Xu Hướng 3/2023 # Thơ Tố Hữu Với Đảng Và Mùa Xuân # Top 7 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thơ Tố Hữu Với Đảng Và Mùa Xuân # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Thơ Tố Hữu Với Đảng Và Mùa Xuân được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Người thanh niên tuổi mười tám Nguyễn Kim Thành đã đến với thơ và đến với cách mạng cùng một lúc. Con đường cách mạng và con đường thơ, sự nghiệp thơ và sự nghiệp cách mạng, với Tố Hữu là không thể tách rời. Trên con đường thiên lí đầy vinh quang và lắm chông gai ấy, Đảng và mùa xuân là hai đề tài luôn gắn liền như chính cách mạng và thơ ông vậy. Đảng là lẽ sống – là niềm tin; mùa xuân là sức sống – là nguồn cảm hứng; Đảng đem lại mùa xuân. Mùa xuân với Đảng đem lại nguồn cảm hứng dạt dào cho hồn thơ Tố Hữu.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Và Từ ấy cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, Tố Hữu đã trọn đời theo Đảng và trọn đời hiến dâng hồn thơ trữ tình dạt dào của mình cho Đảng. Là người biết làm thơ từ khi mới lên sáu, lên bảy, nhưng có lẽ phải đến tuổi thành niên, thơ ông mới thực sự bộc lộ những nét khác biệt so với các nhà thơ cùng thế hệ. Trong lúc các thi nhân thơ mới mải mê ru mình trong tháp ngà cô đơn và lấy nỗi buồn làm cứu cánh thì Tố Hữu đã trở thành nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Nhưng có lẽ, chỉ đến khi đất nước độc lập, miền Bắc hòa bình, cả nước đấu tranh giải phóng miền Nam thì nguồn cảm hứng về Đảng của Tố Hữu mới thực sự dâng trào như suối nguồn vô tận.

Trong rất nhiều những bài thơ viết về Đảng làm lay động lòng người của Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng có lẽ là bài thơ được nhắc đến nhiều nhất. Đảng là niềm tin, là sức mạnh. Đảng đấu tranh vì lợi quyền dân tộc, mang hạnh phúc, ấm no cho mỗi con người: “Đảng ta, muôn vạn công nông/ Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin/ Đảng ta, Mác – Lênin vĩ đại/ Lại hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người”.

Mùa xuân năm 1961, nhà thơ tâm nguyện: “Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ/ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều/ Phần cho thơ và phần để em yêu…” Trái tim “chia ba” chỉ là một cách nói ước lệ để qua đó nhà thơ tỏ bày tấm lòng, tình yêu, sự son sắt thủy chung của mình dành cho Đảng.

Mùa Xuân Mậu Thân 1968, nhà thơ nói lời cảm ơn Đảng từ sâu thẳm trái tim mình: “Cảm ơn Đảng của chúng ta, Đảng làm ra ánh sáng/ Người chưa đưa ta lên được sao Kim/ Nhưng đã cho ta một linh hồn và một trái tim/ Biết lẽ phải, biết yêu thương, căm giận/ Biết đi tới và làm nên thắng trận”. Đảng “làm ra ánh sáng” – ánh sáng của “mặt trời chân lí chói qua tim” là nguồn sáng từ “Từ ấy” đến hôm nay và mãi mãi mai sau.

Mùa xuân năm 1977, khi Bắc Nam đã liền một dải, nhìn lại hành trình 40 năm đi theo Đảng, Tố Hữu cảm thấy xúc động vô cùng: “Đảng dạy tôi biết ngẩng đầu, đứng dậy/ Vững hai chân, đứng thẳng, làm người/ Tôi đi tới, với bạn đời, từ ấy/ Đến hôm nay, mới thấy trọn vùng trời”…

Như vậy, rõ ràng nhà thơ đã thuộc về Đảng thân yêu của mình. Và Đảng là một phần máu thịt không thể thiếu trong sự nghiệp sáng tạo thi ca của nhà thơ. Rằng: “Thơ với Đảng nặng duyên tơ”. Đối với Tố Hữu, thực chất thơ với Đảng không chỉ “nặng duyên tơ” mà đã hòa quyện làm một ngay từ khi ông xác định đứng trong hàng ngũ của Đảng để phục vụ nhân dân và để làm thơ. Đấy là mục đích, là lý tưởng và lẽ sống của ông trong suốt cuộc đời – sống cho Đảng và để làm thơ.

