Bạn đang xem bài viết Thơ Tự Răn Mình, Thơ Tự Nhắc Nhở Bản Thân Để Sống Tốt Hơn được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
THƠ TỰ RĂN: ĐỪNG VỘI
Thơ: Ngạo Thiên
Trong cuộc sống ai cũng từng vấp ngã
Giữa đường đời sỏi đá những chông gai
Có đôi lúc ta thấy mình ngây dại
Sống vội vàng nào nghĩ đến ngày mai
Một lần sai là một lần thất bại
Khắc phục mình và nhìn lại nơi ta
Đừng cố chấp để chân bước sa đà
Một lần vấp là một lần đau khổ
Đã u mê thì có lúc phải ngộ
Giải thoát mình khỏi đau khổ nhân gian
Đời ta ngắn như ngọn nến rụi tàn
Hãy trân quý những gì ta đang sống
Ai đang sống đắm chìm trong tuyệt vọng
Thấy đời mình như chiếc bóng hoàng hôn
Đừng suy ngẫm theo lối sống vô hồn
Hãy tự tin bước đi đừng gục ngã
Đừng oán trách khi lòng người dối trá
Hãy buông lơi mọi việc đã trôi qua
Sống vô tư chẳng vướng bận phiền hà
Đời hạnh phúc khi lòng ta thanh thản.
Đời đôi lúc khiến ta thật hạnh phúc
Tình với tiền như khúc nhạc thăng hoa
Có đôi lúc ta đắm đuối sa đà
Chân vấp ngã mới nhận ra cuộc sống
Khi vấp ngã ta chìm trong thất vọng
Miệng lưỡi đời ai tôn trọng cười khinh
Ai giúp ta trọn vẹn một chữ tình
Hãy báo đáp người giúp mình chân thật
Đời vẫn xem bản thân họ là nhất
Tánh ích kỷ là bản chất con người
Hãy cố quên ngang trái giọt sầu rơi
Sống vô ưu giữa dòng đời cay đắng
Tình và nghĩa ta lặng thầm trao tặng
Người giúp người nồng thắm trọn nghĩa nhân
Lấy yêu thương làm món ăn tinh thần
Mãi là mình mặc nhân sinh thay đổi
Hãy tha thứ khi người đời lầm lỗi
Đã làm người ai cũng có lúc sai
Sống khoan dung sẽ thấy đời tự tại
Luôn mĩm cười vì ngày mai tươi sáng.
Đời người ngắn ngủi có bao nhiêu
Trăm năm nhìn lại khói lam chiều
Gian dối nhau chi đời đơn điệu
Sống thật cùng nhau trọn chữ yêu.
Con thuyền đời ra khơi gặp sóng dữ
Hoàn cảnh nghèo ai cũng giống như ai
Đừng đau khổ than trách suốt đêm dài
Hãy bước đi vì ngày mai tươi sáng
Trong cuộc sống ai biết thù hay bạn
Giữa dòng đời hoạn nạn sẽ nhận ra
Ai giúp đỡ hay khoảng cách chia xa
Thì nhận thức tâm ta luôn đón nhận
Đừng than trách hay hận thù oán giận
Vì cuộc đời luôn đổi trắng thay đen
Hãy cảm nhận khi người khác đê hèn
Và hãy sống thật tâm không gian dối
Trong cuộc sống có ai chưa lầm lỗi
Khi biết sai ta sửa đổi nơi mình
Bậc tài trí nhận thức luôn anh minh
Đừng cố chấp đắm mình trong tăm tối.
Nếu đã biết xác thân này tạm mượn
Đến một ngày cũng trả lại phù du
Sao vương vấn trong oán hận tình thù
Hãy buông bỏ những gì không hạnh phúc
Trong cảnh sống có vinh rồi có nhục
Hãy hiểu rằng do nghiệp phước mà ra
Đừng hờn trách với oán giận bất hoà
Ta hãy sống với tâm từ bát ái
Cuộc sống này không gì là mãi mãi
Đời vô thường được mất thoáng qua thôi
Hãy chấp nhận khi quá khứ qua rồi
Bao sầu khổ cho trôi vào quên lãng
Ai đang sống trong ê chề chán nản
Hãy quyết tâm đi hết đoạn đường đời
Dù cảnh đời ngang trái lệ sầu rơi
Hãy vững bước sẽ đến nơi hạnh phúc.
Trong cuộc sống, có đôi lần vấp ngã
Giữa đường đời, sỏi đá những chông gai
Hãy gắng bước, hướng đến một ngày mai
Vì tương lai, vì một ngày tươi sáng
Hãy gắng sống, bớt hận thù thêm bạn
Đừng giận hờn, đừng chán nản bi quan
Vết thương lòng, đừng níu giữ buộc ràng
Hãy xả buông, những trái ngang cuộc sống
Ai từng sống, trong ê chề thất vọng
Sẽ hiểu được, đời nào giống khi mơ
Đời đôi lúc, tàn nhẫn vô bến bờ
Cũng là nghiệp, là vết nhơ cuộc sống
Hãy gắng sống, đừng chìm trong ảo mộng
Đừng than phiền, đừng trông ngóng cao xa
Hãy vị tha, không oán hận bất hoà
Sống thật lòng, đậm đà tiếng yêu thương.
