Bạn đang xem bài viết Tình Bạn Trong Thơ Phạm Hổ Viết Về Thiếu Nhi được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
3.1. Có một điều thú vị là thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có nhiều bài về tình bạn nhưng nhà thơ ít viết về tình bạn của con người. Trong thơ tình bạn của ông, nhân vật con người ít khi xuất hiện. Ta chủ yếu bắt gặp hình ảnh của những con vật, đồ vật, sự vật cùng những câu chuyện nho nhỏ, dễ thương về tình bạn. Dĩ nhiên, những con vật, đồ vật, sự vật này luôn gần gũi, quen thuộc với trẻ và đằng sau những câu chuyện của chúng chính là hình ảnh về tình bạn của con người, cụ thể là của trẻ em. Đó là câu chuyện về chú bò lơ ngơ đi tìm bạn, chuyện về chú thỏ nghe máy nói, chú gấu đen chụp ảnh tặng bạn thân, chuyện của hoa và bướm, ngỗng và vịt, rong và cá, cái rế và nồi, chảo… Có lẽ đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Bởi tình bạn được nhìn qua lăng kính đồng thoại thường trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn và do đó, dễ tạo được sự thích thú ở các bạn đọc nhí hơn.
Viết về thế giới loài vật nhưng những câu chuyện về tình bạn trong thơ thiếu nhi Phạm Hổ lại hiện lên vô cùng sinh động, chân thực, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Khi tiếp xúc với những câu chuyện này, độc giả nhỏ tuổi sẽ nhìn thấy tình bạn của mình trong đó.
Khác người lớn, với trẻ thơ, tình bạn thường được cụ thể hóa. Tình bạn của trẻ thơ bao giờ cũng được thể hiện qua sự gắn bó, quấn quýt, vui chơi mỗi ngày bên nhau. Tình bạn giữa rong và cá trong bài thơ cùng tên của Phạm Hổ nói lên điều đó: Một đàn cá nhỏ/ Đuôi xanh, đuôi hồng/ Quanh cô rong đẹp/ Múa làm văn công.
Trong tình bạn, điều quan trọng là sự sẻ chia những vui buồn. Từ câu chuyện giữa mèo và tro bếp trong bài thơ cùng tên, Phạm Hổ muốn gửi gắm đến các em mà ông xem là những người bạn nhỏ yêu quý thông điệp về sự sẻ chia trong tình bạn: Tro bếp làm đệm/ Mèo ta khoanh tròn/ Cả hai cùng ấm/ Cùng ngủ thật ngon.
3.3. Bên cạnh gửi gắm nhiều thông điệp, bài học giáo dục về tình bạn, thơ thiếu nhi của Phạm Hổ còn kể cho các bạn nhỏ nghe nhiều câu chuyện ngộ nghĩnh, đáng yêu về tình bạn mà chính các em cũng đôi lần trải qua.
Trong thơ viết về tình bạn của tác giả Chuyện hoa chuyện quả, có câu chuyện về chú thỏ có chút đa nghi nhưng lại rất hồn nhiên khi nghe máy nói với bạn: Thỏ đây! Ai nói đấy/ Mèo à? Mèo thế nào?/ Tớ không trông thấy cậu/ Nhỡ đứa khác thì sao? ( Thỏ nghe máy nói).
Trong tình bạn trẻ thơ, không tránh khỏi những lúc hờn lẫy. Câu chuyện gấu đen chụp ảnh gửi tặng bạn thân lẫy giận vì ảnh không được như ý muốn sau đây là một mẩu chuyện dễ thương: Gấu Đen chụp ảnh/ Gửi tặng bạn thân/ Gấu Trắng thợ giỏi/ “Tách” cái, chụp xong/ Lúc nhận ảnh xem/ Gấu Đen trợn mắt:/ – Sao mình bé choắt/ Lại cụt cả chân?/ Chụp chẳng nên thân/ Này đây trả cậu ( Gấu Đen).
Bài Thơ Bắp Cải Xanh ( Phạm Hổ ) – Dành Cho Thiếu Nhi Đặc Sắc Nhất
Bài thơ Bắp Cải Xanh ( Phạm Hổ ) là một bài thơ được nhiều độc giả biết đến nhất là những em nhỏ yêu thích thơ ca. Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ thiếu nhi bởi ông đã sáng tác một kho tàng thơ dành cho trẻ em. Những bài thơ của ông mang màu sắc mới mẻ, lời thơ trong sáng hồn nhiên nên được các bạn nhỏ mến mộ
– Phạm Hổ sinh ra tại một làng quê Bình Định (ngày trước gọi là xã Thanh Liêm, nay gọi là xã Nhơn An – huyện An Nhơn).