Mùa xuân là sức sống – là nguồn cảm hứng bất tận

Hầu hết những tập thơ của Tố Hữu đều có sự hiện diện của mùa xuân. Có nhiều bài thơ mà tiêu đề trực tiếp nói về mùa xuân: Tập Từ ấy có 3 bài: Ý Xuân, Xuân đến, Xuân nhân loại. Tập Gió lộng có 3 bài: Trên miền Bắc mùa Xuân, Bài ca mùa Xuân 1961, Giữa ngày Xuân. Tập Máu và Hoa có 2 bài: Với Đảng mùa Xuân, Một khúc ca Xuân. Đặc biệt hơn cả là tập thơ Ra trận với 7 bài thơ trực tiếp nói về mùa xuân: Tiếng hát sang Xuân, Xuân sớm, Chào Xuân 67, Bài ca Xuân 68, Xuân 69, Bài ca Xuân 71, Xtalingrat – một ngày Xuân. Và không ít những bài thơ tuy không trực tiếp nói đến xuân nhưng cảm xúc xuân luôn dâng tràn trong đó: Việt Bắc, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Trên đường thiên lý, Đêm giao thừa, Đêm đầu năm….

Mùa xuân trong thơ Tố Hữu là sức sống – là nguồn cảm hứng bất tận. Mùa xuân gắn liền với khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công, là lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu trên cả hai miền Nam – Bắc: “Anh chị em ơi! Hãy giương súng lên cao chào Xuân 68/ Xuân Việt Nam, xuân của lòng dũng cảm” (Bài ca Xuân 68).

Nặng lòng với mùa xuân, duyên nợ với mùa xuân, với Tố Hữu, mùa xuân luôn mang ý nghĩa biểu trưng, biểu trưng cho cái đẹp, cho sức mạnh của tuổi trẻ, cho tương lai tươi sáng của dân tộc, của đất nước, cho những con người đẹp đẽ, kiên trung, cho niềm vui ngập tràn, niềm hạnh phúc lớn lao: “Xuân đã đến rồi. Hối hả tương lai/ Khói những nhà máy mới ban mai…” (Bài ca mùa Xuân 1961); “71 đến nghiêm trang như người lính/ Có lệnh là đi, tư thế sẵn sàng…”, “Đất nước vào xuân gọi những cánh đồng/ Giống mới rộn ràng năm tấn” (Bài ca Xuân 71).

Một điều rất xúc động là khi viết về mùa xuân, nhà thơ Tố Hữu thường liên tưởng, nhớ đến Bác Hồ – người sáng lập Đảng ta. Tố Hữu luôn dành cho Bác tình yêu thương chân thành nhất, nồng ấm nhất, với sự biết ơn sâu sắc nhất. Nhà thơ luôn đặt Bác bên mùa xuân, Bác là mùa xuân của dân tộc:”Bác ơi Tết đến giao thừa đó/ Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần”… “Bảy mươi chín tuổi Xuân trong sáng” (Theo chân Bác); “Bác Hồ gọi ấy là mùa Xuân đến” (Bài ca Xuân 68)…

Một điều cũng rất đặc biệt là mùa xuân trong thơ Tố Hữu không chỉ được lồng trong hình tượng Bác Hồ mà còn được lồng trong hình tượng Đảng: Đảng – Bác – Mùa xuân!

Với Đảng, mùa xuân

Với Đảng, mùa xuân là nhan đề một bài thơ dài và hay viết về Đảng của Tố Hữu mà ở đó nhà thơ đã đồng nhất mùa xuân với Đảng. Hình tượng Đảng và hình tượng mùa xuân luôn đồng hiện trong suốt bài thơ. Và đây cũng là điểm chung thường thấy trong rất nhiều bài thơ xuân của ông. Bằng cách này, nhà thơ như muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chỉ có Đảng soi đường chỉ lối mới đem lại mùa xuân cho đất nước và cho mỗi con người. Tố Hữu như nói hộ mối ân tình với Đảng của mỗi người Việt Nam:

Xứ sở mình có đủ nắng quanh năm

Cuộc sống ấm ân tình của Đảng

Với Tố Hữu, Đảng rất nặng ân tình. Từ ngày đi theo Đảng cho đến trọn cuộc đời, chưa phút giây nào nhà thơ quên mối ân tình sâu nặng ấy. Người chiến sĩ cộng sản kiên trung ấy đã lấy bầu máu nóng trong tim hòa với lí tưởng để viết nên những vần thơ chan chứa ân tình rồi truyền cho các thế hệ độc giả niềm tin tuyệt đối vào Đảng.

