Bạn đang xem bài viết Tình Yêu Đất Nước Trong Bài Thơ Cương Thổ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Võ Văn Thọ
(Vanchuongphuongnam.vn) – Tiêu đề bài thơ với hai chữ ngắn gọn “Cương thổ” nhưng chứa đựng đầy đủ đất nước Việt Nam bao gồm: biên cương, lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời, vùng biển thiêng liêng của tổ quốc như một lời khẳng định, tuyên ngôn của vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời…”.
Đúng như vậy, đất nước Việt Nam với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, bao thế hệ anh hùng, bao người con ưu tú của dân tộc, lớp lớp đã ra đi đánh giặc và trong đó không ít người đã ngã xuống cho sự bình yên, trường tồn của dân tộc, máu xương của ông, cha biết bao nhiêu thế hệ đã chảy để đổi lại độc lập, hòa bình cho tổ quốc thân yêu. Và khổ thơ đầu tác giả viết: Đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung/ giáo mác Trường Sơn/ cọc nhọn Bạch Đằng/ đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận/ chiếc roi cày rần rật máu cha ông. Có phải chăng sự dồn nén lên đến cao trào tác giả mới thốt lên hai tiếng“rần rật”, đây là chất hào khí của dân tộc, của tinh thần sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc khi bị lâm nguy.
Cũng chính trên đất nước ấy đã sinh ra cội nguồn tổ tiên của dân tộc với câu chuyện truyền thuyết đi vào lòng mỗi người con Việt Nam “trăm trứng, trăm con”, được tả thực qua thơ anh: Đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng/ bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển/ mẹ lội suối trèo non/ cha bạt ghềnh chắn sóng/ mong mai sau lên vóc lên hình.
Đó còn là sự thao thức, trăn trở trước những hiểm họa đang đến gần trên các vùng biển đảo của Tổ quốc thân yêu. Đất nước của chúng ta liên miên trận mạc suốt bao đời, những nỗi đau thương chiến tranh còn ghi dấu nơi rừng sâu, biển thẳm: “Thân vùi đảo xa/ ma đói lạnh trùng khơi”. Và qua nhiều thế kỷ, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta đã dâng hiến tuổi thanh xuân, đã vĩnh viễn nằm xuống vì biển, vì sông như những “con sóng”, “quặn đau” vỗ vào “đất nước”. Để rồi tác giả đã hóa thân vào “hồn biển động” nói lên “lời vỏ sò vỏ ốc”- sử dụng nghệ thuật nhân cách hóa rất tinh tế, hài hòa, làm cho câu thơ thêm sâu sắc và truyền cảm trước sự mất mát, đau thương của không biết bao nhiêu người con Việt Nam ở tuyến đầu Tổ quốc. Và ở khổ thơ tiếp theo là lời “di huấn” của các bậc tiền nhân nhắc nhở chúng ta, các thế hệ đi sau không được phép lãng quên quá khứ bi thương nhưng rất hào hùng của dân tộc: Đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời/ thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn/ nghe vị nặm mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi… Và điều hiền hòa bình dị nhất đã làm cho cỏ cây cũng phải xao động vươn lên, hướng tới và hòa quyện vào đất nước: vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh. Tác giả là người rất yêu Tổ quốc và cũng chính tình yêu quê hương, đất nước lại bắt đầu từ yêu những điều giản dị, xung quanh cuộc sống của con người với con người được tái hiện qua thơ: Đất nước đổi bao xương máu mới bình yên/ ta yêu nước là yêu những điều gần gũi nhất/ yêu giọt mưa mái tranh/ yêu reo cười bếp lửa/ mẹ từng chiều nhen ấm áp cơm rau.
Tôi còn nhớ: Tổng thống Nga – Pu tin có câu nói rất nổi tiếng với đại ý: Nếu người nào quên quá khứ là người không có trái tim…; phải chăng Nhà thơ Nguyễn Đức Dũng đã luôn canh cánh và dặn lòng mình điều đó:… nhưng ta quý những gì ta có được/ ta giữ từng câu hát ru/ từng tượng đồng bia đá/ từng vạt áo nâu già …
Cũng chính từ yêu và quí những điều nhỏ nhất, nên tác giả mới chuyển tải được vào thơ, để có những vần thơ rộng hơn, bao quát hơn: Có đất nước nào như đất nước ta/ lưng gánh mưa nguồn ngực phơi giông bão. Và có thể khẳng định không ai yêu nước và am tường hơn người Việt Nam, rồi trang trãi lòng mình: mỗi góc ruộng bờ cây là nỗi niềm xương máu/ mỗi tên người tên đất cứ rưng rưng.
Tác giả là người xuất thân từ “gốc rạ” từng khoát màu xanh áo lính sau ngày hòa bình, từng sống trong những năm tháng còn chiến tranh, sớm cảm nhận được những thăng trầm của con đường cứu nước: đất nước ơi từng chặng tủi mừng; bươn chải với cuộc đời mới hiểu sâu sắc giá trị của độc lập – hòa bình và những khó khăn chung của dân tộc trên từng chặng đường đi tới, nên rất quí trọng, hiếu thảo, cảm thông: …con nhà nghèo lòng thảo thơm từ bé/ nghe tiếng gà nhảy ổ cũng nâng niu. Càng khẳng định tình yêu Tổ quốc – đất nước, quê hương và gia đình trong tác giả hòa quyện là một.
Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc tình yêu đất nước cũng chính từ yêu những điều giản dị. Và hình ảnh đất nước lồng trong hình bóng của người mẹ nhân từ, chịu thương, chịu khó, suốt đời hy sinh cho chồng, cho con được thể hiện mộc mạc, chân chất nhưng sâu lắng qua thơ anh: đất nước ơi cay khói bếp chiều/ đường đánh giặc nhớ mẹ già muốn khóc. Đến câu thơ này ta lại gặp hình ảnh tương tự người chiến binh trong thơ của Hữu Loan: “lấy chồng người chiến binh/ mấy người đi trở lại/ nhớ khi anh không về/ thương người vợ bé bỏng chiều quê”. Người con được sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, thời loạn lạc, phải cầm súng lên đường bỏ lại sau lưng bóng mẹ già không có người phụng dưỡng, niềm thương và nỗi nhớ chạnh lòng thao thức và tác giả thốt lên: cứ ưng về làm cúi núi rơm thơm/ tóc mẹ bạc còn tro tàn lấm láp.
Ký ức tuổi thơ luôn lãng mạn, thân thương và đầy ắp trăn trở, lo toan trong tác giả được tái hiện qua từng con chữ, câu thơ: nhớ viên bi tuổi thơ… lăn bảy vòng ký ức/ thương nhành ổi bên nhà đong đưa bín tóc. Tác giả cho ta thưởng thức một hình ảnh đẹp hồn nhiên với cụm từ bốn chữ trong câu “đong đưa bín tóc”, để rồi có những phút giây say đắm: “…thương cánh diều…câu kiều thầy giảng…”.
Sự bi thương nhưng không bi lụy, được biểu hiện sinh động nhưng mền mại qua thơ anh: …gạt bịn rịn thường tình hóa sao khuê Nguyễn Trãi… Đến đây ta lại gợi nhớ hình ảnh đất nước trong thơ của Chế Lan Viên “…Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc/ Nguyễn Du viết kiều đất nước hóa thành văn”.
Có điều không phủ nhận được, đất nước đã sản sinh ra những anh hùng và những người anh hùng là những Nhà thơ tự nguyện trên trận tuyến: đất nước nuôi ta thành những anh hùng/ ta giữ đất bốn ngàn năm không nghỉ/ đất nước dạy ta thành thi sĩ …, nó mang mác như câu thơ của thi sĩ Sóng Hồng viết: “mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”.
Ở khổ thơ kết tác giả khẳng định đanh thép truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta từ bao đời nay. Và truyền thống ấy tiếp tục được các thế hệ đi sau viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc ta: ta giữ đất nước bằng hào khí cha ông/ từng thế hệ trao truyền ngọn lửa hồng tim máu…
Hai câu thơ kết của tác giả: bốn ngàn năm trang sử không nguôi giờ giông bão/ những đàn con lại tiếp bước lên đường… lại khêu gợi ta nhớ đến “đất nước” của Nguyễn Đình Thi: “đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc…”.
Toàn bài thơ “Cương thổ”, tác giả đã hơn 15 lần dùng điệp từ “đất nước”, nhưng khi đọc lên ta vẫn không cảm thấy thừa, điều đó nói lên: tác giả viết bài thơ này với tấm lòng của người con hướng về Tổ quốc thân yêu, với ý thức, trách nhiệm thiêng liêng cao cả. Có lẽ không cần nói thêm gì, tuy bài thơ ra đời chưa lâu nhưng đã đi vào lòng người và khẳng định được vị trí trong tâm thức người dân Quảng Nam và cả nước. Là người lính, tôi cảm nhận sâu sắc bài thơ trên, rất xúc động, tự hào khi được nghe tác giả đọc… càng đọc càng cảm nhận được từng câu, từng ý thơ in sâu vào trong con tim, khối óc với lòng trân trọng, tự hào. Bài thơ như một lời nhắn gửi, nhắc nhở những người con hôm nay được sống trong bình yên, hòa bình không được phép xao lãng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc thân yêu.