-Cách mạng tháng Tám thành công, tôi đi hẳn vào con đường văn học. Tôi làm thư ký trường trực ở chi hội văn hoá cứu quốc do anh Trần Mai Ninh phụ trách. Tôi viết bài ký đầu tiên về Bình dân học vụ Vén mắt được đăng ở Tạp chí Tiền phong của Hội Văn hoá cứu quốc Trung ương Hà Nội…
-Về lại khu 5 tôi được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ LK5. Cuối 1951 nhân có chủ trương giảm chế của Nhà nước, tôi xin về quê, vừa làm thông tin tuyên truyền ở xã, vừa kết hợp giúp đỡ cho gia đình
-Tôi làm việc ở nhà xuất bản Kim Đồng được ba năm thì lại chuyển qua làm ở nhà xuất bản Hội Nhà văn, rồi tiếp đó chuyển về làm ở báo Văn nghệ. Trước khi về báo tôi được cử đi vào Trại Kim Đồng và đóng với các em mồ côi, lưu lạc toàn Miền Bắc sang chiến tranh trong hai năm để sáng tác.
-Tôi trở về Hội năm 1983. Tôi làm Phó Trưởng ban đối ngoại của Hội và Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội. Tôi về hưu năm 1995 (69 tuổi) và từ đó đến nay vẫn tiếp tục viết cho các em và cho cả người lớn.
-Trong khoảng thời gian từ 9-1945 đến 6-1999, tôi đã sáng tác được 25 tập thơ, 35 tập truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… dành cho các em. Và khoảng 10 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và tiểu thuyết về phần viết cho người lớn
Sách viết cho thiếu nhi
-Chú bò tìm bạn (tuyển tập thơ, chọn từ hơn 15 tập thơ in riêng từng tập, in lần thứ 3, có bổ sung, NXB Kim Đồng, 1997)
-Chuyện hoa chuyện quả (truyện, Hà Nội, 1993)
-Mỵ Châu – Trọng Thuỷ (kịch, NXB Kim Đồng, 1993)
Sách viết cho người lớn
-Những ngày xưa thân ái (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1956)
-Ra khơi (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1960)
-Đi xa (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1973)
-Những ô cửa, những ngả đường (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1982)
-Vườn xoan (truyện, NXB Hội Nhà văn, 1962)
-Tình thương (truyện, NXB Phụ nữ, 1973)
-Cây bánh tết của người cô (truyện, Hà Nội, 1993)
Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa.
Củ Cà Rốt – Thi Phẩm Dành Cho Thiếu Nhi Đặc Sắc Nhất Của Nhà Thơ Phạm Hổ
Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội Ngập đầu Nhảy lên Đẹp thật! Tên em Cà-rốt Củ đỏ Lá xanh…
Chủ đề tình bạn Phạm Hổ thừa nhận “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người. Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập tôi viết cho tình bạn”.
Với trẻ thơ, ông đặc biệt quan tâm và chú ý tới câu chuyện bạn bè trong cuộc sống. Vì theo ông, trẻ em vốn rất khát khao tình bạn, chỉ với tình bạn mà các em thật sự có nét đồng điệu trong vui chơi và học tập hứng thú. Chính vì vậy mà thơ ông đã khơi dậy và phát huy tối đa, niềm vui và sự sáng tạo của trẻ nhỏ trong sáng tác.
Tình bạn trong thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu Bằng sự quan sát tinh tế, Phạm Hổ đã phát hiện ra đặc điểm của mỗi con vật. Ông đã chọn ra những chi tiết độc đáo để miêu tả một cách ấn tượng những loài vật đáng yêu, đáng quý. Nắm bắt được tâm lý trẻ em, Phạm Hổ không đi tìm hiểu đời sống và những hoạt động loài vật mà ông chủ yếu khai thác những “tính cách”, những vẻ đẹp của chúng. Qua đôi mắt trẻ thơ, các con vật được ông nhắc tới vừa phong phú, đa dạng lại mang những nét tính cách ngây thơ, hồn nhiên.
