Xu Hướng 5/2023 # Tiếu Lâm Thời Cộng Sản # Top 5 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tiếu Lâm Thời Cộng Sản # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Tiếu Lâm Thời Cộng Sản được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tiếu lâm thời cộng sản 1

Sống trong xã hội cộng sản quả thật có lắm chuyện hài bi, lắm chuyện thật như đùa và cũng lắm chuyện cười ra nước mắt. Thế nhưng nếu không lấy tiếng cười để xoa dịu tâm hồn có lẽ ta sẽ căng thẳng mà đột tử mất.

Để cuộc đời này bớt đi tiếng thở dài, thao thức cũng là tiếp thêm sinh khí cho mình chi bằng chúng ta hãy thư giãn và tự trào lộng một chút với những câu chuyện do Dongsongxanh sưu tầm.

1. Stalin quyết định vi hành trong thành phố để xem công nhân sống như thế nào. Và, một lần ông bí mật rời khỏi Điện Kremlin. Ông rẽ vào rạp chiếu phim. Cuối chương trình, người ta tấu lên Quốc ca Liên Xô, còn trên màn ảnh xuất hiện hình ảnh to lớn của Stalin. Tất cả mọi người đứng dậy và bắt đầu hát – ngoại trừ Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tự thỏa mãn. Một phút sau có một khán giả hàng ghế sau hướng đến Stalin và thì thầm vào tai ông ta: “Nghe này, đồng chí, tất cả chúng ta ai cũng cảm nhận được chính điều ấy, nhưng hãy tin tôi, cứ đứng dậy đi là an toàn nhất”

2. Một người chết phải xuống âm phủ mới thấy có hai địa ngục: TB và CS. Ở địa ngục TB có đầy quỷ sứ hành hình tội nhân trong vạc dầu, dùng kìm búa tra tấn. Ông ta vội chạy sang địa ngục CS thì chỉ thấy một hàng người rồng rắn. Xếp hàng mãi mới vào đến cửa thì thấy một ông già hình như là Karl Marx.

“Ông có thể cho biết địa ngục CS có gì khác?”

Marx nói: “Cũng thế thôi, cũng toàn quỷ sứ luộc ông trong vạc dầu, rồi dùng dao kéo cắt da xẻ thịt ông.”

Người đàn ông nọ ngạc nhiên: “Vậy tại sao lại phải xếp hàng dài thế?”

Marx buồn bã:

“Nhiều khi chúng tôi thiếu cả dao và cả dầu, thậm chí không có cả nước nóng…”

3. Leonid Breznev đang có chuyến thăm chính thức quốc gia tại Pháp và người ta tổ chức một chuyến thăm quan-VIP giới thiệu Paris cho ông. Người ta giới thiệu những vẻ đẹp của Điện Elysé, còn ông, như mọi khi, vẫn giữ khuôn mặt như đá. Khi người ta giới thiệu cho ông những tuyệt tác của Luvr, ông chẳng hề có phản ứng, biểu hiện gì… Người ta đưa ông đến Khải Hoàn Môn, ông không hề một chút mảy may biểu hiện thích thú. Cuối cùng, đoàn xe chính thức tiến đến dưới chân Tháp Eiffel. Và ngay lúc đó Breznev kinh ngạc. Ông quay hướng sang các bạn Pháp và hỏi một cách sửng sốt:” Các bạn này, ở Paris có đến những 9 triệu dân…mà các bạn chỉ có chính xác đúng một tháp canh thôi à?”

4. Ba người công nhân bị vào tù và hỏi nhau, vì cái gì. Người đầu tiên: “Tôi luôn luôn đi làm việc muộn mất năm phút, bởi thế người ta kết tội tôi tội phá hoại ngầm”. Người thứ hai: “Tôi luôn luôn đến sớm năm phút, bởi thế họ buộc tôi tội hoạt động gián điệp”. Người thứ ba: “Tôi luôn luôn đi làm việc đúng giờ, bởi vậy họ kết tội tôi cái tội rằng tôi dùng sản phẩm Phương Tây”.

5. Có một cụ ông đang chết trong một túp lều tồi tàn trên thảo nguyên.

Tiếng gõ cửa nghe hung bạo vang lên.

– Ai ở ngoài ấy đấy? – ông già hỏi.

– Tử Thần đây, – một giọng nói vang lên từ sau cánh cửa.

– Lạy Chúa – ông già nói – Thế mà tôi nghĩ là K.G.B.

6. Tại sao các cựu sĩ quan “Stazi” lại là những người lái taxi tốt nhất ở Berlin? Bởi vì bạn chỉ cần gọi tên mình là đủ, còn bạn sống ở đâu – họ đã biết rồi.

7. Hỏi: CNCS có thể xây dựng thành công ở Mỹ được không? Đáp: Được chứ. Nhưng sau đó thì chúng ta sẽ mua ngũ cốc từ đâu?

Hỏi: Đến gia đoạn cuối cùng của CNXH, tức là CNCS, thì có còn trộm cắp không? Đáp: Không? Vì mọi thứ đã bị lấy sạch trong giai đoạn CNXH rồi.

Hỏi: Đặc điểm gì có thể coi là thường xuyên trong nền kinh tế XHCN? Đáp: Tạm thời hết hàng!

Hỏi: Sự khác nhau giữa nền thương nghiệp CNXH và CNTB là gì? Đáp: Thương nghiệp TB: cái giống gì cũng có bán. Thương nghiệp XHCN: thấy giống gì cũng nhào vô mua (không thì hết hàng).

Hỏi: Có phải Mỹ là nước có những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới? Đáp: Đúng. Nhưng ngược Liên Xô lại là nước chế tạo được những linh kiện bán dẫn to nhất thế giới!

Hỏi: Có thể sống nổi chỉ với đồng lương chính không? Đáp: Không biết. Chưa thằng nào trong chúng tôi dám thử cả.

8. Một thiếu nữ người Pháp sang Mạc-Tư-Khoa du lich đúng thời kỳ ĐCS Liên Xô còn đang cực thinh. Mùa đông giá lạnh, cô ta xếp hàng trước một hợp tác xã để hỏi mua một đôi găng tay. Quầy hàng trống trơn nhưng chủ nhiệm HTX sợ mất mặt XHCN trước một du khách ngoại quốc nên tìm cách:

– Cô có thể cho tôi đo bàn tay của cô để chúng tôi tìm cho cô một đôi thật vừa vặn không? Một bà xồn xồn người Nga đứng sau lưng nổi đóa:

– Trời ạ! Làm sao cô tin được nó. Tôi chỉ hỏi mua có một cuộn giấy chùi đ. mà phải tụt quần, chổng khu cho nó đo hai lần, rồi lại phải rinh cả cái bàn cầu tới cho nó xem mà còn chưa có nữa là…

9. Tù nhân A: – Anh bị giam bao lâu rồi? Tù nhân B: – Khoảng 10 năm. Tù nhân A: – Thế anh bị tội gì? Tù nhân B: – Chẳng có tội gì cả. Tù nhân A: – Không lẽ họ đã đổi luật, thông thường không có tội gì thì chỉ có 7 năm thôi mà.

(xem ra thì anh Điếu Cày ở VN bị phạt có 900 triệu và tù 2 năm vẫn còn nhẹ chán)

10. Khi đi ngang một toà nhà 3 tầng, cô hướng dẫn viên giới thiệu với đoàn khách du lịch:

– Toà nhà này trước đây được coi là toà nhà cao nhất thành phố Saint Petersburg.

Đám du khách ngẩn người, một tên ngồi cạnh hỏi lại cho chắc ăn:

– Toà nhà này chỉ cao có 3 tầng, bộ trước đây thành phố Saint Petersburg không có nhà lầu hay sao?

Cô hướng dẫn viên tủm tỉm cười:

– Không phải đâu, toà nhà này là trụ sở chính của KGB, đứng trên lầu hai của toà nhà này người ta có thể nhìn thấy tận… Tây Bá Lợi Á (Siberia), cách đó cả ngàn dặm. Nên toà nhà này được coi là cao nhất thành phố.

11. Ông Brezhnev già cả, khi ra đọc diễn văn trước Thế vận hội đã há miệng ra “O-O-O-O-O”. Người phụ tá vội nói “Không, đây là logo của Olympics”

12. “Người Đông Âu nghĩ về Liên Xô như nước đàn anh hay nước bạn?”

“Dĩ nhiên Liên Xô là Anh rồi. Vì anh em thì không chọn được, còn bạn thì tự mình được quyền chọn”

13. Trong đại hội 20 của đảng Cộng sản Liên Xô, chính Khrushchev-người Ukraina – cũng kể tiếu lâm sau khi đọc bản báo cáo nổi tiếng kể ra các tội ác của Stalin:

“Stalin muốn cho cả nước Ukraina đi đầy nhưng các trại ở Siberia không còn chỗ”. Bản tốc ký của đại hội còn ghi lại phản ứng của các đại biểu là “Cười!”

14. Tại Đông Đức thì chính một lãnh đạo cao cấp, cựu Ủy viên Bộ chính trị kể lại chuyện như sau về bộ máy tuyên truyền Liên Xô:

“CNTB đã đứng bên bờ vực thẳm. CNCS mau mắn đi vượt lên…”

15. Phái đoàn Gruzia đến Cẩm Linh thăm Stalin.

”Khi họ về, Stalin thấy mất chiếc tẩu liền gọi trùm mật vụ Beria vào và ra lệnh đuổi theo khám túi các vị khách.

”Năm phút sau, Stalin tìm thấy tẩu dưới gầm ghế liền gọi Beria lại. Beria báo cáo:

“Thưa đồng chí, đã quá muộn, trong đoàn có 10 người thì năm người thú nhận đã lấy cắp chiếc tẩu. Năm tên còn lại đã chết trong lúc bị thẩm vấn.”

16. Tiếu lâm Hungary về lãnh tụ Matyas Rakosi

“Hai người bạn đi trên phố. Một người hỏi:

“Anh nghĩ gì về ông Rakosi?”

“Tôi không thể nói cho anh ở đây được,” “Hãy đi theo tôi.”

Hai người đi vào một phố vắng. “Nào, cho tôi biết anh nghĩ gì về Rakosi?” người bạn gặng hỏi

“Không, chưa được, chỗ này chưa được,” và thế là hai người tiếp tục vào một ngõ nhỏ, “Chỗ này được chưa?” Họ xuống một tầng hầm của tòa nhà.

“Chưa, chưa an toàn.” Cuối cùng, họ xuống tận một tầng hầm vắng vẻ. “OK, cho tôi biết đi chứ.” Người bạn nhìn quanh lo ngại rồi nói,”Đúng ra thì tôi khá thích ông ta.”

17. Vì sao xe hơi Traban của Đông Đức có bộ phận sưởi kính sau? Để khi đẩy xe mùa băng tuyết không bị cóng tay.

18. Ngay cả khi các lãnh tụ già nua ốm yếu, dòng tiếu lâm vẫn không dứt:

“Đài phát thanh Matxcơva đưa tin: Dù chưa tỉnh cơn hôn mê, đồng chí tổng bí thư kính mến vẫn quay lại văn phòng để lo công việc cho đất nước.”

19. Điều gì xảy ra nếu một con cá sấu đớp phải Brezhnev? – Hai tuần đầu, nó chỉ cắn phải huân chương.

20. 100 răng và 4 chân, là con gì? – Cá sấu. – Thế 100 chân và 4 răng? – Bộ Chính trị thời Brezhnev.

21. Brezhnev ngồi trong phòng làm việc, tay cầm cuốn hồi ký “Đất nhỏ” vừa được một giải thưởng văn chương lớn. Suslov lao vào phòng, thở hồng hộc. – Đồng chí Brezhnev, đồng chí cho gọi tôi ạ? – Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa? – Sao lại chưa, tôi đã đọc tới hai lần rồi. – Được, đồng chí có thể đi. Một lát sau, Malynovsky đến. Brezhnev cũng hỏi ông ta: – Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa? – Sao lại chưa, tôi đã đọc hai lần và rất thích. Brezhnev lẩm bẩm một mình: “Hừm, bọn chúng bảo thích cuốn sách. Có lẽ ta cũng phải đọc một lần cho biết.”

22. Tại sao Chernenko luôn luôn nói vào 3 chiếc mi-crô ? – Một chiếc để bám, một chiếc để thở ô-xy, chiếc thứ ba để nhắc bài cho ông ta.

23. Trong phiên họp hôm nay, Bộ Chính trị thông qua những nghi. quyết sau đây: – Cử đồng chí K.U. Chernenko làm tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. – Chôn cất đồng chí ấy tại Hồng trường.

24. Tại lễ tang Chernenko, người ta kiểm tra giấy mời những người vào Hồng trường: – Đây là cái gì? – Thưa đồng chí, tôi có vé tháng mà.

25. Một vị lãnh đạo đảng cấp cao phàn với với bác sĩ về hệ tiêu hóa tồi tệ của ông ta: – Bác sĩ biết không, tôi cứ ăn trứng cá là lại thải ra trứng cá, ăn cá hồi là lại thải ra cá hồi… Phải làm gì bây giờ? – Thì ngài cứ thử ăn những món mà thường dân Xô-viết hay ăn xem…

26. Trong thời kỳ khủng hoảng ở Ba Lan, người ta thông báo cho tân tổng bí thư Androvpov, cựu chủ tịch KGB: – Thưa Yuriy Vladimirovich, đại sứ Ba Lan đã đến… – Điệu nó ra đây!