V.V.T
Cương Thổ
đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung
giáo mác Trường Sơn
cọc nhọn Bạch Đằng
đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
chiếc roi cày rần rật máu cha ông
đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng
bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển
mẹ lội suối trèo non
cha bạt ghềnh chắn sóng
mong mai sau lên vóc lên hình
đất nước quặn đau con sóng vỗ ru ghềnh
hồn biển động lời vỏ sò vỏ ốc
ta xăm ngực thuồng luồng mò trai lượm ngọc
thân vùi đảo xa
ma đói lạnh trùng khơi
đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời
thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn
nghe vị nặm mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi
vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh
đất nước đổi bao xương máu mới bình yên
ta yêu nước là yêu những điều gần gũi nhất
yêu giọt mưa mái tranh
yêu reo cuòi bếp lửa
mẹ từng chiều nhen ấm áp cơm rau
đất nước đổi bao xương máu mới bình yên
ta yêu nước là yêu những diều gần gũi nhất
yêu giọt mưa mái tranh
yêu reo cười bếp lửa
mẹ từng chiều nhen ấm áp cơm rau
vẫn biết rằng chưa sang cả đẹp giàu
nhưng ta quý những gì ta có được
ta giữ từng câu hát ru
từng tượng đồng bia đá
từng vạt áo nâu già mẹ cặm cụi ngoài sân
có đất nước nào như đất nước ta
lưng gánh mưa nguồn ngực phơi giông bão
mỗi góc ruộng bờ cây là nỗi niềm xương máu
mỗi tên người tên đất cứ rưng rưng
đất nước ơi từng chặng tủi mừng
như đứa trẻ lớn lên mỏi mòn cha mẹ
con nhà nghèo lòng thảo thơm từ bé
nghe tiếng gà nhảy ổ cũng nâng niu
đất nước ơi cay khói bếp chiều
đường đánh giặc nhớ mẹ già muốn khóc
cứ ưng về làm cúi núi rơm thơm
tóc mẹ bạc còn tro tàn lấm láp
đất nước ơi qua mỗi chặn đường
qua mỗi chặn lớn khôn
nhớ viên bi tuổi thơ sân trường lăn bảy vòng ký ức
thương nhành ổi bên nhà đông đưa bín tóc
thương cánh diều rủ rê trốn học
thương câu kiều thầy giảng buổi bình văn
đất nước còn đau giọt lệ quá quan
gạt bịn rịn thường tình hóa sao khuê Nguyễn Trãi
đất nước còn buồn tiếng thở dài
cha từng mùa cấy hái
cơn nồm nam tàu chối biết se lòng
đất nước nuôi ta thành những anh hùng
ta giữ đất bồn ngàn năm không nghỉ
đất nước dạy ta thành thi sĩ
ta giữ nước bằng nhân hậu bao dung
ta giữ đất nước bằng hào khí cha ông
từng thế hệ trao truyền ngọn lửa hồng tim máu
đất nước mến yêu ơi
bốn ngàn năm trang sử không nguôi giờ giông bão
những đàn con lại tiếp bước lên đường…
Nguyễn Đức Dũng
Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam
Những Áng Thơ Đậm Tình Yêu Đất Nước
Nhìn lại lịch sử thi ca Việt Nam, có thể thấy, thời kỳ nào cũng thấm đẫm những áng thơ yêu nước.
Chinh phục đỉnh cao. Ảnh: Phạm Vũ Dũng
1.
Áng thơ “Nam quốc sơn hà” bên bờ sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt vẫn còn vang vọng qua nghìn năm đến với chúng ta ngày hôm nay. Đó là bản tuyên ngôn đanh thép đầu tiên khẳng định chủ quyền độc lập tự do của dân tộc.
Gần 4 thế kỷ sau, bản hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi xuất hiện như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, vừa thể hiện niềm tự hào sâu sắc về truyền thống hào hùng, vẻ vang, vừa tin tưởng lạc quan vào tương lai tươi sáng trường tồn của dân tộc.
Cho đến thế kỷ 20, cụ thể là từ sau năm 1945, cảm hứng đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại trở lại dồi dào, phong phú.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi có thể xem là thi phẩm đại diện đặc sắc nhất của thơ ca kháng chiến thời chống Pháp, dựng lên một tượng đài Tổ quốc anh hùng bất khuất, đứng lên trong đau thương để rồi rực rỡ chói ngời: Nước chúng ta/Nước những người chưa bao giờ khuất/Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/Những buổi ngày xưa vọng nói về(…) Súng nổ rung trời giận dữ/Người lên như nước vỡ bờ/Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Cũng vẫn là Nguyễn Đình Thi, sau đó 3 năm, tiếp tục mang đến cho người đọc một tác phẩm nổi tiếng khác mang tên “Bài thơ Hắc Hải”. Hình tượng Tổ quốc lắng sâu hơn được diễn tả qua thể thơ lục bát mềm mại như lời ru của mẹ bên nôi: Việt Nam đất nước ta ơi/Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/Cánh cò bay lả rập rờn/Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều… Đất nghèo nuôi những anh hùng/Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/Đạp quân thù xuống đất đen/Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Vẫn tiếp tục khơi gợi cảm hứng anh hùng bất khuất, đứng lên từ đau thương, nhưng lần này Nguyễn Đình Thi đã bổ sung thêm một nội dung quan trọng nữa, đó là sự bình dị, đời thường của những người anh hùng. Chúng ta bất đắc dĩ phải cầm súng cầm gươm khi quân thù kéo đến, chứ thực chất con người Việt Nam vốn hiền lành, yêu chuộng hòa bình, yêu thơ yêu nhạc, hầu như trong người Việt nào cũng tiềm tàng những tố chất nghệ sĩ…
2.
Nếu như cảm hứng Tổ quốc trong thơ thời chống Pháp được nhấn mạnh ở nét kiên cường bất khuất vượt lên đau thương thì cảm hứng Tổ quốc trong thơ thời kỳ chống Mỹ được tô đậm nét lãng mạn bay bổng hào hùng. Cả dân tộc cùng chung một con đường, một lý tưởng, một ước mơ khát vọng cháy bỏng là thống nhất đất nước, đánh đuổi hết quân thù ra khỏi bờ cõi giang sơn: Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận/Có Đảng ta đây có Bác Hồ (Theo chân Bác – Tố Hữu).
Những ngày ra trận đánh giặc là những ngày đẹp nhất, đầy tự hào thiêng liêng: Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm/ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?/ Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất/ Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc/ Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn/ Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc/ Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên). Những câu thơ của Chế Lan Viên như gọi bao anh linh của non sông gấm vóc nghìn xưa cùng về hội tụ, tiếp thêm nguồn sức mạnh tràn đầy cho bao người con đất Việt của ngày hôm nay đang chiến đấu hết mình để giải phóng quê hương.
Đã có biết bao câu thơ không ngần ngại nói đến cái chết, miêu tả cái chết. Nhưng những cái chết ấy sẽ làm nên sự bất tử cho Tổ quốc: Ôi Tổ quốc ta yêu tha thiết/ Như mẹ cha ta, như vợ như chồng/ Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông (Sao tháng 8 – Chế Lan Viên).
Và Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/ Và anh chết trong khi đang đứng bắn/ Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng… Anh là chiến sĩ giải phóng quân/ Tên anh đã thành tên đất nước/ Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất/ Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân (Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân). Lê Anh Xuân, tác giả của những câu thơ lộng lẫy ấy cũng là một trong nhưng thi sĩ đã mãi mãi nằm xuống trên chiến trường.
Đã có biết bao nhà thơ liệt sĩ không thể trở về qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc. Chỉ có những câu thơ của các anh trở về, còn mãi và lay động lòng ta rưng rưng trong ngày hôm nay cũng như tới ngàn sau: Đất nước/ Ta hát mãi bài ca đất nước/ Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như ngọc/ Cho mắt ta nhìn tận cùng trời/ Và cho chân ta đi tới cuối đất/ Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất/ Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi (Nam Hà).
Một trong những thông điệp quan trọng trong những bài thơ về đất nước của thời chống Mỹ là khát vọng thống nhất Bắc Nam. Trần Vàng Sao qua thi phẩm nổi tiếng “Bài thơ của một người yêu nước mình” đã góp một giọng điệu thơ thật đặc biệt. Từ những câu chuyện, chi tiết rất đời thường của số phận một cá nhân, ông đã đặt những tâm sự riêng tư ấy vào những trang sử đương đại của cả dân tộc. Điệp khúc “tôi yêu đất nước này” lặp lại nhiều lần trong suốt bài thơ dài như niềm xúc động thấu suốt tâm can: Tôi yêu đất nước này như thế…/ Tôi yêu đất nước này xót xa…/ Tôi yêu đất nước này cay đắng…/Tôi yêu đất nước này khôn nguôi…/ Tôi yêu đất nước này những buổi mai…/ Như yêu cây cỏ trong vườn/Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương… Đất nước này còn chua xót/ Nên trông ngày thống nhất/ Cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam/ Cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc/ Lòng vui hôm nay không thấy chật/ Tôi yêu đất nước này chân thật/ Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi/ Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi/ Và yêu tôi đã biết làm người/ Cứ trông đất nước mình thống nhất.
Sau năm 1975, cảm hứng đất nước tiếp tục chảy tràn trong thơ những cây bút thuộc thế hệ chống Mỹ. Trường ca “Đất nước hình tia chớp” của Trần Mạnh Hảo xuất hiện vào đúng lúc cuộc chiến tranh biên giới nổ ra. Một trong những trích đoạn được phát đi phát lại nhiều lần nhất trên Đài Tiếng nói Việt Nam lúc ấy là chương 10 “Mẹ sinh nhiều con trai”. Những câu thơ vang dội hồn thiêng sông núi đã góp phần thổi bùng hào khí của bao người lính trên đường ra trận: Cái dải đất giống như nàng tiên múa/ Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong/ Lịch sử thành văn trên mình ngựa/ Con trẻ mà mang áo giáp đồng/ Dân tộc lạ lùng lần đầu chiến đấu/ Lại cử chú bé vừa sinh cưỡi ngựa sắt xông ra/ Lại cử hai người đàn bà cưỡi voi cầm giáo/ Tráng sĩ mà sao phải giữ nhà?…/ Mẹ ơi, từ bất kỳ điểm nào trên trái đất/ Ai cũng thấy mẹ sinh nhiều con trai/ Khi đất nước Việt Nam mang dáng hình tia chớp/ Rạch chân trời một lối đến tương lai.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm trong những ngày chiến tranh biên giới cũng viết những câu thơ lay động lòng người: Sẽ còn in như dao khắc lòng tôi/ Dáng đồng đội ngã trong giờ chiến đấu/ Ngực áp sát cột biên cương đỏ máu/ Mà môi cười tha thiết – Việt Nam ơi… (Tôi không thể nào mang về cho em).