Với Đảng, mùa xuân, tác giả đã đồng nhất hình tượng Đảng với hình tượng mùa xuân bởi Đảng với mùa xuân – mùa xuân với Đảng đã trở thành một thực thể thống nhất.

Cách đây bốn mươi ba mùa xuân, khi Tố Hữu viết Với Đảng, mùa xuân, Đại hội Đảng toàn quốc lần đầu tiên sau khi đất nước thống nhất đã mở ra một sức xuân mới trong lịch sử dân tộc: “Lịch sử sang trang/ Đại hội Đảng mở mùa vui. Phơi phới/ Từ chiến trường ra, ta xốc tới công trường/ Người chiến thắng là người xây dựng mới/ Anh em ơi/ Tất cả lên đường!”.

Một mùa xuân mới đang về! Chúng ta vẫn vẹn nguyên niềm tin như nhà thơ Tố Hữu năm xưa: “Cả trời đất vào Xuân, cùng ta đồng khởi/ Cho những mùa gặt lớn mai sau/ Phải nhanh chân từ những bước đầu/ Tổ quốc ta phải giàu, phải mạnh”.

Một mùa xuân mới đang về! Một kỳ Đại hội mới của Đảng sắp diễn ra. Một trang mới của cách mạng, của nhân dân, đất nước đang mở ra đón vận hội mới. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua 90 mùa xuân, với sức sáng tạo luôn tươi mới như “chồi non, lộc biếc”, chúng ta tin tưởng rằng Đảng ta sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua thử thách, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang. Nhà thơ Tố Hữu thân yêu của chúng ta, nhà thơ trung thành trọn đời theo Đảng, người chiến sĩ cách mạng trọn đời hiến dâng cho lí tưởng, người thơ của sông Hương xứ Huế ngọt ngào… đã ngừng làm thơ gần hai thập kỷ qua… Nhưng những vần thơ của ông về Đảng và mùa xuân vẫn luôn hiện hữu trong đời sống tâm hồn dân tộc và chắc chắn đã và sẽ tiếp lửa cho rất nhiều thế hệ các nhà thơ Việt Nam say sưa với những khúc ca mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước.

Th.sĩ Lê Hồng Chính

Những Vần Thơ Viết Về Đảng, Bác Hồ Và Mùa Xuân

Đảng ta do Bác Hồ sáng lập. Đảng ra đời vào mùa xuân (3-2-1930). Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân của nhân dân, mùa xuân của Đảng hòa làm một khiến niềm vui, niềm hạnh phúc như được nhân lên bất tận.

Như một lẽ tự nhiên, hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về là cả dân tộc Việt Nam lại hân hoan, tưng bừng đón chào năm mới, chào mừng kỷ niệm Hgày thành lập Đảng quang vinh. Trong thời khắc giao hòa đó, Bác Hồ – tên Người là cả một niềm thơ – luôn vang lên trong trái tim của mỗi người con đất Việt. Đảng, Bác Hồ và mùa xuân đã trở thành đề tài, thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, nhạc, họa,… Đọc những vần thơ viết về Đảng, về Bác Hồ kính yêu, về mùa xuân trong thời khắc này khiến chúng ta vô cùng bồi hồi, xúc động.

Đảng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thật ý nghĩa, là sự lựa chọn mang tính quy luật, tính lịch sử, để rồi từ đó “ý Đảng, lòng dân” trở thành vũ khí “bách chiến bách thắng”, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do”, đem lại mùa xuân bất tận cho dân tộc.