Đời người là bao nhiêu năm
Yêu thương được mấy, hờn căm làm gì
Nhận về chẳng mấy…có gì? Bằng không!
Đất, trời quá đỗi mênh mông
Lòng người nhỏ hẹp, sâu nông đoạn trường
Đời người như một con đường
Ngắn dài, đèo dốc… lẽ thường quanh co…
Lòng người khi đói, khi no
Lòng người sâu thẳm khó dò biển khơi
Kiếp người chỉ một lần thôi
Bao dung, bác ái cho đời thêm vui!
Chỉ trong chớp mắt vội rơi xuống mồ
Nhìn vào thực tế cơ đồ dựng xây!
Gieo phải hạt đắng cho cây ngậm ngùi
Nhặt về trái độc thế thôi
Đành rằng nuốt nọc chứ dời cho ai?
Ta người tay nắm chặt tay
Vượt qua gian khó chuyển xoay kiếp này
Đời người là bao nhiêu ngày
Yêu thương được mấy..? Nợ vay suốt đời.!
Nhưng đừng cho hết những gì trong tay.
Biết đâu “vạ gió tai bay”!
Mình xin họ nhớ, mình vay họ đòi.
Cuộc đời xuống chó lên voi,
Khinh họ chẳng hẳn nhưng coi tầm thường.
Ở đời người dại nên thương,
Người khôn nên học, phải lường kẻ gian.
Ngu rồi mới trách, mới than,
“Mới nếu, mới biết” thì tàn tấm thân.
Bèo nước đừng nghĩ một lần,
Nhận nghĩa hãy trả, mang ân hãy đền…
Mới vững, mới mạnh, mới bền, mới lâu!
Cuộc đời ai biết nông sâu?
An vị được mãi còn đâu là đời!
Cao sang cũng sẽ hết thời,
Rồi sẽ nhận lại những lời đã cho.
Sang sông hãy nhớ con đò,
Thành công hãy nhớ người chăm – lo mình.
Sống sao trọn nghĩa vẹn tình,
Chọn việc hào hiệp, quang minh mà làm.
Tiền là phù phiếm đừng tham,
Cờ bạc, tửu sắc đừng ham mà phiền.
Sống thiện ắt sẽ gặp hiền mà thôi!
Không có gì được gọi tiếng tự nhiên
Mọi khổ đau ưu phiền hay oán hận
Khiến bao người phải cam đành chấp nhận
Chẳng vô tình..nên dạ chớ phân vân
Bởi chuyện gì đều cũng có nguyên nhân
Hỏi bản thân chứ không cần ai cả
Luật bù trừ có vay thì ắt trả
Đó chính là nhân quả của cuộc đời
Ta cho đi dù chỉ một nụ cười
Sẽ nhận về niềm vui hơn gấp bội
Nếu u mê cứ lầm đường lạc lối
Lúc ê chề đừng hỏi chữ tại sao
Mỗi con người ai cũng có niềm đau
Và dòng lệ tuôn trào khi se thắt
Thì sao phải sống muôn ngàn vạn mặt
Đừng mong rằng mình chắc được an nhiên
Chớ bận lòng hãy cứ để tuỳ duyên
Cho tất cả muộn phiền không vây lấy
Gieo hạt nào thì gặt về quả ấy
Vì mọi điều không phải đến tự nhiên.
Dặn lòng mình sống phải biết nghĩ suy
Thứ nào buông và điều gì nên giữ
Luôn khắc ghi nơi tâm hồn hai chữ
Dù thế nào sống cứ thật thẳng ngay
Dặn lòng mình đừng chê trách một ai
Hãy thản nhiên chớ đoái hoài danh lợi
Đừng sống vội kẻo lầm đường lạc lối
Muốn quay về cơ hội chẳng có đâu
Dặn lòng mình cũng đừng quá khổ đau
Nếu đời có rơi vào vòng ngay trái
Hãy đứng lên và bắt đầu làm lại
Sống trên đời có dại mới lớn khôn
Dặn lòng mình quý trọng sự sinh tồn
Đừng oán hờn mà vùi chôn tất cả
Trời thênh thang đường còn muôn vạn ngã
Người cho thù ta trả lại thứ tha
Dặn lòng mình nếu ôm mãi xót xa
Không những đau mà còn là nhu nhược
Phải hiên ngang vững đôi bàn chân bước
Chướng ngại nào cũng cố gắng vượt qua.
Cuộc đời sẽ thành công.
Chớ để vào tâm chữ hận đời
Mỗi người một số chẳng hề vơi
Giàu sang ngất ngưỡng..là do đất
Đói khổ hàn vi..chắc tại trời
Suốt kiếp an lành..ngồi hí hửng
Muôn đời bất hạnh..đứng buồn chơi
Thời nay vất vả đừng than trách
Cố gắng cày thêm sẽ rạng ngời..
Ở đời nghiệp khẩu nặng thay
Cho nên phải nói lời hay nhẹ nhàng
Giữ mồm giữ miệng chớ quàng chớ xiên.