3.
Sang những năm đầu của thế kỷ 21, những cây bút thuộc thế hệ 7X, 8X tiếp tục viết nên những bài thơ sâu nặng về tình yêu Tổ quốc. Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai trên chuyến bay từ Việt Nam sang Châu Âu, khi nghe thời sự về tình hình biển Đông đã xúc động hoàn thành bài thơ “Tổ quốc gọi tên”. Bài thơ được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc thành ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình” đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ, một sự hưởng ứng của đông đảo công chúng yêu thơ và nhạc. Những câu thơ lời hát như muốn khẳng định, tuổi trẻ Việt Nam, mỗi con người Việt Nam chưa bao giờ thờ ơ khi Tổ quốc lâm nguy: Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng/Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố/Ngọn đuốc hòa bình trên tay rực lửa/ Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình!
Và một bài thơ cuối cùng tôi muốn nhớ tới để khép lại bài viết này là sáng tác của một cây bút thuộc thế hệ 7X – họa sĩ Đinh Vũ Hoàng Nguyên (1975-2012). Anh tạm biệt cuộc đời vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 38, khi chưa kịp thấy tuyển tập của mình ra mắt bạn đọc. Một trong những bài thơ nổi tiếng của anh mang tên “Những huyết cầu Tổ quốc” với tứ thơ xúc động lòng người: Một ngày, khi con nếm trên môi/ Con sẽ thấy máu mình vị mặn/ Bởi trong máu luôn có phần nước mắt/ Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương/ Con sinh ra rạng rỡ một huyết cầu/ Của đất nước bốn nghìn năm không ngủ/ Để điều này lớn lên con hiểu/ Bây giờ, ba phải kể cùng con.
TS. ĐỖ ANH VŨ (LĐO)
Những Bài Thơ Hay Về Tình Yêu Quê Hương, Đất Nước
Ai sinh ra trên đời đều có một quê hương. Đó có thể là một làng quê Bắc Bộ yên bình, miền Trung nắng gió hay miền Nam trù phú. Ở nơi ấy, chúng ta có những ký ức đẹp của tuổi thơ với bao câu chuyện vui buồn. Để rồi hôm nay, ở một nơi nào đó mà nhớ về…
Mảnh hồn làng…Tác giả: Thanh Hoa
Mảnh hồn làng trong bà… Là mái đình, giếng nước, gốc đa Là mặn mòi mùi vị gió Lào Là cô Tấm, là nàng tiên trong cổ tích…
Mảnh hồn làng trong cha… Là con trâu già, cái cày, cái cuốc Là mẹ Là con Là đất đai khô cằn miền Trung nắng táp.
Mảnh hồn làng trong mẹ… Là khúc hát ru con à ơi giữa đêm khuya bát ngát Là tần tảo mỏi mòn cho hạt lúa dẻo thơm Là cần mẫn chắt chiu hương đất.
Mảnh hồn làng trong con… Là bà Là cha, là mẹ Là ngọt bùi củ sắn, mớ khoai Là mùi mồ hôi ngai ngái trên vai cha Là hương sữa lúa đọng trên tà áo mẹ Là làn da ngăm đen vì nắng gió miền Trung Là tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rứa” Và con luôn thầm hứa Mãi giữ mảnh hồn làng huyền bí trong tim!
Chẳng đâu bằng ở quê hương
Chẳng đâu bằng ở quê hương Cò bay thẳng cánh, khói vương sớm chiều Thênh thang no gió cánh diều Đường làng chân sáo phiêu diêu thoả lòng.
Lửng lơ xuôi ngược dòng sông Bên kia trải thảm cánh đồng lúa xanh Trời trong, không khí trong lành Vài cây cổ thụ vươn cành non tơ.
Bình minh còn đọng sương mờ Trên búp cỏ mũm ngu ngơ mắt tròn Chim gọi bạn- hót véo von Kìa bầy con nít lon ton nô đùa.
Xa xa thấp thoáng mái chùa Khuất sau cây lá, bốn mùa ngát hương Luôn mộc mạc, rất thân thương Ép trong tiềm thức: quê hương đậm đà.
Thanh Bình
Em có về Bắc Ninh, nơi xanh ngát làn dân ca Quan Họ
Em có về Bắc Ninh quê anh Xanh xanh ngát làn dân ca Quan Họ Đêm sông cầu, trăng sáng soi ai đó Thả câu thơ, ngồi tựa mạn thuyền
Em có về Bắc Ninh vào dịp hội Lim Nhộn nhịp liền anh rủ nhau đi hội Khăn xếp, áo the lòng anh mong đợi Chút duyên thầm sau vành nón em đeo
Về Bắc Ninh em sẽ vấn vương theo Câu hát giao duyên liền anh bỏ ngỏ Trầu cánh phượng liền chị như chứng tỏ Chút duyên thầm trong cánh phượng lả lơi
Về Bắc Ninh em sẽ thấy chơi vơi Say một chút của tình người quan họ Say câu hát mượt mà, quyến rũ Lúc hội tan, quyến luyến chẳng muốn về
Về Bắc Ninh em sẽ được thoả thê Chiêm ngưỡng tranh Đông Hồ có từ xưa ấy Quần thể tâm linh , em chưa từng thấy Đến một lần rồi em sẽ thấy mến yêu
Về Bắc Ninh……
Nguyễn Thanh Sơn
Đường lau trắng
Lau nhấp nhô đường về đền Công* Lau trắng biển, biển trắng lau xô dạt Sỏi chân đồi như ướt như khô Trôi lững thững màu mây nghìn năm trước…
Ai là thù, ai là bạn người ơi Mũi kiếm, đường tên phía nào oan nghiệt Lông ngỗng bay, lông ngỗng bay tan tác Hóa hoa lau trắng toát bên đường
Trắng mây, trắng sóng, trắng lau ngàn Bến Hải, đèo Ngang ròng ròng nhát cắt Lông ngỗng rải suốt chiều dài đất nước Soi lối về cho bao cuộc chia ly.
Duy Thông
*Đền Công (Nghệ An) thờ Mỵ Châu.
Tiếng chuông quê hương
Chiều nay vẫn tiếng chuông chùa Boong… boong… ngân vọng vang đưa một vùng Tình quê tha thiết mặn nồng Xôn xao người ở, thấm lòng người đi
Đường làng, giếng nước, bờ tre Tiếng chuông vang vọng hồn quê ngời ngời Tháng năm lận đận chân trời Tiếng chuông theo suốt cuộc đời biệt ly
Nay lần chuông vọng trở về Boong… boong… thổn thức tình quê ứ trào.
Cao Tuế
Nhớ mãi Bù Đăng
Bù Đăng gặp gỡ buổi đầu Ra về nhớ mãi sắc màu cao nguyên Những con đường đỏ khắp miền Nắng thì mù bụi mưa liền dính chân
Rừng xanh khoe sắc phong lan Cao su thẳng đứng bạt ngàn khắp nơi Cà phê thơm ngát lưng đồi Măng khô mềm ngọt lòng người khó quên
Ai ơi đến hẹn lại lên! Bù Đăng còn mãi tình duyên thắm nồng
Vũ Hải
Muôn màu Sa Pa
Sương sớm phủ Sa Pa Trưa nắngvàng rót mật Mây chiều ôm đỉnh xa Đêm lạnh se trời đất…
Ngẩn ngơ ngắm Thác Bạc Thung hoa trải như mây Su su ngàn đồi núi ‘Sán lùng’ nghiêng trời say
Chợ tình phiên hôm nay Thổ cẩm muôn màu áo Ngôn ngữ đủ Đông Tây Hòa tiếng khèn, tiếng sáo
Phố đêm đuốc mờ ảo Sương khuya che nụ hôn Bản xôn xao gà gáy Trăng mờ lặn đầu non.
Minh Trí
Chiều mưa Nha Trang
Lạnh lùng chiều mưa Nha Trang Mưa dai bong bóng, mưa loang thân dừa Biển trần vai gánh gió mưa Long đong hồn cát cuối mùa chưa yên!
Đã đâu lỗi hẹn cùng thuyền Câu thơ mắc lụt nằm nghiêng góc trời Ngọn đèn ngày rạng, đêm khơi Ánh vàng ô cửa, gió rơi trước thềm.
Hoa cây náng nở trắng đêm Cơn mưa dan díu ai quên lối về Biển buồn thức suốt canh khuya Cách nhau một khoảng mà chia nỗi niềm.
Phải duyên nên mới đến tìm Vượt ngàn cây số lặng im như chờ Nha Trang mưa đến bất ngờ Câu thơ tìm thấy bên bờ biển xanh.
Sao Khang
Quê tôi giờ đã khác rồi
Miền quê giờ đã khác rồi Bây giờ vắng tiếng mẹ ru thanh bình. Ở nơi bến nước sân đình Nhưng không thấy bóng trúc xinh đợi người.
Bây giờ ở giữa làng tôi Tàu xe qua lại, ngược xuôi đi về. Bây giờ đi tìm chốn quê Vắng hoa xoan tím bờ tre cuối làng.
Tình quê đâu hết xốn xang Dưới màu nắng nhuộm gần xa đồng vàng Bây giờ làng cũng khác xưa Nắng thì nắng lắm, mưa thì mưa ghê
Chỉ còn quê cũ tôi yêu Trong tiếng mẹ sớm sáng chiều ru nôi. Tôi về quê cũ của tôi Tìm trong ngõ phố… làng tôi nhớ về.
