Bạn đang xem bài viết Thơ Xuân Ngày Giáp Tết được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
THƠ XUÂN NGÀY GIÁP TẾTHoàng Kim
Ngày giáp Tết, đất trời Nam tuyệt đep. Nắng tươi vàng, mai bừng nở lung linh. Hành trình xanh, hoa rộn ràng sắc thắm. Búp lộc xuân, nghe nhựa ứa lên cành.
Giờ tan học, con như chim về tổ. Bao yêu thương, cha mẹ ngóng con về. Muôn lời chúc, rộn ràng nghe xuân đến. Xa bạn thầy, náo nức buổi về quê.
Phiên chợ Tết, người đi như trẩy hội. Ai cũng xuân, vui vẻ những câu chào. Dẫu khó nhọc, lo toan hằn khoé mắt. Cận Tết rồi, nên chỉ thấy niềm vui.
Xuôi phương Nam, tôi tìm thăm Hai Lúa. Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên. Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi . Mừng xuân này công việc gắn bền thêm.
Viên ngọc ước, trong ngần như hạt gạo. Chén cơm ngon, thơm bếp lửa gia đình. Hạnh phúc lớn, trong niềm vui bình dị. Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê
Cám ơn công đồng Face Book đã giúp tôi bảo tồn thơ và ảnh nàyNăm tháng đi qua nhìn những khuôn mặt tha62y bạn xưa và nay xem tiếp Thơ xuân ngày giáp Tết Phóng sự ảnh Hoàng Kim.
Thích khoe ảnh với Lão Hùng tám chục (*) Mặt xinh tươi hóng ảnh để ghi bài Thuở bao năm nơi Trường Viện Nay ngựa về chung máng cỏ ngày vui.
Nhớ năm trước dịp này Ông Lão vắng Việc mất còn thoáng chốc trải trăm năm Ngày giáp Tết đêm trăng rằm tháng Chạp Vần thơ Xuân lồng lộng giữa tâm hồn
Kính chúc xuân mới vui khỏe hạnh phúc.
Hôm nay chúng tôi dự tất niên ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trò chuyện về IAS đường tới trăm năm tôi trở về nhà dưới trăng rằm tháng Chạp, và ghi lại ghi chép này. Cuối dòng sông là biển
(*) Cám ơn anh Hùng 80 tuổi còn vui khỏe lắm. Hóng ảnh anh gửi để vui đùa thầy bạn. Cám ơn công đồng Face Book đã giúp tôi bảo tồn thơ và ảnh này. Năm tháng đi qua nhìn những khuôn mặt thầy bạn xưa và nay. xem tiếp Thơ xuân ngày giáp Tết Phóng sự ảnh Hoàng Kim.
CHUNG SỨCVõ Tòng Xuân, Hoàng KimNhớ giáo sư Phạm Văn Biên
Chung sức bao năm một chặng đườngCuộc đời nhìn lại phúc lưu hươngNgô khoai chẳng phụ dày công ViệnLúa sắn chuyên tâm mến nghĩa TrườngDạy học tinh hoa giàu trí tuệChuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chươngNgười chọn vãng sanh vui một cõiAi theo cực lạc đức muôn phương
Liên vận bàiTIỄN ĐƯATố Hữu(Tặng bạn thơ Th.)
Đưa tiễn anh đi mấy dặm đườngNặng tình đồng chí lại đồng hương!Đã hay đâu cũng say tiền tuyếnMà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!Dẫu một cây chông trừ giặc MỹHơn nghìn trang giấy luận văn chươngĐi đi, non nước chờ anh đó!Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương…
GS Phạm Văn Biên, nguyên Viện Trưởng (ngồi thứ năm phải qua) cùng quý thầy bạn Viện Trường và Sinh học thành phố Hồ Chí Minh 20 11 Ngày Nhà Giáo Việt Nam. GS Phạm Văn Biên,.ngày này na7m trước đã đi xa. CNM365 bảo tồn và phát triển thông tin.