Người ta tốt xấu chuyện riêng
Nào đâu ảnh hưởng phước duyên của mình
Không nên đánh giá phẩm bình
Cũng đừng làm tội làm tình với ai.
Cũng đừng soi mói đúng sai
Bĩu bôi đức hạnh chê bai với người
Họ còn có cái cao vời hơn ta.
Không nên vẻ chuyện gần xa
Bày trò đánh giá tư gia nhà người
Họ không dính dấp chuyện đời
Cũng không quan hệ phí lời hoài công.
Cũng đừng so đọ viên thông
Thấp cao học vấn kẻ đông người đoài
Mênh mông kiến thức học hoài chẳng xong.
Không nên tự đắc ngổ ngông
Ra oai vênh váo phô công khoe tài
Biết đâu năm rộng tháng dài
Chính mình thất thế mặt mày để đâu.
Không nên có thói câu mâu
Phô trương quá mức nông sâu chẳng màng
Ngoài kia rộng lớn trăm ngàn bao la.
Không nên dựa dẫm người ta
Bởi vì cuộc sống phong ba nặng oằn
Ai đều cũng thãy mong hằn
Bình yên nhẹ nhõm bụi trần chẳng kham.
Không nên nổi giận búa phan
Tự nhiên trút bỏ ưu mang cho người
Là con nợ phải chịu lời khó nghe.
Tổn thương người khác ủ ê đành lòng
Bởi vì nhân quả theo vòng
Gieo nhân chịu quả chớ hòng trách ai.
Status &Amp; Thơ Tự Chúc Mừng Sinh Nhật Mình Hay, Ý Nghĩa &Amp; Vô Đối
#01Viết cho ngày sinh nhật của tôi…
Vậy là tôi lại bước sang một tuổi mới với một ngày sinh nhật không tiệc tùng, không quà, không nến và không hoa nhưng vẫn thầm mong những điều ước:
– Quá khứ đã đi qua, giờ chỉ sống cho hiện tại và cho những ngày sau của tôi luôn cảm nhận được hạnh phúc và bình yên, dù vẫn đang đi trên con đường gập ghềnh, giông gió và bộn bề lo toan nhưng luôn vũng tin để từng bước, từng bước hoàn thành những ước nguyện.
– Dù cuộc sống vẫn chưa được như mong muốn, nhưng nhìn quãng thời gian qua đi, những gì tôi đã trải qua cũng thật đáng nhớ, ghi dấu nhiều kỷ niệm, những khó khăn, những hạnh phúc, những mất mát, tổn thương rồi cũng thuộc về quá khứ, rồi nó cũng trôi qua, chỉ cần mình đứng vững, không vấp ngã để mà còn đi tiếp…
– Cho gia đình của tôi luôn có cuộc sống an vui giữa những nghịch cảnh, giông bão của cuộc sống và luôn biết tín thác vào bàn tay yêu thương, nâng đỡ của Thiên Chúa đầy lòng nhân từ.
– Và cảm ơn những người bạn của tôi, cảm ơn vì chúng ta đã là bạn của nhau.
Ngày sinh nhật năm nay của tôi cũng như bao năm qua, một ngày sinh nhật bình lặng, nhưng tôi thấy một niềm vui lặng lẽ tỏa ra từ trong trái tim mình với những lời chúc hay những câu hỏi thăm thật là đơn giản, mộc mạc nhưng ẩn chứa một niềm vui dạt dào mà các bạn đã dành cho tôi.
Cho ngày sinh nhật của tôi lời chúc bình yên và vững tin dù cuộc đời đầy giông gió và bộn bề lo toan!
“Sinh nhật mình đời thả nhánh rong rêu Bông lau lách rơi trong ngày lặng gió…”
Happy birthday to me…
HAPPY BIRTHDAY TO ME
Thơ: Quý Phương
Sinh nhật này ta tự chúc cho ta Thêm tuổi mới phải vững vàng mạnh mẽ Luôn vui tươi để thêm nhiều sức khỏe Bởi đời này chẳng dễ sống lần hai
Ai ghét ghen ai dè biểu chê bai Ta chẳng để tâm bởi còn vất vả Nuôi dạy con bởi chúng là tất cả Hạnh phúc cuộc đời ta chỉ thế thôi
Sinh nhật mình ta nhớ Mẹ lệ rơi Cái ngày đó chắc là Mẹ đau lắm Vượt cạn một mình kiên cường can đảm Giây phút cận kề sinh tử mong manh
Ta chẳng kiêu sa đài cát như tranh Chỉ có chân thành trao cho bè bạn Chỉ có tình yêu nồng nàn vô hạn Dành cả cho người dẫu mới vừa quen
Ta còn hiếu ân đối với bề trên Ơn hơn núi cao lòng luôn canh cánh Sinh nhật chỉ là để ta thầm nhắc Ngày đến bên đời đầy nước mắt rơi
Nên cứ nhủ lòng phải sống an vui.