Nghiêm Hằng
Chiều lênh đênh
Con sóng chao cửa biển Cánh buồm chiều lênh đênh Rừng thông xanh Nhật Lệ Níu chiều về trăng lên.
Xôn xao kìa con sóng Ru mãi mùa trăng vàng Anh đi chiều xa vắng Cánh buồm buồn rẽ ngang
Anh đi anh có nhớ Rừng thông xanh chiều quê Nghe mặn mòi hơi thở Sóng biển xô vỗ về.
Gió chao nghiêng cửa biển Trăng ngấn buồn nhớ anh Em như trăng Nhật Lệ Sương ướt rừng thông xanh.
Nghiêm Hằng
Dạ khúc cho vầng trăng
Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược Chải nhẹ lên mái tóc Để trăng thành lưỡi cày Rạch bầu trời khuya nay
Trăng thấp thoáng cành cây Tìm con ngoài cửa sổ Cửa nhà mình bé quá Trăng lặn trước mọi nhà
Vai mẹ thành võng đưa Theo con vào giấc ngủ Trăng thành con thuyền nhỏ Đến bến bờ tình yêu…
Duy Thông
Mùa lúa chín
Cái màu nắng của đất trời Màu bông lúa chín tháng mười tháng năm Cái màu tím biếc hoàng hôn Cái màu nâu của cánh buồm xa xa
Đã từ nét bút hiện ra Giữa bao màu vẽ, nước và tay em Một mùa lúa hiện dần lên Buổi bình minh, lũy tre thêm vỗ về
Miệt mài với những đam mê Từ tay em, những miền quê thêm giàu.
Lâm Bằng
Chiêm Hóa ơi
Sông Gâm theo hướng bắc nam Mắt người Chiêm Hóa chảy ngang mi thề Mắt người chưa liếc dọc ngang Mắt người nhìn thẳng đã an lòng người Mắt người lúng liếng nụ cười Mắt người đủ níu giữ mười kiếp yêu
Mắt như là mắt của chiều Mắt như là mắt của điều thẳng ngay Mắt như là mắt đắm say Mắt như là mắt của ngày phố Chiêm
Mắt người nhắm mắt thành đêm Mắt người mở mắt thành miền yêu thương Mắt nhìn xa sáng rõ đường Mắt nhìn gần biết phố phường, làng quê
Vĩnh Lộc ơi, mắt tình si Mắt cây đàn tính mở vì lời yêu Mắt sông Gâm biếc bao nhiêu Mắt non nước mãi làm xiêu hồn rừng…
Nguyễn Quốc Văn
Quê hương là chốn nghỉ
Giữa hồ một đóa sen hồng nhạt Thì thào cơn gió, sóng lao xao Có chú cá nhỏ đuôi quẫy nhẹ Tô thắm trời xanh tiếng dạt dào
Thiếu nữ cười duyên bên khóm trúc Áo dài trong nắng dáng lung linh Khẽ nhún ngọc dung trời phiêu đãng Ngàn năm vẫn mãi ánh bình minh
Đồng quê hôm nay thanh bình quá Không có loạn đả, không cười vui Chỉ có trong tâm thanh thản lạ Bình yên, hai chữ như thể thôi
Đời người trôi theo dòng cuộc sống Nay đây mai đó nghìn đắng cay Nếu có một ngày lòng trống rỗng Quê hương chốn nghỉ, chính là đây
Nam Minh
Chiều và tìm…
Chiều vẩn đục về đâu trên mọi ngả Gió hoang vu u ẩn trốn nơi nào? Làng quê cũ khói rơm mùi dang dở Bỗng lạc mình giữa thực với chiêm bao
Ta đi tìm nắng những ngày hè Để hong khô một tâm hồn ẩm mốc Chạy vào cơn mơ trong những đêm trường khô khốc
Tìm quên
Men say, con chữ dưới chân đèn Bài thơ dang dở vẫn đi tìm lời kết Biết bao kẻ dong chơi mỏi mệt Tìm nơi đâu một mái lá đêm mưa?
Nhưng
Ngày sắp tắt, nắng đã thưa Tâm hồn cũ vẫn nguyên màu cũ kĩ Nỗi đau đuổi ta ra khỏi cơn mộng mị
Chẳng được quên
Câu thơ, con chữ vẫn y nguyên Bao ý lạ vừa kịp lên đã chết Cơn bão đêm qua cuốn hết Mái lá đơn sơ cuối cùng Kẻ lữ khách lạc mình giữa đêm không Vẫn hoang hoải đi tìm….
A Châu
+ 500 Bài Thơ Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Con Người
Quê Hương Hoài Nhớ
Thơ: Phú Sĩ
Quay gót trở về một lần với quê hương Thương lắm anh ơi vấn vương bao nỗi nhớ Ký ức tuổi thơ theo năm chờ tháng đợi Ôm ấp vui buồn theo từng hạt mưa rơi
Hãy lại một lần về chốn cũ anh ơi! Nơi bến sông xưa còn bên bồi bên lở Lời hẹn năm nào đời này anh còn nợ Trăn trở đêm buồn trăn trở khúc nhạc xưa
Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái lá Có kỷ niệm về mối tình cha thắm đỏ Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa
Anh hãy quay về mùa cây lúa trổ hoa Cánh đồng vàng ươm tình thương còn chan chứa Cúm núm gọi đàn tiếng kêu còn dang dở Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh.
Hồn QuêTác giả: Hảo Trần
Ta về nương gió đồng xanh Nghe hồn cây cỏ dệt thành hồn quê..
Lắng nghe đất thở bộn bề Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn Tiếng đêm âm hưởng đồng hoang Cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun..
Lấm lem chân mẹ lội bùn Trĩu bông lúa chín vàng ươm trên đồng Tạc vào giữa chốn mênh mông Hao gầy dáng mẹ lưng còng liêu xiêu
Ta về tìm thủa dấu yêu Bến sông bờ bãi những chiều xa xưa Cánh diều no gió tuổi thơ Lưng trâu cõng những ước mơ thủa nào
Đêm trăng lòng dạ nôn nao Câu hò vang vọng cồn cào nhớ nhung Đâu rồi thăm thẳm ánh nhìn.. Bờ môi hé nụ.. Nhịp tim chòng chành..
Bao nhiêu năm sống thị thành Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi…!
Dáng Đứng Việt NamTác Giả: Lê Anh Xuân
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
Quê HươngTác giả: Nguyễn Hưng
Ai cũng có một quê hương để nhớ Vết thời gian không thể xóa bao giờ Thương tuổi thơ những trưa cùng đám bạn Bắt cá đòng…hỉ hả với bùn dơ
Gió bấc về…cuối vụ…lúa vàng mơ Đòng cong vút gọi mời mùa thu hoạch Ruộng khô hạn trơ mình con cá chạch Cố vẫy vùng tìm đường lách về sông
Quê hương ta mộc mạc những cánh đồng Ngọt phù sa thượng nguồn…đông vàm cỏ Nơi chở che cả một thời gian khó Mồ hôi cha…nước mắt mẹ…chát phèn
Cả cuộc đời làm bạn với bùn đen Cha mỉm cười khi nức mầm hạt thóc Đôi vai mẹ nặng quằng bao khó nhọc Lệ mừng rơi khi khoai bắp xanh màu
Con cá đòng mộc mạc chẳng thanh cao Mãi thủy chung bên nồi cơm gạo mới Sao cứ nhớ cứ thèm nơi đầu lưỡi Có lẽ nào…đó…mùi vị quê hương
Nhớ bồi hồi những kỷ niệm yêu thương Biết tìm đâu bữa cơm nghèo thuở nhỏ Bỗng chiều nay nghe mắt mình rát đỏ Xa lắm rồi ngày xưa đó…Quê ơi.
Đất NướcTác giả: Nguyễn Đình Thi
Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về! Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Từ những năm đau thương chiến đấu Ðã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu Ðã bật lên những tiếng căm hờn Bát cơm chan đầy nước mắt Bay còn giằng khỏi miệng ta Thằng giặc Tây, thằng chúa đất Ðứa đè cổ, đứa lột da … Xiềng xích chúng bay không khoá được Trời đầy chim và đất đầy hoa Súng đạn chúng bay không bắn được Lòng dân ta yêu nước thương nhà! Khói nhà máy cuộn trong sương núi Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng Ôm đất nước những người áo vải Ðã đứng lên thành những anh hùng. Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh Trán cháy rực nghĩ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh. Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Quê HươngT. Giả: Giang Nam
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ “Ai bảo chăn trâu là khổ” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Có những ngày trốn học Đuổi bướm cạnh bờ ao Mẹ bắt được … Chưa đánh roi nào tôi đã khóc! Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích … Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ, tôi đi Cô bé nhà bên có ai ngờ! Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi! Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời mà lòng tôi ấm mãi … Hòa bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày Tôi lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi! Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng … Rồi hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi, quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi! Đau xé lòng anh, chết nửa con người! Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi.
Yêu lắm quê hươngTác giả: Hoàng Thanh Tâm
Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
Tình quêTác giả: Hoa Lục Bình
Chiều tà nắng ngã triền đê Mục đồng thông thả đi về lưng trâu Dòng sông xanh ngắt một màu Một đàn cò trắng từ đâu bay về Bình yên một buổi chiều quê Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh Ngoài đồng cây lúa còn xanh Chiều quê êm ả trong lành biết bao Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau Mọi người xong việc gọi nhau ra về Giờ đây đêm cũng đã về Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương Bình minh một sớm mù sương Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ Cánh cò bay lạc vào thơ Làm cho tôi mãi ngẫn ngơ giữa đồng Con đò nằm dưới bến sông Hình như nó cũng chờ mong một người Người người rôm rả nói cười Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non Tình quê một dạ sắc son Ở nơi thành thị em còn nhớ không Con đò bến cũ chờ mong Hôm nào anh cũng chờ trông em về.