27. Trong thời gian diễn ra chiến dịch chống tệ nghiện rượu, Gorbachov đến thăm một nhà máy. Giữa vòng vây của các nhà báo, ông đặt câu hỏi cho một công nhân tiên tiến: – Thử nói xem: đồng chí có thể làm việc như thế này sau khi uống một chai vốt-ca không? – Có thể. – Thế sau hai chai? – Cũng vẫn có thể. – Thôi được. Nhưng sau ba chai? – Như đồng chí thấy, tôi vẫn làm việc đấy thôi.

28. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Tại sao chúng ta vẫn chưa tiến đến chủ nghĩa cộng sản? – Những kết quả mới nhất của học thuyết duy vật lịch sử cho thấy giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, xuất hiện một giai đoạn phát triển mới: chủ nghĩa nghiện ngập tiền tiến.

29. Vào giữa thời gian diễn ra chiến dịch chống tệ nghiện rượu của Gorbachov, chủ tịch Xô-viết xã cho gọi cô thư ký vào văn phòng và bắt đầu lột quần áo cô ta. – Nhưng đồng chí Ivan Petrovich ơi, ít nhất ta cũng phải đóng cửa chứ? – Không được đâu, Klavka ạ, người ta tưởng hai ta chuốc rượu nhau trong này mất.

30. Hai bộ xương trò chuyện: – Cậu sống vào thời nào? – Thời Brezhnev. – Thế cậu chết thời nào? – Cũng thời ấy. Còn cậu, cậu sống thời nào? – Thời cải tổ (perestroika). – Thế cậu chết thời nào? – Đâu có, tớ vẫn đang sống đây thôi!

31. Một người Anh, một người Pháp và một người Nga (Liên Xô cũ) nói chuyện với nhau về hạnh phúc.

“Mùa đông”, người Anh nói, “sau một cuộc đi săn thành công trở về, ngồi bên lò sưởi, uống Brandy. Đối với tôi đấy là hạnh phúc”.

“Đối với tôi”, người Pháp nói, “thì hạnh phúc là được ăn trong một khách sạn sang trọng, uống rượu vang ngon, bên cạnh là một cô nàng xinh đẹp và sau đó là một đêm ân ái với nàng”.

“Các vị thì biết gì về hạnh phúc mà đòi nói”, người Nga lên tiếng. “Đối với tôi thì hạnh phúc là sau một ngày đầu tắt mặt tối được trở về căn hộ tập thể với vợ, hai con, cùng bà mẹ vợ rồi giữa đêm khuya có tiếng gõ cửa gấp gáp, tôi mở cửa thì thấy hai người lực lưỡng, mặt hầm hầm, hỏi trống không: “Công dân Paramanov?”, tôi đáp: “Không phải, Paramanov ở tầng trên cơ”. Bấy giờ tôi lại chui vào chăn, lòng tràn đầy hạnh phúc”.

32. Fidel Castro dắt cháu đi dạo.

“Ông ơi, bao giờ cháu lớn, cháu cũng làm lãnh tụ Cu Ba”, đứa cháu nói. “Mày phải tìm nghề khác!”, Fidel quát, “Cu Ba chỉ cần một lãnh tụ là đủ!”

33. Fidel Castro đang hùng hồn diễn thuyết tới giờ thứ tư trong bài phát biểu dài sáu tiếng của mình. Vừa diễn thuyết ông vừa đưa người chủ tọa một mẩu giấy ghi “thứ 8 từ bên trái, hàng 17 từ dưới lên”. Công an tiến vào và lẳng lặng áp tải người ngồi ở vị trí đó ra ngoài, trong khi bài phát biểu vẫn được tiếp tục. Sau buổi họp, người ta chúc mừng Fidel Castro đã phát hiện ra tên gián điệp.

“Làm sao đồng chí phát hiện được hắn?” người chủ tọa hỏi.

“Rất đơn giản,” Castro trả lời. “Lenin đã dạy chúng ta, kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội không bao giờ ngủ.”

34. “Tôi đố bạn vì sao nước Đan Mạch không đi theo con đường cộng sản?” “Thượng Đế thương dân tộc nhỏ bé đó quá nên không nỡ.”

35. “Quân Mỹ ở Tây Đức hỏi một đàn cừu từ phía Đông sang: “Sao cừu lại bỏ vùng do Hồng quân Liên Xô chiếm?

Cừu đáp: “Tất cả chỉ vì công an mật.” “Sao thế? Họ làm gì?” “Stalin ra lệnh cho họ bắt tất cả các con voi.” “Nhưng chúng bay có phải là voi đâu.” “Thế thì các ngài thử giải thích với công an mật xem.”

36. Còn ông, ông thích sưu tầm gì? – tổng thống Mỹ hỏi Brezhnev. – Tôi á? Tôi sưu tầm truyện tiếu lâm. – Được nhiều chưa ông? – Ồ, khoảng 2 trại tập trung…

37. Cuối thời kỳ NEP (Tân kinh tế, 1921-1927), Rabinovich bị gọi đến cơ quan Cheka: – Công dân Rabinovich, chắc anh biết chúng tôi đã khởi công xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng gặp phải những khó khăn tạm thời về mặt tài chính. Chắc chúng tôi có thể tính đến sự giúp đỡ của anh chứ? Hẳn là anh còn chút vàng dự trữ cất trong hòm. Thông minh nhất là hãy đưa nó cho chúng tôi… – Được thôi, nhưng trước hết tôi phải bàn bạc với vợ tôi đã. Ngày hôm sau, Rabinovich lại bị triệu đến Cheka. – Thế nào, công dân Rabinovich? Cô vợ anh nói gì? – Cô ấy bảo: “Nếu họ không có tiền thì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm đếch gì!?”

38. Các thành viên ban lãnh đạo thượng đỉnh của Đảng bị bệnh chấy rận. Các bác sĩ đủ loại tìm cách diệt chấy rận, nhưng không thành. Cuối cùng, người ta cho gọi Radek, kẻ có thể tìm thấy một giải pháp gì đó cho mọi việc. Radek nói: – Không gì đơn giản hơn thế! Phải tập thể hóa lũ chấy rận! Đa số chết rụi, số còn lại sẽ tháo chạy!

39. Một người Mỹ và một người Nga tranh luận xem ai vĩ đại hơn: tổng thống Hoover hay Stalin? – Tất nhiên là Hoower rồi! Bởi lẽ ông đã cai nghiện cho chúng tôi! – Đã có gì là to tát! Stalin còn cai ăn cho chúng tớ thì sao!

40. Ba tù nhân trò chuyện trong xà-lim: – Sao cậu bị tù? – Tớ phê phán Radek. Còn cậu? – Tớ ca ngợi Radek. – Thế cậu? – hai người quay sang người thứ bạ – Tớ là Radek đây.

41. Có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước không? – Xây dựng thì có thể, nhưng sống ở đó thì không.

42. Nửa đêm, hai vợ chồng bừng tỉnh vì tiếng động ầm ĩ và tiếng chân người huỳnh huỵch. Đột ngột, một hồi chuông dài xé tan màn đêm và ai đó đập cửa rầm rầm. – Mở cửa ra ngay! Hai vợ chồng nhìn nhau nghẹn ngào. Cuối cùng, người chồng lấy hết sức lực đứng dậy và ra mở cửa. Một phút sau, anh thở dài nhẹ nhõm quay vào: – Có gì đâu em, nhà cháy ấy mà.

43. Trong xà-lim, năm 1937. – Cậu bị mấy năm tù? – 25. – Vì tội gì? – Tớ vô tội. – Nói láo! Vô tội thì chỉ bị 10 năm thôi.

44. Stalin phát biểu tại một cuộc họp Đảng. Trong khi ông nói, ai đó buột miệng hắt hơi. – Ai vậy? – Stalin hỏi. Im lặng. – Hàng một, đứng lên! Dẫn họ đi! Xử bắn tất cả! Hoan hô rầm rộ. – Ai vậy? – Stalin lại hỏi. Im lặng. – Hàng hai, đứng lên! Bắn chết lũ chó dại ấy đi! Reo hò không ngớt. – Ai vậy? Im lặng. – Hàng ba, đứng lên! Bắn hết chúng nó đi! Cả phòng đứng dậy vỗ tay, hò reo vang dội: “Stalin vĩ đại muôn năm!” – Ai vậy? – Tôi, tôi đây mà! – ai đó đứng dậy, khóc nức nở. – Chúc sức khỏe đồng chí!

45. Năm 1937, nhân 100 năm ngày mất của Pushkin, người ta tổ chức một cuộc thi thiết kế đài kỷ niệm thi hào. Người ta đề ra 3 giải thưởng. Giải ba là một tượng Stalin đang đọc thơ Pushkin. – Đúng về mặt lịch sử – Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện chính trị. Đường lối của Đảng để đâu? Giải nhì là một tượng Pushkin đang đọc sách Stalin. – Đúng về mặt chính trị – Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện lịch sử. Thuở sinh thời Pushkin đã làm gì có sách của đồng chí Stalin? Cuối cùng, giải nhất được trao cho tác giả tượng đài Stalin đọc sách của Stalin.

46. A lô, KGB phải không? – Đúng. Có chuyện gì vậy? – Xin thưa, con vẹt của tôi bay mất rồi. – Thì saỏ – Nếu chẳng may tìm thấy nó, xin các đồng chí viết vào biên bản rằng tôi hoàn toàn không dính dáng gì đến những quan điểm chính trị của nó.

47. Sau Thế chiến thứ hai, nhiều người Armenia quyết định trở về nước Cộng hòa Xô-viết Armeniạ Một cặp anh em người Armenia bàn bạc với nhau: người anh đi trước và nếu cảm thấy nên di cư sang Liên Xô thì anh ta sẽ viết thư cho cậu em bằng mực xanh, bằng không, sẽ viết bằng mực đỏ. Ít lâu sau, người em nhận được lá thư gửi đi từ Liên Xô, viết bằng nét mực xanh: “Mọi thứ đều tuyệt vời. Anh được cấp nhà cửa, có công ăn việc làm và đầy đủ mọi thứ. Kể ra thì cũng có vài thiếu thốn nhưng hoàn toàn không đáng kể. Ví dụ: rất khó mua được mực đỏ.”

48. Trong một buổi học tập chính trị, Rabinovich hỏi giảng viên: – Nếu quả thực ở ta mọi thứ đều tuyệt vời thì tại sao bơ lại biến đâu mất khỏi các cửa hiệu? – Đồng chí ạ, tôi sẽ tìm hiểu và trả lời đồng chí vào dịp sau Vào buổi học sau, lại có người giơ tay hỏi. Giảng viên nhận ra anh ta: – Tôi biết, biết mà, đồng chí muốn hỏi tại sao bơ lại biến đâu mất khỏi các cửa hiệu chứ gì? – Không, tôi muốn hỏi đồng chí Rabinovich biến đâu mất rồi?

49. Trong tương lai gần, chiến tranh có xảy ra không? – Chiến tranh thì không, nhưng sẽ diễn ra cuộc đấu tranh giành hòa bình ác liệt đến nỗi thế giới này phải tan tành.

50. Ai phát minh ra dây thép gai? – Michurin, bằng cách lai tạo rắn với nhím.

51. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Hệ thống Xô-viết ưu việt hơn các hệ thống khác ở chỗ nào? – Hệ thống Xô-viết ưu việt ở chỗ nó có khả năng giải quyết được những khó khăn không thể nảy sinh ở các hệ thống khác.

52. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Cái gì có trước: gà mái hay trứng? – Trước kia đã từng có cả gà mái lẫn trứng.

53. Khrushchev đi thăm một trại nuôi lợn. Khi tập trung bài vở ở tòa soạn tờ “Sự thật” (Pravda), mọi người hoảng hốt bàn bạc nhau: phải đề thế nào dưới tấm ảnh cỡ lớn sẽ được đưa lên trang nhất. Mọi người thay nhau đưa ra những đề nghị: “Đồng chí Khrushchev giữa đàn lợn”, “Đàn lợn bao quanh đồng chí Khrushchev”… Ngày hôm sau, tấm ảnh được chú như sau: “Đồng chí Khrushchev – thứ ba từ bên trái”.

54. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Hai hệ thống nào không thể hòa hợp với nhau ? – Hệ xã hội chủ nghĩa và hệ thần kinh.

55. Nếu tớ không nhầm, loại nước hoa này là của ngoại phải không? – Đúng vậy, từ phương Tây thối nát đấy. – Ừ, có thể nó thối thật, nhưng mùi vị của nó mới vương giả làm sao!

56. Stalingrad bị đổi thành Volvograd. Ngày hôm sau, một bức điện được gửi từ thế giới bên kia đến địa chỉ Bộ Chính trị: “Tôi đồng ý việc đổi tên. Joseph Volghin.”

57. Cần cử một giáo sĩ đứng đầu nhà thờ Do Thái ở Moscow. Người ta đệ lên Khrushchev danh sách các ứng cử viên. – Gì thế này, các đồng chí điên cả sao ? – xem xong bản danh sách, Khrushchev gào lên. – Toàn Do Thái cả à!

58. Bà ơi, bác Lenin tốt lắm phải không? – Ừ, cháu ạ, bác tốt lắm. – Thế bác Stalin xấu lắm phải không? – Xấu, cháu ạ, bác ấy xấu lắm. – Còn bác Khrushchev, bác ấy cũng tốt hở bà? – Rồi sau mình sẽ biết, cháu ạ, nếu bác ấy qua đời.