Kể từ mùa xuân ấy, hơn mười năm sau – xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Giữa một vùng núi non trùng điệp với muôn hoa xuân đua sắc và lòng người rưng rưng, lắng đọng trong giờ phút Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên trở về đất mẹ tại cột mốc 108 (Pác Bó – Cao Bằng) đã trở thành cảm hứng cho sự ra đời bài thơ Mùa Xuân năm 1941 của nhà thơ Tố Hữu như báo hiệu một tương lai xán lạn của dân tộc Việt Nam đang sắp đến gần:

Ôi sáng Xuân nay, Xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về, im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, một Đảng mới 15 tuổi đã cùng nhân dân vùng lên Tổng khởi nghĩa giành lại nền độc lập, tự do, đưa đất nước thoát khỏi “đêm trường nô lệ”, khai sinh một nước Việt Nam mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một lẽ tự nhiên như cơm ăn, nước uống, khí trời, Tố Hữu – nhà thơ trữ tình – chính trị, nhà thơ của lý tưởng cộng sản – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam trở thành một trong những người viết nhiều nhất và hay nhất về Đảng, Bác và mùa xuân.

Tập thơ đầu tay của Tố Hữu (Từ ấy) là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lý tưởng cách mạng, trong đó bài thơ Từ ấy được viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lý tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Trong bài thơ Một nhành xuân, Tố Hữu cũng từng viết: “… Năm hai mươi của thế kỷ hai mươi/ Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người/… Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời/ Đất lai láng những là nước mắt… Từ vô vọng mênh mông đêm tối,/ Người đã đến chói chang nắng dội,/ Trong lòng tôi ôi Đảng thân yêu…”.

Trong rất nhiều những bài thơ viết về Đảng làm lay động lòng người của Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng có lẽ là bài thơ được nhắc đến nhiều nhất. Đảng là niềm tin, là sức mạnh. Đảng đấu tranh vì lợi quyền dân tộc, mang hạnh phúc, ấm no cho mỗi con người: “Đảng ta, muôn vạn công nông/ Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin/ Đảng ta, Mác – Lê-nin vĩ đại/ Lại hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người”. Sức mạnh của Đảng và sự bền vững của chế độ bắt nguồn từ sức mạnh của lòng dân, của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng; đồng thời là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp hữu cơ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Dù trong hoàn cảnh nào, khi đã có niềm tin thì người dân luôn theo Đảng, bảo vệ Đảng đến cùng: “Dù khi tắt lửa tối trời/ Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta/ Dù khi giặc khảo giặc tra/ Cắn răng thà chết không xa Đảng mình”. Đảng và Bác luôn không tách rời. Tố Hữu viết về Đảng là viết về lý tưởng, lẽ sống mà Bác Hồ chính là người đem đến lẽ sống, lý tưởng ấy. Không những thế, với Tố Hữu cũng như với toàn thể con dân Việt Nam, Bác còn là “cha”, là “Bác”, là “anh”, là “mẹ hiền”,… Tiêu biểu nhất cho những vần thơ viết về Bác của Tố Hữu là ba bài: Sáng tháng năm, Bác ơi!, Theo chân Bác. Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh/ Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!…/ Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà/… Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Theo chân Bác). Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông, mọi kiếp người (Bác ơi!). Còn những ai chưa được một lần/ Trong đời, gặp Bác! Hãy nhanh chân/ Tiến lên phía trước! Trên cao ấy/ Bác vẫn đưa tay đón lại gần…. (Theo chân Bác).

Năm mươi năm học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh! Cùng nhau đọc lại những vần thơ Tố Hữu viết về Bác giữa lúc mùa xuân đang đến gần, lòng bỗng thấy rưng rưng xúc động bồi hồi…

Cùng với Tố Hữu, nhà thơ Chế Lan Viên cũng viết rất nhiều và rất hay về Đảng, Bác Hồ. Với bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên đã cho chúng ta thấy rõ hình ảnh của Bác Hồ, của Đảng, của dân tộc như hòa quyện vào một:

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin…

… Hình của Đảng lồng trong hình của nước

Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…

Trước cách mạng, Chế Lan Viên được coi là một trong những nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Với Điêu tàn, có người còn nhầm tưởng ông là hậu duệ của Chế Bồng Nga khóc thương cho sự đổ nát của thành Đồ Bàn. Sau cách mạng, nhà thơ đi theo Đảng và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản. Niềm tự hào và xúc động trong ông đã dâng tràn trong một tâm trạng khó tả:

Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác

Những vật vô tri cũng rưng rưng nước mắt…

Có lẽ không chỉ riêng nhà thơ, mà ai cũng vậy, khi được kết nạp vào Đảng ai cũng đều có một cảm giác thiêng liêng và diệu kỳ nên phút giây tuyên thệ dưới lá cờ búa liềm công – nông, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh cũng là lúc những cảm xúc ngọt ngào trào tuôn thật đặc biệt:

Tôi đứng dưới cờ đưa tay tuyên thệ

Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ

Ngỡ chừng như vừa sinh lại lần đầu

Đảng trở thành nơi cắt rốn chôn rau”…

Đã là người của Đảng thì ai cũng có điều kiện để suy nghĩ sâu sắc hơn về Đảng của mình và thấy hết sự vĩ đại của Đảng ta là đạo đức, là văn minh, để thêm tin, yêu Đảng.