Những người bạn đáng yêu đó là những con vật ngộ nghĩnh, những người bạn mà các em vẫn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như các chú chó, chú mèo, con ngỗng, con chim , con bò, con bê, con cá… Thế giới loài vật trong thơ ông là một thế giới cực kỳ sinh động. Tác giả luôn tạo ra nụ cười dí dỏm, tạo nên chất hài hước, tươi tắn cho cuộc sống, tạo nên cái duyên riêng.
Bài thơ thể hiện thành công câu chuyện tình bạn trong thế giới loài vật, phải kể tới bài thơ Rong và Cá. Từ bức họa của một họa sĩ Trung Quốc mà nhà thơ Phạm Hổ đã diễn tả bằng bức tranh nghệ thuật ngôn từ, đem lại cho trẻ thơ Việt Nam món quà xinh xắn đậm màu sắc dân tộc. Nhân vật Rong và Cá là hai nhân vật đáng yêu.
Họ trở thành diễn viên đem đến một màn vũ kịch đẹp. Cái đẹp từ màu sắc trang điểm: Cô rong xanh, đuôi cá xanh, hồng; cái đẹp bởi dáng vẻ mềm mại và nhẹ nhàng của cô Rong. Cái đáng yêu của” đàn cá nhỏ” quanh cô Rong cùng điệu múa như các vũ công đẹp làm sao? Họ uốn lượn và quấn quýt bên nhau, cái đẹp hài hòa, yên bình và nhẹ nhàng. Cô Rong và đàn cá nhỏ hẳn rất quý mến nhau mới có sự kết hợp tuyệt vời đến thế
Củ Cà Rốt là một thi phẩm nổi bật cho phong cách thơ của nhà thơ Phạm Hổ. Bài thơ mở ra một thế giới mới dành cho thiếu nhi đồng thời giúp trẻ nhận biết rõ hơn về thế giới bên ngoài. Với nhịp điệu vui nhộn, thi phẩm này được rất nhiều bạn đọc biết đến và yêu thích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Thư Trung Thu Của Bác Hồ Viết Cho Thiếu Nhi
Thư Trung thu của Bác Hồ viết cho thiếu nhi
Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng – thế hệ tương lại của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc).
Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội năm 1958. Ảnh: T.L
Vào những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu hay mỗi khi các cháu làm được việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác Hồ thường đến thăm hỏi, động viên hoặc gửi thư, tặng quà. Trong số 16 bài thơ Bác dành cho thiếu nhi có tới một nửa được Bác viết vào những dịp Tết Trung thu. Đó là những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người.
Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu năm đó, Người viết bài thơ kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941 thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Học hành, giáo dục đã thông
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa…
Những lời thơ viết cho thiếu nhi mà cũng là cho tất cả mọi người. Trẻ em là lớp măng non, là búp trên cành đáng lẽ phải được nâng niu, chăm sóc nhưng chẳng may vận nước gian nan khiến các cháu chịu nhiều thiết thòi, cực khổ. Từ đó, Bác chỉ ra nguyên nhân của nông nỗi ấy là vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn. Người gọi mở, dẫn dắt để mở rộng nhận thức rồi đi đến vận động, giác ngộ các cháu:
Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay…
Thực tế là các cháu thiếu niên, nhi đồng đã vâng lời Bác dạy, hưởng ứng lời kêu gọi đó, tham gia các hoạt động yêu nước như: Kim Đồng, Vừ A Dính… góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Ngay mùa Thu độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã gửi thư động viên, thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm và niềm tin vào các cháu thiếu nhi:
Non sông Việt có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu.
Đã hơn nửa thế kỷ nay, những lời động viên, nhắn gửi của Bác luôn được vang vọng trong mỗi ngày khai trường, Tết Trung thu và được trân trọng khắc ghi trên mỗi ngôi trường, tạo niềm xúc động thiêng liêng, là nguồn động lực giúp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác.
Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:
Bác mong các cháu chăm ngoan
Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng
Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam
Vẫn là sự quan tâm và niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước. Bác nhắc đến những danh từ thiêng liêng như: Lạc Hồng, Tiên Rồng, Việt Nam như muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng nhỏ tuổi như: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản… Đây là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc đáng để các cháu noi theo.
Trong suốt cuộc đời chỉ muốn quên mình cho hết thảy (thơ Tố Hữu) của mình, Bác Hồ luôn canh cánh một ước mong, đó là các cháu thiếu nhi được ăn no, mặc ấm và được học hành. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tình thương yêu của Người dành cho các cháu thiếu nhi vẫn đậm sâu, tha thiết:
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.