59. Rốt cục Rabinovich cũng được đi nước ngoài cùng một nhóm du lịch, nhưng anh ta chỉ được qua các nước dân chủ nhân dân. Mỗi lần đến một nước, anh lại gửi điện tín về nơi làm việc của mình: “Gửi lời chào từ nước Bulgaria tự do. Rabinovich.” “Gửi lời chào từ nước Rumania tự do. Rabinovich.” “Gửi lời chào từ nước Hung tự do. Rabinovich.” “Gửi lời chào từ nước Áo. Rabinovich tự do.”

60. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Lenin, nhà máy gỗ Moscow bán loại giường ba dành cho các cặp vợ chồng, với nhãn hiệu “Lenin ở giữa chúng ta”.

61. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Cái gì tồn tại vĩnh viễn ở Liên Xô? – Những khó khăn tạm thời.

62. Một trăm năm sau, trong chủ nghĩa cộng sản, cháu hỏi bà: – Bà ơi, xếp hàng là gì hở bà? – Cháu biết đấy, lâu lắm rồi, từ thời xã hội chủ nghĩa cơ, người ta đứng thành hàng dài để mua bơ và lạp xường. – Thế “bơ” với “lạp xường” là gì hở bà?

63. Con người sẽ sống ra sao trong xã hội cộng sản? – sau buổi học, mọi người hỏi giảng viên. – Thì ai nấy đều có nhà lầu, xe hơi, thậm chí máy bay riêng nữa. – Máy bay á? Để làm gì vậy? – Chẳng hạn nếu đồng chí sống tại Moscow và được tin ở Sverdlovsk có thịt, lúc đó đồng chí chỉ việc mặc quần áo, nhảy lên máy bay và phóng vèo đến Sverdlovsk!

64. Các cụ có nghe tin vui chưa? – anh hàng xóm của gia đình Fyodor nhiệt tình hỏi. – Hai mươi năm nữa, tất cả mọi người sẽ được sống trong chủ nghĩa cộng sản. – Cậu biết đấy, bọn tôi già rồi, chẳng còn gì đáng kể nữa. Chỉ lo cho bọn trẻ…

65. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Con người trong tương lai của chủ nghĩa cộng sản sẽ như thế nào? – Tay anh ta sẽ nhỏ và yếu ớt vì anh ta không phải làm lụng gì cả, máy móc sẽ làm thay hết cho anh tạ Chân anh ta sẽ nhỏ và yếu ớt vì đi đâu anh ta cũng dùng xe hơi. Dạ dày anh ta sẽ bé tý vì anh ta chỉ ăn các viên thuốc có hàm lượng dinh dưỡng caọ Và đầu anh ta sẽ khổng lồ, vì anh ta luôn phải suy nghĩ xem có thể kiếm những viên thuốc ấy ở đâu…

66. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Armenia được không? – Được, nhưng nên khởi đầu nó ở Georgia thì hơn.

67. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Sự khác nhau giữa người lùn Xô-viết và người lùn Mỹ là gì? – Người lùn Xô-viết cao hơn một cái đầu.

68. Ngày bầu cử. Tại một khu vực bầu cử, một cử tri, thay vì quẳng bừa lá phiếu vào hộp, lại tỏ vẻ xem xét nó. – Cậu làm gì thế? – đại diện chính quyền nghiêm khắc hỏi. – Sao lại làm gì? Tôi muốn biết mình sẽ bầu cho aị – Cậu điên à? Cậu không biết bầu cử là bí mật ư ?!…

69. – Cậu đã nghe tin tổng thống Mỹ bị giết chưa? – Thật đấy? Thế là người Mỹ cũng vượt chúng ta ở khoản này rồi!

70. Sau năm 1956, khi hàng ngàn tù nhân ở các trại cải tạo lao động tập trung (GULAG) được phóng thích, tại văn phòng phục hồi nhân phẩm, người ta mời một tù nhân ngồi chờ. – Mời đồng chí ngồi chút đã. – Cám ơn, nhưng tôi đã ngồi quá đủ rồi.

. – Haim, cậu đã nghe tin ngày mai sẽ có một cuộc tàn sát dân Do Thái trong thành phố không? – Thôi đi mà, người ta đã ghi trong thẻ chứng minh rằng mình là người Ngạ – Biết vậy, có điều người ta không xem giấy, mà nhìn mặt!

71. Năm 1966, trong thời gian diễn ra vụ xét xử hai nhà văn Sinyavsky và Daniel, Brezhnev đi dự một buổi cầu hồn để xin ý kiến Stalin từ cõi chết: – Đồng chí Stalin, xin đồng chí cho chúng tôi biết phải làm gì với tay Sinyavsky này? – Sinyavsky nào? Thằng phát thanh viên vô tuyến phải không? – Không, đồng chí Stalin ơi, Sinyavsky nhà văn cơ ? – Thế cần gì đến hai thằng Sinyavsky ?

72. Trong tù: – Anh phạm tội hình sự hay tội chính trị? – Tội chính trị. Tôi là thợ sửa ống nước. Hôm đến ủy ban thành phố, tôi bảo cả hệ thống ở đây phải thay ngay!

73. Làm sao cơ quan tình báo “Intelligence Service” lại phát hiện ra siêu điệp viên Xô-viết ở London? – Người ta chỉ đạo cảnh sát mật bao vây tất cả các nhà vệ sinh ở London và ra lệnh cho họ bắt ngay vị nào ra ngoài đường mới cài khuy quần.

74. Suy nghĩ đầu tiên của John là gì, khi cậu ta thấy anh hàng xóm Sam có xe hơi? – “Cầu cho bạn có hai chiếc!” – Thế Vania nghĩ gì khi cậu ta thấy Ivan kiếm được 150 rúp? – “Cầu cho mày cũng chỉ được lương 100 rúp như tao!”

75. – Marx đã để lại di sản gì cho nước Đức? – “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cho Đông Đức và “Tư bản luận” cho Tây Đức.

76. Một công nhân Xô-viết và một công nhân Mỹ tranh luận xem ở đâu có nhiều tự do hơn. “Nước tớ hoàn toàn có tự do – anh Mỹ nói. – Có bận tớ đứng cạnh Nhà Trắng và tiểu tiện luôn tại đó.” “Khá đấy – chàng Liên Xô phẩy tay -, còn có lần tớ đứng ở chân tường điện Kreml và đái ngay cạnh Lăng!” “Kể ra, dù sao tớ cũng phải để ý, sao cho đừng ai nhìn thấy!” – anh Mỹ nói thêm, vẻ lưỡng lự: “Chả lẽ tớ không để ý hay saỏ! Tớ còn chẳng cởi khuy quần là đằng khác!”

77. Ngoài phố, một phụ nữ Xô-viết phẫn nộ bước đến người ăn mày và bực bội nói: – Không biết ngượng saỏ! Khỏe như voi thế này mà đứng ăn xin! Sao không đi làm đỉ – Nhưng tôi làm sau giờ làm việc đấy chứ…

78. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Những trở ngại lớn nhất trong nền nông nghiệp Liên Xô là gì? – Có 4 trở ngại như thế: xuân, hạ, thu và đông.

79. Một tay nhà giàu Odessa muốn mua cho vợ một chiếc áo lông. Dĩ nhiên hắn không kiếm được áo lông ở đâu. Cuối cùng, hắn bảo một chủ hiệu quần áo: – Thôi được, vậy bà mua 2 chiếc, tôi một, bà một. Vấn đề được giải quyết. Sau đó, hắn muốn xem kịch ở Nhà hát lớn. Hắn mua vé buổi diễn tối, nhưng người bán vé thông báo là hết sạch vé rồi. – Anh biết không, vậy anh mua 10, tôi cho anh 9, chỉ lấy 1. Thế là hắn mua được vé. Hôm sau hắn đến Lăng, nhưng Lăng đóng cửa. Hắn mở chiếc cặp ngoại giao và chìa cho người lính gác: – Anh vào coi, hay để chúng tôi vác ra cho anh?

80. Vợ một đảng viên đột ngột xuất hiện ở Văn phòng Đàng ủy và phàn nàn: “Anh ấy không hoàn thành nghĩa vụ người chồng”. Anh chồng liền bị triệu đến và bị tẩy não nặng nề: – Nhưng thưa các đồng chí, hãy hiểu cho tôi, tôi là người bất lực mà! – Không, đồng chí Vasiliyev, trước hết đồng chí là người cộng sản chứ! – bí thư chi bộ khiển trách.

81. Hai đảng viên bôn-sê-vích cựu trào nói chuyện: – Này, Vasya, cậu còn nhớ hồi chúng ta chiếm Cung điện Mùa đông không? – Sao lại không?! Dạo ấy bọn mình vội vàng quá…

82. – Sao cậu bị khai trừ khỏi Đảng? – bạn bè của Vovka hỏi anh tạ – Tớ phạm lỗi ba lần. Thứ nhất, tại văn phòng của tớ treo hai tấm chân dung, một tấm của Brezhnev, tấm kia của Khrushchev. Một bận, bí thư đảng ủy đến chỗ tớ và quát tớ: “Sao anh vẫn chưa tháo cái ảnh con lợn kia xuống ả” và tớ hỏi lại: “Con lợn nào cở”. Sau đó, trong một khóa học chính trị, giảng viên bảo trong chủ nghĩa cộng sản, sẽ có thừa mứa tiền, thịt, bơ cho mọi người… Ai đó đứng lên và sửa lại: “Thưa đồng chí, trong chủ nghĩa cộng sản sẽ không có tiền”, còn tớ lại hỏi: “Thế cũng không có cả thịt lẫn bơ à?”. Lần cuối, khi mọi người phê bình vì tớ không đến kỳ họp đảng cuối cùng, tớ đáp: “Nếu biết đây là kỳ cuối cùng thì thế nào tôi chẳng tới!”

83. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Câu nói “chúng ta tiến bước về những triển vọng tương lai tươi sáng” nghĩa là gì? – Nghĩa là hôm nay, chúng ta đã sống sướng hơn ngày maị

84. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Khi nào có thể nói được rằng Cuba đã tiến tới giai đoạn xã hội chủ nghĩa phát triển? – Chỉ khi Hoa Kỳ nhập khẩu đường của nước này.

85. Nhân kỷ niệm ngày sinh Lenin, người ta trao giải cho ba truyện tiếu lâm chính tri. hay nhất: Giải ba: 3 năm tù. Giải nhì: 7 năm tù khổ sai, cộng 5 năm ở những miền Lenin đã từng tới. Giải nhất: gặp gỡ người đã khuất.

86. Brezhnev hỏi Đức Giáo hoàng La Mã: – Thưa cha, tại sao người ta tin vào thiên đường công giáo chúa mà lại không tin vào thiên đường cộng sản? – Con ạ, vì chúng ta không chỉ cho họ thấy thiên đường…

87. Sau 1968, người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Làm sao rút quân đội Xô-viết khỏi Tiệp Khắc mà không làm mất uy tín của Liên Xổ – Qua Romania.

88. Hai công nhân trò chuyện trong nhà máy. – Người ta bảo thi.t lại sắp tăng giá. – Tớ cũng nghe như thế. Đồ chó chết! – Người ta bảo chẳng bao lâu nữa, bánh mỳ cũng tăng giá. – Khốn nạn thế là cùng! – Người ta bảo sắp tới, giá vốt-ca sẽ tăng gấp đôi… – Nào, tớ đố bọn chúng làm điều đó đấy! Viện sĩ Sakharov của chúng ta chả để yên đâu!…

89. Tại sao Bể bơi Trung ương lại đóng cửa? – Người ta đang rửa ảnh chân dung của đồng chí Brezhnev ở đó…

90. Tại hành lang điện Kreml, Brezhnev đang mò mẫm về phòng mình thì gặp một bà cụ già. – Leonid Ilyich, đồng chí nhận ra tôi chứ? Tôi là Nadezhda Konstantinovna Krupskaya đây mà. – Sao không, nữ đồng chí Krupskayả, bởi lẽ tôi còn chơi thân với Krupsky, chồng của đồng chí đấy!

91. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Có thể tồn tại đảng đối lập ở Liên Xô hay không? – Không, bởi nếu người ta cho phép thêm một đảng nữa thì tất cả mọi người lại gia nhập đảng này và thế là lại độc đảng như cũ.

92. Ở cửa ra vào một hiệu bán đồ dùng gia đình, có treo một tấm biển như sau: “Nguyên tắc bán giấy vệ sinh từ này trở đi sẽ thay đổi: chỉ những ai mang giấy chứng nhận đã ăn trong ngày mới có quyền mua giấy.”

93. Một người đi trên đường phố Moscow, hai tay cầm hai cuộn giấy vệ sinh. Anh ta bi. chặn lại liên tục: người ta hỏi anh mua được giấy vệ sinh ở đâu? Cuối cùng, anh phát chán và đáp: “Các ông các bà không thấy tôi vừa từ hiệu giặt là ra đây à?”

94. Lời nguyền rủa khủng khiếp nhất ở Odessa là gì? – “Cầu cho mày phải sống suốt đời chỉ bằng đồng lương!”

95. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Dân chúng Liên Xô được chia thành những nhóm như thế nào? – Hai nhóm: nhóm thỏa mãn và nhóm bất mãn. Nhóm bất mãn do cơ quan KGB, nhóm thỏa mãn do công an kinh tế quản lý.

