10% 4 3.0 30% II. Làm văn Nhận diện đúng kiểu bài, nội dung, thao tác nghị luận. Khái quát được hệ thống luận điểm. Vận dụng các thao tác nghị luận để triển khai luận điểm. Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng kết hợp các thao tác nghị luận để tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm văn học kết hợp với các vấn đề xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ 0.5 5% 0.5 5% 1.0 10% 1 5.0 50% 1 7.0 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 2 1.5 15% 1 1.5 15% 1 2.0 20% 1 5.0 50% 5 10.0 100% ĐỀ KIỂM TRA THỜI GIAN: 90 PHÚT PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Xuân Diệu đã từng nhận xét về thơ Hồ xuân Hương: “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình thông cảm”. Một nhà văn nước ngoài còn cho rằng: “Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta không chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ mà còn thấy được tất cả những thứ thuộc về phụ nữ”. (Nguồn: Câu 1 (0.5 điểm): Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hồ Xuân Hương. Câu 2 (0.5 điểm): Kể tên ba tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Câu 3 (1.0 điểm): “Những thứ kín thẳm ấy” mà Xuân Diệu nói đến trong ngữ liệu trên được thể hiện qua bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương) như thế nào? Câu 4 (1 điểm): Em hiểu như thế nào về nhận định “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường”. Điều ấy thể hiện như thế nào trong bài Tự tình? PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm) Từ cảm nhận về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Từ đó, liên hệ với thực tế cuộc sống người phụ nữ trong xã hội hiện nay./. HƯỚNG DẪN CHẤM Đọc- hiểu Câu 1 (0,5 điểm): Mức đầy đủ: Mã 2: HS nêu đầy đủ các ý sau: + Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le ngang trái. + Sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, được mệnh danh là “ Bà Chúa thơ Nôm”. + Thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mức không đầy đủ: Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ. Mức không tính điểm Mã 0: Có câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 2(0,5 điểm) Mức đầy đủ: Mã 2: HS nêu đầy đủ 3 tác phẩm, ví dụ: + Bánh trôi nước + Mời trầu + Tự tình 1 .... Mức không đầy đủ: Mã 1: HS nêu được 1-2 tác phẩm viết về người phụ nữ của HXH Mức không tính điểm Mã 0: Có câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 3 (1,0 điểm) Mức đầy đủ: Mã 2: HS nêu đầy đủ các ý: + Tâm trạng đau xót,bẽ bàng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến + Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt ... Mức không đầy đủ: Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc các ý khác nhưng không đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Có câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 4 (1,0 điểm) Mức đầy đủ: Mã 2: HS nêu đầy đủ các ý: + Giải thích được ý nghĩa của nhận định: • Thơ HXH không chấp nhận tuân theo khuôn khổ thông thường của một bài Đường luật. • Luôn có sự sáng tạo mới mẻ. + Nêu rõ sự sáng tạo đó trong bài thơ Tự tình: • Văn tự: chữ Nôm • Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mộc mạc. • Cách ngắt nhịp sáng tạo. Mức không đầy đủ: Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc các ý khác nhưng không đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Có câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời II. Làm văn Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ hướng đến làm rõ tư tưởng chính của tác phẩm. Từ đó biết liên hệ với thực tại và phát biểu được quan niệm của bản thân về vấn đề. - Hiểu luận đề. Có sự phân tích sâu sắc.Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc. - Hạn chế lỗi diễn đạt.Chữ viết rõ ràng cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là các ý cơ bản: * Cảm nhận về bài thơ: - Tâm trạng nhân vật trữ tình: đau xót, chua chát cho thân phận, tình duyên lỡ làng, lận đận, không trọn vẹn. - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt; gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. * Phát biểu suy nghĩ của mình về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: - Đồng cảm, thương xót - Đau đớn, phẫn uất - Trân trọng những khát vọng hạnh phúc của con người ............. * Liên hệ với thực tế cuộc sống người phụ nữ trong xã hội hiện nay - Người phụ nữ trong xã hội hiện đại có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. - Người phụ nữ trong xã hội hiện đại được xem trọng, có quyền tự do quyết định cuộc đời, được tự do trong lựa chọn tình duyên, hôn nhân.. - Người phụ nữ trong xã hội hiện đại vẫn luôn giàu khát vọng vươn đến hạnh phúc đích thực Biểu điểm Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả. Điểm 2-3: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả Điểm 1: Chưa hiểu đề, kĩ năng làm bài yếu, không đáp ứng được các yêu cầu trên. Điểm 0: Không làm bài

Tình Yêu Thiên Nhiên Và Tinh Thần Lạc Quan Của Bác Qua 2 Bài Thơ “Ngắm Trăng” Và “Đi Đường”

Đề bài: Tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của bác qua 2 bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường”

Bài làm

Đọc Nhật kí trong tù nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Con đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

Chất thép chất tình hòa quyện trong thơ Bác tạo nên nét đẹp rất giêng của người thi sĩ – Chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt hai bài thơ ” Ngắm Trăng”, “Đi đường” trong nhật kí của bác thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của bác.