Miền quêTác giả: Đức Trung – TĐL
Tôi thầm nhớ một miền quê Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ Đồng xanh bay lả cánh cò Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều Vi vu gió thổi sáo diều Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ? Dòng sông, bến nước, con đò Có người lữ khách bên bờ dừng chân Xa xa vẳng tiếng chuông ngân Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim Tuổi thơ thích chạy trốn tìm Cây đa giếng nước còn in trăng thề Xa rồi nhớ mãi miền quê Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…
Quê hương nỗi nhớTác giả: Hoàng Thanh Tâm
Trở về tìm mái nhà quê Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho Tìm đàn trâu với con đò Áo bà ba mẹ câu hò trên sông Nón lá nghiêng nắng nước ròng Miền quê khó nhọc con còng con cua Lục bình tim tím mùa mưa Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo Khói lên cháy bếp nhà nghèo Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi Heo gà chạy ngược chạy xuôi Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê Cánh cò trắng xóa vọng về Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên Đậm đà ký ức giao duyên Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao Con dù biền biệt phương nào Quê hương một dạ dạt dào khó phai
Quê hương thanh bìnhTác giả: Lãng Du Khách
Cảnh quê bình dị khiêm nhường Mà sao quá đỗi thân thương với đời Trưa hè vọng tiếng ru hời Đong đầy thương mến trong lời mẹ ru Chiều tà tiếng sáo vi vu Mênh mang trời đất lãng du thanh bình Người quê mộc mạc chân tình Cùng nhau đùm bọc hết mình đói no Đồng quê mỏi rã cánh cò Cho ta hạt gạo thơm tho nuôi người Dân quê rạng rỡ nụ cười Yêu thương đùm bọc lòng người thiện chân Bản tính vốn rất chuyên cần Hăng say lao động gian truân chẳng sờn Cùng nhau xây dựng giang sơn Để cho cuộc sống đẹp hơn với đời Cảnh quê xanh thắm tuyệt vời Thân thương gắn bó với đời dân quê Bình dị mà vẫn đam mê Quê hương qua lời mẹ kể Tác giả: Công Vinh Con nghe Mẹ kể ngày xưa, Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè. Bình yên những mái tranh che, Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng. Quê hương hai tiếng dịu dàng, Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con. Làm trai, chữ hiếu chưa tròn Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn. Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn, Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời. Sông Thu, một thuở thiếu thời, Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương. Miền trung chín nhớ, mười thương Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi. Sông Thu bên lỡ, bên bồi Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha. Con chưa về lại quê nhà, Nên đâu biết được, đường xa hay gần? Lòng con day dứt, băn khoăn Nữa đời tóc đã pha dần màu sương. Bao giờ về lại quê hương Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu? Sông Thu xanh thẫm một màu Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm. Bây chừ, Mẹ đã yên nằm Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà Đời con rồi cũng sẽ qua, Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ. Quê hương đẹp tựa vần thơ Sông Thu với những bến bờ yêu thương. Dù cho xa cách dặm trường, Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn…
Bức tranh quêQuê hương đẹp mãi trong tôi Dòng sông bên lỡ bên bồi uốn quanh Cánh cò bay lượn chòng chành Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương Bức tranh đẹp tựa thiên đường Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
THƠ QUÊ HƯƠNG: CÒN MÃI HƯƠNG QUÊTóc dài em xõa ngang vai Bóng quê hương đổ dặm dài phía sau Bến sông đợi một nhịp cầu Thênh thang đồng lúa một màu ngát xanh
Yêu quê tình mãi ngọt lành Du dương khúc hát thanh bình ngân nga Điệu hò xứ Huế vang xa Gửi tình em với quê nhà đợi mong
Hè sang Phượng trổ sắc hồng Người ơi ước hẹn tình nồng không phai! THƠ QUÊ HƯƠNG Quê hương là tiếng à ơi Giọng ru của Mẹ một đời vì con Quê hương là dãy Trường Sơn Ngất cao hùng vĩ …núi non chập chùng
Quê hương là vạn anh hùng Màu xương tuôn đổ trừ hung bạo tràn Quê hương là dãy giang san Cà mau – Nam ải vạn ngàn gấm hoa
Là muôn tiếng Mẹ lời Cha Ấm đời con trẻ bao la biển trời Quê hương là tiếng ru hời Câu hò ví dặm … đêm rơi não lòng
Quê hương bóng Mẹ trên đồng Bóng Cha dưới ruộng …gánh gồng vì con Quê hương tuổi dại ngày son Là con diều giấy trên non mãi đùa
Quê hương là ngọn gió lùa Mẹ che con ngủ…đêm thừa lạnh căm Năm canh Mẹ thức trọn năm Vì chồng con…vì cả giang san này
Mặc mưa sa…mặc nắng dày Quê hương của Mẹ trải đầy trong con Gian lao Mẹ gánh cho tròn Dẫu muôn gian khó mỏi mòn bước chân
Cho con điệu hát trong ngần Cho con trọn vẹn âm vần….Quê hương.
TÌNH QUÊTôi về tìm lại tuổi thơ Tìm trong câu hát ầu ơ ví dầu Tìm về đồng ruộng nương dâu Dòng sông bến nước cây cầu gốc đa
Tôi về tìm lại hôm qua Hồn nhiên thơ mộng nô đùa rong chơi Tuổi thơ ngày ấy đâu rồi Bao nhiêu ký ức dần trôi ùa về
Chẳng nơi nào đẹp bằng quê Nhà tranh vách lá tạm che nghèo nàn Nhưng mà tình nghĩa chứa chan Chở che đùm bọc cơ hàn sớt chia
Phồn hoa đô thị ngoài kia Ồn ào náo nhiệt xa lìa tình thân Bôn ba xuôi ngược bụi trần Nửa đời nặng gánh vai uằn áo cơm
Về quê lòng thấy vui hơn Tình thân bè bạn thuở còn đôi mươi Tôi về tìm lại nụ cười Bấy lâu lạc lõng chợ đời bon chen
Tôi về tìm bóng thân quen Bạn trường một thuở sách đèn ngày thơ Bạn bè một thuở dại khờ Về ôn kỷ niệm trong mơ ngày nào
Nhớ quê lòng dạ xuyến xao Về nghe câu hát ngọt ngào đưa nôi Quê hương khế ngọt ven đồi Quê hương in dáng mẹ tôi đợi chờ.
QUÊ HƯƠNGQuê hương tôi là những buổi trưa hè Theo chúng bạn đi bắt ve về nghịch Vị của bàng…chua chua…mà vẫn thích Ánh mắt người khúc khích gọi mùa sang
Quê hương tôi là bông lúa chín vàng Hàng dừa đứng mơ màng trong nắng sớm Vườn trái cây sai trĩu cành mơn mởn Có dáng cha đang đứng đợi con về
Từng đàn trâu thong thả chốn đường quê Tiếng sáo trúc vỗ về trưa nắng hạ Là dáng mẹ hòa trong từng gốc rạ Giọt sương đêm trên cành lá gọi mời
Con sẽ về bên mẹ…mẹ hiền ơi Để được khóc bên những lời an ủi Được xuýt xoa củ khoai lang nướng củi Được hòa mình trong khúc hát sông quê
Quê hương ơi…ta nhất định trở về !!!
QUÊ HƯƠNG HOÀI NHỚQuay gót trở về một lần với quê hương Thương lắm anh ơi vấn vương bao nỗi nhớ Ký ức tuổi thơ theo năm chờ tháng đợi Ôm ấp vui buồn theo từng hạt mưa rơi
Hãy lại một lần về chốn cũ anh ơi! Nơi bến sông xưa còn bên bồi bên lở Lời hẹn năm nào đời này anh còn nợ Trăn trở đêm buồn trăn trở khúc nhạc xưa
Hãy lặng nhớ về mùa hoa bưởi đong đưa Dáng mẹ liêu xiêu nắng đùa trên mái lá Có kỷ niệm về mối tình cha thắm đỏ Ru mãi ngọt ngào tuổi thơ đã rời xa
Anh hãy quay về mùa cây lúa trổ hoa Cánh đồng vàng ươm tình thương còn chan chứa Cúm núm gọi đàn tiếng kêu còn dang dở Điệp khúc quê mình còn đợi mãi tình anh.
QUÊ HƯƠNG 2Quê tôi đó có tình yêu tha thiết Mỗi đứa con nơi biền biệt chưa về Vẫn ngóng lòng nơi ấy mái tranh quê Có dáng mẹ còn não nề thương nhớ
Quê tôi đó có câu hò mãi nợ Một lời thề ngày rời bến yêu thương Dù đi xa cách trở mấy dăm trường Con tim nhỏ vấn vương hình bóng cũ
Quê tôi đó những mảnh đời vần vũ Khói lam chiều ấp ủ sưởi lòng nhau Giọt mồ hôi mằn mặn vẫn khát khao Niềm hạnh phúc đang dâng trào nơi ấy
Quê tôi đó ngàn đời nay vẫn vậy Vòng tay người che chở bước thơ ngây Giờ quay về mái tóc nhuốm màu phai Vẫn còn thấy đắm say ngàn nỗi nhớ
Quê tôi đó nghĩa ân tình thắm nở Bạn đời ơi dầu năm tháng đợi chờ Một ngày về tươi mãi khúc tình thơ Lời quê mẹ tiếng tơ lòng ấm mãi.