96. Nixon hỏi Brezhnev: – Tại sao ở nước ông không có bãi công? – Không thể có chuyện đó! – Được, ngày mai ông sẽ được tận mắt chứng kiến. Hôm sau, hai người đến dự một cuộc họp phân xưởng, tại đó người ta thông báo: – Từ ngày mai, lương của mọi lao động trong phân xưởng sẽ giảm một nửa. (Hoan hô, vỗ tay dữ dội.) – Từ ngày mai, cứ 10 nhân lực trong phân xưởng thì 1 người được điều động làm công tác xây dựng ở Siberia và Viễn Đông. (Vỗ tay rầm rộ kéo dài.) – Từ ngày mai, cứ 5 người thì có 1 người bi. treo cổ trước giờ làm việc. (Bầu im lặng bối rối.) Cuối cùng, một bà cụ ngồi ở hàng đầu phá vỡ bầu không khí yên ắng: – Thế chúng tôi có phải mang dây thòng lọng từ nhà không, hay công đoàn sẽ đài thọ?

97. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Có thể giải quyết những khó khăn trong cung ứng lương thực ở Liên Xô bằng cách nào? – Phải đổi viện sĩ Sakharov lấy quốc vương Hồi giáo, đổi quốc vương Hồi giáo lấy các nhà ngoại giao Mỹ đang bi. cầm tù ở Iran, và đổi các nhà ngoại giao lấy lương thực Mỹ.

98. Trên phố, mọi người xếp thành hàng dài trước cửa hiệu. – Bà con ơi, sao lại xếp hàng dài thế này? – Người ta mang bô đến. – Thì bô, nhưng sao lắm người muốn mua bô thế? – Dốt! Nếu ngày mai người ta chở 3 xe tải cứt đến, thì lấy gì mà đựng?

99. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Tại sao phương Tây lại có thể xuất khẩu nhiều lương thực cho Liên Xô thế? – Một trong những căn bệnh trầm kha của hệ thống tư bản là thường xuyên có khủng hoảng thừa… 16. Có tiếng gõ cửa. Brezhnev lọ mọ ra cửa, cẩn thận đeo kính, rút từ trong túi ra một tờ giấy và hắng giọng đọc: – Ai đấy?

100. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Nhà dưỡng lão xa hoa nhất trên thế giới ở đâu? – Ở Moscow: điện Kreml.

101. Vô tuyến Liên Xô có ba kênh. Ivan Ivanovich bật kênh một: tường thuật mít-tinh, Brezhnev phát biểu. Chuyển sang kênh hai: cũng tường thuật mít-tinh, Brezhnev phát biểu. Cuối cùng, anh bật kênh ba. Một nhân viên KGB vận đồng phục xuất hiện và nghiêm khắc nói: “Cậu làm trò gì thế? Bật đi bật lại tùm lum à!”

102. Tại đơn vị tên lửa. Anh lính mới trực ban quá buồn ngủ và thiếp đi, tay dựa vào bảng điện điều khiển. Khi viên sĩ quan trực ban bước vào, anh bật dậy và báo cáo: – Báo cáo đồng chí đại úy, trong thời gian trực ban không xảy ra sự kiện đặc biệt gì. – Không ư, đù mẹ mày! Thế nước Bỉ đâu rồi?

103. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan: – Điểm khác nhau giữa rủi ro và tai họa là gì? – Chẳng hạn, nếu bạn đứng trên vỉa hè và chiếc xe tải đi qua làm bắn bùn lên bộ Âu phục mới của bạn, thì đó là rủi ro, nhưng không tai họa. Còn nếu máy bay chở chính phủ Xô-viết bị rơi thì đó là tai họa, nhưng không rủi ro.

104. Ở Liên Xô, người ta có vi phạm bí mật thư tín không? – Không. Đơn giản là người ta không chuyển những lá thư có nội dung chống chính quyền Xô-viết.

105. Cuộc bầu cử Xô-viết thực sự diễn ra lần đầu vào lúc nào? – Khi Thượng đế dẫn Eva đến cạnh Adam và bảo: “Hãy chọn vợ cho con đi!”

106. Trong một dịp khai quật ở Ai Cập, người ta tìm thấy một bộ xác ướp mới. Các nhà khảo cổ học trên toàn thế giới không làm sao biết được đó là xác ướp của ai. Cuối cùng, người ta phải mời các chuyên gia Xô-viết. Ba chuyên gia Liên Xô xắn tay áo và đề nghi. mọi người ra khỏi phòng có chứa bộ xác ướp. Được một chút, họ đi ra, mệt mỏi, mồ hôi đầm đìa: – Hoàng đế Ramses thứ hai mươi ba. – Tuyệt vời! Sao các ngài biết được? – Thằng chó phải khai rồi!

107. – Chủ nghĩa cộng sản là gì? – Chính quyền Xô-viết cộng với điện khí hóa hệ thống dây thép gai toàn quốc.

108. Rabinovich muốn di cư qua Israel. Khi nộp đơn di cư, người ta hỏi anh: – Xin đồng chí cho biết lý do gì khiến đồng chí muốn rời đất nước này khi đồng chí đã có tuổi? – Lý do thứ nhất là tay hàng xóm nhà tôi thường xuyên bảo: “Thằng Do Thái chết tiệt kia, nếu chính quyền Xô-viết chấm dứt thì mày sẽ hết đời!” – Làm gì có chuyện ấy! Đồng chí không có lý do gì để lo lắng, chính quyền Xô-viết không bao giờ chấm dứt cả! – Vâng, thì đó chính là lý do thứ hai.

109. Trong chủ nghĩa cộng sản, sẽ có điểm thứ năm trong giấy chứng minh không? (điểm xuất xứ chủng tộc, ghi rõ nguồn gốc Do Thái của người dân.) – Không. Nhưng sẽ có điểm thứ sáu như sau: “Anh từng là Do Thái trong chủ nghĩa xã hội phải không?”

110. Một người có tiếng là dân chủ được bầu làm viện trưởng một học viện khoa học. Ngay hôm đầu, chẳng nói chẳng rằng, ông ta vào phòng thí nghiệm để bắt tay các cộng tác viên đã xếp thành hàng. – Tôi là Ivanov. – Rất vui được làm quen với anh. – Tôi là Petrov. – Rất vui được quen biết anh. – Tôi là Rabinovich. – Không sao, không sao cả đâu! – ông viện trưởng vỗ vai Rabinovich.

111. Rabinovich được bầu làm tuyên truyền viên ở khu vực bầu cử nơi anh ở. Anh đi một loạt các căn hộ, gõ cửa từng nhà và nói: – Xin các vị thứ lỗi, nhưng người ta bảo tôi thông báo với quý vị rằng chính quyền Xô-viết là chính quyền ưu việt nhất trên thế giới. Một lần nữa, xin lỗi quý vị vì sự quấy rầy và kính chào quý vị.

112. Nữ công nhân đến gặp giám đốc: – Ivan Ivanovich, công đoàn nhà máy có một phiếu nghỉ duy nhất. Dầu sao chúng ta từng ngủ với nhau, giám đốc nên dành cho tôi… Giám đốc nhận đơn của nữ công nhân nọ, ghi vào góc: “Cấp phiếu đi nghỉ!” Chị ta cảm ơn rồi đi ra cửa. Giám đốc ngập ngừng hỏi với theo: – Mà chúng ta ngủ với nhau lúc nào nhỉ? Tôi nhớ mãi chưa ra. – Ồ, sao lại không, Ivan Ivanovich? Ba hôm trước, ở đại hội công đoàn: ông trên chủ tịch đoàn, tôi ở hàng thứ ba ấy mà.

113. Một tuyên truyền viên đến một nhà thương điên để diễn thuyết về những thành tựu và kết quả của hệ thống Xô-viết. Tất nhiên anh ta bốc thơm thực tế Xô-viết lên tận mây xanh. Ai nấy đều vỗ tay và hò reo, chỉ có một người khoanh tay buồn bã đứng nhìn. – Sao anh không vỗ tay? – tuyên truyền viên hỏi. – Thưa, tôi không có rồ đâu. Tôi là y tá mà.

Tiếu lâm thời cộng sản 2

(Phần 2)

114. Hôm nọ có một anh chàng đứng giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trước đông đảo quần chúng, cất cao giọng chửi tóang lên: – Đ…mẹ chỉ vì một thằng gian ác mà cả một dân tộc bị đau khổ điêu linh…

Lập tức anh ta bị công an vồ đem về đồn thẩm vấn. Hỏi: – Mày chửi bới gì ngòai đường phố? – Dạ, tôi chửi một thằng gian ác đã làm đau khổ cả nước! Tên công an chấp cung giận dữ, quắc mắt nạt: – Mày ám chỉ ai? – Dạ, tôi ám chỉ Hít Le! – À tốt! Như vậy anh vô tội. Được tha! Được trả tự do, anh ta vui mừng hớn hở đi ra. Nhưng vừa đến cửa, quay lại, thấy tên công an hãy còn đứng đó, anh ta lễ phép hỏi: – Xin lỗi đồng chí công an…Nhưng theo đồng chí, đúng ra thì câu chửi đó ám chỉ ai đấy ạ?!

115. Chuyện ghi được ở một quán nhậu.

Buổi tối tại một quán nhậu đông đúc náo nhiệt, mọi người ăn uống ồn ào.

Có hai ông ngồi ở một bàn khuất góc quán, cả hai mặt đã bắt đầu đỏ gay. Họ đang nói chuyện gì không biết. Chợt ông mặc áo trắng nói:

– Tụi lãnh đạo bây giờ nhiều đứa xấu xa, tồi tệ như chó!

Ông mặc áo xanh bỗng nổi khùng, lên tiếng:

– Tôi phản đối cái lối nói xúc phạm, bôi bác của anh.

– Nhưng mà tôi nói đúng!

– Anh nói sai rồi!

– Tôi nói đúng!

– Anh nói sai! …

Cả hai bắt đầu to tiếng và có dấu hiệu sắp xảy ra xô xát. Thực khách xung quanh thấy vậy chạy lai can gián, một người hỏi:

– Có chuyện gì mà hai ông bạn phải to tiếng với nhău như vậy? Có gì thì cứ từ từ mà giải quyết với nhau.

Ông áo xanh:

– Ông ấy nói lãnh đạo bây giờ tồi như chó … Nói như vậy là rất xúc phạm nên tôi gây…

Một giọng nói nho nhỏ trong đám đông :

– Nói vậy là đúng chứ còn xúc phạm cái gì?

Ông áo xanh:

– Xúc phạm con chó của tôi !!!

116. Một ngày đẹp trời, Bregnev (TBT ĐCS Liên xô) quyết định kiểm tra trình độ của các TBT các đảng anh em.

Phidel (đại diện cho đcs Cu Ba) và Lê Duẩn (đại diện cho đcs Lừa) được mời tới.

Phidel vào trả lời trước.

Bregnev : Ông có biết cách mạng tháng 10 bắt đầu từ năm nào và kết thúc vào năm nào không?

Phidel : Từ 1915 đến 1917

Bregnev : Tốt, thế lãnh tụ của CM tháng 10 là ai ?

Phidel: Lê Nin

Bregnev : Tốt, thế ông có tin rằng trên đời này có ma không?

Phidel : đảng bảo không, nhân dân bảo có, khoa học chưa chứng minh.

Bregnev : Tốt, ông ra ngoài được rồi. Gọi Lê Duẩn vào đây cho tôi.

Thấy Phidel ra ngoài, Lê Duẩn vội hỏi

– Thế nào? Câu hỏi có những gì?

Phidel bảo

– Không sao, chỉ có 3 câu thôi. Câu thứ nhất ông cứ trả lời là “Từ 1915 đến 1917”, câu thứ nhì trả lời là “Lê Nin”, còn câu cuối là “đảng bảo không, nhân dân bảo có, khoa học chưa chứng minh.”

Lê Duẩn rất tự tin bước vào

Bregnev : Ông sinh năm nào?

Lê Duẩn: Từ 1915 đến 1917

Bregnev : (ngạc nhiên) Bố ông là ai vậy?

Lê Duẩn: (rất điềm nhiên) Lê Nin!

Bregnev : (đập bàn) Ông điên à?

Lê Duẩn: đảng bảo Không, nhân dân bảo Có, khoa học chưa chứng minh.

117. Một người Pháp, một người Mỹ và một người VN tranh luận xem Adam và Eva là nguời nước nào .

Nguời Pháp : “Trần truồng và trụy lạc ngay truớc mặt Thượng đế như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.

Nguời Mỹ : “Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu nổi sự cấm đoán đó thì chỉ có thể là dân Mỹ”.