TỰ CHÚC SINH NHẬT MÌNH
Thơ: Đỗ Kim Quang
Bỗng nhận ra mình quá bốn mươi Thời gian phủ bụi nét môi cười Bao mùa bão cuốn lênh đênh phận Chìm nổi, trôi theo cái kiếp người…
Cuộc đời dẫu chẳng đẹp như thơ Vẫn gắng nuôi hoài những ước mơ Rượu rót thêm tràn, ta tư chúc: Đường đi trước mặt bớt sương mờ
Con thuyền vẫn lạc phía trời xa Bến cũ đìu hiu bóng nguyệt già Nhặt mấy câu thơ làm mồi nhậu Ta ngồi đối ẩm với riêng ta
Thả bước mà xuôi giữa cuộc đời Sông nào chẳng có khúc đầy vơi Rằng nay đúng bữa ngày sinh nhật Cảm thán mà buông vội mấy nhời.
BÀI THƠ SINH NHẬT
Thơ: Đào Văn Cứu
Tôi viết bài thơ này cho tôi Hai bảy tháng ba đã đến rồi Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Năm mươi năm trước tôi chào đời.
Tôi viết bài thơ mà lệ rơi Cảm ơn cha mẹ đã một thời Sinh con dưỡng dục bao khó nhọc Ơn cao như núi nghĩa một trời.
Tôi viết bài thơ với nụ cười Cảm ơn vợ hiền mến yêu ơi Hai mươi năm lẻ chung gánh nặng Khổ đau sung sướng đã không rời.
Tôi viết bài thơ này cho tôi Khi mưa khi nắng khi trở trời Có lúc phật lòng nhiều người bạn Nhưng tình huynh đệ mãi thắm tươi./.
SINH NHẬT TA CHÚC MỪNG TA
Thơ: Phạm Đức Thắng
Ngược thời gian bốn nhăm năm trước Một hình hài đã được sinh ra Oe oe chào mẹ chào cha Lớn lên chú bé thành ta bây giờ
Ngày sinh nhật không chờ cũng đến Say sưa rồi thổi nến hân hoan Trăng bao nhiêu tuổi trăng tàn Còn ta nghiêng ngả ngập tràn niềm vui
Bao nhiêu rượu mang khui ra hết Coi như là cái tết riêng ta Tuổi cũ cũng sắp đi qua Cảm ơn mẹ đã sinh ra trên đời
Một lời chúc ngàn lời cảm tạ Chuyếnh choáng tình trăng ngả trăng nghiêng Chúc ta ta tự chúc riêng Tuổi mới ai đó chung chiêng với mình
Gió làm cho lá rung rinh Ngây thơ ta tưởng môi xinh đang cười.
Lại thêm một tuổi người ơi! Trên đầu mái tóc bạc rồi còn chi Tháng năm xua tuổi xuân thì Làn môi, ánh mắt, bờ mi hết nồng.
Dáng hình cũng xóa đường cong Từ trên xuống dưới ba vòng ngang nhau Má nay đã nhạt mất màu Ngó qua, nhìn lại trước sau một chiều.
Giờ ai thèm tỏ lời yêu Quên thời trông ngóng bến chiều hoàng hôn Tim si nhịp chẳng còn dồn Còn đâu bừng cháy nụ hôn ngọt ngào.
Xa rồi cái thuở ước ao Xa rồi cái thuở dạt dào cuồng tê Nẻo thương ta cứ bước về Sau lưng bỏ lại tình mê một thời.
Những Bài Thơ Lục Bát Tự Làm, Thơ 6 8 Học Sinh Tự Sáng Tác
Tổng hợp những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác
Có Những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác nào nhỉ ?
Những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác
Top Những bài thơ lục bát tự làm 1:Cuộc sống tươi vui Bài thơ là mái ấm gia đình thân thương nơi có cha có mẹ,nơi tổ ấm thật sự có phép màu có thể dùng tình thương lắp đầy xua tan đi những mệt nhọc hình ảnh lời thơ miêu tả nhiều thế hệ sống hòa thuận yêu thương trong một mái nhà
Những bài thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 2 :Không đề
Lớp em là lớp ngoan hiền Bạn nào cũng giởi bạn hiền bạn ngoan Mùa hè phượng ở rực trời Học sinh các lớp rơi rơi lệ sầu Thầy cô là mẹ là cha Chúng em là những bông hoa điểm mười
Bài thơ tuy ngắn gon nhưng lại truyền tải nét ngây ngô của những bạn học sinh với tình yêu to lớn dành cho mái trường mến yêu nơi có bạn bè và đã dạy dỗ những tháng năm học trò
Chọn lọc những bài thơ lục bát tự làm mới nhất 3:Bé lá của cây
Lá vàng, đỏ rụng vào thu Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành. Mùa xuân lá mọc màu xanh Đàn chim bảo vệ lá lành của cây. Màu xanh trải tận chân mây Cô mưa ru lá ngủ say trên cành. Bé lá ngủ dậy vai vươn Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao. Mùa hè bé lá gọi sao Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.