Chất thép chất tình là nội dung chủ yếu của tập thơ và biểu hiện cụ thể trong hai bài thơ này là tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên của bác.

Trước hết tình yêu thiên nhiên của bác được thể hiện xuyên suốt trong hai bài thơ.

Dù trong ngục tối bị đọa đày nhưng bác giường như quên đi thực tại của mình mà khao khát có rượu có hoa mà thưởng trăng cho trọn vẹn, đây là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt vượt lên trên hoàn cảnh.

Trước cảnh đẹp của đêm trăng bác bối rối xốn xang không biết làm thế nào cho xứng với vẻ đẹp của trăng. Câu hỏi tu từ đã phản ánh tâm trạng rất nghệ sĩ của Bác.

Người và trăng ung dung tự do tự tại tìm đến với nhau giao hòa giao cản. Song sắt của nhà tù không thể chắn giữa đôi bạn.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Trăng luôn luôn là người bạn tri kỉ của bác tìm đến chia sẻ bầu bạn động viên an ủi Bác. Bằng nghệ nhật đối, nhân hóa bác đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết của mình. Sự hoán đổi vị trí Nhân – Minh Nguyệt ở câu 3 thành Nguyệt – Thi gia câu 4. Bác khẳng định không chỉ vẻ đẹp thiên nhiên cuốn hút con người mà con người cũng được nâng lên thành vẻ đẹp để chiêm ngưỡng thiên nhiên.

Bị giải hết nhà lao này đến nhà lao khác, trèo đèo, vượt suối, chân tay xiềng xích. Vậy mà người vấn ung dung tận hưởng, được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên khi lên đến đỉnh núi cao.

” Trùng giao…

… miên gian” đó là phần thưởng tuyệt vời nhất cho người đi đường chèo hết từ lớp núi này đến lớp núi khác cả một không gian bao la bát ngát mở ra trước mắt. Tình yêu thiên nhiên là nét đẹp trong tâm hồn bác.

Hai bài thơ không chỉ bộc lộ tình yêu thiên nhiên của bác mà còn thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

Đúng như bác đã viết bài đề từ ở bìa tập thơ.

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn lên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao”

Đặc biệt hơn nữa ta thấy tinh thần này được bộc lộ sâu sắc trong bài ” Đi Đường “. Bài thơ có hai tầng đĩa từ việc đi đường Bác tin tưởng con đường ấy gian khó chồng chất:

“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại trùng san”

Các điệp ngữ nhấn mạnh sự khó khăn mà người chiến sĩ phải đối đầu đó cũng là trải nghiệm của người đi đường. Người chiến sĩ hi sinh cuộc đời cho dân cho nước nhưng bác một mực tin tưởng rằng khó khăn rồi sẽ lùi lại kết thúc nhường bước cho người chiến sĩ chạm đỉnh vinh quang thắng lợi niềm tin đúng là động lực bác vượt mọi khó khăn thử thách trước mắt tiếp tục bền bỉ trên con đường tranh đấu dân tộc.

Hai bài thơ đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, cô đọng hàm xúc lời ít ý nhiều. Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan kết hợp hài hòa trong thơ bác nói chung và trong hai bài thơ nói riêng. Đó là cảm hứng chủ đạo của tập Nhật kí trong tù thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ý chí nghị lực của bác đó cũng là biểu hiện cụ thể của chất thép chất tình chất thi sĩ và chiến sĩ.

Ngắm Trăng, Đi Đường là hai bài thơ tuyệt hay thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác. Học tập tư tưởng của người chúng ta luôn mở lòng với thiên nhiên và rèn cho mình ý chí nghị lực vượt khó để gặt hái thành công.