CHÀO NGÀY MỚI 28 THÁNG 1 Hoàng Kim CNM365 Thơ xuân ngày giáp Tết; Về Trường để nhớ thương; Trường tôi nôi yêu thương; IAS đường tới trăm năm; Cuối dòng sông là biển; Truyện Pie Đại đế; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Ngày 28 tháng 1 năm 1724 Pie Đại đế Sa hoàng Pyotr I cho thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg, tiền thân của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ngày 28 tháng 1 năm 1887,Tháp Eiffel được khởi công xây dựng theo thiết kế và chỉ đạo của kỹ sư người Pháp Alexandre Gustave Eiffel. Ngày 28 tháng 1 năm 1985, Ca khúc We Are the World được thu âm tại Henson Recording Studios, Los Angeles, Hoa Kỳ; Bài chọn lọc ngày 28 tháng 1: Về Trường để nhớ thương; Trường tôi nôi yêu thương; IAS đường tới trăm năm; Cuối dòng sông là biển; Truyện Pie Đại đế; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-28-thang-1/
Trở về trang chínhHoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Tết đến, trên bàn thờ hay bàn giữa mỗi nhà thường bày mâm ngũ quả. Cho dù là thành thị hay nông thôn, giàu sang hay nghèo khó, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm, vừa để đẹp mắt, vừa mang ý nghĩa chính là những điều ước nguyện của gia chủ trong năm mới.
Thật ra không ai rõ quy định là những loại quả gì, cho nên tuy gọi là ngũ quả nhưng tùy vào từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm với ý nghĩa chính là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với tổ tiên. Ngoài ra, ngũ quả còn được xem là biểu trưng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của người nông dân. Những sản vật kết kinh từ mồ hôi, công sức của người lao động chắt chiu qua từng mùa vụ. Để khi xuân sang, lựa dịp tốt lành mà kính dâng lên ông bà, tổ tiên.
Người Việt chọn con số 5 để thể hiện ước muốn trong năm mới sẽ đạt được “Ngũ phúc lâm môn” bao gồm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Bên cạnh đó, theo quan niệm của Khổng giáo, Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là cấu thành nên vũ trũ (ngũ hành) ứng với vận mệnh con người. Năm màu sắc cũng thể hiện nghĩa nguồn của cải 5 phương đưa về kính lên tổ tiên. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Như đã nói, việc chọn lựa mâm ngũ quả là tùy vào điều kiện cụ thể ở từng miền. Ở miền Bắc, trong dịp Tết, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên theo 5 màu sắc tượng trưng cho mong ước: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên. Một mâm ngũ quả ở miền Bắc bao gồm: (cam, quýt, quất, bưởi, chuối và dứa). Ngoài ra còn có thể bày thêm phật thủ, táo, hồng,… Hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên mâm, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt.
Cầu kỳ hơn một chút, người miền Nam những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên sẽ không bao giờ xuất hiện những loại trái cây có cách phát âm gần giống với những từ ” không hên” ví dụ như quả chuối (phát âm là “chúi” – thể hiện sự đi xuống, khó khăn, không thịnh vượng”); quả cam (trong “quýt làm cam chịu”) hay quả lê (trong “lê lết”),…. Người miền Nam thường chọn các loại trái cây như mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài, sung,… để khi đọc lên, hợp thành các cụm từ như “cầu vừa đủ xài sung”, hay “cầu sung (túc) vừa đủ xài”. Bên cạnh đó, còn có thể bổ sung thêm các loại quả như: “dưa hấu” – xanh vỏ, đỏ lòng, tượng trưng cho lòng trung nghĩa; “lựu” – có nhiều hạt, tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy, con cháu đầy đàn; “bưởi” – căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự may mắn,… Màu sắc của các loại quả cũng được chọn lựa tuân theo ngũ hành, có tính may mắn: Đỏ – may mắn, phú quý; Vàng – sung túc,… Vị của các loại quả phải là ngọt, không mang vị đắng, cay.
Mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện, thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Do trái cây bày mâm ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả cũng ngày càng phong phú hơn và người ta cũng không câu nệ ngũ quả nữa mà có thể là bát quả, cửu quả,… dù bày biện nhiều loại trái cây hơn nhưng người ta vẫn cứ gọi là “mâm ngũ quả”.
Đôi khi mâm ngũ quả cũng được sử dụng trong Mâm Quả Ngày Cưới của người Việt. Vào ngày tổ chức lễ cưới nhà trai sẽ mang những Lễ Vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới sẽ còn được chuẩn bị kỹ càng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ.