Bài thơ về thiên nhiên rộng lớn trù phú với bốn mùa tươi đẹp mỗi mùa là một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động được miêu tả chi tiết trong bài thơ,cảnh non nước và thiên nhiên dường như có sức sống và được thổi hồn thơ vào
Những bài thơ hay nhất học sinh tự sáng tác 4: Duyên phận Bài thơ về phận gái 12 bên nước chẳng biết bên nào đục,trong.Và gia giáo lễ đạo để dạy người phụ nữ Việt Nam về duyên phận vợ chồng ,niềm vui xen lẫn nỗi buồn lo trước quyết định trọng đại của cuộc đời
Top Những bài thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 5:Tiếng ve báo hè
Ve kêu đã tự khi nào Mà ta cứ nghĩ mới vào đầu thu Trường mới giờ đã thành xưa Ngày nào mới đến giờ xa mất rồi Bốn năm cứ nghĩ là dài Cứ nghĩ học mãi học hoài chả xong Bây giờ lại nhớ lại mong Mái trường xưa cũ phượng hồng mùa thi
Bài thơ về những thói quen đã cũ thời còn đi học bỗng một ngày vô tình nhận ra sau bao năm đã để cho bộn bề cuộc sống chiếm hết thời gian nên dần quên đi cái cũ,Là một thoáng nhớ mong của tác giả thời cắp sách đến trường
Thơ 6 8 học sinh tự sáng tác hay nhất 6:Mùa Phượng đỏ Bài thơ là kỷ niệm học trò đã gắn bó với mái trường trung học bao nhiêu năm ,đến khi xa nhiều năm chỉ cần ngồi lại bên nhau là đã có thể kể biết bao nhiêu là câu chuyện về ngày đó về thanh xuân tươi đẹp của mỗi chúng ta
Những bài thơ lục bát 7:Ơn nghĩa đong đầy
Tuyển tập những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 8:Người thầy Người thầy với tâm huyết giảng dạy biết bao thế hệ học sinh,đó là ước mơ lớn nhất đời thầy từ khi còn là một cậu sinh viên trẻ mới ra trường dạy học đến khi tóc đã lấm tấm sợi bạc,đó chẳng phải đơn giảng là công việc nữa mà là tình cảm mà thầy cô luôn dành cho lớp lớp thế hệ học sinh
Những bài thơ lục bát tự làm chọn lọc 9:Lời thầy Bài thơ nhắc nhớ chúng ta về những điều tốt đẹp mà thầy cô đã làm,và dạy dỗ cho chúng ta.Vì vậy việc đầu tiên là hãy chăm ngoan nghe lời phấn đấu để thầy cô phần nào nhìn thấy được thành quả mà mình bước đầu làm được
Những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 10:Vấn vương cô thầy Bài thơ ý nghĩa cho dịp ngày chúc mừng nhà giáo là tấm lòng mà học sinh dành lời thơ để tặng cho cô thầy nếu đọc được những lời thơ này chắc hẳn bất cứ thầy cô dù khó tính thế nào cũng sẽ cảm thấy yêu thương học trò của mình hơn
Top Những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 11:Môi trường sinh tháiChọn lọc Những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 12: Bảo vệ môi trường Tuyển tập Những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 13 Bạn tôi ơiTổng hợp Những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 14: Tình bạnNhững bài thơ hay nhất ý nghĩa lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 15:Gió thu
Gió thu phá nát nhà tranh Bước đường lưu lạc lại đành xông pha Vẫn mong có một mái nhà Lo cho thiên hạ vị tha riêng mình Thế gian nặng một chữ tình Than ôi! Nhà ấy chỉ mình ta mơ
Đến Hàn San Tự Để Tìm Hiểu Bài Thơ Phong Kiều Dạ Bạc (Nguyễn Quảng Tuân)
ĐẾN HÀN SAN TỰ ĐỂ TÌM HIỂU BÀI THƠ PHONG KIỀU DẠ BẠC CỦA TRƯƠNG KẾ
* Nguyễn Quảng Tuân
Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Nam triều (đầu thế kỷ VI) và đã được đặt tên là Diệu Lợi. Về sau chùa được gọi là Phong Kiều tự vì ở gần cầu Phong Kiều. Đến đời nhà Đường vì có hai Thiền sư là Hàn San và Thập Đắc đến trụ trì ở đó nên chùa được đổi tên là Hàn San tự. Sang đời nhà Tống, chùa có xây thêm tháp bảy tầng, được vua Tống Nhân Tông ban cho tên gọi là Phổ Minh thiền viện. Chùa từ thời đó đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu nên không còn giữ được kiến trúc ban đầu nữa. Gần đây, năm 1996, chùa cho xây lại ngọn tháp năm tầng thay cho ngọn tháp bảy tầng đã bị hư hỏng.
Chùa Hàn San so với các ngôi chùa khác ở Tô Châu hoặc ở Trung Quốc thì không có gì đáng kể về mặt kiến trúc, nhưng lại rất nổi tiếng nhờ có bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế(1).
Nguyên văn bài thơ ấy được truyền tụng như sau:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên. Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
và đã được khắc vào bia để ở trong chùa.
Bài thơ chỉ có bốn câu gồm 28 chữ nhưng đã gây ra khá nhiều vấn đề tranh luận(2).
Câu 1: Có người cho rằng “Ô Đề” là tên núi hoặc tên một thôn, nên câu này phải đọc như sau:
Nguyệt / lạc Ô Đề sương mãn thiên và phải hiểu là: “Trăng lặn ở núi Ô Đề (hoặc thôn Ô Đề), trời đầy sương”.