(Thư Trung thu 1951)
Những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đều gửi thư cho các cháu mỗi dịp Trung thu về và khẳng định tình cảm bao la của mình: Ai yêu nhi đồng/bằng Bác Hồ Chí Minh. Lời Bác luôn nhẹ nhàng, trìu miến gắn với việc động viên các cháu tham gia, thực hiện những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình cách mạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi:
Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình…
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
(Thư Trung thu ngày 25/9/1952)
Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân – dân ta trên khắp các chiến trường liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng. Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi. Trong những chiến thắng đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu:
Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông
Được tin thắng trận cờ hồng tung bay
Các cháu vui thay
Bác cũng vui thay
Thu sau so với thu này vui hơn.
Cụm từ vui thay được lặp lại và câu thơ thứ 3 được ngắt thành hai dòng, mỗi dòng có bốn tiếng diễn tả niềm vui dâng trào, khôn xiết của Bác Hồ và của các cháu. Trong bài thơ này, Người đã tiên đoán chính xác, đồng thời khẳng định về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thu sau so với thu này vui hơn. Thu sau tức là mùa thu năm 1954 sẽ vui hơn thu này – mùa thu năm 1953. Quả đúng như vậy, ngày 7/5/1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân, dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trong tư thế của người chiến thắng và mùa Thu năm 1954 là mùa Thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù – mùa Thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do.
Nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai đã lật lọng không thực hiện đúng Hiệp định Giơnevơ về việc hiệp thương thống nhất đất nước – niềm mong ước lớn nhất của Bác, của nhân dân ta lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đó, Tết Trung thu năm 1956, Bác Hồ đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam bày tỏ niềm thương nhớ và động viên các cháu tin tưởng đến ngày sum họp, đoàn tụ tại hai miền Bắc, Nam sẽ không còn xa:
Bắc - Nam sẽ sum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi
Đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ, cùng với thiếu nhi miền Bắc, các cháu thiếu niên, nhi đồng ở miền Nam cũng thi đua lập công như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Kim Lịch… góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, Bắc – Nam sum họp một nhà thỏa lòng Bác mong…
Dù Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn gần gũi với mọi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi dành cho Bác mãi mãi sáng soi, dịu hiền như ánh trăng đêm rằm. Đọc lại thư Trung thu của Người, chúng ta lại được tắm mình trong tình thương yêu bao la, mát lành tỏa ra từ một tâm hồn lớn, nhân cách lớn.
Trần Văn Lợi
Theo http://www.baohoabinh.com.vn
Thu Hiền (st)
Bài Thơ Đàn Gà Con Phạm Hổ – Tình Bạn Ở Lứa Tuổi Trẻ Thơ Hồn Nhiên
Nội Dung
Bài thơ Đàn gà con được chép theo bản in trong tập Chú bò tìm bạn (1970). Về sau bài thơ này được đổi tên thành bài Mười quả trứng tròn.
Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp giữ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ
Lòng trắng, lòng đỏ, Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu Mắt sáng đen ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm!
Trong bàn tay ấm Chú đứng chú kêu Mẹ gà tục tục Chú ngoái nhìn theo
Ta thả chú ra Chạy ăn cùng mẹ Chạy biến cả chân! Chạy sao nhanh thế!
Gà là của bé Các chú đừng quên Ăn khoẻ, lớn khoẻ Đẻ rõ nhiều lên!
Bài thơ Đàn gà con rất quen thuộc với lứa tuổi ấu thơ đầy hồn nhiên và vui tươi. Đó là những động vật quen thuộc với cuộc sống của trẻ thơ. Và nó cũng khắc họa tâm hồn của trẻ thơ và những người bạn nhỏ đáng yêu của mình. Từ những quả trứng tròn xinh xắn được ấp nở, và nở ra những chú gà là niềm vui đối với các cô bé, cậu bé.
Ở bài thơ này tác giả Phạm Hổ cũng thành công trong việc gợi lên sự trân trọng và nâng niu của những chú gà mẹ. Những chú gà ấy chắc chắn cũng rất mong mỏi ngày các thiên thần bé nhỏ của mình chào đời. Chỉ với những câu thơ đơn giản và gần gũi Phạm Hổ đã thành công trong việc vẽ lên một thể giới thơ đầy ngộ nghĩnh và đáng yêu nhưng cũng đầy cảm xúc và tình cảm nhờ sự ấm áp của tình mẫu tử.