YÊU LẮM QUÊ HƯƠNG TÔIAnh yêu lắm yêu quê mình nhiều lắm Những cánh đồng trải thảm rộng mênh mông Tím lục bình bềnh bồng nổi trên sông Khói bếp thơm vương nồng mùi rơm rạ
Từng chiếc chòi được lợp bằng mái lá Đêm ra ngồi thả vó bắt cá tôm Ngó xa xa vài người eo buộc hom Xoi ếch nhái nơi đường mòn bờ ruộng
Lòng chợt nhớ mùi mắm thơm cà cuống Chấm dưa cà hoặc rau muống cực ngon Mấy đứa trẻ nhà bên cười tươi giòn Nhắc thuở bé mình lon ton cũng thế
Tối rủ nhau ra đầu làng ngồi kể Chuyện ở trường chuyện chú rể cô dâu Rồi thỉnh thoảng có đứa chêm một câu Giọng pha trò cười rung râu rụng rốn
Có những hôm chơi cái trò tìm trốn Đứa lỡ quên ngủ luôn ở đống rơm Đứa thì đói chạy về nhà ăn cơm Mai mới đến lại đơm điều nói dối
Phải nói rằng mình quả thật có lỗi Với làng quê với nguồn cội ông cha Bởi đã lâu chẳng thăm lại quê nhà Xin thứ tha thật lòng mong tha thứ.
HỒN QUÊTa về nương gió đồng xanh Nghe hồn cây cỏ dệt thành hồn quê..
Lắng nghe đất thở bộn bề Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn Tiếng đêm âm hưởng đồng hoang Cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun..
Lấm lem chân mẹ lội bùn Trĩu bông lúa chín vàng ươm trên đồng Tạc vào giữa chốn mênh mông Hao gầy dáng mẹ lưng còng liêu xiêu
Ta về tìm thủa dấu yêu Bến sông bờ bãi những chiều xa xưa Cánh diều no gió tuổi thơ Lưng trâu cõng những ước mơ thủa nào
Đêm trăng lòng dạ nôn nao Câu hò vang vọng cồn cào nhớ nhung Đâu rồi thăm thẳm ánh nhìn.. Bờ môi hé nụ.. Nhịp tim chòng chành..
Bao nhiêu năm sống thị thành Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi…!
QUÊ HƯƠNG MỘT THỜI ĐỂ NHỚYêu quê hương nhớ một thời thơ dại Tiếng ru hời vọng lại của ngày xưa Đêm ba mươi nghe tiếng pháo giao thừa Mùng một tết vào chùa đi lễ phật
Ta lớn lên giữa một thời chật vật Bao khó khăn lật đật những vui buồn Và cuộc đời cũng chẳng được sẻ suôn Khi Đất Nước mang nỗi buồn chia cắt
Tình yêu thương con người luôn gắn chặt Thấm đẫm buồn se thắt tiếng đạn bom Nhìn em thơ trong đói rét gầy còm Bao nỗi khổ mỏi mòn ta day dứt
Rồi tháng năm tiếng quân reo hừng hực Thống nhất rồi đất nước rực cờ hoa Tổ Quốc vui thay, xum họp một nhà Ta vẫn nhớ kỷ niệm xa… ngày ấy.!…
QUÊ HƯƠNGAi cũng có một quê hương để nhớ Vết thời gian không thể xóa bao giờ Thương tuổi thơ những trưa cùng đám bạn Bắt cá đòng…hỉ hả với bùn dơ
Gió bấc về…cuối vụ…lúa vàng mơ Đòng cong vút gọi mời mùa thu hoạch Ruộng khô hạn trơ mình con cá chạch Cố vẫy vùng tìm đường lách về sông
Quê hương ta mộc mạc những cánh đồng Ngọt phù sa thượng nguồn…đông vàm cỏ Nơi chở che cả một thời gian khó Mồ hôi cha…nước mắt mẹ…chát phèn
Cả cuộc đời làm bạn với bùn đen Cha mỉm cười khi nức mầm hạt thóc Đôi vai mẹ nặng quằng bao khó nhọc Lệ mừng rơi khi khoai bắp xanh màu
Con cá đòng mộc mạc chẳng thanh cao Mãi thủy chung bên nồi cơm gạo mới Sao cứ nhớ cứ thèm nơi đầu lưỡi Có lẽ nào…đó…mùi vị quê hương
Nhớ bồi hồi những kỷ niệm yêu thương Biết tìm đâu bữa cơm nghèo thuở nhỏ Bỗng chiều nay nghe mắt mình rát đỏ Xa lắm rồi ngày xưa đó…Quê ơi.
Việt Nam Quê Hương TaViệt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ Nước bâng khuâng những chuyến đò Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi Đói nghèo nên phải chia ly Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường Ta đi ta nhớ núi rừng Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan …
Quê HươngQuê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương có ai không nhớ …
Quê HươngQuê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu Quê hương là tiếng sáo diều Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê Quê hương là phiên chợ quê Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa Quê hương là một tiếng gà Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón lá liêu siêu đi về Quê hương nhắc tới nhớ ghê Ai đi xa cũng mong về chốn xưa Quê hương là những cơn mưa Quê hương là những hàng dừa ven kinh Quê hương mang nặng nghĩa tình Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời Quê hương ta đó là nơi Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
Đường Về Quê Mẹ – Tác Giả: Đoàn Văn CừU tôi ngày ấy mỗi mùa xuân, Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần, Lại dẫn chúng tôi về nhận họ Bên miền quê ngoại của hai thân. Tôi nhớ đi qua những rặng đề, Những dòng sông trắng lượn ven đê. Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp, Người xới cà, ngô rộn bốn bề. Thúng cắp bên hông, nón đội đầu, Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu Trông u chẳng khác thời con gái Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au. Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng, Đoàn người về ấp gánh khoai lang, Trời xanh cò trắng bay từng lớp, Xóm chợ lều phơi xác lá bàng. Tà áo nâu in giữa cánh đồng, Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng. Bóng u hay bóng người thôn nữ Cúi nón mang đi cặp má hồng. Tới đường làng gặp những người quen. Ai cũng khen u nết thảo hiền, Dẫu phải theo chồng thân phận gái Đường về quê mẹ vẫn không quên. Tràng Giang – Tác Giả: Huy Cận Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Mảnh hồn làng…Tác giả: Thanh Hoa
Mảnh hồn làng trong bà… Là mái đình, giếng nước, gốc đa Là mặn mòi mùi vị gió Lào Là cô Tấm, là nàng tiên trong cổ tích…
Mảnh hồn làng trong cha… Là con trâu già, cái cày, cái cuốc Là mẹ Là con Là đất đai khô cằn miền Trung nắng táp.
Mảnh hồn làng trong mẹ… Là khúc hát ru con à ơi giữa đêm khuya bát ngát Là tần tảo mỏi mòn cho hạt lúa dẻo thơm Là cần mẫn chắt chiu hương đất.
Mảnh hồn làng trong con… Là bà Là cha, là mẹ Là ngọt bùi củ sắn, mớ khoai Là mùi mồ hôi ngai ngái trên vai cha Là hương sữa lúa đọng trên tà áo mẹ Là làn da ngăm đen vì nắng gió miền Trung Là tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rứa” Và con luôn thầm hứa Mãi giữ mảnh hồn làng huyền bí trong tim!
Chẳng đâu bằng ở quê hương
Chẳng đâu bằng ở quê hương Cò bay thẳng cánh, khói vương sớm chiều Thênh thang no gió cánh diều Đường làng chân sáo phiêu diêu thoả lòng.
Lửng lơ xuôi ngược dòng sông Bên kia trải thảm cánh đồng lúa xanh Trời trong, không khí trong lành Vài cây cổ thụ vươn cành non tơ.
Bình minh còn đọng sương mờ Trên búp cỏ mũm ngu ngơ mắt tròn Chim gọi bạn- hót véo von Kìa bầy con nít lon ton nô đùa.
Xa xa thấp thoáng mái chùa Khuất sau cây lá, bốn mùa ngát hương Luôn mộc mạc, rất thân thương Ép trong tiềm thức: quê hương đậm đà.
Thanh Bình
Em có về Bắc Ninh, nơi xanh ngát làn dân ca Quan Họ
Em có về Bắc Ninh quê anh Xanh xanh ngát làn dân ca Quan Họ Đêm sông cầu, trăng sáng soi ai đó Thả câu thơ, ngồi tựa mạn thuyền
Em có về Bắc Ninh vào dịp hội Lim Nhộn nhịp liền anh rủ nhau đi hội Khăn xếp, áo the lòng anh mong đợi Chút duyên thầm sau vành nón em đeo
Về Bắc Ninh em sẽ vấn vương theo Câu hát giao duyên liền anh bỏ ngỏ Trầu cánh phượng liền chị như chứng tỏ Chút duyên thầm trong cánh phượng lả lơi
Về Bắc Ninh em sẽ thấy chơi vơi Say một chút của tình người quan họ Say câu hát mượt mà, quyến rũ Lúc hội tan, quyến luyến chẳng muốn về
Về Bắc Ninh em sẽ được thoả thê Chiêm ngưỡng tranh Đông Hồ có từ xưa ấy Quần thể tâm linh , em chưa từng thấy Đến một lần rồi em sẽ thấy mến yêu
Về Bắc Ninh……
Nguyễn Thanh Sơn
Đường lau trắng
Lau nhấp nhô đường về đền Công* Lau trắng biển, biển trắng lau xô dạt Sỏi chân đồi như ướt như khô Trôi lững thững màu mây nghìn năm trước…
Ai là thù, ai là bạn người ơi Mũi kiếm, đường tên phía nào oan nghiệt Lông ngỗng bay, lông ngỗng bay tan tác Hóa hoa lau trắng toát bên đường
Trắng mây, trắng sóng, trắng lau ngàn Bến Hải, đèo Ngang ròng ròng nhát cắt Lông ngỗng rải suốt chiều dài đất nước Soi lối về cho bao cuộc chia ly.
Duy Thông
Tiếng chuông quê hương
Chiều nay vẫn tiếng chuông chùa Boong… boong… ngân vọng vang đưa một vùng Tình quê tha thiết mặn nồng Xôn xao người ở, thấm lòng người đi
Đường làng, giếng nước, bờ tre Tiếng chuông vang vọng hồn quê ngời ngời Tháng năm lận đận chân trời Tiếng chuông theo suốt cuộc đời biệt ly
Nay lần chuông vọng trở về Boong… boong… thổn thức tình quê ứ trào.