Nguời VN lúc ấy mới lên tiếng : “Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên thiên đuờng thì chỉ là dân VN…” =))

118. Một cán bộ gái lớ ngớ vào Sài Gòn, trước tham quan sau mua sắm. Đứng lóng ngóng tại chợ Bến Thành một lúc, bị một tên vô lại giật ví tiền, chạy mất. Cán tru tréo ầm ĩ: – Bớ người ta! Ăn cắp! Bắt thằng ăn cắp! Thấy mọi người chung quanh không có vẻ hưởng ứng, chị càng gào to hơn: – Ăn cướp! Công an đâu, bắt thằng ngụy ăn cướp! Thấy cán ta gào mãi đến khản cổ, một cụ bà lại gần bảo: – Này! Khẽ chứ! Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa làm gì có trộm cướp, chị định bêu rếu để bọn đế quốc nó cười cho đấy à? Cán cái uất ức: – Sao lại không, cướp nó vừa giật cái ví tiền của tôi đây này, kêu khản cổ chả ai tiếp đây này! Cụ bà gật gù, hiểu ra: – À ra thế! Thế thì chị phải báo động thế này: “Tiếp thu! làng nước ơi, chúng nó tiếp thu và quản lý cái ví tiền của tôi rồi!”

119. Giáo sư kinh tế chính trị hỏi bài học trò :

– Cô Khuyên, yêu cầu cô định nghĩa về Tư Bàn Chủ Nghĩa (TBCN), Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) và Cộng Sản Chủ Nghĩa (CSCN).

– Thưa thầy. TBCN, theo con là một căn phòng tối om, có một chú mèo và một người. Nếu người chụp được mèo sẽ có quyền giữ lấy mèo. XHCN, cũng theo con, vẫn là căn phòng tối đó, người tìm mèo mà không biết mèo không có trong phòng.

– Riêng CSCN, thưa thầy, cũng là căn phòng tối nói trên, người cố tìm mèo dù vẫn biết rằng mèo không có trong phòng …

120. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, tờ báo Nhân Dân đưa tin: “Hồ Chủ Tịch tắm ở đầu nguồn sông Hồng, người dân cuối nguồn sông Hồng uống nước còn thấy ngọt.” CIA phân tích bài báo rồi report lên tổng thống Mẽo: “Báo chí Việt Nam thông tin chủ tịch Hồ Chí Minh bị bệnh đái đường nặng.”

121. Bầu cử có dân chủ không?

– Thưa anh tôi là phóng viên muốn hỏi anh một câu về kỳ bầu cử vừa qua được không ạ? – Vâng, tôi sẵn sàng – Anh thấy cuộc bầu cử có dân chủ không? – Còn phải nói, cực kỳ là dân chủ luôn – Nhưng cũng có vài ý kiến này kia, anh có nghe không? – Dân chủ thế còn ý kiến gì, tôi không quan tâm tới bọn phá hoại – Anh nói thật chứ? – Thật 100%, cực kỳ dân chủ, tôi nhắc lại. – Nhưng tôi rất muốn nghe suy nghĩ thực của riêng anh – Đã bảo là cực dân chủ còn hỏi gì mãi – Anh yên tâm, tôi chỉ là nhà báo và sẽ bảo đảm bí mật danh tính cho anh, giờ xin anh cho biết anh thực sự nghĩ gì về cuộc bầu cử vừa rồi – Hết sức dân chủ – Này anh, tôi đã bảo tôi không phải là công an mà – Dân chủ gâp 1.000.000 lần bọn tư bản – Anh vẫn chưa tin? Đây, thẻ nhà báo của tôi. – Thế có đúng là anh muốn biết tôi nghĩ gì không? – Đúng anh cứ nói thẳng ra – Vâng. Nhưng cho phép tôi nói thầm thôi – Tôi nghe đây – Nói thật là tôi nghĩ về nó cũng như anh thôi

122. Nhất trí 100 %

Một hôm, sau ngày làm việc cực nhọc ngoài đồng, Trâu ta vừa nằm nhai cỏ, vừa ngẫm nghĩ sự đời. Trâu thấy mình làm lụng chăm chỉ quanh năm suốt tháng, lại không hề kêu ca, đòi hỏi lấy nửa lời, rất xứng đáng với danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Nghe nói Đảng đang cần kết nạp những người “Lao động tiên tiến” để tăng cường đội ngũ công nông, Trâu ta bèn quyết định nộp đơn xin vào Đảng.

Đơn của Trâu liền được đưa ra Chi bộ xem xét. Chi bộ nhận thấy đồng chí Trâu tuy làm việc rất đáng được trao danh hiệu “Lao động tiên tiến”, nhưng lại kém thông minh, nên đơn bị bác.

Ngựa thấy Trâu làm đơn xin vào Đảng, liền bắt chước. Trong đơn, Ngựa viết: “So với đồng chí Trâu, tôi chẳng những lao động không thua kém, mà lại thông minh hơn nhiều. Ngoài ra, tôi còn có thể làm vật cưỡi cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao dạo chơi…”

Chi bộ cũng xem xét ngay đơn xin vào Đảng của Ngựa. Mấy ưu điểm mà đồng chí Ngựa nêu trong đơn đều được Chi bộ ghi nhận. Nhưng cuối cùng, đơn của Ngựa cũng bị bác với lý do chắc nịch: đồng chí Ngựa có cú đá hậu rất độc, ảnh hưởng nặng nề đến đoàn kết nội bộ.

Thấy đơn của Trâu và Ngựa đều bị Chi bộ bác, Rệp và Muỗi liền làm đơn xin vào Đảng. Đơn của hai đồng chí chuyên hút máu này viết hệt như nhau: “Tôi tuy chẳng phải là Lao động tiên tiến như đồng chí Trâu và đồng chí Ngựa, nhưng bù lại, tôi có cái cơ bản mà hai đồng chí đó không thể có: trong huyết quản của tôi từ bao đời nay đều có dòng máu công nông. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn xứng đáng được đứng trong hàng ngũ Đảng của giai cấp công nông…”

Đơn của đồng chí Rệp và đồng chí Muỗi được Chi bộ chấp nhận với sự nhất trí 100%.

123. Khi Nông Đức Mạnh đắc cử chức Tổng Bí Thư lần thứ nhất năm 2001, ông nói: “năm 2010, tất cả mọi người dân Việt Nam đều có nhà ở”. Nhưng ông đã quên không nói rõ rằng năm 2010 tính từ khi chúa Jesu ra đời hay từ khi trúng cử Tổng bí thư.

124. Một sinh viên thi trượt tốt nghiệp chỉ vì anh không nói lên được sự khác biệt giữa kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Anh sinh viên buồn bã kể lại với bố. Ông bố an ủi con:

– Vậy là may đấy con à! Ở cơ quan bố, một cán bộ đã nói ra sự khác biệt này và ông ta không bao giờ trở lại nữa.

125. Thầy hỏi trò:

– Những người công sản là ai?

– Đó là những người đọc tuyển tập Marx- Lenin

– Còn những người chống cộng là ai?

– Đó là những người sau khi đọc xong tuyển tập Marx- Lenin họ hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì

126. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói chuyện với Tổng thống Mỹ:

– Tổng thống Mỹ: Nước chúng tôi thực sự có dân chủ vì bất cứ lúc nào dân chúng cũng có thể đổ ra đường và hô vang: “Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

– Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: Ồ, nước chúng tôi cũng dân chủ như vậy mà. Bất cứ khi nào dân chúng muốn, họ đều có thể hét toáng lên: ”Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

127. Trong một cuộc họp đảng bộ năm 1937: – Các đồng chí ạ, hai với hai là sáu – diễn giả tuyên bố. Mọi người hoan hô, hò reo vang dội. – Không đúng, các đồng chí ạ – “Chiến sĩ đấu tranh cho Công lý” đứng lên phát biểu. – Hai với hai là bốn, ai cũng biết là như thế. Lập tức anh ta bị bắt và mất tích trong vòng hai chục năm. Trong một cuộc họp đảng bộ năm 1957: vẫn diễn giả cũ và “Chiến sĩ đấu tranh cho Chân lý”, nay đã được phụ hồi. – Các đồng chí thân mến, hai với hai là năm. Mọi người hoan hô, hò reo. “Chiến sĩ đấu tranh cho Chân lý” bất bình đứng dậy. – Hai với hai là bốn! – Dường như anh ta vẫn chưa rút ra được bài học gì cho bản thân. Sau cuộc họp, diễn giả tiến đến gần anh và thân thiện vỗ vai: – Nói thử xem, anh bạn, quả thực anh muốn hai với hai lại là sáu ư?

128. Cộng sản VN nói một đàng làm một nẻo

Bởi vậy trong dân gian mới có câu sau đây của lảnh tụ các nước như sau Thế giới sợ người Mỷ vì người Mỷ nói là làm ( như vụ tấn công Irak , Afghanistan ) Thế nhưng người Mỷ lại sợ người Nhật , vì người Nhật làm rồi mới nói ( vụ tấn công Trân Châu Cảng ) Người Nhật lại sợ người Tàu vì người Tàu không nói mà cứ làm ( vụ đánh chiếm Hoàng Sa và Trường Sa và toan tính làm bá chủ biển đông ) Còn người Tàu thì rất sợ người Việt vì người Việt nói một đàng làm một Còn Thế hệ trẻ Việt Nam là đây

129. Một đoàn tham quan tới thăm địa đạo Củ Chi, thấy có tấm biển treo giải cho ai đối hay nhất câu “Cô gái củ chi, chỉ cu hỏi củ chi” Anh thanh niên Cần Giờ nhanh nhảu: “Con trai Cần Giờ giờ cần hỏi cần giờ” Chị Hải Dương tiếp luôn: “con gái Hải Dương hưởng giai ngoài hải dương” Chú Hải Phòng đâu có kém cạnh: “Con trai Ðồ Sơn sơn đồ bán đồ sơn” Em Hà Nội e thẹn: “Trai Hàng Chuối chuồi háng bảo hàng chuối” Cậu nhỏ Bắc Cạn: “Chàng trai Bắc Cạn bán …. ở Bắc Cạn” Một anh bộ đội mới xuất ngũ: “Chàng trai Giải Phóng phỏng … hô giải phóng”

130. Em hãy viết 1 bài văn ca ngợi bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Bài làm: “Bác hồ luôn luôn sáng mãi trong lòng chúng em và mọi người. Hình ảnh Bác Hồ in sâu vào tâm trí em từ thủa lọt lòng từ khi bố mẹ, cô chú bác em cho tiền mừng tuổi. Hình ảnh Bác mỉm cười làm trái tim em xao xuyến. và bây giờ khi tiền polyme ra đời em lại càng thấy yêu quý Bác hơn. em thích nhất nụ cười Bác trên những tờ polyme 500.000 rồi tới 200.000, 100.000, 50.000 và tờ 20.000. Sao nụ cười Bác đẹp đến thế hút hồn bao con người Việt Nam kể cả già trẻ trai gái. Có Bác chúng ta luôn luôn cảm thấy tự tin. Chúng ta luôn “kính yêu và đời đời mong có Bác!”

131. Chính trị là gì?

Một oắt con đề nghị bố giải thích cho cậu hiểu xem chính trị là gì.

Ông bố nói: “Con hãy nhìn vào gia đình mình đây: Bố kiếm tiền & mang về nhà, vậy bố là nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là chính quyền. Bố mẹ chăm lo đến phúc lợi của con, cho con hạnh phúc & bình yên nên con là nhân dân. Chị giúp việc nhà ta là giai cấp lao động, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là tương lai đất nước. Con đã hiểu chưa?”

Oắt con hãy còn băn khoăn lắm lắm nhưng trước tiên muốn đi ngủ cái đã. Giữa đêm, oắt con tỉnh dậy vì chú em đã ị ra tã lót & đang kêu gào ầm ĩ. Cậu tiến đến phòng ngủ bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ ngủ rất say. Cậu bèn đi tiếp đến phòng của chị giúp việc & nhìn thấy bố đang vật nhau với chị trên giường. Cậu đành đi về phòng & ngủ tiếp.

Sáng hôm sau ông bố hỏi oắt con xem nó đã hiểu thế nào là chính trị chưa & yêu cầu tự diễn giải lại. Oắt con trả lời: “Vâng, bây giờ con đã hiểu. Nhà tư bản đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động trong khi chính quyền ngủ say không biết gì. Nhân dân hoàn toàn không được đếm xỉa đến & tương lai thì ngập trong cứt ạ!”

132. Này con! Anh Cả con học Kinh tế, anh Hai học Tài chính. Sao con không theo gương các anh mà lại đi học Luật? – Nếu con không học làm luật sư thì sau này ai sẽ cứu hai anh con đây?

133.Một người hét vang ở nơi công cộng: – Tổng bí thư của chúng ta là một con lợn thiến có bộ óc bé như óc chim sẻ! Lập tức, anh ta bị bắt và đưa ra tòa. Tòa kết án rất nhanh: – Mười năm lao động khổ sai vì tội phỉ báng Tổng bí thư. Cộng thêm 30 năm tù vì để lộ bí mật quốc gia

134. Trong một cuộc họp, phía Nga bảo dân VN mất vệ sinh toàn đái bậy ngoài đường, phía VN bảo: “làm gì có chuyện đấy!”.

Phía Nga nói “Đêm nay bọn tao xách AK-47 đi quanh hồ Tây, thấy thằng nào đái bậy là xử luôn. Phía VN ok. Sáng hôm sau VN thiệt 37 mạng.

Ức chế quá, VN cử 2 đặc nhiệm sang Nga, vác colt đi quanh quảng trường đỏ và làm như bọn Nga. 2 chú đặc nhiệm đi cả đêm, vừa mệt vừa rét đến gần 2h sáng mới thấy 1 thằng tè đường, 2 chú mừng quá nã sạch đạn vào hắn.

Sáng hôm sau, báo chí nga đưa tin:”Đêm qua, đại sứ VN ở Nga bị bọn khủng bố bắn chết khi đang làm nhiệm vụ.”