“Ô Đề” như vậy không còn là tiếng quạ kêu mà đã trở thành một tên núi, một tên đất vì người ta cho rằng ban đêm không làm gì có tiếng quạ kêu.
Nhưng cách hiểu này đã không được các nhà nghiên cứu Đường thi nghe theo, vì các con quạ vẫn có thể bất thường kêu về ban đêm.
Trong văn thơ Trung Quốc, Lý Bạch đã có bài Ô dạ đề và Kim Thị trong bài Tự thuật cũng đã có câu:
Không phòng dạ dạ văn đề ô.
(Đêm đêm nghe thấy quạ kêu ở ngoài phòng vắng)
Trong thơ văn Việt Nam, Quách Tấn cũng có bài Đêm thu nghe quạ kêu và ông đã kể rõ trong hoàn cảnh nào ông đã thai nghén ra bài thơ ấy.
“Đó là vào một buổi tối cuối thu Đinh Mão (1927), trăng mờ mờ, từ bến đò An Thái, ven bờ sông Côn trở về nhà, qua một khúc đường vắng, tôi đã nghe thấy một bầy quạ thình lình kêu vừa rùng rợn, vừa lạnh lùng…”
Do tiếng kêu ấy mà ông đã liên tưởng đến bến Phong Kiều trong bài thơ của Trương Kế và đã viết:
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng.
Như vậy nếu quạ kêu (ô đề) về ban đêm thì cũng là chuyện có thể xảy ra, tuy bất thường(3).
Nhưng nếu nói trăng lặn ở núi Ô Đề hay ở thôn Ô Đề thì núi ấy hay thôn ấy phải ở tận phía chân trời, rất xa chỗ thuyền đậu, chứ không thể ở gần ngay bến Phong Kiều được.
Do đó cách đọc Nguyệt / lạc Ô Đề sương mãn thiên rõ ràng là không hợp lý nên các quyển Đường thi và Thiên gia thi chú giải không có bản nào đã giảng theo như vậy cả.
Câu 2: Câu thứ 2 cũng bị đặt thành vấn đề.
Nguyên do vào đời Thanh có Mao Tiên Thư cho rằng:
“Ở Tô Châu, đối diện với chùa Hàn San có núi Sầu Miên, nên câu Giang phong ngư hỏa đối sầu miên không thể hiểu là cây phong bên bờ sông và ánh đèn thuyền chài lấp lánh trước mặt khách (tác giả) đã làm cho khách xa nhà nhớ quê không sao ngủ được”.
Ý kiến này đã bị Trương Duy Minh, tác giả quyển Hàn San tự(4), bác bỏ vì cho rằng bài thơ có bốn câu, ba câu đã tả cảnh rồi thì câu thứ 2 Giang phong ngư hỏa đối sầu miên phải là câu tả tình mới đúng.
Điều này cũng hợp lý. Chính vì lẽ ấy mà tất cả các quyển Đường thi chú giải và Thiên gia thi chú giải đều giảng “ sầu miên là ưu sầu bất khả thành miên”.
Chỉ có quyển Hội đồ Thiên gia thi của Chung Bá Kính chú giải(5) đã giảng “sầu miên” là tên núi như Mao Tiên Thư.
Chúng tôi xin phiên âm nguyên văn lời chú thích như sau:
Giang Phong thị danh, Sầu Miên sơn danh, ngư hỏa thuyền thượng hỏa. Cô Tô thành tức Tô Châu thành, Hàn San tự hữu Phật danh Hàn San, nguyệt lạc ô đề dạ thâm chi thời dã. Tư thời sương lạc mãn thiên. Giang Phong thị chi ngư hỏa điểm điểm dữ, Sầu Miên sơn tương đối như thành ngoại tự chung dạ bán thanh văn vu khách thuyền thi thượng giang trung; dạ cảnh cái như thử” và xin dịch là:
“ Giang Phong tên phố chợ, Sầu Miên tên núi, ngư hỏa là ánh đèn trên thuyền chài, Cô Tô thành tức là thành Tô Châu, Hàn San tự có tượng Phật tên là Hàn San, nguyệt lạc ô đề chỉ đêm đã khuya rồi. Lúc ấy sương xuống đầy trời, các ánh đèn chài trước phố chợ Giang Phong lấp lánh đối diện với ngọn núi Sầu Miên mà trong khi ấy ở ngoài thành Tô Châu tiếng chuông chùa Hàn San ngân vọng tới tận thuyền khách đậu bên bến Phong Kiều. Cảnh đêm là như vậy”.
Chúng tôi cho rằng Chung Bá Kính cũng chưa có dịp về tới chùa Hàn San nên mới chú thích sai như vậy. Sự thực thì ở bên chùa Hàn San chỉ có con đường phố chợ tên là “Phong Kiều” (nay là đại lộ Phong Kiều) và trong chùa chỉ có điện thờ hai vị sư tên là Hàn San và Thập Đắc (Hàn Thập điện. “Hàn San”(6) không phải là tên một vị Phật và “Sầu Miên” cũng không phải là tên một ngọn núi.