Ngoài Tố Hữu và Chế Lan Viên, nhiều nhà thơ cũng đã viết về Đảng, Bác Hồ với tất cả tình cảm chân thành và thắm thiết.

Nhà thơ Phạm Hổ, một cây bút nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi đã có những cảm nhận về Đảng thật tươi mới và xán lạn: … Ôi Đảng chúng ta là mùa xuân tuyệt đẹp/ Ngày một thêm xuân không bao giờ hết/ Với địch, Đảng có chiếc nỏ thần An Dương Vương xưa/ Nhưng Đảng không để mất bao giờ/ Là ông Bụt hiện lên trong Tấm Cám/ Đảng cho người nghèo đôi hài thêu đi lên vui sướng/ Theo Đảng nhìn trời, không chỉ thấy sao/ Thấy những ánh đèn nhà cửa mai sau/ Góp một ngọn hải đăng trên biển cả loài người/ Đảng góp đường đi và nhận đường đi khắp các chân trời. (Dọc đường theo Đảng).

Lê Đức Thọ là một chiến sĩ cách mạng yêu thơ và làm nhiều thơ ngay từ khi còn bị giam cầm trong nhà tù đế quốc. Khi nghe tin con được kết nạp vào Đảng, ông xúc động khi nghĩ đến con, người đồng chí cùng chung lý tưởng chiến đấu: Đảng đã cho con cả cuộc đời/ Cả mùa xuân thắm rộn vui tươi/ Chắp cho đôi cánh thần tiên đó/ Con hãy bay đi tận cuối trời.

Với Xuân Diệu viết về Đảng là niềm tự hào, là lòng biết ơn và một tình thương thấm thía: Ôi người yêu, yêu hơn cả ái tình/ Người rất mực xa xanh và đỏ thắm/ Người gần gũi và bao la vạn dặm/ Người một người và ức triệu con người (Gánh). Trong những câu thơ say đắm này là của Xuân Diệu, chúng ta dễ dàng nhận ra cái giọng nồng nhiệt của một ông Hoàng thơ tình.

Nói đến Lưu Trọng Lư, người đọc thường nghĩ và nhớ đến hình ảnh một con nai vàng ngơ ngác, cái ngơ ngác của người thi sĩ giữa ngã ba đường của cuộc đời cũ. Thì nay, trên mỗi “nước bước”, “đường đi” không thể không có ánh sáng Đảng soi đường: Trên mỗi bước đi, lòng luôn tự hỏi:/ “Nếu trong ta vắng bóng một ngày”/ Nếu trong ta, vắng Người mãi mãi/ Đi từ đâu, ta sẽ lại về đâu? (Bước theo Đảng).

Thơ Lê Anh Xuân luôn say sưa ca ngợi những con người đã dâng trọn đời mình cho lý tưởng của Đảng. Nhất là anh say sưa ca ngợi Bác, thơ Lê Anh Xuân rất nhiều lần nói đến Bác, lần nào cũng với một niềm tin tưởng, một niềm kính yêu vô hạn: Miền Nam đọc thư Bác/ Sông Hiền Lương bồi hồi/ Trời Cà Mau giàn giụa nước mắt vui (Chúng con đón thư Bác); Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh/ Đã thành vũ khí đã thành niềm tin/ Đã thành lời hứa thiêng liêng/ Lửa thiêu chẳng cháy đá nghiền chẳng tan (Nguyễn Văn Trỗi).