135. Một du khách nước ngoài đến Việt Nam thắc mắc: Sao người đi đường bấm còi nhiều thế? Cô hướng dẫn viên du lịch niềm nở:

– Người dân chúng tôi đang học phép văn minh lịch sự trong giao thông.

Ông Tây trợn mắt ngạc nhiên tỏ vẻ chưa hiểu.

Cô hướng dẫn viên liền giải thích:

– Thay vì phải văng tục chửi thề, chúng tôi… bấm còi

136. Một cô gái ngồi sau xe ôm vừa đi đường vừa ngắm cảnh rồi nói với lái xe: “Mới có 15 năm mà Sài Gòn thay đổi nhiều quá”. Anh xe ôm tưởng vớ được Việt kiều liền hỏi:

– Ủa, cô ở Mỹ hay là đâu mới về vậy?

– Dạ không anh, em mới ra tù được mấy hôm. Hồi đó em đi cướp xe ôm suýt bị chung thân anh à!

137. làm nghề gì?” – Thưa cô, bố mẹ em là nhà đầu tư chứng khoán.Mới nghe đến đó, cả lớp bỗng nhiên cười ồ lên. Cậu bé mặt đỏ bừng mà không biết tại sao.

Thấy vậy, cô giáo liền nghiêm mặt nói:

Các em trật tự! Không được chế giễu người nghèo đang gặp hoàn cảnh khó khăn

138. Một khách du lịch hỏi một người dân HÀ NỘI:

– Khách sạn nào lớn nhất nước ?

– Nhà Quốc Hội. Mỗi ngày có mấy ngàn đại biểu quốc hội tới ngồi ngủ ở đó.

139. Một anh công an đi trong công viên và thấy một cụ già người đang đọc một cuốn sách.

Anh công an hỏi: “Ðang đọc gì đó ông già?”

Cụ già trả lời: “Tôi đang cố gắng tự học tiếng Latin”

Anh công an hỏi tiếp: “Tại sao phải cố học tiếng Latin? Nhà nước Việt Nam ta chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với toà thánh La mả, học không áp dụng thì hóa ra vô ích.

“Tôi học tiếng Latin để khi tôi chết và lên thiên đàng tôi có thể nói chuyện với thánh Phê rô và các bạn bè đã qua đời của tôi. Latin là ngôn ngữ sử dụng trên Thiên đàng,” cụ già đáp.

“Nhưng nếu lỡ khi ông chết ông lại xuống Ðịa ngục thì sao?” anh công an lại hỏi.

Và cụ già trả lời, “Tiếng Việt thì tôi đã thành thạo rồi.”

140.Trong một cuộc thi quốc tế về lòng dũng cảm , tuyển Việt Nam đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết cùng với tuyển Trung Quốc và tuyển Nhật Bản . Mở đầu đêm chung kết là phần thi của tuyển Trung Quốc . Đội Trung Quốc từ từ tiến vào , đi đầu là một vị cao tăng chùa Thiếu Lâm . Họ bắt đầu sử dụng đao , kiếm và các loại binh khí khác để tấn công vị cao tăng . Vị cao tăng không hề chống trả nhưng các loại binh khí đó không thể làm ông ta bị sứt mẻ . Khán giả vỗ tay ầm ầm . Ban giám khảo quyết định cho 9 điểm và mời đội thứ 2 : Nhật Bản , Đội Nhật Bản gồm 3 người bước vào , cả 3 người ăn vận theo kiểu võ sĩ đạo , người đầu tiên đi tay không , người thứ 2 mang theo một thanh kiếm võ sĩ đạo còn người thứ 3 mang theo một …khăn tắm . Ngay sau khi cúi chào ban giám khảo và khán giả cả 3 người thét lên : ” Ki….aiiii ” . Người thứ 2 rút kiếm đâm thẳng vào bụng người thứ nhất , người thứ 3 rút khăn tắm thấm sạch chảy ra , người thứ nhất mặt vẫn không nhăn nhó từ từ khâu bụng lại và cúi chào khán giả . Ban giám khảo tái mặt cho 9,5 điểm rồi mời đội thứ 3 : Việt Nam Sau khi loa gọi đội Việt Nam , có hai thanh niên gầy ơi là gầy bước vào , Chào khán giả xong , cả hai rút… thuốc Vina ra hút . Đốt hết thuốc một người lôi từ trong balô ra một cái cưa sắt rồi cả 2 khệ nệ khiêng một quả bom tịt ngòi còn sót từ hồi chiến tranh và bắt đầu…cưa Cả hội trường toán loạn , ban giám khảo cũng bỏ chạy mất có điều họ vẫn kịp chấm điểm 10 cho tuyển Việt Nam .

141. Nước VN của chúng ta là nước XHCN, là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Vì thế mới có Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Toà Án Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân, Bệnh Viện Nhân Dân..v.v. Tất cả đều có chữ “Nhân Dân” mọi chủ trương chính sách đêu do Dân, vì Dân…Nhưng Kho Bạc lại là “Kho Bạc Nhà Nước”…Thế mới đau chứ !!!

Bẩy điều kỳ diệu của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa:

1/ Không có người thất nghiệp nhưng chẳng ai làm việc cả.

2/ Không làm việc nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất.

3/ Kế hoạch sản xuất hoàn thành mà chẳng có gì mua.

4/ Chẳng mua được gì mà người ta vẫn xếp hàng rồng rắn cả ngày.

5/ Chỗ nào cũng xếp hàng nhưng đất nước vẫn được đánh giá là ngày một phát triển.

6/ Đất nước phát triển nhưng không ai thấy hài lòng.

Giờ đây các bạn đã cười sảng khoái rồi chứ, vậy chúng ta hãy quay trở lại công việc đang theo đuổi. Chúc một ngày vui.

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Anecdote – Chuyện Tiếu Lâm Xã Hội Chủ Nghĩa

Một năm thời thập niên 70, Đảng Cộng sản Liên Xô công bố một cuộc thi tạc tượng nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhà văn Pushkin.

Giải ba thuộc về một tượng Pushkin đang ngồi đọc sách.

Giải nhì thuộc về một tượng nhà cách mạng Lenin đang ngồi đọc một cuốn sách của Pushkin.

Giải nhất được hoành tráng trao cho một tượng Pushkin đang ngồi chăm chú đọc một cuốn sách của Lenin.

Có lạ chi mô?

Ừ thì chỉ là… ông Pushkin qua đời 33 năm trước khi ông Lenin ra đời.

***

Smirnova chọn ra 1.290 anekdot từ các tuyển tập anekdot đã được xuất bản bằng tiếng Nga và phân tích các anekdot này để xác định dáng hình của khiếu hài hước Nga (Russian humour) và qua đó, làm nổi bật lên “ý thức văn hóa” (cultural consciousness) của các thế hệ người Nga đã sống qua thời cộng sản trên đất nước họ.

Anekdot trong tiếng Nga có nghĩa là “giai thoại”, “chuyện tiếu lâm” hay “chuyện hài”.

Từ tương đương trong tiếng Anh là từ anecdote, có nghĩa “chuyện ngắn hài hước và thú vị về một sự kiện hay một con người có thật”. Ừ thì cũng là “giai thoại”.

Nghiên cứu về hai từ này đã đưa Anh Cả Lý đến nhiều câu chuyện khác sâu xa và hài hước hơn phía sau chúng.

Trước khi quay lại “khiếu hài hước Nga” chúng ta cùng nhìn vào từ anecdote.

Anecdote và Anecdotal Evidence

Anecdote chính ra không có nghĩa gốc là “chuyện hài” mà vốn có gốc từ nguyên từ Hy Lạp, ghép hai yếu tố: an nghĩa là “không” và ekdotos – “xuất bản” thành anekdota – “những gì không được xuất bản”.

Nguyên gốc anekdota dùng để gọi những quyển hồi ký viết riêng, giữ bí mật không xuất bản cho cả thiên hạ đọc (chắc vì toàn kể xấu thiên hạ) của mấy ông vua bà chúa cổ đại.

Tuy nhiên, anekdota đi vào các ngôn ngữ Châu Âu đã tiến hóa thành “câu chuyện hài hước thú vị”.

Có thể nhiều người Việt Nam không biết từ anecdote, nhưng chắc người Việt Nam nào cũng biết và hay dùng các “giai thoại” trong tư duy hàng ngày rất nhiều.

Hồi đầu tháng này lúc rộ lên tin bắt cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, một bài báo được khá nhiều người chia sẻ và tranh cãi là bài “Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và những giai thoại phá án cực kỳ thông minh”. Bài này kể về một vài vụ phá án mà ông Vĩnh đã dùng những biện pháp nghiệp vụ có thể xem là “không chắc đã phù hợp với quy định của pháp luật” (cho dù vẫn được khen là “thông minh”), như nhà báo viết.

“Giai thoại” hiện có vẻ vẫn là một chất liệu báo chí ăn khách ở Việt Nam, thậm chí chắc là hơn hẳn những thứ báo cáo, số liệu, tổng hợp “dữ liệu lớn” khô khan.

Có thể đưa ra quan sát như thế khi nhìn vào những bài báo hút khách trên các mục như Góc Nhìn của VnExpress, hay nhìn vào những bài viết của các tay viết thuộc “tổ nghìn like” trên mạng Facebook.

Cũng khó mà trách được, bản tính tự nhiên của con người là thích được nghe, được đọc những câu chuyện được kể hấp dẫn, dễ hiểu, có chi tiết thú vị, gay cấn.

Khi đã bị cuốn vào một câu chuyện như thế, đã xúc động với tình tiết, đã đồng cảm với nhân vật (cho dù nhân vật có thể là một người lạ mà bản thân ta chưa biết có phải là người thật hay không), thì nhiều khi chúng ta dễ đồng tình hơn với thông điệp, quan điểm, hay bài học giáo huấn, mà người kể muốn truyền tải thông qua câu chuyện đó.

Ví dụ, khi muốn thuyết phục người khác rằng “việc thầy cô giáo đánh học trò là chính đáng”, thay vì nhìn vào phân tích đạo đức, pháp luật thì nhiều người hay ngồi kể lể lại rằng hồi nhỏ mình từng hư đốn ra sao, để rồi bị thầy cô đánh phạt thế nào, xong rồi mình sau này mới cảm nhận được “lòng yêu thương” “cho roi cho vọt” của thầy cô ra sao.

Hay khi phản ứng lại những người đang hùng hổ phê bình lực lượng công an Việt Nam, nhiều người muốn bảo vệ ngành công an thay vì giải thích những nỗ lực tự sửa sai, tự cải thiện của ngành này thì hay quay qua kể dài dòng những câu chuyện “sướt mướt” về các anh hùng chiến sỹ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ thế nào.

Trong cả hai ví dụ trên, các anecdote hay anecdotal evidence đã được dùng làm công cụ thuyết phục người đọc.

Cụm từ anecdotal evidence hay bằng chứng giai thoại chỉ các bằng chứng “được trình bày theo dạng những câu chuyện mà một người kể là đã xảy ra với họ”, hay là chính họ đã chứng kiến và nay thuật lại cho người nghe.

Trong bối cảnh tòa án, mỗi lời khai nhân chứng (witness testimony) bao gồm lời khai của nạn nhân đều có thể xem về bản chất là anecdotal evidence.

Vì chỉ là lời kể từ một người, một góc nhìn không biết có xác thực hay không, nên thông thường bằng chứng giai thoại khi đứng một mình không có giá trị pháp lý cao.

Nhiều người chắc đã biết cái tiêu chuẩn “trọng chứng hơn trọng cung” của nhiều nền luật pháp tiên tiến trên thế giới.

Tại các nền luật pháp đó, người đưa ra lời khai tại tòa thì dĩ nhiên thường sẽ bị thử thách bằng thẩm vấn chéo (cross examination), và nếu lời khai đó đứng vững, không vặn vẹo và bóc mẽ gì được thì nó sẽ được các thẩm phán hay bồi thẩm đoàn đánh giá là thật thà. Nhưng đó không phải là tất cả.

Lời cung khai, hay bằng chứng giai thoại, chỉ có giá trị cao hơn (hay hữu dụng cho quá trình truy cầu công lý tại tòa hơn) khi đã được thử thách qua thẩm vấn chéo, đồng thời được dùng chung và được củng cố bởi các bằng chứng khác: bằng chứng hiện vật, pháp y, hình ảnh, băng hình, v.v.

Tòa nào mà cứ xử theo kiểu “tin người vãi lúa”, cứ chỉ nghe anecdotal evidence mà xử thì đúng là nhiều khả năng sẽ đưa ra những phán quyết võ đoán, ít tính “đinh đóng cột” của công lý hơn.

Trong một vụ án khá nổi tiếng, Tối cao Pháp viện Mỹ từng tuyên là để chứng minh được các hành vi phân biệt đối xử (discrimination) ví dụ như phân biệt chủng tộc, thì bên chứng minh phải sử dụng cả anecdotal evidence và statistical evidence, hay bằng chứng thống kê – nói kiểu thời thượng bây chừ là “dữ liệu lớn”, big data.

Tức là phải có số liệu cụ thể cho thấy rõ ràng hiện tượng phân biệt đối xử đã diễn ra nhiều lần trên thực tế trong một khoảng thời gian tương đối dài, chứ không thể chỉ dựa vào một hay nhiều câu chuyện cá nhân của những nạn nhân đã hứng chịu phân biệt đối xử.