Ngày nay, mâm ngũ quả đã có nhiều thay đổi, chúng mang ý nghĩa trang trí cho không gian nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Sự phong phú của các loại trái cây cũng làm cho mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi: “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời.
Việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong ngày Tết cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Chính vì vậy dù sinh sống ở phương trời nào, người dân Việt vẫn không quên tục lệ này trong dịp Tết Nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.
Mâm ngũ quả góp phần làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng trong từng gia đình thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa, thể hiện sinh động ý nghĩa triết học-tín ngưỡng-thẫm mỹ đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người. Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt./.
Cẩm Tú
Những Bài Thơ Vui Ngày Tết
Những bài Vè chúc Tết
Những bài thơ hay viết về ngày Tết
Những bài thơ chúc Tết, mừng năm mới hay nhất
Những câu đối hay về ngày Tết, mừng Xuân mới
Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng
Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền
Mua chuối: sợ làm ăn khó “ngóc”
Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng
Mua bom: sợ suốt năm toàn “nổ’
Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên
Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng
Mua táo: sợ rồi… bón cả niên
Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửa
Trụi lủi trụi lơ, khỏi tốn tiền.
Vậy thì bàn cúng sẽ trống không
Chỉ cần bình lọ với bó bông
Dưa thì cũng sợ dây dưa mãi
Bánh tét sẽ bị rách cả năm
Xin xâm lại càng nên kiêng cữ
Vì ngại năm mới sẽ bị xiêng
Sầu riêng càng nên không dám rớ
Măng cụt thì bị ngẹt ngõ ra
Ngoài ra cần cử trái thanh long
Bởi vì vận số sẽ long đong
Trái tắc lại càng nên kiêng đấy
Bế tắc mọi điều xui cả năm
Bánh ít không được ăn ngày Tết
Cử gì đây nữa hỡi người ơi!!!
Xuân đến Xuân đi , ba ngày Tết
đở lo bánh trái, mừng ra phết
thôi thì ta chưng hoa với quả
Cầu cho Đủ Xài khỏi lo xa!
Hết tết không hoa, chẳng có buồn
Quanh năm, suốt tháng vẫn luôn luôn
Hoa… mắt mỗi lần nghe thấy giá
Tăng vọt lên nhanh tựa chớp nguồn!
Tết không bia, rượu vẫn cứ vui
Suốt năm tôi đã nếm đủ rồi
Vị đắng mỗi lần con xin “phí”
Vị cay những lúc vợ “ỉ ôi”!
Tết về không thịt, có làm sao!
Chim, gà, ngan, vịt đã “sốt cao”
Ăn heo thì sợ nhằm heo bệnh
Thịt chó, sợ mua phải chó già!
Tết mà không kẹo, chẳng bánh quy
Trà với cà phê, chẳng có gì
Khỏi lo kẹo rởm, “phê” “trà” mốc
Tối ngủ yên tâm, thoải mái… khì!
Đang lo không biết thiết mời sao đây ?
Lẽ nào “kiết “quá thì gay
Lẽ nào than túng, bạn hay thì kì !
Vợ chồng bóp trán tính suy
Mua gà ? Dịch cúm chí nguy …hỏng thèm !
Bò, dê, rượu ngoại, chả, nem…
Nặng” đô ” như thế lấy tiền đâu ra ?
Tính chơi chục két ” băm ba ”
Đầu xuân nhậu nhẹt, vợ nhà chẳng ưng
Thôi thì tốt nhất bánh chưng,
Tôm khô, củ kiệu…để mừng xuân thôi !
Nâng li rượu nhỏ bạn cười :
– Tết mà như thế, sướng thời quá tiên !
Chớ nên hoang phí tốn tiền
Chớ nên vay mượn, ra giêng phải ” cày ”
Vui xuân tiết kiệm mới hay
” Vung tay quá trán ” có ngày chúng tôi niêu !!!
Một năm bóp miệng, nhịn ăn tiêu
Tết đến lẽ nào lại treo niêu
Dù gì cũng cố vay mươi triệu
Rượu Tây, bia ngoại cứ khuân về
Bánh chưng, giò chả làm thì quê
Cứ mua tất tật ngoài siêu thị
Thuốc, trà, bánh, mứt phải loại sang
Chơi cho tới bến, sợ gì hoang!