Quan Niệm Của Em Về Thơ Hay

Quan niệm của em về thơ hay – văn lớp 10

Quan niệm của em về thơ hay – văn lớp 10

Bài làm

Thơ là một khái niệm vô cùng quen thuộc với mọi người, ở đó có vần có nhịp, có ý nghĩa mà khi đọc lên mỗi con người sẽ có cảm nhận khác nhau. Mỗi người có quan niệm khác nhau về thơ hay, có người thì cho rằng chỉ cần ý thơ hay, nội dung thơ diễn tả được nội tâm, tâm hồn của người đọc thì đó là một tác phẩm hay. Thơ hay theo em là một sản phẩm thơ có vần có dịp, có ý nghĩa để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mỗi nhà thơ với tác phẩm thơ đó của mình.

Mỗi người có một quan niệm khác nhau về thơ hay tùy thuộc vào cách mà họ cảm nhận về bài thơ đó như thế này. Có người rất thích thơ Tố Hữu vì nó gần gũi với con người, có mang dịp điệu của dân gian có những người lại thích thơ Xuân Diệu vì thơ Xuân Diệu đầy lưu luyến và chan chứa cảm xúc yêu say đắm trong tâm hồn. Có những người lại thích dòng thơ cách mạng, có người lại thích dòng thơ hiện đại… sở thích của mỗi người khác nhau nên quan niệm và cách nhìn về thơ khác nhau.

Thơ hay là một tác phẩm thơ có vần có nhịp. Ví như:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

-Tố Hữu-

Đoạn thơ trên có vần, có nhịp. Vần chân câu một xứng với vần chân câu ba, vần chân câu hai xứng với vần chân câu bốn làm cho bài thơ như có vần, có nhịp, có phách khiến cho người đọc như bị thu hút và gợi trí tò mò vần nhịp trong những khổ thơ tiếp theo.

Thơ hay là phải có màu sắc, có ngôn từ tượng hình, liên tưởng giúp người đọc hình dung, mường tượng ra nhân vật.

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Hình ảnh của chị em Thúy Kiều hiện lên một cách trang trọng dưới ngòi bút của Nguyễn Du. Câu thơ lục bát như một lời kể chuyện rủ rỉ, ngọt ngào, khơi gợi trí tò mò của người đọc với hai nhân vật trong tác phẩm của mình.

Hình ảnh phải nổi bật, phải đặc sắc nhưng cũng phải đảm bảo sự gần gũi với người đọc, người nghe bằng các biện pháp ẩn dụ trong chính câu thơ

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

-Huy Cận-

Hình ảnh đẹp mà gần gũi với người dân làng chài, chính câu thơ của tác giả cho người đọc cảm nhận được cảnh hoàng hôn trên biển, cảnh mặt trời lặn không còn là khuất sau ngọn tre hay khuất sau ngọn núi nữa mà từ từ đi xuống phía chân trời và giống như chìm dần xuống biển. Hình ảnh ở đoạn thơ này rất đẹp, rất trong sáng, rất gần gũi khiến cho người ta cảm nhận tình yêu thương thiên nhiên với phong vị thường ngày mà họ vẫn nếm trải.

Thơ hay là phải có ý nghĩa, có dụng ý nghệ thuật. Người ta thường nói, thơ mà không có ý nghĩa thì không phải là thơ, cũng giống như văn xuôi hay truyện ngắn dù viết rất hay nhưng không có nội dung ý nghĩa thì đoạn văn xuôi đó cũng không có giá trị.

Thơ thì phải có ý nghĩa, dù không vần, không dịp nhưng không thể xa rời ý nghĩa và thông điệp được nhắn gửi phía sau nó. Có những bài thơ ở thể loại tự do, không một chút vần chút nhịp nào cả nhưng khi đọc lên lại có những xao xuyến nhất định ở trong lòng. Đó chính là việc đánh vào cảm xúc của người đọc.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó… “

-Nguyễn Khoa Điềm”

Một bài thơ về đất nước rất hay và ý nghĩa mặc dù bài thơ không có vần, có nhịp nhưng phần nào đã khơi lên khát vọng của tình yêu đất nước, yêu quê hương, yêu Tổ quốc.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

-Xuân Diệu-

Thơ hay là đẹp về tư tưởng, đẹp về tình cảm, là thơ chiếm được cảm xúc của độc giả qua mỗi tác phẩm thơ của tác giả. Thơ hàm súc, mang ý nghĩa và có giá trị cao.

Đối với tôi, thơ hay là thơ dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi sâu vào cảm xúc của con người, có vần có nhịp, có thanh, có hình ảnh và đặc biệt là có ý nghĩa. Còn rất nhiều những quan niệm khác nhau nữa về thơ hay vì đó là tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

Theo chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Thơ Đường Luật trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!