Cao Tuế
Nhớ mãi Bù Đăng
Bù Đăng gặp gỡ buổi đầu Ra về nhớ mãi sắc màu cao nguyên Những con đường đỏ khắp miền Nắng thì mù bụi mưa liền dính chân
Rừng xanh khoe sắc phong lan Cao su thẳng đứng bạt ngàn khắp nơi Cà phê thơm ngát lưng đồi Măng khô mềm ngọt lòng người khó quên
Ai ơi đến hẹn lại lên! Bù Đăng còn mãi tình duyên thắm nồng
Vũ Hải
Muôn màu Sa Pa
Sương sớm phủ Sa Pa Trưa nắngvàng rót mật Mây chiều ôm đỉnh xa Đêm lạnh se trời đất…
Ngẩn ngơ ngắm Thác Bạc Thung hoa trải như mây Su su ngàn đồi núi ‘Sán lùng’ nghiêng trời say
Chợ tình phiên hôm nay Thổ cẩm muôn màu áo Ngôn ngữ đủ Đông Tây Hòa tiếng khèn, tiếng sáo
Phố đêm đuốc mờ ảo Sương khuya che nụ hôn Bản xôn xao gà gáy Trăng mờ lặn đầu non.
Minh Trí
Chiều mưa Nha Trang
Lạnh lùng chiều mưa Nha Trang Mưa dai bong bóng, mưa loang thân dừa Biển trần vai gánh gió mưa Long đong hồn cát cuối mùa chưa yên!
Đã đâu lỗi hẹn cùng thuyền Câu thơ mắc lụt nằm nghiêng góc trời Ngọn đèn ngày rạng, đêm khơi Ánh vàng ô cửa, gió rơi trước thềm.
Hoa cây náng nở trắng đêm Cơn mưa dan díu ai quên lối về Biển buồn thức suốt canh khuya Cách nhau một khoảng mà chia nỗi niềm.
Phải duyên nên mới đến tìm Vượt ngàn cây số lặng im như chờ Nha Trang mưa đến bất ngờ Câu thơ tìm thấy bên bờ biển xanh.
Sao Khang
Quê tôi giờ đã khác rồi
Miền quê giờ đã khác rồi Bây giờ vắng tiếng mẹ ru thanh bình. Ở nơi bến nước sân đình Nhưng không thấy bóng trúc xinh đợi người.
Bây giờ ở giữa làng tôi Tàu xe qua lại, ngược xuôi đi về. Bây giờ đi tìm chốn quê Vắng hoa xoan tím bờ tre cuối làng.
Tình quê đâu hết xốn xang Dưới màu nắng nhuộm gần xa đồng vàng Bây giờ làng cũng khác xưa Nắng thì nắng lắm, mưa thì mưa ghê
Chỉ còn quê cũ tôi yêu Trong tiếng mẹ sớm sáng chiều ru nôi. Tôi về quê cũ của tôi Tìm trong ngõ phố… làng tôi nhớ về.
Nghiêm Hằng
Chiều lênh đênh
Con sóng chao cửa biển Cánh buồm chiều lênh đênh Rừng thông xanh Nhật Lệ Níu chiều về trăng lên.
Xôn xao kìa con sóng Ru mãi mùa trăng vàng Anh đi chiều xa vắng Cánh buồm buồn rẽ ngang
Anh đi anh có nhớ Rừng thông xanh chiều quê Nghe mặn mòi hơi thở Sóng biển xô vỗ về.
Gió chao nghiêng cửa biển Trăng ngấn buồn nhớ anh Em như trăng Nhật Lệ Sương ướt rừng thông xanh.
Nghiêm Hằng
Dạ khúc cho vầng trăng
Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược Chải nhẹ lên mái tóc Để trăng thành lưỡi cày Rạch bầu trời khuya nay
Trăng thấp thoáng cành cây Tìm con ngoài cửa sổ Cửa nhà mình bé quá Trăng lặn trước mọi nhà
Vai mẹ thành võng đưa Theo con vào giấc ngủ Trăng thành con thuyền nhỏ Đến bến bờ tình yêu…
Duy Thông
Mùa lúa chín
Cái màu nắng của đất trời Màu bông lúa chín tháng mười tháng năm Cái màu tím biếc hoàng hôn Cái màu nâu của cánh buồm xa xa
Đã từ nét bút hiện ra Giữa bao màu vẽ, nước và tay em Một mùa lúa hiện dần lên Buổi bình minh, lũy tre thêm vỗ về
Miệt mài với những đam mê Từ tay em, những miền quê thêm giàu.
Lâm Bằng
Chiêm Hóa ơi
Sông Gâm theo hướng bắc nam Mắt người Chiêm Hóa chảy ngang mi thề Mắt người chưa liếc dọc ngang Mắt người nhìn thẳng đã an lòng người Mắt người lúng liếng nụ cười Mắt người đủ níu giữ mười kiếp yêu
Mắt như là mắt của chiều Mắt như là mắt của điều thẳng ngay Mắt như là mắt đắm say Mắt như là mắt của ngày phố Chiêm
Mắt người nhắm mắt thành đêm Mắt người mở mắt thành miền yêu thương Mắt nhìn xa sáng rõ đường Mắt nhìn gần biết phố phường, làng quê
Vĩnh Lộc ơi, mắt tình si Mắt cây đàn tính mở vì lời yêu Mắt sông Gâm biếc bao nhiêu Mắt non nước mãi làm xiêu hồn rừng…
Nguyễn Quốc Văn
Quê hương là chốn nghỉ
Giữa hồ một đóa sen hồng nhạt Thì thào cơn gió, sóng lao xao Có chú cá nhỏ đuôi quẫy nhẹ Tô thắm trời xanh tiếng dạt dào
Thiếu nữ cười duyên bên khóm trúc Áo dài trong nắng dáng lung linh Khẽ nhún ngọc dung trời phiêu đãng Ngàn năm vẫn mãi ánh bình minh
Đồng quê hôm nay thanh bình quá Không có loạn đả, không cười vui Chỉ có trong tâm thanh thản lạ Bình yên, hai chữ như thể thôi
Đời người trôi theo dòng cuộc sống Nay đây mai đó nghìn đắng cay Nếu có một ngày lòng trống rỗng Quê hương chốn nghỉ, chính là đây
Nam Minh
Chiều và tìm…
Chiều vẩn đục về đâu trên mọi ngả Gió hoang vu u ẩn trốn nơi nào? Làng quê cũ khói rơm mùi dang dở Bỗng lạc mình giữa thực với chiêm bao
Ta đi tìm nắng những ngày hè Để hong khô một tâm hồn ẩm mốc Chạy vào cơn mơ trong những đêm trường khô khốc
Tìm quên
Men say, con chữ dưới chân đèn Bài thơ dang dở vẫn đi tìm lời kết Biết bao kẻ dong chơi mỏi mệt Tìm nơi đâu một mái lá đêm mưa?
Nhưng
Ngày sắp tắt, nắng đã thưa Tâm hồn cũ vẫn nguyên màu cũ kĩ Nỗi đau đuổi ta ra khỏi cơn mộng mị
Chẳng được quên
Câu thơ, con chữ vẫn y nguyên Bao ý lạ vừa kịp lên đã chết Cơn bão đêm qua cuốn hết Mái lá đơn sơ cuối cùng Kẻ lữ khách lạc mình giữa đêm không Vẫn hoang hoải đi tìm….
Viết Đoạn Văn Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước
Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có những tình cảm rất khó tả với quê hương mình sau đó là tới đất nước mình và luôn sẵn lòng đóng góp cống hiến để phát triển quê hương đất nước ngày càng phát triển và giầu mạnh hơn. Chính lòng yêu quê hương lòng tự hào dân tộc sẽ mang lại cho chúng ta khá nhiều động lực để làm việc và học tập trưởng thành hơn nữa. Những người thành công họ rất thường nghĩ về cho quê hương nơi mình sinh ra và muốn đóng góp những khả năng của mình để phát triển quê hương. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều người xa xứ để học tập phát triển và họ cũng đóng góp rất nhiều, lượng kiều hối gửi về VIệt Nam cũng ngày càng nhiều góp phần không nhỏ xây dựng quê hương bảo vệ tổ quóc.
Nếu như tình yêu quê hương của Tế Hanh đọng lại thành hình thành nét trong những vần thơ thì tình yêu quê hương đất nước của mỗi chúng ta luôn thường trực và ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người. Quê hương là gì? Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng định nghĩa về quê hương:
” Quê hương là chùm khế ngọt Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè”
Đối với mỗi con người, quê hương là một định nghĩa khác nhau, song, quê hương là nơi mà ta sinh ra và lớn lên, là nơi chôn rau cắt rốn, nơi có gia đình và những người thân yêu. Quê hương là một phần máu thịt gắn bó với mỗi con người nhưng chỉ khi đi xa rồi con người ta mới nhận thức được điều đó:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.” (Chế Lan Viên)
Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà,… Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế! Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói : ” Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy ” Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh, vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.
Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước 2:
Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ Quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước. Thế hệ chúng ta hôm nay, lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở tình yêu thương mà còn cần thể hiện bằng hành động. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói, “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”, đúng vậy, tình yêu ấy bắt nguồn từ những gì giản dị và trân quý nhất của ta. Yêu gia đình ta, yêu ngôi nhà ta ở, yêu những người hàng xóm xung quanh ta, yêu cái bờ tre, mái nước, sân đình,…những sự vật đã nâng đỡ tuổi thơ ta, nuôi dưỡng ta trưởng thành như ngày hôm nay. Để từ đó, yêu thương hóa hành động, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để vì xã hội, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân tộc này. Ai cũng có cội nguồn và song song với đó là trách nhiệm phải dựng xây đất nước này. Có biết bao tấm gương sáng thể hiện lòng yêu quê hương đất nước bằng việc đem lại sự rạng danh cho Tổ Quốc trên các đấu trường quốc tế trong mọi lĩnh vực như cô gái Đinh Thị Hương Thảo đã xuất sắc giành Huy chương Vàng môn Vật Lý quốc tế, hay đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam đã kiên cường dành ngôi vị Á Quân trong giải bóng đá U23 Châu Á và rất rất nhiều những tấm gương khác. Họ đều là những con người đã làm rạng danh quê hương, mang trong mình nhiệm vụ và sứ mệnh dân tộc để không phụ lòng Tổ Quốc, đem lại vinh quang cho quốc gia mình. A.Bogomolet đã từng nói :” Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà vì mọi người, vì Tổ quốc”. Tình yêu quê hương đất nước sẽ là chiếc chìa khóa để mở ra những cánh cửa đưa dân tộc ta phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới, mà giới trẻ, thế hệ chúng ta hôm nay chính là người sẽ tìm ra chiếc chìa khóa ấy, để không phụ lòng các thế hệ cha anh đi trước, không phụ lòng Bác Hồ kính yêu đã từng gửi gắm “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Từ khóa tìm kiếm:suy nghi tình yêu quê hương đất nước doan van
Tình Yêu Nước Việt Trong Thơ Lưu Quang Vũ
Cảm hứng lớn nhất trong thơ Lưu Quang Vũ chính là tình yêu Tổ quốc. Ông yêu đất nước này, dân tộc này đến vô cùng như có lần đã viết: “Tôi làm sao sống được nếu xa Người”. 26 năm đã qua kể từ ngày Lưu Quang Vũ ra đi, những tác phẩm của ông vẫn được người đọc yêu mến. Càng đọc, ta càng yêu thêm người nghệ sĩ tài hoa này.
Nói đến Lưu Quang Vũ, nhiều người nhớ đến tác giả của những kịch bản sân khấu dữ dội nhất Việt Nam thập niên 80 thế kỷ XX. Thế nhưng, ít người biết trước khi là một kịch tác gia nổi tiếng, Lưu Quang Vũ là nhà thơ, và thơ mới chính là con người thật của ông như có lần ông tự nhận: Trên ngày tháng trên cả niềm cay đắng/Thơ tôi là mây trắng của đời tôi. Trước đây, người viết cũng chỉ biết Lưu Quang Vũ như một gương mặt thơ trẻ thời chống Mỹ (từng in chung với nhà thơ Bằng Việt tập Hương cây – Bếp lửa), mãi đến gần đây khi đọc tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi mới thấy hết con đường thơ của người nghệ sĩ tài hoa này. Đặc biệt, dù có những sắc thái khác nhau, xuyên suốt thơ của ông là một tình yêu nước đến vô cùng, một tình yêu chân thực đến đớn đau.
Từ những cảm hứng tự hào….
Thuở mới bén duyên cùng thơ, tình yêu nước trong thơ Lưu Quang Vũ rất trong trẻo, có chút gì đó khá giản đơn, kiểu như: Ta đi giữ nước yêu thương lắm/ Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình (bài Gửi tới các anh). Nhưng rồi những va đập trong cuộc sống, sự trải nghiệm của đời lính… đã giúp thơ của ông già dặn hơn. Và chính ở đấy, hình ảnh đất nước Việt hiện lên một cách rõ ràng, chân thực nhất. Trong cảm hứng tự hào về đất nước, nhà thơ đã viết bài thơ Đất nước đàn bầu khái quát lại diện mạo của cả dân tộc theo chiều dài lịch sử với một quá khứ đau thương mất mát nhưng cũng rất đỗi tự hào: Dân tộc tôi bốn nghìn năm áo rách/Những người chết đặc trong đất/Những mặt vàng sốt rét/Những bộ xương đói khát vật vờ đi/Vó ngựa lao dồn dập/Giặc phương Bắc kéo về/Bao đền đài bị đốt thành than/Bao cuốn sách bị quăng vào lửa/Bao đầu người bêu trên cọc gỗ/Con trai chinh chiến liên miên/Con gái mong chồng hóa đá. Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã làm nên biết bao chiến công hiển hách giữ vững nền độc lập tự chủ: Vọng quanh thành tiếng trống thúc xa xôi Muôn cờ xí trập trùng đuốc lửa/Những đề đốc, những tướng quân áo đỏ/Những Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan/Thanh gươm cũ với câu thơ giữ nước/Ngựa đá bao phen phải lấm bùn.
Lưu Quang Vũ lúc còn trẻ
Từ trong cuộc trường chinh vệ quốc, bằng sức sống bất diệt, người Việt đã sáng tạo nên một nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc. Trong cảm hứng tự hào, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh văn hóa đầy sắc màu: Nón quai thao, áo màu bay rực rỡ/Những lò rèn phập phù bễ lửa/Phường chạm bạc, phường đúc đồng/Phố Hàng Hài thêu những chiếc hài cong/Những cô gái dệt the và phất quạt/Những Hàng Điếu Hàng Buồm Hàng Bát/Rùa trao gươm, chim lạ đến Tây Hồ/Lụa làng Trúc, rượu Kẻ Mơ Phố Tràng Thi ngựa hí/Phố Tràng Thi những thầy khóa trẻ/Giấy hồng điều phấp phới bút hoa.
…. và tập thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi “ do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam ấn hành.
Yêu mến, tự hào về nước Việt, về tiếng Việt, Lưu Quang Vũ đã dành luôn một thi phẩm Tiếng Việt để nói về tiếng nói của dân tộc. Với nhà thơ, tiếng Việt không phải là cái gì quá đỗi trừu tượng mà là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất của mỗi con người, đó là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng gọi đò… Tiếng Việt mộc mạc, khỏe khoắn nhưng cũng mềm mại, tinh tế, bay bổng đến diệu kỳ mà như nhà thơ đã viết Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa/Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Với ông, tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ để giao tiếp mà chính là sợi dây để nối kết dân tộc, một nhân tố tạo nên sự bền vững muôn đời của đất nước Việt Nam: Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển/Có gọi thầm tiếng Việt đêm khuya/Ai ở phía bên kia cầm súng khác/Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Yêu đến tận cùng nước non này
Yêu nước đến mê đắm, nhưng Lưu Quang Vũ không chỉ ngợi ca, ông còn nói lên những mất mát, khổ đau, những buồn tủi của đất nước. Ông nghe trong tiếng đàn bầu nức nở: Cái nỗi buồn dân tộc/Cái nỗi buồn bị đày đọa lăng nhục; càng thấy thương hơn những thiệt thòi, tan nát mà dân tộc Việt phải gánh trên vai, phải luôn đánh vật với tai ương nước mắt, phải chịu tả tơi trong định mệnh đói nghèo. Thế nhưng dù đau khổ, đói nghèo đến đâu ông cũng yêu nước đến vô cùng. Trong bài thơ Người cùng tôi, sau khi nói đến những “khuyết tật” của người Việt, nhà thơ vẫn Ước chi được trở thành ngọn gió/Để được ôm trọn vẹn nước non này.
Giữa lúc cả nước đang trong âm hưởng ngợi ca “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, Lưu Quang Vũ lại viết những vần thơ mang tính nghịch âm nói lên những gian khó của Hà Nội, của đất nước trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ: Nơi tôi vào đời cùng cuộc chiến tranh/Những năm khó khăn/Hè phố đầy hầm, tường đầy khẩu hiệu/Quần áo mà mặt người màu cỏ héo/Thiếu ăn thiếu mặc thiếu nhà/Người đợi tàu ngủ chật sân ga/Trẻ em thiếu nơi học hành dạy dỗ… Và nhà thơ đã dũng cảm kêu gọi Người ta không thể sống bằng niềm tin đẹp/Bằng áp phích trên tường, bằng những lời đanh thép/Phải mang cho mọi người áo mặc cơm ăn/Phải có nhà trường cửa sổ trời xanh/Những bàn tay dám làm, những tấm lòng dám thật (Viết lại một bài thơ Hà Nội). Chính vì yêu nước, chứng kiến chiến tranh đã hủy hoại nhiều giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc nên nhà thơ đã lên tiếng như ông đã từng kêu gọi: Dân tộc trải xót xa nhiều nỗi khổ/Phải thương nhau mới sống được trên đời khi kết lại bài thơ Đất nước đàn bầu. Trách nhiệm của một người nghệ sĩ, ý thức công dân quyết liệt đã làm bật lên tiếng lòng của Lưu Quang Vũ. Đọc những vần thơ đầy tính phản tỉnh này mới hiểu vì sao ông dám viết những kịch bản sân khấu đầy chất đấu tranh đến vậy. Với ông, dù đất nước có đau thương hơn nữa, nghèo đói hơn nữa, đầy khiếm khuyết hơn nữa ông vẫn yêu đến tận cùng. Bởi như có lần nhà thơ đã tự bạch trong Người cùng tôi: Tôi làm sao sống được nếu xa Người/Như giọt nước bậu vào ngọn cỏ/Như châu chấu ôm ghì bông lúa/Người đẩy tôi ra tôi lại bám lấy Người/… Xin Người đừng nhìn tôi như kẻ lạ/Xin Người đừng ghẻ lạnh Việt Nam ơi/Người có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một Người.
Đọc Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, có cảm giác Lưu Quang Vũ đã gửi tất cả những gì sâu kín nhất vào thơ, ông làm thơ trước hết là để cho mình, viết ra những ẩn ức của mình… Chính vì vậy, thơ ông đã đứng lại được với thời gian. Và hơn hết, người ta nhận ra trong thơ ông một tình yêu đất nước vô bờ bến.
XUÂN THÀNH
Cập nhật thông tin chi tiết về Tình Yêu Đất Nước Trong Bài Thơ Cương Thổ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!