Bằng một cảm nhận vô cùng tinh tế, nhà thơ Phạm Hổ đã thể hiện được cảm xúc vô cùng gần gũi và thân yêu. Đó là cái mỏ tí hon, cái chân bé xiu… Những từ ngữ đơn giản như vậy nhưng chứa đựng sức gợi hình đã làm cho thế giới trẻ thơ trông vui tươi hơn. Chính những chú gà con mới nở đã mang đến sự vui tươi cho cả khu vườn.
Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp giữ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ
Lòng trắng, lòng đỏ, Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu
Với cách thức sử dụng ngôn từ của mình, tác giả đã miêu tả hình dáng của những chú gà. Qua đó ta có thể cảm nhận được sự đáng yêu của những chú gà. Qua đó cũng thấy được tình yêu thương, sự trìu mến mà các em bé trẻ thơ dành cho người bạn nhỏ của mình. Sự trìu mên ấy làm ai cũng yêu thương và trân trọng.
Khi ngắm nhìn các chú gà con xinh xắn ấy khiến cho các cô bé cậu bé không khỏi thốt lên bao lời yêu thương. Đó cũng chính là tình cảm chân thành của các đứa trẻ. Và với các em các chú gà con là những người bạn bé nhỏ của mình. Hình ảnh ấy thật chân thật và hồn nhiên biết mấy.
Ta thả chú ra Chạy ăn cùng mẹ Chạy biến cả chân! Chạy sao nhanh thế!
Tình cảm ấy cũng chính là sự thân thiết của những đôi bạn nhỏ và cũng chính là sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.Tình cảm ấy chạm vào trái tim của biết bao người yêu thơ. Và cũng là cái tạo nên sự đặc sắc của bài thơ này. Với bài thơ này tình cảm được chuyển tải không chỉ là tình bạn ấm áp mà còn là tình mẫu tử thiêng liêng. Đó cũng chính là lý do giải thích cho việc các chú gà nhỏ đã biết gọi mẹ. Cũng như biết trở về sau khi nghe tiếng gọi thân thương ấy. Những nội dung này rất trong sáng và chất chứa đầy tình cảm.
Bài thơ Đàn Gà Con gợi cho chúng ta tình bạn giữa trẻ thơ và loài vật. Đó là mối tình đẹp và cũng có cả tình mẫu tử mà mẹ dành cho con.Đọc bài thơ này ta cảm nhận được một hồn thơ đầy ấm áp yêu thương dành cho thiếu nhi của nhà thơ Phạm Hổ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Chú Bò Tìm Bạn Phạm Hổ
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: – “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò” tìm gọi mãi…
Cảm nhận bài thơ Chú bò tìm bạnBài thơ Chú bò tìm bạn được Phạm Hổ diễn đạt rất hay. Đó là câu chuyện chân thật về tình bạn của tác giả. Trong bài thơ này chú bò nhìn thấy bóng của mình trên mặt nước và tưởng đó là bạn của mình. Ở đó ta cảm nhận được cái nét lơ ngơ nhưng nét lơ ngơ ấy cũng thật đáng yêu biết mấy.
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: – “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Đáng yêu ở chỗ chú bò biết chào hỏi khi gặp người khác. Cũng đáng yêu ở diểm hành vi tha thiết gọi bạn…. Chú bò nhìn thấy bóng của mình và ngỡ đó là một chú bò khác, khi đó ngay lập tức chú đã biết chào hỏi và làm quen với bạn. Đó là điều đáng quý trong tình bạn. Bởi tình bạn chỉ bắt đầu khi chúng ta trở nên thân thiết và cởi mở, hòa đồng với nhau hơn.
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò” tìm gọi mãi…
Thêm một điều đáng quý ở đây chính là khi thấy bạn tan biến, chú bò đã bày tỏ sự cảm thương của mình bằng cách ậm ò tìm gọi bạn. Đó chính là giá trị và cũng là nội dung thứ hai mà Phạm Hổ muốn chuyển tải trong bài thơ này. Bởi đừng bao giờ lãng quên người bạn đã rời xa mình mà mình không rõ lý do. Bởi lẽ có thể có một ly do nào đó mà họ đã không kịp nói lời từ giã. Qua bài thơ này ta sẽ tìm thêm được nhiều sự giáo dục bổ ích cho bản thân mình về tình bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tình Bạn Trong Thơ Phạm Hổ Viết Về Thiếu Nhi trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!