Khi chúng tôi về tận chùa Hàn San, đứng ở bến Phong Kiều bên Đại Vận hà nhìn quanh bốn phía thì đều không thấy ngọn núi nào, chỉ thấy “nói” ở tận xa, “xa không nhìn thấy được”, có núi Linh Nham sơn, Thiên Bình sơn, Thiên Địa sơn, Sư Tử sơn, Hoành sơn, Hà sơn…
Thế thì Trương Kế, nằm trong khoang thuyền mà có nhìn lên ra ngoài cũng chỉ thấy có những cây phong và những ngọn đèn chài, làm sao có thể đối mặt được với ngọn núi Sầu Miên, một ngọn núi không có thực ở bên bờ sông.
Có thể vì tên chùa là Hàn San, có chữ “san” là núi nên người ta cứ nghĩ đến ngôi chùa phải ở bên núi và các họa sĩ người Trung Quốc khi minh họa bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế cũng cứ vẽ có ngọn núi như vậy.
Để minh chứng điều sai lầm ấy, chúng ta có thể xem bức ảnh chụp bến Phong Kiều có mấy chiếc thuyền đậu, chiếc cầu dẫn vào cửa Thiết Linh quan và ngọn tháp Phổ Minh ở sau chùa Hàn San.
Sự thực đã rõ ràng. Chính vì lẽ ấy mà các quyển Đường thi tam bách thủ và Thiên gia thi đều vẫn giảng câu Giang phong ngư hỏa đối sầu miên là: “Giang biên đích phong thụ hòa ngư thuyền thượng đích đăng quang, chính đối trước ngã giá cá ưu sầu bất đắc thành miên đích nhân” (Cây phong ở trên bến và ánh sáng ngọn đèn trên thuyền đối thẳng vào mặt tôi làm cho tôi ưu sầu không sao ngủ được).
Câu 3 và 4:
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Hai câu này cũng gây thắc mắc cho người đọc vì vào lúc nửa đêm làm gì có tiếng chuông chùa.
Để giải thích điểm thắc mắc này, ở Việt Nam đã có một giai thoại như sau:
“Trương Kế một đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều thấy cảnh đẹp đã xúc cảm ngâm:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Ngâm xong Trương Kế không tìm được tứ nữa nên cứ trằn trọc mãi không ngủ được.
Cũng buổi tối hôm đó, ở ngoài thành Cô Tô, sư cụ chùa Hàn San cũng xúc cảm trăng đẹp đã ngâm rằng:
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung, Bán tự ngân câu, bán tự cung.
(Đêm nay đầu tháng trăng mờ, Nửa như móc bạc, nửa ngờ vành cung)
Nhưng rồi sư cụ cũng hết tứ và cũng cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được. Chú tiểu hầu bên thấy vậy mới hỏi sư cụ sao đêm nay còn chưa ngủ được. Sư cụ bèn kể lại nỗi khổ tâm của mình thì chú tiểu xin được nối tiếp để hoàn thành bài thơ:
Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn, Bán trầm thủy để, bán phù không .
(Hồ xanh ai xẻ đôi vừng, Nửa chìm đáy nước, nửa lồng chân mây)
Sư cụ nghe xong khen hay và bảo chú tiểu lên chánh điện thắp hương và đánh chuông tạ ơn Phật.
Cùng lúc ấy, trong thuyền ở bến Phong Kiều, tiếng chuông cũng vọng đến. Trương Kế có được tứ liền kết thúc bài thơ của mình.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Đấy là “giai thoại” ở các sách báo Việt Nam để giải thích cho việc đánh chuông vào lúc nửa đêm.
Ở sách báo Trung Quốc chúng tôi không thấy có giai thoại nào như thế, chỉ thấy có các ý kiến đáng chú ý như sau:
Âu Dương Tu cho rằng: “Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý hữu bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã” (Nhà thờ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy).
Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: “Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xung mao cầu tì” (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết).
Diệp Thiếu Uyển trong Thanh lâm thi thoại lại cho rằng “Cái công vị thường chí Ngô Trung, kim Ngô Trung tự thực bán dạ đả chung” (Vì ông không thường tới Ngô Trung chứ hiện nay chùa ở Ngô Trung [Tô Châu] vào lúc nửa đêm có đánh chuông thực).
Chúng tôi cho rằng vào lúc nửa đêm ở các chùa thường không có đánh chuông, nhưng cũng có những trường hợp cúng lễ bất thường nên việc “dạ bán chung thanh” cũng không phải là vô lý.
Chính vì lẽ đó mà các nhà thơ từ đời Tống trở về sau mỗi lần qua bến Phong Kiều đều nhớ đến Trương Kế với cảnh “nguyệt lạc”, “ô đề” và “dạ bán chung thanh”.
Nhà thơ Lục Du đời Tống trong bài Túc Phong Kiều đã viết:
Thất niên bất đáo Phong Kiều tự, Khách chẩm y nhiên bán dạ chung.
(Bảy năm không tới thăm chùa Phong Kiều Nằm gối đầu ngủ lại ở đất khách nghe tiếng chuông chùa đánh lúc nửa đêm thấy vẫn y như cũ).