Nhưng đó là tòa án thôi.

Trong một số hoàn cảnh khác, anecdote lại có thể có một giá trị khác.

Anecdote và Anekdot của Nga

Trong các nghiên cứu của mình, nhà xã hội học kỳ cựu của Anh là cố giáo sư Christie Davies đã nhiều lần lập luận rằng: chính các anekdot/anecdote của người Nga sống trong thời toàn trị cộng sản là một trong những nguồn bằng chứng khoa học xã hội quan trọng để đánh giá xã hội cộng sản Liên Xô trong quá khứ.

Theo Davies, giới nghiên cứu khoa học xã hội thường đặt quá nặng vai trò của các bằng chứng số liệu, thống kê. Theo đó, nhiều khi họ quá tin tưởng vào các số liệu thống kê do chính nhà nước Nga Xô ban hành, trong khi việc chính phủ này “kiểm soát” thống kê để “làm đẹp cho chế độ” không phải là không có.

Davies cho rằng các nhà nghiên cứu xã hội học phải xem trọng hơn các nguồn anecdotal evidence, quan trọng nhất là các anekdot, những câu chuyện hài hước mà người Nga kể cho nhau nghe và kể cho người nước ngoài nghe.

Bản thân những câu chuyện hài hước đó không quan trọng ở chỗ chúng đã tạo ra được ảnh hưởng lớn gì, mà quan trọng là chúng cho nhà nghiên cứu những kiến giải sâu sắc về xã hội đã tạo ra những câu chuyện hài hước đó.

“Chuyện cười không phải là cái máy điều chỉnh nhiệt độ mà chính là nhiệt kế”, Davies viết.

Quan sát đó có lẽ càng có sức thuyết phục hơn cho những ai đã được đọc các kết quả nghiên cứu của nhà xã hội học Michelle Smirnova.

Không gian xã hội tù túng nghẹt thở thời Xô Viết đã tạo ra một hoàn cảnh đặc thù cho các anekdot đóng một vai trò đặc biệt, mà anecdote tại nhiều xã hội tự do khác có thể không có.

Người Nga thời Xô Viết có thể bị bỏ tù chỉ vì kể chuyện cười, nếu chuyện cười đó bị nhà nước xem là “tuyên truyền chống nhà nước, chế độ”.

Khởi đầu với điều 58 – Bộ luật Hình sự Liên Xô và kéo dài với các điều luật có nội dung và tác động tương tự, nhà nước Xô Viết đã biến hành vi kể chuyện cười thành một môn “thể thao mạo hiểm” tại nước Nga trong nhiều thập niên dài.

Một nghiên cứu năm 1979 cho thấy có đến 200.000 tù nhân chính trị Nga đã bị đày đến các trại tập trung gulag bởi vì lỡ chơi môn “thể thao mạo hiểm” này.

Trong tiếng Nga, anekdot có nghĩa “chuyện hài” nhưng thực tế xã hội đã khiến cho cái nghĩa gốc Hy Lạp bỗng nhiên tỏa sáng nhất: thật sự các anekdot của Nga đúng là những thứ “không được xuất bản”, vì không thể nào được nhà nước Xô Viết cho phép xuất bản.

Bất kể rủi ro phạm pháp đó, người Nga vẫn đã sống cùng các anekdot của họ.

Họ thì thầm cho nhau trên bàn ăn buổi tối hay trong các ngõ phố vắng người.

Cứ thế, các anekdot lan rộng trong xã hội Nga và tạo thành một “diễn ngôn” (discourse) đối kháng lại những “diễn ngôn” mà nhà nước Nga Xô cho phép.

Các anekdot phê phán thực trạng xã hội, công kích chính sách nhà nước; đồng thời là một sự chối từ “lề phải” trong nước Nga cộng sản.

Ví dụ như anekdot đầu bài về Lenin và Pushkin. Smirnova phân tích rằng anekdot đó làm bật lên những biện pháp tuyên truyền lố lăng của nhà nước Xô Viết: trong các nỗ lực “hợp thức hóa” vị lãnh tụ Lenin thành một nguồn cung cấp “căn tính Nga truyền thống” (traditional Russian identity), các quan chức Xô Viết thường không ngại xào nấu lịch sử.

Thế nên, với họ, một bức tượng “nặng tính đảng” tôn vinh Lenin bằng cách cho một nhà văn lớn của nước Nga là Pushkin đọc sách ông ta viết chính là một tuyệt tác nghệ thuật cần biểu dương nhất.

Nhà nước càng muốn thần thánh hóa các lãnh tụ như Lenin bao nhiêu thì người dân Nga càng nghĩ ra lắm chiêu trò trong các anekdot của họ để “dìm hàng” lãnh tụ.

Giáo sư Davies chỉ ra rằng cái giai đoạn bùng nổ số lượng anekdot về cụ Lenin nhiều nhất chính là dịp kỷ niệm ngày sinh Lenin năm 1970, dưới thời Tổng bí thư cộng sản Leonid Brezhnev.

Một trong những anekdot “láo” nhất thời đó chính là:

“An old priest died and went to heaven. He was asked if he had one last wish before entering. He replied that he would like to have a conducted tour of hell. They began in one of the deepest pits reserved for those whose lives had been utterly evil. There he saw a lake of boiling shit in which stood Hitler and Stalin. Stalin was up to his waist in it and Hitler up to his nose.

“That’s outrageous,” said the priest. “Why should Hitler be punished more than Stalin? I suffered under both and Stalin was just as evil as Hitler.”

“You don’t understand,” said his guide, “Stalin is standing on Lenin’s shoulders.””

Dịch:

“Một ông cha đạo chết và lên thiên đường. Ông được hỏi có ước nguyện gì trước khi vào thiên đường không. Ông bèn nói là ông muốn được đi tham quan địa ngục một chuyến. Thế là ông được đưa xuống một trong những hang địa ngục sâu nhất dành riêng cho những con người cực kỳ độc ác. Tại đó ông thấy một cái hồ đầy phân đang sôi sùng sục.

Trong hồ có Hitler và Stalin đang đứng. Trên mặt hồ, Stalin lộ phần thân từ thắt lưng trở lên, còn Hitler thì chỉ lộ có nửa mặt tính từ mũi.

“Thật quá quắt,” vị cha đạo nói. “Sao Hitler lại bị phạt nặng hơn Stalin? Tôi đã chịu khổ đau dưới cả hai và Stalin cũng ác như Hitler vậy thôi.”

Ông hướng dẫn viên bèn giải thích: “Cha không hiểu rồi, Stalin đang đứng trên vai Lenin đó.”

Thi hài Lenin vẫn nằm rất trang trọng trong lăng tẩm, nhưng một số người dân Nga ngay từ những năm 70 có lẽ đã không hề có sự tôn kính nào dành cho cái vị trí trang trọng đó.

Trong một anekdot khác do Smirnova tuyển chọn, Lenin lại được nhắc đến:

“A student is taking an oral exam in Soviet history. He is apparently doing well until the professor asks him:

“When was the Bolshevik revolution?”

“I don’t know”

“Well then, who wrote DAS KAPITAL?”

“No idea.”

“Who was Comrade Lenin?”

“I’ve never heard that name before,” said the student unabashedly.

“Well, young man, you must be able to tell me this: Who is Comrade Brezhnev?”

“Br-, Br-, who?”

“Listen, where are you from?”

“I’m of the village Petrovka in Siberia…”

The professor is thoughtful now, “Petrovka, Petrovka… sounds like a heavenly place!””

Dịch:

“Một cậu học sinh đang thi kiểm tra vấn đáp về lịch sử Xô Viết. Đang trả lời tốt thì ông giáo sư hỏi:

“Cách mạng Bolshevik diễn ra năm nào?

“Em không biết”

“Rồi, thế ai viết Tư Bản Luận?”

“Không rõ”

“Đồng chí Lenin là ai?”

“Em chưa nghe tên người này bao giờ,” cậu học sinh trả lời không bối rối.

“Này cậu trai trẻ, cậu phải trả lời được câu này: Đồng chí Brezhnev là ai?”

“Br-, Br- gì cơ?”

“Nghe này, cậu từ đâu đến hả”

“Em đến từ làng Petrovka ở Siberia.”

Vị giáo sư mặt chợt đầy suy tư, lẩm bẩm “Petrovka, Petrovka… Nghe cứ như tên một chốn thiên đường ấy nhỉ!””

Theo Smirnova, anekdot này thể hiện một sự từ chối hoàn toàn những “biểu tượng quốc gia” (national symbols) vốn được nhà nước Xô Viết tạo ra nhằm đoàn kết người dân toàn nước Nga.

Người Nga thời Brezhnev có vẻ là chán ghét thực tế xã hội đầy bất công của họ đủ đến mức phải mường tượng là họ có thể ganh tỵ thế nào với một chú bé đến từ miền Siberia băng giá xa xôi nơi chú ta chưa bao giờ phải biết những “biểu tượng quốc gia” kia.

Không chỉ thể hiện sự phản kháng bằng chán ghét thụ động, theo Smirnova, các anekdot của Nga đặc biệt thường mang một màu sắc phê phán sâu cay và đầy tính trí thức khi có nội dung so sánh nước Nga cộng sản với các nước phương Tây tự do, đặc biệt là kẻ đại địch Hoa Kỳ:

“This is Armenian Radio! Our listeners asked us:

What is the difference between the constitutions of the USA and the USSR? Do not both countries guarantee the freedom of speech?

Our answer: Yes, but the USA’s constitution guarantees freedom after speech.”

Dịch:

“Đây là Đài Radio Armenia! Bạn nghe đài hỏi chúng tôi:

Sự khác biệt giữa hiến pháp của Hoa Kỳ và hiến pháp Liên Xô là gì? Chẳng phải cả hai nước đều đảm bảo tự do ngôn luận đấy ư?

Chúng tôi trả lời: Đúng, nhưng hiến pháp Hoa Kỳ còn đảm bảo tự do sau khi đưa ra ngôn luận.”

Đúng nhỉ? “Chúng tôi cho các người tự do nói đó, còn làm gì với các người sau khi các người nói thì lại là chuyện của chúng tôi!” Hoàn toàn có thể tưởng tượng một vài quan chức Nga Xô từng thực sự tư duy theo một cách lố bịch về khái niệm “tự do” như thế.

***

Đã có ai nghiên cứu các câu chuyện tiếu lâm chính trị của người Việt Nam từ giác độ văn hóa và xã hội học như các nhà nghiên cứu Davies và Smirnova đã làm với các anekdot của người Nga chưa nhỉ?

Nếu chưa thì đây đúng là một mảng hay ho cho các bạn sinh viên khoa học xã hội.

Bạn có thể đóng góp cho Luật Khoa một ly cà phê hoặc một cuốn sách mỗi tháng?

Đóng góp $2 mỗi tháng

Định Nghĩa Chữ Tiếu Lâm

Trở Lại Định Nghĩa Chữ Tiếu Lâm

Từ điền Bách Khoa Việt Nam (NXB từ điển bách khoa HN – 2005) (ở trang 631 (Q4)) không định nghĩa riêng chữ tiếu lâm, mà có truyện tiếu lâm trong định nghĩa chung của truyện cười dân gian Việt Nam (vần T)… Chuyện tiếu lâm (Joke book)

Trong HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN của Đào Duy Anh (Trường Thi xuất bản 1957) có ghi Tiếu Lâm là tên một bộ sách chép toàn truyện cười.

Có người chiết tự chữ Hán ra mà dịch nghĩa : Tiếu (cười), Lâm (rừng) là : Rừng cười.

Lại có người nói Tiếu Lâm là để chỉ riêng cho những truyện cười dân gian có dính dáng đến Dâm và Tục. Như vậy phải hiểu Tiếu Lâm theo định nghĩa nào?

Truyện cười dân gian Việt Nam gần đây đã được xuất bản khá nhiều : Ngoài Bắc có : Tiếng cười dân gian Việt Nam, Truyện Tiếu Lâm, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai Tứ Xuất, Thanh Hoá có : Xiển Bột, Quảng Nam – Đà Nẵng có : Thủ Thiệm. Trong Nam có : Truyện ông Ó, Chú Ba Phi v.v…

Những truyện ấy đã được nhiều người đọc, nhiều người hiểu. Nếu có ai đó kể lại, chẳng qua là thêm thắt vô một ít chi tiết cho có vẻ lạ chút chút thôi. Nghe nhiều lần rồi cũng hết cười.

Trong một buổi làm việc tập thể đào đắp mương ở ngoài trời. Hai tay hai chân lao động liên tục nhưng cái mồm cái tai rất ư rảnh rỗi. Sau khi hát, hò chán chê, mấy phút im lặng chỉ nghe tiếng thở phì phò nặng nhọc. Bỗng có ai đó hô lớn :

– Anh năm ơi, kể chuyện tiếu lâm nghe chơi !

Vừa nghe nói hai tiếng TIẾU LÂM là thính giả đã chuẩn bị cười rồi. Trong dân gian ít có ai nói KỂ CHUYỆN CƯỜI NGHE CHƠI. Vì người ta cho CHUYỆN CƯỜI là chỉ mức độ bình thường, cười vừa phải, không có hoặc ít có yếu tố Dâm Tục. Còn ngược lại, Tiếu Lâm thì có cái đó.