Mùa xuân về, cùng nhau ôn lại những vần thơ viết về Đảng, Bác Hồ và mùa xuân, chúng ta không thể không nhớ đến những vần thơ của Bác viết trong mỗi độ tết đến, xuân về. Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng năm nào Bác cũng dành cho đồng bào và chiến sĩ cả nước những vần thơ chúc tết thắm thiết ân tình, có tác dụng cổ vũ và hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng xây dựng non sông, kiên cường đấu tranh thống nhất đất nước. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, sức khỏe của Bác giảm sút rất nhiều và chỉ sau tết mấy tháng là Bác vĩnh biệt chúng ta. Vậy mà… Người “Chỉ biết quên mình cho hết thảy/ Như dòng sông chảy nặng phù sa” (Tố Hữu), bài thơ năm ấy không ngờ là bài thơ chúc tết cuối cùng của Bác:

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Nhớ Bác! Nhớ những vần thơ của Bác! Học tập và làm theo những lời căn dặn trong Di chúc của Người! Nửa thế kỷ qua đi, nhưng lúc nào Bác cũng ở trong tim mỗi người dân nước Việt, nhất là mỗi độ tết đến, xuân về.

Từ mùa xuân Bác Hồ khai sinh ra Đảng ta đến nay, các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thường được tổ chức vào những mùa xuân. Sau mỗi kỳ đại hội, Đảng ta lại đem đến cho đất nước những mùa xuân ấm áp, sinh chồi nảy lộc.

Một mùa xuân mới đang về. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua 90 năm, với sức sáng tạo luôn tươi mới như “chồi non, lộc biếc”, chúng ta tin tưởng rằng Đảng ta sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua thử thách, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.

Th.sĩ Lê Hồng Chính

Bài Thơ Bài Ca Mùa Xuân 1961 Của Tác Giả Tố Hữu

Tác giả: Tố Hữu

Tôi viết bài thơ xuân Nghìn chín trăm sáu mốt Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt Nắng soi sương giọt long lanh… Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng? Giã từ năm cũ bâng khuâng Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!

Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy Như buổi đầu hò hẹn, say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về Mà nói vậy: “Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu…” Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!” Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!

Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng Xuân ơi xuân, vui tới mông mênh Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh Thơ đã hát, mát trong lời chúc: Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh Tam Đảo, Ba Vì vui núi xuân xanh… Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu! Trải qua một cuộc bể dâu Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình Nổi chìm kiếp sống lênh đênh Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều! Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng… Ôi tiếng của cha ông thuở trước Xin hát mừng non nước hôm nay: Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn, cũng bay cờ hồng! Việt Nam, dân tộc anh hùng Tay không mà đã thành công nên người! Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau Đảng cho ta trái tim giàu Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!

Đời vui đó, hôm nay mở cửa Như dãy hàng bách hóa của ta Hỡi những người yêu, hãy ghé mua hoa Và đến đó, sắm ít quà lễ cưới: Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh! Ta còn nghèo, phố chật nhà gianh Nhưng cũng đủ vài tranh treo Tết… Đời vui đó, tiếng ca Đoàn kết Ta nắm tay nhau xây lại đời ta Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà Chuồng lợn, bầy gà, đàn rau, ao cá Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá Mỗi hòn than, mẩu sắn, cân ngô Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ!

Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc Rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần Cả không gian như xích lại gần Thời gian cũng quên tuần quên tháng. Đời trẻ lại. Tất cả đều cách mạng! Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng Quê hương ta rộn rã cuộc vui chung Người hợp tác nên lúa dày thêm đó. Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm Xuân ơi Xuân, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội Như hôm nay, giữa công trường đỏ bụi Những đoàn xe vận tải nối nhau đi Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì Tên đất nước reo vui bao tiếng gọi…

Nào đi tới! Bác Hồ ta nói Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân Kế hoạch năm năm. Mời những đoàn quân Mời những bàn chân, tiến lên phía trước. Tất cả dưới cờ, hát lên và bước! Đi ta đi! Khai phá rừng hoang Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng? Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy? Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều? Hỡi những người trai, những cô gái yêu Trên những đèo mây, những tầng núi đá Hai bàn tay ta hãy làm tất cả! Xuân đã đến rồi. Hối hả tương lai Khói những nhà máy mới ban mai…