Nhà thơ Tôn Địch cũng đời Tống trong bài Phong Kiều đã viết:
Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự, Ỷ chẩm do văn bán dạ chung.
(Quạ kêu, trăng lặn, cầu ở bên chùa, Nằm gối đầu ngủ còn nghe thấy tiếng chuông nửa đêm)
Nhà thơ Cố Trọng Anh đời Nguyên trong bài Bạc Xương môn đã viết:
Tây phong chỉ tại Hàn San tự, Trường tống chung thanh giảo khách miên.
(Chỉ tại chùa Hàn San mà gió tây Đưa xa tiếng chuông tới quấy động giấc ngủ của khách)
Nhà thơ Cao Khải đời Minh trong bài Phong Kiều đã viết:
Kỷ độ kinh qua ức Trương Kế, Ô đề, nguyệt lạc hựu chung thanh.
(Mấy lần qua Phong Kiều đều nhớ Trương Kế, Quạ kêu, trăng lặn với tiếng chuông nửa đêm)
Nhà thơ Văn Trưng Minh đời Minh trong bài Phong Kiều đã viết:
Thủy minh nhân tĩnh giang thành cô, Y nhiên lạc nguyệt đề sương ô.
(Nước trong, lòng người tĩnh, giang thành vắng, Trăng lặn, quạ kêu trong sương vẫn y như cũ).
Qua các câu thơ ấy, chúng ta thấy các nhà thơ xưa ở Trung Quốc cũng đều nhắc lại cảnh “quạ kêu, trăng lặn” và “tiếng chuông nửa đêm” như là những sự việc rất bình thường, không có gì đáng thắc mắc cả.
Nguyễn Hàm Ninh xưa, ở nước ta, cũng đã hiểu như vậy nên đã dịch bài thơ của Trương Kế sang thể lục bát như sau:
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương, Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Bài thơ dịch này, trước đây người ta đã nhầm là của Tản Đà (7), được kể là hay, chỉ tiếc là ông đã bỏ mất chữ “giang phong” và đã nhầm “bến Phong Kiều” là “bến Cô Tô” và cũng chưa diễn đạt được vai trò “chủ thể” của tiếng chuông chùa Hàn San, nhưng nó vẫn được kể là bài dịch hay nhất từ trước đến nay.
Vậy để kết luận cho bài viết này, chúng tôi thấy cần phải đến tận nơi để tìm hiểu cho được chính xác bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, nếu không, sẽ có những nhầm lẫn đáng tiếc trong việc chú thích và minh họa như đã nói ở trên.
Chúng tôi lại xin xác minh thêm rằng ở gần bến Phong Kiều và chùa Hàn San không có núi Sầu Miên và núi Ô Đề nên nếu đem đổi mấy chữ tả tình “sầu miên” sầu vương giấc hồ) bằng mấy “địa danh” thì bài thơ sẽ không còn thi vị gì nữa.
Chú thích :
(1) Trương Kế: Thi nhân đời Đường, sống vào khoảng trước sau năm 756, người Tương Châu, tỉnh Hồ Bắc, đậu Tiến sĩ, nổi tiếng với bài Phong Kiều dạ bạc.
(2) Xem Trần Đắc Thọ: Tư liệu mới về một bài thơ Đường nổi tiếng. Tạp chí Hán Nôm, số 3-1997, tr.66-69.
(3) Ông Trần Nghĩa có cho tôi biết là vào mùa thu năm 1998, ông sang công tác ba tháng tại Tokyo (Nhật Bản), đấy là một Thủ đô có quá nhiều quạ, đêm nào ông cũng nghe tiếng quạ kêu…
(4) Hàn San tự: Sách do Trương Duy Minh biên soạn, khổ 11×16,5 dày 158 trang. Cổ Ngô Hiên xuất bản xã in năm 1993 ở Tô Châu.
(5) Hội đồ Thiên gia thi do Thượng Dương Nhật Tân thư trang thạch ấn. Khai thiết Thượng Dương Bắc Kinh lộ Tử Dương lý. Không đề năm in nhưng sách đã cũ, có thể đã được in từ cuối thế kỷ thứ XIX hoặc đầu thế kỷ XX.
(6) Hàn San: Thi tăng đời Đường ở gần núi Thiên Thai với sư Thập Đắc, Truyền thuyết nói rằng Hàn San là hóa thân của Văn Thù Bồ Tát và Thập Đắc là hóa thân của Phổ Hiền Bồ Tát. Tác phẩm của Hàn San sau được sưu tập trong Hàn San tử thi tập.
(7) Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề khi biên soạn quyển Trong 99 chóp núi đã mượn được một số di cảo thơ văn của Đinh Nhật Thận trong tủ sách của Nguyễn Hàm Ninh để lại. Ông đã tìm được bài dịch Phong Kiều dạ bạc của Nguyễn Hàm Ninh diễn Nôm và đã in trong quyển Trong 99 chóp núi. Tân Việt, Hà Nội, 1942.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Tự Răn Mình, Thơ Tự Nhắc Nhở Bản Thân Để Sống Tốt Hơn trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!