Truyện Tiếu Lâm có thể là do người dân bịa. Bịa ra để cười chơi. Đã là chuyện bịa thì không có giới hạn : Từ đúng đắn cho tới dâm tục. Có khi rất tục. Tục đến nỗi con gái nghe phải đỏ mặt mắc cỡ (nhưng vẫn thích lắng tai nghe thử).

Như vậy, theo chúng tôi, Tiếu lâm là một bộ phận đáng kể trong nguồn TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM. Hơn thế nữa, TIẾU LÂM còn là truyện cười dân gian mang nhiều yếu tố dâm tục. Có nhà phê bình đã nhận xét: Cái Tục là một trong những thuộc tính của truyện cười dân gian loại Tiếu Lâm.

Các quyển truyện cười dân gian hoặc truyện Tiếu Lâm Việt Nam (tập 1 và 2) đã xuất bản, mặc dù ai cũng biết có sự tồn tại hiện hữu trong dân chúng, nhưng ai cũng tránh né không ai ghi ra giấy những truyện tiếu lâm tục (vì có vấn đề gạn đục khơi trong). Nhưng những truyện đó vẫn không hề biến mất. Mới tháng trước đây chúng tôi đã đi tham gia gặt lúa với nông dân huyện Tây Hoà (Phú Yên). Trong khi làm, Người nông dân đã đem những truyện ấy kể cho nhau nghe. Lập tức nhiều trận cười nở ra. Sau cái cười thì mệt nhọc hình như giảm bớt. Việc này chứng tỏ cho ta thấy TRUYỆN TIẾU LÂM (tục) có sức sống dai là có thực chứ không hề tàn lụi trong lòng dân. Họ kể để họ cười vả để làm gì nữa ? Để trước hết là mượn tiếng cười quên mệt nhọc, tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể, nhờ đó tăng năng suất công việc. Và cũng là để gián tiếp nhắc nhở nhau THẤY XƯA CHỪA NAY. Làm cho những cái xấu, cái ác, cái bỉ ổi ngày càng ít đi, để cho cái nhân tố mới tốt đẹp hơn có điều kiện sinh sôi nảy nở trong đời sống xã hội. Như vậy, trong một số trường hợp, truyện TIẾU LÂM TỤC cũng có tác dụng góp phần tăng năng suất lao động. Ta không nên phủ nhận nó.

VII/ XUẤT XỨ CỦA TRUYỆN TIẾU LÂM TỤC Ở ĐỊA PHƯƠNG :  

Trước 1945 tỉnh Phú Yên nằm trong giải đất Miền Trung, thực dân Pháp gọi là nước An Nam (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận). Ở đây thực dân Pháp vẫn cho duy trì bộ máy cai trị vua quan của Nam Triều, nhưng dưới quyền kiểm soát của nhà nước Bảo Hộ do một viên công sứ Pháp đứng đầu. Và người Pháp Nắm giữ các chức chủ chốt như Lãnh binh, Mật thám, kho bạc… dưới quyền người Pháp, về  phía Nam Triều ở các tỉnh có quan Tuần Vũ, Án sát, bố chánh. Ở các phủ, huyện có quan tri phủ, Tri huyện, thầy đề, thầy lại, lính lệ v.v .. Ở tổng thì có chánh tổng, phó tổng, xuống xã thì có lí trưởng, phó lý, ngũ hương (hương kiểm, hương bộ, hương mục, hương thơ, hương bổn). . Dưới những chức sắc đó, xã hội bấy giờ còn nảy nòi ra nhiều hạng kệch kỡm chuyên môn hiếp đáp, áp bức dân lành, làm cho dân chúng ghê tởm, khinh ghét. Chính đó là những cái đích cho họ đưa vào truyện tiếu lâm. Như hạng trọc phú (ham rể giàu nhưng dốt), phù thuỷ rởm (ham gái), thày lang băm (dâm dục), thày cúng (ham ăn) v.v…

Các tỉnh Miền Trung từ lâu đã nghe nói câu : “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa thiên ních hết”. Chính vì vậy ở Phú Yên lưu truyền trong dân chúng những câu truyện về quan xứ kiện đòi ăn hối lộ. Đã ăn hối lộ lại đòi của ngon (chê xôi, đòi ăn thịt) …

Trong truyện TIẾU LÂM (tục) ta thấy rõ vũ khí tiếng cười đã áp đảo kẻ thù bằng cách gây dư luận đả kích chúng mạnh mẽ. Tiếng cười đó đã biến kẻ thù thành Bia Miệng. Mà TRĂM NĂM BIA ĐÁ THÌ MÒN, NGÀN NĂM BIA MIỆNG VẪN CÒN TRƠ TRƠ. Như vậy, Tiếu lâm (tục) vừa gây cười, vừa thể hiện một khoái cảm thắng lợi, vừa hạ diệt (cái xấu). Càng cười thoải mái bao nhiêu, càng đáp ứng được cái khuynh hướng gây hứng thú trong cuộc sống bấy nhiêu.

(Trích bài báo của Đỗ Lai Thuỷ)

KHOÁI CẢM THẮNG LỢI THỂ HIỆN RA CÁC KIỂU CƯỜI

Về kiểu cách cười, trong thiên hạ cũng có nhiều loại cười rất khác nhau :

CÓ NHỮNG CÁI CƯỜI VÔ TƯ SẢNG KHOÁI như : Cười ha hả, cười hả hê, cười sằng sặc, cười dòn tan, cười như nắc nẻ, cười hồn nhiên, cười thoải mái, cười khoái trá, cười rổn rảng, cười sang sảng, cười rạng rỡ, cười cởi mở, cười hở mười cái răng, cười hết cỡ, cười ngặt nghẽo, cười híp mắt, cười dài, cười góp, cười khà, cười khanh khách, cười khè, cười khì, cười nôn ruột, cười ngất, cười phá lên, cười như bắp rang, cười ồ, cười ra rả, cười rè, cười rộ, cười xoà, cười hềnh hệch …

CÓ NHỮNG CÁI CƯỜI HÌNH NHƯ RIÊNG Ở NAM GIỚI như: Cười khùng khục, cười hô hố, cười khơ khớ,…

CÓ NHỮNG CÁI CƯỜI TƯỞNG CHỈ DÀNH CHO NỮ GIỚI như : Cười duyên, cười ruồi, cười e ấp, cười e lệ, cười thẹn thùng, cười lỏn lẻn, cười nụ, cười tình, cười rúc rích …

CÓ NHỮNG CÁI CƯỜI CHƯA HẾT CỠ, như : cười thầm, cười nửa miệng, cười mủm mỉm, cười chúm chím, cười mím chi, cười rỉ rả, cười khúc khích, cười khục khặc …

CÓ NHỮNG CÁI CƯỜI NGHE CHÓI TAI như : cười the thé, cười như xé vải, cười rần rật, cười sặc sụa …

CÓ NHỮNG CÁI CƯỜI RA NƯỚC MẮT, như : cười gượng, cười méo xẹo, cười não nuột, (khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt), cười giã biệt, ngậm cười nơi chín suối… cười héo hắc…

CÓ NHỮNG CÁI CƯỜI TỎ RÕ THÁI ĐỘ, như : cười độ lượng, cười mai mỉa, cười ngạo mạn, cười khinh khỉnh, cười khẩy, cười mát, cười mũi, cười nhạt, cười khan, cười khô khốc, cười huề, cười bả lả, cười xã giao, cười đãi bôi, cười đưa đẩy, cười trừ, cười cợt, cười gằn … cười gượng.

CÓ NHỮNG CÁI CƯỜI ĐÁNG GHÉT, như : cười xảo quyệt, cười ranh mãnh, cười gian ác, cười nịnh bợ, cười cầu tài, cười đểu cáng, cười nhăn nhở, cười rậm rật, cười dâm dật, cười đĩ thoã, cười lơi lả, cười lẳng lơ, cười mơn trớn… 

TRONG DÂN GIAN TA CÓ NHỮNG CÂU CA DAO NÓI VỀ CƯỜI :

– Phòng trong sớm mở tối gài,

Ai cười KHÚC KHÍCH để phòng ngoài ngẩn ngơ ?

– Bắp non xao xác trỗ cờ,

Thương nhau xin chớ nhởn nhơ CƯỜI TRỪ!

– Đứng xa kêu bớ em Mười

Thương hay không thương, em nói thiệt, chớ đững CƯỜI ĐẨY ĐƯA!

– Phất phơ ngọn cỏ gió lùa,

Thấy em CƯỜI GƯỢNG anh chua xót lòng !

– Cây tre nhặc mắt, gió quặt, ngọn tre oằn,

Nghe anh cất tiếng CƯỜI GẰN, em trở gót thối lui.

-Thứ Nhứt là đạo làm người

Dù no dù đói vẫn CƯỜI như không.

– Thấy em có cục duyên ngầm

Nụ CƯỜI CÓ NGHĨA, anh quên mần, bỏ ăn.

– Con quạ nó núp vườn chồi

Thấy em đứng CƯỜI LỎN LẺN với ai ?

– Cô kia CƯỜI CỢT ghẹo trai

Cái miệng méo xẹo như quai chèo đò.

– Cóc nghiến răng còn động lòng trời,

Anh say em có điệu CƯỜI MÍM CHI.

– Bông cúc nở trước sân, con bướm vàng hút nhuỵ

Thấy miệng em CƯỜI HỮU Ý, anh thương.

– Tưởng đâu bến đã gặp thuyền,

Nào hay em CƯỜI LẢNG NHÁCH, anh liền lui ghe.

– Chuồn chuồn đậu ngọn cau tơ,

Anh CƯỜI BẢ LẢ, em ngờ duyên anh.

– Chiều chiều ra đứng vườn cà,

Thấy anh CƯỜI LẠT, trở vô nhà hốt muối em ăn.

– Thà rằng chịu cảnh gông xiềng

Còn hơn có vợ CƯỜI VÔ DUYÊN tối ngày.

– Ra đường lắm chuyện bực mình

Về nhà gặp vợ CƯỜI TÌNH cũng no.

– Thôi thôi tình phải buông lơi,

Chưa chi em đã vội CƯỜI TOÉT TOE.

– Ngó lên búi tóc em tròn

Hàm răng em trắng, miệng CƯỜI GIÒN, anh mê

– Tóc em dài, em cài hoa thiên lý,

Thấy em CƯỜI HIỀN, anh để ý anh thương.

– Con kiến vàng bò ngang đám bí,

Thấy miệng em CƯỜI ẨN Ý, anh đỡ lo.

– Bới tóc cánh tiên, bỏ vòng lá liễu,

Thấy miệng em CƯỜI, trời biểu anh thương.

– Chẳng tham nhà ngói rung rinh,

Tham về cái nỗi em xinh miệng CƯỜI

– Miệng cười em đáng mấy mươi,

Chân đi đáng nén, CHÚM CHÍM CƯỜI đáng trăm.

– Đàn bà cười SANG SẢNG tiếng đồng,

Chẳng khó đường chồng cũng khó đường con.

– Ông phật ngồi trên án MỦM MỈM CƯỜI,

Áo em em bận, sao mấy người xỏ tay ?

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Truyện Cười Tiếu Lâm: Kiện Ruồi.

Truyện cười tiếu lâm: Kiện ruồi.

Truyện cười tiếu lâm: Kiện ruồi.

Có một anh thật thà chất phác, nhiều khi thật thà chất phác đến nỗi ngớ ngẩn. Năm nọ đến bữa giỗ cha, anh ta mua thịt, gạo nếp về làm cỗ cúng. Mâm cỗ vừa đặt lên bàn thờ, nén hương chưa kịp thắp thì mấy con ruồi láo xược đã dám bậu lên bát nọ, đĩa kia rồi. Anh ta cho là bầy ruồi vô phép, liền làm đơn đến cửa quan kiện..

Nghe anh ta phân xử đầu đuôi, quan phán:– Từ nay hễ thấy ruồi đậu ta cho phép mày đập.Nào ngờ, quan vừa xong, một con ruồi từ đâu bay tới, đậu giữa mặt quan.Anh nông dân giang thẳng cánh tay nhè mặt quan “bốp”. Bị tát một cái như trời giáng, quan tức quá mà không làm gì được.

Truyện cười tiếu lâm: Kiện ruồi.

Truyện cười vỡ bụng: Đắp chăn.

Một anh đi ở cho một lão nhà giàu, lão ta hẹn sau mười năm sẽ trả tiền công cho về mà làm ăn. Ðến kì hạn, lão nhà giàu muốn quịt, bèn đưa ra một cái chăn vừa ngắn vừa hẹp, bảo:

– Anh phải làm sao đắp cái chăn này cho vừa người tôi thì tôi trả tiền công cho, bằng không thì một là anh về, hai là ở thêm mười năm nữa, sau đó tôi trả công cả hai mươi năm cho anh luôn thể.

Nói xong, lão nhà giàu nằm thẳng chẳng ra giữa giường. Người lão rất dài, mà cái chăn thì rất ngắn, nên anh kia cố đắp mãi không xong, đắp được đằng đầu lại hụt mất đằng chân. Chợt nghĩ ra một mẹo, anh ta cầm chăn đắp từ trên đầu lão đắp xuống quá đầu gối, rồi lấy gậy vụt tới tấp vào hai ống chân lão. Lão đau quá co rụt ngay chân lại. Thế là cái chăn đắp lên người lão vừa khéo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiếu Lâm Thời Cộng Sản trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!