Tôi viết cho ai bài thơ 61? Đêm đã khuya rồi, rét về tê buốt Hà Nội rì rầm… Còi thổi ngoài ga Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa Tiếng xình xịch, chạy dọc đường Nam Bộ… Ôi đâu phải con tàu! Trái tim ta đó Tiếng đập thình thình, muốn vỡ làm đôi! Ta biết em rất khỏe, tim ơi Không khóc đấy. Nhưng sao mà nóng bỏng Như lửa cháy trong lòng ta gió lộng? Mấy hôm nay, như đứa nhớ nhà Ta vẩn vơ hoài, rạo rực, vào ra Nghe tiếng mõ và nghe tiếng súng Miền Nam dậy, hò reo náo động! Ba con tôi đã ngủ lâu rồi Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi Miền Bắc thiên đường của các con tôi! Gà gáy sáng. Thơ ơi, mang cánh lửa Hãy bay đi! Con chim kêu trước cửa Thêm một ngày xuân đến. Bình minh Cành táo đầu hè quả ngọt rung rinh Như hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ Treo trước mắt của loài người ta đó: Hòa bình ấm no Cho Con người Sung sướng Tự do!

Xem tiếp:

Có thể bạn sẽ thích

Bài Ca Xuân 71 – Tố Hữu – Tao Đàn

Goethe: Phải hành động Lê-nin: Nên ước mơ

71 đến, nghiêm trang. Như người lính Có lệnh là đi. Tư thế sẵn sàng Gương mặt sáng nụ cười bình tĩnh Màu áo xanh tươi khoẻ, nhẹ nhàng.

Trung ương họp. Giữa ngày rét giá Con én về bên cửa sổ, nhìn sang: Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm, những mái đầu trắng xoá Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.

Kế hoạch đã vạch xong. Tiền tuyến, ra sức tiến công Hậu phương, hết lòng chi viện.

Nich-xơn! Mày có thể đốt cháy dãy Trường Sơn Không thể ngăn đường, lấp biển Ta đã đi, là đến.

*

Đất nước vào xuân gọi những cánh đồng Giống mới rộn ràng năm tấn Dáng thẳng những chàng trai hăng lập chiến công Biếc mắt bèo dâu, đẹp như những cô gái xã viên tiễn người ra trận.

Đáng yêu sao, những mảnh đất bạc màu Những quả đồi hoang xói lở Nghe Đảng khuyên, bỗng thấy mình giàu Hết tím hoa mua, sẽ trắng mùa hoa sở.

Dâu hẹn vàng tơ, chè mơ thêm lứa Lạc lên xanh bát ngát chân trời Đến cỏ dại cũng ngọt thành cỏ sữa Sắn khoai ngô cũng đem mật cho đời.

Anh hoạ sĩ làng Hồ, lại đây anh mà vẽ Đàn bò mộng Cu-ba đủng đỉnh đi, ngắm núi Ba Vì Những chú lợn lai lớn cao hơn ỉ mẹ Và những gà mái Hung làm bạn với gà ri.

*

Cái mới đến. Buổi đầu sinh nở Mỗi ngày vui một quả trứng hồng Sức trẻ đây, mặt người rạng rỡ Nước non này xanh cả mùa đông.

Giặc Mỹ phá, thì ta xây lại Lấp hố bom mà dựng lò cao Nhà máy tựa hang sâu, vững chãi Ta tựa lòng ta, rất đỗi tự hào.

Cuộc sống lớn có đôi mắt Đảng Mỗi bước đi gần, nâng ước mơ xa Hòn than nhỏ cũng bừng lên ánh sáng Thác Bà reo, gọi điện sông Đà.

Ta sẽ khai những mỏ dầu, mỏ sắt Đóng những con tàu đi khắp đại dương Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất Biết căm thù và biết yêu thương.

*

16 năm rồi. Nửa-ta máu ứa Biết mấy mẹ già chống cửa trông con Các em ta đã theo cha mấy lứa Hà Nội đau, tim ở Huế, Sài Gòn!

Miền Nam ơi, miền Nam quê hương Xuân này, Bác không làm thơ nữa Nóng bỏng Lời kêu gọi của Trung ương Cả nước hành quân, ra tuyến lửa.

Ta sẽ đánh, đánh những đòn sét đánh Lũ diều hâu phải rã cánh tan đầu. Tổ quốc giục. Không sợ dài lâu, ta quyết manh lớn mạnh Mở con đường Hồ Chí Minh sáng đến mai sau…

Chắc Bác sẽ vui lòng Như mỗi khi ghi một thành công Người khen: “Thế là tốt” Hãy xứng đáng, hỡi năm 71!

1-1971

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Tố Hữu Với Đảng Và Mùa Xuân trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!