Ăn tiêu thỏa thích ba ngày tết
Tết hết, xuân tàn, còn cục nợ
Lại nai lưng làm, không kịp thở
Miệng mồm bóp lại còn tí ti
Văn phòng không rượu cũng không hoa
Toàn computer với gái già
Công việc ế ẩm, lương thì thấp
Tết này ta nhận gạo làm quà
Chứng khoán đỏ ửng, khách tan hoang,
Đôi mã còn xanh, lấm tấm vàng
Sột soạt đếm lương, toàn tiền lẻ
Trên bàn, quyết định: Tết ăn khan
Những Bài Thơ Hay Viết Về Ngày Tết
Vậy là ngày Tết lại sắp đến, DoPhuQuy’s Blog xin gửi đến độc giả những bài thơ hay viết về ngày Tết do các bạn thành viên tự sáng tác và chia sẽ.Đó là những vần thơ hay nói về không khí chào đón Tết, sự háo hức cũng như những lo toan của nhiều người khi ngày Tết đến.
Những bài Vè chúc Tết
Những bài thơ vui ngày Tết
Những bài thơ chúc Tết, mừng năm mới hay nhất
Những câu đối hay về ngày Tết, mừng Xuân mới
TẾT NAY XA VẮNG
Tết nay chắc khác Tết qua
Tết nay chắc phải xa nhà, xa quê
Kiếm tiền chi trả, không về Tết nay
Ở nhà đói khổ thế nay im lìm
Cuộc sống đen đủi cứ tìm đến thôi
Xa quê, xa cả những người thân gia
Học hành chăm chỉ, chớ mà đi chơi
Sau này trở lại tìm người kết duyên.
ÁP TẾT
Xe cộ ngược xuôi người hối hả
Mang quà chúc Tết ngợp màu Xuân
Khổ cho ai đó nghèo xơ xác
Giục giã tâm can vẫn bần thần.
Nếu như thăm hỏi quí nhiều
Thì bao nhiêu chỗ ta nghèo vẫn đi
Đành ngồi nhạt thếch nhâm nhi chén sầu.
XUÂN VỀ TRÊN RẺO CAO
Xuân về sơn cước nở đầy hoa
Ríu rít yến oanh vui chan hoà
Mờ mờ ảo ảo sương giăng núi
Cheo leo sườn dốc trắng hoa mơ.
Xuân về phong cảnh thật nên thơ
Làm cho sơn nữ dạ ngẩn ngơ
Ngắm cảnh núi rừng hoa thắm nở
Sơn vàng suối ngọc tựa cõi mơ.
SẮC XUÂN
Tác giả: Nguyễn Văn Thành
Hồng tươi sắc thắm hoa đào
Vàng thanh màu nắng ngọt ngào hoa mai
Ngày Xuân trẩy hội tựa vai nhân tình
Nắng mênh mang nắng bồng bềnh mây đưa
Lưng trời cánh én nhặt thưa
Đường xuân ong bướm vui đùa cùng hoa
Khách đường xa khách đường xa
Trời xuân thắm đất mặn mà đón đưa
Vui trong khúc hát giao mùa
Bừng lên trong nắng đong đưa gợi tình
Ơn đời một thoáng bình minh
Xuân về vui ấm cả tình nhân gian..!
ĐÓN XUÂN
Mai vàng nở rực, báo xuân về
Đánh thức bao người thoát cơm mê
Xuân này tu tỉnh trong công việc
Hạnh phúc về ta lại tràn trề
Giao thừa đón Tết pháo hoa vui
Đuổi hết số đen, đuổi vận xui
Đón rước điều may năm nay tới
Xóa sạch cô đơn, tủi ngậm ngùi.
NỖI NHỚ NGÀY XUÂN
Nắng vàng gõ cửa gọi ban mai
Đào thắm môi xinh nhuộm mắt ngài
Đỏ xác Pháo hồng giăng lối bước
Xanh thân Cúc tím nhuộm ngày phai
Dòng thơ gửi chút hương ngày Tết
Trang giấy hoài mong một gót hài
Đôi mảnh tình xa trời cách biệt
Xuân về nỗi nhớ nhuộm lòng Ai!.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Xuân Ngày Giáp Tết trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!